Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý, giám sát và phân cấp đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020, thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 64)

63

- Đổi mới phương thức quản lý đầu tư công, tăng cường công khai minh bạch trong

hoạt động đầu tư công; nâng cao hiệu quả công tác giám sát, kiểm toán hoạt động đầu tư công .

-Thực hiện đổi mới phương thức quản lý đầu tư công, trong đó cần đặc biệt coi trọng nguyên tắc công khai minh bạch và giám sát độc lập.

-Nâng cao hiệu quả của công tác công khai ngân sách nói chung cũng như chi ngân sách nhà nước cho đầu tư công nói riêng.

-Tăng cường quản lý, giám sát, nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn NSNN. Đảm bảo hiệu quả đầu tư nhà nước từ xác định chủ trương, lập và duyệt dự án đến thực hiện dự án. Đề cao trách nhiệm giám sát của Quốc hội đối với các công trình trọng điểm quốc gia, của HĐND đối với các dự án đầu tư trên địa bàn; tăng cường giám sát cộng đồng, hoàn thiện cơ chế để người dân kiểm tra công việc có liên quan đến ngân sách, đất đai, tài sản của nhà nước.

3.2.3.b.Giải pháp về hoàn thiện thể chế và hệ thống văn bản pháp luật dành cho đầu tư công

-Nghiên cứu sửa đổi Luật ngân sách nhà nước cho phù hợp với yêu cầu cải cách và quản lý theo hướng tăng nguồn lực cho ngân sách địa phương để chủ động thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, cùng với tăng cường trách nhiệm trong quản lý nguồn lực tài chính của chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng nguồn lực được giao. Hoàn thiện khung pháp lý về phân công, phân cấp và hệ thống phân bổ NSNN. Xây dựng nguyên tắc, căn cứ lập dự toán chi đầu tư phát triển, bố trí vốn, thanh toán và quyết toán vốn nhằm đảm bảo tập trung vốn đầu tư hoàn thành công trình theo kế hoạch tài chính trung hạn và tiến độ công trình, giảm dần và tiến tới xóa bỏ tình trạng phân chia bình quân và dàn mỏng nguồn lực, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng.

-Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí xác định các ưu tiên ngân sách cũng như

64

loại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên để bảo đảm kinh phí thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

-Hoàn thiện khung pháp lý để xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi

tiêu trung hạn, xem kế hoạch chi đầu tư là một cấu phần của kế hoạch tài chính - ngân sách trung hạn, đảm bảo chi đầu tư công được giới hạn trong khả năng nguồn lực và thống nhất với các ưu tiên chính sách của Chính phủ. Qua đó, đảm bảo việc phân bổ nguồn lực hàng năm được định hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội trong trung và dài hạn, tăng cường tính tiên đoán, chủ động, tính hệ thống trong phân bổ nguồn lực.

Một phần của tài liệu Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020, thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 64)