1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020

77 2,8K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Đề án “Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020” được thực hiện, xuất phát dựa trên các cơ sở lí thuyết của hoạt động đầu tư công, phân tích thực trạng trên một sốkhía cạnh của hoạt độ

Trang 1

MỤC LỤC

Lời nói đầu 2

CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG 2

1.1.Khái niệm và mục tiêu trong hoạt động đầu tư công 2

1.1.1.Khái niệm 2

1.1.2.Mục tiêu 2

1.2.Nguyên tắc trong hoạt động đầu tư công 2

1.3.Nội dung của hoạt động đầu tư công 2

1.3.1.Đầu tư theo các chương trình mục tiêu quốc gia 2

1.3.2.Đầu tư theo các dự án công 2

1.3.3.Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư công 2

1.4.Cơ chế quản lý và giám sát hoạt động đầu tư công 2

1.4.1.Các cơ chế giám sát hoạt động đầu tư công 2

1.4.2.Quản lý hoạt động đầu tư công 2

1.5.Sự cần thiết khách quan và vai trò của tái cơ cấu đầu tư công trong việc tái cấu trúc nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng 2

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM 2

GIAI ĐOẠN 2000-2010 2

2.1.Thực trạng đầu tư công trong nền kinh tế Việt Nam trước khi tiến hành tái cơ cấu 2

2.2.Thực trạng đầu tư công và cơ cấu đầu tư công 2

2.2.1.Đánh giá chung về đầu tư công hiện nay 2

2.2.2 Thực trạng cơ cấu nguồn vốn đầu tư công của Việt Nam 2

Trang 2

2.2.3 Cơ cấu vốn đầu tư công phân bổ theo ngành, lĩnh vực và địa phương 2

2.3.Thực trạng đầu tư công vào các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2000-2010 2

2.4.Thâm hụt ngân sách và sự gia tăng nhanh của nợ công 2

2.5.Thực trạng về cơ chế thiết lập và phân bổ NSNN dành cho đầu tư công 2

2.6.Thực trạng về cơ chế quản lý và phân cấp đầu tư công 2

2.6.1.Thực trạng về quản lý đầu tư công 2

2.6.2.Hệ thống các văn bản pháp lý quản lý đầu tư công 2

2.6.3.Thực trạng phân cấp quản lý đầu tư công 2

CHƯƠNG III HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TÁI CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG VÀ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG MỘT CÁCH BỀN VỮNG 2

3.1.Định hướng hoạt động đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020 2

3.2.Các giải pháp 2

3.2.1 Giải pháp sử dụng hiệu quả và tái cơ cấu các nguồn vốn dành cho đầu tư công2 3.2.2 Giải pháp thiết kế và nâng cao hiệu quả việc thực hiện đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng theo quy hoạch phát triển 2

3.2.3 Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý , giám sát và phân cấp đầu tư 2

3.3 Tổng kết các kiến nghị 2

3.4.1.Nhóm 1: Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của đầu tư công 2

3.4.2.Nhóm 2: Chuyên hướng đầu tư công sang các lĩnh vực đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội thay vì đầu tư kinh doanh 2

3.4.3.Nhóm 3 : Hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế phân cấp đầu tư công 2

Kết luận 2

PHỤ LỤC 2

Trang 3

Danh mục tài liệu tham khảo 2

Trang 4

Lời nói đầu

Từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện trên các mặt kinh tế - xã hội và chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới Tuy nhiên, việc kéo dài quá lâu mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công hiệu quả thấp, góp phần khiến nền kinh tế luôn đối diện với những mất cân đối vĩ mô quan trọng như chênh lệch tiết kiệm - đầu tư, thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách trong thời gian dài v.v

Đây chính là những nguyên nhân cơ bản gây ra những bất ổn kinh tế vĩ mô như lạmphát tăng cao, tỷ giá biến động mạnh và khó lường, nợ công và nợ nước ngoài đang dầnđến ngưỡng nguy hiểm, thị trường tài chính tiền tệ có những biến động mạnh về lãi suất,niềm tin của thị trường vào điều hành kinh tế vĩ mô bị suy giảm v.v Vì vậy, tái cấu trúcnền kinh tế đang là một yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính vàsuy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2010 và nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới nhằmkiến tạo những nền tảng thể chế và chính sách phù hợp cho bước phát triển nhanh và bềnvững sắp tới Một trong những nội dung trụ cột của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế là tái

cơ cấu đầu tư công

Đề án “Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020” được thực hiện, xuất phát

dựa trên các cơ sở lí thuyết của hoạt động đầu tư công, phân tích thực trạng trên một sốkhía cạnh của hoạt động đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010 từ đó đưa ra một

số giải pháp tổng thể và một số kiến nghị cần làm ngay để có thể tiến hành tái cơ cấu đầu

tư, trọng tâm là đầu tư công một cách có hiệu quả, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình tái

cơ cấu nền kinh tế

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Từ Quang Phương đã giúp đỡ em hoàn thành đề

án này và rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của PGS.TS Từ Quang Phương để bản

đề án được hoàn thiện hơn

Trang 5

CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG 1.1.Khái niệm và mục tiêu trong hoạt động đầu tư công

Như vậy khái niệm đầu tư công hẹp hơn khái niệm tài chính công hoặc chi tiêu

công xét về nội dung chi và hẹp hơn khái niệm đầu tư công cộng( bằng nguồn vốn nhà

nước và nguồn vốn khác) xét về đối tượng chi

Vốn Nhà nước trong đầu tư công bao gồm :

- Vốn NSNN chi cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước

- Vốn huy động của Nhà nước từ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địaphương, công trái Quốc gia

- Các nguồn vốn khác trừ vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước

Hoạt động đầu tư công bao gồm toàn bộ quá trình:

- Lập, phê duyệt kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công

- Triển khai thực hiện dự án

Trang 6

- Thực hiện một số mục tiêu xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội củaquốc gia, ngành, vùng và các địa phương, thông qua đó giả quyết được nhiều vấn đề về

xã hội, văn hóa, môi trường, phát triển bền vững

Cụ thể như các chương trình mục tiêu Quốc gia : Chương trình 135,136; Chươngtrình MTQG về nước sạch và vệ sinh môi trường,…; các chương trình đầu tư hạ tânggiao thông, xây dựng, kiên cố hóa trường học, trạm y tế, bệnh viện, kênh mương nộiđồng, trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc

- Điều tiết nền kinh tế thông qua việc tác động đến thành tố chi tiêu Chính phủ trongtổng cầu của nền kinh tế:

AD = C + I + G + NX

Cụ thể, gia tăng đầu tư công thông qua tăng chi NSNN, mở rộng tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước và tín dụng đối với các đối tượng chính sách được thụ hưởng,trong bối cảnh hiệu quả đầu tư xã hội và đầu tư công chưa cao có thể dẫn đến các hệ lụynhư gia tăng tổng phương tiện thanh toán, mất cân đối cung- cầu ngoại tệ, gia tăng nhậpsiêu, lạm phát và lấn át đầu tư tư nhân

1.2.Nguyên tắc trong hoạt động đầu tư công.

1.2.1.Thực hiện theo chương tình, dự án đầu tư công phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển, phù hợp với kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt

Hoạt động đầu tư công có mục tiêu tạo lập năng lực sản xuất và năng lưc jphucj vụcủa nền kinh tế và xã hội dựa trên nguồn lực của nhà nước Vì vậy, hoạt động đầu tưcông phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch đầu tư của quốc giavùng, ngành, địa phương đã được phê duyệt

Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư công còn mang ý nghĩa dẫn dắt, định hướng, là vốnban đầu để kích thích thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào các lĩnh vựckinh tế- xã hội mà Nhà nước mong muốn

Trang 7

1.2.2.Đầu tư công phải thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm và có hiệu quả

Các dự án đầu tư công thường được triển khai để đáp ứng nhiều mục tiêu bao gồmcác mục tiêu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng- an ninh,…trong đó mụctiêu kinh tế vẫn phải được đảm bảo để các mục tiêu còn lại đảm bảo hiệu quả phát huy tácdụng

Vì vậy các dự án phải được đánh giá, xem xét và cân nhắc, đạt yêu cầu về tiến độ,chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm một cách nghiêm túc

Trước khi quyết định triển khai dự án đầu tư công phải đảm bảo cân đối nguồn vốn,năng lực tài trợ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương với quy mô dự án dựatrên cơ sở cân nhắc thỏa đáng các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên

1.2.3.Hoạt động đầu tư công phải đảm bảo tính công khai, minh bạch

Tính công khai , minh bạch trong hoạt động đầu tư góp phần tăng tính cạnh tranh,tính công bằng trong huy động và phân bổ nguồn lực của nhà nước Hơn nữa, công khaiminh bạch là cơ sở, điều kiện quan trọng để thực hiện hoạt động giám sát đầu tư côngđược chặt chẽ và hiệu quả hơn, hạn chế sự thất thoát, lãng phí trong đầu tư và xây dựng

Bên cạnh việc nhà nước quản lý thông qua quy hoạch và kế hoạch phân bổ nguồnlực, để phát huy năng lực và quyền chủ động của các ngành, các địa phương thì việc phâncấp trong đầu tư công là cần thiết Phân cấp đầu tư công cần giới hạn trong điều kiệnnăng lực ngân sách của địa phương, quy hoạch phát triển chung của vùng, ngành Các dự

Trang 8

án tài trợ từ ngân sách trung ương cần phải được quyết định của các cơ quan quản lý nhànước về đầu tư của Trung ương, tuân theo các quy định của pháp luật về Ngân sách nhànước, quản lý và sử dụng tài sản công.

1.2.5.Phân định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động đầu tư công

Thực hiện nguyên tắc này một cách bắt buộc, sự tham gia của các bên cần phảiđược làm rõ, bao gồm quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia nhằmgia tăng trách nhiệm giải trình, đảm bảo sự giám sát từ nhiều phía và của toàn xã hội đốivới kết quả và hiệu quả đầu tư công

1.2.6.Đa dạng hóa các hình tức đầu tư công ( BOT,BTO, BT, PPP,…)

Vì nguồn lực từ ngân sách nhà nước là có hạn nên Nhà nước cần có các hệ thốngchính sách, văn bản luật khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trực tiếpđầu tư hoặc góp vốn cùng nhà nước tham gia đầu tư vào các dự án công theo một tỉ lệphù hợp; khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn nhận quyền kinh doanh, khai thác thu lợinhuận từ các dự án đó trong điều kiện phù hợp

1.3.Nội dung của hoạt động đầu tư công

1.3.1.Đầu tư theo các chương trình mục tiêu quốc gia

Khái niệm, yêu cầu với chương trình mục tiêu

Chương trình mục tiêu là tập hợp của các dự án đầu tư nhằm thực hiện một hoặcmột số mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội cụ thể của đất nước hoặt một vùng lãnh thổtrong thời gian nhất định

Chương tình mục tiêu có thể được phân chia thành nhiều cấp độ bao gồm chươngtrình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu cấp tỉnh

Yêu cầu đối với các chương trình mục tiêu phải đảm bảo:

Trang 9

+ Chương trình phải nhằm đạt được các mục tiêu rõ ràng, quan trọng, cấp bách cầntập trung ưu tiên theo chiến lược, quy hoạch phát triển.

+ Nội dung chương trình phải rõ ràng cụ thể, không trùng lắp

+ Việc xác định và phân bổ vốn đầu tư phải tuân theo danh mục dự án, đinh mứctiêu chuẩn phân bổ vốn được các cấp có thẩm quyền phê duyệt

+ Tiến độ triển khai thực hiện chương trình phải phù hợp với điều kiện thực tế vàkhả năng huy động các nguồn vốn theo thứ tự ưu tiên hợp lý, đảm bảo đầu tư tập trung,hiệu quả

+ Việc tổ chức thực hiện phải có sự phân công rõ ràng, phối hợp chặt chẽ giữa các

bộ ngành, quá trình triển khai phải có sự theo dõi, kiểm tra, giám sát và tổng kết định kỳ

Chương trình mục tiêu cần đảm bảo các nội dung quan trọng như sau:

+ Sự cần thiết phải đẩu tư

+ Đánh giá thực trạng ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu, phạm vi vủa chương trình,những vấn đề cấp bách cần giải quyết trong chương trình

+Mục tiêu chung, phạm vi; mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu cơ bản phải đạt được trongtừng khoảng thời gian của chương trình

+ Danh mục các dự án đầu tư, thứ tự thực hiện và thời gian; ước tính tổng mức kinhphí thực hiện chương trình, phân theo dự án, hạng mục cụ thể, tiến độ, nguồn vốn và kếhoạch giả ngân

+ Kế hoạch, tiến độ tổ chức thực hiện chương trình, dự án, cơ chế chính sách ápdụng và khả năng lồng ghép với các chương trình khác

+ Các vấn đề khoa học công nghệ, môi trường, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho

dự án, chương trình; yếu tố hợp tác quốc tế

Trang 10

+ Đánh giá tổng quá hiệu quả kinh tế- xã hội chung của chương trình và dự án manglại.

1.3.2.Đầu tư theo các dự án công

1.3.2.a.Khái niệm, yêu cầu của công tác lập dự án đầu tư công

Dự án đầu tư công là những dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước bao gồmNgân sách nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, Công trái quốc gia và một số nguồn khác củaNhà nước chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp có tính chất đầu tư vào các dự án khôngnhằm mục đích kinh doanh, không có khả năng hoàn vốn trực tiếp, thực hiện các mụctiêu phát triển kinh tế xã hội bao gồm:

a) Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, xã hội, môi trường, quốc phòng, anninh do Nhà nước đầu tư ( trừ các khoản đầu tư cho quốc phòng, an ninh, thuộc chi tiêuđặc biệt, ngoài cân đối kế hoạch hoặc viện trợ nước ngoài)

b) Dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hóa thuộc các lĩnh vực kinh tế xã hội, y

tế, giáo dục- đào tạo, khoa học công nghệ

c) Dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội; kể

cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp

d) Dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổchức xã hội- nghề nghiệp được hỗ trợ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật

Yêu cầu đối với dự án đầu tư công:

a) Phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công và danh mục dự án chuẩn bị đầu tư đượccấp thẩm quyền phê duyệt

b) Dự án đầu tư công phải có các giải pháp kinh tế- kỹ thuật khả thi

c) Phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và phát triển bền vững

Trang 11

1.3.2.b Trình tự thủ tục quyết định và thực hiện dự án đầu tư công

Bước 1 Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu

- Định hướng chiến lược đầu tư: Đây là xuất phát điểm của quy trình lập và quản lý

dự án đầu tư công, được thể hiện qua chiến lược hay kế hoạch tổng thể do cấp quyết địnhcao nhất đề ra Định hướng này giúp cho hoạt động đầu tư công của chính phủ phản ảnhđược các ưu tiên của quốc gia, đồng thời cũng giúp cho việc xây dựng chương trình và raquyết định đầu tư của các bộ - ngành và của các cấp chính quyền địa phương

- Xây dựng dự án đầu tư: Căn cứ vào định hướng chiến lược đầu tư, các bộ - ngành

- địa phương xây dựng các hồ sơ dự án trong đó bao gồm các thông tin cơ bản như sự cầnthiết, mục tiêu, các hoạt động chính, ngân sách dự toán, tiến độ thực hiện, kết quả kỳvọng của dự án

Sàng lọc dự án bước đầu: Mục đích của bước này là đảm bảo dự án do các bộ

-ngành, địa phương đề xuất đảm bảo thỏa mãn các điều kiện tối thiểu để có thể được xemxét ở các bước kế tiếp Các điều kiện tối thiểu này bao gồm sự cần thiết, tính nhất quánđối với các ưu tiên của chính phủ, và sự phù hợp về tài khóa Sàng lọc tốt ở khâu này sẽgiúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực ở những bước sau

Bước 2 Thẩm định dự án chính thức

-Đánh giá tiền khả thi: Mục đích của bước này là xác định nhanh tính khả thi của

dự án (chẳng hạn như thông qua phân tích nhanh về chi phí và lợi ích cũng như khả năngthu xếp tài chính) và nhận diện một số lựa chọn thay thế cho dự án trước khi tiến hànhđánh giá khả thi đầy đủ

-Đánh giá khả thi: Dự án sẽ phải qua một quy trình và quy chuẩn thẩm định đầy đủ

và nghiêm ngặt Cụ thể là dự án sẽ được phân tích chi phí và lợi ích một cách chi tiết,được thẩm định tính khả thi về tài chính, kinh tế, và xã hội Bên cạnh đó, dự án cũng phảiđược đánh giá cẩn thận về những rủi ro tiềm tàng, về tính bền vững, cũng như về tác

Trang 12

động môi trường và xã hội Chất lượng của đánh giá khả thi phụ thuộc vào động cơ, tínhkhách quan, năng lực, và chất lượng dữ liệu của tổ chức đánh giá

Bước 3 Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án

Sự lạc quan thái quá và thiếu khách quan đối với các dự án đầu tư công - do xácđịnh chi phí quá thấp và lợi ích quá cao - là hiện tượng phổ biến ở các nước đang pháttriển Chính vì vậy, luôn có nhu cầu kiểm tra tính chân thực và khách quan của hoạt độngthẩm định dự án, đặc biệt là đối với những dự án lớn, hơn nữa lại do chính cơ quan thựchiện tự thẩm định Trong trường hợp có nguy cơ xung đột lợi ích nghiêm trọng thì thậmchí nên sử dụng tư vấn độc lập ngay từ khâu thẩm định dự án

Bước 4 Lựa chọn và lập ngân sách dự án

Bất kỳ dự án đầu tư công nào đều là một bộ phận của kế hoạch đầu tư công tổngthể, vì vậy việc lựa chọn và lập ngân sách dự án phải được cân nhắc phù hợp với chu kỳngân sách (hàng năm, trung hạn, và dài hạn) để đảm bảo dự án phù hợp với ưu tiên vàkhả thi về mặt tài khóa trong từng chu kỳ ngân sách Để đảm bảo tính công bằng và tăngcường hiệu lực giám sát sau này, các tiêu thức lựa chọn dự án phải được công khai Đầu tư công hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào việc lựa chọn dự án tốt mà còn phụthuộc vào chất lượng của hoạt động quản lý và bảo trì tài sản Ngân sách chi thườngxuyên vì vậy phải được điều chỉnh thích hợp để phản ánh những khoản chi mới phát sinhnày

Bước 5 Triển khai dự án

Sự thành công (hay thất bại) trong triển khai dự án phụ thuộc vào nhiều nhân tố,trong đó chắc chắn bao gồm (i) lựa chọn đúng dự án tốt; (ii) lập ngân sách chính xác; (iii)chuẩn bị các điều kiện cần về năng lực quản lý tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự, thuhồi đất; (iv) kế hoạch mua sắm máy móc, vật tư; (v) theo dõi và quản lý chi phí; (vi) quản

lý các rủi ro phát sinh làm ảnh hưởng tới tiến độ và chi phí của dự án

Trang 13

Bản thân từng nhiệm vụ này đều rất phức tạp, vì vậy phải có những hướng dẫn cầnthiết cho việc triển khai dự án Về các mặt tổ chức, việc bố trí nhân sự, xây dựng bộ máyquản lý, dự kiến tiến độ v.v tất cả phải được chuẩn bị kỹ càng và thực tế Quy trình đấuthầu công khai, công bằng, và hiệu quả cũng cần được xây dựng và công bố Cũng cầnlường trước những cơ chế để ngăn chặn (hoặc ít nhất là giảm thiểu) nguy cơ tăng chi phítrong tương lai

để có được bức tranh cập nhật về tình hình triển khai dự án, đặc biệt là về chi phí và lợiích Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế để đình chỉ thậm chí hủy bỏ các dự án được pháthiện là kém hiệu quả và lãng phí

Bước 7 Vận hành dự án

Sau khi dự án đầu tư công hoàn tất, cần phải có một quá trình (i) bàn giao dự án cho

tổ chức vận hành; (ii) vận hành dự án; (iii) bảo trì, bảo dưỡng tài sản hình thành từ dự án;(iv) hạch toán chính xác và kịp thời những thay đổi về giá trị tài sản; (v) và đánh giá mức

độ hữu dụng của dự án căn cứ vào chất lượng và số lượng dịch vụ nó mang lại

Bước 8 Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án

Đây là một khâu rất quan trọng nhưng lại hay bị bỏ qua Mục đích chính của khâunày là đánh giá xem dự án có được triển khai theo đúng thiết kế, tiến độ và ngân sách dựtoán, có chất lượng và kết quả đúng như kỳ vọng, và đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu

Trang 14

hay không Một mục đích nữa của khâu này là so sánh dự án đang xem xét với các dự ántương tự khác trong nước và quốc tế, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc thiết kế

và triển khai các dự án khác trong tương lai Bên cạnh việc đánh giá này, dự án cũng cóthể được kiểm toán (một cách chọn lọc) để đánh giá mức độ tuân thủ của dự án đối với hệthống luật định về đầu tư công

1.3.3.Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư công

1.3.3.a.Chủ đầu tư

Chủ đầu tư trong dự án đầu tư công chính là nhà nước Tuy nhiên để đảm bảo hoạtđộng đầu tư được thực hiện theo đúng quy trình thủ tục trên cơ sở xác định đứng tráchnhiệm của người trực tiếp quản lý và sử dụng vốn, Nhà nước sẽ tiến hành chỉ định chủđầu tư của dự án Chủ đầu tư của dự án đầu tư công sẽ do người có thầm quyền ra quyếtđịnh đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư

Quyền hạn của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư:

- Tổ chức lập, trình duyệt dự án, sử dụng các nguồn vốn hợp pháp cho dự án; yêucầu kiến nghị các cơ quan nhà nước liên quan có thẩm quyền cung cấp các thông tin chocác tổ chức tư vấn liên qua đến dự án

- Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, tuyển chọn tư vấn dự

án, lựa chọn nhà thầu, thực hiện các giao dịch, đàm phán ký kết với các bên

- Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án, thành lập ban quản

lý dự án; kiến nghị các chính sách đề xuất với cơ quan nhà nước để đảm bảo dự án đúngtiến độ, chất lượng và kinh phí đầu tư được duyệt

Trong hoạt động của dự án đầu tư công, chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

-Chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý và độ tin cậy của các thông tin, tài liệu cung cấpcho tư vấn lập dự án đầu tư công

Trang 15

-Tổ chức thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng, quản lý và sử dụng hợp lýnguồn vốn đầu tư; kiểm tra báo cáo thường xuyên tình hình thực hiện dự án; thực hiệnthanh quyết toán, tất toán tài khoản theo quy định của cơ quan thanh toán.

-Chịu trách nhiệm toàn diện trong dự án khi phát sinh hậu quả do triển khai khôngđúng theo quyết định đầu tư, gây thất thoát, lãng phí; thu hồi và hoàn trả vốn đầu tư đốivới các dự án đầu tư công có yêu cầu thu hồi vốn theo quy định của pháp luật

1.3.3.b.Đơn vị nhân ủy thác đầu tư

Ủy thác đầu tư được hiểu là việc người có thẩm quyền quyết định đầu tư goa cho tổchức cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thay chủ đầu tư thực hiện toàn

bộ hoặc một phần dự án đầu tư công

Đây là vấn đề thực tiễn đang đặt ra, nhất là với chủ đầu tư không có đơn vị có chứcnăng quản lý thực hiện đầu tư trong cơ cấu bộ máy của cơ quan như các đơn vị sự nghiệp,giáo dục, y tế, văn hóa, nhằm tạo điều kiện để các chủ đầu tư không có năng lực quản lýđầu tư thực hiện quản lý và sử dụng vốn được giao có hiệu quả hơn

1.3.3.c.Ban quản lý dự án công

Ban quản lý dự án công là đơn vị do chủ đầu tư thành lập làm nhiệm vụ quản lýthực hiện dự án trong quá trình đầu tư

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư công, ban quản lý dự án có thẩm quyền :thay mặt chủ đầu tư giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vị quyền hạn trách nhiệmcủa chủ đầu tư; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện đầu tư đảm bảo an toàn, tiến độ,chất lượng, chi phí cho dự án, kiến nghị chủ đầu tư giải quyết các vấn đề vượt thẩmquyền

Đồng thời, ban quản lý dự án phải có các nghĩa vụ: thực hiện các thủ tục đầu tư theoquy định của pháp luật; bảo đảm triển khai dự án đạt tiến độ, chất lượng; báo cáo chủ đầu

tư về nghiệm thu, quyết toán; chịu trách nhiệm về các sai phạm, lãng phí trong quá trìnhthựce hện quản lý dự án đầu tư công

Trang 16

1.3.3.d.Nhà thầu

Nhà thầu là nhà tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện hoạt động đầu tư khitham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư công Nhà thầu có thể bao gồm nhàthầu chính và nhà thầu phụ

Nhà thầu chính ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư công thực hiệnphân việc chính của một loại công việc trong dự án

Nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xâydựng để thực hiện một phân công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng

1.3.3.e.Tổ chức tư vấn đầu tư

Tổ chức tư vấn quản lý dự án là các tổ chức, cá nhân được chủ đầu tư thuê để làmnhiệm vụ quản lý thực hiện dự án trong quá trình thực hiện dự án đầu tư

Tổ chức tư vấn đầu tư thực hiện các dịch vụ tư vấn một phần hoặc toàn bộ các hoạtđộng đầu tư gồm : lập, thẩm định, giám sát, đánh giá, quản lý dự án đầu tư và các dịch vụ

tư vấn khác

1.4.Cơ chế quản lý và giám sát hoạt động đầu tư công

1.4.1.Các cơ chế giám sát hoạt động đầu tư công

Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp thựchiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của pháp luật Người có thẩmquyền ra quyết định đầu tư, chủ đầu tư phải tiến hành tổ chức giám sát, đánh giá kết quảhoạt động đầu tư trong phạm vi quyền hạn ra quyết định của mình

Các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân liên quan có tráchnhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư,khuyến khích sự giám sát từ cộng đồng, nhân dân Để phục vụ cho hoạt động giám sátđầu tư công, toàn bộ các thông tin liên quan đến dự án cần được cập nhật, chính xác vàphan tích kịp thời để đề xuất, quy định rõ chế độ cung cấp thông tin, báo cáo của chủ đầutư

Trang 17

Công tác đánh giá giai đoạn thực hiện các chương trình mục tiêu được tiến hànhđịnh kỳ và đột xuất ( khi cần thiết) Đánh giá định kỳ được tiến hành theo 2 giai đoạn chủyếu sau:

Giai đoạn 1, đánh giá giữa kỳ được tiến hành vào giữa thời gian thực hiện chương

trình mục tiêu, nhằm xem xét quá trình thực hiện từ khi bắt đầu và đề xuất các điều chỉnhcần thiết

Giai đoạn 2, đánh giá kết thúc được tiến hành ngay sau khi kết thúc việc thực hiện

chương trình mục tiêu, nhằm xem xét các kết quả đạt được và tổng kết toàn bộ quá trìnhthực hiện, làm cơ sở để báo cáo khi kết thúc chương trình

1.4.2.Quản lý hoạt động đầu tư công

Mặc dù có một vài sự khác biệt trong chi tiết, nhưng về đại thể, cả OECD, WB,IMF đều quan niệm rằng quản lý đầu tư công (Public Investment Management - PIM) làmột hệ thống tổng thể, bắt đầu từ việc hình thành những định hướng lớn trong chính sáchđầu tư công cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân sách, thực thi, và đánh giá các dự

án đầu tư cụ thể, với mục đích là đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của đầu tư công, qua đóđạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế

Ở tầm dự án đầu tư công,Tùy theo quy mô, tính chất dự án và điều kiện cụ thể củachủ đầu tư mà lựa chọn một trong các phương thức quản ký thực hiện dự án như sau: tự

tổ chức quản lý thực hiện dự án, thuê tư vấn giám sát quản lý dự án; ủy thác đầu tư hoặcthực hiện theo phương thức khác

Trong quản lý hoạt động đầu tư công, cần bảo đảm thực hiện đúng phạm vi, nộidung đầu tư, chất lượng, mức chi phí, thời hạn và các yêu cầu khác ghi trong Quyết địnhphê duyệt dự án đầu tư công

1.5.Sự cần thiết khách quan và vai trò của tái cơ cấu đầu tư công trong việc tái cấu trúc nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Thành công của cải cách kinh tế và hội nhập của nước ta trong hơn 25 năm qua đãđược thừa nhận một cách rộng rãi ở cả trong và ngoài nước Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trang 18

trung bình hàng năm trong giai đoạn 2000-2010 là 7,26%; GDP theo giá thực tế năm

2011 đã gấp hơn 3,8 lần so với năm 2000; từ năm 2010, nước ta đã trở thành quốc gia cómức thu nhập trung bình thấp theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới Đã đạt được thànhtích vượt bậc về xóa đói giảm nghèo; năm 2011 số hộ nghèo giảm xuống còn khoảnghơn 8% Cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển đổi tích cực theo hướng hiện đại; cơ sở hạtầng kinh tế - xã hội đã được cải thiện đáng kể cả về số lượng và chất lượng; một sốngành công nghiệp mới, công nghệ cao đã hình thành và phát triển

Bên cạnh những thành công nêu trên, thời gian gần đây, nền kinh tế nước ta đangphải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức Cụ thể là, tăng trưởng GDP tuy vẫn ởmức tương đối cao nhưng đang có xu hướng giảm dần1 Ngược lại, lạm phát luôn ở mứccao hơn nhiều so với mức lạm phát bình quân của các nền kinh tế khu vực và kinh tế thếgiới; mấy tháng gần đây lạm phát đang có xu hướng giảm, nhưng vẫn ở mức cao21 Cáccân đối vĩ mô (gồm thâm hụt cán cân vãng lại, thâm hụt tài khóa, chênh lệch tiết kiệmtrong nước và đầu tư xã hội, dữ trự ngoại tệ quốc gia v.v ) chưa vững chắc đã nhiềunăm; sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức; số doanhnghiệp phải giải thể, tạm ngừng sản xuất hoặc thu hẹp quy mô sản xuất tăng lên đáng kể;

nợ xấu của các tổ chức tín dụng gia tăng, một số tổ chức tín dụng đã gặp khó khăn vềthanh khoản, tốc độ giảm nghèo có phần giảm sút, thấp hơn mục tiêu kế hoạch và tốc độtrung bình về giảm nghèo của các năm trước đây v.v

Thực tế nói trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nguyên nhân dàihạn và ngắn hạn, nhưng chủ yếu là do các vấn đề thuộc về cơ cấu và mô hình tăngtrưởng Những đặc điểm yếu kém của cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng hiện hànhbao gồm:

1 Tốc độ tăng GDP bình quân năm cho giai đoạn 2000-2005 là 7,5%, cho 2006-2010 là 7%; nếu chỉ tính cho giai đoạn năm 2008-2010 chỉ khoảng 6%; năm 2011, ước tính tăng trưởng GDP chỉ khoảng từ 5,89%, v.v Tăng trưởng GDP của nước ta không còn ở mức cao nhất trong khu vực, năm 2010 về tăng trưởng GDP, nước ta đứng thứ 5 trong khu vực, đứng thứ 26 trên thế giới, năm 2011 đứng thứ 4 trong khu vực và đứng thứ 28 trên thế giới; trong các năm gần đây, tăng trưởng GDP của nước ta luôn thấp hơn mức bình quân của các nước đang phát triển 21 Lạm phát trung bình giai đoạn 2000-2005 là 5,1%/năm, và trung bình cho giai đoạn 20062010 là 11,4%/ năm Năm 2011 tỷ lệ lạm phát hơn 18% so với năm 2010 Từ năm 2007, lạm phát luôn ở mức hai con số (trừ năm 2009), cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng và thuộc vào một trong số các nền kinh tế có lạm phát cao trên thế giới.

Trang 19

- Tăng trưởng theo chiều rộng: động lực tăng trưởng tốc độ cao phụ thuộcvào gia tăng vốn đầu tư và gia tăng số lượng lao động Tỷ lệ đầu tư toàn xã hội quálớn (trong nhiều năm là 40% - 42% GDP) Năm 2008, tổng đầu tư trên GDP củaViệt Nam cao thứ 2 thế giới (trong số 145 nước được xếp hạng)2 Đóng góp củađầu tư cho tăng trưởng GDP tăng rất nhanh (từ 5% vào năm 1990 lên trên 60%năm 2010) Đồng thời, đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp cho tăng trưởnggiảm rất nhanh (từ gần 50% vào năm 1990 xuống 40% năm 2000 và khoảng 16%năm 2010)

- Nhà nước tham gia quá trực tiếp và quá chi phối hoạt động đầu tư, kinh doanh,trong khi chưa thực hiện tốt các chức năng quan trọng thuộc về nhà nước như quy hoạch,

kế hoạch, giám sát và điều hành kinh tế vĩ mô Nền kinh tế lấy doanh nghiệp nhà nước(DNNN) làm động lực trung tâm: Trong giai đoạn 2006-2009, DNNN chiếm 45% tổngđầu tư của khu vực doanh nghiệp, nhưng chỉ đóng góp 28% cho GDP và 19% cho tăngtrưởng GDP; 24% việc làm và âm 22% cho việc làm mới; 20% giá trị sản xuất côngnghiệp (GTSXCN) và 8% tăng trưởng GTSXCN Chính phủ Việt Nam chi khoảng 1/3ngân sách cho đầu tư phát triển Xét về tỷ lệ vốn đầu tư công so với GDP thì Chính phủViệt Nam là nhà đầu tư lớn nhất so với Chính phủ các nước trong khu vực Đông Á vàĐông Nam Á23

- Hoạt động đầu tư nhìn chung kém hiệu quả Xét tương quan với tốc độ tăng trưởngkinh tế (hệ số ICOR), hiệu quả đầu tư của Việt Nam ở mức rất thấp Trong đó, đầu tưcông kém hiệu quả nghiêm trọng: ICOR của khu vực công hiện cao gấp rưỡi ICOR chungcủa nền kinh tế và gấp đôi ICOR của khu vực dân doanh

- Mở rộng tín dụng một cách mạo hiểm: Nếu như năm 1995, tổng đầu tư tích lũymới chỉ khoảng 100% GDP thì năm 2010, tỷ lệ này lên tới gần 400% GDP Để đáp ứnglượng đầu tư khổng lồ này, tổng dư nợ tín dụng tăng từ 25% GDP năm 1995 lên 50%năm 2003 và 135% năm 2010

2 CIA World Fact Book, List of countries by gross fixed investment as percentage of GDP, 2009 23 Vũ Tuấn Anh (2010), Tình hình đầu tư công trong 10 năm qua và giải pháp tái cơ cấu.

Trang 20

Hệ quả là bất ổn vĩ mô lặp đi lặp lại với tần suất ngày càng dày, mức độ ngày càngnghiêm trọng Tín dụng nhiều, tiết kiệm giảm, đầu tư cao, nhưng hiệu quả thấp, dẫn đến:lạm phát cao (vì nhiều tiền nhưng ít hàng); lãi suất cao và đồng tiền chịu sức ép giảm giá(do lạm phát cao); thâm hụt ngân sách lớn (vì chi tiêu quá nhiều); thâm hụt thương mạilớn (vì cầu trong nước quá cao nhưng năng lực sản xuất kém); bong bóng tài sản (vì quánhiều tiền nhưng lợi nhuận của hoạt động sản xuất thấp).

Từ những phân tích ở trên, có thể rút ra hai kết luận sau:

Một là, các yếu tố của mô hình trưởng theo chiều rộng (trước hết là gia tăng quy mô

vốn đầu tư và lao động) của Việt Nam đã đến mức tới hạn; động lực tăng trưởng phụthuộc vào gia tăng vốn đầu tư, gia tăng số lượng lao động v.v đã yếu và đang giảm dần Trong khi dư địa và động lực tăng trưởng theo chiều rộng của nền kinh tế đanggiảm và yếu dần, thì các động lực của tăng trưởng theo chiều sâu (gồm năng suất và hiệuquả sử dụng nguồn lực) chưa được cải thiện để bù đắp những thiếu hụt của tăng trưởngtheo chiều rộng Hệ quả là, tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế đang giảm, và bản thânnền kinh tế nước ta hiện nay tự nó không còn có khả năng duy trì mức tăng trưởng caonhư những năm trước đây

Hai là, cùng với duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng theo chiều rộng không còn phù

hợp, thì chủ trương, chính sách và cách thức quản lý, điều hành nền kinh tế ở các cấp, cácngành chưa thay đổi kịp thời; chậm khắc phục các điểm nghẽn (về hạ tầng, về thể chế vànguồn lực lao động có trình độ cao) kìm hãm gia tăng năng suất và năng lực cạnh tranhcủa nền kinh tế và của doanh nghiệp Gia tăng vốn đầu tư dưới các hình thức và kênhkhác nhau vẫn là công cụ chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng Để đáp ứng yêu cầu nói trên,chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng đã phải liên tục duy trì trong nhiều năm; và đó làmột trong các nguyên nhân quan trọng của lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô ở nước tatrong thời gian gần đây

Những lý do trên đây buộc chúng ta phải tiến hành tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu đầu

tư gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

Trang 22

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2000-2010 2.1.Thực trạng đầu tư công trong nền kinh tế Việt Nam trước khi tiến hành tái

cơ cấu

Trong giai đoạn 2001-2010, mặc dù bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế có nhiềubiến động bất lợi, song Việt Nam vẫn đạt được một số thành tựu quan trọng về phát triểnkinh tế xã hội Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2010 là 7,2%, cao hơntốc độ tăng trưởng chung của nhiều nước trong khu vực Có thể nói một trong nhữngnhân tố quan trọng góp phần đạt được tốc độ tăng trưởng này là Việt Nam đã khơi thôngđược các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển và thực hiện cácmục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt ra

Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư toàn xã hội

giai đoạn 1991-2010 so với GDP (giá hiện hành).

Giai đoạn Tốc độ tăng trưởng GDP

(%)

Tỷ lệ % vốn đầu tư toàn

xã hội so với GDP (giá hiện hành)

Nguồn: TCTK *Số năm 2010 là số ước thực hiện

Tổng mức đầu tư toàn xã hội trong 10 năm qua liên tục tăng và duy trì ở mức cao

Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đã tăng từ 35,4% năm 2001 lên dự kiếnkhoảng 41% năm 2010 Trong đó, bình quân giai đoạn 2001-2005 là 39,1%, giai đoạn2006-2010 ước vào khoảng là 42,7% Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, tổng đầu tư xã

Trang 23

hội bình quân đạt xấp xỉ 41% GDP, cao hơn so với mục tiêu đề ra và cao hơn so với mức30,7% GDP giai đoạn 1991-2000 (Bảng 1)

Hình 2.1 Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2010

Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK và Bộ Tài chính

Trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, đầu tư của khu vực công có một vị trí khá quantrọng Bình quân giai đoạn 2001-2010, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xãhội Đầu tư của khu vực công bao gồm các nguồn chủ đạo là: đầu tư từ ngân sách nhànước (NSNN), đầu tư tín dụng Nhà nước, đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN),trong đó đầu tư của NSNN và từ các DNNN chiếm trên 75% đầu tư của khu vực công(Hình 1) Cụ thể như sau:

- Vốn đầu tư từ NSNN giai đoạn 2001-2010 chiếm khoảng 51% tổng vốnđầu tư của khu vực Nhà nước và bằng khoảng 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.Tính theo tỷ lệ trên GDP, vốn đầu tư từ NSNN trong giai đoạn 2001-2010 lên đến9,45%3 Từ năm 2003, để tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,việc đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu được triển khai thực hiện Đối tượng được đầu

3 Bao gồm cả nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

Trang 24

tư bằng nguồn trái phiếu Chính phủ là một số dự án quan trọng, thiết yếu thuộccác lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục và các dự án quan trọng đối vớinền kinh tế, cần đầu tư song chưa thể cân đối trong kế hoạch đầu tư hàng năm.Bình quân giai đoạn 20062010, tổng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thực hiệnước bằng khoảng 5,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội

- Vốn tín dụng đầu tư giai đoạn 2001-2010 ước chiếm khoảng 22,6% tổngvốn đầu tư từ khu vực Nhà nước, tương đương khoảng 4,2% GDP Nguồn vốn tíndụng nhà nước trong thời gian qua đã được tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệpthực hiện dự án đầu tư, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, xúc tiến đầu tư, phát triển cácngành then chốt như đóng tàu, điện, nước nhằm góp phần nâng cao tiềm lực củadoanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế

- Tỷ trọng đầu tư của khu vực DNNN trong tổng vốn đầu tư nhà nước tuy cógiảm trong những năm gần đây, song vẫn là nguồn vốn quan trọng Bình quân giaiđoạn 2001-2010, tổng vốn đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp và tổng công tyNhà nước chiếm khoảng 25,4% tổng vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước Nhờ đó,khu vực DNNN đã phát huy được vai trò đầu tàu trong nhiều lĩnh vực, nhiềungành kinh tế quan trọng

Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK và Bộ Tài chính Hình 2.2 Cơ cấu vốn đầu tư Nhà nước giai đoạn 2001- 2010

Trang 25

2.2.Thực trạng đầu tư công và cơ cấu đầu tư công

2.2.1.Đánh giá chung về đầu tư công hiện nay

Đánh giá về kết quả thực hiện đầu tư công trong nền kinh tế Việt Nam giai đoạntrước khi tái cơ cấu, có thể rút ra một số điểm như sau:

a) Ưu điểm

Thứ nhất, đầu tư từ khu vực nhà nước đã trở thành một động lực quan trọng trong

việc thúc đẩy tăng trưởng và quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế thời gian qua, tạo racác tác động lan tỏa lớn, nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nănglượng Đầu tư Nhà nước đã phát huy vai trò đặc biệt quan trọng trong những giai đoạnkinh tế khó khăn, đầu tư từ các khu vực khác suy giảm (ví dụ như giai đoạn 2008-2009)

Thứ hai, cơ cấu đầu tư công đã có một số chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

Cụ thể, trong tổng mức đầu tư phát triển từ NSNN, đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầngchiếm một tỷ trọng khá lớn Bình quân giai đoạn 2001-2010, chi cho đầu tư xây dựng cơbản chiếm trên 90% tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN Nguồn lực NSNN đã được tậptrung cho việc phát triển các dự án hạ tầng thiết yếu trong nền kinh tế, các dự án không

có khả năng hoàn vốn trực tiếp

Thứ ba, đã hình thành được bộ khung pháp luật tương đối đồng bộ để điều chỉnh

các hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư nhà nước nói riêng Hệ thống pháp luật liênquan đến đầu tư đến nay cơ bản đã bao quát được hầu hết hoạt động đầu tư từ khu vựcnhà nước

b) Hạn chế

Tuy đạt được các kết quả tích cực nói trên, song thực tiễn đầu tư công thời gian quacũng đã chỉ ra một số vấn đề tồn tại, vướng mắc cần được tiếp tục tháo gỡ trong thời giantới Những tồn tại chủ yếu là:

Trang 26

Thứ nhất, đầu tư từ NSNN còn dàn trải4; hiệu quả đầu tư một số công trình hạ tầngchưa cao Hệ số ICOR có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây Nếu như hệ sốICOR của giai đoạn 1996-2000 tính theo giá hiện hành là 4,7 thì sang giai đoạn 2001-

2005 hệ số này trung bình là 5,1 và giai đoạn 2006-2010 tăng lên 6,1

Điều này một mặt cho thấy mô hình tăng trưởng của Việt Nam đang chủ yếu dựavào vốn đầu tư, mặt khác thể hiện hiệu quả đầu tư trên một số còn hạn chế Trong giaiđoạn 2001-2010, tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP (giá hiện hành) đã tăng đáng kể

so với giai đoạn trước đó Nếu như bình quân giai đoạn 1991-1995, tỷ lệ này là 28,2% thìsang giai đoạn 1996-2010 tăng lên 33,2%, và sau đó giai đoạn 2001-2005 là 39,1% vàgiai đoạn 2006-2010 ước vào khoảng 41%

Bên cạnh đó, đầu tư phát triển con người, đầu tư cho một số lĩnh vực như y tế, giáodục - đào tạo trong 10 năm qua tuy đã được quan tâm hơn so với trước song chưa tạođược sự chuyển biến tương xứng về chất lượng cung cấp dịch vụ Chi đầu tư cho nghiêncứu khoa học có tăng nhưng hiệu quả ứng dụng các kết quả nghiên cứu chưa tương xứng

Bảng 2.2 ICOR của một số nước trong khu vực

Quốc gia Giai đoạn Tăng trưởng

Nguồn: Trích dẫn từ David Dapice và các cộng sự (2008)

Thứ hai, cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân còn chưa có sự đột phá mạnh,

vì thế sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư phát triển còn hạn chế, nhất là trongviệc đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế Tỷ trọng đầu tư của khu vực Nhà nước trong tổng

4

Trang 27

mức đầu tư toàn xã hội tuy có giảm so với trước song vẫn còn ở mức cao Điều này đãlàm cho NSNN không có đầy đủ điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng khácnhư chi cho đầu tư phát triển con người, chi cho giáo dục, y tế Bên cạnh đó, chi NSNN

cho đầu tư chưa phát huy được vai trò “vốn mồi” để thu hút sự tham gia đầu tư của các

thành phần kinh tế khác

Thứ ba, cơ cấu đầu tư từ khu vực Nhà nước vẫn còn một số bất hợp lý Về nguyên

tắc, đầu tư của Nhà nước chỉ nên tập trung vào việc phân bổ các nguồn lực trong xã hộicho các lĩnh vực mà cơ chế thị trường không thể hoạt động hoặc hoạt động không hiệuquả Song trên thực tế, đầu tư của nhà nước của nước ta vẫn còn tập trung vào một sốngành mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư Trong khi đó, đầu tư vào cácngành công nghệ cao, các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đối cơ cấu kinh tế theohướng hiện đại còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra

Việc phân bổ vốn đầu tư từ NSNN còn dàn trải, số vốn bình quân phân bổ cho các

dự án hàng năm thấp5 Việc phân bổ vốn dàn trải dẫn tới tình trạng nhiều dự án bị kéo dàitiến độ, chậm đưa vào sử dụng, làm gia tăng chi phí đầu tư Hơn nữa, cơ cấu đầu tư theovùng miền còn chưa hợp lý Nhiều địa phương có xu hương muốn hướng đến một cơ cấuđầu tư tương tự nhau, hơn là hình thành một cơ cấu đầu tư nhằm phát huy lợi thế so sánhcủa từng địa phương Chất lượng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ở nhiều ngànhtrong một số khâu còn yếu, dẫn tới hiệu quả đầu tư một số công trình, dự án chưa cao

Thứ tư, việc giám sát, kiểm tra thực hiện chưa được chú trọng đúng mức Tuy đã

thực hiện phân cấp mạnh trong cơ chế quản lý vốn đầu tư song chế độ thông tin báo cáo,kiểm tra, giám sát trong một số khâu chưa được điều chỉnh tương xứng nên công tácthống kê, tổng hợp, đánh giá gặp nhiều khó khăn

2.2.2 Thực trạng cơ cấu nguồn vốn đầu tư công của Việt Nam

2.2.2.a.Nguồn vốn ngân sách nhà nước

5

Trang 28

Bảng2.3 Cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2005-2012 (%)

Trang 29

Bảng 2.4 Số liệu chi đầu tư phát triển từ NSNN( tỷ VNĐ).

Nguồn: Bộ Tài chính, Báo cáo quyết toán NSNN.

Đầu tư phát triển từ NSNN trong những năm qua đã làm thay đổi đáng kể kết cấu hạtầng kỹ thuật, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng đời sống ngườidân, song đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư từ NSNN cần xem xét mốitương quan giữa lượng vốn đã bỏ ra và kết quả đạt được (hệ số ICOR) Bảng số liệu dướiđây cho thấy hiệu quả đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2000-2007 là tương đối thấp so vớiĐài Loan (Trung Quốc) là 2,7 giai đoạn 1981 - 1990, Hàn Quốc là 3,2 (1981-1990), NhậtBản 3,2 (1961-1970) và Trung Quốc 4,1 (1991-2003)6

Vốn đầu tư của nền kinh tế có hiệu quả kém, chủ yếu là do đầu tư từ vốn NSNN, hệ

số ICOR cho khu vực nhà nước là 7,8 (giai đoạn 2000-2007) cao hơn mức trung bìnhchung của nền kinh tế là 5,2

2.2.2.b.Nguồn vốn trái phiếu chính phủ

Chủ trương tăng vốn cho đầu tư công từ nguồn trái phiếu chính phủ (TPCP) từ năm

2003 đến nay là một quyết định đúng đắn và có đóng góp quan trọng cho việc xây dựng

và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế Tuy nhiên, trong quá trình thựchiện, việc phân bổ vốn TPCP cho các dự án đầu tư công đã xuất hiện nhiều tồn tại và bấtcập, cụ thể như sau:

6 Vũ Tuấn Anh Tóm tắt về tình hình đầu tư công ở Việt Nam trong 10 năm qua Trang www vnep.org.vn

Trang 30

Thứ nhất, nguồn vốn TPCP thực chất là nguồn vốn vay, ngân sách phải trả, nhưng

lại để ngoài cân đối NSNN và phân bổ một cách độc lập với phân bổ dự toán chi NSNN;dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quản lý các nguồn vốn đầu tư phát triển

Thứ hai, nhiều dự án đầu tư chưa hiệu quả có nguyên nhân ngay từ khâu quy hoạch

thiê ́ u tâ ̀ m nhì n dài hạn và thươ ̀ ng xuyên thay đô ̉ i Bản thân công tác khảo sát, lập,thẩm định, xây dựng các dự án sử dụng vốn TPCP còn hạn chế, chưa tính toán chính xáctổng dự toán, thời gian triển khai và hoàn thành nên thường xuyên phải điều chỉnh mụctiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật

Thứ ba, việc điều hành, phân bổ và sử dụng nguồn vốn giữa các cấp còn nhiều hạn

chế Hiện nay các địa phương đã được phân cấp rộng hơn, quyết định đầu tư, tổng vốnđầu tư; Trung ương tổng hợp và bố trí vốn cho các địa phương Cách phân bổ này chưađạt được tiêu chí ưu tiên cho các địa phương, vùng miền khó khăn, hay cho các dự án đặcbiệt cấp bách Vì vậy, nhiều dự án chưa thực sự cấp bách vẫn được bố trí vốn trong khimột số công trình cấp thiết, cần triển khai nhanh đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả lại

bố trí vốn nhỏ giọt, ảnh hưởng đến tiến độ thi công

Thứ tư, tổng nguồn vốn TPCP tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến khả năng cân đối ngân

sách và khả năng vay và trả nợ trong trung hạn Một số lý do dẫn tới hiện tượng trên là:(i) Chính phủ liên tục bổ sung các mục tiêu sử dụng TPCP, nhất là trong giai đoạn 2008-

2009 để thực hiện gói kích thích kinh tế; ( ii) cơ chế phân bổ nguồn vốn TPCP chưa hợp

lý khi Chính phủ bố trí vốn và các Bộ, ngành, địa phương quyết định tổng mức đầu tư,dẫn đến hiện tượng các địa phương thường trình bổ sung danh mục hoặc bố trí vốn đầu tưdàn trải, thiếu tập trung làm cho nhu cầu vốn tăng vọt và Chính phủ luôn trong thế bịđộng khi phải đáp ứng đủ vốn; (iii) trong quátrình thực hiện dự án nảy sinh nhiều vấn đềnhư trượtgiánguyên vật liệu, tăng giá nhân công, đền bùgiải phóng mặtbằng, thờì gianthi công kéo dài, điề̀u chỉnh quy mô dựán7 v.v

7 Tổng mức đầu tư ban đầu của các công trình, dự án đầu tư từ TPCP giai đoạn 2003 - 2010 là 246.447 tỷ đồng, nhưng hiện nay qua tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng mức đầu tư điều chỉnh đã lên đến 558.654 tỷ đồng (Báo cáo số 6082/BC-BKH ngày 31/8/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư )

Trang 31

2.2.3 Cơ cấu vốn đầu tư công phân bổ theo ngành, lĩnh vực và địa phương

Tổng hợp số liệu ở cấp độ lĩnh vực, đầu tư cho các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế

chiếm tới 77,1% vốn đầu tư của nhà nước vào năm 2000 và 2009 (năm cao nhất là 2002chiếm 82,7%, năm thấp nhất 2006 chiếm 73,9%) Đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực xãhội, liên quan trực tiếp tới phát triển con người (khoa học, giáo dục và đào tạo, y tế vàcứu trợ xã hội, văn hóa, thể thao, phục vụ cá nhân và cộng đồng) từ 17,6% năm 2000giảm xuống còn 15,2% năm 2009 (năm cao nhất là 2003 chiếm 19,7%, năm thấp nhất

2002 chiếm 14,3%) Xu thế này là biểu hiện rõ rệt chính sách tập trung đầu tư cho kinh tế

và tiết chế đầu tư cho xã hội; đó là xu thế không hợp quy luật, bởi vì một mặt cùng với sựtăng lên của mức sống, các nhu cầu về phúc lợi cần phải được đảm bảo ở mức cao hơn,mặt khác sự phát triển của khoa học – công nghệ và xu thế phát triển kinh tế tri thức đòihỏi phải đầu tư ngày càng nhiều hơn cho phát triển nguồn lực con người

Bảng 2.5 Cơ cấu đầu tư công cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội

và quản lý nhà nước ( %,giá so sánh)

2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Kinh tế 77,1 82,7 76,7 74,5 75,0 73,9 76,3 74,8 77,1

Xã hội 17,6 14,3 19,7 19,1 18,6 19,0 16,1 16,5 15,2

Nguồn: Tổng cục thống kê Niên giám thống kê 2005, 2007, 2009

Đầu tư cho quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảng, đoàn thể có xu hướng tăngliên tục, từ 5,2% năm 2000 lên 7,7% năm 2009 (năm cao nhất là 2008 chiếm 8,7%, nămthấp nhất 2002 chiếm 3,0%) Đầu tư cho bộ máy quản lý nhà nước và các đoàn thể xã hộităng lên không ngừng, trái với chủ trương tiết kiệm chi tiêu hành chính đã được ban hành.Đặc biệt, đầu tư xây dựng trụ sở và mua sắm ô tô, trang thiết bị vượt quá tiêu chuẩn trởthành hiện tượng phổ biến, được nêu trên diễn đàn Quốc hội nhiều lần, nhưng không khắcphục được triệt để Đây là một kẽ hở cho lãng phí và tham nhũng

Trang 32

Ở cấp độ ngành, trong giai đoạn 2000-2009, tính theo giá so sánh 1994, đầu tư nhà

nước cho nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng thấp nhất với 1,39 lần; tiếp theo đó là khoahọc, giáo dục, đào tạo tăng 1,53 lần; công nghiệp khai thác mỏ 1,73 lần Đó là nhữngngành mà mức tăng đầu tư thấp hơn mức bình quân chung

Các ngành có mức tăng đầu tư cao hơn mức bình quân chung là công nghiệp chếbiến 2,61 lần; điện, khí đốt, nước, vận tải, thông tin 2,85 lần; y tế, cứu trợ xã hội 2,94 lần;thương nghiệp, dịch vụ, tài chính, tín dụng 3, 47 lần, quản lý nhà nước, đảng và đoàn thể3,75 lần; và cuối cùng là xây dựng 4,88 lần (Biểu đồ 9)

Về cơ cấu, trong 10 năm vừa qua, khoảng trên dưới 40% tổng số vốn đầu tư côngdành cho các ngành kết cấu hạ tầng: điện, nước, vận tải, thông tin Công nghiệp khai thác

mỏ chiếm ổn định khoảng 7-9% Công nghiệp chế biến tăng giảm thất thường trongkhoảng 8-15% Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, mặc dù là lĩnh vực hoạt động củađại đa số dân cư, nhưng không được Nhà nước chú trọng đầu tư; biểu hiện là tỷ trọng củalĩnh vực này trong đầu tư công đã giảm từ 12,2% năm 2000 xuống còn 7-8% những năm2003-2008 và chỉ còn 6,7% vào năm 2009

Các ngành liên quan trực tiếp tới phát triển con người - khoa học, giáo dục và đàotạo, y tế và cứu trợ xã hội, văn hóa, thể thao, phục vụ cá nhân và cộng đồng - không có sựthay đổi đáng kể tỷ trọng trong đầu tư công: chiếm 17,6% năm 2000, khoảng trên dưới19% những năm 2003-2006 và từ năm 2007 giảm xuống 16,1%, chỉ còn 15,2% năm2009; trong đó khoa học, giáo dục và đào tạo giảm tỷ trọng từ 8,5% năm 2000 xuống 4-5% những năm 2002-2003, tăng lên 6-7% vào những năm 2004-2008, rồi lại sụt giảmxuống còn 5,1% năm 2009; còn y tế và cứu trợ xã hội tăng từ 2,4% những năm 2000-

2003 lên 3,2-3,9% những năm 2004-2008, và giảm còn 2,8% năm 2009

Như vậy, xét cả về tốc độ tăng và tỷ trọng trong tổng đầu tư nhà nước, thì nhữngngành lớn quan trọng, có thế mạnh trong sự phát triển dài hạn của đất nước là nông, lâmnghiệp, thủy sản và khoa học, giáo dục, đào tạo lại là những ngành chiếm vị thế yếu nhấttrong chính sách đầu tư của nhà nước Điều này không đúng với chủ trương phải tạo ranhững điểm đột phá mạnh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của đất nước về các sản phẩm

Trang 33

có thế mạnh trong nông nghiệp, thủy sản và nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuậtcao trong tương lai.

2.3.Thực trạng đầu tư công vào các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2000-2010

Một trong năm nguồn chủ yếu của đầu tư công là đầu tư theo các chương trình hỗtrợ có mục tiêu, bao gồm CTMTQG và các chương trình mục tiêu khác Vốn NSNN chonhững chương trình này được phân bổ theo dự toán hằng năm nhưng về chủ trương đượcquyết định cho thời kỳ dài hơn 1 năm, thường từ 3 đến 5 năm Đây cũng là vốn khônghoàn lại Có hai loại chương trình quốc gia: (i) "Chương trình mục tiêu quốc gia" lànhững chương trình xuyên suốt các ngành và địa phương, nhằm những mục tiêu được xácđịnh cụ thể; (ii) "Chương trình ngành" thực hiện trong một số ngành hay vùng cụ thể.Trong thời kỳ 2001-2005 có 6 CTMTQG và tăng lên 11 CTMTQG trong giai đoạn2006-2010, và đến năm 2011 có 15 CTMTQG Nếu tính cả các chương trình và các hỗtrợ có mục tiêu khác thì các chương trình này lên tới con số 40 Năm 2008, kinh phí dànhcho dành cho 11 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135 và dự án 5 triệu harừng là 10.382 tỷ đồng

Bảng 2.6 Danh mục hệ thống các chương trình mục tiêu quốc gia

của Chính phủ giai đoạn 2012-2015

1 Việc làm và dạy nghề Bộ LĐ-TB &XH 30.656 78,33

2 Giảm nghèo bền vững Bộ LĐ-TB &XH 27.509 89,10

3 Nước sạch và vệ sinh nông

Trang 34

10 Phòng chống tội phạm Bộ Công An 1.422 79,19

11 Sử dụng năng lượng tiết

12 Ứng phó với biến đổi khí

Bộ VH-TT&DL, Bộ

Y tế, Bộ Công thương

-Vốn NSNN:40%

- Vốn tín dụng: 30%

- Vốn DN, HTX: 20%

- Huy động đóng góp của nhân dân : 10%

15

Đưa thông tin về cơ sở

miền núi, vùng sâu, vùng

xa, biên giới, hải đảo

Bộ Thông tin và Truyền thông

Nguồn: Tổng hợp từ cổng thông tin www.chinhphu.vn

Có hơn 30 "chương trình ngành" hỗ trợ có mục tiêu, nhằm thực hiện các chỉ thị,nghị quyết của Bộ chính trị và một số nghị quyết của Chính phủ, với tổng số vốn lên tới28.659 tỷ đồng (cho các ngành trung ương 12.130 tỷ và 16.330 tỷ cho các địa phương).Tổng chi cho các chương trình mục tiêu tương đương 7,9% chi ngân sách, nhưngchỉ có khoản chi cho 11 CTMTQG, chương trình 135 và dự án 5 triệu ha rừng là đượcđưa vào ngân sách (chiếm khoảng 2% ngân sách) Trong kinh phí cho các chương trìnhmột phần không nhỏ là dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, nhưng do số lượng các chươngtrình quá lớn, kinh phí lại nằm ngoài cân đối ngân sách dài hạn, nên cũng không thể phânloại và thống kê chính xác tổng số vốn đầu tư Việc quản lý trở nên phức tạp hơn và tạokhoảng không gian rộng cho những quyết định mang tính chủ quan, không theo các quytắc và tiêu chuẩn pháp quy về chi tiêu ngân sách nhà nước

Một số CTMTQG như Chương trình giảm nghèo, Chương trình nước sạch và vệsinh môi trường nông thôn, Chương trình giáo dục đào tạo giai đoạn II, Chương trình vềviệc làm v.v… đã giúp cải thiện đáng kể đời sống của người dân, góp phần xóa đói giảmnghèo và đảm bảo an sinh xã hội Nội dung hỗ trợ của các CTMTQG là khá toàn diện

Trang 35

như hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, giáo dục, tiếp cận các dịch vụ cơ bản (nước, điện, dịch

vụ pháp lý), nhà ở, y tế, tăng cường năng lực, trợ cấp, hay hỗ trợ người dân tộc

Tuy nhiên, việc thực hiện các CTMTQT và các chương trình mục tiêu khác thờigian qua đã bộc lộ một số nhược điểm như sau:

Có sự chồng chéo về nội dung hỗ trợ và mục tiêu thực hiện giữa các chương trình ởcác mức độ khác nhau Sự đầu tư chồng chéo, dàn trải và thiếu phối hợp đã gây lãng phílớn và hiệu quả mang lại không cao như mong muốn

Trong tổng vốn đầu tư cho các chương trình có một phần không nhỏ là dành chođầu tư xây dựng cơ bản Tuy nhiên, do số lượng chương trình lớn và kinh phí lại nằmngoài cân đối ngân sách dài hạn nên không thể phân loại và thống kê chính xác tổng sốvốn đầu tư Do đó, việc quản lý trở nên phức tạp hơn và tạo không gian cho những quyếtđịnh mang tính chủ quan, không theo các quy tắc và tiêu chí về chi tiêu ngân sách nhànước

Trang 36

2.4.Thâm hụt ngân sách và sự gia tăng nhanh của nợ công

Bảng 2.7 Thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm (%GDP)

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 MoF(1) -4,9 -4,9 -4,9 -5,0 -5,7 -4,6 -6,9 -5,5 -4,4

và Các chỉ tiêu kinh tế chính (ADB, 2011).

Bảng 2.8 Nợ công của Việt Nam qua các năm (%GDP)

Ghi chú: Ngưỡng nợ công và nợ nước ngoài do MoF đề xuất Nguồn : MoF

Cụ thể, thâm hụt ngân sách, không bao gồm chi trả nợ gốc, của Việt Nam trung bìnhtrong giai đoạn 2003-2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên2,7% GDP trong giai đoạn 2008-2012 chủ yếu do định hướng kích thích tổng cầu củachính sách tài khoá nhằm tránh suy giảm tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này Trongkhi đó, tổng nợ công của Việt Nam đã tăng từ khoảng 40% GDP từ cuối năm 2007 lênkhoảng 56,3% GDP vào cuối năm 2010 và chỉ giảm đôi chút xuống còn 54,9% GDP vàonăm 2011 và ước tính 55,4% GDP vào năm 2012 nhờ lạm phát cao Cùng thời gian đó,

nợ nước ngoài của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên tới khoảng 42% GDP8

8 Số liệu thâm hụt ngân sách được lấy từ các Báo cáo Quyết toán Ngân sách Nhà nước hàng năm của MoF; Số liệu nợ công và

nợ nước ngoài được lấy từ Báo cáo số 305/BC-CP ngày 30/10/2012 của Chính phủ về tình hình nợ công.

Trang 37

Đầu tư công dàn trải và kém hiệu quả gây ra nợ công

Bảng 2.9 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm giai đoạn 2001-2012

Năm

Giá trị( ngàn tỉđồng)

Tốc độ

Tỉ trong các thành phần kinh tế (%)Kinh tế

nhà nước

Kinh tếngoài nhànước

Nướcngoài

Trang 38

Xét về nguồn tài trợ, trung bình trong mười năm qua, khoảng 51,7% tổng đầu tưcông được tài trợ từ ngân sách nhà nước mỗi năm còn vốn vay và vốn của DNNN chiếmlần lượt khoảng 23,1% và 25,2% Đáng chú ý là trong năm 2010, tỉ trọng trong đầu tưcông của vốn ngân sách nhà nước đã sụt giảm mạnh, trong khi đó vốn vay lại tăng vọt lênhơn gấp đôi, từ 13-15% trong những năm trước đó lên tới 36,6% trong năm 2010 Cùngvới quy mô lớn là sự dàn trải của đầu tư công

Chúng ta có thể thấy đầu tư của khu vực nhà nước dàn trải trên tất cả các lĩnh vực,

từ những hoạt động công ích trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế, v.v…đến các hoạt động mang tính kinh doanh thuần túy như công nghiệp chế biến, khaikhoáng, nghệ thuật, giải trí, v.v… Đặc biệt, tỉ trọng đầu tư công cho lĩnh vực kinh doanhbất động sản, tài chính, ngân hàng, xây dựng, dịch vụ lưu trú đã tăng mạnh từ 1,9% trongnăm 2006 lên tới khoảng 4,8% tổng đầu tư công trong năm 2010 Bên cạnh sự dàn trảigiữa các ngành/ lĩnh vực, đầu tư công còn thể hiện sự dàn trải ngay trong một ngành/ lĩnhvực khi có quá số lượng các công trình như cảng biển, sân bay, nhà máy xi-măng, v.v…trong mỗi vùng/ngành

2.5.Thực trạng về cơ chế thiết lập và phân bổ NSNN dành cho đầu tư công

Phân cấp NSNN được thực hiện dựa trên hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật,điển hình là:

- Luật NSNN các năm 1996 - 1998 - 2002

- Luật Quản lý Thuế 2006

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003

- Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003

- Các Thông tư hướng dẫn riêng về cơ chế NSNN liên quan đến quốc phòng, an

ninh, Chương trình mục tiêu quốc gia, đến các địa phương đặc biệt như Hà Nội (Thông tư 51/2003/TT-BTC), TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ

Ngày đăng: 28/02/2014, 07:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Kiến nghị hội thảo “ Tái cơ cấu Đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam”, tháng 12/2010, Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội, Viện KHXH Việt Nam, UNDP.7. Luật Đầu tư năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tái cơ cấu Đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam
8. Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/02/2013 về việc “ Phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020
1. Giáo trình Kinh tế Đầu tư, PGS.TS.Từ Quang Phương, PGS.TS. Phạm Văn Hùng, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2012. Chương 3 – Nguồn vốn đầu tư; Chương 6 – Đầu tư công Khác
3. Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa thu năm 2012, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội- Phân cấp kinh tế tại Việt Nam: Cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp, PGS.TS.Lê Xuân Báễn- Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam và định hướng đổi mới, TS.Nguyễn Vũ Cường Khác
4. Kỷ yếu Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2013, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội- Tái cơ cấu kinh tế 1 năm nhìn lại, TS.Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện NCQLKTTW.- Tái cơ cấu đầu tư công 2011-2012: Những đánh giá ban đầu, ThS.Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chính sách công, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Khác
5. Đổi mới đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, TS. Vũ Như Thăng, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính Khác
9. Cổng thông tin điện tử Chính phủ www.chinhphu.vn; Cổng thông tin điện tử Bộ kế hoạch và Đầu tư www.mpi.gov.vn; Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn; Bộ Tài chính www.mfo.gov.vn. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội www.ecna.gov.vn. Viện Kinh tế- Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam www.vass.gov.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1991-2010 so với GDP (giá hiện hành). - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1991-2010 so với GDP (giá hiện hành) (Trang 20)
Hình 2.1. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2010 - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Hình 2.1. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2010 (Trang 21)
Hình 2.2 - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Hình 2.2 (Trang 23)
Điều này một mặt cho thấy mơ hình tăng trưởng của Việt Nam đang chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, mặt khác thể hiện hiệu quả đầu tư trên một số còn hạn chế - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
i ều này một mặt cho thấy mơ hình tăng trưởng của Việt Nam đang chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, mặt khác thể hiện hiệu quả đầu tư trên một số còn hạn chế (Trang 25)
2.2.2. Thực trạng cơ cấu nguồn vốn đầu tư công của Việt Nam 2.2.2.a.Nguồn vốn ngân sách nhà nước - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
2.2.2. Thực trạng cơ cấu nguồn vốn đầu tư công của Việt Nam 2.2.2.a.Nguồn vốn ngân sách nhà nước (Trang 27)
Bảng2.3. Cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2005-2012 (%) - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Bảng 2.3. Cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2005-2012 (%) (Trang 27)
6 Vũ Tuấn Anh. Tóm tắt về tình hình đầu tư công ở Việt Nam trong 10 năm qua. Trang www - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
6 Vũ Tuấn Anh. Tóm tắt về tình hình đầu tư công ở Việt Nam trong 10 năm qua. Trang www (Trang 28)
Bảng 2.4. Số liệu chi đầu tư phát triển từ NSNN( tỷ VNĐ). - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Bảng 2.4. Số liệu chi đầu tư phát triển từ NSNN( tỷ VNĐ) (Trang 28)
2.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư công phân bổ theo ngành, lĩnh vực và địa phương - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
2.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư công phân bổ theo ngành, lĩnh vực và địa phương (Trang 30)
Bảng 2.6. Danh mục hệ thống các chương trình mục tiêu quốc gia  của Chính phủ giai đoạn 2012-2015 - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Bảng 2.6. Danh mục hệ thống các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giai đoạn 2012-2015 (Trang 32)
Bảng 2.8. Nợ công của Việt Nam qua các năm (%GDP) - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Bảng 2.8. Nợ công của Việt Nam qua các năm (%GDP) (Trang 35)
Bảng 2.7. Thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm (%GDP) - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Bảng 2.7. Thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm (%GDP) (Trang 35)
Bảng 2.9. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm giai đoạn 2001-2012 - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Bảng 2.9. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm giai đoạn 2001-2012 (Trang 36)
Bảng 2.10. Tóm tắt một số đặc điểm về quản lý đầu tư cơng của ba nhóm nước - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Bảng 2.10. Tóm tắt một số đặc điểm về quản lý đầu tư cơng của ba nhóm nước (Trang 39)
Bảng 2.11. So sánh chất lượng quản lý đầu tư công của Việt Nam  với một số nước khác - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Bảng 2.11. So sánh chất lượng quản lý đầu tư công của Việt Nam với một số nước khác (Trang 42)
Bảng 2.13. Dự kiến tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy hoạch 2011-2020 - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Bảng 2.13. Dự kiến tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy hoạch 2011-2020 (Trang 49)
Về hình thức, các dự án đầu tư công ở Việt Nam cũng phải trải qua hai bước thẩm định cơ bản là nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi.10  Về thẩm quyền, các bộ,  ngành, và địa phương có trách nhiệm tổ chức thẩm định những dự án do mình quyết định   - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
h ình thức, các dự án đầu tư công ở Việt Nam cũng phải trải qua hai bước thẩm định cơ bản là nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi.10 Về thẩm quyền, các bộ, ngành, và địa phương có trách nhiệm tổ chức thẩm định những dự án do mình quyết định (Trang 50)
Bảng 2.14. Một số dự án đội giá thành và kéo dài thời gian điển hình - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Bảng 2.14. Một số dự án đội giá thành và kéo dài thời gian điển hình (Trang 52)
Bảng 2.18. Tỷ lệ số dự án đầu tư công phải điều chỉnh và chậm tiến độ (%) - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Bảng 2.18. Tỷ lệ số dự án đầu tư công phải điều chỉnh và chậm tiến độ (%) (Trang 53)
Bảng 2.19. Thời hạn lập báo cáo, kiểm toán, và phê duyệt quyết toán dự án ODA (tháng) - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Bảng 2.19. Thời hạn lập báo cáo, kiểm toán, và phê duyệt quyết toán dự án ODA (tháng) (Trang 54)
Bảng 3.1. Một số hình thức hợp tác đơí tác cơng tư PPP - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Bảng 3.1. Một số hình thức hợp tác đơí tác cơng tư PPP (Trang 59)
Hình thức đầu tư - Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020
Hình th ức đầu tư (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w