Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
584,2 KB
Nội dung
Nhóm: Đoàn Kết GVPT: TS. Nguyễn Kim Dung MỤC LỤC Phần I. Thông tin nhóm 1. Các thành viên ST T MSHV Họ tên Email Chức vụ 1 CH1101150 Lê Nhựt Trường lenhuttruong@mku.edu.vn Nhóm Trưởng 2 CH1101119 Trần Quang Phát phattq@uef.edu.vn Thư ký 3 CH1101098 Nguyễn Ngọc Lâm lamnn@uef.edu.vn Thành viên 4 CH1101130 Tăng Chí Tâm tamtc@uef.edu.vn Thành viên 5 CH1101082 Mai Ngọc Hải haimn@uef.edu.vn Thành viên 6 CH1101070 Nguyễn Văn Chung ngvanchung@gmail.com Thành viên 2. Phân công công việc STT Họ tên Nhiệm vụ 1 Lê Nhựt Trường - Nghiên cứu lĩnh vực "ưu và nhược điểm của việc dạyhọc E-learning" - Chuẩn bị cho buổi trình bày (nội dung, kỹ thuật, công cụ ) 2 Trần Quang Phát - Nghiên cứu lĩnh vực: "Cách thức dạyhọc E- learning có hiệu quả" - Soạn thảo phần slide trình chiếu 3 Nguyễn Ngọc Lâm - Nghiên cứu lĩnh vực: "Vai trò, kỹ năng của người dạy và người học E-Learning" - Soạn thảo phần Document Word 4 Tăng Chí Tâm - Nghiên cứu lĩnh vực: "những điều cần thiết để dạy và học E-Learning". - Chuẩn bị cho buổi trình bày (nội dung, kỹ thuật, công cụ ) 5 Mai Ngọc Hải Nghiên cứu lĩnh vực: "cách thức tổ chức lớp học E- Learning", so sánh E-Learning với các phương pháp giáo dục truyền thống. - Soạn thảo phần Document Word 6 Nguyễn Văn Chung Nghiên cứu lĩnh vực:"Tìm hiểu các phần mềm giảng dạy E-Learning". Đề tài “Dạy Họctheo E-Learning” 1 Nhóm: Đoàn Kết GVPT: TS. Nguyễn Kim Dung Phần II. Nội dung 1. Tổng quan về E-Learning 1.1. E-Learning là gì? E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-Learning. Điển hình trong số rất nhiều khái niệm về E-Learning là: - E-Learning chính là sự hội tụ của học tập Internet. (Howard Block, Bank of America Securities) - E-Learning là hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet, theo cách tương tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học. (Resta and Patru (2010) in the UNESCO publication) Hai phát biểu trên đều cho rằng, tất cả những gì được gọi là E-Learning đều phải liên quan tới Internet. Nghĩa là, không sử dụng Internet thì không được coi là E- Learning. Với định nghĩa thứ hai, ngoài yếu tố công nghệ, tác giả còn nhấn mạnh đến yếu tố nền tảng là phương pháp dạyhọc được sử dụng trong quá trình thiết kế, triển khai các hoạt động dạyhọc qua E-Learning. - E-Learning là việc sử dụng công nghệ mạng để thiết kế, cung cấp, lựa chọn, quản trị và mở rộng việc học tập. (Elliott Masie,The Masie Center) - E-Learning là việc sử dụng sức mạnh của mạng để cho phép học tập ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. (Arista) Hai định nghĩa trên có sự mở rộng về hạ tầng công nghệ thông tin của E- Learning. Đó là, ngoài Internet, các hệ thống thông tin truyền thông chỉ cần có yếu tố mạng cũng được coi là cơ sở công nghệ của E-Learning. - E-Learning là việc cung cấp nội dung thông qua tất cả các phương tiện điện tử bao gồm Internet, Intranet, trạm phát vệ tinh, video, hình ảnh tương tác và CD- ROM. (Connie Weggen WR Hambrecht & Co) - E-Learning bao gồm tất cả các dạng điện tử (form of electronics) hỗ trợ việc dạy và việc học. Các hệ thống thông tin và truyền thông có hoặc không kết nối mạng được dùng như một phương tiện để thực hiện quá trình học tập. (Wikipedia) Đề tài “Dạy Họctheo E-Learning” 2 Nhóm: Đoàn Kết GVPT: TS. Nguyễn Kim Dung Hai định nghĩa này có nội hàm rộng nhất về hạ tầng kỹ thuật trong E-Learning. Theo đó, các dạng có yếu tố điện tử được sử dụng để hỗ trợ dạyhọc đều được coi là E- Learning. Như vậy, với những quan niệm khác nhau về E-Learning, chúng ta sẽ có những đặc điểm khác nhau, cách thức dạyhọc cũng diễn ra khác nhau, hạ tầng công nghệ, cách thức triển khai, … cũng khác nhau. Do vậy, trong bài báo cáo này chúng ta cần thống nhất một khái niệm để khoanh vùng E-Learning, dựa trên cơ sở là đề cập tới nội dung mang tính trọn vẹn, có ích nhất cho người học. Chúng ta có thể hiểu E-Learning là: một hình thức học tập thông qua mạng internet dưới dạng các khóa học và được quản lý bởi các hệ thống quản lý học tập đảm bảo sự tương tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học. 1.2. Đặc điểm của E-Learning Học mọi lúc mọi nơi. Thật vậy với sự phát triển mạnh mẽ của internet đã xóa dần khoảng cách về thời gian và không gian cho E-Learning. Một khóa học được truyền tải lên mạng internet tới máy tính của bạn. Điều này cho phép bạn học bất cứ khi nào và bất cử ở đâu. Tài liệu học hấp dẫn. Với sự hỗ trợ của công nghệ Multimedia, những bài giảng tích hợp chữ, hình ảnh minh hoạ, âm thanh tăng thêm tính hấp dẫn của bài học. Bạn không chỉ nghe giảng mà còn được xem những ví dụ minh hoạ trực quan, thậm chí còn có thể tiến hành tương tác với bài học nên khả năng nắm bắt kiến thức cũng tăng lên đáng kể. Tài liệu giấy được biên soạn thành tài liệu điển tử, kết hợp hình ảnh, âm thanh sinh động làm cho bài giảng trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người học. Hình 1.1 Minh họa tài liệu E-Learning Người học là chủ đạo. Người tham gia vào loại hình đào tạo E-Learning tự kiểm soát tốc độ học, công cụ học tập, địa điểm học cũng như khối lượng kiến thức mà Đề tài “Dạy Họctheo E-Learning” 3 Nhóm: Đoàn Kết GVPT: TS. Nguyễn Kim Dung họ muốn thu nhận, họ được tự mình quyết định cách thức thu nhận kiến thức, kỹ năng và khả năng phù hợp với phong cách học của chính mình. Cập nhật mới nhanh. Nội dung khóa học thường xuyên được cập nhật và đổi mới nhanh chóng nhằm đáp ứng, phù hợp tốt nhất cho người học. Học có sự hợp tác, phối hợp. Các học viên có thể dễ dàng trao đổi với nhau và với giảng viên qua mạng trong quá trình học. Với các công cụ CNTT hỗ trợ mạnh mẽ như chat, skype, forum, …thì việc trao đổi là rất dễ dàng và thuận tiện. E-Learning là một loại hình đào tạo năng động. Nội dung thông tin mang tính thời đại, thực tế, không phải là những thông tin cũ hoặc “những thông tin ít phổ biến”. E-Learning là hoạt động thực tế. Bạn học những kiến thức mình cần vào thời điểm nào bạn cần. E-Learning là một loại hình đào tạo mang tính cá nhân. Mỗi học viên của chương trình đào tạo E-Learning lựa chọn các hoạt động từ danh mục cơ hội học tập cá nhân liên quan trực tiếp nhất tới kiến thức nền tảng, nhiệm vụ và công việc của mình tại thời điểm đó. E-Learning là loại hình đào tạo tổng quát. E-Learning cung cấp các hoạt động đào tạo từ rất nhiều nguồn khác nhau, bao gồm tất cả các chủ đề có thể nghĩ ra được, cho phép học viên lựa chọn dạng thức hoặc phương pháp học tập hoặc nhà cung cấp dịch vụ đào tạo tùy ý. E-Learning là loại hình đào tạo hiệu quả. E-Learning cho phép học viên tương tác với công cụ học tập để có thể ghi nhớ được tối đa khối lượng kiến thức đã học được. E-Learning là loại hình đào tạo tiết kiệm thời gian. E-Learning cho phép học viên có thể học với tốc độ hiệu quả nhanh nhất có thể. Loại hình đào tạo E-Learning tự học giúp cho học viên ghi nhớ kiến thức nhanh hơn thông qua tính tương tác của nó, cho phép học viên tăng tốc độ học thông qua các công cụ học tập mà họ đã quen thuộc và tiếp nhận những công cụ học tập mà họ ít sử dụng nhất. 1.3. Mô hình E-Learning Xây dựng kịch bản, đề cương, nội dung môn học Ban quản trị hệ thống Đề tài “Dạy Họctheo E-Learning” 4 Nhóm: Đoàn Kết GVPT: TS. Nguyễn Kim Dung Giáo viên Học viên Công cụ hỗ trợ thiết kế Công cụ hỗ trợ hệ thống (internet, máy tính, âm thanh, …) Hệ thống quản lý học tập E-Learning Hình 1.2 Mô hình E-Learning • Giáo viên: Xây dựng kịch bản, đề cương và nội dung phù hợp với môn học. Sử dụng một số công cụ hỗ trợ thiết kế nội dung môn học sinh động, khái quát và dễ tiếp thu nhất (multimedia, flash, power point, …) Cần sự hỗ trợ của hệ thống quản lý học tập theo E-Learning để truyền tải bài giảng tới học viên • Hệ thống quản lý học tập E-Learning: Cần phải có ban quản trị hệ thống để đảm bảo hoạt động giảng dạy, học tập ổng định và hiệu quả. Để hoạt động tốt thì hệ thống quản lý học tập cần được trang bị một số công cụ hỗ trợ như: máy tính, internet, âm thanh, video, microphone, • Học viên: Giao tiếp với hệ thống quản lý học tập E-Learning để học tập, trao đổi, thảo luận về môn học mà mình quan tâm. Học viên có thể chọn khóa học mà mình yêu thích, chọn thời gian học phù hợp với mình. Có thể tải tài liệu về học mọi lúc, mọi nơi. Khi gặp các vấn đề khó Đề tài “Dạy Họctheo E-Learning” 5 Nhóm: Đoàn Kết GVPT: TS. Nguyễn Kim Dung khăn cần thảo luận, hỏi ý kiến thì học viên có thể trao đổi với nhau, hoặc hỏi giảng viên, những thắc mắc khó khăn của học viên sẽ được trả lời nhanh chóng. 1.4. Hiện trạng triển khai E-Learning tại Việt Nam Việc triển khai E-Learning tại VN đang gặp phải một số khó khăn như sau: • Khó khăn về xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng: nhiều giảng viên tuy giỏi về chuyên môn và khả năng sư phạm, nhưng phần công nghệ (ghi hình, thu âm, sử dụng phần mềm ) còn hạn chế. Hơn nữa, nhiều vấn đề khác như: thời gian, chế độ hỗ trợ chưa thực sự phù hợp để khuyến khích giảng viên. • Khó khăn do người học đã quen với phương pháp học tập truyền thống. • Khó khăn về cơ sở vật chất: hầu hết cơ sở đào tạo điều chưa trang bị được các trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy EL. Do đó việc triển khai EL ở VN phải được thực hiện từng bước đồng thời phải tiến hành song song các giải pháp khắc phục khó khăn sau đây: • Phải triển khai, tuyên truyền, nhân rộng EL cho toàn xã hội, từng bước đổi mới nhận thức của thầy và trò trong cách dạy và học. • Tăng cường tập huấn về công nghệ cho đội ngủ giảng viên và người quản lý. Đặc biệt là giảng viên người trực tiếp giảng dạy và tạo bài giảng. • Đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí cho giảng viên trong việc tạo bài giảng EL. Vì vậy, EL chưa thể áp dụng ngay, mà phải kết hợp với các phương pháp giảng dạy truyền thống khác. Mô hình Blended Learning được xem là mô hình trung gian giúp từng bước nâng cao khả năng tự học của học viên. Hình 1.3 Mô hình Blended Learning Các cấp độ triển khai E-Learning: Đề tài “Dạy Họctheo E-Learning” 6 Nhóm: Đoàn Kết GVPT: TS. Nguyễn Kim Dung Hình 1.4 Ba cấp triển khai E-Learning • Cấp độ 1: CBT (computer_Based Training) và WBT (Web-Based Training): Học thông qua CD-ROM hoặc web. Học từng bước, có kiểm tra mức độ tiếp thu bài. Học viên tự học, không có giáo viên hướng dẫn. Chi phí thấp. • Cấp độ 2: học trực tuyến có giảng viên (hiện nay nhiều trường đang áp dụng): Học thông qua Internet/Intranet, sử dụng hệ thống quản lý học tập (LMS). Có sự giao tiếp giữa giảng viên - học viên, học viên - học viên. Giảng viên có thể trực tiếp trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, chấm điểm đánh giá học viên. • Cấp độ 3: lớp học ảo: Học thông qua Internet/Intranet, sử dụng hệ thống quản lý học tập (LMS). Các "lớp học ảo" được tổ chức ngay trên mạng như các lớp học thông thường. Các giờ học "live" được tổ chức để thảo luận về các "case studies". Giáo viên có thể thực hiện các hướng dẫn trực tiếp nhờ e-lab. Học viên có thể học trực tiếp hoặc xem lại các bài giảng và làm bài tập of-line với hình thức giống như đang tham gia lớp học trực tuyến. Tất cả các khóa học trực tuyến có thể được quản lý, giám sát giống như các lớp học thông thường. 1.5. Ưu, nhược điểm 1.5.1. Đối với cơ sở đào tạo a. Ưu điểm: − Tổ chức được nhiều lớp học. − Kinh phí luôn được chủ động. − Rút ngắn thời gian đào tạo. − Tăng số lượng học viên. − Mở rộng ra các thị trường giáo dục mới. − Lợi nhuận cao. b. Nhược điểm: Đề tài “Dạy Họctheo E-Learning” 7 Nhóm: Đoàn Kết GVPT: TS. Nguyễn Kim Dung − Chi phí đầu tư ban đầu lớn. − Chương trình đào tạo phải thiết kế phù hợp cho từng lớp học. − Phụ thuộc vào hệ thống mạng và thiết bị phục vụ giảng dạy. − Hệ thống phải luôn cập nhật thường xuyên. 1.5.2. Đối với giảng viên a. Ưu điểm: − Giảng viên chủ động được thời gian và không gian. − Giảng viên không phải đi lại nhiều. − Chia sẽ tài nguyên một cách thuận lợi. − Có nhiều cơ hội thử nghiệm với nhiều môi trường khác nhau. − Tài liệu giảng dạy phong phú. − Phương pháp giảng dạy sinh động. b. Nhược điểm: − Yêu cầu kỹ năng sử dụng hệ thống phục vụ giảng dạy và chuyên nghiệp. − Giảm khả năng truyền đạt , sự nhiệt huyết từ giảng viên đến học viên. − Mất đi sự biểu cảm trong cách giảng dạy. − Khó đánh giá kết quả một cách khách quan. 1.5.3. Đối với học viên a. Ưu điểm: − Học viên chủ động được không gian và thời gian. − Tổng hợp nhiều kiến thức. − Môi trường chủ động nên hấp dẫn với học viên tạo điều kiện cho học viên có nhiều tư duy và sáng tạo. − Tiếp cận được phương pháp giảng dạy mới. − Phương tiện phục vụ học tập hiện đại. − Tài liệu học tập phong phú. − Dễ dàng tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập. b. Nhược điểm: − Cần khuyến khích học viên tham gia đầy đủ khóa học. − Giảm đi cơ hội học hỏi trực tiếp từ bạn bè và giao tiếp. − Học viên phải biết sử dụng hệ thống hỗ trợ trực tuyến. − Giảm đi tính tích cực và chủ động trong học tập. − Gia đình khó kiểm soát được việc học của học viên. 1.5.4. Tổng hợp ưu và nhược điểm của dạyhọc E-Learning a. Ưu điểm: • Không bị hạn chế về thời gian và địa điểm: Sự đa dạng của Internet và truyền thông đã giảm đi đáng kễ khoảng cách về thời gian và không gian cho E-Learning. Với cách họctheo phương pháp E-Learning được truyền tải qua hệ thống mạng kết hợp với hệ thống máy tính giúp cho các học viên học bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Với cách học thông thường thì sự cứng nhắc về thời gian và không gian cộng với địa điểm cố định làm cho Đề tài “Dạy Họctheo E-Learning” 8 Nhóm: Đoàn Kết GVPT: TS. Nguyễn Kim Dung người học cảm thấy gò bó, bị ép buộc dẫn đến sự nhàm chán, ngán ngẩm vã lại ngoài việc học ra không làm được gì nữa. • Đến được với học sinh ở vùng xa, học sinh không truyền thống: Với phương pháp E-Learning học viên ở vùng xa, vùng sâu có thể học một cách dễ dàng, tiếp cận sự tiến bộ khoa học công nghệ qua hệ thống truyền thông. Với điều kiện kinh tế hiện nay đối với vùng sâu thì là vấn đề bất cập, vấn đề mà đảng và nhà nước quan tâm rất nhiều. Nhưng nếu chúng ta có sự đầu tư mạnh mẽ về truyền thông thì học viên nơi này cũng có thể tiếp cận mạnh mẽ không thua gì các học viên ở đô thị. • Cho học sinh có điều kiện để tiếp xúc với những giáo sư mà họ cầnHiện nay thì: Có rất nhiều GV có chuyên môn rất cao tuy nhiên chúng ta cũng nên xem xét lại thái độ của GV. Tại sao có những GV thì được học viên rất mến và đam mê học còn những GV thì khi nói đến thì học viên cho là "Xác thủ" hay "Hiclee". Và vấn đề đó giáo dục chúng ta cùng cần xem lại. Và qua phương pháp E-Learning này thì hết sức cần thiết cho học viên lựa chọn phù hợp với Giáo sư mà mình cần lựa chọn để có một động lực cũng như sự đam mê học hỏi. • Tạo điều kiện giao tiếp dễ hơn đối với một số học sinh: Có thể nói qua phương pháp học này thì học viên có thể bày tỏ hết tâm tư nguyện vọng của mình về nội dung mà mình học, trao đổi thẳng thắng không tự ti. Có thể học hỏi lẩn nhau và sẳn sàng chia sẽ với nhau. Một số học sinh không may bị gia đình thường xuyên không quan tâm, chia sẽ dẫn đến bệnh "tự kỹ" thì qua hệ thống này thì có thể thay đổi và là liều thuốc chữa bệnh. • Hấp dẫn đối với các học sinh có động cơ thúc đẩyhọc tập: Hệ thống hiện đại, phương pháp giảng dạy mới, môi trường chủ động không gò bó giúp cho học viên có nhiều động lực quyết tâm học tập hơn, ngoài những kiến thức đã được giảng viên truyền đạt thì học viên có thể chủ động tìm tòi kiến thức mới và nhiều hơn. • Tăng mức độ thích nghi của nhà trường: Phương pháp dạy cho nhiều đối tượng khác nhau, nhiều nơi khác nhau đòi hỏi cơ sở đào tạo cần thích nghi và tạo điều kiện thích nghi. Chương trình đào tạo cũng phải phù hợp cho từng đối tượng. • Tăng số lượng học sinh mà không cần đầu tư vào phòng học và các phương tiện học: Phương pháp giảng dạy mới, giảng dạy trực tuyến kết hợp thiết bị Đề tài “Dạy Họctheo E-Learning” 9 Nhóm: Đoàn Kết GVPT: TS. Nguyễn Kim Dung hiện đại thì không cần đầu tư phòng học, các thiết bị không cần thiết. Thời gian và không gian luôn được chủ động nên thu hút nhiều học viên mà không hạn chế số lượng. • Mở rộng ra các thị trường giáo dục mới: Phương pháp giảng dạy luôn chủ động được thời gian và địa điểm nên mọi nơi có điều kiện là có thể mở lớp học. • Tạo cơ hội để thử nghiệm và để chia sẻ nguồn tài nguyên Giảng dạytheo E- Learning: Learning giúp cho người dạy và người học có thể trao đổi chia sẽ tài nguyên một cách thuận lợi. Tạo nhiều cơ hội cho người dạy và học có thể thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình truyền đạt cũng như tiếp thu kiến thức. • Đẩy mạnh khả năng chấp nhận rủi ro: Do dạy bất cứ thời gian nào, địa điểm nào nên công tác quản lý việc học cũng như việc giảng dạy rất khó khăn cho cơ sở đào tạo. Đánh giá kết quả không khách quan nên phải chấp nhận rủi ro. b. Nhược điểm: • Hiện nay một số cơ sở đào tạo tình hình về cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, hệ thống phục vụ giảng dạy trực tuyến còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai, khai thác dịch vụ, đường truyền mạng thì hạn chế • Học viên chưa có thói quen tự học và làm việc theo nhóm, chưa có tính độc lập, phụ thuộc nhiều vào giáo viên và gia đình, chưa có tính tự giác trong học tập. • Khả năng áp dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy của đa số các giáo viên ở tất cả các bậc học còn hạn chế mặc dù Bộ Giáo Dục và đào tạo cũng đã có nhiều dự án và công cụ hỗ trợ cho giáo viên soạn giảng. Để tổ chức một lớp học bằng e-learning đòi hỏi giáo viên tốn nhiều thời gian và công sức hơn cách dạyhọc truyền thống, mà hiện nay giáo viên Việt Nam đồng lương không đủ sống, phải dạy thêm rất nhiều nên không có thời gian đầu tư nghiên cứu cho giảng dạy…. • Khả năng tuyên truyền hay quảng bá phương pháp giảng dạy trực tuyến còn nhiều hạn chế, chưa thật sự đầu tư mạnh mẽ. Khả năng tiếp cận phương pháp chưa cao. • Hệ thống quản lý giáo dục chưa thật sự đầu tư mạnh mẽ, còn phụ thuộc nhiều vào tư tưởng chủ quan. 1.5.5. Khắc phục nhược điểm • Đẩy cao vai trò nhận thức về việc học E-Learning. Đề tài “Dạy Họctheo E-Learning” 10 [...]... việc dạyhọc E- Learning Tăng cường tập huấn về phương pháp, kỹ năng và sử dụng thành thạo các • công cụ hỗ trợ dạy và họctheo E- Learning Đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí cho giảng viên trong quá trình soạn bài • giảng Kết hợp phương pháp dạyhọc E- Learning với các phương pháp khác (phương pháp truyền thống) 2 Nguồn lực triển khai mô hình dạy họctheo E- Learning 2.1 Điều kiện cần thiết để dạy học. .. vấn đề cần thiết khác học viên có thể liên hệ thông qua các hình thức mail, chat, chatvoice, gọi điện • Học offline: Mỗi môn học (tùy đặc trưng) sẽ có vài buổi face-to-face Hình 2.2 Cách tổ chức họctheo E- Learning Người học là trọng tâm, thông qua các công cụ công nghệ người học tiếp nhận tri thức 2.4 Cách thức dạyhọc E- Learning có hiệu quả • E- Learning là một hệ thống dạyhọc linh hoạt và hiệu... trường đại học Sư Phạm Hà Nội • Website: [1] http://mailan-nguyenhong.blogspot.co -va-nhuoc.html [2] http://se.ispace.edu.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=107:vai-tro-ca-ngithy&catid=2:hot-ng-gia-tng-gia-tr-sinh-vien [3] http://www.dtcc.edu.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=1767&Itemid=53 [4] http://ceea.ier.edu.vn/hoat-dong-tu-van/cac-n-phm-ca-ceea/333-xacnh-mc-tieu-hc-tp... trong hệ ELearning 2.2 Vai trò, kỹ năng của người dạy và người học E- Learning 2.2.1 Vai trò của người dạy và người học E- Learning a Vai trò của người dạy Đề tài DạyHọctheo E- Learning 13 Nhóm: Đoàn Kết • GVPT: TS Nguyễn Kim Dung Hình 2.1 Vai trò của người dạy Giảng viên với vai trò là người định hướng Giảng viên định hướng, lập kế hoạch, mục tiêu, chỉ ra cách thực hiện để đạt mục tiêu Theo dõi... mềm nào 3.5 LMS/LCMS (Learning Management System / Learning Content Management System) LMS là phần mềm quản lý, theo dõi và tạo các báo cáo dựa trên tương tác giữa học viên và nội dung và giữa học viên và giảng viên Đôi khi người ta cũng gọi là Course Management System (CMS) LCMS là hệ thống dùng để tạo, lưu trữ, tổng hợp, và phân phối nội dung eLearning dưới dạng các đối tượng học tập Vậy đặc điểm... thức dạyhọc chính là: dạy trực tuyến và dạy kết hợp Dạy trực tuyến: là hình thức dạy được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng thông qua hệ thống quản lý học tập Dạy kết hợp: là hình thức dạy được thực hiện với sự kết hợp của hai • hình thức là trực tuyến và giáp mặt (face to face) Các kỹ thuật, công nghệ thường được sử dụng để tạo điều kiện cho dạyhọc E- Learning Đề tài Dạy Họctheo E- Learning ... biến tấu, lớp học sẽ được học vừa online vừa offline: • Học online: Học trực tiếp qua mạng, hoặc học viên có thể tải video hoặc tài liệu về để tự học Đề tài Dạy Họctheo E- Learning 17 Nhóm: Đoàn Kết GVPT: TS Nguyễn Kim Dung Sử dụng Hệ thống Quản lý Học tập (LMS) để quản lý quá trình học tập của học viên Mọi trao đổi thắc mắc có thể vào diễn đàn môn học để trao đổi với giảng viên và học viên cùng... trong lớp học Và ngày nay, âm thanh đã được truyền tải lên Internet phục vụ cho việc dạyhọc E- Learning hiệu quả Video: cho phép việc dạyhọc trực quan và sinh động hơn bằng cách nhìn thấy các tài liệu và người giảng hơn là nghe và đọc tài liệu Video Conferences: truyền hình hội nghị, đây là kỹ thuật truyền hình và truyền thanh trực tuyến, cho phép việc dạyhọc trực tuyến trực tiếp (online) Một số... thành viên từ Đề tài Dạy Họctheo E- Learning 26 Nhóm: Đoàn Kết GVPT: TS Nguyễn Kim Dung room khác vẫn có thể tham gia), và diễn đàn thì rất thích hợp cho ELearning Như vậy, việc kết hợp các phương pháp khác với E- Learning đòi hỏi phải căn cứ vào mục tiêu của môn học để từ đó kết hợp các phương pháp sao cho kết quả đạt được là cao nhất 5 Tài liệu tham khảo • Sách: [1] Tài liệu E- Learning của Phó giáo... thiết để dạy họctheo E- Learning Để tổ chức dạyhọctheo E- Learning, chúng ta cần phải chuẩn bị về cả về mặt con người lẫn các phương tiện phục vụ giảng dạy • Về con người Tầm nhìn chung: Ứng dụng CNTT vào dạy – học là xu hướng tất yếu, là một kế hoạch lâu dài, do đó các cơ sở đào tạo (CSĐT) cần xác định rõ mục tiêu và giải pháp tích cực, khả thi phù hợp với thực trạng của từng cơ sở Theo đó các CSĐT . dung 1. Tổng quan về E- Learning 1.1. E- Learning là gì? E- Learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo các quan điểm và. để dạy học theo E- Learning Để tổ chức dạy học theo E- Learning, chúng ta cần phải chuẩn bị về cả về mặt con người lẫn các phương tiện phục vụ giảng dạy.