1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư, đại học huế (2)

24 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 45,96 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN 5 Năm học ngành kiến trúc là một khoảng thời gian dài, đó cũng là khoảng thời gian có nhiều kỷ niệm thật ý nghĩa trong hành trang của mỗi người sinh viên.Trong khoảng thời gia

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

5 Năm học ngành kiến trúc là một khoảng thời gian dài, đó cũng là khoảng thời gian có nhiều kỷ niệm thật ý nghĩa trong hành trang của mỗi người sinh viên.Trong khoảng thời gian đó không thể không nhớ đến sự giảng dạy, chỉ dẫn nhiệt tình mà tâm huyết của các Thầy, Cô Giáo, sự động viên của gia đình và bạn bè để

em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và kiến thức quý báu, làm hành trang không thể thiếu được trong cuộc đời cũng như sự nghiệp về sau…

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Kiến Trúc – Trường Đại Học Khoa Học Huế, cùng các thầy cô giáo thỉnh giảng Trongquá trình học tập 5 năm qua, dưới sự dìu dắt chỉ dạy của các thầy cô, em đã được trang bị những kiến thức cần thiết về chuyên ngành kiến trúc cũng như định hướng

và lựa chọn đề tài tốt nghiệp

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô:

TS.KTS: Lê Ngọc Vân Anh (Giáo viên hướng dẫn kiến trúc và nội thất)

Ths.KS: Trần Thành Nhân (Giáo viên hướng dẫn kết cấu)

Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp đã tận tình hướng dẫn và cung cấp những tài liệu quý phục vụ quá trình làm đồ án Những kiến thức mà thầy cô cungcấp đã giúp em vững vàng thêm trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đồ án của mình

Đây là kết quả cuối cùng của em sau 5 năm nghiên cứu và học tập tại Khoa Kiến Trúc – Trường Đại Học Khoa Học Huế dưới sự dẫn dắt của các thầy cô.

Mặc dù đã cố gắng và quyết tâm cao trong đồ án tốt nghiệp này, nhưng do thời gian có hạn, chưa được trải nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên khôngtránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự cổ vũ, khích lệ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô để em tiếp thu, rút kinh nghiệm và dần hoàn thiện bản thân trongquá trình hành nghề kiến trúc sau này

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 06 năm 2021

Sinh viên

Lê Văn Thành Đạt

Trang 2

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

A Lý do chọn đề tài……… 3

I Lý do chọn đề tài ……….3

II Tính cấp thiết của đề tài……… 3

III Mục tiêu nghiên cứu đề tài……….……4

B Những hiểu biết về thể loại đề tài………4

I Khái niệm về bệnh tự kỷ, nguyên nhân của bệnh và các điều trị bệnh ở trẻ………….……… 4

II Khái niệm can thiệp sớm và mục đích, quy trình của can thiệp sớm……… 9

III Các trung tâm và trường học có trẻ tự kỷ ở tp Huế……….……….…….9

IV TCVN thiết kế trường mầm non và trường tiểu học ……… 13

C Phân tích đánh giá hiện trạng……… ……… 15

I Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường của tp Huế……….15

II Địa điểm thiết kế……….16

D Ý tưởng ……… 19

E Lập nhiệm vụ thiết kế……….20

F Hồ sơ thiết kế kiến trúc và kĩ thuật………

Trang 3

A LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TRƯỜNG MẦM NON TƯƠNG LAI - KIDDYHUB

( HÒA NHẬP VÀ CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ EM TỰ KỶ)

I Lý do chọn đề tài

- Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là mầm non tương lai của mỗi

dân tộc Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mọi gia đình và

toàn xã hội Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng phát triển bình

thường Hiện nay ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung số trẻ Tự Kỷ

ngày một tăng nhanh

II Tính cấp thiết của đề tài

Theo thống kê của thế giới có khoảng 70 triệu người tự kỷ Ở Việt Nam con số

được thống kê ước tính là 1 % dân số (năm 1995) Tỷ lệ trẻ tự kỷ 20 năm gần

đây ở Mỹ : 1/500 (năm 1995); 1/166 – (năm 2004); 1/68 (năm 2014); tỷ lệ cao

nhất là Hàn Quốc với 1/38 (năm 2014)

Tỷ lệ trẻ tự kỷ bé trai cao gấp 5 lần bé gái

33% người tự kỷ không có khả năng về ngôn ngữ, Rất nhiều trong số đó cần

được sự giúp đỡ của các thiết bị công nghệ khác

1/3 người tự kỷ không biết cách thông báo khi gặp nguy hiểm

Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của

não bộ Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác

xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; hành vi; sở thích và

hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại

Năm 2007, lần đầu tiên Đại hội đồng Liên hiệp quốc lấy ngày 02/4 làm

ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ (World Autism Awareness Day) Thông

qua đó nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chứng Tự kỷ; sự cần thiết

để giúp cải thiện cuộc sống của trẻ em và người lớn bị rối loạn để họ có thểsống một cuộc sống đầy đủ và có ý nghĩa hơn

Trên thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có quy định các trường tiểuhọc công lập phải nhận học sinh tự kỉ nhẹ nhưng cả trường mầm non và trườngtiểu học đều không nhận, hoặc có nhận thì cũng phải thi đầu vào rất khó khăn.Như thế chẳng khác nào là một lời từ chối đúng luật Học phí đắt đỏ tại cáctrung tâm tư nhân trong khi các trường công lập từ chối nhận dạy… khiến conđường hòa nhập xã hội của trẻ tự kỉ ngày càng hẹp hơn

- Ở Thừa Thiên Huế (TTH), qua số liệu nghiên cứu của Bệnh viện chỉnhhình_phục hồi chức năng TTH từ năm 2008 – 2015 thì nhóm bệnh nhi bị tự kỷ3-6 tuổi chiếm tỷ lệ cao, nam nhiều hơn nữ và trẻ sống ở thành phố nhiều hơn ởnông thôn Ngoài ra nhóm trẻ từ 6 -11 tuổi mắc tự kỷ cũng đáng báo động vìđược gia đình phát hiện muộn, không có khả năng giao tiếp xã hội, hòa nhậpcùng với các bạn đồng trang lứa

- Cho đến thời điểm hiện tại, các trẻ em tự kỷ ở Huế chưa được quan tâm

và can thiệp đúng mực: chỉ có 3 cơ sở khám điều trị cho trẻ tự kỷ như nhữngphòng khám bệnh phổ thông với cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa có một môhình khám, trị liệu và can thiệp sớm bài bản Phụ huynh cũng khó sắp xếp chocon vừa đến các cơ sở điều trị, vừa đi học tại các cơ sở giáo dục trong khi trẻ

Tự kỷ cần một quy trình chăm sóc, giáo dục, điều trị lâu dài; Bên cạnh đó, nhiềutrẻ ở tuổi Tiểu học được học rải rác ở các lớp học đặc biệt cùng với những trẻ

em khuyết tật và trẻ thiểu năng trí tuệ mà không được khám, trị liệu nên trẻcàng khó hòa nhập hơn

Với số lượng trẻ Tự kỷ tăng nhanh như hiện nay, cùng với hạn chế, bấtcập về phía các cơ sở khám điều trị và cơ sở giáo dục, việc nghiên cứu để thiết

kế một Trung tâm can thiệt sớm cho trẻ tự kỷ ở thành phố Huế là hết sức cầnthiết

Hình ảnh điển hình về trẻ em khuyết tật ở Việt Nam là những đứa trẻtrông không bình thường và đầy bất lực Sự kỳ thị này chỉ là một trong rất nhiềucách khiến những đứa trẻ này bị gạt ra lề xã hội Vì phần lớn xã hội tin rằng các

Trang 4

em không có khả năng làm gì cả nên trẻ em khuyết tật bị loại ra khỏi mọi mặt

đời sống: không được chăm sóc sức khỏe thỏa đáng; không có bạn bè; không

được hưởng các cơ hội học tập Do không được đến trường nên các em thiếu

kiến thức và kỹ năng sống, dẫn đến mất cơ hội việc làm và không hoàn toàn

tham gia vào xã hội khi trưởng thành Hiển nhiên điều này chỉ càng làm tăng

thêm sự kỳ thị đối với người khuyết tật nói chung và những trẻ em kém may

mắn nói riêng

Để chấm dứt tình trạng trên, xã hội cần can thiệp càng sớm càng tốt thông

qua hệ thống giáo dục hòa nhập Giáo dục hòa nhập cho phép mọi trẻ em,

khuyết tật cũng như bình thường, được học tập trong cùng một môi trường, nơi

các điều kiện được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của trẻ em khuyết tật

Một hệ thống như vậy sẽ cho phép trẻ em khuyết tật (trẻ em tự kỷ) được thể

hiện tối đa khả năng của mình cũng như tạo điều kiện để các em chứng minh

được rằng mình cũng có khả năng như mọi đứa trẻ khác Giáo dục hòa nhập đã

được khuyến khích áp dụng đối với trẻ khuyết tật trên toàn cầu, và tại Việt Nam

hệ thống giáo dục này cũng đã nhận được sự ủng hộ về chính sách Tiếc rằng

quá trình triển khai hình thức giáo dục này ở Việt Nam còn chậm và chưa đồng

bộ

Lý do chọn tên đề tài: với tên gọi TRƯỜNG MẦM NON TƯƠNG LAI

-KIDDYHUB : Mong muốn ngôi trường là nơi dẫn dắt các em hướng tới tương

lai tươi đẹp, hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa TRƯỜNG MẦM NON

TƯƠNG LAI – KIDDYHUB là một mô hình trường học tuy đã xuất hiện ở một

vài khu vực nhưng mô hình này vẫn chưa được áp dụng phát triển rộng rãi về

chất lượng cũng như quy mô, với mục đích can thiệp sớm cho các trẻ em tự kỷ

và niềm hy vọng các em sẽ được hòa nhập với xã hội khi trưởng thành giúp

giảm bớt gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội Phần lớn Trẻ Tự kỷ là những

đứa trẻ đặc biệt, thông minh, với nhiều năng khiếu hiếm có, nếu được phát hiện

và điều chỉnh kịp thời, sẽ trở thành những con người có năng lực, trí tuệ hơn

người

TRƯỜNG MẦM NON TƯƠNG LAI - KIDDYHUB là một không gian hòa

nhập, giữa trẻ em bình thường và những trẻ em mắc chứng tự kỷ Việc tạo nên

một không gian ấn tượng, tràn đầy niềm tin vào tương lai, cũng là để tránh mặccảm cho bản thân các em và gia đình, xã hội cũng như nâng cao nhận thức củacộng đồng… như ý nghĩa của ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ ngày2/4

III Mục tiêu của đồ án

Đề xuất mô hình và Thiết kế một công trình vừa đáp ứng được quy trìnhcan thiệp sớm cho trẻ tự kỷ bằng phương pháp trị liệu đang được áp dụng hiệuquả trên thế giới là Vận động trị liệu và Nghệ thuật tri liệu, vừa hướng dẫn các

kỹ năng, dạy học cho trẻ tự kỷ song song với đó là khối hệ thống khối mầm nondành cho trẻ em bình thường và không gian hòa nhập giữa 2 nhóm trẻ em đểgiúp trẻ tự kỷ phát huy được bản thân, tự tin và có thể hòa nhập với bạn bècùng trang lứa cũng như hòa nhập với cộng đồng trong tương lai

B NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ THỂ LOẠI ĐỀ TÀI

I Khái niệm về tự kỷ, nguyên nhân và cách điều trị

1.1 Tự kỷ là gì ?

Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3năm đầu đời Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạtđộng của não bộ Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết vềtương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, và hành vi,

sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại Có rất nhiều nguyênnhân của bệnh được đưa ra nhưng nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được hiểubiết đầy đủ

Trang 5

1.2 Dấu hiệu nhận biết trẻ Tự kỷ

Tự kỷ có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng Những trẻ mắc

chứng tự kỷ thường:

- Có khó khăn trong giao tiếp với người khác: trẻ không cười, nhìnvào mắt người đối diện, không có tương tác với người chăm sóc, không bò/ đi

đến người chăm sóc để được bế Trẻ nói những từ, ngữ không có nghĩa, hay

gầm gừ, có sự lặp lại không ngừng một từ hay một câu vô nghĩa Trẻ như điếc

mặc dù thính lực bình thường (giật mình khi có tiếng động)

- Có những hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại, ví dụ như lắc lư người

ra phía trước và phía sau, đập đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên

tục, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục…

- Ít hứng thú và ít hoạt động Trẻ em tự kỷ không phát triển đượchoạt động chơi mang tính sáng tạo, ví dụ như trò chơi đóng vai “chúng ta hãy

giả vờ là…”, theo cách mà những trẻ khác thường chơi Việc chơi của trẻ Tự kỷ

thường cứng nhắc rập khuôn: xoay bánh xe ô tô thay vì cho xe chạy, ít chơi lần

lượt với bạn hoặc với anh chị em trong nhà…

- Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh hoặc những công việc/

diễn biến thường diễn ra hàng ngày Trẻ Tự kỷ cứng nhắc trong tư duy vì vậy trẻ

gặp khó khăn để hiểu và tự điều chỉnh khi có sự thay đổi: trẻ đi theo một conđường nhất định để về nhà hoặc đến trường , chơi xếp hình chỉ theo cáchriêng của từng trẻ, chỉ ăn một thức ăn nhất định (cháo, bánh mì, ) Nếu thay đổicách khác với trẻ, lập tức trẻ phản ứng mạnh mẽ (la khóc, cào cấu…) để chốnglại sự thay đổi

- Những trẻ mắc hội chứng Tự kỷ thường bị ám ảnh với những vật

cá biệt hay những hành vi đặc biệt, tập trung vào chúng mà không quan tâmđến những việc khác xung quanh.Trẻ cũng có “những vùng phát triển khả năngđặc biệt” Một số trẻ tự kỷ tổn thương nặng ở nhiều khả năng nhưng họ cũng cóthể thể hiện được những tài năng như trong lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật, toán

và cơ khí

Các dấu hiệu của chứng tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầuđời, nhưng đôi khi chúng cũng xuất hiện sau một số tháng phát triển bìnhthường Trong hầu hết các trường hợp, không thể xác định được sự kiện nào là

sự kiện khiến trẻ đang phát triển bình thường lại dần thoái triển, rơi vào chứng

tự kỷ

Cha mẹ nên đưa trẻ tự kỷ đến các nhà chuyên môn (bác sĩ nhi, nhà tâm lýhọc, bác sĩ tâm thần ) nếu:

- 12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, bi bô

- 12 tháng tuổi, trẻ không ra hiệu, làm điệu bộ như vẫy tay, chỉ chỏ, với đồchơi…

- 16 tháng tuổi, trẻ không nói được từ nào

- 2 tuổi, trẻ không nói được câu ngắn nào đáp trả

- Ở mọi độ tuổi, có sự mất/ suy thoái các kĩ năng ngôn ngữ và xã hội

Trang 6

1.3 Phân loại tự kỷ

1.3.1 Theo thời điểm mắc tự kỷ

− Tự kỷ điển hình - hay tự kỷ bẩm sinh: triệu chứng tự kỷ xuất hiện dần

dần trong 3 năm đầu

− Tự kỷ không điển hình - hay tự kỷ mắc phải: trẻ phát triển về ngôn ngữ

và giao tiếp bình thường trong 3 năm đầu, sau đó triệu chứng tự kỷ xuất hiện

dần dần và có sự thoái triển về ngôn ngữ - giao tiếp

1.3.2 Theo chỉ số thông minh

− Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và nói được: Trẻ không có những hành

vi tiêu cực song rất thụ động, có hành vi bất thường trong bối cảnh xã hội

+ Có thể biết đọc sớm (2 - 3 tuổi)

+ Kỹ năng nhìn tốt

+ Có xu hướng bị ám ảnh, nhận thức tốt hơn về hành vi khi trưởngthành

− Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh cao và không nói được.Trẻ có sự khác

biệt giữa kỹ năng nói và kỹ năng vận động, cử động, thực hiện

+ Trẻ có thể quá nhậy cảm khi kích thích thính giác

+ Hành vi có thể bất thường ở mức độ nhẹ

+ Kỹ năng nhìn tốt (có thể nhìn đồ vật một cách chăm chú)

+ Có thể giữ yên lặng hoặc tự cô lập một cách dễ dàng, có thểbuớng bỉnh

+ Là những trẻ có thể giao tiếp luân phiên hoặc thích giao tiếp

− Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và nói được Trẻ có hành vi kémnhất trong các dạng tự kỷ (thường xuyên la hét to, có thể trở nên hung hăn khituổi lớn hơn)

+ Có sự quan tâm đặc biệt đến máy móc

+ Nhạy cảm với các âm thanh/tiếng động

+ Kỹ năng xã hội không thích hợp

+ Không có mối quan hệ với người khác

1.3.3 Theo mức độ

− Tự kỷ mức độ nhẹ: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt tương đối bìnhthường, giao tiếp với người ngoài hơi hạn chế, học được các hoạt động đơngiản, kỹ năng chơi và nói được tương đối b.nh thường

− Tự kỷ mức trung bình: Trẻ có thể giao tiếp bằng mắt, giao tiếp với ngườingoài hạn chế và nói được nhưng hạn chế

− Tự kỷ mức độ nặng: Trẻ không giao tiếp bằng mắt, không giao tiếp vớingười ngoài và không nói được

Trang 7

1.4 Nguyên nhân của Chứng tự kỷ

Các nghiên cứu hiện nay đều chưa

dám khẳng định nguyên nhân chính xác

của chứng tự kỷ Một số giả thiết cho rằng,

tự kỷ có nguyên nhân từ các yếu tố sinh

học hoặc môi trường, hoặc cả hai, bao

gồm cả các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang

thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn

dịch, gen

Qua nghiên cứu các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ và những gia đình có

con song sinh, nhiều học giả ủng hộ giả thuyết về gen Tuy nhiên, đến nay, các

nhà nghiên cứu chưa xác định được gen nào là gen nguyên nhân gây ra chứng

này

Giả thuyết về não cũng được đưa ra, ví dụ như sự phát triển không bình

thường của não ngay từ thời kì bào thai hoặc vấn đề bất thường của tuần hoàn

não, thiếu các chất sinh hóa trong não (ví dụ như lượng sereton) Tuy nhiên,

hiện nay, tất cả những giả thuyết đưa ra vẫn chỉ dừng lại ở mức độ giả thuyết

1.4.1 Nhóm giả thuyết về bất thường trong thai kỳ

- Di truyền

• Đa số các tác giả cho rằng tự kỷ là do nguyên nhân di truyền

Tuy nhiên, chưa tìm ra được gen hay tổ hợp gen nào gây ra bệnh này Có

thể đây là một gen tổ hợp, một biến dị gen hoặc tương tác gen nào đó, vì

đại đa số các trường hợp trẻ tự kỷ có bố mẹ hoàn toàn bình thường Một

số hội chứng về di truyển có liên quan tới bệnh tự kỷ như hội chứng đứt

bị bất hoạt trong khi 235 gen có liên quan đến miễn dịch và phản ứng kíchthích lại hoạt động thì lại được phát huy

- Bất thường về phía mẹ (các bệnh lý mẹ mắc phải trước, trong thời kỳ mang thai)

• Mắc Virus Rubella: việc mắc rubella trong thai kỳ có tỷ lệ lớnphát sinh quái thai Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa kháng thể của mẹ(IgG) và Protein não của thai nhi có thể làm cho não thai nhi kém pháttriển, gây ra bệnh tự kỷ Ngoài ra, mắc virus rubella trong thai kỳ còn tăngnguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần khác ở trẻ, đặc biệt là chứng tâm thầnphân liệt

• Bệnh lý tuyến giáp: sự thiếu hụt tyroxin của người mẹ trongtuần 8 – 12 của kỳ thai nghén được công nhận là sản sinh ra những thayđổi trong não thai nhi dẫn tới tự kỷ Sự thiếu hụt tyroxin có thể là nguyênnhân gây bởi thiếu I ốt trong bữa ăn hoặc người mẹ đã phẫu thuật tuyếngiáp

• Bệnh đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường của bà mẹ trongsuốt thời kỳ thai nghén là nguy cơ quan trọng của tự kỷ; phương phápphân tích tổng hợp 2009 thấy rằng đái tháo đường tăng gấp đôi nguy cơ

bị tự kỷ

• Thuốc sử dụng trong thai kỳ: việc điều trị các bệnh của người

mẹ trước và trong thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng: thuốc an thần kinh, AcidValproic, thuốc điều trị dạ dày, viêm khớp

- Môi trường trong thời kỳ mang thai (môi trường sống và các yếu tố dinh dưỡng trong thai kỳ)

• Stress trong thời kỳ mang thai bao gồm những mâu thuẫntrong gia đình, việc biến động về tài chính và tình cảm trong quá trìnhmang thai, tiếng ồn, nhiệt độ … có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triểncủa não bộ thai nhi, là tiền đề phát sinh tự kỷ

Trang 8

• Nông thôn: khu vực tiếp xúc với thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏvới nồng độ cao và liên tục có tỷ lệ cao gây ra những bất thường về gen,

dễ phát sinh những đột biến gen

• Acid folic: Các nhà khoa học đã khẳng định acid folic rất cầnthiết cho sự cấu tạo hệ thống thần kinh (bao gồm não bộ) của trẻ Tuy

nhiên, lại có giải thuyết rằng việc có mặt của acid folic là nguyên nhân gây

ra bệnh tự kỷ do sự chuyển đổi thông tin di truyền trong tế bào suốt chu

kỳ( giá thuyết này chưa được kiểm chứng và ít được các tác giả chấp

tác hại lên bào thai người

1.4.2 Nhóm giả thuyết về bất thường của não

- Bất thường cấu trúc não

Dựa trên các công cụ chẩn đoán hình ảnh(X-quang sọ, siêu âm qua thóp,

chụp MRI, CT scanner), các tác giả đã đưa ra một số nhận xét về bệnh tự kỷ

như sau:

• Kích thước não bộ trong thời kỳ thai nghén và lúc mới đẻ:

nghiên cứu trên các trẻ sơ sinh non tháng và có trọng lượng mới sinh

thấp, những trẻ có khối lượng/kích thước não bộ bất thường dẫn tới nguy

cơ cao gấp 3 lần so với trẻ nhẹ cân non tháng có khối lượng/kích thước

- Bất thường chức năng của não

• Nhiều tác giả nhận thấy việc tăng cao nồng độ các chất dẫntruyền thần kinh, cụ thể là serotonin-một hóa chất có tác dụng chuyển tảicác thông điệp của não

• Các công bố mới nhất về bệnh tự kỷ chỉ ra việc thiếu nănglượng của các tế bào não, đây là hệ quả của việc rối loạn chức năng tylạp thể - đơn vị cung cấp năng lượng(ATP) cho não bộ Hiện tại, nhữngnghiên cứu dựa trên giả thuyết này áp dụng trên điều trị trên động vậtthực nghiệm đã cho những kết quả tốt Chất trung gian APT này có thểchữa triệu chứng tự kỷ ở các con vật thí nghiệm, thậm chí ngay cả khiviệc điều trị được bắt đầu sau khi triệu chứng bệnh đã bùng phát mạnh

mẽ Loại thuốc này phục hồi lại 17 loại triệu chứng bất thường, bao gồmviệc bình thường hóa cấu trúc khớp thần kinh não, tín hiệu giữa các tếbào, hành vi xã hội, phối hợp hệ thần kinh vận động và bình thường hóaquá trình trao đổi chất của ty lạp thể Tuy nhiên, hiện tại thuốc này chưađược áp dụng trên người

1.5.2 Liệu pháp giao tiếp

Liệu pháp về giao tiếp sẽ giúp trẻ có những sáng tạo trong việc sử dụngngôn ngữ, hạn chế giao tiếp bằng những hình thức phi ngôn ngữ khác Khuyếnkhích và động viên trẻ giao tiếp sẽ giúp trẻ tương tác được với xã hội, vượt quanhững rào cản về tình cảm, tâm lý trong giao tiếp Những câu chuyện về xã hội

sẽ giúp trẻ hiểu được những sự việc đang diễn ra ngoài xã hội, phát triển cảm

Trang 9

nhận, cảm giác và bộc lộ ý kiến của mình Điều này cho thấy các bậc cha mẹ

khi có trẻ bị tự kỷ nên dành nhiều thời gian và kiên nhẫn nói chuyện với con Khi

cha mẹ gần gũi, trò chuyện, trẻ sẽ quên và mất dần suy nghĩ ngại ngùng sợ sệt

trong giao tiếp

1.5.3 Liệu pháp hành vi

Liệu pháp hành vi giúp giảm các hành động bắt chước, những hành vi

không phù hợp hoặc gây gổ ở trẻ Liệu pháp này được áp dụng dựa trên niềm

tin rằng sẽ phá vỡ một vài thói quen nào đó bằng cách xây dựng những thói

quen mới Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xử lí một vài hành vi điển hình nào đó,

thường xuyên động viên và khen thưởng mỗi khi chúng có những biểu hiện tốt

Điều trị ở những trẻ được chẩn đoán là mắc Tự kỷ là một giai đoạn khó

khăn, nó mang đến sự bất an, lo lắng ở cả phụ huynh và trẻ em Mặc dù không

thể chữa khỏi, nhưng phát hiện sớm bệnh và có những can thiệp hữu dụng có

thể giúp trẻ tự kỷ phát triển chức năng tốt hơn và cải thiện được cuộc sống của

Can thiệp sớm (CTS) trong 5 năm đầu có thể làm tăng chất lượng cuộc

sống cho trẻ và gia đình trẻ Đây chính là sự chuẩn bị quan trọng cho việc học

và tiếp tục học lên lớp mẫu giáo sau này của trẻ, đồng thời CTS cũng chuẩn bị

tiền đề để trẻ có thể học hội nhập tại các trường phổ thông

2.2 Mục tiêu can thiệp sớm

Nhằm phát triển tối đa tiềm năng học ở trẻ, phát triển sự khoẻ mạnh trong

cuộc sống hàng ngày của trẻ; giúp trẻ sống độc lập và có một cuộc sống càng

bình thường càng tốt và để trẻ có thể trở thành một thành viên của cộng đồng

Mục đích can thiệp không chỉ dừng ở bản thân trẻ mà cả cuộc sống củatrẻ trong hoàn cảnh gia đình

2.3 Quá trình Can thiệp sớm

Quá trình CTS gồm có 5 giai đoạn Quá trình này thực sự bắt đầu khi cha

mẹ trẻ hay gia đình trẻ đến tìm sự giúp đỡ của các trung tâm và các nhà chuyênmôn bắt đầu giúp đỡ họ

- Giai đoạn 1: Thắc mắc

- Giai đoạn 2: Đánh giáViệc đánh giá được tiến hành trong những hoàn cảnh tự nhiên có trẻ thamgia

- Giai đoạn 3: Lập kế hoạch

- Giai đoạn 4: Can thiệp

- Giai đoạn 5: Đánh giá lại

III Thực trạng các trung tâm và trường học có trẻ tự kỷ ở

TP Huế3.1 Bệnh viện phục hồi chức năng (PHCN) Thừa Thiên Huế

Cơ sở 1: 93 Đặng Huy Trứ, phường Phước Vĩnh, TP Huế

- Cơ sở 2: 30 Tô Hiến Thành, phường Phú Cát, TP Huế

Bệnh viện PHCN là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng khámbệnh, chữa bệnh, PHCN và tổ chức an dưỡng cho người bệnh và đối tượngkhác có nhu cầu, như

1 Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ

2 Phục hồi chức năng tổn thương tuỷ sống

3 Chăm sóc mỏm cụt

Trang 10

4 Phục hồi chức năng trong bệnh viêm khớp dạng thấp

5 Phòng ngừa thương tật thứ phát

6 Dụng cụ phục hồi chức năng tự làm tại cộng đồng

7 Phục hồi chức năng trẻ trật khớp háng bẩm sinh

8 Phục hồi chức năng cho trẻ cong vẹo cột sống

9 Phục hồi chức năng bàn chân khoèo bẩm sinh

10 Phục hồi chức năng cho trẻ bại não

11 Phục hồi chức năng khó khăn về nhìn

12 Phục hồi chức năng nói ngọng, nói lắp và thất ngôn

13 Giao tiếp với trẻ giảm thính lực (khiếm thính)

14 Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ

15 Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

16 Phục hồi chức năng người có bệnh tâm thần

17 Động kinh ở trẻ em

18 Phục hồi chức năng sau bỏng

19 Phục hồi chức năng bệnh phổi mạn tính

20 Thể thao, văn hoá và giải trí cho người khuyết tật

Nhận xét chung: Với hình thức hoạt động đa lĩnh vực như vậy, Cơ sở vật

chất và quy trình khám và điều trị cho trẻ tự Kỷ chưa được chuyên sâu, thiếu

nhiều không gian cho các chức năng khám và điều trị, trẻ tự kỷ được khám –

điều trị vào 1 số giờ nhất định trong tuần

3.2 Trường Tiểu Học Thuận Thành

Bên cạnh việc dạy trẻ bình thường, trường tiểu học Thuận Thành, TP

Huế, còn có ba lớp chuyên biệt với số lượng 44 trẻ khuyết tật bao gồm trẻ câm

điếc, thiểu năng trí tuệ và có đến 17 trẻ tự kỷ

Theo các cô giáo, kỹ năng sinh hoạt, kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp củanhững trẻ tự kỷ rất hạn chế, bởi vậy dạy các em không chỉ cần sự kiên nhẫn màcòn cần có lòng yêu thương

Được thành lập năm 2000 thông qua sự giúp đỡ của Hiệp hội Eurasia,đến nay những lớp học chuyên biệt tại trường tiểu học Thuận Thành đã chămsóc, giảng dạy cho hơn 200 trẻ khuyết tật Sau khi hoàn thành chương trình tiểuhọc cơ bản, phần lớn trẻ được giới thiệu việc làm tại các trung tâm hỗ trợ ngườikhuyết tật Đặc biệt đã có 10 trẻ tự kỷ phát triển tốt về nhận thức được chuyểnsang học hòa nhập

Chỉ với năm giáo viên nhưng trung bình mỗi năm các cô giáo Trường tiểuhọc Thuận Thành tiếp nhận từ 40-50 trẻ khuyết tật và hơn 13 em trong số đó làtrẻ tự kỷ Vừa dạy những kiến thức cơ bản theo chương trình, vừa dạy các kỹnăng sống cần thiết mỗi trẻ cần có một phương pháp phù hợp riêng có thể nóicông việc của các cô giáo khá vất vả trong khi lại chưa được đào tạo bài bảnkiến thức chuyên môn, tất cả chỉ dựa trên kinh nghiệm và tình yêu thương vớitrẻ

Nhận xét chung: Trẻ Tự kỷ học chung với trẻ khuyết tật, thiểu năng trí tuệ

rất khó được chăm sóc và hướng dẫn cho phù hợp Trẻ Tự kỷ chủ yếu đượcdạy văn hóa mà bỏ qua các hỗ trợ về trị liệu nhằm cải thiện triệu chứng Tự kỷ

Trang 11

3.3 Trung tâm bảo trợ trẻ em Tịnh Trúc Gia – Phường Thủy Xuân Thành

phố Huế

Tịnh Trúc Gia (TTG) - được chính thức thành lập vào năm 2009, là nơi

sống và làm việc của các thanh thiếu niên khuyết tật

Cộng đồng TTG được thành lập dựa trên giá trị nhân văn cao cả nhằm cung

cấp một môi trường lành mạnh cho từng thành viên cùng chung sống và làm

việc, giúp mỗi một thành viên phát triển một cách toàn diện về thể chất và tinh

thần

TTG với mục tiêu xây dựng trung tâm đào tạo nghề về xã hội trị liệu vàvườn sinh học năng động nhằm đóng góp vai trò quan trọng giúp người khuyếttật hòa nhập vào xã hội

Trung tâm Tịnh Trúc Gia, với sự hỗ trợ của Hội EURASIA (Giáo dụcchuyên biệt tại Việt Nam) do Giáo sư Hà Vĩnh Thọ làm Chủ tịch được thành lậpvới mục đích tạo một nơi sống, học tập và làm việc dành cho các thanh thiếuniên khuyết tật Đồng thời hướng đến xây dựng một môi trường sống lànhmạnh, nâng cao phẩm chất đóng góp xây dựng, tạo điều kiện phát triển dễ dàngcho mỗi cá nhân Trung tâm cũng là nơi bồi dưỡng nghiệp vụ về giáo dụcchuyên biệt cũng như định hướng việc phát triển vườn rau sinh học, góp phầnthúc đẩy một cuộc sống có trách nhiệm, tôn trọng môi trường, văn hóa, xã hội

và thiên nhiên

Nhận xét chung: Đây là môi trường lý tưởng cho các trẻ Tự kỷ sau khi đã

trải qua chương trình tiểu học, khi đó hành vi của trẻ được kiểm soát và địnhhướng, trẻ Tự kỷ có thể lựa chọn cho mình nghề phù hợp với bản thân,

4 Các cơ sở để xây dựng nhiệm vụ thiết kế 4.1 Các phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ được áp dụng trên thế giới 4.1.1 Vận động trị liệu

Vận động trị liệu là thực hiện các vận động, các tư thế hoặc các hoạt độngthể lực của cơ thể một cách có hệ thống và kế hoạch nhằm mục đích phòngbệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng

Mục đích

- Giảm thiểu hoặc phòng ngừa khiếm khuyết

- Cải thiện, phục hồi hoặc tăng cường chức năng thể chất

- Phòng ngừa hoặc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến sứckhỏe

- Tăng cường sức khỏe, tăng khả năng thích ứng của cơ thể và sự thoảimái về tinh thần

Mỗi người bệnh có một chương trình tập luyện riêng, phù hợp với nhu cầucủa người đó và được lập bởi kỹ thuật viên vật lý trị liệu

Trang 12

4.1.2 Nghệ thuật trị liệu

- Âm nhạc trị liệu

— Âm nhạc trị liệu là việc sử dụng âm nhạc (nhịp điệu, giai điệu, hòa âm,

tiết tấu )trong mối quan hệ trị liệu để duy trì, phục hồi hoặc cải thiện cảm xúc,

nhận thức,cơ thể và sức khỏe tinh thần

— Âm nhạc trị liệu có 2 hình thức:

- LPAN tích cực chủ động (hát, di chuyển theo điệu nhạc, viết bài hát

và chơi các nhạc cụ);

- LPAN tiếp thụ (nghe, cảm nhận và tưởng tượng) Trong LPAN tiếp

thụ, mô hình nổi tiếng nhất thế giới là phương pháp củaHelen L Bonny: Âm

nhạc và tưởng tượng có hướng dẫn (Guided Imagery and Music -GIM)

- Mỹ Thuật trị liệu

Mỹ thuật trị liệu là sử dụng mỹ thuật (vẽ tranh, nặn tượng, mỹ nghệ…) qua

đó giúp trẻ tự kỷ thể hiện ra được những suy nghĩ của mình như tranh vẽ để

các em có thể tìm thấy bản thân cũng như người lớn sẽ hiểu được các em đang

gặp vấn đề gì, đang cần gì để can thiệp một cách nhanh chóng

Đây là hoạt động mang tính sáng tạo, dễ thực hiện, không quá coi trọng

tính đúng sai của sản phẩm, phát huy khả năng tự do tưởng tượng của trẻ

Thông qua vẽ và nặn, trẻ có thể nâng cao khả năng vận động tinh, khả năng

phối hợp tay và mắt, giúp trẻ từng bước làm chủ các vận đông kỷ xảo trong học

viết và các thao tác tinh tế khác Ngoài ra hoạt động này giúp trẻ rèn luyện khả

năng tập trung chú y, làm chủ các hành vi một cách có ý thức

5 Khuynh hướng hòa nhập cho trẻ em bình thường và trẻ

em khuyết tật (trẻ em tự kỷ) :

5.1 Khái niệm:

“Khuynh hướng hòa nhập” có nghĩa là giúp đỡ người khuyết tật sống, học

tập và làm việc trong những điều kiện đặc thù, nơi họ có được cơ hội tốt nhất để

trở nên độc lập tới mức mà họ có thể Khuynh hướng hòa nhập được định

nghĩa như việc hòa nhập trẻ khuyết tật và bình thường trong cùng một môi

trường học Điều này mang lại cho trẻ khuyết tật cơ hội gia nhập “xu hướng

nghiệm ở tuổi mầm non từ những bạn bè bình thường đồng trang lứa, đồng thờicũng đem đến cho trẻ bình thường cơ hội học tập và phát triển thông qua việchọc hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và yếu của những bạn bè khuyết tật

Các kết quả nghiên cứu đã rất nhiều lần chỉ ra rằng những năm đầu tiên củacuộc đời là rất quan trọng trong việc học và phát triển Trong thời gian này sựphát triển về cac mặt nhận thức, giao tiếp, xã hội và tình cảm của trẻ có thể bịảnh hưởng nhiều nhất Nếu những nhu cầu đặc biệt được phát hiện và đáp ứngtrong thời gian này, trẻ khuyết tật sẽ có cơ hội tốt hơn để trở thành những ngườitrưởng thành tháo vát và độc lập Những trẻ khuyết tật có được cơ hội cùngchơi với những trẻ khác trong lớp học hỏi được nhiều hơn về chính bản thânchúng cũng như thái độ về việc nhân nhượng lẫn nhau diễn ra mỗi ngày Đó làmột trong những bước đầu tiên để phát triển tinh thần độc lập Bằng cách thamgia những lớp học hòa nhập ở trường bình thường cùng với đội ngũ giáo viênhiểu cách ứng dụng những kỹ thuật và hoạt động giáo dục, trẻ với những nhucầu đặc biệt (trẻ khuyết tật) sẽ có một “bắt đầu thuận lợi” thực sự trong việchiện thực hóa tiềm năng dồi dào của mình

Do đó, ta có thể hiểu là “hòa nhập” không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ khuyếttật mà còn cho trẻ bình thường Sự hòa nhập mở ra cơ hội học tập cho cả haiđối tượng trẻ: trẻ bình thường và trẻ khuyết tật

Tuy nhiên, hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa trẻ khuyết tật vào trong mộtchương trình giáo dục chung với trẻ bình thường Phải thiết lập những bước rõràng để đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia một cách đầy đủ và tích cựcnhững hoạt động trong lớp học Việc thiết lập những bước rõ ràng là vai trò củacác giáo viên

5.2 Lợi ích : 5.2.1 Giáo dục hòa nhập giúp đỡ trẻ em tự kỷ

Việc tham gia lớp hòa nhập như một thành viên đuợc tiếp đón ân cầndạy cho trẻ có những nhu cầu đặc biệt (trẻ tự kỷ) tính tự lực và giúp chúng nắmđược những kỹ năng mới Đối với một số trẻ, đó có thể là lần đầu tiên trong đờichúng được mong đợi và khuyến khích làm những điều chúng có thể làm chobản thân Làm việc và vui chơi với những trẻ khác khuyến khích trẻ tự kỷ cùng

Ngày đăng: 14/10/2021, 10:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w