1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư, đại học huế (2)

14 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Để có được chiếc nón ưng ý đưa ra thị trường, các nghệ nhân làm nón Huế phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo của đôi tay người thợ.. Tiếp đến là công đoạn lợp lá,

Trang 1

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ

KHOA KIẾN TRÚC

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ KHÓA 2016 - 2021

ĐỀ TÀI

KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY VÀ TRẢI NGHIỆM LÀNG NGHỀ NÓN MỸ LAM

G.V.H.D KIẾN TRÚC:

TS.KTS NGUYỄN NGỌC TÙNG

G.V.H.D KẾT CẤU:

ThS.KS TRẦN THÀNH NHÂN

S.V.T.H:

NGUYỄN HỒ THIỆN HƯNG – KIẾN TRÚC K40A

HUẾ, THÁNG 06 NĂM 2021

Trang 2

2

LỜI CẢM ƠN

5 năm trên giảng đường đại học là quãng thời gian đẹp và ý nghĩa nhất của

quãng đời sinh viên

Dưới mái trường Đại học Khoa học Huế em nhận được sự giảng dạy và

truyền đạt nhiều kiến thức, được sẻ chia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực em

đang theo học từ các giảng viên của trường đặc biệt là từ các giảng viên của

khoa kiến trúc Sự giúp đỡ của bạn bè, em đã trải qua 5 năm một cách khá

suôn sẻ Từ thầy cô, bạn bè, các anh chị khóa trên, em đã tiếp thu được nhiều

kiến thức, kinh nghiệm quý báu…đó là hành trang cần thiết cho em để có thể

bước vào đời sống với nghề dễ dàng hơn Đôi lúc là những bài học từ sự sai

lầm của bản thân giúp em có thêm kinh nghiệm để vững bước trên con đường

đời

Em xin chân thành kính cảm ơn đến toàn thể cán bộ giảng viên của trường

Đại học Khoa học, cũng như các giảng viên của Khoa Kiến trúc đã giảng dạy,

truyền đạt kiến thức đến sinh viên khoa kiến trúc nói chung và cá nhân em nói

riêng Em có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp này không thể thiếu được sự giúp

đỡ to lớn đó mặc dù tình hình dịch bệnh covid đang diễn biến phức tạp trong

thời gian qua nhưng quý thầy cô vẫn nhiệt huyết tận tình giúp đỡ em hoàn

thành đồ án tốt nghiệp của mình Em xin đặc biệt gửi lời cám ơn chân thành

nhất đến thầy:

TS.KTS Nguyễn Ngọc Tùng (giáo viên hướng dẫn đồ án tốt nghiệp)

Th.KS Trần Thành Nhân (giáo viên hướng dẫn kết cấu)

Đã hướng dẫn, chỉ dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này

Em cũng xin chân thành cảm ơn đến bạn bè cũng như các anh chị khóa

trên, những người đã giúp em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp của mình

Huế, tháng 06 năm 2021 Sinh viên

Trang 3

3

MỤC LỤC

Lời cảm ơn………2

A Khái quát đề tài……… 4

1 Lý do lựa chọn đề tài……….4

2 Mục tiêu đề tài………4

3 Ý nghĩa đề tài……… 4

4 Tiêu chuẩn thiết kế……….4

B Địa điểm thiết kế……… 5

1 Tổng quan Thừa Thiên Huế……….5

2 Tổng quan thành phố Huế………6

3 Đánh giá các rủi ro do biến đổi khí hậu tác động đến thành phố Huế……….7

4 Vị trí khu đất……… 8

5 Đánh giá hiện trạng khu đất……… 9

C Nhiệm vụ thiết kế……… 11

D Ý tưởng và giải pháp kiến trúc……… 15

1 Quan điểm thiết kế và mục tiêu……… ………… 13

2 Hình thành ý tưởng – ý đồ thiết kế……… 13

E Phụ lục……… …… 14

1 Tài liệu tham khảo……… … .14

2 Bản vẽ đồ án……….……….14

Trang 4

4

A KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI

1 Lý do lựa chọn đề tài

Hiện tại khu vực vẫn chưa có nơi sinh hoạt văn hóa đầy đủ cơ sở vật chất phục

vụ cho người dân cũng như đáp ứng cho việc trao đổi kinh nghiệm phát triển

nghề truyền thống của nón lá mỹ lam

Cần có nơi hấp dẫn nhu cầu du lịch trải nghiệm của du khách phù hợp định

hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế

Tạo không gian sinh hoạt văn hóa cũng như trải nghiệm hoạt động sản xuất nón

lá Mỹ Lam, cũng như là không gian trưng bày sản phẩm, quảng bá sản phẩm và

giới thiệu các sản phẩm mới phù hợp với thị trường hiện tại

Từ những lý do trên, tôi xin đề xuất phương án xây dựng một KHÔNG GIAN

TRƯNG BÀY VÀ TRẢI NGHIỆM LÀNG NGHỀ NÓN MỸ LAM

Hình thức hoạt động của trung tâm theo hướng Nhà nước hỗ trợ về mặt pháp lý

định hướng cung cấp một phần vốn đầu tư ban đầu Sau đó trung tâm hạch

toán độc lập, kinh phí hoạt động thu từ các hợp đồng nghiên cứu, quảng cáo,

triển lãm và đào tạo

Nón lá Huế, đặc biệt là nón bài thơ được nhiều du khách ưa chuộng bởi sự

thanh thoát nhẹ nhàng, không chỉ là chiếc nón đơn thuần mà là một tác phẩm

nghệ thuật thực sự Để có được chiếc nón ưng ý đưa ra thị trường, các nghệ

nhân làm nón Huế phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo

của đôi tay người thợ Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm

hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản, đưa ra thị trường

Vì thế, trong các làng nghề làm nón, sự phân công lao động được thể hiện rất

cụ thể, thợ làm khung, thợ chuốt vành, thợ chằm nón mỗi người một việc rất

chuyên nghiệp Làm khung chuốt vành là công đoạn đầu tiên quyết định độ

khum, độ tròn, hình dáng, kích cỡ của chiếc nón Khung nón được làm bằng gỗ

nhẹ, có mái cong đều với nhiều kích cỡ, thường khung nón được làm một lần

dùng vài chục năm, nếu không có sự thay đổi mẫu mã theo nhu cầu thị trường

Vành nón được làm bằng thân cây lồ ô, cây mung có rất nhiều ở Huế, được

chẻ, chuốt tròn thanh thoát, mỗi chiếc nón từ 15 - 16 vành, mà xưa nay nhiều

người vẫn ví như “16 vành trăng”

Lá làm nón ở Huế cũng là loại lá nón bình thường, nhưng được tuyển lựa xử lý qua nhiều khâu, hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng sao cho mặt lá giữ được màu trắng xanh mới đạt tiêu chuẩn Tiếp đến là công đoạn lợp lá, đặt hoa văn, biểu tượng giữa hai lớp lá sao cho cân đối hài hòa trong không gian của chiếc nón,

để khi soi lên trước ánh mặt trời, các hoa văn biểu tượng hiện rõ cân đối Biểu tượng ẩn hiện trong nón lá bài thơ thường là hình ảnh cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, Ngọ Môn, Phu Văn Lâu, cầu ngói Thanh Toàn Đi kèm theo các biểu tượng là một số câu thơ nổi tiếng viết về Huế được cắt bằng giấy bóng ngũ sắc, nổi bật giữa nền xanh trắng của lá nón

2 Mục tiêu đề tài

+ Gìn giữ và phát triển nghề truyền thống nón lá Mỹ Lam

+ Tạo nơi trải nghiệm hoạt động làm nón lá cho những người yêu thích tìm hiều cũng như yêu thích chiếc nón của vùng đất cố đô

+ Giới thiệu các sản phẩm nón đẹp, chất lượng tốt mới lạ đến khách hàng,

du khách

3 Ý nghĩa đề tài

+ Tạo không gian trưng bày các sản phẩm nón lá cũng như các sản phẩm trang trí lấy cảm hứng từ chiếc nón lá, các công đoạn làm nón, vật liệu truyền thống cũng như vật liệu mới để làm ra chiếc nón

+ Tận dụng tiềm năng phát triển du lịch ở đây lưu giữ văn hóa làng nghề đồng thời phát triển làng nghề truyền thống

+ Kế thừa đồng thời phát triển nghề truyền thống phát huy thế mạnh đồng thời tạo nên các sản phẩm mới lấy cảm hứng từ nón để phù hợp với nhu cầu thiết yếu cảu thị trường

4 Tiêu chuẩn thiết kế:

a TCVN 4319:2012: Nhà và công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế

b TCXDVN 333:2005: Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế

Trang 5

5

c TCXDVN 276:2003 Công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết

kế

d QCVN 04-1:2015/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nhà ở và công

trình công cộng

e TCVN 4613:1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Kết cấu thép Ký

hiệu quy ước và thể hiện bản vẽ

B ĐỊA ĐIỂM THIẾT KẾ

1 Tổng quan Thừa Thiên Huế

Thời Nguyễn, Thừa Thiên là phủ Thời thuộc Pháp được đổi thành tỉnh

Thừa Thiên Năm 1976, tỉnh Thừa Thiên sáp nhập với tỉnh Quảng Bình và tỉnh

Quảng Trị thành tỉnh Bình Trị Thiên

Theo Quyết định ngày 30 tháng 6 năm 1989 tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội

khóa VIII nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ba tỉnh này lại được tách

ra như cũ, riêng tỉnh Thừa Thiên sau khi tách thì mang tên gọi mới: Thừa Thiên

Huế

Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng

Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 81 km

biên giới với Lào) và giáp biển Đông

Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục

hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9 Thừa Thiên

Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố

Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta

Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ

sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng

hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy

dọc theo tỉnh

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu

kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa

đông gió rét Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau

Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt:

- Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, từ biên giới Việt - Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng

- Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500

m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét

- Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích

tụ, có cồn cát, đầm phá Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2 Tổng diện tích đất các loại cây trồng: 90.974 ha, trong đó diện tích cây hàng năm là: 44.546,67 ha; diện tích cây lâu năm: 5.343,2 ha (số liệu năm 2012) Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế từ Bắc vào gặp các sông chính sau:

- Sông Ô Lâu

- Hệ thống Sông Hương

- Sông Nong

- Sông Truồi

- Sông Cầu Hai

- Sông Bù Lu Trong đó sông Hương là con sông lớn nhất, có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng) Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác nguy hiểm và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển)

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và 06 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông)

2 Tổng quan thành phố Huế:

Trang 6

6

a Tình hình thời tiết – khí hậu:

Khí hậu ở Huế mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến

gió mùa, không có mùa đông và mùa khô rõ rệt Thời tiết chỉ lạnh khi gió mùa

Đông Bắc tràn về và khô khi có ảnh hưởng của gió Lào Thời tiết lạnh là thời kỳ

ẩm vì mùa mưa ở đây lệch về Thu Đông Sang mùa hạ tuy thời tiết khô nhưng

thỉnh thoảng vẫn có mưa rào hoặc mưa giông

Do nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên Huế có lượng bức xạ hàng

năm khá lớn, đạt 70 - 85 Kcal/cm² Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là

25ºC; cao nhất là tháng 8 (28,5ºC); thấp nhất là tháng 1 và 12 (20,3ºC)

Lượng mưa trung bình năm tại Huế là 3249mm, độ ẩm trung bình 87,6%

Số lượng bão ở Huế khá nhiều, thường bắt đầu từ tháng 6, nhiều nhất là vào

tháng 9, 10

Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (ºC)

Lượng mưa trung bình các tháng (mm)

b Mục tiêu phát triển: (Theo Quyết định Về việc phê duyệt điều chỉnh Quy

hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050)

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô Huế; xây dựng thành phố có cơ cấu

tổ chức không gian quy hoạch hợp lý, kiến trúc đô thị hài hòa với thiên nhiên, cơ

sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đáp ứng vai trò, chức năng của đô thị có tính đặc thù về sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa của quốc gia và có ý nghĩa quốc tế

Xây dựng thành phố Huế và khu vực định hướng phát triển, mở rộng đô thị trở thành khu đô thị trung tâm của đô thị Thừa Thiên Huế trong tương lai

Làm cơ sở pháp lý triển khai đầu tư xây dựng đô thị đồng bộ; lập đề án nâng cấp, phân loại đô thị đưa toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

c Tính chất:

Là tỉnh lụy trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; là khu vực đô thị trung tâm của đô thị Thừa Thiên Huế trong tương lai; là trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á

Là thành phố di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival cấp quốc gia và mang tầm quốc tế

Trang 7

7

Là đầu mối giao lưu kinh tế trong vùng và trong trục hành lang thương mại

quốc tế

d Tầm nhìn đến năm 2050:

Phát triển thành phố Huế thành một trong 6 đô thị cấp Quốc gia trong hệ

thống đô thị Việt Nam, là một trong 3 thành phố di sản của Đông Dương với tư

cách là “Thành phố Festival, trung tâm du lịch văn hóa đặc sắc của châu Á”

Xây dựng một đô thị lịch sử sống động với mục tiêu đưa Huế thành đô thị

sáng tạo văn hóa

Nuôi dưỡng, phát triển ngành công nghiệp tri thức chất lượng cao để đưa

Huế thành đô thị công nghiệp tri thức

Xây dựng đô thị thân thiện với môi trường, hài hòa với thiên nhiên để đưa

Huế trở thành đô thị môi trường kiểu mẫu

3 Đánh giá các rủi ro do biến đổi khí hậu tác động đến thành phố Huế

(Nguồn: http://vrn.org.vn)

Thành phố Huế nằm ở miền Trung Việt Nam, là nơi chịu nhiều tác động

của các loại thiên tai Kết quả nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu bằng

phương pháp tổng hợp có sự tham gia của các bên liên quan cho thấy đây là

nơi sẽ chịu tác động mạnh và ảnh hưởng đến tất cả các ngành, các lĩnh vực

Biến đổi khí hậu sẽ làm cho các loại thiên tai xảy ra với cường độ ngày càng

mạnh hơn và gây thiệt hại nhiều hơn cho thành phố Huế Kết quả nghiên cứu

cho thấy mức độ hiểm họa của các loại thiên tai do biến đổi khí hậu ở thành

phố Huế được xác định và sắp xếp theo thứ giảm dần như sau: Lũ lụt -> Bão,

lốc tố -> Hạn hán, Rét -> Dịch bệnh -> Ô nhiễm môi trường -> Sạt lở Bên cạnh

đó, bài báo đã xác định được mức độ tác động của các loại thiên tai đến các

khu vực địa hình khác nhau của thành phố Huế và dự đoán kịch bản biến đổi

khí hậu thành phố Huế đến năm 2050 về nhiệt độ, lượng mưa, mức dâng của

mực nước biển, tần suất xuất hiện của bão và nhịp điệu mùa Các kết quả trong

bài báo này được thực hiện bởi sự kết hợp giữa các nhà nghiên cứu, chính

quyền địa phương, các tổ chức xã hội dân sự và người dân trên địa bàn thành

phố Huế Đây là cơ sở quan trọng cho việc đưa ra những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Xác định được các rủi ro do BĐKH gây ra cho thành phố Huế:

* Lũ lụt: Mùa lũ tại thành phố Huế xảy ra vào mùa mưa, mùa lũ chính vụ kéo dài từ tháng X đến tháng XII Ngoài lũ chính vụ tp Huế còn xuất hiện lũ tiểu mãn trong tháng V, tháng VI và lũ sớm trong tháng VIII, Tháng IX, lũ muộn trong tháng I Theo số liệu quan trắc từ 1977-2011 trung bình hàng năm TP Huế

có 3,5 trận lũ lớn hơn hoặc bằng mức báo động II, năm nhiều nhất có 7 trận (2009), năm ít nhất có 1 trận (2011), trong đó có 36% lũ lớn và đặc biệt lớn Những năm có hiện tượng La Nina số đợt lũ và đỉnh lũ lớn hơn rõ rệt Thời gian kéo dài của các trận lụt phụ thuộc vào tình hình mưa và thuỷ triều, thời gian kéo dài trung bình của một đợt lũ khoảng 3-5 ngày, dài nhất 6-7 ngày Biên độ lũ giao động trong khoảng 3-5m, cường suất lũ từ 0,5-1m/h

* Bão và áp thấp nhiệt đới: Mùa bão ở TP Huế bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng XI, trong đó tháng IX chiếm tần suất cao nhất với 31%, sau đó đến tháng X chiếm 19%, còn lại các tháng khác chiếm từ 9,4 đến 12,5% Từ

1952 đến 2011 đã có 36 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng đến TP Huế Trung bình hàng năm có 0,6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến TP Huế, năm nhiều bão nhất

là 3 cơn (1971), năm ít bão nhất không có cơn nào Tần suất không có bão chiếm trên 50%.Tốc độ gió bão trung bình ở TP Huế là 76 km/h tương đương với cấp 9, mạnh nhất có thể lên tới cấp 13 (137km/giờ) Trung bình, 10 năm sẽ xuất hiện bão cấp 10 và 20 năm thì mới có bão cấp 12 Từ năm 1991 đến nay chưa có bão mạnh đổ bộ vào TP Huế

* Lốc tố: Trong những năm gần đây số cơn lốc xảy ra trên địa bàn TP Huế ngày càng gia tăng, nhất là vào những năm có hiện tượng El Nino như 1993,

1997, 2002 Thời gian xuất hiện của lốc tố thường vào thời kỳ chuyển mùa: tháng IV, tháng V và tháng VIII, tháng IX

* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,40C (tháng 4 hàng năm tăng 0,7

độ C) Những năm có Elnino thường xảy ra hạn hán, ví dụ như các năm: 1988,

92, 93, 97, 98, 2002, 2003, 2004 Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè 42 0C, nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông 80 C

* Mưa: Mùa mưa ở thành phố Huế từ tháng IX đến tháng XII Những năm

có Lanina thì mưa lớn trong thời gian ngắn, gây ra lũ lớn, lũ lịch sử vào những năm có Lanina: như 1978, 88, 90, 93, 96, 98, 99, 2001,2003, 2004, 2009, 2010

Trang 8

8

Cụ thể năm 1999 tại Thừa Thiên Huế đến 2.800 mm/ ngày đêm gây lũ lịch sử

tại Huế 4-5/11/1999 và từ 01-04/10/2010 mưa lớn với lượng mưa từ 500-700

mm có nơi đến 1000mm-1300 mm (trong 04 ngày) gây lũ lớn TP Huế

Xác định khu vực chịu tác động của các loại hình thiên tai tại thành phố

Huế:

Dựa trên việc xem xét mức độ gây tổn thất về người, tài sản, môi trường,

điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội đến các khu vực

khác nhau của thành phố Huế, hai hiện tượng thời tiết cực đoan được xếp hạng

cao nhất đến thành phố Huế là lụt và bão và được ghi nhận lại như sau:

- Những khu vực chịu hiễm họa do lụt gây ra ở mức độ cao là những khu

vực có địa hình thấp trũng, đặc biệt là ở hai bên bờ sông Hương Khu vực đồi

núi nằm ở phía Tây thành phố là khu vực có mức độ hiểm họa do lụt thấp

- Những khu vực chịu hiểm họa do bão gây ra ở mức độ cao là những khu

vực xung quanh thành phố, nơi có cơ sở hạ tầng kém, nhà cách xa nhau và

không được kiến cố Khu vực nội thành và trung tâm thành phố có mức độ hiểm

họa do bão gây ra thấp, vì những khu vực này có cơ sở hạ tầng tốt, nhà kiên cố

và gần nhau Đặc biệt khu vực nội thành có bờ thành xung quanh nên có khả

năng chắn gió lúc bão xãy ra

Dự đoán kịch bản BĐKH cho thành phố Huế đến 2050

Theo “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng Việt Nam” của Bộ tài Nguyên Môi

Trường, năm 2011 thì tỉnh Thừa Thiên Huế có một số đặc điểm như bảng sau:

Chỉ tiêu Năm 2020 2030 2040 2050

Mức tăng nhiệt độ (0C) trung bình năm so với

thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải

trungbình (B2) của Thừa Thiên Huế

0.475 0.725 0.975 1.25

Mức thay đổi (%) lượng mưa so với thời kỳ

1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình

(B2) của Thừa Thiên Huế

0.3 0.475 0.65 0.85

Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải

trung bình (cm) của Thừa Thiên Huế 8-9 12-13 17-19 23-25

Dựa trên kịch bản thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển của tỉnh Thừa thiên Huế kết hợp các số liệu về thời tiết, khí hậu tại thành phố Huế, nhóm nghiên cứu đã thảo luận và đi đến sự đồng thuận là đến năm 2050, BĐKH sẻ có những tác động đến TP Huế như sau:

- Đối với con người: BĐKH tác động xấu đến con người, gây ra bệnh tật, sức khỏe suy giảm, tâm sinh lí con người thay đổi…

- Đối với môi trường: BĐKH gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường cục

bộ, ô nhiễm nguồn nước, xâm nhập mặn diễn ra rộng hơn Hạn hán cũng là vấn

đề đáng lo ngại khi BĐKH tiếp tục Và góp phần trong việc làm suy thoái môi trường

- Đối với công trình hạ tầng: BĐKH làm khó khăn trong thi công các công trình hạ tầng, giảm tuổi thọ công trình, hư hại các công trình Một trong những khu vực đáng chú ý nhất là khu vực thành nội, nơi có nhiều công trình văn hóa quan trọng của Việt Nam cần được bảo vệ

- Đối với nền kinh tế: BĐKH ảnh hưởng xấu đến sản xuất của tất cả các ngành kinh tế Giảm năng suất, sản lượng trong nông nghiệp, tăng chi phí cho việc thay đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng Tại nông thôn, BĐKH làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, năng suất sản lượng suy giảm, người dân sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu buộc họ phải di cư lao động

4 Vị trí khu đất

Khu đất nằm tổng thể thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Nằm ven theo sông Như Ý, dọc với đường tỉnh lộ 10A, cách trung tâm thành phố Huế 8km về phía Đông

Trang 9

9

- Phía đông : giáp xã Phú Hồ

- Phía Nam : giáp xã Thủy Vân

- Phía Tây : giáp xã Phú Thượng

- Phía Bắc: giáp xã Phú An

Vị trí khu đất nghiên cứu

5 Đánh giá hiện trạng khu đất:

Khu đất nằm trên trục đường tiếp cận làng nghề, thuận lợi cho việc tiếp cận công trình và tạo điều kiện thuận lời cho việc kết nối giữa không gian của công trình với làng nghề hiện tại

Đánh giá khu vực nghiên cứu:

Nghề làm nón lá đã gắn liền với Làng Mỹ Lam, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1860 Hơn 150 năm qua, với bao thăng trầm của lịch sử nhưng nghề làm nón cũng đã nuôi sống biết bao thế hệ để đến hôm nay làng vẫn giữ được nghề chằm nón với khoảng 80% số hộ trong làng làm nghề mỗi khi nông nhàn

Sản phẩm chủ yếu là các loại nón lá: Nón lá trắng 1 lớp, Nón lá xanh 2 lớp, Nón lá xanh 3 lớp, Nón lá bài thơ, Nón lá hoa, lá, cỏ cây gắn liền với tên tuổi của các nghệ nhân như bà Lê Thị Cúc, Lê Thị Ngọc, Lê Thị Yến

Trang 10

10

MỘT SỐ ẢNH HIỆN TRẠNG

S-W-O-T

a Strengths (Điểm mạnh)

-Tiệm cận các khu vực du lịch, cảnh quan đồng quê thu hút khách du lịch

-Nón lá ở đây nổi tiếng và phổ biến với dân địa phương, khách du lịch

b Weakness (Điểm yếu)

-Các hạ tầng dịch vụ, công trình phụ trợ chưa cao

- Đảm bảo an toàn khi xây dựng cao

- Hạ tầng kỹ thuật còn thấp, giao thông mang tính nội bộ

c Opportunities (Cơ hội)

- Nền du lịch Huế đang ngày càng phát triển mạnh cần có không gian trưng bày và trải nghiệm lớn để đảm bảo phục vụ cho nhiều khách du lịch

d Threats (Thách thức)

- Không gian phải hài hòa với cảnh quan xung quanh, phối hợp hài hòa giữa công năng, hình thức công trình và hoạt động bên ngoài

- Đảm bảo các hướng nhìn không bị che khuất, tạo nhịp điệu phù hợp cho tổng thể công trình

- Làm sao để thiết kế hài hòa giữa công trình mới và những cảnh quan thiên nhiên đã có sẵn

Ngày đăng: 14/10/2021, 10:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w