1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học số 1 Nam Lý thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình

77 48 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội. Các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Đi kèm với nó là nhiều mối lo ngại trong đó có xâm hại và bốc lột tình dục trẻ em. Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ nghi xâm hại tình dục trẻ em bị phanh phui và được báo chí, các kênh thời sự truyền hình đưa tin gây chấn động dư luận. Chưa bao giờ như hiện nay, xâm hại tình dục trẻ em lại trở thành vận nạn lớn, đáng báo động của toàn xã hội đến vậy. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giai đoạn từ 2015 đến 2019, Việt Nam có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với 8.709 trẻ em bị xâm hại. Trong đó, có 6.432 trẻ bị xâm hại tình dục .Đáng chú ý, 93% thủ phạm có mối quan hệ quen biết các em, trong đó 47% kẻ xâm hại là họ hàng, người trong gia đình các em. Tuy nhiên, tất cả những số liệu trên chỉ là “ phần nổi của tảng băng chìm”, còn rất nhiều vụ nạn nhân bị chính kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc vì lý do nào đó đã không được thống kê. Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Vấn đề của trẻ em được các chính phủ và cộng đồng quốc tế quan tâm đặc biệt. Sáu trong tổng số tám mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ (MDGs) là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện các quyền lợi của trẻ em, tạo cho trẻ em điều kiện sống và phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, số vụ xâm hại đặc biệt là xâm hại tình dục mỗi năm đang cho thấy sự an toàn và phát triển của trẻ em đang bị đe dọa. Hậu quả của việc xâm hại tình dục luôn để lại cho trẻ em những tổn thương lâu dài về mặt thân thể, tâm lý và tình cảm. Theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống bạo hành trẻ em (NSPCC) độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hại tình dục là 9 tuổi. Ở Việt Nam, độ tuổi này tương ứng với trẻ đang theo học chương trình lớp 4 tại các trường tiểu học. Chính vì thế, để phòng ngừa và ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em cần có sự vào cuộc của các nhà trường, đặc biệt là các nhà trường tiểu học trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho các em học sinh. Nhưng trên thực tế, chương trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em của đa phần các nhà trường còn rời rạc, chưa thực sự được quan tâm đúng mực. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi quyết định chọn đề tài: “ Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học số 1 Nam Lý thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của trường Tiểu học số 1 Nam Lý thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học, qua đó góp phần giảm thiểu những ca trẻ em bị xâm hại trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em phát triển và hoàn thiện nhân cách. 3. Đối tượng nghiên cứu - Qúa trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học số 1 Nam Lý thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 4. Khách thể nghiên cứu - 35 giáo viên trường Tiểu học số 1 Nam Lý thành phố Đồng Hới ,tỉnh Quảng Bình - 60 học sinh lớp 41 và 42 Tiểu học số 1 Nam Lý thành phố Đồng Hới ,tỉnh Quảng Bình 5 . Giả thuyết khoa học Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh của trường Tiểu học số 1 Nam Lý thành phố Đồng Hới ,tỉnh Quảng Bình vẫn chưa thực sự được chú trọng, quan tâm. Nếu đề xuất được các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em một cách chặt chẽ, đồng bộ thì sẽ phòng tránh được các nguy cơ bị xâm hại tình dục cho trẻ, góp phần tạo điều kiện cho các em có một cuộc sống lành mạnh, đảm bảo cho sự phát triển nhân cách một cách toàn diện. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học. - Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh của trường Tiểu học Nam Lý thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. - Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học Nam Lý thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình và khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thông qua đọc tài liệu, sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác để phân tích, tổng hợp lý thuyết liên quan đến giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học. Từ đó hệ thống hóa lý thuyết , xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn giáo viên, học sinh và các cán bộ làm công tác Đoàn thanh niên về thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh của nhà trường, trên cơ sở đó có thêm các căn cứ thực tiễn quan trọng để xây dựng các biện pháp phù hợp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học Nam Lý thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình . 7.2.2 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia Gặp trực tiếp các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý giáo dục, các giáo viên có kinh nghiệm, các nhà quản lý giáo dục để xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quan như thực trạng và khảo nghiệm các biện pháp phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học Nam Lý thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. 7.2.3 Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của giáo viên, học sinh về thực trạng giáo dục phòng chống xâm hại tình dục để thu thập thông tin cần nghiên cứu. Có thể điều tra được trên diện rộng về mặt địa lý, một số lượng lớn khách thể nghiên cứu trong thời gian ngắn. Dễ khái quát vấn đề vì phương pháp này cho phép làm theo số đông, càng đông càng dễ khái quát. 7.2.4 Phương pháp quan sát Thu thập thông tin về thực trạng giáo dục giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh của trường Tiểu học Nam Lý trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm. 7.3 Phương pháp thống kê toán học Được sử dụng để xử lý kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng và khảo nghiệm sư phạm. 8.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung vào nghiên cứu việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp 4 của trường Tiểu học số 1 Nam Lý thành phố Đồng Hới ,tỉnh Quảng Bình. Từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học. 9. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị. Đề tài gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Tiều học. Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học số 1 Nam Lý thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học số 1 Nam Lý thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA SƯ PHẠM

BÁO CÁO

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 NAM LÝ, THÀNH PHỐ ĐỒNG

HỚI , TỈNH QUẢNG BÌNH

Nhóm sinh viên thực hiện đề tài: Lê Thị Thanh Huyền

Lê Thị Hường

Lớp: ĐHGD Tiểu học A K59

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Xuân Hương

Quảng Bình, ngày 8 tháng 6 năm 2020

Trang 2

chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các

em học sinh lớp 4 của trường Tiểu học số 1 Nam Lý đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ vàcung cấp tư liệu, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này

Chúng tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy ở khoa Sư Phạm đã giảngdạy chúng tôi

Cuối cùng chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè đãủng hộ, động viên, tạo điều kiện cho chúng tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành đề tài.Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót.Kính mong các quý thầy, cô giáo, bạn bè góp ý đề tài được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Đồng Hới, tháng 5 năm

2020

Nhóm sinh viên thực hiện

Lê Thị Thanh Huyền

Lê Thị Hường

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học này là kết quả nghiên cứucủa chúng tôi Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong đề tài là trung thực Kếtquả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trướcđó

Chúng tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình

Đồng Hới , tháng 5 năm 2020

Nhóm sinh viên thực hiện

Lê Thị Thanh Huyền

Lê Thị Hường

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI CAM ĐOAN 2

MỤC LỤC 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ 7

MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Mục đích nghiên cứu 9

3 Đối tượng nghiên cứu 9

4 Khách thể nghiên cứu 9 5 Giả thuyết khoa học 9 6 Nhiệm vụ nghiên cứu 9 7 Phương pháp nghiên cứu 10 8.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 11

9 Cấu trúc đề tài 11 NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 12

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 12

1.1.1 Một số công trình nghiên cứu trên thế giới 12

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam 13

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 15

1.2.1 Trẻ em 15

1.2.2 Xâm hại trẻ em 15

1.2.3 Xâm hại tình dục trẻ em 17

1.2.4 Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục 18

1.2.5 Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục 19

1.3 Lý luận về xâm hại tình dục trẻ em 20

1.3.1 Các mức độ xâm hại tình dục trẻ em 20

1.3.2 Dấu hiệu trẻ bị xâm hại tình dục 21

Trang 5

1.3.3 Hậu quả của việc trẻ bị xâm hại tình dục 22

1.4 Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 24

1.4.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 24

1.4.1.1 Đặc điểm về sự phát triển của các quá trình nhận thức 24 1.4.1.2 Những đặc điểm nhân cách nổi bật của học sinh tiểu học 25

1.4.2 Mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 26

1.4.3 Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 26

1.4.3.3 Hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 31

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35

CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 NAM LÝ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 36

2.1 Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu 36

1 Về học sinh 36

2 Về đội ngũ 36

2.2 Kết quả khảo sát thực trạng 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 48

CHƯƠNG 3- BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 NAM LÝ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH 49

3.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp 49

3.1.1 Đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục 49

3.1.2 Đảm bảo tính khả thi 49

3.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả 49

3.1.4 Đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh 49

3.2 Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh của Trường Tiểu học Nam Lý thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 49

Trang 6

3.2.1 Tổ chức các buổi tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên nhà trường, cha mẹ và người chăm sóc trẻ về tầm quan trọng của kỹ năng phòng

chống xâm hại tình dục cho trẻ em 50

3.2.2.Tổ chức tập huấn kiến thức, phương pháp giáo dục giới tính và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường dưới sự giúp đỡ của dự án “Lớn lên an toàn” 51

3.2.3 Hình thành kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm 52

3.2.4 Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học trong quá trình dạy học 55

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 55

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 57

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 58 1 Kết luận 58 2 Khuyến nghị 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 62

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 62

PHỤ LỤC 6 74

VÒNG TRÒN AN TOÀN 74

PHỤ LỤC 7 75

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NSPCC Hiệp hội quốc gia phòng chống bạo hành trẻ emECPAT Tổ chức chấm dứt mại dâm, khiêu dâm và buôn bán

trẻ em nhằm bóc lột tình dụcWHO Tổ chức y tế thế giới

UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học Bảng 2.2 Đánh giá của giáo viên về mục đích giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh

Bảng2.3 Phân bố thời gian giảng dạy kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của nhà trường

Bảng 2.4 Bảng nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh

Bảng 2.5 Các hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinhtiểu học

Bảng 2.6 Thực trạng mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Bảng 2.7 Những khó khăn giáo viên gặp phải trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặtsinh lý, tâm lý, xã hội Các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọimối quan hệ Đi kèm với nó là nhiều mối lo ngại trong đó có xâm hại và bốc lột tìnhdục trẻ em Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ nghi xâm hại tình dục trẻ em bị phanhphui và được báo chí, các kênh thời sự truyền hình đưa tin gây chấn động dư luận.Chưa bao giờ như hiện nay, xâm hại tình dục trẻ em lại trở thành vận nạn lớn, đángbáo động của toàn xã hội đến vậy

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giai đoạn từ 2015 đến

2019, Việt Nam có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với 8.709 trẻ em bịxâm hại Trong đó, có 6.432 trẻ bị xâm hại tình dục Đáng chú ý, 93% thủ phạm cómối quan hệ quen biết các em, trong đó 47% kẻ xâm hại là họ hàng, người trong giađình các em Tuy nhiên, tất cả những số liệu trên chỉ là “ phần nổi của tảng băngchìm”, còn rất nhiều vụ nạn nhân bị chính kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc vì lý do nào đó đãkhông được thống kê

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước Vấn đề của trẻ emđược các chính phủ và cộng đồng quốc tế quan tâm đặc biệt Sáu trong tổng số támmục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ (MDGs) là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống vàthực hiện các quyền lợi của trẻ em, tạo cho trẻ em điều kiện sống và phát triển tốt nhất.Tuy nhiên, số vụ xâm hại đặc biệt là xâm hại tình dục mỗi năm đang cho thấy sự antoàn và phát triển của trẻ em đang bị đe dọa

Hậu quả của việc xâm hại tình dục luôn để lại cho trẻ em những tổn thương lâudài về mặt thân thể, tâm lý và tình cảm Theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòngchống bạo hành trẻ em (NSPCC) độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hại tình dục là 9tuổi Ở Việt Nam, độ tuổi này tương ứng với trẻ đang theo học chương trình lớp 4 tạicác trường tiểu học

Chính vì thế, để phòng ngừa và ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em cần có sự vàocuộc của các nhà trường, đặc biệt là các nhà trường tiểu học trong việc giáo dục kỹnăng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho các em học sinh Nhưng trên thực tế,chương trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em của đa phần các

Trang 10

nhà trường còn rời rạc, chưa thực sự được quan tâm đúng mực Xuất phát từ thực tiễn

đó, tôi quyết định chọn đề tài: “ Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Tiểu học số 1 Nam Lý thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình”

3 Đối tượng nghiên cứu

- Qúa trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp 4

trường Tiểu học số 1 Nam Lý thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

5 Giả thuyết khoa học

Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh của trườngTiểu học số 1 Nam Lý thành phố Đồng Hới ,tỉnh Quảng Bình vẫn chưa thực sự đượcchú trọng, quan tâm Nếu đề xuất được các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chốngxâm hại tình dục trẻ em một cách chặt chẽ, đồng bộ thì sẽ phòng tránh được các nguy

cơ bị xâm hại tình dục cho trẻ, góp phần tạo điều kiện cho các em có một cuộc sống

lành mạnh, đảm bảo cho sự phát triển nhân cách một cách toàn diện

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dụccho học sinh tiểu học

- Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dụccho học sinh của trường Tiểu học Nam Lý thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình

- Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinhtrường Tiểu học Nam Lý thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình và khảo nghiệm tínhcấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Trang 11

7 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Thông qua đọc tài liệu, sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác để phân tích, tổnghợp lý thuyết liên quan đến giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho họcsinh tiểu học Từ đó hệ thống hóa lý thuyết , xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiêncứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn giáo viên, học sinh và các cán bộ làm công tác Đoàn thanh niên vềthực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh của nhàtrường, trên cơ sở đó có thêm các căn cứ thực tiễn quan trọng để xây dựng các biệnpháp phù hợp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trườngTiểu học Nam Lý thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình

7.2.2 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia

Gặp trực tiếp các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý giáo dục, các giáoviên có kinh nghiệm, các nhà quản lý giáo dục để xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề

có liên quan như thực trạng và khảo nghiệm các biện pháp phòng chống xâm hại tìnhdục cho học sinh trường Tiểu học Nam Lý thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình

7.2.3 Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến

Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của giáo viên, học sinh về thựctrạng giáo dục phòng chống xâm hại tình dục để thu thập thông tin cần nghiên cứu Cóthể điều tra được trên diện rộng về mặt địa lý, một số lượng lớn khách thể nghiên cứutrong thời gian ngắn Dễ khái quát vấn đề vì phương pháp này cho phép làm theo sốđông, càng đông càng dễ khái quát

7.2.4 Phương pháp quan sát

Thu thập thông tin về thực trạng giáo dục giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hạitình dục cho học sinh của trường Tiểu học Nam Lý trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạtđộng sư phạm

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Được sử dụng để xử lý kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng và khảo nghiệm

sư phạm

Trang 12

8.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung vào nghiên cứu việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhdục cho học sinh lớp 4 của trường Tiểu học số 1 Nam Lý thành phố Đồng Hới ,tỉnhQuảng Bình Từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hạitình dục cho học sinh tiểu học

9 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị Đề tài gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho

học sinh Tiều học

Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học

sinh trường Tiểu học số 1 Nam Lý thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học

sinh trường Tiểu học số 1 Nam Lý thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG

XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Một số công trình nghiên cứu trên thế giới

Xâm hại tình dục trẻ em là vấn nạn không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên toàn thếgiới Việc trẻ bị xâm hại tình dục để lại những hậu quả khôn lường và nghiêm trọng cả

về thể xác lẫn tinh thần của trẻ Nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức, các chính phủ, cácquốc gia trên thế giới đã quan tâm, nghiên cứu, điều tra về xâm hại tình dục trẻ em

Cuốn sách “Lạm dụng tình dục trẻ em- Nỗi phẫn uất của cộng đồng” của tác giả

Ron O’ Grady- một chuyên gia của tổ chức ECPAT (Tổ chức chấm dứt mại dâm,khiêu dâm và buôn bán trẻ em nhằm bóc lột tình dục, được thành lập vào những năm

1990 ở Thái Lan) đã miêu tả một thực tế rằng hàng nghìn trẻ em, đặc biệt là trẻ em gáitrên khắp châu Á đang là nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục Những câu chuyệnđược Ron O’ Grady nói tới trong cuốn sách của mình là những câu chuyện về nhữngđứa trẻ nghèo, bị lừa bán vào các ổ mại dâm, bị ép bán thân, trở thành gái mại dâmtrong những “sex tour”, trở thành món đồ chơi trong những cuộc vui xác thịt củangười lớn Cuốn sách đã gửi tới thông điệp nhằm kêu gọi sự quan tâm và huy động sự

nỗ lực của toàn xã hội cho cuộc đấu tranh nhằm ngăn chặn và diệt trừ một tệ nạn đang

có nguy cơ biến thành thảm họa lạm dụng tình dục trẻ em [9; tr16]

Nghiên cứu của tác giả Finkelhor vào năm 2009 về vấn đề này đã đưa ra nhậnđịnh rằng, xâm hại tình dục trẻ em bao gồm toàn bộ hành vi phạm tội về tình dục màtrẻ em dưới 17 tuổi là nạn nhân Trong nghiên cứu của mình, Finkelhor đã kiểm tra,khảo sát các sáng kiến nhằm ngăn ngừa lạm dụng tình dục trẻ em, tập chung vào haichiến lược chính, bao gồm quản lý người phạm tội và các chương trình giáo dục trongnhà trường Ông giải thích rằng các chương trình giáo dục ở nhà trường dạy cho trẻnhững kỹ năng như làm thế nào để xác định tình huống nguy hiểm, từ chối sự tiếp cậncủa kẻ hành hung và huy động sự trợ giúp Finkellhor cũng chỉ ra bằng chứng rằng sự

hỗ trợ các chiến lược tư vấn cho người phạm tội, đặc biệt là người chưa thành niên sẽgiảm bớt sự tái phạm và ngăn ngừa những hệ quả tiêu cực về sức khỏe tâm thần vàcuộc sống sau này

Trang 14

Một số nghiên cứu khác lại cho rằng xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi ngườilớn hoặc một người nhiểu tuổi hơn hoặc một người có quyền lực hơn giao tiếp với trẻ

em về tình dục để cảm thấy thỏa mãn về tình dục (Danya Glaser and Stephen Frosh,1993; S.N Madu 2001) [7, tr 50]

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Hiện nay, vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam đang trở thành chủ đềnhức nhối, số lượng lớn trẻ bị xâm hại mỗi năm đang trở thành hồi chuông cảnh báocho sự biến chất, suy đồi đạo đức xã hội và gây lên nhiều bức xúc trong dư luận xãhội Do đó, có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về vấn đề này

Với khuôn khổ của khóa luận, chúng tôi đề cập tới một vài nghiên cứu sau:

“Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em

và giải pháp khắc phục”- một nghiên cứu của tác giả Dương Tuyết Miên ( giảng viên

khoa Luật Hình sự, trường Đại học Luật Hà Nội) được đăng tải trên Đặc san về Bìnhđẳng giới, tạp chí Luật học Nghiên cứu đã đi sâu phân tích những tổn hại tâm lý màngười phạm tội gây ra cho nạn nhân của tội này Đó không chỉ đơn thuần là thiệt hại

về thể chất mà còn là những thiệt hại về tinh thần, bị sốc, đau đớn về thể xác, bị lâynhiễm các bệnh về tình dục trong đó có bệnh HIV hoặc có thai Những hậu quả nàykhông chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn mà có thể tồn tại trong một thời gian dài saukhi vụ hiếp dâm xảy ra Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp khắc phụcnhư: Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về việc quy định biện pháp xử lý tộihiếp dâm trong bộ luật hình sự cũng như việc xét xử tội này; thành lập những trungtâm tư vấn về tâm lý để giúp cho người phụ nữ (là nạn nhân của tội hiếp dâm) có thểtâm sự để trút gánh nặng tâm lý, vơi bớt nỗi đau đè nặng trong lòng; đẩy mạnh côngtác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công dân;… [6]

Đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta thời kỳ 2000- 2010” của các chuyên gia

thuộc Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đề tài đãđưa ra những nhận định, đánh giá và quan điểm về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn trongnước, từ đó xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tìnhdục thời kỳ 2000- 2010 Các chuyên gia của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội đã pháchọa vắn tắt thực trạng tình hình trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta cũng như thựctrạng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục; đề xuất một số

Trang 15

chiến lược tổng hợp với một tiêu tổng quát: “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cơ quan, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội, trong mỗi gia đình và toàn xã hội để ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục,…” [8, tr 18].

Đề tài “Nghiên cứu tình hình bị lạm dụng tình dục ở học sinh phổ thông trung học tại thành phố Nha Trang” của Phạm Trung Thông và Võ Văn Thắng báo cáo trong

Hội nghị khoa học bện viện quận Thủ Đức TP Hồ Chí Minh nhằm xác định tỷ lệ họcsinh phổ thông trung học tại thành phố Nha Trang bị lạm dụng tình dục Kết quả củanghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ trẻ em học sinh phổ thông trung học tại thành phố NhaTrang bị lạm dụng tình dục chiếm tỷ lệ khá cao 36,19% [11]

Luận văn “Các tội phạm xâm hại tình dục trong Luật hình sự Việt Nam” của

Phan Thị Lương Hiền Luận văn đã chỉ ra những tồn tại và hạn chế của thực tiễn phápluật và thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em cũngnhư nguyên nhân của những tồn tại đó, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệuquả áp dụng các quy định của bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về các tội phạmxâm hại tình dục trẻ em, bao gồm các nhóm giải pháp: nhóm giải pháp về hoàn thiệnchính sách, pháp luật; nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện; nhóm giải pháp cụ thể[10]

Luận văn “Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em 6-11 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên” của Võ Nguyễn Minh Hoàng (năm 2107) Luận văn khảo sát thực trạng nhận thức của cộng đồng, thực trạng phối hợp

giữa các lực lượng cộng đồng trong việc phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em 6-11tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên, nhận thấy vấn đề cần quan tâm nhất trong việc phốihợp phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em của các lực lượng cộng đồng chính là việctrang bị những kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em cũngnhư cho cả cộng đồng và các hình thức, cơ chế phối hợp các lực lượng cộng đồng chặtchẽ hơn trong việc phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em [2]

Từ việc khái quát những nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy, nghiên cứu vềphòng chống xâm hại tình dục trẻ em đã được nhiều tác giả, tổ chức trong và ngoàinước quan tâm Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về giáo dục phòng chốngxâm hại tình dục trẻ em trong nhà trường tiểu học còn chưa có Vì vậy, việc nghiên

Trang 16

cứu về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học là có ýnghĩa và tính cấp thiết cao.

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Trẻ em

Theo điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 (UnitedNations Convention on the rights of the child- CRC) có quy định như sau: “Trongphạm vi của công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợpluật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [13]

Căn cứ vào khái niệm trẻ em trong công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em,các quốc gia dựa trên điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội cũng như khả năng của nềnkinh tế để đưa ra những quy định của mình về giới hạn độ tuổi của trẻ Tại TrungQuốc, theo điều 2 Luật Bảo vệ người chưa thành niên quy định trẻ em còn được gọi làtrẻ chưa thành niên, là công dân dưới 18 tuổi Theo điều 1 Luật Liên bang Nga số 124-

FZ ngày 21/7/1998 (sửa đổi): Trẻ em được hiểu là người ở độ tuổi dưới 18 [5]

Ở Việt Nam, theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì: “Trẻ

em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” Như vậy, quy định về tuổi của trẻ em trong

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam đã có độ chênh tới 2 tuổi sovới Công ước quốc tế về quyền trẻ em Vào ngày 5/4/2016, tại kỳ họp thứ 11 của Quốchội khóa XIII, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được đổi tên thành Luật trẻ

em Luật có nhiều điểm đổi mới tích cực, dễ hiểu, dễ tiếp cận và phản ánh đầy đủ hơnnội dung và phạm vi của Luật; tạo ra hành lang pháp lý quan trọng trong công tác bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Luật trẻ em 2016 tiếp tục khẳng định “trẻ em là người dưới 16 tuổi” [9] và không giới hạn trẻ em phải là công dân Việt Nam, đối

tượng áp dụng của luật bao gồm cả trẻ em là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.Trong phạm vi đề tài này có giới hạn đối tượng trẻ em là học sinh tiểu học, vì vậy

có thể đưa ra khái niệm: Trẻ tiểu học là những trẻ em trong độ tuổi Tiểu học (từ 6 đến

11 tuổi).

1.2.2 Xâm hại trẻ em

Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: “ Xâm hại trẻ em bao gồm mọi hình thức ngược đãi về thể chất và tinh thần, xâm hại tình dục, xao nhãng, bóc lột gây ra những thương tổn về sức khỏe, tính mạng, khả năng phát triển hay phẩm giá bằng cách lợi dụng chức phận, lòng tin hay quyền hạn” [17].

Trang 17

Các hành vi xâm hại trẻ theo quan niệm này, đó là:

Xâm hại thể chất: là khi một người chủ đích gây thương tổn hoặc đe dọa gây

thương tổn tổn cho trẻ, bao gồm: đánh, đấm, đá, bóp cổ, quăng quật, giam hãm,…

Xâm hại tinh thần: là việc ai đó lặp đi lặp lại các hình thức ngược đãi tinh thần

trẻ em trong một thời gian dài Xâm hại tinh thần gây tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ,bao gồm: dọa dẫm, khủng bố tinh thần, chế nhạo, cô lập trẻ Có một điều chúng ta cầnnhấn mạnh đó là tất cả các hình thức xâm hại đều gây ra những thương tổn về tinh thầnđối với trẻ

Xâm hại tình dục: Là việc ai đó dùng quyền lực hoặc lợi dụng lòng tin để lôi kéo

trẻ em tham gia vào các hoạt động tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu,dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hìnhthức

Xao nhãng: là việc ai đó không đáp ứng những hình thức chăm sóc cơ bản đối

với trẻ em, bao gồm: bỏ mặc trẻ trước những nguy cơ, từ chối việc chăm sóc y tế hoặccác nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ

Theo Luật Trẻ em 2016, khái niệm về xâm hại trẻ em được hiểu như sau:

“Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán,

bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác” [16].

Theo quan điểm này, các hành vi xâm hại bao gồm:

Bạo lực trẻ em: là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức

khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ýkhác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em

Bóc lột trẻ em: là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về

lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động

du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ

em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi

Xâm hại tình dục trẻ em: là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi

kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếpdâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mạidâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức

Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em: là hành vi của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không

Trang 18

thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việcchăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

Từ việc phân tích các khái niệm trên, theo chúng tôi, “xâm hại trẻ em là việc

ai đó có những hành vi gây tổn hại đến thể chất và tinh thần, danh dự của trẻ dưới các hình thức xâm hại tình dục, bóc lột, bạo lực, mua bán, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác”.

1.2.3 Xâm hại tình dục trẻ em

Có nhiều định nghĩa về xâm hại tình dục trẻ em Tuy nhiên, trong khuôn khổcủa khóa luận có thể điểm qua một số khái niệm về xâm hại tình dục trẻ em nhưsau:

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), xâm hại tình dục trẻ em được

định nghĩa: “Xâm hại tình dục trẻ em là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào các hoạt động liên quan đến tình dục, mà trẻ không đủ khả năng (hoặc không hiểu), hoặc không

đủ tâm thế để đưa ra quyết định đối với các hành vi này, hoặc các hành vi đó vi phạm pháp luật hay các giá trị văn hóa của cộng đồng sở tại”[15, tr7].

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “ Xâm hại tình dục trẻ em là sự thamgia của một đứa trẻ vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ có không có ý thức đầy đủ,không có khả năng đưa ra sự chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục mà đứa trẻ

đó chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lý để tham gia và không thể chấp thuận thamgia, hoặc hoạt động tình dục trái với các quy định của pháp luật hoặc các thuần phong

mỹ tục của xã hội” [20]

Về mặt pháp lý, theo khoản 8, điều 4 Luật Trẻ em 2016: “Xâm hại tình dục trẻ

em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm

ô với trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức” [10].

Hành vi xâm hại tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó bộ phận sinh dục củatrẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giaohợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn Xâm hại tình dục ở trẻ em không chỉ giớihạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc nhưkhoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim,truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc

sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em

Trang 19

Theo định nghĩa của Finkelhor (2009): “child sexual abuse to include the entire spectrum of sexual crimes and offenses in which children up to age seventeen are victims”[19, tr170]

Với định nghĩa này, xâm hại tình dục được hiểu là bao gồm toàn bộ hành viphạm tội về tình dục mà trẻ dưới 17 tuổi là nạn nhân Cũng theo định nghĩa này, ngườiphạm tội hoặc có hành vi xâm hại tình dục trẻ em có thể là người lớn, người quen biếthoặc không quen biết với trẻ em, thanh niên hoặc trẻ em khác Bên cạnh những hành

vi phạm tội xâm hại tình dục có giao cấu, định nghĩa này cũng bao hàm cả những hành

vi phạm tội trong đó người phạm tội và nạn nhân thậm chí không có tiếp xúc với nhau

về mặt thể xác như: gạ gẫm, bắt trẻ em nhìn và xem các hành vi tình dục, sử dụng trẻ

để sản xuất các ấn phẩm khiêu dâm,…

Từ việc phân tích các khái niệm trên, theo chúng tôi, “Xâm hại tình dục trẻ em là việc ai đó dụ dỗ, lô kéo, dùng vũ lực để đe dọa, ép buộc trẻ em tham gia vào các hoạt động có liên quan đến tình dục”.

1.2.4 Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn cách cách thức hànhđộng nhằm thực hiện hành động có kết quả Theo quan điểm của ông, con người có kỹnăng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế

Theo quan điểm của A.V.Petrovxki: Kỹ năng là sự vận dụng tri thức đã có để lựachọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt ra.Theo quan điểm của K.K Platonov: Kỹ năng là khả năng của con người thựchiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh nghiệm cũ

Từ những khái niệm trên, có thể thấy rằng:

+ Cơ sở và nền tảng để hình thành kỹ năng chính là tri thức Tri thức ở đây baogồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động

+ Kỹ năng là sự chuyển hóa tri thức thành năng lực hành động của mỗi cá nhân

Trang 20

+ Nhằm đạt được mục đích đã đặt ra, kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặcmột hoạt động nhất định.

Từ việc phân tích trên, ta có thể hiểu một các chung nhất như sau: Kỹ năng là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra.

Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Từ những phân tích trên có thể hiểu: “Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là khả năng của bản thân có thể nhận biết các nguy cơ, hành vi xâm hại tình dục và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã được học để tránh xa và tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục”.

Đây là kỹ năng quan trọng trẻ cần được học và trang bị để có thể tự bảo vệ bảnthân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục

1.2.5 Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Khái niệm giáo dục

Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kếhoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người đượcgiáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ

Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người giáo dục lí tưởng,động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tình cách của nhân cách, những hành vi, thóiquen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giaolưu nhằm giúp người học biến kinh nghiệm xã hội lịch sử thành kinh nghiệm cá nhânngười học

Với khuôn khổ của khóa luận, chúng tôi sử dụng khái niệm giáo dục (theo nghĩa hẹp) Từ đây, có thể hiểu giáo dục trong nhà trường tiểu học là một quá trình, trong đó

dưới sự tác động sư phạm của người giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự

tổ chức hoạt động nhằm hình thành ý thức, thái độ, niềm tin, hành vi phù hợp với yêucầu của xã hội

Khái niệm giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Từ việc phân tích khái niệm giáo dục, khái niệm kỹ năng, theo chúng tôi: “Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là một quá trình, trong đó người giáo viên vận dụng các hình thức giáo dục như tư vấn, tuyên truyền, tổ chức các buổi nói

Trang 21

chuyện để cung cấp kiến thức, kỹ năng hoặc lồng ghép vào các hoạt động, tiết học trên lớp để học sinh có thể tránh được nguy cơ bị xâm hại và chống lại hành vi xâm hại tình dục, chủ động tự bảo vệ bản thân mình.”

1.3 Lý luận về xâm hại tình dục trẻ em

116-Hành vi hiếp dâm trẻ em : Mọi trường hợp giao cấu với trẻ dưới 13 tuổi hoặc

dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạnnhân là trẻ em từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân làtrẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ Cụ thể như sau:

 Hành vi dùng vũ lực là hành vi sử dụng sức mạnh vật chất (có hoặc không cócông cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào nạn nhân là trẻ em nhằm đè bẹp hoặc làm

tê liệt sự kháng cự của nạn nhân chống lại việc giao cấu như xô ngã, vật, đánh, trói,giữ, bóp cổ nạn nhân…

 Hành vi đe dọa dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói hoặc hành động uy hiếptinh thần nạn nhân, làm cho nạn nhân sợ hãi, tê liệt về ý chí, buộc họ phải chịu sự giaocấu mà không dám kháng cự như dọa giết, dọa gây thương tích cho nạn nhân nếu nạnnhân chống cự

 Hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là hành vi lợidụng nạn nhân là trẻ em vì một lý do nào đó không thể chống lại được hành vi giaocấu trái ý muốn của mình như lợi dụng nạn nhân đang lúc ốm đau để thực hiện hành vigiao cấu

 Hành vi dùng thủ đoạn khác: Thủ đoạn khác là những thủ đoạn ngoài nhữnghành vi đã được quy định trong cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm trẻ em (ngoài bahành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được củanạn nhân) giúp cho người phạm tội có thể thực hiện được việc giao cấu với nạn nhân

là trẻ em trái với ý muốn của họ

Trang 22

 Hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân là trẻ em Giao cấu trong tội hiếpdâm trẻ em là quan hệ tình dục nhằm thỏa mãn dục vọng của người phạm tội

Hành vi cưỡng dâm trẻ em là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến trẻ em từ đủ 13

tuổi đến dưới 16 tuổi lệ thuộc mình hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễncưỡng giao cấu

Hành vi giao cấu với trẻ em là trường hợp người thành niên có hành vi giao cấu

với đối tượng là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và hành vi này được thực hiệnvới sự thuận tình của trẻ em

Tuy nhiên, ở lứa tuổi này sự phát triển của trẻ em cả về thể chất và tâm sinh lý làchưa đầy đủ Ngoài ra, sự nhận thức cũng như hiểu biết về quan hệ tình dục và hậu quảcủa nó nằm ngoài khả năng của trẻ em Do vậy, người thành niên phải có trách nhiệmhướng dẫn, giáo dục và chăm lo cho sự phát triển bình thường về mọi mặt của trẻ em,nhằm tránh cho trẻ em không có ý thức và khả năng kiểm soát

Hành vi dâm ô với trẻ em là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn

có tính chất dâm dục đối với người dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mìnhnhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân Biểu hiện của hành vi dâm ô đó là:

 Buộc trẻ thực hiện các động tác tác động vào bộ phận sinh dục và các bộ phậnkhác trên cơ thể người phạm tội để tìm cảm giác khoái lạc

 Thực hiện các động tác tác động vào bộ phận sinh dục của trẻ em như: nắn, sờ,xoa bóp, hôn hít,… nhằm tạo cảm giác khoái lạc cho mình

Đây là hành vi tình dục nhưng không phải là hành vi giao cấu, hành vi đó có đặcđiểm thỏa mãn hoặc khêu gợi, kích thích nhu cầu tình dục

1.3.2 Dấu hiệu trẻ bị xâm hại tình dục

Thông thường ở những trẻ bị xâm hại tình dục thường ít có dấu vết bên ngoài cơthể Nhiều trường hợp không có bằng chứng của sự hoảng loạn hoặc tổn thương thểchất Do đó, việc khuyến khích trẻ chủ động nói ra được vấn đề mình gặp phải là cáchtốt nhất Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi một trẻ em bị xâm hại tình dục bộc lộvới người lớn và nhận được sự giúp đỡ thì sẽ ít bị tổn thương và tình trạng bị xâm hạicũng không dài như trường hợp trẻ không nói ra và không nhận được bất kỳ sự trợgiúp nào

Những dấu hiệu sau ở trẻ có thể gợi ý tới việc trẻ đã bị xâm hại tình dục [2;tr247-248]; [4; tr21]:

Trang 23

Biểu hiện bên ngoài về việc trẻ có thể bị xâm hại tình dục bao gồm: Quần áo trẻ

bị rách, nhàu nát và bẩn; có vết máu hoặc vết bẩn trên quần áo, cơ thể của trẻ

Dấu hiệu về thể chất bao gồm: Trẻ bị đau, sưng, ngứa, xước, bầm tím và chảy

máu ở cơ quan sinh dục, hậu môn hoặc các cơ quan khác nhau trên cơ thể; đau buốtkhi đi tiểu tiện hoặc đại tiện; xuất hiện bệnh lây truyền qua đường tình dục; trẻ có bấtthường ở hậu môn trực tràng hoặc mặt trong đùi; bị đau bụng mãn tính hoặc đau vùnghậu môn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái diễn; có thai dễ xảy ra với trường hợp nạnnhân là bé gái đã đến tuổi dậy thì;…

Biểu hiện về hành vi bao gồm: Trẻ bỗng dưng di chuyển khó khăn, ngồi khó

khăn; có những hành vi sờ mó cơ quan sinh dục, thủ dâm, chăm chút hình thức bênngoài quá mức; thích hoặc sợ nói (né tránh) về chủ đề tình dục; trẻ đột nhiên có nhữnghành vi của trẻ nhỏ hơn hay đã bỏ từ lâu như đái dầm, mút ngón tay; không cho cởiquần áo khi tắm, đi vệ sinh; đột nhiên có tiền, đồ chơi hay những món quà khác màkhông biết từ đâu mà có; thực hiện hành vi tình dục với đồ chơi hoặc thú nhồi bông;kết quả học tập giảm sút; với thanh thiếu niên có thể có thêm các dấu hiệu như tự gâythương tích cho bản thân, bỏ nhà đi, trầm cảm, tự tử,…

1.3.3 Hậu quả của việc trẻ bị xâm hại tình dục

Xâm hại tình dục trẻ em không chỉ để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về thểchất và tinh thần cho trẻ, nó còn gây ra những hậu quả đối với gia đình có trẻ bị xâmhại cũng như hậu quả đối với cộng đồng và xã hội Trong đó:

Hậu quả đổi với bản thân trẻ bị xâm hại tình dục: những hậu quả về mặt thể chất

thường có thể thấy từ sớm, ngay sau khi trẻ bị xâm hại tình dục như: gây ra những tổnthương nặng nề tại bộ phận sinh dục của trẻ, nhất là ngay sau khi bị xâm hại tình dục,trẻ đi lại hoặc ngồi khó khăn Nghiêm trọng hơn, với những trường hợp đi kèm với bạolực, trẻ bị xâm hại có thể dẫn tới tử vong Nhiều nạn nhân trẻ em bị nhiễm các bệnh xãhội, bệnh lênh truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS

Với nạn nhân là trẻ em gái đã đến tuổi dậy thì, việc bị xâm hại tình dục có thểkhiến các em mang thai ngoài ý muốn Khi cơ thể trẻ đang ở độ tuổi phát triển chưahoàn chỉnh, việc mang thai ngoài ý muốn rất nguy hiểm cho bản thân các em và cả thainhi Nhiều trường hợp các em đã phải phá thai vì chưa ý thức được vai trò, tráchnhiệm làm mẹ Điều này gây ra những tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí có

Trang 24

khả năng dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và hạnh phúc giađình của các em về sau,…

Xâm hại tình dục cũng gây ra những hậu quả về mặt tinh thần cho trẻ em trong cảmột thời gian dài Trẻ có thể có những cảm giác bất an, giật mình, tưởng tượng ra hìnhảnh kẻ xâm hại hay tiếng nói của kẻ xâm hại; tức giận bất thường và có các hành vihung tính ( đạp phá đồ đạc, đánh người xung quanh, ) Nhiều trường hợp trẻ tự gâyhại cho bản thân như tự trẻ làm đau mình, tự cắn mình hoặc dùng dao rạch vào cơ thể,

… Trẻ rơi vào trạng thái hoảng sợ và không có lối thoát Vì thế nhiều em rơi vào trạngthái bế tắc và tìm đến cái chết

Xâm hại tình dục còn gây ra những lệch lạc giới tính cho các em Khi trẻ em bịxâm hại tình dục có thể trẻ sẽ không phát triển một cách tự nhiên về mặt sinh lý mà cónguy cơ bị lệch lạc về tình dục Những ám ảnh về việc bị lạm dụng, đặc biệt là hành vitình dục đồng giới có thể khiến trẻ trở thành những người đồng tính luyến ái

Khi trẻ ở độ tuổi lớn hơn, việc từng bị xâm hại tình dục có thể khiến trẻ cảm

thấy khó khăn trong việc tiếp xúc với bạn khác giới, khó vui chơi bình thường như cácbạn cùng trang lứa Sự tổn thương sẽ trở thành nỗi đau âm ỉ trong tầm hồn các em,khiến các em trở lên rụt rè, khép kín Khi có những động chạm thông thường vào cơthể, đặc biệt là khi yêu ai đó, các em dễ mang tâm lý căng thẳng, hoảng loạn

Đến tuổi trưởng thành, trẻ từng bị xâm hại tình dục có thể băn khoăn, trăn trở,hoài nghi về tình yêu mà mình đang nhận được có thật không hay chỉ là họ cũng lợidụng để xâm hại mình Các em thậm chí sợ sệt chính người yêu của mình, cảm thấyhoảng loạn, sợ hãi mỗi khi hai người gần gũi Thậm chí, khi đã kết hôn, người từng bịxâm hại vẫn mang tâm trạng lo lắng không biết mình có thể có con bình thường đượckhông; sợ chồng và gia đình nhà chồng biết được câu chuyện trong quá khứ của mình,

… [4]

Hậu quả đối với gia đình trẻ bị xâm hại: không chỉ trẻ chịu những ảnh hưởng

nghiêm trọng của việc bị xâm hại tình dục, những người thân trong gia đình, đặc biệt

là cha mẹ trẻ sẽ có cảm giác đau đớn, u buồn, căng thẳng

Gia đình trẻ bị xâm hại tình dục sẽ bị dư luận xã hội chú ý và đôi khi còn bị coithường, khinh miệt Trong nhiều trường hợp, thậm chí còn ảnh hưởng đến cuộc sốngtương lai của chị em trong gia đình Thậm chí, bản thân nạn nhân và gia đình phảichuyển chỗ ở, chuyển đổi nơi làm việc và sống trong tình cảnh ức chế, căng thẳng

Trang 25

Hậu quả đối với cộng đồng xã hội: xâm hại tình dục trẻ em là hành động trái

pháp luật Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em gây mất an toàn xã hội Xâm hại tình dụctrẻ em tác động lớn đến đạo đức xã hội, đến luân thường đạo lý, đến truyền thống vănhóa lâu đời của người Việt Nam Loại hình tội phạm này cần phải hạn chế và loại bỏkhỏi xã hội

1.4 Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học

1.4.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

1.4.1.1 Đặc điểm về sự phát triển của các quá trình nhận thức

Bước sang giai đoạn tiểu học, hoạt động chủ đạo của trẻ chuyển dần từ hoạt độngvui chơi sang hoạt động học tập, nhận thức của trẻ có những bước phát triển mới.Trong đó:

 Sự phát triển của tri giác

Tri giác của học sinh tiểu học đã có những thay đổi đáng kể so với trẻ mẫu giáo,chuyển từ tri giác chi tiết sang tri giác tổng hợp Một dạng tri giác mới với chất lượngcao hơn tri giác thông thường bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh- đó là quan sát Cácthao tác trí tuệ ở lứa tuổi này được học sinh thực hiện tốt trên các dữ liệu hình tượng

cụ thể dưới dạng các vật thật hoặc mô hình

 Sự phát triển của chú ý

Nếu như ở trẻ mầm non chú ý có chủ định còn nhiều hạn chế thì ở học sinh tiểuhọc chú ý có chủ định đã dần phát triển Học sinh tiểu học đã có khả năng tập trungchú ý ở mức độ nhất định với những tài liệu không mấy thú vị Tuy nhiên, chú ý cóchủ định ở các em vẫn ở mức độ thấp, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế, sức tậptrung chưa cao, dễ bị phân tán, lơ đãng với những ý nghĩ đâu đâu Do đó, tài liệu họctập cho trẻ ở lứa tuổi này cần dễ hiểu, trực quan, sinh động

 Sự phát triển của tư duy

Trong các quá trình phát triển nhận thức của học sinh tiểu học thì sự phát triển tưduy diễn ra mạnh mẽ nhất Giai đoạn này tư duy trừu tượng bắt đầu hình thành Ở họcsinh tiểu học bắt đầu xuất hiện khả năng lý giải logic, sử dụng các thao tác trí tuệ nhưcộng trừ nhân chia, phân loại, bảo toàn, xếp hạng,… Năng lực khái quát hóa và trừutượng hóa còn hạn chế, tư duy còn mang nặng tính xúc cảm

Sự phát triển của trí nhớ

Trang 26

Ở lứa tuổi này, trí nhớ có chủ định phát triển dần Khả năng ghi nhớ có chủ địnhnhững tài liệu không mấy sinh động, hấp dẫn cũng dần phát triển Học sinh đã có khảnăng ghi nhớ ý nghĩa và nội dung chính của tài liệu Tuy nhiên ghi nhớ chủ định vẫnchiếm vị trí rõ nét Nhiều học sinh tiểu học vẫn ghi nhớ máy móc bằng cách đọc đi đọclại tài liệu nhiều lần Quá trình ghi nhớ vẫn chịu nhiều ảnh hưởng và bị chi phối nhiềubởi các yếu tố trực quan.

Sự phát triển của tưởng tượng

Khả năng tưởng tượng của học sinh tiểu học đã có sự chuyển biến cơ bản và pháttriển phong phú Càng về cuối cấp, khả năng tưởng tượng của trẻ càng gần với hiệnthực hơn, sáng tạo và phát triển cao hơn Tuy nhiên khả năng tưởng tượng của họcsinh tiểu học còn mang tính trực quan, cụ thể Các hình ảnh chủ yếu mới dựa vàotưởng tượng tái tạo, chắp ghép, bắt trước và thay đổi chút ít Vì vậy, sản phẩm củatưởng tượng còn nghèo nàn, ít có tổ chức

1.4.1.2 Những đặc điểm nhân cách nổi bật của học sinh tiểu học

Đời sống tình cảm

- Với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt, gắn nhận thức với hoạt độngcủa trẻ Ở lứa tuổi này, các em dễ xúc cảm trước hiện thực và rất dễ hình thành nhữngtình cảm tốt đẹp Học sinh tiểu học bị ảnh hưởng nhiều bởi tình cảm; dễ xúc độngmạnh và đã có ấn tượng khá sâu sắc và bền vững

- Những tình cảm cao cấp đang dần được hình thành Trong đó, tình cảm gia đìnhgiữ vai trò khá quan trọng trong đời sống của trẻ Nhiều trường hợp, chính lòng yêuthương của cha mẹ đã trở thành động cơ học tập của trẻ tiểu học

- Ở lứa tuổi này, những xúc cảm thường gắn với những tình huống cụ thể mà trẻđược trực tiếp trải nghiệm, tham gia trong các tình huống đó

- Tình cảm của trẻ tiểu học dễ thay đổi, chưa sâu sắc, mong manh và không bềnvững

Ý chí

Ở giai đoạn học sinh tiểu học, các phẩm chất của ý chí dần được hình thành vàphát triển Học sinh tiểu học có thể rèn luyện để có tính kế hoạch, tính kiên trì, tínhđộc lập, tính mục đích, quyết đoán,…Tuy nhiên những phẩm chất này chưa ổn định đểtrở thành những nét tính cách vững chắc Năng lực tự chủ còn yếu, tính tự phát cònnhiều nên khó giữ trật tự, kỷ luật

Trang 27

 Tính cách

Tính cách của học sinh tiểu học đang hình thành và có nhiều biến đổi Các emhồn nhiên, trong sáng, có nhiều nét tính cách tốt như lòng vị tha, yêu thương conngười, Các em hay bắt chước và thích bắt chước hành vi, cử chỉ của người lớn

1.4.2 Mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học

Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em tồn tại trong cuộc sống dưới nhiều hình thứckhác nhau Mục đích của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho họcsinh tiểu học nhằm:

- Trẻ nhận thức được mối nguy hiểm khi có nguy cơ bị xâm hại

- Trẻ có kỹ năng ứng phó trong trường hợp bị xâm hại tình dục

1.4.3 Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học

1.4.3.1 Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học

Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học được thểhiện ở một số nội dung như sau:

- Giáo dục trẻ gọi đúng tên vùng kín và vùng riêng tư.

- Giáo dục trẻ biết cự tuyệt- tránh xa- kể ra, khi trẻ gặp phải tình huống có nguy

cơ bị xâm hại tình dục

- Giáo dục trẻ biết mô tả cảm xúc của bản thân.

Trang 28

- Giáo dục trẻ nhận biết cảm giác an toàn và không an toàn.

- Giáo dục trẻ quy tắc năm ngón tay.

- Giáo dục trẻ không giữ bí mất một mình, trẻ có thể chia sẻ với người lớn mà

Phương pháp thảo luận nhóm

Với phương pháp này, học sinh được chia thành nhóm để tổ chức trao đổi ý kiến

và tư tưởng của mình về một chủ đề nhất định, từ đó đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn,rộng hơn về vấn đề đó

Những nội dung có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giáo dục kỹnăng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học như: Các bộ phận trên cơthể; Nhận biết động chạm “an toàn” và “không an toàn”; Nhận biết những bí mậtkhông an toàn cho trẻ; Xử lý các tình huống trẻ có nguy cơ bị xâm hại,…

Cách tiến hành phương pháp thảo luận nhóm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thảo luận

- Giáo viên sắp xếp và bố trí lớp học tùy theo mục đích, điều kiện cơ sở vật chất

lớp học sao cho phù hợp

- Giáo viên nêu chủ đề, vấn đề thảo luận.

- Tiến hành chia nhóm (có nhiều cách chia nhóm khác nhau, căn cứ vào nội

dung, mục đích và đặc điểm học sinh mà giáo viên tiến hành phân chia nhóm phùhợp)

- Giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.

- Xây dựng tiêu chuẩn nhóm.

- Xác định thời gian thảo luận.

Bước 2: Tiến hành thảo luận

- Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng và thư ký để ghi lại kết quả thảo luận.

- Các thành viên trong nhóm thảo luận, trao đổi để đi đến thống nhất nội dung.

Trang 29

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trên cơ sở lắng nghe ý kiến của nhóm

khác

- Giáo viên tổng kết các ý kiến, kết luận trên cơ sở ý kiến đa số.

Bước 3: Kết thúc thảo luận

- Giáo viên xác nhận các kết quả học tập đạt được.

- Nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ làm việc của các cá nhân, nhóm và cả lớp.

Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm:

- Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ nhưng không nên để nhóm quá đông hoặc

quá ít

- Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau.

- Trong trường hợp xung đột nhóm, mâu thuẫn nảy sinh do thiếu lý luận hoặc

thực tiễn, giáo viên hỗ trợ bằng cách đưa câu hỏi gợi mở hoặc ví dụ để được sáng tỏ

- Trường hợp các nhóm có quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề và bảo vệ

quan điểm đó đến cùng thì giáo viên nên viết nên bảng tất cả các ý kến để các em đốichiếu, phân biệt đúng sai

 Phương pháp tình huống

Trong quá trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinhtiểu học, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tình huống Giáo viên tổ chức cho họcsinh giải quyết các tình huống thực tiễn về việc trẻ trước nguy cơ bị xâm hại tình dục,qua đó giúp học sinh lĩnh hội, củng cố hoặc vận dụng kiến thức Giáo viên có thể giớithiệu tình huống qua nhiểu hình thức khác nhau như chiếu một đoạn video, diễn kịchhoặc dưới dạng hình vẽ,…

Cách tiến hành phương pháp tình huống như sau:

Bước 1: Xây dựng tình huống ( tình huống có thể được lựa chọn từ tình huống

thực trong cuộc sống hoặc cũng có thể được hư cấu do giáo viên xây dựng lên sao chophù hợp với ý đồ sư phạm của giáo viên)

Lưu ý: Giáo viên tiến hành xây dựng tình huống trước khi tiến hành các hoạt

động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học

Bước 2: Tổ chức giải quyết tình huống

- Giáo viên giới thiệu tình huống.

- Tổ chức cho học sinh phân tích tình huống.

- Tổ chức giải quyết tình huống.

Trang 30

- Tố chức thảo luận giữa các học sinh.

Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp tình huống:

- Yêu cầu trong xây dựng và lựa chọn tình huống Tình huống phải hàm

chứa những vấn đề, buộc người học phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng,kinh nghiệm đã có hoặc phải cấu trúc lại chúng để giải quyết vấn đề

- Động viên học sinh tham gia phát biểu ý kiến.

 Phương pháp đóng kịch

Đây là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức quá trình giáo dục kỹ năng phòngchống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học thông qua xây dựng kịch bản những tìnhhuống trẻ có nguy cơ bị lạm dụng và thực hiện kịch bản đó nhằm giúp học sinh rènluyện, biết cách xử lý trước các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục

Cách tiến hành phương pháp đóng kịch như sau:

Bước 1: Xây dựng kịch bản

Bước 2: Phân vai cho học sinh tham gia vào vở kịch

Bước 3: Tiến hành cho học sinh đóng kịch

Bước 4: Tổ chức cho học sinh đàm thoại, rút ra những kiến thức, kết luận cần nhớ.

Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp đóng kịch

- Kịch bản phải có tính kịch tính, phải giải quyết được các nhiệm vụ đề ra.

- Nên quan tâm để phân vai phù hợp với các em nhút nhát, ngại hoạt động.

- Sau vở kịch, giáo viên cần tổ chức cho học sinh đàm thoại để rút ra kết

luận cần thiết

 Phương pháp thuyết trình

Trong phương pháp này, giáo viên sử dụng lời nói để trình bày, giải thíchnội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học mộtcách có hệ thống, logic cho học sinh tiếp thu Tùy thuộc vào mục đích, nội dung muốntruyền tải đến học sinh mà giáo viên sử dụng các dạng thuyết trình phù hợp

Cách tiến hành phương pháp thuyết trình như sau:

Bước 1: Đặt vấn đề

Giáo viên nêu vấn đề, gây hứng thú, sự chú ý ban đầu cho học sinh, tạotâm thế bắt đầu làm việc và định hướng nghiên cứu

Bước 2: Phát biểu vấn đề

Trang 31

Giáo viên nêu ra những câu hỏi cụ thể hơn nhằm thu hẹp phạm vi nghiêncứu, chỉ ra trọng điểm cần xem xét cụ thể nhằm tạo ra nhu cầu của học sinh với kiếnthức, gây hứng thú và động cơ học tập, đồng thời vạch ra nội dung và dàn ý cần nghiêncứu.

Bước 3: Giái quyết vấn đề

Giáo viên có thể tiến hành giải quyết vấn đề theo 2 logic phổ biến: quy nạp hoặcdiễn dịch

Bước 4: Kết luận

Giáo viên cô đọng, khái quát lại bản chất của vấn đề đưa ra xem xét Đồng thờiđặt ra những vấn đề mới, những công việc tiếp theo để học sinh suy nghĩ và chuẩn bị

Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp thuyết trình:

- Ngôn ngữ của giáo viên khi thuyết trình cần thu hút, giàu hình ảnh, xúc cảm

và có khả năng thuyết phục cao

- Các vấn đề cần được trình bày theo cấu trúc logic, chặt chẽ.

Phương pháp trò chơi

Với phương pháp này, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi giúp gâyhứng thú, xúc cảm trong quá trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục chohọc sinh tiểu học, làm cho nội dung được truyền đạt và lĩnh hội bằng cách thức nhẹnhàng, phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ em Trò chơi có thể được tổ chức khi bắt đầubài giảng để thu hút sự chú ý, tạo không khí vui tươi, tích cực trong lớp học, có thể sửdụng để dạy kiến thức mới, củng cố hoặc vận dụng kiến thức

Trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh tiểu học, phươngpháp trò chơi có thể được sử dụng khi bắt đầu vào bài nhằm tạo hứng thú, cho học sinhkhởi động, ngoài ra có những nội dung có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhómtrong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học như: giáodục trẻ gọi đúng tên vùng kín và vùng riêng tư; giáo dục trẻ biết mô tả cảm xúc củabản thân; …

Cách tiến hành phương pháp trò chơi như sau:

Trang 32

- Giải thích trò chơi, luật chơi.

- Tổ chức phân vai, phân việc.

- Tiến hành trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Bước 3: Kết thúc

Giáo viên tổ chức tổng kết kết quả đạt được qua trò chơi; nhận xét,, đánh giá thái

độ của học sinh trong khi chơi

Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp trò chơi:

- Giáo viên cần giải thích rõ ràng luật chơi và đảm bảo rằng tất cả học sinh đều

nắm rõ luật trước khi bắt đầu trò chơi

- Trong quá trình chơi, giáo viên cần hướng dẫn và can thiệp khi có học sinh sai

luật chơi

1.4.3.3 Hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học

Thông qua lồng ghép vào các môn học chính khóa trên lớp

Lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho họcsinh vào nội dung của các bài học Tuy nhiên không phải môn học nào, bài học nàocũng có thể lồng ghép được nội dung của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhdục Vì vậy tùy theo nội dung môn học, bài học mà giáo viên có thể khai thác khảnăng lồng ghép và tiến hành giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho họcsinh

Thông qua trò chuyện, chia sẻ với học sinh

Giáo viên giành thời gian quan tâm, trò chuyện, chia sẻ với học sinh vào lúc rachơi, ngoài giờ học để học sinh có kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Thông qua tổ chức các chủ đề, chủ điểm hoạt động

Giáo viên lên kế hoạch xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năngphòng chống xâm hại tình dục cho học sinh theo các chủ đề, chủ điểm vào các tiếtchào cờ đầu tuần, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Thông qua hoạt động tư vấn

Thông qua phòng tư vấn tâm lý học đường của nhà trường, giáo viên phụ trách tưvấn sẽ chia sẻ, tư vấn, giải đáp những thắc mắc cho học sinh những vấn đề liên quantới giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục

Thông qua các Câu lạc bộ tuổi thơ

Trang 33

Câu lạc bộ tuổi thơ trong nhà trường tiểu học là nơi tập hợp các học sinh cócùng sở thích, năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó tự nguyện tham gia vào các hoạt độnghọc tập, vui chơi giải trí phù hợp với bản thân Các em học sinh sẽ được sinh hoạtngoại khóa cùng nhau dưới sự định hướng, điều khiển của thầy cô Thầy cô xây dựngchương trình, cùng học sinh thiết kế hoạt động đa dạng, phong phú, lồng ghép giữaviệc học với các trò chơi sáng tạo, đóng kịch, kể chuyện,… Đây cùng là một hình thứcđược các nhà trường sử dụng trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhdục cho học sinh.

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học

Để hình thành và phát triển kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinhtiểu học đạt kết quả tốt cần phải có sự phối kết hợp của nhiều yếu tố như: nhà trường,giáo viên, gia đình, người học,… Trong đó:

Về phía nhà trường

Con người từ khi sinh ra và lớn lên được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi, nhưngtrường học được coi là môi trường dạy học và giáo dục đạt hiệu quả cao và đóng vaitrò quan trọng với sự hình thành và phát triển của trẻ Nhà trường chính là cơ quanchuyên trách trong việc giáo dục thế hệ trẻ, trong đó giáo dục kỹ năng phòng chốngxâm hại tình dục là một phần trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Nhà trườngcần thúc đẩy các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho họcsinh tiểu học Tuy nhiên, các nhà trường thường gặp nhiều khó khăn trong trong việctiếp cận thông tin vì chưa có tài liệu về giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng phòngchống xâm hại tình dục phù hợp cho lứa tuổi học sinh tiểu học Nhiều trường cơ sở vậtchất và điều kiện còn chưa đáp ứng được, chưa phục vụ hiệu quả cho hoạt động giáodục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục Do đó:

- Nhà trường cần nhận thức rõ vai trò của việc giáo dục kỹ năng phòng chốngxâm hại tình dục cho học sinh tiểu học Từ đó có những phương pháp, biện pháp giáodục tích cực và phù hợp cho học sinh

- Nhà trường cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong việcgiáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục như xây dựng cơ sở vật chất đạt tiêuchuẩn, trang thiết bị dạy học phù hợp và đáp ứng được việc tổ chức các hoạt động giáodục

Trang 34

- Xây dựng môi trường trường học thân thiện, tích cực để tạo điều kiện thuận lợicho việc xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hạitình dục cho học sinh tiểu học trong nhà trường.

- Nhà trường phải xây dựng các kế hoạch phối kết hợp các lực lượng trong nhàtrường như giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các tổ chức trong trường trongviệc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học

- Nhà trường cần kêu gọi và huy động sự chung tay tham gia hoạt động giáo dục

kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh của các lực lượng ngoài nhàtrường như chạ mẹ học sinh, các tổ chức xã hội,…

Về phía giáo viên

Giáo viên hơn ai hết chính là những người trực tiếp tham gia cùng học sinh trongcác hoạt động dạy học và giáo dục, là những người hướng dẫn, điều khiển hoạt độnghọc tập của học sinh, đồng thời là những người được học sinh tin tưởng, thường xuyêntrao đổi và trò chuyện với học sinh Vì vậy, để giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hạitình dục cho học sinh được hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải được trang bị đầy đủcác kiến thức, kỹ năng về giáo dục giới tính, kỹ năng giúp trẻ nhận biết và phòng ngừaxâm hại tình dục; phải có kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả và hấp dẫn

và khả năng tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trongquá trình dạy học một cách nghệ thuật và hiệu quả

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, giáo viên chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức

về giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em Khôngnhững thế, nhiều giáo viên còn chịu ảnh hưởng của tâm lý Á Đông, ngại ngùng vàlúng túng khi giáo dục giới tính cho trẻ Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tớikết quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh

Về phía gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường giáo dục trẻ đầu tiên và kéo dài suốtcuộc đời của trẻ Do đó, gia đình và nhà trường phải liên kết trong một mối quan hệgắn bó với nhau để giúp cho việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục chotrẻ đạt hiệu quả cao nhất Cha mẹ cần quan tâm và trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năngphòng chống xâm hại tình dục để trẻ có thể bảo vệ bản thân trước các tình huống cónguy cơ bị xâm hại tình dục Giáo dục của cha mẹ và gia đình chính là nền tảng cơbản, vững chắc hỗ trợ cho giáo dục nhà trường, giúp nhà trường thực hiện hiệu quả

Trang 35

việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh tiểu học, đặt nền móng cho việc phát triểnbền vững sau này.

Tuy nhiên, hiện nay, cha mẹ chưa có đủ kiến thức để trang bị cho trẻ Nhiều bậccha mẹ quan niệm trẻ em còn nhỏ, chưa cần thiết biết về các vấn đề có liên quan đếntình dục, họ cho rằng việc nói các vấn đề này cho trẻ sẽ vô tình “vẽ đường cho hươuchạy” Vì vậy, các bậc cha mẹ thường lảng tránh, ngăn cấm trẻ tìm hiểu các vấn đề cóliên quan tới giới tính và tình dục Nhiều cha mẹ có tâm lý ngại ngùng, lảnh tránhtrước các câu hỏi của trẻ hoặc la mắng khi trẻ đề cập tới các vấn đề về giới tính Điềunày gây nguy hại nếu trẻ tự tìm hiểu qua các nguồn thông tin không lành mạnh, khôngchính thống và có thể khiến “ hươu chạy sai đường”, ảnh hướng xấu tới nhận thức vàhành vi của trẻ về các vấn đề có liên quan tới giới tính và tình dục

Về phía học sinh

Học sinh là chủ thể của hoạt động học, là trung tâm của quá trình dạy học và giáodục Do đó, để kết quả rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinhđạt được hiệu quả thì học sinh phải chủ động, tích cực tham gia, rèn luyện trong cáchoạt động dưới sự điều khiển, hướng dẫn của người giáo viên, đặc biệt trong các hoạtđộng xử lý các tình huống trẻ có nguy cơ bị xâm hại tình dục

Hơn ai hết, học sinh là người quyết định kỹ năng sống của bản thân mình Vìvậy, học sinh cần có nhận thức đúng về vai trò, về sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năngsống nói chung và kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục nói riêng; có ý thức rènluyện kỹ năng này để bảo vệ bản thân trước các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tìnhdục

Trang 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương 1, đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề chung về giáo dục kỹnăng phòng chống xâm hại tình dục trong nhà trường cho học sinh tiểu học, bao gồmcác khái niệm cơ bản về trẻ em; xâm hại tình dục trẻ em; kỹ năng phòng chống xâmhại tình dục…; vấn đề xâm hại tình dục trẻ em; các vấn đề trong giáo dục kỹ năngphòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học

Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là khả năng của bản thân có thể nhậnbiết các nguy cơ, hành vi xâm hại tình dục và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đãđược học để tránh xa và tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục

Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là một quá trình, trong đóngười giáo viên vận dụng các hình thức giáo dục như tư vấn, tuyên truyền, tổ chức cácbuổi nói chuyện để cung cấp kiến thức, kỹ năng hoặc lồng ghép vào các hoạt động, tiếthọc trên lớp để học sinh có thể tránh được nguy cơ bị xâm hại và chống lại hành vixâm hại tình dục, chủ động tự bảo vệ bản thân mình

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hạitình dục cho trẻ tiểu học trong các nhà trường gồm các yếu tố thuộc về nhà trường,giáo viên, phụ huynh và học sinh

Trang 37

CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ

1 NAM LÝ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1 Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu

- Địa điểm, trụ sở chính: TDP 10 phường Nam Lý- Đồng Hới

1 Về học sinh

- Trường có 24 lớp với 945 học sinh, trong đó Khối 1: 5 lớp- 192

Học sinh; Khối 2 : 6 lớp- 247 học sinh; Khối 3: 5 lớp- 202 học sinh; Khối 4: 3lớp- 108 học sinh; Khối 5: 5 lớp- 196 học sinh

- Về chất lượng giáo dục: trong những năm gần đây, chất lượng

Giáo dục toàn diên của nhà trường luôn được duy trì, ổn định vững chawcsvaf cóchiều hướng tăng lên; chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu dã thực sự khởisắc và luôn đứng vị trí tốp đầu thành phố và tỉnh

- Học sinh của trường chăm ngoan học giỏi, có ý thức phấn đấu vươn

Lên trong học tập và rèn luyện

2 Về đội ngũ

Trang 38

* Trình độ giáo viên: Đạt chuẩn: 38/38– 100%; trên chuẩn: 38/38 – 100%.

Tất cả các giáo viên đều có kế hoạch dạy học đầy đủ 100%

Hằng tháng các tổ chuyên môn đều tổ chức dự giờ, thăm lớp, kiểm tra chéo giáo

án, đánh giám xếp loại học sinh theo kế hoạch đề ra và đúng quy định, quy chế chuyênmôn

Hằng năm nhà trường đã tổ chức định kỳ các hoạt động trao đổi chuyên môn,sinh hoạt chuyên đề, tham quan, giao lưu học tập kinh nghiệm các trường bạn theođúng kế hoạch đề ra

3 Cơ sở vật chất

Trường có 100% phòng học kiên cố 24 phòng/24 lớp; có đầy đủ khối phòng phục

vụ học tập gồm phòng Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Tiếng Anh, phòng thư viện,phòng đọc GV, phòng thiết bị giáo dục, phòng hoạt động Đội Khối phòng hành chínhquản trị có các phòng làm việc của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, văn phòng, phòng

kế toán, phòng Y tế học đường, phòng bảo vệ; có nhà bếp phục vụ họp sinh bán trú.Các phòng chức năng có đầy đủ các thiết bị thiết yếu được sắp xếp hợp lý, khoa học vàhoạt động có hiệu quả

4 Các tổ chức, đoàn thể trong trường

Trường có 01 chi bộ Đảng gồm 37 đảng viên; có tổ chức Công đoàn gồm 42đoàn viên lao động; Có Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có chi hội Chữthập đỏ Tất cả các tổ chức đều phát huy và thực hiện tốt công việc theo chức năngnhiệm vụ và quyền hạn của mình

Những năm gàn đây, Liên đội đã phát huy tốt những phong trào, hoạt động vàđược công nhận Liên đội vững mệnh xuất sắc năm học 2017-2018 Liên đội đượctrung ương đoàn tặng bằng khen

Bộ máy của liên đội bao gồm:

Ngày đăng: 16/10/2021, 22:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w