Giải pháp thiết kế và nâng cao hiệu quả việc thực hiện đầu tư cho các dự án

Một phần của tài liệu Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020, thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 62)

án cơ sở hạ tầng theo quy hoạch phát triển

Hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) hiện đại có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, vì thế hầu hết các quốc gia phát triển ngay từ đầu đã ưu tiên xây dựng CSHT trong thời gian từ 20-30 năm, tạo tiền đề cho sự bứt phá phát triển ở giai đoạn sau. Trong khi đó, CSHT lại là một trong những nút thắt, điểm nghẽn cơ bản của nền kinh tế Việt Nam hiện nay16.

Số lượng và chất lượng CSHT hiện chưa đáp ứng yêu cầu nên nguồn vốn để đầu tư

phát triển CSHT là rất lớn, vượt ra ngoài khả năng của NSNN9. Hơn nữa, CSHT lại rất đa

dạng, thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong thời gian dài, trong khi không phải dự án nào

cũng có khả năng hoàn vốn hay có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế10. Thêm vào đó, đầu

tư xây dựng CSHT còn liên quan đến phân cấp NSNN giữa trung ương và địa phương, cũng như phân chia trách nhiệm giữa quản lý vốn đầu tư và quản lý vốn duy tu bảo dưỡng CSHT.

Vì vậy, cần ưu tiên đầu tư công cho CSHT theo một số định hướng cụ thể như sau: - Cần lập tổ tư vấn liên ngành nghiên cứu xác định quan điểm phát triển CSHT trong 20 năm và tầm nhìn 30 năm, với sự hợp tác và hỗ trợ của các cơ quan tư vấn quy hoạch hàng đầu thế giới.

Theo Giám đốc Dự án Sáng kiến Cạnh Tranh Việt Nam (VNCI) của Cơ quan Phát triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID), Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) giai đoạn 2009-2010 của Việt Nam đứng thứ 75, tụt 5 bậc so với 2008-2009, trong đó, trụ cột thứ 2 trong 12 trụ cột làm nên chỉ số GCI là chỉ số CSHT chỉ đứng vị trí 94, với 3 điểm trong tổng số 7 điểm. Trong khi đó, một số quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan hay Trung Quốc có chỉ số CSHT đều cao hơn Việt Nam (từ 4,3-5 điểm).

62

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của mỗi loại dự án CSHT làm căn cứ để phê duyệt các dự án và sắp xếp trật tự ưu tiên đầu tư. Đồng thời, các dự án được phê duyệt phải nằm trong quy hoạch không gian và thời gian phát triển CSHT của quốc gia và địa phương. Đây là một công cụ quan trọng để từng bước khắc phục căn bệnh đầu tư dàn trải, kéo dài gây lãng phí lớn.

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trên phương diện xây dựng quy hoạch phát triển, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng công trình nhưng sau đó có thể nhượng lại cho tư nhân quản lý khai thác để thu hồi vốn đầu tư các công trình khác.

Cần phân bổ hiệu quả các nguồn vốn cho từng loại CSHT, cụ thể:

- Vốn từ NSNN vẫn sẽ là nguồn chủ yếu cho CSHT trong ít nhất 5-10 năm tới. Tuy nhiên, cần giảm tỷ trọng đầu tư từ NSNN mặc dù số tuyệt đối chi từ NSNN cho CSHT vẫn có thể tăng, và chỉ dành cho các dự án có ý nghĩa chiến lược song chậm thu hồi vốn, không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận không đáng kể. Còn đối với vốn ODA và nguồn vốn TPCP11, do được quản lý theo dự án nên cần giải quyết được 2 vấn đề cơ bản là lựa chọn dự án hiệu quả và bảo đảm nguồn trả nợ12.

- Không phân bổ vốn đầu tư nhà nước vào các ngành mà tư nhân trong nước có thể đầu tư như dịch vụ thương mại, nhà hàng, khách sạn v.v… Đầu tư tư nhân nên được khuyến khích vào những dự án CSHT có lợi nhuận thông qua việc cho phép khai thác sử dụng CSHT hay các công trình gắn với CSHT.

- Kết hợp với nguồn vốn ngoài Nhà nước khi nhu cầu tài chính vượt khả năng đầu tư của NSNN, song phải bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, bảo đảm khả năng trả nợ và cân đối được lợi ích giữa các bên tham gia thông qua hình thức PPP13 bên cạnh các phương pháp truyền thống khác như BT, BOT v.v…

Một phần của tài liệu Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020, thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 62)