Thực trạng cơ cấu nguồn vốn đầu tư công của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020, thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 29)

2.2.2.a.Nguồn vốn ngân sách nhà nước

Bảng2.3. Cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2005-2012 (%)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Đầu tư công/

Tổng đầu tư 47,1 45,7 37,2 33,9 40,6 38,1 38,9 37,8

Ngân sách 54,4 54,1 54,2 61,8 64,3 44,8 52,1 54,8

Tín dụng NN 22,3 14,5 15,4 13,5 14,1 36,6 33,4 45,2

DNNN 23,3 31,4 30,4 24,7 21,6 18,6 14,5

Vốn đầu tư từ NSNN hàng năm được phân bổ theo các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân theo các định mức, tiêu chí do Chính phủ quy định. Nguồn vốn NSNN tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường v.v… không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi vốn chậm; đầu tư vào các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không thể tham gia, vì hiệu quả kinh tế thấp. Số liệu những năm vừa qua cho thấy, chi NSNN cho đầu tư phát triển không ngừng tăng.

Bảng 2.4. Số liệu chi đầu tư phát triển từ NSNN( tỷ VNĐ).

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Chi đầu tư phát triển từ NSNN

28

Chi đầu tư xây dựng cơ bản

72.041 81.145 92.130 110.250 169.036 139.046

Nguồn: Bộ Tài chính, Báo cáo quyết toán NSNN.

Đầu tư phát triển từ NSNN trong những năm qua đã làm thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, song đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư từ NSNN cần xem xét mối tương quan giữa lượng vốn đã bỏ ra và kết quả đạt được (hệ số ICOR). Bảng số liệu dưới đây cho thấy hiệu quả đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2000-2007 là tương đối thấp so với Đài Loan (Trung Quốc) là 2,7 giai đoạn 1981 - 1990, Hàn Quốc là 3,2 (1981-1990), Nhật Bản 3,2

(1961-1970) và Trung Quốc 4,1 (1991-2003)6.

Vốn đầu tư của nền kinh tế có hiệu quả kém, chủ yếu là do đầu tư từ vốn NSNN, hệ số ICOR cho khu vực nhà nước là 7,8 (giai đoạn 2000-2007) cao hơn mức trung bình chung của nền kinh tế là 5,2.

2.2.2.b.Nguồn vốn trái phiếu chính phủ

Chủ trương tăng vốn cho đầu tư công từ nguồn trái phiếu chính phủ (TPCP) từ năm 2003 đến nay là một quyết định đúng đắn và có đóng góp quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc phân bổ vốn TPCP cho các dự án đầu tư công đã xuất hiện nhiều tồn tại và bất cập, cụ thể như sau:

Thứ nhất, nguồn vốn TPCP thực chất là nguồn vốn vay, ngân sách phải trả, nhưng lại để ngoài cân đối NSNN và phân bổ một cách độc lập với phân bổ dự toán chi NSNN; dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quản lý các nguồn vốn đầu tư phát triển.

Thứ hai, nhiều dự án đầu tư chưa hiệu quả có nguyên nhân ngay từ khâu quy hoạch thiê ́ u tâ ̀ m nhì n dài hạn và thươ ̀ ng xuyên thay đô ̉ i. Bản thân công tác khảo sát, lập, thẩm

29

định, xây dựng các dự án sử dụng vốn TPCP còn hạn chế, chưa tính toán chính xác tổng dự toán, thời gian triển khai và hoàn thành nên thường xuyên phải điều chỉnh mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật.

Thứ ba, việc điều hành, phân bổ và sử dụng nguồn vốn giữa các cấp còn nhiều hạn chế. Hiện nay các địa phương đã được phân cấp rộng hơn, quyết định đầu tư, tổng vốn đầu tư; Trung ương tổng hợp và bố trí vốn cho các địa phương. Cách phân bổ này chưa đạt được tiêu chí ưu tiên cho các địa phương, vùng miền khó khăn, hay cho các dự án đặc biệt cấp bách. Vì vậy, nhiều dự án chưa thực sự cấp bách vẫn được bố trí vốn trong khi một số công trình cấp thiết, cần triển khai nhanh đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả lại bố trí vốn nhỏ giọt, ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Thứ tư, tổng nguồn vốn TPCP tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến khả năng cân đối ngân sách và khả năng vay và trả nợ trong trung hạn. Một số lý do dẫn tới hiện tượng trên là: (i) Chính phủ liên tục bổ sung các mục tiêu sử dụng TPCP, nhất là trong giai đoạn 2008-2009 để thực hiện gói kích thích kinh tế; ( ii) cơ chế phân bổ nguồn vốn TPCP chưa hợp lý khi Chính phủ bố trí vốn và các Bộ, ngành, địa phương quyết định tổng mức đầu tư, dẫn đến hiện tượng các địa phương thường trình bổ sung danh mục hoặc bố trí vốn đầu tư dàn trải, thiếu tập trung làm cho nhu cầu vốn tăng vọt và Chính phủ luôn trong thế bị động khi phải đáp ứng đủ vốn; (iii) trong quátrình thực hiện dự án nảy sinh nhiều vấn đề như trượt giá

nguyên vật liệu, tăng giá nhân công, đền bùgiải phóng mặt bằng, thờì gian thi công kéo dài,

điề̀u chỉnh quy mô dựán7 v.v...

Một phần của tài liệu Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020, thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)