Một số giải pháp phát triển bền vững KCN tỉnh vĩnh phúc

41 460 0
Một số giải pháp phát triển bền vững KCN tỉnh vĩnh phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KCN 3 I. Khái quát chung về sự hình thành KCN 3 II. Đặc điểm, vai trò của KCN 4 1. Đặc điểm của KCN 4 2. Vai trò của KCN 5 3. Phân loại KCN theo tính chất ngành nghề và theo quy mô hoạt động. 6 4. Nguyên tắc bố trí các KCN 7 III. Cơ sở lý luận phát triển bền vững các KCN 7 1. Quan niệm về phát triển bền vững 7 2. Cơ sở lý luận phát triển bền vững các KCN 8 IV. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững các KCN 10 1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 10 2. Chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội của vùng 10 3. Cơ chế chính sách đối với sự phát triển bền vững các KCN 11 4. Nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng 11 V. Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững KCN 11 PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN TẠI VĨNH PHÚC 13 I. Giới thiệu chung về tỉnh Vĩnh Phúc 13 II. Đánh giá chung về sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 14 1. Đặc điểm kinh tế- văn hóa xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 14 2. Tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 15 III. Tình hình phát triển các KCN trên địa bàn Vĩnh Phúc 19 1. Giới thiêụ chung về các KCN 19 2. Thực trạng phát triển nội tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc 20 3. Tác động lan tỏa của quá trình phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 23 4. Những bất cập cần được giải quyết trong quá trình phát triển các KCN: 27 PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KCN CỦA TỈNH VĨNH PHÚC 30 1 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Khu công nghiệp có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một địa phương, vùng hoặc một quốc gia, vì KCN là nơi tập trung các nguồn vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; thúc đẩy CDCC lao động, CDCC kinh tế theo hướng tích cực; góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái… Tuy nhiên trong quá trình phát triển KCN có những hạn chế, không đảm bảo yếu tố phát triển bền vững như: việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên lãng phí, làm suy kiệt nguồn tài nguyên, tác động xấu đến môi trường sống; việc đầu tư vào các KCN dàn trải do không có quy hoạch phát triển tốt đã không giải quyết tốt vấn đề việc làm, vấn đề phát triển các đô thị và các ngành cung cấp dịch vụ xung quanh KCN không được quan tâm… sẽ là những nguy cơ bất lợi cho sự phát triển bền vững nền kinh tế- xã hội. Do vậy việc tìm ra các giải pháp để xây dựng và phát triển các KCN một cách hợp lý, hiệu quả, không tác động xấu đến môi trường sống và hệ sinh thái xung quanh khu vực có KCN nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của quá trình phát triển bền vững là hết sức cần thiết và mang tính thường trực cần được quan tâm đúng mức, đặc biệt trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO vào năm 2007. Từ tính cấp thiết đã nêu trên cùng với khả năng tiếp cận thông tin trong quá trình thực tập tại Sở KH& ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, Em mạnh dạn chọn đề tài: “Một Số Giải Pháp phát triển bền vững KCN tỉnh Vĩnh Phúc “ Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của cán bộ quý cơ quan nơi em được thực tập, đặc biệt là sự chỉ đạo hướng dẫn tận tình của Thầy giáo- Ths. Bùi Đức Tuân đã giúp em hoàn thành đề tài này! Mặc dù đã rất cố gắng, song không thể thiếu những khiếm khuyết về nội dung của đề tài, Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến và sự thông cảm của quý Thầy( Cô) để em hoàn thành tốt đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! 2 PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KCN I. Khái quát chung về sự hình thành KCN Theo Nghị Định của Chính Phủ số 29/ 2008/ NĐ- CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thì khái niệm khu công nghiệp được hiểu như sau: Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có danh giới địa lý xác định được thành lập theo điều kiện trình tự và thủ tục theo quy định của chính phủ. Các KCN bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 18, khi các nước tư bản phát triển bắt đầu quan tâm việc mở rộng thương mại quốc tế, đặc biệt vào nửa cuối thế kỷ XX cá khu công nghiệp trên thế giới phát triển mạnh mẽ khi các nước tư bản phát triển đang cạnh tranh mạnh mẽ trong các cuộc chiến tìm kiếm thị trường và trnh giành đòi phân chia lại thị trường thế giới. Ở giai đoạn này tại các nước phát triển đã đạt trình độ cao biểu hiện: vốn có hiện tượng thừa, giá nhân công cao, tài nguyên trở nên khan hiếm hơn tất cả những điều này đã làm cho chi phí sản xuất tăng cao dẫn đến lợi nhuận của các nhà tư bản giảm. Trong khi đó tại các nước đang phát triển thì lại có nguồn tài nguyên dồi dào và phong phú, có quy mô dân số đông và trẻ … nhưng lại thiếu vốn và công nghệ hiện đại do nguồn vốn tích lũy trong nước và nhận viện trợ còn ở mức thấp và chưa được sử dụng một cách hiệu quả, năng lực quản lý còn bị hạn chế. Phát triển kinh tế đất nước là mục tiêu của hầu hết các quốc gia đang phát triển, Chính Phủ các nước này nhận thấy xu thế tất yếu là phải mở cửa thị trường trong nước, tăng cường thu hút đầu tư nhằm tận dụng tốt mọi nguồn lực cho phát triển bao gồm cả nguồn vốn trong nước và đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào các nước này cùng với khả năng tiếp cận với công nghệ hiện đại, trình độ quản lý hiệu quả… Giúp các nước này thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa- hiện đại hóa nền kinh tế trong nước và có đủ sức mạnh tham gia tốt quá trình phân công lao động thế giới ngày càng thể hiện rõ nét. 3 Với những điều kiện thông thoáng về cơ chế chính sách từ phía chính phủ các nước đang phát triển, cùng với đó là khả năng tiết kiệm chi phí trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất và tiềm năng về một thị trường tiêu thụ sản phẩm đã thu hút được sự quan tâm đầu tư của các nhà tư bản từ các nước phát triển đổ vốn vào nhằm tận dụng lợi thế so sánh của các nước đang phát triển. Như vậy là có điểm gặp nhau giữa nhu cầu về dịch chuyển vốn đầu tư và sức hấp dẫn của thị trường tiêu thụ tiềm năng giữa các nước phát triển và các nước kém phát triển. Để phát triển kinh tế tại các nước kém phát triển thì phải thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước mà việc phát triển các khu công nghiệp là một trong số các nhân tố quan trọng trong quá trình đó. Vậy sự xuất hiện và phát triển các mô hình khu công nghiệp dưới nhiều hình thức là một tất yếu khách quan đã được thừa nhận và cần vận dụng phù hợp với bối cảnh của từng quốc gia và từng địa phương trong mỗi quốc gia. II. Đặc điểm, vai trò của KCN 1. Đặc điểm của KCN Là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp vào một địa điểm có giới hạn diện tích rõ ràng, cùng sử dụng cơ sở hạ tầng với mức phí là như nhau xét trong phạm vi cùng một KCN. Tại đây các doanh nghiệp có cơ hội tiết kiệm được chi phí sản xuất do khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu tại chỗ( sử dụng đầu ra của nhà máy này để làm nguyên vật liệu cho nhà máy kia), từ đó nâng cao sức cạnh tranh của thành phẩm trên thị trường tiêu dùng. Các KCN hoạt động theo quy định chung của Chính phủ đã ban hành trong các văn bản pháp luật, bên cạnh đó có nhiều chính sách ưu đãi của Chính Phủ, nhưng đồng thời cũng có những chính sách hỗ trợ ưu tiên phát triển của các cấp các ngành ở chính quyền địa phương. Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng chủ yếu từ nước ngoài đổ vào dưới dạng FDI hoặc do các tổ chức, cá nhân trong nước tham gia xây dựng dưới dạnh DDI. Có nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu cùng tồn tại và hoạt động trong một KCN theo những điều kiện bình đẳng với nhau và Sản phẩm của các cơ sở sản xuất này phần lớn dành cho xuất khẩu ra ngoài phạm 4 vi quốc gia. Điều này góp phần cải thiện thâm hụt cán cân thương mại quốc tế do có sự gia tăng nguồn thu ngoại tệ. Cơ chế quản lý kinh tế trong các KCN phụ thuộc nhiều vào sự điều tiết của thị trường, song sự điều chỉnh bằng các chính sách vĩ mô từ phía chính phủ là rất quan trọng đối với sự phát triển của các KCN đặc biệt là công tác xúc tiến và cải thiện môi trường đầu tư. 2. Vai trò của KCN KCN có vai trò tiên phong trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, là nơi thử nghiệm các chính sách mới đặc biệt là chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách thu hút vốn đầu tư. Là trọng điểm kinh tế của địa phương, đóng góp lớn cho ngân sách, mở mang ngành nghề mới, là khu vực tạo ra nhiều việc làm mới…góp phần thúc đẩy sự hình thành các khu dân cư, khu đô thị mới kéo theo sự phát triển các ngành cung cấp dịch vụ mới đáp ứng các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tạo điều kiện công nghiệp phụ trợ phát triển, tạo đà phát triển các ngành dịch vụ: Dịch vụ công nghiệp, tài chính- ngân hàng, dịch vụ lao động…giúp sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của địa phương. Là nơi sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, do hoàn cảnh chung ở các nước đang phát triển là thiếu vốn nên khong thể cùng một lúc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Việc phát triển KCN sẽ giúp tập trung nguồn lực vốn rất hạn hẹp vào một số khu vực trọng điểm có nhiều lợi thế hơn so với các khu vực khác trong quá trình CNH- HĐH. Tạo điều kiện thắt chặt mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài hàng rào KCN; Là cầu nối, cửa ngõ khai thông nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy thực hiện tốt quá trình tham gia vào phân công lao động quốc tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. KCN được coi là đầu tàu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng CN-XD và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. KCn phát triển làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường góp phần tăng tỷ trọng xuất khẩu cùng với đó là tăng nguồn thu ngoại tệ. là nơi tiếp nhận vốn và công nghệ hiện đại từ các nước công nghiệp phát triển tạo điều kiện thuận lợi trong đổi mới trang thiết bị, khả năng quản lý được nâng cao theo hướng hiệu quả hơn. 5 Là cầu nối nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, đem lại lợi ích cho cả nước nhận đầu tư và cả nhà đầu tư.KCN là nơi sản xuất ra hàng hoá hướng ra thị trường thế giới, là cửa ngõ khai thông kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, góp phần đẩy nhanh quá trình tham gia vào phân công lao động quốc tế, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. KCN là công cụ hướng đến phát triển bền vững, việc phát triển các KCN đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề một cách đồng bộ như: quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng đất đai hiệu quả nâng cao kỹ năng lao động bảo vệ môi trường, đô thị hoá theo hướng văn minh…. Thực hiện tốt những điều trên chính là giải quyết một phần quan trọng những đòi hỏi được đặt ra của quá trình phát triển bền vững nền kinh tế- xã hội của địa phương và của quốc gia. 3. Phân loại KCN theo tính chất ngành nghề và theo quy mô hoạt động Tuỳ theo vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của từng vùng từng địa phương để xác định quy mô và loại hình doanh nghiệp: Đối với các thành phố lớn và ở các vùng đô thị nên hình thành KCN có quy mô từ 100ha- 300ha với mục tiêu thu hút FDI. Với mục tiêu di dời các cơ sở công nghiệp trong nội thành vào các KCN thì quy mô thường không vượt quá 100ha, chủ đầu tư là các doanh nghiệp có vốn DDI. Đối với các tỉnh nằm liền kề các thành phố lớn nếu: - phát triển theo mục tiêu thu hút FDI thì quy mô nên ở mức 200ha- 400ha - nếu phát triển KCN nhằm phát huy nội lực bằng cách khai thác thế mạnh của địa phương, thì quy mô thường trên 100ha. Chủ đầu tư là các doanh nghiệp DDI. - Vùng có cảng biển và khả năng tiếp cận tốt với nguồn nguyên liệu nên phát triển các KCN nặng với quy mô từ 300ha- 500ha. Thường do các doanh nghiệp liên doanh làm chủ đầu tư. Căn cứ vào tính chất ngành nghề và mục đích sản xuất, có các loại hình KCN: KCX là nơi chỉ sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu. 6 KCN là nơi sản xuất các sản phẩm cung cấp cho cả thị trường trong nước và thị trường thế giới. KCNC là khu công nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại. Ngoài ra phân ra các loại hình KCN: KCN đa ngành, KCN chuyên ngành, KCN sinh thái, KCN hỗn hợp…. 4. Nguyên tắc bố trí các KCN KCN phải đặt cuối hướng gió, cuối nguồn nước nếu gần sông. Nơi đặt KCN phải đáp ứng được các nhu cầu về giao thông, cung cấp điện nước phục vụ sản xuất và các dịch vụ có liên quan đến phát triển bền vững các KCN. Các nhà máy có chất thải độc hại đối với môi trường và sức khoẻ con người thì cần phải có khoảng cách ly theo tiêu chuẩn:loại công nghiệp có chất thải độc hại cấp I: cách tối thiểu 1000m; cấp II: tối thiểu 300m; cấp III tối thiểu 100m; cấp IV tối thiểu 50m. Các KCN có chất phóng xạ, sản xuất chất cháy nổ, phải đặt ngoài phạm vi đô thị và đan cư sinh sống đồng thời phải đảm bảo các điều kiện an toàn theo tiêu chuẩn của các cấp có thẩm quyền quy định. Khoảng cách ly nên trông nhiều cây xanh sẽ góp phần giảm tác hại về tiếng ồn, khói bụi và cải thiện môi trường tự nhiên. III. Cơ sở lý luận phát triển bền vững các KCN 1. Quan niệm về phát triển bền vững Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là: - tăng trưởng kinh tế ổn định - thực hiện tốt tiến bộ- công bằng xã hội - khai thác, sử dụng tiết kiệm- hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. - Đảm bảo tốt các nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong tương lai. Sự phát triển bền vững của một quốc gia thể hiện: 7 Có tốc độ tăng trưởng GDP và GDP/ Người đạt mức cao và ổn định; thường tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức bình quân 5%/ năm. Cơ cấu đóng góp vào GDP theo hướng tỷ trọng đóng góp của CN-XD và dịch vụ chiếm ưu thế so với ngành nông nghiệp. Công bằng xã hội được thực hiện, phân hoá giàu nghèo được giữ ở mức hợp lý, môi trường sống được bảo vệ và cải thiện ngày càng tốt hơn. Quá trình sản xuất kinh doanh được áp dụng công nghệ hiện đại, sử dụng nguồn lực hiệu quả và tiết kiệm, sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Công tác quy hoạch cân đối nguồn lực cho phát triển phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế phát triển. 2. Cơ sở lý luận phát triển bền vững các KCN Phát triển bền vững KCN là quá trình duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN duy trì ở mức cao và ổn định; dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn và công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời phải sử dụng các yếu tố đầu vào sản xuất hiệu quả nhất trên phương diện tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, có các biện pháp thiết thực để tái tạo cải thiện tài nguyên, bảo vệ môi trường sông và hệ sinh thái xung quanh khu vực có KCN. KCN góp phần thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập cho người lao động, đóng góp cho phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, góp phần CDCC kinh tế, CDCC lao động theo hướng tích cực, phát triển các KĐT mới, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn… Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu phát triển hàng đầu của mỗi quốc gia, trong quá trình đó xảy ra tình trạng tài nguyên bị sử dụng lãng phí, môi trường sống bị ô nhiễm và không được đảm bảo, bất bình đẳng diễn ra ngày càng sâu sắc do nhóm người yếu thế trong xã hội không được tiếp cận đầy đủ với các nhu cầu tối thiểu cho sự phát triển. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế chính là phục vụ và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn để mọi người đều có cơ hội phát triển đầy đủ khả năng của mình trong một xã hội công bằng và văn minh. 8 Vì vậy phát triển bền vữngmột tất yếu khách quan trong tiến trình lịch sử phát triển của loài người, cần được vận dụng tốt và phù hợp với hoàn canh riêng của từng địa phương, của từng quốc gia. Mặt khác, có một thực tế tồn tại là tại các nước đang phát triển nhu cầu về vốn và công nghệ hiện đại phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH là rất lớn, trong khi đó các nước này lại có lợi thế về đất đai, nguồn lao động trẻ và dồi dào, tài nguyên đa dạng và phong phú. Tất yếu có sự gặp nhau về mặt lợi ích giữa nhà đầu tư và các nước đang phát triển, và mô hình phát triển các KCN có thể thoả mãn những nhu cầu này. Vì vậy sự ra đời và phát triển các KCNmột tất yếu đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của vùng và quốc gia. Sự phát triển bền vững của KCN thể hiện: - các doanh nghiệp trong KCN có năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng cao và ổn định - sử dụng dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu và thân thiện với môi trường. Sản phẩm có chất lượng cao và có sức cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu thị trường. - Đội ngũ quản lý và công nhân kỹ thuật có trình độ đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, xây dựng được một văn hoá doanh nghiệp vững mạnh. - Có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống xung quanh. - Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động, giải quyết tốt vấn đề việc làm cho các đối tượng có liên quan. Tích cực nâng cao chất lượng chất lượng sống của người lao động cả về vật chất và tinh thần. công tác quy hoạch phát triển KCN phải phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài, đảm bảo khai thác và phát huy lợi thế so sánh của từng khu vực. Cần cân đối tốt các yếu tố về nhu cầu nguồn lực giành cho phát triển kinh tế với các vấn đề bảo vệ môi trường và thực hiện công bằng xã hội. Quy hoạch phát triển KCN phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển đô thị, phát triển các ngành dịch vụ phát triển, có như vậy mới tăng sức hút của KCN đối với nhà đầu tư. Đồng thời chú ý đến chính sách chuyển dần KCN từ các vùng có thế mạnh dang các vùng có ít lợi thế hơn. Như vậy để phát triển bền vững các KCN cần đảm bảo hai yếu tố: - một là, bền vững trong nội tại các KCN - hai là, bền vững lan tỏa ra ngoài hàng rào KCN 9 Bản thân các KCN phải được đặt ở những vị trí thích hợp, có tính chiến lược lâu dài, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ đặc biệt là phải có khu xử lý chất thải tập trung. Phải đảm bảo việc giữ vững và cải thiện môi trường sinh thái khu vực trong cũng như ngoài hàng rào KCN. Về tình hình thu hút đầu tư khả quan, các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tạo ra nhiều công ăn việc làm mới, đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương… Có sự đấu nối, kết hợp hài hòa hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội như: BCVT, giao thông, điện, nước, nhà hàng, khách sạn, nhà ở cho công nhân, bệnh viện, trường học…. Một KCN trong quá trình xây dựng và phát triển phải chứa đựng những yếu tố trên thì mới được coi là KCN phát triển theo hướng bền vững. IV. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững các KCN 1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Đây là hai trong các yếu tố quyết định đến sự thành công của KCN. Vị trí đặt KCN thuận lợi sẽ đảm bảo cho hoạt động lưu thông hàng hóa đồng thời giảm chi phí vận chuyển giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Khí hậu, thời tiết, địa chất, khả năng cung cấp nguyên liệu của vùng cũng tác động quan trọng đến sự thu hút vốn đầu tư cho phát triển KCN. Quy mô quy đất tự nhiên giành cho phát triển KCN sẽ tạo ra khả năng mở rộng quy mô sản xuất của KCN trong tương lai, tạo cơ hội tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển theo hướng hiệu quả. Điều này lại làm gia tăng uy tín của KCN đối với nhà đầu tư. 2. Chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội của vùng Các KCN phải nằm trong khu vực được hưởng ưu đãi chính sách của nhà nước, vùng và địa phương. Được các cấp, ban ngành tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KCN. 10 [...]... min nỳi 1- Vị trí địa lý: Vĩnh Phúc một tỉnh thuộc vùng châu thổ Sông Hồng - Miền Bắc Việt Nam: Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang Phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên Phía Đông Nam giáp Thủ đô Hà Nội Phía Nam giáp tỉnh Hà Tây Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ Tỉnh Vĩnh Phúc có 1 lợi thế "trời cho" là tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và gần Sân bay Quốc tế nội bài Trên địa phận của tỉnh có đờng sắt Hà Nội -... trin cỏc KCN trờn a bn Vnh Phỳc 1 Gii thiờ chung v cỏc KCN Tớnh n thi im kt thỳc nm 2008, sau khi chia tỏch huyn Mờ Linh v H Ni Trờn a bn tnh Vnh Phỳc ó cú 9 KCN c Th Tng Chớnh Ph phờ duyt ch trng u t vi tng din tớch 2284ha chim 1,85% ton b din tớch , C 9 khu cụng nghip hin nay u ó cú ch u t h tng trong ú cú: - 5 KCN ó cú quyt nh thnh lp v ang hot ng: KCN Kim Hoa (50ha ); KCN Khai Quang (262ha); KCN Bỡnh... Bỡnh Xuyờn I ( 271 ha); KCN Bỏ Thin I ( 327ha); KCN Bỡnh Xuyờn II (485,1 ha) Vi tng din tớch t cụng nghip cú th cho thuờ ca 5 khu cụng nghip ó c thnh lp l 596 ha cú t l lp y chung t 44,4% ; - 4 khu cụng nghip ó c th tng chp thun ch trng u t l 889 ha: KCN B ỏ Thin II (308ha), KCN Sn Lụi( 300ha), KCN Bỡnh Xuyờn II( 485,1ha), KCN Chn Hng (131.31ha) Theo ỏn quy hoch phỏt trin cỏc KCN trren a bn tnh, nh... ngoi KCN thc hin theo giỏ tha thun ó tỏc ng ln n cụng tỏc bi thng trong cỏc KCN; cụng tỏc cp t dch v v xõy dng cỏc khu tỏi nh c mt s khu vc cũn trin khai chm 22 Nm 2008, c s ch o tớch cc ca UBND tnh v cụng tỏc GPMB, ó thc hin gii phúng c 182,79ha C th: KCN Hp Thnh ( 33,39ha/ 128ha); KCN Bỡnh Xuyờn II( 86ha/ 128ha); KCN Bỏ Thin ( 28 ha/ 29,3 ha) ó xõy dng c 172 nh tm c cỏc h dõn tiờu chun tỏi nh c; KCN. .. 74,1%; t l vn u t thc hin xõy dng h tng KCN t 54,56% mc 156,04 t ng Trm x lý nc thi giai on I vi cụng sut 1800m 3/ ngy ờm, ó hon thnh nhng vn cha th hot ng do ch u t cha hon chnh h s thu hi v giao t cho cỏc trm trung chuyn, thu gom nc thi khu vc phớa bc KCN KCN Kim Hoa: T l lp y t 100% giai on I, t l vn thc hin xõy dng h tng KCN t 64,9% mc 61 t ng, mt phn din tớch KCN nm trờn a bn huyn Mờ Linh ang c... lý nc thi giai an II cha c trin khai xõy dng do cú vng mc v th tc t ai KCN Bỏ Thin: t l lp y t 56,9%; ch u t l cụng ty TNHH compal Vit Nam, t l vn thc hin xõy dng h tng KCN t 4,87% mc 3,82 triu $ ch yu ang giai on san nn v lm ng KCN Bỡnh Xuyờn II: t l lp y KCN t 65,8%; ch u t l tp on KHKT Hng Hi- i Loan t l vn thc hin u t h tng KCN t 2% mc 2 triu $ Ch yu ang giai on san lp mt bng V bi thng gii phúng... 2.724,96ha 3- Thời tiết và khí hậu: + Nhiệt độ trung bình năm 2005 + Số giờ nắng trong năm 2005: + Lợng ma trong năm 2005: + Độ ẩm trung bình năm 2005: : 23,2oC 1.407,7 giờ 1.484,2 giờ 82,3% 13 3- Dân số: 1,169 triệu ngời, trong đó: nam: 566.137 ngời; nữ: 602.930 ngời Mật độ dân số: 852 ngời/ km2; Dân số thành thị: 195.151 = 18,3%; Dân số nông thôn: 973.916 = 81,7% Lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi... vic thu hỳt u t Mt KCN thnh cụng trong thu hỳt u t cú th t t l lp y 100%, tc l ton b din tớch dựng lm nh x ng phc v sn xut v kinh doanh ó cú nh u t ang hot ng hoc ang trin khai thc hin cam kt u t 2 S d ỏn u t: l mt trong cỏc ch tiờu dựng so sỏnh hiu qu khai thỏc gia cỏc KCN vi nhau c cu ngnh kinh t tớnh trong tng s d ỏn u t vo mt KCN phn ỏnh mc chuyờn mụn húa v th mnh riờng ca KCN ú 3 T ng mc vn... vn u t vo KCN ln s gúp phn nõng cao uy tớn ca KCN trong quỏ trỡnh kờu gi nh u t Trong ú cú: t l vn thc hin/ vn cam kt th hin tỡnh hỡnh phỏt trin trong thc t ca cỏc d ỏn cam kt ti cỏc KCN 4 t l vn u t trờn mt din tớch t cụng nghip = Tng vn u t/ tng din tớch t cụng nghip Dựng xỏc nh tớnh hp dn trong thu hỳt vn, cú th dựng ch tiờu ny so sỏnh tớnh hiu qu trong khai thỏc v s dng mt bng gia cỏc KCN v i... ng lm vic trong cỏc KCN, c dựng ỏnh giỏ kh nng thu hỳt lao ng v gii quyt vic lm ca cỏc KCN õy l mt ch tiờu dựng ỏnh giỏ tỏc ng lan ta ca vic phỏt trin cỏc KCN 6 T l vn u t bỡnh quõn trờn mt cụng nhõn = Tng vn u t / tng s lao ng Ch tiờu ny c dựng xỏc nh trỡnh khoa hc cụng ngh c ỏp dng vo quỏ trỡnh sn xut kinh doanh ca doanh nghip 7 Phn trm úng gúp vo GDP = Tng giỏ tr gia tng ca KCN / tng GDP Ch tiờu . bất cập cần được giải quyết trong quá trình phát triển các KCN: 27 PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KCN CỦA TỈNH VĨNH PHÚC 30 1 LỜI MỞ. trình thực tập tại Sở KH& ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, Em mạnh dạn chọn đề tài: Một Số Giải Pháp phát triển bền vững KCN tỉnh Vĩnh Phúc “ Em xin chân thành cảm

Ngày đăng: 11/01/2014, 11:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KCN

    • I. Khái quát chung về sự hình thành KCN

    • II. Đặc điểm, vai trò của KCN

      • 1. Đặc điểm của KCN

      • 2. Vai trò của KCN

      • 3. Phân loại KCN theo tính chất ngành nghề và theo quy mô hoạt động

      • 4. Nguyên tắc bố trí các KCN

      • III. Cơ sở lý luận phát triển bền vững các KCN

        • 1. Quan niệm về phát triển bền vững

        • 2. Cơ sở lý luận phát triển bền vững các KCN

        • IV. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững các KCN

          • 1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

          • 2. Chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội của vùng

          • 3. Cơ chế chính sách đối với sự phát triển bền vững các KCN

          • 4. Nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng

          • V. Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững KCN

          • PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN TẠI VĨNH PHÚC

            • I. Giới thiệu chung về tỉnh Vĩnh Phúc

            • II. Đánh giá chung về sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

              • 1. Đặc điểm kinh tế- văn hóa xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

              • 2. Tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

              • III. Tình hình phát triển các KCN trên địa bàn Vĩnh Phúc

                • 1. Giới thiêụ chung về các KCN

                • 2. Thực trạng phát triển nội tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

                • 3. Tác động lan tỏa của quá trình phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

                  • 3.1. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế:

                  • 3.2. Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan