1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư Quy chế quản lý kiến trúc thị xã Ninh Bình Tỉnh Ninh Bình

133 569 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 6,89 MB

Nội dung

Nhiệm vụ chủ yếu đồ án của chúng em là: Quy chế quản lý kiến trúc thị xã Ninh Bình – Tỉnh Ninh Bình nhằm xác định công tác quản lý đô thị được tốt hơn, từng bước đưa xây dựng đô thị và

Trang 1

Nước ta đang trong thời kỳ phát triển theo cơ chế thị trường với định hướng

xã hội chủ nghĩa Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước ta đã

xác định xây dựng Việt Nam đến năm 2020 về cơ bản là một nước công nghiệp

Công cuộc CNH-HĐH đi đôi với việc phát triển kinh tế ổn định đang từng bước

làm thay đổi bộ mặt Kinh tế - Văn hoá - Xã hội và khoa học kỹ thuật

Đồ án tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh viên (Những kỹ sư tương lai) biết cách tổng

hợp những kiến thức trong 9 học kỳ vừa qua, biết vận dụng những kiến thức đã

học vào giải quyết một vấn đề cụ thể được đặt ra thông qua một đồ án thiết kế

Phát huy tính sáng tạo trong phương án thiết kế, thể hiện kỹ năng nghề nghiệp,

khả năng trình bày và bảo vệ ý đồ thiết kế của mình

Nhiệm vụ chủ yếu đồ án của chúng em là: Quy chế quản lý kiến trúc thị xã

Ninh Bình – Tỉnh Ninh Bình nhằm xác định công tác quản lý đô thị được tốt

hơn, từng bước đưa xây dựng đô thị vào nề nếp, chủ động hơn đối với đồ án quy

hoạch được duyệt

Đồ án này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ và đầy trách

nhiệm của các thầy gíao NGND.PGS.TS.KTS Nguyễn Tố Lăng – Chủ nhiệm

Khoa Quản lý đô thị - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Th.S Vũ Hoàng

Điệp – Gỉang viên Khoa Đô thị Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Tuy nhiên

do trình độ còn hạn chế mặc dù đã cố gắng hết sức chúng em không tránh khỏi

những thiếu sót Chúng em rất mong được sự góp ý, phê bình của thầy cô giáo

cũng như các bạn

Chúng em xin trân thành cảm ơn và lòng biêt ơn sâu sắc đến các thầy cô

giáo trong trường Đại Học Kiến Trúc đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ chúng em trong

suốt 5 năm học đã hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện mình Các thầy cô

giáo trong Khoa Quản lý Đô thị đã trang bị cho những kiến thức bổ ích về quản lý

Nguyễn Tố Lăng, Th.S Vũ Hoàng Điệp Nội đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn

chúng em trong suốt thời gian làm đồ án tốt nghiệp./

Hà nội, ngày 17 tháng 05 năm 2004

Lương Tam Châu Phạm Thị Khánh Hòa

Lê Bá Thắng

Trang 2

PHẦN 1

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Sự cần thiết lập Quy chế Quản lý kiến trúc Thị xã Ninh Bình - Ninh Bình

2

1.2 Các căn cứ lập Quy chế Quản lý kiến trúc Đô thị 2

1.3 Mục tiêu 3

1.4 Nhiệm vụ của đồ án 3

1.4.1 Nhiệm vụ nhóm 3

1.4.2 Nhiệm vụ từng cá nhân 3

2.1 Khái quát đồ án quy hoạch chung Thị xã Ninh Bình giai đoạn 2002-20204 2.1.1 Quy mô xây dựng đô thị 4

2.1.2 Định hướng phát triển đô thị 5

1 Giao thông 5

2 Chuẩn bị đất kỹ thuật 6

3 Cấp nước 6

4 Cấp điện 6

5 Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường 6

2.2 Đánh giá hiện trạng triển khai Quy hoạch chung Thị xã Ninh Bình giai đoạn 2002 – 2020 6

2.2.1 Khu đất chức năng 7

2.2.1.1 Khu đất đã được triển khai thực hiện theo Quy hoạch 7

1 Các khu vực trung tâm 7

2 Công nghiệp – Kho tàng – Bến cảng 8

3 Khu dân cư đô thị hiện trạng cải tạo và mở rộng 9

4 Khu đất an ninh - quốc phòng 9

5 Vùng ngoại thị 9

2.2.1.2 Khu đất đang triển khai xây dựng 9

1 Khu vực trung tâm 9

2 Công nghiệp, kho tàng, bến cảng 10

3 Khu dân cư đô thị xây dựng mới 10

2.2.1.3 Khu đất chưa được xây dựng 11

1 Các khu vực trung tâm 11

2 Công nghiệp, kho tàng, bến cảng 12

2.2.2 Hạ tầng kỹ thuật 12

2.2.2.1 Giao thông 12

1 Giao thông đối ngoại 12

2 Mạng lưới đường giao thông đối nội 13

2.2.2.2 Cấp nước 14

2.2.2.3 Thoát nước 14

2.2.2.4 Cấp điện và mạng lưới chiếu sáng đô thị 15

2.2.2.5 Vệ sinh môi trường 15

1 Rác thải sinh hoạt 15

2 Rác thải công nghiệp 16

3 Rác thải y tế 16

2.3 Thực trạng Quản lý Nhà nước về Đô thị tại Thị xã Ninh Bình 16

2.3.1 Cơ cấu tổ chức 16

2.3.1.1 Sơ đồ cơ cấu quản lý đô thị Thị xã Ninh Bình 16

2.3.1.2 Chức năng quản lý Đô thị hiện nay 17

2.3.2 Cơ chế chính sách 17

2.3.3 Năng lực quản lý 18

2.3.4 Các dự án đầu tư xây dựng 18

2.4 Kết luận phần 2 19

Chương I 20

QUY ĐỊNH CHUNG 20

Điều 1 Phạm vi áp dụng 20

Điều 2 Một số đặc điểm hiện trạng của Thị xã 20

1 Vị trí địa lý, cấp hành chính 20

2 Đặc điểm về địa hình, kiến trúc cảnh quan 21

Điều 3 Một số nội dung chính về quy hoạch phát triển của Thị xã 23

I – Phân vùng kiểm soát phát triển 23

II – Các khu vực đặc thù 24

Chương II 25

QUY ĐỊNH CỤ THỂ 25

Điều 4: Quy định bảo vệ tôn tạo các công trình, di tích văn hóa, di tích lịch sử 25

4.1 Vị trí quy mô 25

Trang 3

4.3 Quy phạm tiêu chuẩn của từng khu vực bảo vệ 26

4.4 Trong tôn tạo di tích 26

4.5 Trong sử dụng và khai thác di tích 27

Điều 5: Khu vực đô thị cải tạo, chỉnh trang 27

5.1 Quy định chung cho khu vực cải tạo, chỉnh trang 27

5.1.1 Vị trí, quy mô, ranh giới 27

5.1.2 Chỉ tiêu về quy hoạch –kiến trúc 28

5.1.3 Chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật 28

5.1.4 Quy định về bảo vệ môi trường, quảng cáo đô thị: 30

5.1.5 Quy định về bảo vệ cảnh quan 31

5.2 Khu ở cải tạo, chỉnh trang 32

5.2.1 Quy định chung 32

5.2.2 Khu vực A 7 34

Điều 6: Khu vực đô thị phát triển mới 41

6.1 Quy định chung cho toàn khu vực 41

6.1.1 Vị trí - Quy mô 41

6.1.2 Quy định về Quy hoạch – Kiến trúc 42

6.1.3 Quy định về Hạ tầng – Kỹ thuật 42

6.1.4 Quy định về cảnh quan, sử dụng vỉa hè lòng đường 44

6.1.5 Quy định về bảo vệ môi trường 44

6.1.6 Quy định về biển quảng cáo 44

6.2 Khu dân cư xây dựng mới 45

6.2.1 Quy định chung 46

6.2.2 Khu vực M19 47

6.2.3 Khu vực M30 52

Điều 7: Khu trung tâm hành chính - chính trị 57

7.1 Quy định chung 57

7.2 Quy định cụ thể: Khu trung tâm hành chính chính trị TT01 57

7.2.1 Diện tích: Quy mô 8,7ha 57

7.2.2 Vị trí 57

7.2.3 Quy định về quy hoạch – kiến trúc 58

7.2.4 Quy định về hạ tầng kỹ thuật 63

Điều 8: Khu vực tạo hình ảnh đô thị 65

8.1 Quy định chung 65

8.2 Khu vực công viên ven sông Vân 66

8.2.2 Quy định về quy hoạch – kiến trúc 67

8.2.3 Quy định về hạ tầng kỹ thuật 72

Điều 9: Khu vực cửa ngõ 74

9.1 Quy đinh chung 74

9.1.1 Diện tích: Tổng diện tích 70,5 ha 74

9.1.2 Quy định về Quy hoạch – Kiến trúc 74

9.1.3 Quy định về hạ tầng kỹ thuật 76

9.2 Quy định cụ thể 77

9.2.1 Quy định về Quy hoạch - Kiến trúc 79

9.2.2 Quy định về hệ thống hạ tầng kỹ thuật 82

Điều 10 Khu vực an ninh - quốc phòng 90

10.1 Diện tích 91

10.2 Quy định về Quy hoạch –Kiến trúc 91

10.3 Quy định về hạ tầng kỹ thuật 91

Điều 11: Khu công nghiệp 93

11.1 Quy định chung cho toàn khu công nghiệp 93

11.2 Quy định cụ thể 93

11.2.1 Khu công nghiệp Phúc Thành (KCN Phúc Thành) 93

Điều 12: Khu vực dự trữ phát triển của Thị xã 100

12.1 Quy mô 100

12.2 Quy định chung 100

Điều 13: Công trình đầu mối 101

13.1 Quy đinh chung 101

13.2 Bến xe đối ngoại 103

13.3.Ga đường sắt và mạng lưới đường sắt 103

13.4 Cảng đường thủy nội địa 104

13.5 Nhà máy nước 105

13.6 Trạm xử lý nước 106

13.7 Cấp điện 107

13.8 Nghĩa trang 109

13.9 Trạm trung chuyển chất thải rắn 109

Điều 14: Các tuyến quốc lộ, cao tốc, vành đai đi qua thành phố 110

Điều 15: Quy định thiết kế kiến trúc các công trình 2 bên tuyến đường 115

15.1 Quy định chung 115

Trang 4

Điều 16: Trục thương mại phát triển 120

16.1.Quy định chung 120

16.1.1.Quy định các công trình được phép xây dựng 120

16.1.2.Quy định về quy hoạch-kiến trúc 120

16.1.2.Quy định cảnh quan 121

16.1.3.Quy định tổ chức hạ tầng kỹ thuật 121

16.2 Trục phát triển thương mại Trần Hưng Đạo 122

16.2.1 Quy định loại công trình kiến trúc được phép xây dựng 122

16.2.2 Quy định về kiến trúc quy hoạch 123

16.2.3 Quy định cảnh quan 124

16.2.4.Quy định tổ chức hạ tầng kỹ thuật 127

Chương III 130

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 130

Điều 16 130

Điều 17 130

PHẦN III.KẾT LUẬN CHUNG 131

Trang 5

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 1 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

PHẦN 1 GIỚI THIỆU 1.1 Sự cần thiết lập Quy chế Quản lý kiến trúc Thị xã Ninh Bình - Ninh Bình

Căn cứ Quyết định số 2306/QĐ-UB ngày 10 tháng 11 năm 2003 của Uỷ ban

nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng

thị xã Ninh Bình, giai đoạn 2002-2020 Theo đó, Ninh Bình là thị xã tỉnh lỵ, giữ

vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học kỹ thuật, đào tạo,

dịch vụ thương mại của tỉnh, là trung tâm du lịch cấp vùng và quốc gia Qua quá

trình phát triển, từ đó đến nay Ninh Bình đã có nhiều thay đổi khả quan trong các

lĩnh vực như: Đầu tư xây dựng mới một số cơ sở công nghiệp, trụ sở cơ quan.v.v

đặc biệt trong những năm gần đây tình hình kinh tế có nhiều thay đổi đã tác động

rất lớn đến lĩnh vực phát triển đô thị: Việc đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ

thống hạ tầng kỹ thuật Quốc gia: Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10…

đây là những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, dân số

và hoạch định không gian của thị xã Ninh Bình Ninh Bình trở thành thành phố

trực thuộc tỉnh theo Nghị định số 19/2007/NĐ- CP ngày 07 tháng 02 năm 2007

của Chính phủ Điều này làm tiền đề cho sự phát triển manh mẽ của thành phố về

sau này

Hiện nay, đồ án quy hoạch chung thành phố Ninh Bình đang được nghiên

cứu và theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị được Quốc hội thông qua ngày

17 tháng 06 năm 2009 thì cùng với hồ sơ quy hoạch chung sẽ có một bản Quy chế

quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị nhằm quy định quản lý theo đồ án quy hoạch,

thiết kế đô thị đã được ban hành và điều kiện thực tế của đô thị (sắp được đưa vào

thực hiện)

Trong khuôn khổ của một đồ án tốt nghiệp, chúng em thực hiện việc lập Quy

chế quản lý kiến trúc thị xã Ninh Bình trên cơ sở đồ án quy hoạch chung thị xã

Ninh Bình được phê duyệt năm 2003, và vì vậy trong đồ án Ninh Bình vẫn được

xem xét như là một thị xã cho giai đoạn lập Quy hoạch Tuy nhiên, những vấn đề

về hiện trạng và tình hình xây dựng phát triển đô thị đã được cập nhật cho tới giai đoạn hiện nay Để triển khai xây dựng đô thị theo quy hoạch được duyệt, tất cả mọi khu vực, mọi lĩnh vực đều phải quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên trong đồ án này, một số điều được nghiên cứu chỉ mang tính chất điển hình, sẽ là cơ sở để từ

đó có thể áp dụng cho tất cả các khu vực nhằm xây dựng quy chế một cách hoàn chỉnh, đưa công tác quản lý xây dựng đô thị nói riêng, công tác quản lý đô thị nói chung vào nề nếp

1.2 Các căn cứ lập Quy chế Quản lý kiến trúc Đô thị

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/ 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ xây dựng về việc ban hành “ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”

- Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/ 2007 của Chính phủ về Quản lý kiến trúc đô thị

- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/042008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch

- Thông tư 08 /2007/TT-BXD ngày 09/10/ 2007 của Bộ Xây dựng về việc

hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc đô thị

- Quyết định số 2306/QĐ-UB ngày 10/11/2003 của UBND Tỉnh Ninh Bình

về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thị xã Ninh Bình

- Nghị quyết số 39/NQ-HĐ ngày 11/0 7/2003 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành về việc điều chỉnh quy hoạch chung Thị xã Ninh Bình

- Tờ trình số 63/TT-UB ngày 03/10/ 2003 của UBND Tỉnh Ninh Bình về thảo thuận đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung Thị xã Ninh Bình

Trang 6

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 3 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

1.3 Mục tiêu

- Xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc đô thị đảm bảo tính hài hòa, đồng nhất,

có tính thẩm mỹ, đặc trưng riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và

văn hóa của Thị xã Ninh Bình Đồng thời đảm bảo các hoạt động sống của đô thị

diễn ra thuận lợi, nâng cao chất lượng sống của người dân đô thị

- Môi trường đô thị được bảo vệ, xây dựng Thị xã xanh, sạch đẹp, văn minh,

thanh lịch và phát triển bền vững

- Quy chế quản lý kiến trúc góp phần hoàn thiện khung pháp lý trong quản lý

đô thị, tạo điều kiện cho quản lý Nhà nước về đô thị đáp ứng những mục tiêu phát

triển Đô thị

1.4 Nhiệm vụ của đồ án

1.4.1 Nhiệm vụ nhóm

- Xây dựng đề cương

- Phân tích và đánh giá thực trạng, mức độ triển khai Quy hoạch và tình hình

Quản lý nhà nước về đô thị (bộ máy, công tác quản lý) của Thị xã Ninh Bình

- Phân vùng quản lý

- Triển khai phần Quy định chung của Đồ án theo Thông tư

08/2007/TT-BXD ngày 09/10/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị

- Xác định những vấn đề chung của toàn đô thị

1.4.2 Nhiệm vụ từng cá nhân

Nhiệm vụ của mỗi sinh viên triển khai theo các điều, mục trong phần Quy

định cụ thể Quy chế quản lý kiến trúc cấp I theo Thông tư 08/2007/TT-BXD của

Bộ Xây dựng ban hành ngày 09/10/2007 về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị

Dựa trên Quy hoạch được duyệt, chức năng và ranh giới của từng khu đất mà

nhóm thực hiện chia ra làm 3 vùng kiểm soát phát triển và 9 khu vực đặc thù khác

nhau:

Vùng kiểm soát phát triển

1- Khu vực đô thị cần được bảo vệ - tôn tạo 2- Khu đô thị cải tạo chỉnh trang

3- Khu vực đô thị xây dựng mới

Khu vực đặc thù

1 Khu vực cửa ngõ

2 Các tuyến đường quốc lộ, cao tốc, vành đai đi qua Thị xã

3 Khu công nghiệp - kho tàng - bến cảng

4 Khu vực trung tâm hành chính - chính trị

5 Khu thương mại phát triển

6 Khu vực tạo hình ảnh cho đô thị

7 Công trình đầu mối

8 Khu vực đất an ninh - quốc phòng

9 Khu vực dự trữ đất phát triển

Nhiệm vụ của từng sinh viên:

1 Lương Tam Châu - Khu dân cư cũ – Khu vực A7

- Các tuyến đường quốc lộ vành đai đi qua Thị xã

- Trục đường Trần Hưng Đạo

2 Phạm Thị Khánh Hòa - Khu dân cư xây dựng mới – Khu vực M19

- Khu dân cư xây dựng mới – Khu vực M30

- Khu công nghiệp Phúc Thành

3 Lê Bá Thắng - Khu cửa ngõ phía Bắc

- Trung tâm hành chính - chính trị - Khu TT01

- Khu vực tạo hình ảnh – ven sông Vân

Bảng 2.1 Phân công nhiệm vụ

Trang 7

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 4 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

Hình 1.4 Phân khu vực quản lý

PHẦN 2 TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI QUY HOẠCH CHUNG THỊ XÃ NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2002 - 2020

Thị xã Ninh Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và du lịch của tỉnh Ninh Bình Là hạt nhân thúc đẩy quá trình đô thị hóa của tỉnh, là trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Ninh Bình với cả nước

Thị xã Ninh Bình nằm cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía Nam, là vị trí giao điểm của quốc lộ 1A với quốc lộ 10 đi qua các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ Đây

là vùng đồng bằng rộng lớn, giàu tiềm năng về năng lượng và tiềm năng du lịch,

có nhiều khu vực phát triển năng động với tốc độ lớn, đây sẽ là vùng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các khu công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp xuất khẩu, các trung tâm thương mại và du lịch tầm cỡ Quốc gia

Thị xã Ninh Bình có nhiều danh thắng và di tích nổi tiếng như núi Non Nước, hồ Kỳ Lân, núi Ngọc Mỹ Nhân, Bảo tàng Ninh Bình; đền thờ Trương Hán Siêu Theo định hướng quy hoạch, Thị xã Ninh Bình sẽ được xác định là một Thị

xã du lịch, dịch vụ đầu mối tại cửa ngõ của miền Bắc

2.1 Khái quát đồ án quy hoạch chung Thị xã Ninh Bình giai đoạn 2002-2020 2.1.1 Quy mô xây dựng đô thị

- Quy mô đất đai toàn Thị xã dự kiến quy hoạch đến năm 2020 là 4.674,35 ha, được sử dụng theo phân loại xây dựng như sau:

+ Dự kiến hết năm 2010: Diện tích toàn Thị xã là 4.674,35 ha, trong đó nội thị là 2.302,9 ha và ngoại thị là 2 371,5ha

+ Dự kiến đến năm 2020 : diện tích toàn Thị xã là 4.764,35, trong nó nội thị

là 2.796,73 ha và ngoại thị là 1 877,6ha

- Cơ cấu sử dụng đất như sau:

+ Đất xây dựng đô thị là: 1.320,82 ha, bình quân 137,6 m2/người vào năm

2010 và 1.867,62 ha bình quân 124,5 m2/người vào năm 2020

Trang 8

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 5 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

+ Đất xây dựng ( gồm đất xây dựng nhà ở, đất công trình công cộng thuộc

Thị xã, đất cây xanh, đất giao thông nội thị) là 864,65ha, bình quân 90,07

m2/người vào năm 2010 và 1.246,38 ha, bình quân 83,09 m2/người vào năm

2020

+ Đất ngoài dân dụng ( gồm đất công nghiệp, kho tàng , đất cơ quan chuyên

ngành, đất giao thông đối ngoại, đất an ninh quốc phòng, đất di tích văn hóa, cây

xanh đặc biệt, đất xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật…) là 456, 27

ha, bình quân 47,53 m2/người vào năm 2010 và 41,42 ha, bình quân 929,11

m2/người vào năm 2010

+ Đất khác ( gồm đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng…) là

981,9 ha vào năm 2010 và 929,11 ha vào năm 2020

2.1.2 Định hướng phát triển đô thị

2.1.2.1 Định hướng phát triển không gian

1 Phân khu chức năng

Thị xã bao gồm các khu vực chức năng sau:

( Bao gồm thương mại cấp tỉnh và Thị

xã, trung tâm thể thao, trung tâm văn hóa, y tế…)

Khu CN, kho, cảng Ninh Phúc 114,3

Khu CN cầu Yên

3 Khu dân cư đô thị Khu dân cư mật độ cao 153,33

Dân cư mật độ trung bình 62,88

4 Khu đất an

ninh-quốc phòng

18,15

Bảng 2.1 Phân khu chức năng

2 Giải pháp tổ chức không gian đô thị

- Quan điểm: phát triển tập chung, tránh xây dựng phân tán, khó quản lý và tốn kém đầu tư hạ tầng kỹ thuật

- Tổ chức không gian và cảnh quan đô thị: Thị xã được tổ chức thành hai khu vực chính:

+ Khu vực đô thị cải tạo chỉnh trang + Khu vực đô thị xây dựng mới

2.1.2.2 Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật

1 Giao thông

HiÖn tr¹ng n¨m 2002

Quy ho¹ch n¨m 2010

Quy ho¹ch n¨m 2020 DiÖn

tÝch (ha)

Tû lÖ (%)

DiÖn tÝch (ha)

Tû lÖ (%)

DiÖn tÝch (ha)

Tû lÖ (%)

63,68 6,32 17,00

83,22 6,32 20,50

Trang 9

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 6 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

225,00 37,50

C Tæng céng 126,30 26,03 236,42 21.44 381,07 24,53

Bảng 2.2 Tính toán chỉ tiêu giao thông

2 Chuẩn bị đất kỹ thuật

- San nền: Căn cứ vào chế độ thủy văn của sông Đáy, sông Vân thì cao độ

xây dựng như sau

+ Khu vực xây dựng dân dụng chọn độ cao xây dựng ≥ +2,8m

+ Khu công nghiệp chọn độ cao xây dựng ≥ +3,0m

+ Tổng khối lượng tôn nền: W= 15 787 250 m3

- Thoát nước mưa: chia làm 7 lưu vực thoát nước

+ Khu vực 1: Nằm giữa đường quốc lộ (QL) 1A và đường sắt, thoát nước

trực tiếp ra sông Vân

+ Khu vực 2: Bao gồm toàn bộ phường Tân Thành, phía Tây đường QL1A

và một phân đường Phúc Thành từ đường đi Ninh Tiến Nước theo mương Đô

Thiên và chảy về sông Vân

+ Khu vực 3: Bao gồm phường Phúc Thành và Nam Thành xuống phía Nam,

chủ yếu thoát vào hồ Lâm Sản

+ Khu vực 4: Gồm khu vực phía Nam phường Thanh Bình, toàn bộ Bích đào

gần núi Cánh Diều và khu dân cư ven đường QL10 Nước thoát xuống mương

Bích Đào

+ Khu vực 5: Gồm khu vực từ đường QL1A đến đê sông Đáy Nước thoát

theo mương Quyết Thắng xuống sông Vân

+ Khu vực 6: Lưu vực mở rộng phía Nam QL10 Nước theo mương Bịch

Đào chảy về sông Vạc

+ Khu vực 7: Là lưu vực phát triển về phía Bắc QL10 Nước theo mương

phía Bắc đổ vào hồ Bạch Cừ mới

3 Cấp nước

+ Tổng nhu cầu dùng nước đợt đầu : 31000 m3/ngđ

+ Tổng nhu cầu dùng nước dài hạn: 54000 m3/ngđ

- Nguồn nước: Gồm nguồn nước mặt (song Đáy, sông Tích, sông Hoàng Long,…) và nguồn nước ngầm (nước ngầm tầng nông và nước ngầm tầng sâu)

4 Cấp điện

Nguồn điện: Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình (P=100MW) và trạm tải áp chính khu vực 220/110/10KV

5 Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường

- Nước bẩn sinh hoạt: Xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng

- Nước thải công nghiệp: xây dựng trạm xử lý tập chung cho từng cụm công nghiệp

- Vệ sinh – Môi trường: Thu gom chất thải rắn ở tổ phường, vận chuyển bãi Thung Lang Nghĩa địa sử dụng nghĩa địa Thị xã tại núi Lớ và mở rộng nghĩa địa thôn Khoái Thượng xã Ninh Phúc lên 6ha

2.2 Đánh giá hiện trạng triển khai Quy hoạch chung Thị xã Ninh Bình giai đoạn 2002 – 2020

Quy hoạch chung xây dựng Thị xã Ninh Bình được lập năm 2003 về cơ bản

đã đáp ứng được những yêu cầu phát triển của Thị xã phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội Đến nay, Thị xã Ninh Bình đã và đang được xây dựng theo quy hoạch chung Thị xã giai đoạn 2003-2010 với rất nhiều các công trình đã được hoàn thiện như: khu vực trung tâm ở ngã 3 giao lộ giữa quốc lộ 1A và quốc

lộ 10; khu trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, thể thao, dịch vụ,…Tuy nhiên năm 2007 Thị xã Ninh Bình được nâng cấp lên Thành phố do vậy chưa nhìn nhận đầy đủ và chính xác tầm quan trọng của thành phố Ninh Bình là thành phố du lịch – dịch vụ đầu mối tại cửa ngõ của miền Bắc

Trang 10

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 7 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

Hình 2.1 Bản đồ đánh giá thực trạng triển khai quy hoạch ở Thị xã Ninh Bình

2.2.1 Khu đất chức năng

2.2.1.1 Khu đất đã được triển khai thực hiện theo Quy hoạch

Thị xã Ninh Bình (Thành phố hiện nay) đã sát nhập các xã Ninh Khánh, Ninh Tiến, Ninh Nhất, Ninh Phong, Ninh Sơn, Ninh Phúc thuộc huyện Hoa Lư

1 Các khu vực trung tâm

- Trung tâm hành chính – chính trị của tỉnh và Thị xã Ninh Binh với tổng diện tích 27,8 ha:

+ Trên cơ sở hiện trạng cũ xây dựng tập trung trên các trục đường Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Lê Đại Hành bao gồm trụ sở UBND Tỉnh, UBND Thị xã, Tỉnh ủy, Thị ủy và các sở ban ngành Các công trình được chỉnh trang, tu sửa lại nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng kiến trúc

+ Khu vực xây dựng mới tại phường Đông Thành tập trung các trụ sở hành chính như: Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch kiến trúc, hiện nay đã được xây dựng tương đối hoàn thiện Tại khu vực, tập trung các ban ngành, thuận tiện cho công tác hoạt động các cơ quan, bước đầu hình thành khu vực trung tâm mới của Thị

Hình 2.1.UBND Tỉnh Ninh Bình Hình 2.2.UBND Thị xã Ninh Bình

- Trung tâm thương mại - dịch vụ:

+ Cấp tỉnh và Thị xã tập trung tại phường Vân Giang xung quanh khu vực chợ Rồng, tuyến đường Vân Giang và trục đường Trần Hưng Đạo Khu vực chợ Rồng và đường Vân Giang tập trung các dịch vụ cung cấp hàng hóa dân dụng

Trang 11

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 8 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

Trục đường Trần Hưng Đạo đã xây dựng một số công trình dịch vụ thương mại,

công cộng như Ngân hàng Nhà nước, Bưu điện Thị xã…

+ Cấp khu vực: dịch vụ thương mại chủ yếu là các khu vực chợ theo

phường và khu dân cư

Hình 2.3 Chợ Rồng Hình 2.4 Bưu điện trung tâm

- Trung tâm thể thao cấp Tỉnh và Thị xã đã được tu bổ và sửa chữa trên cơ

sở đã có tại phường Tân Thành, Đông Thành gồm sân vận động Thị xã, bể bơi,

nhà thi đấu, diện tích 27ha

- Trung tâm văn hóa với diện tích 4,3 ha Đã cải tạo nâng cấp các công

trình: bảo tàng, nhà văn hóa, thư viện tỉnh; xây dựng mới: khu triển lãm, cung

thanh thiếu niên Tập trung ở phường Thanh Bình và Vân Giang

Hình 2.5.Nhà thi đấu bóng chuyền Hình 2.6 Nhà văn hóa tỉnh

- Trung tâm y tế: tổng diện tích 27,1 ha với các bệnh viện, trung tâm y tế cấp tỉnh, thành phố và đơn vị ở Tu sửa, mở rông quy mô bệnh viện Quân Y Đất ý

tế tập chung chủ yếu ở Phường Tân thành

- Công viên cây xanh văn hóa thể thao vui chơi giải trí:

+ Xây dựng hoàn thiện hạ tầng khu công viên núi Thúy và khu vực hồ, núi Kỳ Lân

+ Trên các đường phố chính đều được trồng cây tạo bóng mát và tạo cảnh quan môi trường

Hình 2.7.Công viên Núi Thuý Hình 2.8.Hệ thống cây xanh đường phố

2 Công nghiệp – Kho tàng – Bến cảng

- Cụm công nghiệp Phúc Thành với quy mô 14,7ha bao gồm: công nghiệp giấy hóa chất cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, đồ gia dụng

- Khu công nghiệp Ninh Phúc, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, quy mô 114,3ha bao gồm: công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa lắp ráp, lắp máy, đóng tàu,…và cảng vận tải hàng hóa (2 triệu tấn/ năm)

Trang 12

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 9 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

Hình 2.9.Nhà máy nhiệt điện Hình 2.10.Khu công nghiệp Ninh Phúc

3 Khu dân cư đô thị hiện trạng cải tạo và mở rộng

Hầu hết quỹ nhà ở đô thị đều do dân tự xây dựng, cải tạo, tầng cao trung

bình 2-3 tầng, mật độ xây dựng không đồng đều, khu vực có mật độ xây dựng cao

tập trung tại các phường Vân Giang, Thanh Bình, Phúc Thành và xung quanh các

trục đường lớn Phường Nam Thành, Tân Thành, Đông Thành, Bích Đào có mật

độ xây dựng thấp

Mặc dù một số khu vực thuộc các phường nội thị như Vân Giang, Thanh

Bình, Bích Đào nhà ở được xây dựng theo quy hoạch phân lô ngăn nắp, có đầy đủ

hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhưng bộ mặt kiến trúc đô thị không đẹp do sự lộn xộn

về phong cách kiến trúc, tầng cao, màu sắc

Hình 2.11.Phường Vân Giang Hình 2.12 Phường Đông Thành

Hình 2.13 Khu dân cư mật độ cao Phường Phúc Thành

4 Khu đất an ninh - quốc phòng

- Có diện tích: 18,15ha, được giữ nguyên tại vị trí cũ

5 Vùng ngoại thị

- Tổng diện tích 1.877,6 ha có chức năng chính cung cấp lương thực thực phẩm cho Thị xã

2.2.1.2 Khu đất đang triển khai xây dựng

1 Khu vực trung tâm

- Khu trung tâm mới của Thị xã ở phường Đông Thành và phường Ninh Khánh đang triển khai xây dựng Đã hoàn thiện phần lớn cơ sở hạ tầng và một số công trình cơ quan cấp Tỉnh như Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch, Sở Văn hóa Thể thao du lịch…

- Các khu trung tâm thể thao cấp phường: đang được xây dựng bố trí kết hợp với vườn hoa công viên có cây xanh mặt nước tạo các không gian nghỉ ngơi vui chơi giải trí cho người dân khu vực tại phường Tân Thành, Phúc Thành, Nam Thành, Bích Đào

- Trung tâm y tế: Thị xã đang xây dựng thêm một bệnh viện đa khoa cấp Tỉnh và vùng với quy mô 700 giường

Trang 13

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 10 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

Hình 2.14.Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hình 2.15.Khu trung tâm hành chính mới

- Công viên cây xanh văn hóa thể thao vui chơi giải trí:

+ Phía Tây, Tây Bắc đang xây dựng khu nhà vườn, khu dịch vụ du lịch

+ Hiện tại đang tiến hành giải phóng mặt bằng khu vực dân cư ven sông

Vân tại phường Nam Bình để tiếp tục hoàn thiện dự án xây dựng công viên cây

xanh dọc bờ sông Vân vừa để cải thiện môi trường, vừa tạo hình ảnh cho đô thị

Hình 2.16 Khu công viên ven bờ sông Vân

+ Công viên cây xanh cấp khu vực đang được triển khai xây dựng tại

phường Phúc Thành, Nam Thành

2 Công nghiệp, kho tàng, bến cảng

- Đang triển khai xây dựng một số công trình phụ trợ ở cảng Ninh Phúc

- Xây dựng hoản thiện Khu công nghiệp Ninh Khánh: quy mô 14,7ha bao gồm: công nghiệp dụng cụ thể thao, may mặc, giầy vải xuất khẩu, thêu ren thảm len

Hình 2.17 Kho tàng và cảng Ninh Phúc

3 Khu dân cư đô thị xây dựng mới

- Xây dựng phần lớn cơ sở hạ tầng các khu dân cư mới ven đường vành đai phía tây Thị xã, nằm ở các phường Phúc Thành, Tân Thành, Nam Thành

- Khu dân cư mới phường Bích Đào và phường Nam Bình đã hoàn thiện cơ

sở hạ tầng và các công trình dân dụng xây dựng được một phần

- Khu đất ở phường Đông Thành gồm nhà ở chia lô, biệt thự vườn ở phường Đông Thành xây dựng theo dự án, tạo cảnh quan cho khu trung tâm

Hình 2.18 Khu dân cư mới phường Đông Thành

Trang 14

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 11 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

Hình 2.19 Khu dân cư mới phường Nam Thành

2.2.1.3 Khu đất chưa được xây dựng

Toàn bộ diện tích đất xây dựng theo Quy hoạch đợt 2 (2010 - 2020) chưa

được triển khai xây dựng, hiện tại vẫn giữ nguyên hiện trạng

1 Các khu vực trung tâm

- Trung tâm thương mại – dịch vụ cấp tỉnh và Thị xã: trên trục đường mới

phía Đông từ ga đường sắt mới ra đường vận tải vành đai và trục được mới phía

Bắc thuộc địa phận phường Ninh Khánh

Trung tâm thương mại dịch vụ ở khu vực trục đường Trần Hưng Đạo chưa

được triển khai theo quy hoạch, khu vực này sẽ chuyển đổi đất ở dân cư mật độ

cao thành công trình dịch vụ thương mại

- Trung tâm thể thao: xây dựng mới một trung tâm thể thao văn hóa kết hợp

cây xanh công viên với các công trình thể thao có quy mô lớn cấp Tỉnh và vùng

với diện tích 53ha

- Công viên cây xanh văn hóa thể thao vui chơi giải trí:

+ Công viên văn hóa tại phường Đông Thành, Vân Giang

+ Cây xanh cách ly có diện tích 57,6ha bao gồm: dải cây xanh cách ly hai

bên của đường sắt Quốc gia, xung quanh các khu công nghiệp tập trung, dọc các

tuyến điện cao thế, cây xanh cách ly các khu công nghiệp

+ Cây xanh công viên diện tích 117,5ha bao gồm: khu công viên du lịch,

giải trí cao cấp, cấp Tỉnh và vùng, thuộc phường Ninh Phong, Ninh Sơn

Hình 2.20 Khu đất công viên phường Đông Thành

Hình 2.21 Khu công viên phường Vân Giang

Hình 2.22 Dải cây xanh cách ly đường điện cao thế

Trang 15

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 12 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

2 Công nghiệp, kho tàng, bến cảng

- Khu công nghiệp cảng, bến bãi vật liệu xây dựng Cầu Yên quy mô 53,1

ha, bao gồm: cảng song kết hợp vận tải hàng hóa và vật liệu xây dựng, sản xuất

vật liệu xây dựng, thiết bị nâng hạ, cơ khí phục vụ nông nghiệp,

3 Khu dân cư xây dựng mới

- Khu dân cư xây dựng mới tại phường Ninh Khánh, Ninh Phong, Ninh Sơn

gồm nhà ở cao tầng kết hợp công trình dịch vụ thương mại, nhà ở chia lô, biệt thự

xây dựng theo dự án Làng nông nghiệp xen kẽ tiếp tục duy trì nâng cấp hạ tầng

kỹ thuật và cải tạo môi trường ở

2.2.1.4 Khu đất xây dựng khác Quy hoạch

- Khu quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng rộng khoảng 56,899 ha

được xây dựng ở khu vực trung tâm mới của Thị xã, nằm ở phường Ninh Khánh

và Đông Thành Đây sẽ trở thành khu vực tạo hình ảnh và là quảng trường lớn ở

Thị xã Ninh Bình

- Khu đất quân sự ở đường Trần Hưng Đạo đã chuyển đổi xây dựng công

trình dịch vụ thương mại cao tầng

- Một số khu đất được dự kiến xây dựng công trình công cộng ở trục đường

Đinh Tiên Hoàng nằm ở phường Phúc Thành, Đông Thành, Vân Giang, Tân

Thành và trục đường đi huyện Kim Sơn nằm ở phường Nam Bình, Bích Đào vẫn

được giữ nguyên là đất ở tư nhân

- Sân thể thao Thị xã ở phường Phúc Thành không chuyển đổi thành khu cây

xanh mà được cải tạo, mở rộng có quy mô lớn hơn

Hình 2.23.Sân thể thao Hình 2.24.Tòa nhà thương mại The Visai

2.2.2 Hạ tầng kỹ thuật

2.2.2.1 Giao thông

1 Giao thông đối ngoại

Hệ thống giao thông đối ngoại là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế của Thị xã Ninh Bình

 Đường bộ

- Các dự án mạng lưới đường đang triển khai, hoàn thiện, nâng cấp

Các dự án xây dựng công trình trọng điểm phần lớn đang ở giai đoạn đầu như xây dựng mở rộng cảng Ninh Phúc, xây dựng tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

ở phía Đông Nam Thị xã

+ Quốc lộ 1A đi qua Thị xã Ninh Bình đang được nâng cấp, mở rộng ở phía Bắc địa phận phường Ninh Tiến

+ Quốc lộ 10 nối từ Nam Định tới Thị xã Ninh Bình đi các huyện Yên Khánh, Kim Sơn đang nâng cấp, cải tạo

+ Hiện đang có 3 dự án đường cao tốc đi qua Ninh Bình đang được triển khai: đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; đường cao tốc Ninh Bình - Vinh và đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh

Giao thông công cộng: Xây dựng hình thành các tuyến xe buýt chính về các huyện và nội đô, tuy nhiên cơ sở hạ tầng phục vụ riêng cho đường xe buýt còn kém

- Các công trình đầu mối hạ tầng

giao thông chưa triển khai: tuyến

đường bao phía Tây, tuyến vành đai

vận tải phía Đông, Nam Thị xã và 3 bến xe Hình 2.25 Trạm đón xe

buýt

Trang 16

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 13

ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

khách liên tỉnh ở phía Bắc, Đông, Nam có quy mô 3,5 ha/bến

 Đường thủy

Cảng Ninh Phúc là một trong những cảng sông cấp 1 có quy mô lớn

nhất Việt Nam, được xây dựng 1995 Cảng tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế

của Thị xã Ninh Bình nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung Hiện tại cảng đang

xây dựng hoàn thiện nâng cấp hạ tầng và quy mô cảng

Hình 2.26 Cảng Ninh Phúc

Một số công trình chưa xây dựng như hệ thống bến xe đối ngoại ở phía Bắc,

phía Nam, phía Đông Thị xã và nhà ga đường sắt cao tốc mới

 Đường sắt

- Theo quy hoạch xây dựng

mới, đường sắt cao tốc Bắc Nam

chạy thẳng từ Hà Nội sẽ đặt ga chính

ở Ninh Bình, Vinh Ga mới có quy

mô 8ha, với 4 đường ray, chiều dài

ga 4km

- Ga cũ vẫn hoạt động, theo

quy hoạch sẽ thành kho bãi phục vụ đường sắt

Hình 2.27 Ga đường sắt cũ Ninh Bình

2 Mạng lưới đường giao thông đối nội

- Quốc lộ 1A và QL10 đóng vai trò là trục giao thông chính nội thị Trong những năm qua Thị xã đã hoàn thiện tương đối hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội thị theo Quy hoạch hệ thống giao thông nội thị do UBND Thị xã lập và đã được UBND Tỉnh Ninh Bình phê duyệt

Hình 2.28 Quốc lộ 1A Hình 2.29.Quốc lộ 10

- Các khu đô thị mới đang trong quá trình triển khai đã xây dựng bổ sung các tuyến đường trên cơ sở gắn kết hợp lý với hệ thống giao thông hiện có và quy hoạch đã lập Tuy nhiên, việc quản lý chưa chặt chẽ nên đường giao thông được tận dụng phần lớn vào để vật liệu xây dựng cho các hộ gia đình đang xây dựng nhà

- Hệ thống các công trình phục vụ giao thông bao gồm: Hệ thống điểm đỗ

xe nội thị, hệ thống cung cấp nhiên liệu sửa chữa, bảo dưỡng, đăng kiểm, hệ thống công trình tổ chức và đảm bảo an toàn giao thông … hiện tại đang trong quá trình hoàn chỉnh

- Hệ thống giao thông trong khu vực chưa triển khai quy hoạch chưa được xây dựng

Trang 17

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 14 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

Như vậy, tình hình triển khai quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị Thị xã

đã hoàn thiện cơ bản mạng lưới đường, mức độ xây dựng hoàn thiện cũng như

mạng lưới đường ở các khu vực là khác nhau:

- Hệ thống giao thông chưa thực hiện theo quy hoạch về mặt cắt đường ở

trục đường Trần Hưng Đạo, và các đường gom, đường đơn vị ở khu vực có mật

độ xây dựng cao

- Khu trung tâm đô thị ở phường Đông Thành và khu dân cư mới phường

Ninh Khánh, Tân Thành, Phúc Thành, Nam Bình đã xây dựng hoàn thiện mạng

lưới đường giao thông đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy hoạch

- Khu vực theo định hướng quy hoạch giao đoạn năm 2010-2020 ở phường

Ninh Sơn và Ninh Khánh chỉ hình thành trục đường chính, nhưng chưa triển khai

xây dựng các chỉ tiêu theo quy hoạch

2.2.2.2 Cấp nước

Hiện nay, Thị xã Ninh Bình đã có hệ thống cấp nước sạch tập trung

- Ngoài nhà máy nước Ninh Bình, nhà máy nước Đông Thành đã hoàn thiện

xong và đi vào sử dụng với công suất 34.000 m3/ngđ

- Mạng lưới đường ống đã xây dựng và cải tạo 7.000 m ống có đường kính

từ 100 mm đến 300 mm tại các khu vực dân cư cũ và khu vực đô thị đang triển

khai xây dựng mới

- Mạng lưới hệ thống cấp nước Thị xã Ninh Bình đã cung cấp hầu hết dân

cư trong khu vực nội thành, các khu vực mà đường ống cấp chưa đến được là khu

vực làng xóm Phường Ninh Sơn và 1 số làng xóm phường Ninh Tiến

- Tỷ lệ nước thất thoát đã giảm, tuy nhiên vẫn > 15% (số liệu hiện trạng tại

Sở Xây dựng) Nguyên nhân chính là do hệ thống ống cấp nước ở 1 số khu vực

chưa cải tạo được, mạng lưới không đồng bộ giữa các khu vực xây dựng mới và

2.2.2.3 Thoát nước

- Hiện nay, Thị xã Ninh Bình đang sử dụng hệ thống thoát nước chung

- Cống và rãnh thoát nước, kết cấu chủ yếu là mương xây đậy tấm đan bê tông cốt thép, tiết diện hình chữ nhật Gần đây có xây dựng thêm một tuyến thoát nước dọc đường quốc lộ 1A và quốc lộ 10

- Đã lắp đặt hệ thống cống rãnh thoát nước tại các khu vực đô thị đang triển khai xây dựng mới

Hình 2.30 Hệ thống cống thoát nước

khu vực xây dựng mới

- Hệ thống thoát nước Thị xã đã được tu sửa ở một số công trình nhưng vẫn trong tình trạng xuống cấp, không đồng bộ, nhiều khu vực còn ngập úng khi có mưa lớn Cống thoát nước sau nhà của nhiều dãy phố chưa được kiên cố hóa, không có nắp đậy

Hình 2.31 Trạm bơm Bạch Cừ Hình 2.32 Mương thoát nước phường Ninh Phúc

Trang 18

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 15 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ không xây dựng hệ thống xử lý,

nước thải xử lý chưa đạt tiêu chuẩn đã thải ra ngoài môi trường Nước thải sinh

hoạt của các khu đô thị dân cư tập trung, đặc biệt là khu đô thị cũ, nước không

được xử lý thải ra cống rãnh ra môi trường tự nhiên

Nước sông Vân và các hồ nội thị đang bị ô nhiễm và có chiều hướng ô nhiễm

gia tăng do toàn bộ lượng nước thải của Thị xã chưa được xử lý đổ ra

Hình 2.33 Hồ Biển Bạch đã bị bèo tây phủ kín

2.2.2.4 Cấp điện và mạng lưới chiếu sáng đô thị

Hệ thống mạng lưới cấp điện sinh hoạt, sản xuất và mạng lưới chiếu sáng đã

hoàn thành đồng bộ cùng hệ thống đường giao thông

Khả năng cung ứng điện của Thị xã khá tốt, đã sử dụng nguồn điện từ Nhà

máy nhiệt điện Ninh Bình và mạng lưới điện Quốc Gia Hạ tầng đường dây đa

phần đi nổi, gây ảnh hưởng đến an toàn và mỹ quan đô thị, chỉ có khu trung tâm

mới của Thị xã đã đồng bộ hệ thống dây điện chôn ngầm

Hình 2.34.Tuyến điện cao thế qua Phường Ninh Sơn

Hệ thống dải cây xanh cách ly lưới điện cao thế từ trạm hạ thế và nhà máy điện chưa xây dựng đủ trên các tuyến, tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ còn nhiều và yêu cầu kỹ thuật dải cây xanh cách ly chưa đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật

Hệ thống chiếu sáng Thị xã ở các khu vực trung tâm đảm bảo yêu cầu chiếu sáng Các khu vực dân cư làng xóm phường Ninh Khánh, Ninh Sơn, Ninh Phúc còn kém về trang thiết bị, chưa đáp ứng được nhu cầu chiếu sáng

Hình 2.34.Chiếu sáng khu trung tâm Hình 2.34.Đường điện khu dân cư mới

2.2.2.5 Vệ sinh môi trường (theo Báo cáo Môi trường Ninh Bình 2009)

1 Rác thải sinh hoạt

Tổng lượng rác phát sinh trên địa bàn Thị xã Ninh Bình thống kê được khoảng 150 tấn/ngày Trung bình, mỗi ngày thu gom được 120 tấn, tỷ lệ thu gom đạt 80% so với lượng rác phát sinh Rác chưa được phân loại tại nguồn, toàn bộ lượng rác thu gom được xử lý theo phương pháp chôn lấp

Trang 19

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 16 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

Trên địa bàn thành phố có 20 điểm tập kết, trung chuyển rác thải sinh hoạt,

hầu hết các điểm tập kết, trung chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Thị xã

được bố trí tại các điểm thuận tiện giao thông, ít ảnh hưởng tới môi trường và mỹ

quan đô thị

Rác thải sinh hoạt Thị xã Ninh Bình được thu gom và vận chuyển đến bãi

rác để chôn lấp, tuy nhiên phương pháp chôn lấp như hiện nay chưa đảm bảo môi

trường, quy trình công nghệ chôn lấp chỉ thuần tuý là đổ rác tự nhiên, lộ thiên và

không có sự kiểm soát, không có công trình xử lý đi kèm (như xử lý chống thấm,

xử lý nước rác, khí rác, cung cấp nước sạch, ) Nước rỉ từ bãi chôn lấp không

được thu gom xử lý, gây ô nhiễm môi trường xung quanh và nguồn nước ngầm

2 Rác thải công nghiệp

Tổng lượng rác thải công nghiệp khoảng 10 tấn/ngày.Ngoài ra còn có 78.000

tấn, tro xỉ/năm của Công ty nhiệt điện Ninh Bình

Rác thải công nghiệp một số được thu gom tái sử dụng hoặc tự chôn lấp,

lượng còn lại các cơ sở ký hợp đồng với Công ty môi trường và dịch vụ đô thị

thành phố thu gom vận chuyển đến bãi rác chung của tỉnh để xử lý

Phần lớn chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại chưa được phân loại

tại nguồn phát sinh đúng quy cách mà còn bị trộn lẫn với các chất thải rắn công

nghiệp khác, nhất là ở các cơ sở sản xuất nhỏ, chất thải nguy hại thậm chí còn bị

trộn lẫn thải đổ chung với chất thải sinh hoạt

3 Rác thải y tế

Tổng chất thải rắn bệnh viện trên địa bàn Thị xã Ninh Bình khoảng 4,35

tấn/ngày Trong đó gần 80% là chất thải thông thường (tương tự chất thải sinh

hoạt), còn lại xấp xỉ 20% là những chất thải nguy hại có thể gây nhiễm khuẩn, gây

độc hoặc có hoạt tính phóng xạ Hiện nay mới chỉ có Bệnh viện Đa khoa tỉnh xây

dựng hệ thống bể khử trùng, xử lý các vật phẩm cắt bỏ, Viện quân y 5 xây dựng

lò đốt rác thải công suất 20 kg/giờ Các bệnh viện còn lại và 14 cơ sở y tế rác

thải chưa được phân loại mà được thu gom chung với rác thải sinh hoạt và hợp

đồng với Công ty môi trường đô thị thành phố vận chuyển đến bãi rác chung của

tỉnh

Các cơ sở y tế có nguồn chất thải nguy hại chưa thực hiện xử lý chất thải nguy hại theo đúng Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Chưa có đơn vị nào đăng ký chủ nguồn thải nguy hại với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền

2.3 Thực trạng Quản lý Nhà nước về Đô thị tại Thị xã Ninh Bình 2.3.1 Cơ cấu tổ chức

2.3.1.1 Sơ đồ cơ cấu quản lý đô thị Thị xã Ninh Bình

-Cơ cấu quản lý Thị xã Ninh Bình -

Phòng Xây dựng hiện nay là phòng Quản lý Đô thị Còn tất cả các ban ngành đều được giữ nguyên

Trang 20

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 17 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

2.3.1.2 Chức năng quản lý Đô thị hiện nay

1 UBND Thành phố Ninh Bình: chỉ đạo thực hiện quản lý Nhà nước về xây

dựng Thành phố Ninh Bình

- Phòng quản lý Đô thị: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố,

tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến

trúc, quy hoạch, xây dựng, nhà ở và công sở, vật liệu xây dựng, các công trình kỹ

thuật hạ tầng, giao thông, công chính, bưu chính, viễn thông, cấp thoát nước trên

địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật;

- Đội trật tự Đô thị: Đội Trật tự đô thị là đơn vị trực thuộc UBND thành phố

Ninh Bình, thực hiện chức năng kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm các quy

định của pháp luật về kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, vật liệu xây dựng nhà ở,

công sở, môi trường và công tác vệ sinh đô thị, trật tự an toàn giao thông trên

phạm vi thành phố để báo cáo các cơ quan chức năng và UBND thành phố Hoà

Bình xử lý theo quy định của pháp luật

- Công ty môi trường và dịch vụ đô thị Thành phố Ninh Bình: Thực hiện

quản lý nhà nước về môi trường đô thị Thành phố và trực tiếp cung cấp các dịch

vụ môi trường, thoát nước, chiếu sáng vụ nhu cầu hoạt động của đô thị

- Công ty cấp nước Thành phố Ninh Bình: Thực hiện quản lý Nhà nước và

cung cấp dịch vụ cấp nước cho Thành phố Ninh Bình

2 Sở Xây Dựng: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về: xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; kiến trúc,

quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu

kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: kết cấu hạ tầng đô thị; cấp nước, thoát nước,

xử lý nước thải, chiếu sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang, rác thải đô thị, khu

công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao); phát triển đô thị; kinh

- Ban hành các quy định về quản lý quy hoạch đô thị;

- Lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị;

- Quản lý việc cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị theo quy hoạch được duyệt;

- Bảo vệ cảnh quan và môi trường sống đô thị;

- Quản lý việc sử dụng và khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- Giải quyết tranh chấp, thanh tra và xử lý vi phạm những quy định về quản

lý đô thị

Khi Luật Xây dựng được ban hành năm 2003 đã có rất nhiều điều khác so với Nghị định 91/NĐ-CP để phù hợp với sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo Quy hoạch xây dựng (QHXD) đô thị không chỉ bao gồm QHXD chung cho toàn

bộ phạm vi đất đô thị và quy hoạch chi tiết cho từng phần thuộc phạm vi đất đô thị, mà QHXD được phân làm 3 loại: QHXD vùng, QHXD đô thị (QHXD chung

và QHXD chi tiết), QHXD điểm dân cư nông thôn

- Căn cứ luật Xây dựng, Nghị định 08/2005/NĐ-CP hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý QHXD; về điều kiện đối với tổ chức và cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng Đối với từng loại QHXD, Nghị định đã đi sâu vào hướng dẫn chi tiết về: đối tượng, giai đoạn, thời gian lập; nhiệm vụ; căn cứ lập; nội dung QH; hồ sơ đồ án; quy định về quản lý; thẩm định phê duyệt nhiệm vụ; điều chỉnh

QH Mặt khác, nghị định hướng dẫn triển khai thiết kế đô thị cho quy hoạch chung

Trang 21

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 18 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

và quy hoạch chi tiết về mặt tổ chức không gian chức năng bên ngoài công trình,

bố cục không gian, tạo cảnh và trang trí trong không gian đô thị; hình thành và cải

thiện môi trường; hoàn thiện thiết bị bên ngoài

- Cũng căn cứ theo luật Xây dựng, Nghị định 29/2007/NĐ-CP quy định về

công tác quản lý kiến trúc đô thị, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có

liên quan đến kiến trúc đô thị Nghị định cũng nêu lên quy chế quản lý đô thị làm

căn cứ để xác lập nhiệm vụ và nội dung quy hoạch chi tiết chỉnh trang đô thị, thiết

kế đô thị, quy định nội dung cấp phép xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang các công

trình kiến trúc đô thị

- Theo đó, Thông tư 08/2007/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê

duyệt Quy chế quản lý kiến trúc của các đô thị từ loại đặc biệt đến đô thị loại 4 và

các thị trấn (đô thị loại 5) Nhằm tạo điều kiện cho chính quyền địa phương, các tổ

chức, cá nhân chủ động nắm bắt các thông tin, chỉ dẫn, các quy định cần thiết phù

hợp với các đồ án QHXD đã được phê duyệt để triển khai công tác quản lý và

thực hiện đầu tư xây dựng đô thị trên các địa bàn

Nhưng hiện tại Thị xã Ninh Bình chưa tiến hành lập quy chế Quản lý kiến

trúc Đây cũng là nhiệm vụ cần thiết mà Thị xã Ninh Bình cần phải triển khai sớm

trong thời gian tới

2.3.3 Năng lực quản lý

Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đô thị chưa đầy đủ, chưa đồng bộ,

năng lực quản lý còn rất nhiều hạn chế với số lượng cán bộ có chuyên môn cao ít

nên việc quản lý còn chưa chặt chẽ và nhiều yếu kém

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc

độ cao dẫn đến sự bùng nổ về xây dựng Mặt khác, Thị xã Ninh Bình là trung tâm

kinh tế, văn hoá, chính trị của toàn tỉnh nên dân cư tập trung đông đúc Việc quản

lý Nhà nước về kiến trúc, xây dựng tại Thị xã Ninh Bình hiện vẫn còn bị buông

lỏng dẫn tới tình trạng lộn xộn Xây dựng nhà với các kiểu, các cỡ, cao thấp khác nhau, không đồng nhất đặc biệt là tại các phường có mật độ dân cư cao như Vân Giang, Đông Thành, Phúc Thành

Công tác quy hoạch xây dựng đô thị hiện tại còn nhiều khó khăn, việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng và phủ kín quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị vẫn chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng của đô thị, chưa đáp ứng với yêu cầu cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch Quy hoạch chi tiết mới chỉ có ở khu trung tâm, phường Thanh Bình, Ninh Phong, Ninh Khánh Điều đó dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý xây dựng đô thị, đặc biệt là xây dựng nhà

ở đô thị Đồng thời, năng lực quản lý của chính quyền đô thị còn hạn chế Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý diện mạo kiến trúc đô thị

2.3.4 Các dự án đầu tư xây dựng

- Dự án xây dựng Quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế

Hình 2.35 Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế

Trang 22

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 19 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

- Quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị Thị xã

Ninh Bình đến năm 2020: 3 trung tâm thương mại tổng diện tích 52.000m2, 22

siêu thị có tổng diện tích 10.000m2

- Xây dựng tuyến đường quốc lộ 10 Thị xã Ninh Bình đi huyện Kim Sơn

- Công trình xây dựng bệnh viện đa khoa 700 giường bệnh được đầu tư gần

100 tỷ đồng

- Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở tại Ninh Bình : Phường Nam

Thành và xã Ninh Tiến, Thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

Quy mô dự án: Trên tổng diện tích quy hoạch khoảng 2,5ha dự kiến quy

hoạch các khu chức năng gồm khu nhà ở liền kề, nhà vườn, biệt thự, khu công

cộng Thể dục thể thao và khu cây xanh, dự án đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho

khoảng 250 người đến 300 người

- Xây dựng hoàn thiện cảng đường thủy nội địa Ninh Phúc - Ninh Bình

2.4 Kết luận phần 2

- Quy mô đất đai nội thị nhỏ hẹp, không đủ đáp ứng nhu cầu gia tăng dân

số, phát triển kinh tế và xây dựng thành phố cho giai đoạn mới

- Hạ tầng kỹ thuật đô thị đã cơ bản được hình thành nhưng chất lượng chưa

cao, vùng ngoại vi hầu như chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ

thuật, do đó việc khai thác quỹ đất cho phát triển đô thị còn rất hạn chế

- Cơ cấu sử dụng quỹ đất đô thị còn thiếu cân đối, chưa thật sự hiệu quả

Thiếu hệ thống cây xanh, các khu vui chơi giải trí, đất xây dựng công trình công

cộng, mạng lưới giao thông đô thị

- Chưa có các khu công nghiệp quy mô lớn làm động lực cho sự phát triển

đô thị

- Nhà ở đô thị chủ yếu là “nhà ở dân tự xây dựng” Chưa có các khu đô thị mới văn minh, hiện đại Bộ mặt kiến trúc chưa đẹp Kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong nhiều phường chưa được xây dựng Môi trường ở nhiều khu vực còn ô nhiễm do sản xuất vật liệu xây dựng ( nung gạch, vôi )

- Thiếu công trình trọng điểm tạo bộ mặt mới cho đô thị Các công trình dịch vụ thương mại chủ yếu bám dọc các trục phố chính do tư nhân tự phát triển kinh doanh quy mô nhỏ, manh mún

- Thiếu sự kiểm soát chặt chẽ quá trình xây dựng đô thị, đặc biệt trong khu vực nhà ở dân tự xây dựng

- Dân số mới dừng ở mức tăng tự nhiên, không tăng dân số cơ học, cho thấy

đô thị chưa phát triển, thiếu sự hấp dẫn

Trang 23

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 20 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

PHẦN 3 QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

TỈNH NINH BÌNH - QUY CHẾ CẤP 1

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Quy chế này hướng dẫn việc quản lý đầu tư xây dựng cải tạo, tôn tạo, bảo

vệ và sử dụng các công trình, cảnh quan tại Thị xã Ninh Bình phù hợp với đồ án

quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được phê duyệt

Ngoài những quy định trong văn bản này, việc quản lý xây dựng đô thị còn

phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước

Điều 1 Phạm vi áp dụng

- Các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động xây

dựng và quản lý kiến trúc đô thị đều phải thực hiện theo đúng Quy chế này

- Cơ quan quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị (Sở Xây dựng) giúp UBND

tỉnh Ninh Bình, Thị xã Ninh Bình hướng dẫn việc quản lý đô thị theo đúng quy

định tại văn bản này

- Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi những quy định tại văn bản này

phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy chế này cho phép

Điều 2 Một số đặc điểm hiện trạng của Thị xã

1 Vị trí địa lý, cấp hành chính

- Vị trí Thị xã, phạm vi ranh giới

Phía Bắc giáp xã Ninh Khang và Ninh Mỹ thuộc huyện Hoa Lư

Phía Nam giáp xã Ninh An thuộc huyện Hoa Lư

Phía Đông giáp xã Khánh Phú, Khánh Hòa thuộc huyện Yên Khánh

Phía Tây giáp xã Ninh Xuân, Ninh Thắng, Ninh Vân thuộc huyện Hoa Lư

- Tính chất đô thị

Là Thị xã tỉnh lỵ, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa

học kỹ thuật, đào tạo, dịch vụ thương mại của tỉnh, là trung tâm đô thị cấp vùng và

quốc gia

- Quy mô toàn Thị xã:

+ Theo số liệu thống kê năm 2007 dân số toàn Thị xã 104.282 người trong đó dân

số thành thị 77.212 người và nông thôn là 27.070 người

+ Dự báo dân số năm 2010 là 125.000 người (trong đó nội thị 96.000 người, ngoại thị 29.000 người), năm 2020 là 177.000 người (trong đó nội thị 150.000 người, ngoại thị 27.000 người) – theo Quy hoạch chung năm 2003

Hình 3.2.1.Bản đồ hành chính Thị xã Ninh Bình – Ninh Bình

Trang 24

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 21 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

- Đơn vị hành chính:

Stt Đơn vị hành chính Dân số

(Người)

Diện tích (km2)

Mật độ dân số (Người/km2)

Bảng 3.1 Các đơn vị hành chính

* Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Ninh Bình năm 2007

2 Đặc điểm về địa hình, kiến trúc cảnh quan

 Điều kiện tự nhiên

Khí hậu

Ninh Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5

đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800 mm

- Nhiệt độ trung bình: 23,5°C

- Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ

- Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%

Đặc điểm địa hình

- Thị xã Ninh Bình nằm phía Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ Địa hình bằng phẳng Hướng nền dốc thoải từ Bắc xuống Nam

- Cao độ giữa các khu vực trong Thị xã không chênh lệch nhiều:

+ Cao độ các khu ruộng dự kiến phát triển +0.6m - +1.8m + Cao độ khu làng xóm hiện trạng <2.5m

+ Cao độ mặt đê Sông Đáy +6.0m

+ Cao độ đường quốc lộ 1A có cao độ trung bình 3.5m

+ Cao độ đường sắt đi qua Thành phố +3.9m

- Trong Thị xã có các núi Kỳ Lân, núi Non Nước và núi Cánh Diều là các điểm cao nhất trong thành phố

Hình 3.2.2.Núi Cánh Diều

 Cấu trúc của Thị xã, hướng phát triển của Thị xã

Hướng phát triển đô thị : Khai thác quỹ đất hiện có, mở rộng và phát triển đô thị

về các hướng Bắc (xã Ninh Khánh), Tây và Nam (phường Tân Thành, Phúc Thành và Nam Thành), về phía Đông (xã Ninh Phong, Ninh Sơn)

Trang 25

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 22 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

Cấu trúc đô thị

Hình 3.2.3 Cấu trúc đô thị

 Những nét chính về hình thái kiến trúc đô thị

Ninh Bình từng được thực dân Pháp xây dựng trở thành một đô thị sầm uất ở

vùng cửa ngõ miền Bắc nhưng chiến

dịch “vườn không nhà trống” đã phá

bỏ toàn bộ các công trình đô thị đó

Chính vì thế mà Thị xã Ninh Bình

hiện là Thị xã trẻ, có cảnh quan mang

dáng dấp một đô thị hiện đại Năm

2008, Ninh Bình mới trưng cầu ý dân

về việc đặt tên đường phố

Hình 3.2.4.Khu trung tâm Thị xã

Trung tâm hình học của Thị xã ở ngã 3 giao lộ giữa quốc lộ 1A và quốc lộ 10

Từ vị trí này Thị xã phát triển đô thị theo các hướng:

Phía đông bắc (phần đông quốc lộ 1A và bắc sông Vân): chủ yếu là các khu trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, thể thao, dịch vụ của Thị

xã và của tỉnh Đây cũng là khu đô thị hóa đầu tiên của Thị xã

Phía tây, tây bắc (phần Tây quốc lộ 1A): các khu dân dụng, trường học, đại học Hoa Lư, bệnh viện tỉnh và bệnh viên Quân Y 5, sân vận động Ninh Bình và khu dân cư Tại đây hiện đang phát triển xây dựng các khu nhà vườn, khu dịch vụ du lịch

Phía Nam (phần đông quốc lộ 1A và nam sông Vân): Chiếm diện tích lớn là đất nông nghiệp với nghề trồng hoa và lương thực

Phía đông nam (phần đông quốc lộ 10 đi Kim Sơn và nam sông Vân): Gồm

có các đầu mối giao thông như Ga Ninh Bình, Bến xe khách Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và khu công nghiệp Ninh Phúc

Với vị trí nằm chính giữa các tuyến điểm du lịch lớn, giao thông thuận tiện đồng thời việc hình thành nhiều công trình du lịch và khu dịch vụ mới, Thị xã Ninh Bình mang đặc trưng của một Thị xã du lịch

 Lịch sử phát triển Thị xã Thị xã Ninh Bình được hình thành ở cửa nước ngã ba sông, nơi gặp nhau giữa sông Đáy và sông Vân Từ xa xưa, ngã ba sông Vân hợp vào sông Đáy đã hình thành những chợ Cá và bến Nứa Cùng với ưu thế giao thông thuận lợi do vị trí án ngữ giao điểm của những trục đường chính, các chợ Cá này đã phát triển thành một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá lớn ở phía nam vùng châu thổ sông Hồng Dù vậy, Thị xã Ninh Bình vẫn là một Thị xã trẻ trên đất cố đô lịch sử Nền tảng văn hoá Thị xã chịu ảnh hưởng từ nền văn minh châu thổ sông Hồng Vị trí địa lý của vùng đất giáp với 3 vùng miền cũng ảnh hưởng đến đặc trưng văn hóa của Thị xã, đó là nền văn hóa hợp lưu, hội tụ từ các vùng

Năm 1945, Thị xã Ninh Bình là một thị trấn với diện tích 2.5 km² dân số 5.000 người, tới năm 1997 Thị xã tiếp tục được mở rộng với dân số là 62.187

Trang 26

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 23 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

người, diện tích 11,6 km² Năm 2004 Thị xã Ninh Bình có diện tích 4.674,8 ha,

dân số 102.539 người Đến năm 2007, khi trở thành thành phố, Ninh Bình có

4.668,8 ha diện tích tự nhiên và 104.282 người

Điều 3 Một số nội dung chính về quy hoạch phát triển của Thị xã

I – Phân vùng kiểm soát phát triển

1 Khu đô thị cải tạo chỉnh trang

- Cải tạo hình thức kiến trúc đô thị trên các trục đường phố trung tâm

- Hoàn thiện hệ thống cây xanh dọc các trục đường, quảng trường để tạo

cảnh quan và văn minh đô thị

- Khu dân cư mật độ xây dựng cao như phường Vân Giang, Thanh Bình,

Tân Thành, Bích Đào, Phúc Thành: hướng cải tạo không xây dựng, tăng cường

cây xanh và công trình dịch vụ công cộng Hướng dẫn xây dựng và quản lý đồng

bộ mặt kiến trúc nhà ở và hệ thống hạ tầng kỹ thuật

- Khu dân cư xây dựng có mật độ trung bình tại phường Nam Thành, Đông

Thành, Nam Bình: hướng cải tạo, không gia tăng mật độ xây dựng, tăng cường

cây xanh và công trình dịch vụ công cộng Hướng dẫn xây dựng và quản lý bộ mặt

kiến trúc nhà ở và hệ thống hạ tầng kỹ thuật

2 Khu vực đô thị xây dựng mới

- Xây dựng các khu chức năng đô thị mới với đầy đủ hệ thống dịch vụ hạ

tầng kỹ thuật và xã hội đạt tiêu chuẩn đô thị hiện đại

- Các trục đường trong khu vực mở rộng mặt cắt để đảm bảo lưu thông

không gây ách tắc trong lâu dài và trồng cây xanh, bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật

đi ngầm tạo mỹ quan

- Xây dựng khu trung tâm tổng hợp với các công trình: văn hóa, dịch vụ,

thương mại, khách sạn, cơ quan đại diện… Hình thức kiến trúc cao tầng, hiện đại

Kết hợp quảng trường với không gian cây xanh mặt nước có đài phun nước, tượng trang trí để trở thành đô thị mới văn minh

- Các khu vực ở mới: mô hình ở kết hợp nhiều loại : Nhà cao tầng kết hợp với công trình dịch vụ - thương mại Nhà chia lô bố trí thành ô phố, biệt thự có diện tích sân vườn rộng để đáp ứng nhiều đối tượng sử dụng khác nhau

Hình 3.1.1 Sơ đồ phân vùng kiểm soát phát triển

Trang 27

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 24 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

II – Các khu vực đặc thù

1 Khu vực cửa ngõ

- Phía Đông Bắc: không gian kiến trúc bao gồm khu công viên lớn, một số

cụm nhà biệt thự công vụ, nhà ở cao tầng, để đón hướng giao lưu đến từ các tỉnh

và huyện phía Đông

- Phía Đông: cửa ngõ khu đô thị là Khu công nghiệp - cảng lớn nhất Thị xã,

xây dựng đầu mối giao thông lập thể giữa đường cao tốc mới và quốc lộ 10, để

đảm bảo an toàn giao thông

- Phía Bắc: Gồm một khu trung tâm tổng hợp mới với các công trình văn

hóa, dịch vụ thương mại, cơ quan, văn phòng đại diện… một số khu nhà ở cao

tầng, công viên, các vườn hoa cây xanh tạo cảnh quan và phục vụ du lịch Xây

dựng dọc trục đường 1A Đón hướng giao lưu đến từ các tính phía Bắc

- Phía Tây: Bao gồm các khu chia lô, khu ở nhà vườn, khu công nghiệp hiện

đại, các vườn hoa tạo cảnh quan và không gian mở cho đô thị Đón hướng giao

lưu đến từ các huyện trong Tỉnh và các khu du lịch

- Phía Nam: không gian cửa ngõ đô thị gồm cá khu nhà ở cao tầng hiện đại,

các trục đường p hố lớn có giải phân cách giữa trông cây xanh, một số trung tâm

thương mại dịch vụ, cơ quan, công viên tổng hơp (văn hóa, thể thao, vui chơi giải

trí) Đón hướng giao lưu đến từ các tỉnh phía Nam

2 Các tuyến đường quốc lộ, cao tốc, vành đai đi qua Thị xã

- Tuyến QL 1A và QL 10

- Tuyến cao tốc Phủ Lý - Ninh Bình: hành lang đoạn tuyến qua Thị xã kiến

nghị 100m

- Tuyến đường bao phía Tây, với chỉ giới 60m, chiều dài đoạn tránh 6,78km

- Tuyến đường vành đai vận tải phía Đông Nam Thị xã, gắn kết giữa Cảng,

khu công nghiệp với QL10 và QL 1A Chiều dài tuyến 5,87km, chỉ giới đường là

60m

3 Khu công nghiệp - kho tàng - bến cảng

- Khu công nghiệp Ninh Khánh

- Khu công nghiệp Phúc Thành

- Khu công nghiệp - kho, cảng Ninh Phúc, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình

- Khu công nghiệp cảng, bến bãi vật liệu xây dựng Cầu Yên

- Các xí nghiệp công nghiệp trong nội thị

- Khu công nghiệp Ninh Tiến (không nằm trong khu vực nội thị)

4 Khu vực trung tâm hành chính - chính trị

- Trung tâm hành chính Tỉnh: bao gồm trụ sở UBND Tỉnh, trụ sở Tỉnh ủy, các sở Kế hoạch đầu tư, Văn hóa thông tin, tập trung trên các trục đường Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Lê Đại Hành

- Trung tâm hành chính Thị xã: bao gồm UBND Thị xã, thị Ủy, các cơ quan ban ngành của Thị xã

5 Khu vực tạo hình ảnh cho đô thị

- Khu vực di tích lịch sử: núi Dục Thúy, núi Kỳ Lân

- Công viên phường Ninh Sơn, công viên cây xanh trung tâm

- Công viên dọc bờ sông Vân

6 Khu thương mại phát triển

- Tập trung tại phường Vân Giang, xung quanh khu vực chợ Rồng và trên các trục đường chính trung tâm đường Trần Hưng Đạo, đường Vân Giang, trục đường mới phía Đông từ ga đường sắt mới ra đường vận tải vành đai và trục đường mới từ phía Bắc thu

7 Các khu vực thuộc an ninh quốc phòng

- Bao gồm Bộ chỉ huy quân sự, trung đoàn 385, doanh trại quân đội, trung đoàn 855

8 Khu vực dự trữ đất phát triển của Thị xã

9 Các khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật

Trang 28

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 25 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

- Quy định khoảng cách ly vệ sinh và phạm vi bảo vệ đối với các công trình

đầu mối hạ tầng kỹ thuật: nhà máy nước, nhà máy điện, trạm giảm áp, bến xe,

cảng đường thủy nội địa, ga đường sắt, trạm xử lý nước thải

Hình 3.2.1.Sơ đồ phân khu vực quản lý

Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 4: Quy định bảo vệ tôn tạo các công trình, di tích văn hóa, di tích lịch

sử

Hình 4.1 Khu vực di tích

4.1 Vị trí quy mô

4.2 Phân loại theo khu vực bảo tồn

Mỗi di sản văn hóa và lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh được quy định từ 1 đến 2 khu vực bảo vệ có những đặc tính riêng sau:

- Khu vực 1: là vùng yếu tố gốc cấu thành di tích Bao gồm bản thân di tích thắng cảnh là khu vực bất khả xâm phạm Mọi yếu tố gốc còn lại gồm địa điểm, chất liệu, kỹ thuật, sắc thái, bố cục, màu sắc, chi tiết trang trí và những động sản

(ha)

Trang 29

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 26 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

thuộc về chúng phải được bảo vệ nguyên vẹn Nghiêm cấm bất cứ một sự di

chuyển địa điểm, thay đổi, bổ sung nguyên trạng mới dù là nhỏ nhất

Núi hồ Kỳ Lân bao gồm: đền thờ bà Quận chúa, hang núi Kỳ Lân

Hình 4.2 Núi chùa Kỳ Lân

Núi chùa Non nước bao gồm: chùa Non nước; đền thờ danh sĩ Trương Hán

Siêu; di tích trên núi Non nước như tháp Linh tế, nghinh phong các, các bài văn

thơ khắc vào núi

Hình 4.3.Di tích Núi Dục Thúy - Nghinh phong các - Đền thờ Trương Hán Siêu

- Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I Là

khung cảnh thiên nhiên của di tích, thắng cảnh vốn gắn bó với giá trị, vẻ đẹp của

chúng Có thể xây thêm các công trình dịch vụ mới như: Nhà làm việc, nhà trưng

bày, nơi giải trí, công viên nhưng thiết kế phải hài hòa làm tăng ý nghĩa, giá trị,vẻ

đẹp của bản thân di tích, thắng cảnh

Núi chùa Non Nước : công viên Thúy Sơn

Núi chùa Kỳ Lân: hồ nước bao quanh núi

Hình 4.4 Khu vực bảo vệ: Công viên Thúy Sơn - Hồ Kỳ Lân

4.3 Quy phạm tiêu chuẩn của từng khu vực bảo vệ

4.3.1 Đối với khu vực I

Trong phạm vi khu vực bảo vệ I, chỉ có thể xây dựng một số công trình nhẹ

để trưng bày, giới thiệu di sản hoặc để phục vụ các hoạt động phát huy giá trị di sản nhưng không được xâm hại đến di tích cả trên mặt đất và trong lòng đất cũng như không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường - sinh thái và không gian lịch sử-văn hóa của di tích

4.3.2 Đối với khu vực II

Có thể xây dựng các công trình mới, nhưng phải khống chế về chiều cao và kiếu dáng để không làm ảnh hưởng đến khu di tích và phải có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp Tỉnh

4.4 Trong tôn tạo di tích

Tạo điều kiện làm nổi bật các mặt giá trị của di tích và tôn tạo ra môi trường cảnh quan hài hoà với di tích đó

Quy hoạch các tuyến đường tham quan, đi lại trong khu di tích phải phù hợp với tính chất lịch sử của di tích Sử dụng những hình thức chiếu sáng truyền thống phù hợp với di tích và chỉ tạo lập hệ thống chiếu sáng hiện đại khi thực sự cần thiết, không làm ảnh hưởng tới giá trị thẩm mỹ của di tích

Các công trình phụ trợ được phép xây dựng, nhưng phải nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích bao gồm nhà trưng bày bổ sung di tích, nhà tiếp khách và nhà ban

Trang 30

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 27 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

quản lý, trạm điện, hệ thống phòng, chống cháy, hệ thống thu gom rác thải Vị trí

các công trình này không được ảnh hưởng tới cảnh quan khu di tích Hạn chế xây

dựng nhà trưng bày bổ sung ở di tích Trong trường hợp cần phải có thì nội dung

trưng bày chỉ giới hạn trong phạm vi những sự kiện và tài liệu trực tiếp liên quan

tới di tích

Các công trình phục phục vụ như bãi đỗ xe, bến thuyền quán ăn uống, giải

khát, công trình vệ sinh, cửa hàng bán hàng lưu niệm bố trí tách biệt khỏi các

khu vực bảo vệ của di tích, không được gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với

cảnh quan chung của di tích

4.5 Trong sử dụng và khai thác di tích

Khuyến khích việc sử dụng khai thác di tích để phục vụ nhu cầu du lịch văn

hóa, giải trí lành mạnh của nhân dân Tạo lập hình ảnh cho Ninh Bình là một thị

xã có tiềm năng lớn về du lịch

Nghiêm cấm các hình thức dịch vụ có khả năng gây ô nhiễm môi trường làm

ảnh hưởng tới cảnh quan di tích, hạn chế khả năng quan sát, thưởng ngoạn di tích

của khách tham quan di tích

Hình 4.5 Các hành vi nghiêm cấm

Lấn chiếm vỉa hè cho người đi bộ Để xe dưới lòng đường

Điều 5: Khu vực đô thị cải tạo, chỉnh trang 5.1 Quy định chung cho khu vực cải tạo, chỉnh trang

Hình 3.5.1 Khu vực cải tạo chỉnh trang

5.1.1 Vị trí, quy mô, ranh giới

Khu vực cải tạo, chỉnh trang bao gồm những khu vực trung tâm cũ và khu dân cư mật độ cao Những khu vực đó là tiền đề đầu tiên cho sự phát triển và mở rộng của Thị xã

Trang 31

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 28 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

Bao gồm các khu vực trung tâm hành chính tỉnh cũ của Tỉnh và Thị xã,

trung tâm dịch vụ thương mại cấp Tỉnh và Thị xã, các trung tâm văn hóa, thể dục

thể thao, 1 số công viên cây xanh và khu dân cư mật độ cao và công nghiệp phía

Đông Thị xã Các khu vực này nằm chủ yếu ở các Phường Vân Giang, Phường

Thanh Bình, Bích Đào và một phần Phường Phúc Thành, Nam Thành

Vị trí và giới hạn cụ thể xác định theo Hình 3.5.1

5.1.2 Chỉ tiêu về quy hoạch –kiến trúc

Quản lý các công trình xây dựng trong khu vực đảm bảo các chỉ tiêu quy

hoạch

Quy định quản lý đảm bảo sự phát triển hài hòa các chỉ tiêu quy hoạch giữa

các khu vực khác nhau trong đô thị:

Khu vực Diện tích

(ha) Mật độ(%) Tầng cao trung

bình ( tầng)

Hệ số sử dụng đất

- Các công trình hiện trạng sử dụng chỉ giới xây dựng cũ, theo hiện trạng

- Các công trình xây mới quy định chỉ giới xây dựng đảm bảo theo tính chất

của khu vực đó

2) Quy hoạch xây dựng chỉnh trang các khu vực cũ và quy hoạch xây mới phải

tuân theo các quy định của QCXDVN 01: 2008 “ Quy hoạch xây dựng” và các

- Nhà công nghiệp: Hình thức kiến trúc đặc trưng cho nhà công nghiệp

- Các công trình đầu mối: đặc trưng cho loại hình công trình và phù hợp với cảnh quan khu vực

- Những hình thức kiến trúc mới xây dựng ở các khu trung tâm phải được kiếm duyệt chặt chẽ

5.1.3 Chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật

5.1.3.1 Mục tiêu - yêu cầu chung

- Xác định cao độ khống chế xây dựng cho từng khu vực, các trục đường giao thông chính

- Thực hiện hạ ngầm đường dây điện, cáp thông tin ở những trục đường lớn

Ở những khu xây dựng mới thì đồng bộ hạ ngầm đường dây, đường ống trong giai đoạn chuẩn bị hạ tầng xây dựng

- Tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông trong trong đô thị Cải tạo mở rộng những tuyến đường chính, xây dựng thêm các tuyến đường cho các khu chức năng

- Nâng cấp, sửa chữa mạng lưới thoát nước Thị xã Hạn chế tối thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt gây ra

- Nâng cấp sửa chữa mạng lưới ống cấp nước Áp dụng tiến bộ kỹ thuật thực hiện đấu nối kỹ thuật, vận chuyển nước qua những điểm đặc biệt…hạn chế nước câp bị ô nhiễm, hạn chế tối đa thất thoát nước

Trang 32

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 29 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

- Mạng lưới hạ tầng cung cấp đến từng hộ dân, các công trình công cộng và

công nghiệp đảm bảo chất lượng và số lượng

- Thu gom chất thải rắn: phương thức thu gom tùy thuộc vào loại chất thải

rắn

+ Chất thải sinh hoạt: tổ chức phân loại rác tại nguồn, phân loại thành chất thải

rắn hữu cơ và chất thải rắn vô cơ

+ Chất thải rắn nguy hại: Phân loại và thu gom chất thải rắn nguy hoại từ hoạt

động y tế phải tuân thủ theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về việc ban hành

quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế ban hành và chất thải rắn nguy hiểm từ

hoạt động công nghiệp phải phân loại theo TCVN 6706:2000, thực hiện quản lý

theo quy định hiện hành

5.1.3.2 Chỉ tiêu về hạ tầng cho khu vực

1) Cao độ xây dựng công trình:

- Cao độ xây dựng các khu vực:

+ Khu đất dân dụng chọn độ cao xây dựng không nhỏ hơn + 2,8m

+ Khu công nghiệp: không nhỏ hơn + 3,0m

- San nền: Cơ bản giữ nguyên địa hình của các khu đã xây dựng, chỉ san lấp

cục bộ những khu vực trũng thấp

2) Giao thông:

- Lộ giới xây dựng các tuyến đường:

+ Đường trục chính đô thị: chỉ giới 60m-64m

+ Đường liên khu vực và chính khu vực: Chỉ giới 36m-52m

+ Đường khu vực: Chỉ giới 18m-29m

+ Đường khu ở: Chỉ giới 16m đối với khu xây dựng mới, 11m đối với khu ở cải

tạo

- Mật độ đường, tỷ lệ đất giao thông và các quy định khác theo lấy theo QCVN: 01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng 3) Cấp nước:

- Nước sinh hoạt: 140l/ng.ngđ

- Nước phục vụ công nghiệp: 40m2/ha.ngđ

- Nước tưới cây, rửa đường: 10% nước sinh hoạt (QSH)

- Nước phục vụ công trình công cộng: 20%QSH

Các chỉ tiêu khác lấy theo QCVN: 01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

về Quy hoạch xây dựng

4) Cấp điện:

- Cấp điện sinh hoạt:

+ Điện năng:1500 KWh/người.năm + Số giờ sử dụng công suất lớn nhất: 3000h/năm + Phụ tải: 500W/người

- Cấp điện công trình công cộng: 35% điện phụ tải cho sinh hoạt

- Cấp điện cho sản xuất công nghiệp, kho tàng: 50 kW/ha-350 kW/ha Các chỉ tiêu khác lấy theo Mục 6.7.1 trong QCVN: 01/2008/BXD Quy chuẩn

kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng

5) Thoát nước:

- Thoát nước bẩn:

+ Thu gom nước thải sinh hoạt không nhỏ hơn 80% lượng nước cấp sinh hoạt + Thu gom nước thải công nghiệp không nhỏ hơn 80% lượng nước cấp cho công nghiệp

+ Thu gom nước thải công trình công cộng : 15% Qsh

- Thoát nước mưa:

+ 100% đường phố có cống thoát nước mưa ( TNM) + Cống TNM xây dựng đáp ứng chu kỳ tràn ống: 5 năm

Trang 33

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 30 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

6) Thu gom chất thải rắn: (CTR)

- Chất thải rắn sinh hoạt : tiến hành phân loại rác tại nguồn

+ Chất thải rắn sinh hoạt: 0,9 kg/người-ngày

+Tỷ lệ thu gom chất thải rắn không nhỏ hơn 90%

- CTR y tế và công nghiệp: xác định theo tiêu chuẩn ngành

5.1.3.3 Hình thức bố trí mạng lưới hạ tầng: :

1) Tổ chức quản lý mạng lưới lưới đường dây, đường ống:

- Đưởng phố cải tạo, nâng cấp: Sử dụng hào kỹ thuật bố trí mạng lưới dây

điện điện áp 0,4kV, cáp thông tin liên lạc và ống cấp nước cấp 3 Bố trí riêng lẻ

dây điện áp 22kV, ống cấp nước cấp 1, cấp 2, ống thoát nước bẩn trên vỉa hè và

cống thoát nước mưa dưới lòng đường

- Đường phố xây mới:

+ Đường có lộ giới lớn hơn 30m: sử dụng hào kỹ thuật đặt đường dây, đường ống

cấp nước, đường ống thoát nước bẩn đặt riêng dưới via hè, thoát nước mưa đặt

dưới lòng đường

+ Đường có lộ giới nhỏ hơn 30m: sử dụng cống, bể kỹ thuật lắp đặt cáp thông tin,

đường dây diện Đường ống cấp nước, thoát nước bỗ trí riêng lẻ trên vỉa hè, cống

thoát nước mưa đặt riêng ở dưới lòng đường

- Đấu nối hạ tầng theo quy định kỹ thuật chuyên ngành

2) Cao độ khống chế xây dựng công trình căn cứ vào cao độ thiết kế tại các

nút giao thông theo quy hoạch

3) Tổ chức thu gom chất thải rắn tùy vào các đặc tính riêng của chất thải và

nguồn xả thải Tổ chức quản lý thu gom theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ban

hành ngày 09 tháng 04 năm 2007 về Quản lý chất thải rắn do Chính phủ ban hành

5.1.4 Quy định về bảo vệ môi trường, quảng cáo đô thị:

1) Quy định quảng cáo đô thị:

- Quy định biển quảng cáo tuân theo Pháp lệnh Quảng cáo số UBTVQH10 ngày 16/11/2001, Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo

39/2001/PL Quy định hình thức quảng cáo chung cho khu vực: kiểu dáng, kích cỡ, màu sắc biển quảng cáo, hình thức sử dụng bảng biển

+ Hình thức quảng cáo cho khu công cộng, thương mại

+ Hình thức quảng cáo khu ở

+ Quy định quảng các cho khu vực cơ quan hành chính, chính trị + Quy định quảng cáo cho các công trình công nghiệp, công trình đầu mối, kho tàng

2) Quy định bảo vệ môi trường:

a Quản lý chất thải rắn:

- Quy định sử dụng phương tiện lưu chứa chất thải rắn:

Phương tiện Thể tích (lít) Vật liệu, kết cấu Phạm vi áp dung Thùng rác tại

Bảng 3.5.2 Quy định kích thước, vật liệu phương tiện chứa CTR sinh hoạt

- Quy định hình thức thu gom chất thải rắn:

+ Chất thải rắn sinh hoạt: Tổ chức thu gom chất thải rắn theo tổ, phường + Chất thải rắn y tế và chất thải công nghiệp theo phương thức thu gom riêng, xử lý và vận chuyển riêng

- Bố trí ở điểm tập kết các thùng đựng rác có nắp đảm bảo để rác thải không ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị Sử dụng những xe chở rác chuyên dụng có hệ thống cẩu, nâng, nhấc … tiến hành cơ khí hóa khâu vận chuyển rác thải

Trang 34

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 31 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

b Quy định các khoảng cách ly vệ sinh đối với các công trình công nghiệp,

công trình đầu mối Tùy theo tính chất,quy mô các công trình xác định các

khoảng cách ly và các yêu cầu sử dụng khoảng cách ly

c Quy định đấu nỗi kỹ thuật và phí bảo vệ môi trường ,lệ phí phát thải:

- Đấu nối đường ống thoát nước mưa, nước thải đảm bảo kỹ thuật hiện đại

- Quy định việc xả nước thải của khu dân cư, quy định xây dựng công trình

xử lý nước thải cho các khu công nghiệp, công trình đầu mối

- Quy định nghiêm cấm các hình thức làm ảnh hưởng đến môi trường

- Các quy định kỹ thuật về môi trường khác tuân theo Quy chuẩn Quốc gia

về môi trường ban hành kèm theo Thông tư 25/2009/TT-BTNMT do Bộ Tài

nguyên môi trường ban hành về Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi

trường

- Phí và lệ phí bảo vệ môi trường, phát thải: Căn cứ theo các văn bản sau

+ Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường và các

văn bản bổ xung, sửa đổi hiện hành

+ Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 cảu Chính phủ về phí bảo vệ

môi trường đối với chất thải rắn; Thông tư 39/2008/TT-CP hướng dẫn thực hiện

Nghị định số 174/2007/NĐ-CP và các văn bàn hướng dẫn hiện hành

d Cây xanh:

- Cây xanh hè phố:

+ Sử dụng cây xanh đặc trưng cho cây xanh hè phố

+ Tăng cường mật độ cây xanh hè phố

+ Bổ xung các loại cây trồng phù hợp với điều kiện chăm sóc, cây xanh đặc

trưng của Thị xã

+ Phá bỏ những cây xanh không đáp ứng các yêu cầu của đô thị

- Cây xanh trong khu chức năng:

+ Quy định diện tích trồng cây xanh tối thiều 20% đất trống trong các khu chức năng đô thị

+ Tăng cường bổ xung diện tích cây xanh trong các trung tâm hành chính, chính trị

+ Sử dụng tối ưu diện tích trồng cây xanh trong những dải cách ly của các công trình yêu cầu có khoảng cách ly môi trường

- Sử dụng cây xanh tham khảo tại TCXDVN 362-2005 về Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị

5.1.5 Quy định về bảo vệ cảnh quan

- Cải tạo, sửa chữa và xây mới công trình:

+ Quy định hình thức cải tạo, sửa chữa các công trình dựa vào chức năng, diện tích và vị trí khu vực

+ Hình dáng kiến trúc phải phù hợp với quy định cảnh quan khu vực xây dựng công trình

- Quy định bảo vệ cây xanh: Nghiêm cấm các hình thức + Tự ý chặt, phá cây xanh hè phố

+ Hình thức đặt biển quảng cáo trên cây, sử dụng cây làm các mục đích riêng + Làm thay đổi hình dáng cây, ảnh hưởng đến phát triển của cây xanh hè phố

- Quy định sử dụng vỉa hè:

+ Gạch lát nền: chất liệu, kiểu dáng chống trơn trượt, đảm bảo thoát nước tốt

Sử dụng gạch có kiểu dáng, màu sắc thẩm mĩ, tạo cảnh quan và dẫn hướng giao thông

+ Lối đi bộ: đảm bảo vỉa hè dành cho đi bộ, + Trang thiết bị đô thị: Phù hợp với nhu cầu sử dụng trên các tuyến đường Thiết kế các trang thiết bị có kiểu dáng, màu sắc tạo hình ảnh cảnh quan sinh cho khu vực

Trang 35

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 32 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

5.2 Khu ở cải tạo, chỉnh trang

Hình 3 5.2 Khu ở cải tạo, chỉnh trang

5.2.1 Quy định chung

5.2.1.1 Vị trí, quy mô, ranh giới

- Ranh giới, vị trí tr theo Hình 3.5.2

- Bao gồm: A1 đến A22 Tập trung ở các phường Tân Thành, Nam Thành,

Thanh Bình, Phúc Thành, Đông Thành, Vân Giang, Bích Đào

- Diện tích: 309ha

5.2.1.2 Quy định một số chỉ tiêu về quy hoạch –kiến trúc

- Các chỉ tiêu về quy hoạch:

+ Mật độ xây dựng: 30%

+ Tầng cao trung bình: 1,5 tầng + Hệ số sử dụng đất: 0,45 + Diện tích sàn: 2 355 270 m2 + Số người: 47840 người

- Chỉ giới xây dựng các công trình xây mới xác định dựa vào chỉ giới xây dựng các công trình trên cùng tuyến đường

- Việc xây dựng mới, cải tạo nhà liên kế đảm bảo sự thống nhất, hài hòa về hình thức kiến trúc, màu sắc, chiều cao trung bình, phù hợp cảnh quang tuyến phố

và khu vực công trình xây dựng

- Quy định phân chia lô đất: diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa xây dựng công trình

- Quy định về cải tạo công trình nhà ở thấp tầng: dựa trên diện tích, bề rộng

lô đất và vị trí, tính chất của khu đất ở

5.2.1.3 Quy định một số chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật

1) Mục tiêu - yêu cầu chung

lý cục bộ từ các khu vực công trình

Trang 36

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 33 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

- Tất cả các công trình xây dựng phải xây dựng bể tự hoại đúng tiêu chuẩn,

tính toán đáp ứng đủ nhu cầu xử lý nước thải bẩn của công trình

- Phải áp dụng hệ thống thoát nước kín, đấu nối trực tiếp vào hệ thống thoát

nước chung của khu vực

- Thùng thu rác trên các tuyến phố phải được đặt đúng vị trí quy định, đảm

bảo mỹ quan, có kích thước thích hợp với mọi đối tượng, sử dụng thuận tiện và dễ

nhận biết

2) Chỉ tiêu về hạ tầng cho khu vực

- Đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật:

+ Khu đất dân dụng chọn độ cao xây dựng không nhỏ hơn + 2,8m

+ Cấp nước Sinh hoạt: 150 l/ng.ngđ

+ Cấp điện sinh hoạt: 2 kW/hộ

+ Thoát nước bẩn: thu gom 80% lượng nước sinh hoạt

+ Thoát nước mưa: quy định theo khu vực

3) Tổ chức hạ tầng` kỹ thuật

- Mạng lưới đường dây , đường ống: Quy định theo khu vực

- Cao độ khống chế: Theo quy định của khu vực

- Thu gom rác thải:

+ Thu gom rác theo tổ, phường

+ Quy hoạch các tuyến đường sử dụng xe đẩy rác thu gom rác

5.2.1.4 Quy định bảo vệ môi trường, quy định quảng cáo:

1) Quy định bảo vệ môi trường:

a Quản lý thu gom chất thải rắn

- Rác công cộng: sử dụng thùng rác trên vỉa hè

- Chất thải rắn sinh hoạt: Tổ chức thu gom chất thải rắn theo tổ, phường

+ Từ các hộ gia đình tới trạm trung chuyển cỡ nhơ hoặc vừa bằng xe đẩy

+ Từ các thùng rác công cộng: đẩy bằng xe thủ công

- Thu gom rác đường phố: sử dụng thùng rác trên lề đường

- Thùng rác được thiết kế hợp vệ sinh, có ngăn phân loại rác

b Quy định đấu nối kỹ thuật và phí xả thải, bảo vệ môi trường

- Theo quy định chung 2) Quy định quảng cáo

- Diện tích tối đa biển quảng cáo ở mặt đứng nhà: không lớn hơn 40% diện tích mặt đứng và 10m2

- Quy định mỗi tầng tối đa không đặt quá 2 biển quảng cáo Xác định khoảng cách giữa các tấm biển

- Đô nhô tối da biển quảng cáo không quá 1,4m so với chỉ giới xây dựng

- Quy định sử dụng biển quảng cáo ở dải phân cách và trên cột đèn chiếu sáng tùy theo bề rộng của dải phân cách và chiều cao, tính chất sử dụng cột đèn

5.2.1.5 Quy định bảo vệ cảnh quan:

- Quy định cải tạo, sửa chữa nhà liên kế phố ở mặt cắt đường có lộ giới lớn hơn 16m

+ Nhà có diện tích nhỏ hơn 25m2 chỉ được cải tạo, tu sửa theo hiện trạng + Nhà có diện tích lớn hơn 25m2: cải tạo sửa chữa theo quy định của từng tuyến phố

- Các quy định khác theo quy định chung của khu vực

Trang 37

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 34 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

Bảng 3.5.3 Tỏng hợp quản lý các khu đất ở cải tạo, chỉnh trang

5.2.2 Khu vực A 7

5.2.2.1.Vị trí

- Ký hiệu A7: A7A-A7B-A7C-A7D

- Khu dân cư Phường Đông Thành

5.2.2.2.Quy mô

- Diện tích: 11,7ha

- Dân số: 2 200 người

5.2.2.3.Phạm vi ranh giới Hình 3.5.3 Khu dân cư số A7

- Khu dân cư A7 được giới hạn ( theo Hình 3.5.3)

5.2.2.4.Các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc

1) Quy định diện tích thửa đất tối thiểu

- Thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại sau khi

Hình 3.5.4 Diện tích đất thửa đất sau khi tách thửa không được cấp phép

2) Quy định công trình được phép cải tạo, sửa chữa

a Lô đất có diện tích dưới 25m2

Bề rộng lô đất nhỏ hơn 3m,nhà chỉ được phép cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng, không được xây dựng mới

Bề rộng lô đất lớn hơn 3m: Được sửa chữa chữa, cải tạo theo hiện trạng hoặc xây dựng mới quy mô 1 tầng ( có thể bố trí tầng lửng và mái che ở cầu thang tại sân thượng) chiều cao không quá 8m

b Lô đất có diện tích từ 25-36m2:

- Lô đất ở mặt cắt đường A-A, B-B:

+ Khoảng lùi 0-2,4m hay bề rộng lô đất nhỏ hơn 3m: Nhà chỉ được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng

+ Khoảng lùi lớn hơn 2,4m hay bề rộng lô đất lớn hơn 3m: Nhà được phép cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng hoặc được xây mới nhưng quy mô không quá 2 tầng (có thể bố trí tầng lửng và mái che cầu thang tại sân thượng), chiều cao tối đa 11m

Trang 38

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 35 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

- Ô đất ở đường nội bộ, trong hẻm: Được phép cải tạo, sửa chữa theo hiện

trạng hoặc có thể xây mới (có thể bố trí tầng lửng và mái che cầu thang tại sân

thượng) chiều cao tối đa 11m

Hình 3.5.5 Hinh minh họa lô đất được phép cải tạo, tu sửa và độ cao tối đa công

trình được phép xây mới (kể cả tầng lửng và mái che cầu thang)

c Lô đất có diện tích lớn hơn 36m:

- Được quy định xây dựng theo quy định chung chung của khu vực A

3) Mật độ xây dựng:

Hình 3.5.4 Quy định mật độ xây dựng dựa vào diện tích lô đất

Bảng 3.5.6 Quy định mật độ xây dựng dựa vào diện tích lô đất

- Lô đất tiếp giáp đường có mặt cắt A-A,B-B khi diện tích đất trống còn thừa sau khi trừ diện tích ở khoảng lùi thì bố trí tạo sân sau nhà

- Diện tích lô đất lớn hơn 100m2, quy định tối thiểu 30% diện tích đất trống trồng cây xanh

4) Hình thức kiến trúc:

- Việc xây dựng mới, cải tạo nhà liên kế, nhà ở riêng lẻ đảm bảo sự thống nhất, hài hòa về hình thức, cao độ nền, chiều cao chuẩn ở vị trí mặt tiền nhà trên từng đoạn phố, tuyến phố , khu vực dân cư đó

- Hình thức kiến trúc hiện đại, công năng sử dụng thuận tiện cho chức năng sống và chức năng hỗn hợp khác (dịch vụ thương mại đối với các nhà phố liên kế.)

- Các hình thức kiến trúc nên sử dụng:

+ Nhà ở mặt cắt đường A-A: Nhà liên kế phố + Nhà ở mặt cắt đường B-B: Nhà liên kế có sân vườn, nhà liên kế có khoảng lùi

+ Các khu vực khác: nhà liên kế có khoảng lùi, nhà liên kế có sân vườn

Trang 39

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 36 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

Hình 3.5.7 Một số hình ảnh hình thức kiến trúc hiện trạng nên sử dụng ở khu vực

A7

5) Chiều cao công trình:

- Chiều cao công trình xây dựng mới trên khu vực dựa vào hiện trạng chiều

cao các công trình đã xây dựng

- Nhà ở đường mặt cắt đường A-A và mặt cắt đường B-B:

Mặt cắt đường Chiều cao tối đa

Bảng 3.5.5 Quy định chiều cao công trình khu vực A7

Chiều cao tối đa trong khu vực khác: 11m

- Cao độ nền không quá 0,45m so với cao độ vỉa hè tại vị trí xây dựng

Tuyến đường không có vỉa hẽ, các định theo đỉnh cao nhất của đường

6) Chỉ giới xây dựng:

- Các công trình sửa chữa, cải tạo thì khoảng lùi xác định theo hiện trạng cũ

- Công trình xây mới ở các đường có mặt cắt A-A, B-B xác định theo bảng:

Khoảng lùi

Mặt cắt đường

Bảng 3.5.6 Quy định khoảng lùi tại mặt cắt đường A-A.B-B

- Công trình xây dựng mới ở các đường khác: khoảng lùi không nhỏ hơn 3m

- Diện tích còn lại của lô đât sau khi xác định mật độ xây dựng, chỉ giới xây dựng ở tuyến phố thì xác định thêm chỉ giới xây dựng ở phía sau lô đất tiếp giáp ranh giới lô đất khác

Hình 3.5.8 Xác định chỉ giới xây dựng ở mặt cắt đường A-A, mặt cắt đường B-B 5.2.2.5 Quy định một số chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật

1) Cao độ khống chế xây dựng:

- Quy định chiều cao tại nút giao thông:

Hình 3.5.9 Cao độ thiết kế ở khu vực A7

Trang 40

GVHD: PGS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 37 ThS VŨ HOÀNG ĐIỆP

2) Giao thông:

- Quản lý trục đường A, trục đường B theo thiết bế mặt cắt đường A-A, B-B

- Cải tạo, xây dựng các đường giao thông trong nhóm nhà cả tạo đảm bảo

>4m, đường cụt một làn xe không dài quá 150m và phải có điểm quay xe

- Giao thông tĩnh

+ Sử dụng lòng đường làm bãi đỗ xe, bề rộng bãi đỗ xe 2,5m

+ Quy định xây dựng các bãi đỗ xe trong khu vực đảm bảo: 25m2/1xe ôtô

+ Quy định nhà liên kế có sân vưởn, nhà liên kế có khoảng lùi có khoảng trống

làm bãi đỗ xe trong ranh giới khu đất

+ Trục đường A-A: thiết kế bến đón xe buyt loại không có mái che, không ghế

ngồi

+ Quy định các trang thiết bị giao thông : Kẻ vạch sơn, lắp đặt hệ thống biển

báo, đèn tìn hiểu tuân theo quy định của Luật giao thông đường bộ và Điều lệ báo

hiệu giao thông đường bộ

- Đề xuất dải giảm tốc trên trục đường A-A và B-B tại cái nút giao thông

- Quy định dải đi bộ sang đường đảm bảo 1 dải/1 dãy phố

- Giao thông trên hè phố: quy định với đường A-A, B-B

Hình 3.5.10 Dải đỗ xe dưới lòng đường Hình 3.5.11 Kích thước góc

vạt công trình tai các nút giao thông

+ Bố trí các trang thiết bị đô thị và vị trí cây xanh trồng trên hè phố đảm bảo lối đi

độ rộng tối thiểu 2m

+ Các công trình xây dựng ở góc đường tại các nút giao thông giữa các đường A

và B phải tạo độ vát, tuân theo quy định tại TCXDVN 353 : 2005 "Nhà ở liền

kề-Tiêu chuẩn thiết kế”

+ Thiết kế đường dành cho người tàn tật: sử dụng kết hợp với thiết kế bó vỉa, lối

đi lại vào các công trình

Hình 3.5.12.1 Hình minh họa sử dụng giao thông trên hè phố

Hình 3.5.12.2 Thiết kế giao thông tiếp cận người tàn tật

3) Quy định quản lý mạng lưới đường dây, đường ống :

Ngày đăng: 12/01/2015, 10:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w