1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư, đại học huế (4)

22 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 22,63 MB

Nội dung

- Thế kỷ 19, Thế giới có sự phát triển vượt bậc do quá trình công nghiệp hóa, thì việc quan tâm thu thập và bảo tồn những gì của quá khiến người ta quan tâm hơn, bộ sư tập về các hiện vậ

Trang 1

BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ

Trang 2

BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

LỜI CẢM ƠN

Qua 5 năm trên ghế giảng đường Đại học là một quãng thời gian cho mỗi

sinh viên học tập, rèn luyện và trưởng thành Đây là quãng thời gian ý nghĩa

Dưới mái trường Đại học Khoa học Huế vừa kỷ niệm tròn 60 năm thành

lập, em đã nhận được sự giảng dạy, chỉ dẫn nhiệt tình và đầy tâm huyết của các

thầy cô giáo Đó là niềm vinh hạnh lớn đối với em, cũng là sự tiếc nuối khi phải

chia tay mái trường sau bao năm tháng học tập

Sự động viên và ủng hộ của gia đình, cùng sự giúp đỡ của bạn bè, em đã

trải qua 5 năm một cách suôn sẻ và nhiều cảm xúc Từ thầy cô, bạn bè, các anh

chị khóa trên, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu…đó là

hành trang cần thiết cho em để có thể bước vào đời sống với nghề dễ dàng

hơn

Từ lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành kính cảm ơn đến toàn thể cán

bộ giảng viên của trường Đại học Khoa học, cũng như các giảng viên của Khoa

Kiến trúc đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức đến sinh viên khoa kiến trúc nói

chung và cá nhân em nói riêng Em có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp này

không thể thiếu được sự giúp đỡ to lớn đó Em xin đặc biệt gửi lời cám ơn chân

thành nhất đến thầy:

KTS PHAN THẾ ĐẠT (giáo viên hướng dẫn đồ án tốt nghiệp)

THS.KS NGUYỄN TRỌNG VINH ( giáo viên hướng dẫn kết cấu)

Đã hướng dẫn, chỉ dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn đến các cơ quan đoàn thể trong việc cung cấp

những tư liệu, tài liệu cần thiết để hổ trợ trong quá trình thành đồ án Và cuối

cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận

lợi cho em trong suốt thời gian vừa qua

Trang 3

BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

3

Trang 4

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ KHU ĐẤT

1 Đánh giá hiện trạng – tổng quan khu đất

2 Các yếu tố ảnh hưởng, khí hậu, thời tiết

3 Tiêu chuẩn thiết kế

CHƯƠNG 3 NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

CHƯƠNG 4 PHỤ LỤC

1 Các tài liệu tham khảo có liên quan

2 Bản vẽ đồ án

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỒ ÁN

1 Giới thiệu sơ lượt về đồ án:

* Nguồn gốc của bảo tàng:

- Mặc dù ngững tài liệu sưu tập có đồ vật quí giá từ thời La Mã và hy

Lạp, Cong việc sưu tầm nghệ thuật mang hướng hiện đại đã được bắt

đầu từ thời phục hưng Ý, khi niềm say mê các cổ vật và cảm nhận về lịch

sử đầu tiên đươc hình thành Bộ sưu tập chính thức đầu tiên của

Bramante được trưng bày tại Vatican khoảng đầu thế kỷ 16 cùng các

phòng trưng bày đặc biệt của giới thượng lưu ở Đức và Ý vào thế kỷ 16

là nền tảng góp phần hình thành các mô hình kiến trúc phòng trưng bày

nghệ thuật vào thế kỷ 17, 18 và trở thành một yếu tố hầu như được

chuẩn hóa trong thiết kế cung điện thời bấy giờ

- Thuật ngữ bảo tàng được sử dụng đầu tiên và xuyên suốt thời kỳ Phục

hưng, đồ vật trưng bày xếp chồng lên nhau trên các vách tường và trần

nhà, trong tủ và ngăn kéo với mục đích tạo sự ngạc nhiên và thích thú,

người xem phải tìm kiếm những gì thu hút mình và hình thành cảm nhận

riêng cho chính mình

- Thế kỷ 19, Thế giới có sự phát triển vượt bậc do quá trình công nghiệp

hóa, thì việc quan tâm thu thập và bảo tồn những gì của quá khiến người

ta quan tâm hơn, bộ sư tập về các hiện vật văn hóa thời này là bằng

chức cho thấy sự phát triển của nhân loại và sự kiểm soát của con người

đối với môi trường.Các bảo tàng thời này được thiết kế như một phần

của kiến trúc lễ nghi, ở đó ý niệm về linh thiên được thiết kế như một

phần kiến trúc nghi lễ, ở đó ý niệm về sự linh thiên được chuyển thành

ngôn ngữ thế tuc, ngôn ngữ quốc gia hay ngôn ngữ chung

* Phân loại bảo tàng:

- Bảo tàng có nhiều loại đa dạng và nội dung của nó cũng rất phong phú,

từ lịch sử ( bảo tàng lịch sử dân tộc, bảo tàng chiến tranh), văn hoá( bảo

tàng âm nhạc, bảo tàng trang phục), đến mọi mặt của đời sống xã

hội(bảo tàng thể thao bảo tàng ẩm thực) từ những chiến công thành tíchcủa tập thể của cộng đồng(bảo tàng chiến tranh, bảo tàng quân đội), đếnnhững phát minh sáng chế của cá nhân ( như bảo tàng mỹ thuật, bảotàng danh nhân), những gì tự nhiên của nhiên tạo ( bảo tàng sinh học),của sinh quan đến những gì nhân tạo ( bảo tàng sinh ô tô, bảo tàng máybay) có thể nói bảo tàng là nơi lưu trử đầy đủ và nâng cao tấc cả những

gì chúng ta đã đang và sẽ gặp trong cuộc sống

- Phân loại: theo chủ đề,đặc tính,quy mô (dựa theo tiêu chuẩn thiết kế của AnhBristish Standard)

* Những nét đặc trưng của bảo tàng:

Bảo tàng hiện đại thường có hai chức năng cơ bản sau:

1 / Nghiên cứu khoa học : thu thập, cất giữ các tư liệu về sự phát triểncủa tư nhiên, xã hội và những vật quý hiếm, có giá trị thẫm mỹ cao Saukhi đã nghiên cứu, xác định khoa học về những tư liệu, gốc tích đó, bảotàng tiến hành các biện pháp giữ gìn, bảo quản và tu sữa các di tích gốc,

để phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình cũng như của các cơquan khoa học khác

2/ Giáo dục khoa học : tất cả các hình thức hoạt động tuyên truyền, giáodục khác nhau của bảo tàng đều phải dựa trên các vật trưng bày hiện vật( các di tích được trưng bày ) và tư liệu sẵn có trong kho bảo quản

Hai chức năng này có mối liên hệ khắng khít với nhau và tác động qua lạilẫn nhau Cùng lúc thực hiện hai chức năng thì bảo tàng mới đáp ứngđược nhu cầu xã hội đặt ra

Chức năng nghiên cứu khao học của bảo tàng thể hiện ở hai mặt hoạt động cụthể:

+ Những hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm không ngừng bổ sungcho kho bảo quản, cơ sở của bảo tàng những di tích gốc có giá trị tiêubiểu về mặt lịch sử, khoa học và thẫm mỹ

+ Những hoạt động có liên quan đến việc chỉnh ly, hệ thống hoá và bảoquản tư liệu đáng tin cậy phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học các

Trang 6

ngành khác nhau, đồng thời nâng cao kiên thức người dân.

Chức năng thứ hai của bảo tàng là chức năng giáo dục khoa học vì hai lý do cơ

bản sau :

+ Mọi hoạt động giáo dục của bảo tàng dù được tiến hành dưới bất kỳ

hình thức nào đều phải dựa trên nghiên cứu di tích gốc Không có di tích

gốc thì không có phần trưng bày của bảo tàng, do đó không có hoạt

động giáo dục của bảo tàng

Trong các bảo tàng, công tác nghiên cứu khoa học đi trước một bước, làm cơ

sở cho công tác giáo dục khoa học

+ Bảo tàng thực hiện chức năng khoa học của mình bằng cách tuyên truyền phổ

biến kiến thức cho người xem

Dù bảo tàng thuộc loại hình nào, khoa học tư nhiên hay khao học xã hội đều

phải thực hiện sáu giai đoạn công tác sau:

Công tác nghiên cứu khoa học

- Công tác sưu tầm

- Công tác kiểm kê, xác định ghi chép khoa học các di tích của bảo tàng

- Công tác bảo quản

- Công tác trưng bày

- Công tác quần chúng

Trong đó công tác nghiên cứu khoa học có tính chất bao trùm , xuyên suốt tất

cả các mặt hoạt động của bảo tàng

2 Lý do chọn đề tài:

- Sau 5 năm học kiến trúc, đồ án tốt nghiệp như một điểm mốc, là một giai đoạn

trong quá trình tìm kiếm con đường kiến trúc từ đồ án tôi có suy nghĩ về mối

quan hệ giữa con người và tự nhiên, giữa con người và kiến trúc, giữa kiến trúc

và môi trường và tìm hiểu để làm rõ nó minh chứng rõ ràng qua một công trình

cụ thể, công trình đó là nơi trưng bày, một môi trường học tập, nghiên cứu và

tương tác một cách mạnh mẽ, rõ ràng về nhận thức đó có thể là một bảo tàng,

một bảo tàng về tự nhiên đó là những bước đầu suy nghĩ cho một đồ án tốt

nghiệp về đề tài tự nhiên

- Bảo tàng thiên nhiên việt nam là nơi lưu giữ quá trình và sự phát triển sự sống

của các sinh vật trên mảnh đất hình chữ S và hứa hẹn đây được xem là bảo

tàng hiện đại và mới nhất Việt Nam

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ KHU ĐẤT

1 Đánh giá hiện trạng tổng quan khu đất:

* Vị trí địa lý:

- Vị trí : nằm ở khu A An Vân Dương, phường xuân phú, thành phố huế

- Khu đất có diện tích 1.3ha (13000m2)

- Ranh giới tiếp giáp:

+ Phía đông giáp với đồng ruộng + Phía bắc giáp chung cư Vicoland + Phía nam giáp trường thcs nguyễn tri phương + Phía đông bắc giáp chi cục thuế và kho bạc nhà nước

+ Giao thông thuận lợi, hướng nhìn đẹp từ công trình

+ Thừa thiên huế là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử nên phù hợp với nhiều thể loại công trình đặc biệt là công trình văn hóa

+ Có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động dịch vụ

+ Giao thông thuận lợi, dễ dàng

+ Bán kính phục vụ rộng cho người dân xung quanh

+ Khả năng thoát người dễ dàng

+ Khu đất nằm trong khu vực trung tầm và phát triển của thành phố huế với nhiều dự án quy hoạch

+ Giao thông thuận lợi, hướng nhìn đẹp từ công trình

+ Thừa thiên huế là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử nên phù hợp với nhiều thể loại công trình đặc biệt là công trình văn hóa

Trang 7

- Nhược điểm:

+ Công trình trực tiếp ảnh hưởng từ các yếu tố thiên nhiên, khí hậu xứ huế khắc nghiệt nên cần đưa ra các giải pháp kiến trúc bền vững

Trang 8

2 Các yếu tố ảnh hưởng khí hậu - thời tiết:

* Địa hình, địa mạo:

+ TP Huế nằm trong vùng chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng nên có 2

+ Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm: 2995.5mm

+ Nắng: số giờ nắng trung bình ngày 5,7 giờ - lượng bốc hơi: trung bình

1000mm

+ Gió : tốc độ trung bình 1.4m/s, lớn nhất là 1.8m/s

+ Gió đông bắc xuất hiện khoảng tháng 6 đến tháng 8

+ Gió đông nam, tây nam, gió nam xuát hiện vào mùa hè

* Địa chất công trình:

+ Đất có cường đồ chịu tải tương đối đồng đều

+ Cường độ chịu tải của nền đất tự nhiên là 1.5kg/cm2

+ Nền đất ổn định, không có hiện tượng trượt lỡ

* Chế độ gió :

- Nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á, Thừa Thiên Huế chịu sự khống chế

của 2 gió mùa chính là gió mùa đông và gió mùa hè Do vậy, hướng gió thịnh

hành ở Thừa Thiên Huế thay đổi rõ rệt theo mùa Mặt khác, do điều kiện lãnh

thổ bị núi bao bọc ở phía Tây và phía Nam, đặc biệt là dãy Trường Sơn đã tạo

nên hướng gió thịnh hành ở Thừa Thiên Huế bị lệch so với hướng ban đầu

Ngoài ra những dãy núi đâm ngang ra biển chia cắt lãnh thổ thành nhiều mảng,

nên chế độ gió ở Thừa Thiên Huế không đồng nhất về cả hướng thịnh hành và

tốc độ giữa vùng đồng bằng và vùng núi, giữa vùng thung lũng khuất gió và

vùng núi cao thoáng gió Đặc điểm nổi bật nhất trong chế độ gió ở Thừa Thiên

Huế là hướng gió thịnh hành khá phân tán, tần suất lặng gió lớn và tốc độ gió

trung bình nhỏ

* Chế độ mưa :

- Là tỉnh nằm ở phía Đông dãy núi Trường Sơn giống như các tỉnh duyên hải Trung bộ, chế độ mưa ở tỉnh Thừa Thiên Huế chịu sự chi phối của cơ chế hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á và bị tác động mạnh mẽ của điều kiện địa hình nên cónhững đặc điểm khác với Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ Trong thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ gắn liền với sự hoạt động của gió mùa Tây Nam thì Thừa Thiên Huế lại liên quan mật thiết với gió mùa Đông Bắc

- Nếu như vào những tháng VI, VII, VIII ở khu vực phía Bắc là thời kì mưa do ảnh hưởng của bão, hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới, đường đứt (Shear) đanghoạt động ở vĩ độ cao thì khu vực miền Trung lại là một thời kì khô nóng do ảnh hưởng của hiệu ứng ‘’ Phơn ‘’, khi gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn.Khi vùng hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, hội tụ nhiệt đới đã lùi về dần về phía Nam ( tháng IX,X ), đồng thời gió màu đông bắc bắt đầu hoạt động, thì mưa lớn xảy ra ở Thừa Thiên Huế tạo ra biển trình mưa hai cực đại, chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế không những khác miền Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

về cơ chế gây mưa mà còn khác về thời gian bắt đầu, kết thúc mùa mưa và mùa ít mưa Ở Thừa Thiên Huế không có sự khác biết rõ ràng giữa mùa mưa

và mùa khô mà chỉ có mùa mưa và mùa ít mưa

* Chế độ nhiệt :

- Nằm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, được hưởng một lượng bức xạ dồi dào nên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có một nền nhiệt cao, tiêu biểu cho chế độ nhiệt ở vùng nhiệt đới

Trang 9

- Như vậy xét về mặt nhiệt độ, vùng đồng bằng mang những đặc tính điển hình

của vùng nhiệt đới Ở những vùng núi cao trên 500m, do quy luật giảm dần

nhiệt độ theo độ cao nên những chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn nhiệt đới Điều đó

cho thấy chế dộ mưa ở Thừa Thiên Huế không những thay đổi theo thời gian

mà còn phân hóa theo không gian do tác động của hoàn lưu khí quyển và địa

hình

- Do địa hình cao dần từ Đông say Tây nên nhiệt độ cũng giảm dần từ Đông

sang Tây Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng đồng bằng và đồi núi có độ cao dưới

100m dao động trong khoảng 24-25*C, lên cao 500-800m chỉ còn 20-22*C và từ

cao 1000m trở lên giảm xuống 18*C

* Lượng mưa phân bố :

- Phân bố ngày mưa nhìn chung phù hợp với phân bố tổng lượng mưa năm

Trung bình hằng năm có khoảng 200-220 ngày mưa ở vùng núi, 150-160 ngày

mưa ở vùng đồng bằng, trong đó vùng đồng bằng phía Bắc ít nhất Trong mùa

mưa, mỗi tháng có từ 16-24 ngày mưa, mùa ít mưa, có từ 8-15 ngày mưa, riêng

mùa mưa phụ ở miền núi cũng đạt tới 16-20 ngày mưa Số ngày mưa đạt cực

đại vào tháng X,XI với 21-24 ngày mưa, đạt cực tiểu vào tháng VII và tháng III

chỉ có 8-11 ngày mưa

- Xét trung bình nhiều năm, Thừa Thiên Huế là một tỉnh nhiều mưa, nhưng trong

thời kì có những đợt nắng nóng, không mưa kéo dài, gây hạn như những năm

1977, 1983, 1993-1994, 1997-1998 ) những năm có hiện tượng EL nino hoạt

động mạnh )

- Những mùa ít mưa, những đợt không mưa kéo dài trung bình 6-7 ngày, dài nhất có thể 19-31 ngày Trong mùa mưa, thời gian không mưa trung bình của 1 đợt là 3-4 ngày

* Độ ẩm không khí :

- Thừa Thiên Huế là một trong những vùng có độ ẩm không khí cao Độ ẩm tương đối trung bình nằm ở vùng trong tỉnh có giá trị từ 83-87%, phân bố theo không gian của độ ẩm tương đối thể hiện quy luật chung là tăng theo độ cao địahình Ở vùng núi cao trên 500m như A Lưới, bạch MÃ có độ ẩm trung bình năm

từ 86-87% là nơi có độ ẩm cao nhất tỉnh, ở vùng đồng bằng ven biển, độ ẩm chỉ83-84%

- Biến trình năm độ ẩm tương đối ngược với biến trình năm của nhiệt độ không khí và phân thành hai mùa khá rõ rệt Thời kỳ có độ ẩm kéo dài 5 tháng từ tháng

IV đến tháng VIII, với trị số từ 73-83% ở vùng đồng bằng và từ 79-87 ở vùng núi, với cực tiểu vào tháng VII Độ ẩm tăng nhanh khi bắt đầu vào mùa mưa chính là lúc duy trì ở mức cao đến tháng III năm sau

- Trong thời kỳ gió Tây nóng hoạt động mạnh, độ ẩm thấp nhất có thể xuống dưới 30% Những trị số này thường xảy ra vào tháng III, IV khá cao, từ 30-100% Lượng mưa tháng V/1989 đạt 720mm, là tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm, đã gây ra một đợt lũ Tiểu Mãn lớn hơn lũ chính vụ Năm nào không

có mưa tiểu mãn, như năm 1993 1994 thì Thừa Thiên Huế hạn hán gay gắt

- Thời kỳ mưa ít nhất trong năm từ tháng II đến tháng IV, với tháng mưa ít nhất thường xảy ra vào tháng II hoặc tháng III, lượng mưa chỉ đạt từ 20-54mm

3 Tiêu chuẩn thiết kế:

* Tiêu chuẩn thiết kế ( dựa vào tiêu chuẩn thiết kế bảo tàng )

- Thời gian vào của khách tham quan : 15-30 phút

- Thời gian ra của khách tham quan : 5-20 phút

- Diện tích quảng trường: 0, 25 m2/người

- Cửa ra vào 1m rộng / người

- Chiều rộng cửa tối thiểu 1,6m cho 2 khách tham quan

- Quầy phục vụ: 20 -25kg /m dài

- Sảnh theo tiêu chuẩn 0, 6 m2/ người

- Hành lang rộng hơn 4m

- Khu vệ sinh 50 nữ hoặc 70 nam /xí

- Khán phòng sân khấu có tiêu chuẩn 0,85-0,9 m2 /người

- Độ dốc thoát 10%

- Thể tích phòng tham quan 20,5-30 m3/kg

- Khoảng cách thoát nước là 16-24 m

Trang 10

- Diện tích khu trưng bày là cơ sở để tính diện tích các khu phụ trợ

khác(chiếm khoảng 50% diện tích) diện tích khu trưng bày phụ thuộc

vào kích thước và số lượng vật phẩm trưng bày

- Diện tích khu kho,xưỡng chiếm khoảng20-30% diện tích và phụ thuộc vào cấp

của bảo tàng

- Diện tích giao thông chiếm khoảng 10%.còn lại là các khu phụ trợ khác

- Phân cấp công trình: bảo tàng phân cấp theo tiêu chí tầm quan trọng:

cấp công trình là cấp i thuộc tỉnh ngành (theo bảng 41 trang 11 phụ lục a

qcxdvn 03:2009 bxd)

- Quy định tối thiểu với các công trình công cộng dịch vụ cơ bản: bảo tàng thuộc

cấp quản lý đô thị có chỉ tiêu sử dụng đất đai tối thiểu là 1ha/công trình (bảng

2.1 trang 20 mục 2.5)

- Cổng ra vào, sân, chỗ để xe của nhà công cộng, dịch vụ: nhà công

cộng, dịch vụ (trường học, bệnh viện, rạp hát, sân vận động…) phải: đảm

bảo giao thông đường phố tại khu vực cổng ra vào công trình được an

toàn và thông suốt, không bị tắt nghẽn, có diện tích tập kết người và xe

trước cổng (còn gọi là vịnh đậu xe hoặc khu vực phân tán xe): cổng và

hàng rào giáp hai bên cổng lùi sâu khỏi ranh giới lô đất, tạo thành chỗ tập

kết có chiều sâu tối thiểu 4m, chiều ngang tối thiểu bằng 2 lần chiều rộng

của cổng, có đủ diện tích sân bãi cho số người ra vào công trình (kể cả

khách vãng lai) có thể ra vào, tụ tập, để xe một cách thuận lợi và an toàn

- Hệ số độ rọi tự nhiên tối thiểu (mục 5.3.1.2 trang 21 qcxdvn 2008 bxd)

- Chiếu sáng nhân tạo bên trong nhà – độ rọi tối thiểu trên bề mặt làm việc hoặc

vật cần phân biệt

- Bậc chịu lửa: chịu lửa cấp ii, khoảng cách xa nhất cho phép từ điểm xa nhất

tới các lối thoát hiểm gần nhất là 25m

- Chống cháy: trong công trình công cộng, chiều rộng tổng cộng của cửa

thoát ra ngoài hay cửa vế thang hay lối đi trên đường thoát nạn phải tính

theo số người của tầng đông nhất (không kể tầng 1) và được quy định

như sau: đối với nhà từ 3 tầng trở lên tính 1m cho 100 người, đối với

phòng khán giả tính 0.55 cho 100 người

a Phân loại mẫu và các kỹ thuật khác:

Trong kho bảo quản có 2 lọai: Kho bảo quản cơ sở (các lọai hiện vật gốc)

và kho tư liệu khoa học hỗ trợ

Trong kho cơ sở chia ra:

Tư liệu thể khối: (khảo cổ học, gốm, vải, quần áo, vũ khí, cờ, kim lọai, đồ gỗ…)

Tư liệu chữ viết: in, viết, sách, vở…

Tư liệu nghệ thuật tạo hình: theo các nhóm: hội họa, đồ họa, tượng, kiến trúc,

nghệ thuật trang trí mỹ thuật (gốm, dệt, đồ gỗ, kim lọai, đồ đá…)

Tư liệu phim ảnh

b Đối với tranh vẽ:

Cần sản xuất các tấm kim lọai phẳng có thể kéo ra vào và bao bọc bằng lưới thép Kích thước 4,5 x 6 m; 4,5 x 4 m; 3 x 3 m… Người ta giữ các tấm phẳng kim loại này và dịch chuyển chúng theo một hệ thống rail trên trần kho

c Các tủ trong kho:

Cũng bằng kim lọai có thể tháo lắp được Hiện vật bằng đá, kim lọai quý hiếm, có giá trị nghệ thuật đặc biệt cũng như khoa học phải được bảo quản trong két sắt và phòng để tủ này cũng phải kín

Những yêu cầu về mặt kĩ thuật đối với bảo tàng:

b Cấp công trình vật liệu:

- Cấp công trình của các Bảo tàng phải là cấp 1 hoặc 2 và nhất thiết phải được xây dựng bằng vật liệu bền vững như: bêtông, gạch đá, để bảo đảm yêu cầu bảo vệ và phòng hỏa

- Nên thiết kế cửa rèm bằng sắt để có thể ngặn chặn hỏa họan lây lan

- Sàn được phủ vật liệu thu âm như thảm, nỉ, len, cao su

- Các lọai kính đặc biệt cũng được sử dụng làm cửa sổ và có tác dụng phân tánánh sáng, thu tia tử ngọai và hồng ngọai có hại cho hiện vật, cũng như ngăn tiếng ồn từ bên ngòai đường lọt vào

c Các yêu cầu cách ly:

- Phòng chiếu phim phải được cách biệt với các phòng khác và có lối ra vào riêng

- Các phòng sát trùng, tầy rửa, nên bố trí ngòai nhà gần với phòng tiếp nhận hiện vật và cuối hướng gió chính

Trang 11

e Chiếu sáng:

- Chiếu sáng tự nhiên:

+ Ánh sáng từ phái trên: cò thuận lợi vì độc lập trong định hướng, không

chịu tác động của cây cao hay nhà lân cận, dễ dàng điều chỉnh với hệ

thống lam kính ở trên trần, phản quang ít, ánh sáng phân tán đều khắp

diện tích phòng trưng bày

+ Tuy nhiên, cũng có bất lợi vì chịu sức nóng lớn, có thể bị hư hại do tác động

của nước mưa và sự ngưng tụ hơi nước

+ Ánh sáng từ cửa sổ: làm dịu ánh sáng tự nhiên, phòng dễ thông thóang

và giữ nhiệt Kiểu này phù hợp với các gian trưng bày riêng biệt hoặc các

+ Ánh sáng từ trên xuống = 5 hoặc = 10 (đối với phòng hội họa)

+ Ánh sáng từ hai bên sườn = 3.5

-Chiếu sáng nhân tạo:

+ Ngày nay người ta tăng cường sử dụng chiếu sáng nhân tạo thay thế

cho kinh nghiệm sử dụng ánh sáng tự nhiên vốn có sự biến đổi liên tục

(cho dù đó là ánh sáng từ phía Bắc)

+ Khi sử dụng ánh sáng nhân tạo phải sử dụng các thiết bị phụ ngăn

nguồn sáng không làm cho chói mắt người xem Phải tạo được ánh sáng

dịu cho cả phòng, đồng thời có nguồn sáng hướng đến từng hiên vật

+ Hệ thống đèn phải làm âm tường và có hệ thống điện thường trực, dự trữ và

bộ phận hãm điện chung cho cả Bảo tàng

+ Nên thiết kế hệ thống phòng hỏa, máy báo hiệu cháy tự động

Lối đi cho người tàn tật dùng xe lăn:

-Những công trình dưới đây bắt buộc phải đảm bảo lối đi cho người tàn tật dung

xe lăn :+ Khách sạn quốc tế, ga hàng không quốc tế, ga xe lửa trung tâm+ Trường học, nhà an dưỡng, bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh+ Ủy ban nhân dân, trụ sở cơ quan, tòa án, thư viện, bảo tàng, cung văn hóa, nhà hát, công viên

Ðường dốc của lối vào chính dành cho người tàn tật dùng xe lăn được thiết kế như sau:

+ Ðộ dốc không được lớn hơn 1/12+ Chiều rộng mặt dốc không được nhỏ hơn 1200mm+ Chiều dài đường dốc không được vượt quá 9m, khi vượt quá 9m phải bố trí chiếu nghỉ Chiều dài chiếu nghỉ không được nhỏ hơn 2m

và ở các khoảng cách đều nhau không quá 9m, tính theo chiều dài đường

+ Thời gian vào của khách tham quan : 15-30 phút+ Thời gian ra của khách tham quan : 5-20 phút+ Diện tích quảng trường :0,25 m2/người

+ Cửa ra vào 1m rộng / người+ Chiều rộng cửa tối thiểu 1,6m cho 2 khách tham quan + Quầy phục vụ :20 -25kg /m dài

+ Sảnh theo tiêu chuẩn 0,6 m2/ người

+ Hành lang rộng hơn 4m

Ngày đăng: 14/10/2021, 10:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w