1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TIỂU LUẬN MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO. ThS LÊ NGUYỄN TRÀ GIANG

76 160 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Để làm được điều này các nhà đầu tư phải bỏ vốn, tìm hiểu và đưa ra giải pháp, chiến lược, chính sách đúng đắn và nắm bắt được dòng tiền đang lưu chuyển, đặc biệt là hoạt động phân tích

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

******

TIỂU LUẬN MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

TRAPHACO

Giảng viên: ThS LÊ NGUYỄN TRÀ GIANG Người thực hiện: BÙI LIÊN NGỌC TRÚC

NGUYỄN THỊ HOÀN CHÂU

TÔ THỊ QUỲNH NHƯ

LÊ THỊ NGỌC THẢO Lớp: DHTD14A

Khóa: 14

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tiểu luận được thực hiện và hoàn thành tại trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên Ths Lê Nguyễn Trà Giang đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ chúng

em Nhờ những sự chỉ bảo hướng dẫn quý giá đó mà trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài được giao một cách tốt nhất

Đồng thời nhóm em xin chân thành cảm ơn đến Công ty Cổ phần Traphaco và các bạn trong lớp DHTN14A đã giúp đỡ nhiệt tình cho nhóm chúng em trong công tác thu thập số liệu cần thiết để hoàn thành bài tiểu luận

Cuối cùng, nhóm chúng em rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét và phê bình của quý giảng viên Ths Lê Nguyễn Trà Giang để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hơn Một lần nữa nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn ạ

Nhóm thực hiện Nhóm 18

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

….………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………

DANH MỤC BẢNG BIỂU………

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ………

PHẦN MỞ ĐẦU………

1 Lý do chọn đề tài………

2 Mục tiêu nghiên cứu………

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………

4 Cấu trúc dự kiến của bài tiểu luận………

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP………

1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp………

1.2 Quy trình phân tích tài chính………

1.2.1 Thu thập thông tin………

1.2.2 Xử lý thông tin………

1.2.3 Dự đoán, ra quyết định………

1.3 Các phương pháp phân tích tài chính………

1.3.1 Phương pháp so sánh………

1.3.1.1 Phân tích theo chiều dọc………

1.3.1.2 Phân tích theo chiều ngang………

1.3.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ………

1.3.3 Phương pháp phân tích xu hướng………

1.3.4 Phương pháp phân tích nhân tố………

1.3.5 Phương pháp Dupont………

1.3.6 Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính………

1.3.6.1 Chỉ số khả năng thanh toán………

1.3.6.2 Chỉ số hiệu quả hoạt động………

1.3.6.3 Chỉ số cơ cấu vốn tài chính………

Trang 5

1.3.6.4 Chỉ số khả năng sinh lời………

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO………

2.1 Giới thiệu và phân tích ngành………

2.2 Tổng quan về Công ty Cổ phần Traphaco………

2.2.1 Giới thiệu chung………

2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển………

2.2.3 Sơ đồ hệ thống tổ chức………

2.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận………

2.3 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Traphaco trong giai đoạn 2015 - 2019………

2.3.1 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận………

2.3.1.1 Phân tích theo chiều ngang Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.3.1.2 Phân tích theo chiều dọc Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.3.2 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn………

2.3.2.1 Phân tích theo chiều ngang Bảng cân đối kế toán………

2.3.2.2 Phân tích theo chiều dọc Bảng cân đối kế toán………

2.3.2.3 Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn………

2.4 Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ phần Traphaco trong giai đoạn 2015 - 2019………

2.4.1 Chỉ số khả năng thanh toán………

2.4.2 Chỉ số hiệu quả hoạt động………

2.4.3 Chỉ số cơ cấu vốn tài chính………

2.4.4 Chỉ số khả năng sinh lời………

2.5 Phân tích Dupont……… 2.5.1 Xét tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Trang 6

2.5.2 Xét tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)………

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ MẶT TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

3.1 Ưu điểm và hạn chế về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Traphaco… 3.1.1 Ưu điểm………

3.1.2 Nhược điểm………

3.2 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả về mặt tài chính của Công ty Cổ phần Traphaco 3.2.1 Một số biện pháp………

3.2.2 Kiến nghị và đề xuất………

KẾT LUẬN………

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………

DANH MỤC PHỤ LỤC………

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức của Công ty Cổ phần Traphaco

Biểu đồ 2.2: Mức tăng trưởng tài sản của Công ty Cổ phần Traphaco

Bảng 2.3: Quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và tài sản thiết yếu của

Công ty Cổ phần Traphaco

Bảng 2.4: Quan hệ giữa vốn thường xuyên và tài sản đang có của

Công ty Cổ phần Traphaco

Bảng 2.5: Quan hệ giữa TSNH - NNH và TSDH - NDH

của Công ty Cổ phần Traphaco

Biểu đồ 2.6: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam ngày nay có nhiều chuyển biến sâu sắc qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trở thành một nước đang phát triển trong nền kinh tế thị trường mở cửa công thương với nhiều nước trên thế giới Khi Việt Nam hội nhập kinh

tế thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn Điều này làm cho các nhà đầu tư phải cực kỳ cân nhắc khi quyết định đầu tư vào một công ty nào đó và mong muốn sẽ đạt được lợi nhuận cao nhất với doanh thu tốt nhất Để làm được điều này các nhà đầu tư phải bỏ vốn, tìm hiểu và đưa ra giải pháp, chiến lược, chính sách đúng đắn

và nắm bắt được dòng tiền đang lưu chuyển, đặc biệt là hoạt động phân tích tài chính đòi hỏi phải được quan tâm đúng mức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đưa doanh nghiệp đến thành công

Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc áp dụng công cụ và kĩ thuật phân tích nhằm cung cấp chính xác và đầy đủ cho nhà quản trị doanh nghiệp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp Đặc biệt các nhà quản trị doanh nghiệp luôn quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp Báo cáo tài chính là hệ thống các bảng biểu phản ánh các thông tin về tình hình tài tính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp Báo cáo tài chính cũng phản ánh tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của doanh nghiệp Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đọc và hiểu được báo cáo tài chính của một doanh nghiệp và những số liệu mà báo cáo tài chính thể hiện cũng không giải thích được những rủi ro, triển vọng, xu hướng phát triển và thực trạng tài chính của doanh nghiệp Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giải thích cho những thiếu xót này

Phân tích tình hình tài chính sẽ giúp doanh nghiệp nắm được tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tài sản – nguồn vốn trong kỳ của doanh nghiệp và biết được điểm mạnh, điểm yếu về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát triển và khắc phục những nhược điểm Từ đó doanh nghiệp xác định được các cơ hội và đưa ra những quyết định tối ưu để phát triển

Trang 11

những tiềm năng của doanh nghiệp Hiểu rõ tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính nên nhóm 18 đã chọn đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung: Tìm hiểu khái quát về tình hình tài chính của công ty cổ phần Traphaco

2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận

- Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn

- Phân tích các chỉ số tài chính

- Phân tích Dupont

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Traphaco 3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu vấn đề lí luận cơ bản về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp

- Nghiên cứu về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Traphaco trong giai đoạn

2015 – 2019 dựa vào báo cáo tài chính của công ty

4 Cấu trúc dự kiến của bài tiểu luận

Bài tiểu luận gồm có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp

- Chương 2: Phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp

- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả về mặt tài chính tại doanh nghiệp

Trang 12

NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN TÍCH TÀI

CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ

để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra được các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp

1.2 Quy trình phân tích tài chính

1.2.1

- Thông tin nội bộ

- Thông tin bên ngoài

- Thông tin kế toán, quản lí

Trang 13

- Quyết định tài trợ ngắn, dài hạn

1.3 Các phương pháp phân tích tài chính

1.3.1 Phương pháp so sánh:

Nhằm nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu phân tích theo tuyệt đối lẫn tương đối Sử dụng phương pháp so sánh chủ yếu để phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang

1.3.1.1 Phân tích theo chiều dọc:

So sánh tình trạng tài chính, kết quả hoạt động của một công ty với một mức cơ sở (100%) Qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu tổng thể

 Các chỉ số chính mà chúng ta cần xem xét là:

 Giá vốn hàng bán dưới dạng phần trăm doanh thu

 Lợi nhuận gộp dưới dạng phần trăm doanh thu

 Khấu hao dưới dạng phần trăm doanh thu

 Bán hàng & Quản lý doanh nghiệp dưới dạng phần trăm doanh thu

 Lãi suất dưới dạng phần trăm doanh thu

 Thu nhập trước thuế (EBT) dưới dạng phần trăm doanh thu

 Thuế dưới dạng phần trăm doanh thu

 Thu nhập ròng dưới dạng phần trăm doanh thu

1.3.1.2 Phân tích theo chiều ngang:

Thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính để so sánh các dữ liệu lịch

sử, ví dụ như tỉ lệ hoặc chỉ tiêu tài chính của một vài kì kế toán Phân tích theo chiều ngang có thể sử dụng dưới dạng so sánh tuyệt đối hoặc so sánh tương đối (theo tỉ lệ %) Phân tích theo chiều ngang thường sẽ cho chúng ta thấy những thay đổi qua từng thời

kì bằng giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối

 Kỹ thuật so sánh:

Trang 14

- So sánh tuyệt đối: Là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau, so sánh mức độ thực tế đã đạt được

so với chỉ tiêu gốc Thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng của các chỉ tiêu

1.3.3 Phương pháp phân tích xu hướng:

Là một công cụ quan trọng của phân tích ngang Theo loại phân tích này, tỷ lệ của các khoản mục khác nhau trên các báo cáo tài chính cho các giai đoạn khác nhau sẽ được tính toán và so sánh một cách phù hợp Phân tích xu hướng là một công cụ hữu ích để biết tình hình tài chính của một doanh nghiệp đang được cải thiện qua quá trình thời gian hay nó đang xấu đi

1.3.4 Phương pháp phân tích nhân tố:

Phân tích nhân tố là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu, xem xét các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng thông qua việc xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phân tích thực chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

Trang 15

Thay thế liên hoàn: Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp thay thế lần lượt từng nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu nghiên cứu Các nhân tố chưa được thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu nhân tố cần phân tích Sau đó,

so sánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu nghiên cứu trước khi thay thế nhân tố Mức chênh lệch về trị số của chỉ tiêu nghiên cứu trước và sau khi thay thế chính là ảnh hưởng của từng nhân tố tới tổng thể chỉ tiêu phân tích

 Mô hình chung của phương pháp này được khái quát như sau:

- Giả định chỉ tiêu Q cần phân tích; Q tùy thuộc vào 3 nhân tố ảnh hưởng, theo thư

tự a, b và c; các nhân tố này có quan hệ tích số chỉ tiêu Q, từ đó chỉ tiêu Q được xác định cụ thể như sau:

Q = a × b × c

- Nếu quy ước kỳ kế hoạch được ký hiệu là số 0 (số không) còn kỳ thực tế được ký hiệu bằng số 1 (số một) – Từ quy ước này, chỉ tiêu Q kỳ kế hoạch và kỳ thực tế lần lượt được xác định cụ thể như sau:

Trang 16

- Trên cơ sở đã phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, cần rút ra những kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chỉ tiêu phân tích

1.3.5 Phương pháp Dupont:

Dupont đã chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn Từ việc phân tích: Dupont đã khái quát hoá và trình bày chỉ số ROI một cách rõ ràng Nó giúp cho các nhà quản trị tài chính có một bức tranh tổng hợp để có thể đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu 1.3.6 Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính:

Phân tích chỉ số tài chính là một phần quan trọng của phân tích cơ bản Phân tích các chỉ số liên quan đến việc so sánh các con số với nhau để tạo nên các tỷ số và từ đó dựa vào các tỷ số này để đánh giá xem hoạt động của công ty đang trong tình trạng suy giảm hay tăng trưởng

Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay 1.3.6.1 Chỉ số khả năng thanh toán:

a) Chỉ số thanh toán hiện hành:

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

Chỉ số này cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản lưu động như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình Chỉ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ Chỉ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn Mặt khác, nếu chỉ số này quá cao cũng không phải

Trang 17

là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả

b) Chỉ số thanh toán nhanh:

Khả năng thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền + Các khoản phải thu + Các khoản đầu tư ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không Chỉ số này phản ánh chính xác hơn chỉ số thanh toán hiện hành Một công ty có chỉ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận Ngoài ra, nếu chỉ số này nhỏ hơn hẳn so với chỉ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho Các doanh nghiệp bán lẻ là những ví dụ điển hình của trường hợp này c) Chỉ số thanh toán tiền mặt:

Khả năng thanh toán tiền mặt = Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán tiền mặt cho biết một công ty có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất

d) Chỉ số thanh toán tổng quát ( khả năng thanh toán nợ NH và nợ DH): Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn = Tổng tài sản / Nợ ngắn hạn Các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho có thể làm cho thông tin nhà các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh không thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng của các nhà sử dụng báo cáo tài chính Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động

1.3.6.2 Chỉ số hiệu quả hoạt động:

a) Chỉ số vòng quay hàng tồn kho:

Trang 18

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân

Trong đó: Hàng tồn kho bình quân = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + Hàng tồn kho năm nay)/ 2

Ý nghĩa: Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh

và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp Có nghĩa là doanh nghiệp

sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay HTK (Kỳ luân chuyển HTK):

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = 360/ Vòng quay hàng tồn kho

Ý nghĩa: Tương tự như vòng quay hàng tồn kho có điều chỉ số này quan tâm đến số ngày

b) Chỉ số vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay khoản phải thu = Doanh số thuần/ Các khoản phải thu bình quân

Trong đó: Các khoản phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/ 2

Ý nghĩa: Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất

Trang 19

có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu (kỳ thu tiền bình quân):

Kỳ thu tiền bình quân = 360/ Vòng quay khoản phải thu

Ý nghĩa: Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng c) Chỉ số vòng quay các khoản phải trả:

Vòng quay khoản phải trả = Doanh thu thuần/ Khoản phải trả bình quân

Trong đó: Khoản phải trả bình quân = (Khoản phải trả trong báo cáo năm trước + Khoản phải trả năm nay)/ 2

Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả (kỳ trả tiền bình quân):

Kỳ trả tiền bình quân = 360/ Vòng quay các khoản phải trả

Ý nghĩa: Cho biết được kỳ trả tiền bình quân trong năm

d) Vòng quay tổng tài sản:

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân

Ý nghĩa: Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là: với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác

e) Vòng quay tài sản cố định:

Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần / Tài sản cố định bình quân

Trang 20

Ý nghĩa: Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản cố định

f) Vòng quay tài sản lưu động:

Vòng quay TSLĐ = Doanh thu thuần / TSLĐ bình quân

Ý nghĩa: Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản lưu động

1.3.6.3 Chỉ số cơ cấu vốn tài chính:

a) Tỷ số nợ trên tổng tài sản:

Tỷ số nợ trên tổng tài sản= Tổng nợ / Tổng tài sản

Ý nghĩa: Tỷ số cho biết mức độ sử dụng nợ của cty Trong một đồng tài sản, DN nợ bao nhiêu đồng (hoặc nợ chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn ) Tỷ số này không > 50% Tỷ số này thấp DN có khả năng tự chủ về tài chính và khả năng còn được vay của

DN cao Nhưng không vận dụng được đòn bẩy tài chính Tỷ số này cao DN vận dụng được đòn bẩy tài chính nhưng không tự chủ về tài chính và khả năng còn được vay thấp + Lợi ích của việc sử dụng vốn nợ vay: tạo ra đòn bẩy tài chính, tận dụng được lá chắn thuế

+ Nhược điểm của việc sử dụng nhiều nợ vay: tính tự chủ tài chính yếu, rủi ro thanh toán cao, khả năng huy động vốn giảm, chi phí sử dụng vốn tăng

c) Tỷ số nợ dài hạn:

Trang 21

Tỷ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn / Nợ dài hạn+VCSH

Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết với một đồng vốn dài hạn, DN có bao nhiêu đồng nợ dài hạn.Tỷ số này nên bé hơn bằng 50%

d) Hệ số khuếch đại VCSH:

Hệ số khuếch đại VCSH = Tổng tài sản / VCSH

Ý nghĩa: Tỷ số này cho ta thấy với 1 đồng VCSH,DN có bao nhiêu đồng tài sản.Tỷ

số này bé hơn bằng 2

1.3.6.4 Chỉ số khả năng sinh lời:

a) Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:

ROS = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần

Ý nghĩa: Tỷ số cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ số này càng cao càng tốt dẫn đến thể hiện hiệu quả trong việc bán hàng và kiểm soát, quản lý tốt các chi phí của công ty Tỷ số này phụ thuộc rất nhiều đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh Tỷ số này thường cao như ngành ăn uống, dịch vụ, du lịch,…Tỷ số này thường thấp như ngành kinh doanh vàng bạc, lương thực, thực phẩm, ngành gia công,…

b) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản:

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Bình quân tổng tài sản

Ý nghĩa: Tỷ số này cho ta biết 1 đồng đầu tư vào tài sản thì sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Tỷ số này là 1 thước đo tốt của việc tạo ra lợi nhuận vì tỷ số này đã phối hợp giữa tính hiệu quả của mức sinh lời trên doanh thu và vòng quay tài sản c) Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu:

ROE = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa: Tỷ số này cho ta biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hũu đầu tư vào công ty sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này cao chưa chắc đã tốt nên cần phân tích Dupont để đánh giá đúng bản chất của ROE

Trang 22

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

2.1 Giới thiệu và phân tích ngành

Dược là một ngành nghề liên quan đến lĩnh vực dược phẩm Tùy theo từng chức năng mà ngành Dược được phân chia ra thành nhiều lĩnh vực khác nhau như: nghiên cứu dược phẩm, sản xuất thuốc được gọi là ngành bào chế; Quản lý dược, đánh giá kiểm nghiệm chất lượng của thuốc; Phân phối, kinh doanh và cung ứng thống đến tay của người tiêu dùng Theo thống kê của Cục quản lý Dược Việt Nam thì ngành Dược sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong vòng 5 năm tới và đạt gần 8 tỷ USD vào năm 2021 Tuy nhiên tại Việt Nam ngành dược vẫn đang chịu sự phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu, chưa hoàn thiện được khung pháp lý (Thanh Thư, 2019)

Một thống kê cho thấy có khoảng gần 180 doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tham gia sản xuất thuốc, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, thuốc đông dược khoảng gần 300 cơ sở Điều đáng nói là một số doanh nghiệp nước ngoài đã bắt đầu tham gia vào sự phát triển của dược phẩm Việt Nam, điều này tạo tiền đề rất lớn cho sự phát triển ngành dược phẩm Tại thị trường Việt Nam, thuốc chủ yếu vẫn là thuốc generic chiếm 51% và biệt dược chiếm 22% ( số liệu thống kê năm 2012) Nước ta có 3 kênh phân phối thuốc chủ yếu là bệnh viện, nhà thuốc và phòng mạch tư nhân, trong đó số lượng nhà thuốc đơn lẻ chiếm phần lớn, phân phối 65%-70% lượng thuốc Có thể thấy, thị trường bản lẻ dược phẩm tại Việt Nam khá phát triển (Hoàng Hiếu Tri, 2014)

Số lượng công ty, doanh nghiệp dược phẩm ngày càng tăng về mặt số lượng Một thống kê cho thấy, Việt Nam có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong đó có

80 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược Số lượng cơ sở sản xuất thuốc đông dược lên đến 300 cơ sở Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài đã bắt đầu tham gia vào lĩnh vực dược phẩm Việt Nam Nổi bật là sự gia nhập của tập đoàn Vingroup và tập đoàn Masan Group

Trang 23

Có thể thấy, ngành Dược Việt Nam đang trên đà thay đổi và phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, tình hình sản xuất dươc phẩm vẫn còn nhiều hạn chế Thực tế, ngành chỉ đáp ứng khoảng 53% nhu cầu dược phẩm trong nước, số còn lại phải thông qua nhập khẩu

Có thể thấy, dược phẩm được đánh giá là mảnh đất màu mỡ thu hút nhiều nhà đầy

tư nước ngoài, tập đoàn quốc gia trên thế giới cũng như nhà đầu tư trong nước hoạt động ngoài ngành Thị trường ngành Dược được dự đoán sẽ có nhiều thay đổi với sự tham gia của những “ông lớn” trên thị trường bán lẻ như Nguyễn Kim, Thế giới di động,… Cùng với đó là sự gia nhập của nhiều tập đoàn dược phẩm nước ngoài như Taisho, Sanofi (Thanh Thư, 2019)

Thị trường dược phẩm Việt Nam ngày càng có sự phân hóa sâu sắc, đẩy mạnh nghiên cứu và đưa ra những loại thuốc có chất lượng, có giá thành cạnh tranh cao với thuốc ngoại Cùng với nâng cao chất lượng dược phẩm, doanh nghiệp cũng đặt ra nhiều mục tiêu mở rộng và chiếm lĩnh thị phần Kết quả khảo sát cho thất, có 67% doanh nghiệp phản hồi sẽ phát triển, mở rộng và củng cố sức mạnh thông qua hệ thống phân phối bán lẻ

2.2 Tổng quan về Công ty Cổ phần Traphaco

2.2.1 Giới thiệu chung

- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Traphaco

- Tên giao dịch quốc tế: TRAPHACO (Pharmaceutical & Medial Stock Company)

- Công ty hoạt động trong các lĩnh vực:

+ Thu mua, gieo trồng, chế biến dược liệu;

Trang 24

+ Sản xuất kinh doanh dược phẩm, hóa chất và vật tư thiết bị y tế;

+ Pha chế thuốc theo đơn;

+ Tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm;

+ Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc; + Sản xuất, buôn bán mỹ phẩm;

+ Sản xuất, buôn bán thực phẩm;

+ Tư vấn dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y, dược; + Sản xuất, buôn bán rượu, bia, nước giải khát (không bao gồm kinh doanh quán bar); 2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển:

Công ty CP Traphaco tiền thân là Tổ sản xuất thuốc thuộc Trạm Y tế Đường sắt được thành lập ngày 28/11/1972 Sau nhiều lần chuyển đổi, ngày 01/01/2000, Công ty

CP Dược và Thiết bị vật tư y tế Traphaco chính thức bắt đầu hoạt động theo hình thức công ty CP với 45% vốn Nhà nước Ngày 05/07/2001, Công ty đổi tên thành Công ty

CP Traphaco Ngày 26/11/2008, công ty chính thức niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh Trong hơn 45 năm hình thành và phát triển Traphaco luôn kiên trì theo đuổi con đường phát triển bền vững, “Con đường sức khỏe Xanh” Đồng thời, duy trì thương hiệu Traphaco là thương hiệu nổi tiếng Nhất ngành dược Việt Nam bằng chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất Doanh nghiệp liên tục được trao tặng nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý: Giải Vàng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á-Thái Bình Dương, Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu trách nhiệm xã hội, Top 10 Sản phẩm Thương hiệu Việt tiêu biểu cho Boganic,… Vùng trồng 04 dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO được duy trì và mở rộng, góp phần tích cực khẳng định vị thế số 1 của sản phẩm Hoạt huyết dưỡng não và Boganic Năm 2015, Traphaco có thêm 01 vùng thu hái và bảo tồn tự nhiên chè dây theo chuẩn GACP-WHO được Bộ Y tế công nhận (nguyên liệu sản xuất sản phẩm Ampelop) Song hành trên “Con đường sức khỏe Xanh” với các vùng trồng dược liệu là vấn đề tăng trưởng Xanh Hệ thống phân phối tiếp tục được hoàn thiện bằng việc sử dụng công nghệ cao và các giải pháp tăng cường quan hệ khách hàng Traphaco đã có gần 27.000 khách hàng trung thành, 40 đại lý trải rộng khắp 63 tỉnh thành Số lượng sản

Trang 25

phẩm được khách hàng tín nhiệm tăng lên, Traphaco đã làm chủ được thị trường OTC, trở thành nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của Sandoz thuộc Tập đoàn Novatis

từ tháng 7/2015 đến nay

2.2.3 Sơ đồ hệ thống tổ chức:

Bảng 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức của Công ty Cổ phần Traphaco

2.2.4 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:

Traphaco có hơn 800 cán bộ nhân viên Trong đó về trình độ đào tạo cán bộ thì nhân viên có bằng sau đại học khoảng 41 người, chiếm 5% tổng số lao động Số lao động có trình độ đại học chiếm khoảng 30% Trung cấp, cao đẳng chiếm 42% Sơ cấp chiếm 23%

 Phòng tổ chức cán bộ: Lập bảng báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng,…Chịu trách nhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng của công ty

 Phòng hành chính quản trị: Tham mưu cho hội đồng quản trị và tổng giám đốc trong công ty về tổ chức bộ máy và mạng lưới, quản trị nhân sự, quản trị văn phòng

Trang 26

 Phòng nghiên cứu và phát triển: Nghiên cứu phát triển tạo ra sản phẩm mới Nghiên cứu tiềm năng thị trường và định hướng phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp

 Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho hội đồng quản trị và tổng giám đốc công ty trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán - Tín dụng Quản lý chi phí của công ty, thực hiện công tác thanh tra tài chính các đơn vị trực thuộc công ty

 Phòng kinh doanh: Tham mưu cho lãnh đạo về chiến lược kinh doanh Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận khác nhằm mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ cao

 Phòng kế hoạch: Tham mưu cho hội đồng quản trị và tổng giám đốc về công tác

kế hoạch và chiến lược phát triển công ty Công tác đầu tư và quản lý dự án đầu tư Tổ chức hệ thống thông tin kinh tế trong công ty

 Phòng Marketing: Tạo hình ảnh, phát triển thương hiệu Tổ chức quản lý và chăm sóc khách hàng Tham gia tài trợ các hoạt động xã hội

 Phòng kiểm tra chất lượng: Thực hiện công tác khảo sát, đánh giá chất lượng các hoạt động trong nội bộ công ty: sản xuất, bảo quản,… Điều phối công tác đánh giá, kiểm định ở cấp độ công ty và cấp độ chương trình đào tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế và

Bộ Y Tế

 Ban quản trị rủi ro: Phân tích và đưa ra cảnh báo về mức độ an toàn của công ty trước những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngắn và dài hạn

2.3 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Traphaco trong giai đoạn 2015 - 2019

2.3.1 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận:

2.3.1.1 Phân tích theo chiều ngang Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Trang 27

 Đối với hoạt động kinh doanh:

Trong giai đoạn 2015 - 2019, doanh thu thuần giảm 263,562,369,761 đồng (-13.35%) cho thấy doanh thu thuần qua 5 năm đang có xu hướng giảm Trong đó, doanh thu thuần năm 2016 tăng không đáng kể 24,332,382,007 đồng (1.23%), năm 2017 giảm 127,892,363,263 đồng (-6.4%), năm 2018 giảm 72,092,190,635 đồng (-3.85%); năm

2019 giảm 87,910,197,870 đồng (-4.89%) Cùng với mức tăng trưởng của doanh thu thì giá vốn hàng bán cũng có xu hướng giảm, đạt mức giảm 294,745,574,273 đồng (-27.68%) vào năm 2019 so với năm 2015, một tỉ lệ giảm khá cao Trong đó, năm 2016 giảm 61,103,683,619 đồng (-5.74%), năm 2017 giảm tương đối mạnh 173,869,364,136 đồng (-17.32%), năm 2018 tăng 33,875,182,313 đồng (4.08%) và tiếp đến là năm 2019 tiếp tục giảm 93,647,708,831 đồng (-10.84%) Ta thấy rằng doanh thu năm 2019 so với

2015 giảm 13.35% mà giá vốn hàng bán giảm đến 27.68% Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của doanh thu và giá vốn hàng bán không ổn định qua 5 năm nhưng mức tăng trưởng của doanh thu luôn nhỏ hơn giá vốn hàng bán, chỉ có năm 2018 là lớn hơn nhưng cũng đã được khắc phục vào năm 2019 Từ đó cho thấy công ty đã duy trì quản lý tốt được chi phí giá vốn hàng bán qua nhiều năm Dẫn đến lợi nhuận gộp qua 5 năm tăng so với 2015 là 31,183,204,512 đồng (3.43%) Trong đó, lợi nhuận gộp năm 2016 tăng 85,436,065,626 đồng (9.396%), 2017 tăng 45,977,000,873 đồng (4.62%), 2018 có xu hướng giảm 105,967,372,948 đồng (10.18%) do quản lý chi phí giá vốn chưa hiệu quả

và 2019 tăng không nhiều chỉ 5,737,510,961 đồng (0.61%)

Các khoản chi phí hoạt động kinh doanh thì có chi phí bán hàng qua 5 năm tăng cao đến 59,738,905,015 đồng (13.896%) trong đó chỉ có năm 2018 là chi phí bán hàng giảm 18,007,443,793 đồng (3.58%), vì vậy công ty cần quản lý, cân nhắc lại chi phí bán hàng Bên cạnh đó, năm 2019 chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng với mức cao lên đến 61,451,488,629 đồng (38.05%), cụ thể tăng đến 17.57% trong năm 2017 nhưng sau đó

có xu hướng giảm đến năm 2019 chỉ tăng 0.22% Công ty cũng cần cân nhắc, tiết kiệm lại khoản chi phí này Đó cũng là hai nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2019 giảm 35,487,799,460 đồng (14.18%) so với năm

Trang 28

2015 Trong đó, tăng ổn định qua 2 năm 2016 và 2017 với mức tăng trưởng lần lượt là 12.36% và 15.09%, nhưng qua năm 2018 lại biến động mạnh giảm xuống mức 33.55%

so với năm 2017 và năm 2019 giảm tiếp 0.94% so với năm 2018

 Đối với hoạt động tài chính:

Năm 2019 so với 2015 doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 4,233,452,605 đồng (-47.001%) Trong đó, năm 2016 tăng 6,379,746,318 đồng (70.83%), năm 2017 thì lại giảm mạnh 11,768,227,864 đồng (-76.48%), còn với năm 2018 giảm 1,136,367,629 đồng (-31.40%), năm 2019 tăng mạnh 2,291,396,570 đồng (92.31%) Tương ứng với mức giảm của doanh thu trong năm 2019 thì chi phí tài chính cũng giảm 58,971,141,602 đồng (-76.81%) Trong đó, năm 2016 tăng 5,876,093,976 đồng (7.65%), năm 2017 giảm 79,761,823,101 đồng (-96.50%), năm 2018 tăng mạnh 9,463,086,868 đồng (327.37%), năm 2019 tăng 5,451,500,655 đồng (44.13%) Từ những minh chứng cụ thể trên cho thấy hoạt động tài chính của công ty không hiệu quả và dòng tiền chi ra cho chi phí hoạt động tài chính đang chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với dòng tiền thu được Vậy nên công ty cần đề ra chính sách phân bổ lại khoản chi phí tài chính phù hợp để không ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty

 Đối với các hoạt động khác:

Trong giai đoạn 2015 - 2019, thu nhập khác giảm 4,422,619,817 đồng (-63.93%) Trong đó, năm 2016 giảm 2,154,561,168 đồng (-31.14%), năm 2017 giảm 3,086,346,285 đồng (-64.79%), năm 2018 giảm 250,200,856 đồng (-14.91%), năm 2019 tăng 1,068,488,492 đồng (74.86%) Tương ứng khoản chi phí khác trong giai đoạn này cũng giảm 121,401,984 đồng (-4.695%) Trong đó năm 2016 chi phí khác tăng 229,756,684 đồng (8.89%), năm 2017 giảm 124,072,122 đồng (-4.41%), năm 2018 giảm 636,396,697 đồng (-23.64%), năm 2019 tăng 409,310,151 đồng (19.92%) Các hoạt động này chỉ hiệu quả trong năm 2015, qua năm 2016 thì xuất hiện các khoản lỗ do chi phí lớn hơn thu nhập rất nhiều nên công ty lỗ liên tục trong 3 năm tiếp theo , năm 2019 thì có lợi nhuận lại, nhưng khoản lời khá nhỏ, không đáng kể Vì thế, chỉ tiêu lợi nhuận khác năm 2019 so với năm 2015 giảm 4,301,217,833 đồng (-99.28%) và các năm từ

2016 đến 2018 đa phần lợi nhuận khác đều giảm lần lượt là 55.03%, 152.04%, 38.09%,

Trang 29

năm 2019 tăng 105% Từ các số liệu này cho thấy công ty không chú trọng nhiều vào các hoạt động khác, có xu hướng giảm đầu tư vào các hoạt động này từ năm 2015 đến 2018

và tăng nhẹ vào năm 2019 nhưng không đáng kể

Cuối cùng, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty từ năm 2019 so với 2015 có

xu hướng giảm 39,789,017,293 đồng (-15.63%) Trong đó, năm 2016 lợi nhuận trước thuế tăng 28,551,615,924 (11.21%), năm 2017 tăng đến 39,469,316,365 đồng (14.11%), năm 2018 giảm mạnh 106,438,381,370 (-32.99%), năm 2019 tiếp tục giảm 1,371,568,212 (-0.63%) cho thấy công ty kinh doanh hiệu quả từ năm 2015 đến 2017 nhưng đến năm 2018 và 2019 thì không đạt hiệu quả

2.3.1.2 Phân tích theo chiều dọc Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

 Năm 2015:

Về cơ cấu năm 2015, giá vốn hàng bán chiếm 53.86% trên doanh thu, do công ty chưa quản lý tốt giá vốn hàng bán nên lợi nhuận gộp chiếm 45.99% trên doanh thu Tiếp đến là các chi phí hoạt động kinh doanh của công ty trong đó chi phí bán hàng chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu với 21.75% trên doanh thu, cho thấy công ty đang gặp vấn đề về chi phí bán hàng, cần cân nhắc lại Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 8.17% tương đối ổn Từ đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm 12.66% trên doanh thu Tiếp theo đối với hoạt động tài chính thì doanh thu từ hoạt động này chiếm 0.46% trên doanh thu còn chi phí hoạt động tài chính chiếm 3.88% doanh thu cho thấy công ty quản lý chi phí tài chính chưa tốt Đối với hoạt động khác thì thu nhập khác chiếm 0.35% trên doanh thu, chi phí khác chiếm 0.13%, làm cho lợi nhuận khác chiếm 0.22% trên doanh thu Cuối cùng là tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công

ty chiếm 12.88% trên doanh thu Tóm lại, trong năm 2015 công ty kinh doanh có hiệu quả nhưng cần cân nhắc quản lý lại các chi phí cụ thể là chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí tài chính

 Năm 2016:

Về cơ cấu năm 2016, giá vốn hàng bán chiếm 50.04% trên doanh thu, khoản chi phí này đã giảm so với năm trước nhưng không đáng kể nên lợi nhuận gộp chiếm 49.60%

Trang 30

Vì vậy, nếu công ty tiếp tục phân bổ chi phí giá vốn hợp lý sẽ giúp tăng thêm lợi nhuận cho công ty Bên cạnh đó, chi phí bán hàng vẫn chiếm tỉ trọng cao 23.15% trên doanh thu, cần xem xét lại và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 9.08% Từ đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm 14.02% Tiếp theo đối với hoạt động tài chính thì doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm 0.77% trên doanh thu còn chi phí tài chính chiếm 4.12% cho thấy chi phí tài chính vẫn chưa được quản lý tốt Đối với hoạt động khác thì thu nhập khác chiếm 0.24% doanh thu, chi phí khác chiếm 0.14% làm cho lợi nhuận khác chỉ chiếm 0.097% Cuối cùng là tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công

ty chiếm 14.12% trên doanh thu Tóm lại, trong năm 2016 công ty kinh doanh có hiệu quả nhưng cần cân nhắc quản lý lại các chi phí cụ thể là chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí tài chính

 Năm 2017:

Về cơ cấu năm 2017, giá vốn hàng bán chiếm 44.13% trên doanh thu, công ty đã cân nhắc quản lý lại nên khoản chi phí này tiếp tục giảm so với năm trước nên lợi nhuận gộp đã chiếm tỉ trọng cao hơn với 55.35% Bên cạnh đó, chi phí bán hàng vẫn chiếm tỉ trọng cao trên doanh thu với 26.78% và chi phí quản lý doanh chiếm 11.39% Công ty cần tiếp tục xem xét lại chi phí bán hàng và cả chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đang

có xu hướng tăng qua mỗi năm Từ đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm 17.22% trên doanh thu Tiếp theo đối với hoạt động tài chính thì doanh thu hoạt động tài chính chiếm 0.19% còn chi phí tài chính chiếm 0.15% trên doanh thu, có thể thấy công ty đang cố gắng khắc phục việc phân bổ dòng tiền hợp lý ở hoạt động này Đối với hoạt động khác thì thu nhập khác chiếm 0.09% trên doanh thu, chi phí khác chiếm 0.14% làm cho chỉ tiêu lợi nhuận khác chiếm -0.05% nghĩa là công ty đang lỗ 0.05% trên doanh thu cho các hoạt động này Công ty cũng nên quản lý lại chi phí này để không ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Cuối cùng là tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty chiếm 17.16% trên doanh thu Tóm lại, trong năm 2017 công ty kinh doanh có hiệu quả nhưng cần cân nhắc quản lý lại các chi phí cụ thể là chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác

Trang 31

 Năm 2018:

Về cơ cấu năm 2018, giá vốn hàng bán chiếm 47.76% trên doanh thu, công ty nên thường xuyên xem xét, phân tích kỹ lưỡng để khoản chi phí này luôn chiếm tỉ trọng ổn đinh, hợp lý Từ đó, lợi nhuận gộp chiếm 51.69% Bên cạnh đó, chi phí bán hàng vẫn chiếm tỉ trọng cao với 26.85% trên doanh thu và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 12.30%, tiếp tục tăng so với năm trước Từ đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm 11.991% doanh thu Tiếp theo đối với hoạt động tài chính thì doanh thu hoạt động tài chính chiếm 0.137% doanh thu còn chi phí tài chính thì chiếm 0.683% Đối với hoạt động khác thì thu nhập khác chiếm 0.079% trên doanh thu, chi phí khác chiếm 0.114% làm cho chỉ tiêu lợi nhuân khác chiếm -0.035% nghĩa là công ty đang

lỗ 0.035% trên doanh thu cho các hoạt động này Cuối cùng là tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty chiếm 11.96% trên doanh thu Tóm lại, trong năm 2018 công ty kinh doanh có hiệu quả nhưng cần cân nhắc quản lý lại các chi phí cụ thể là chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác

 Năm 2019:

Về cơ cấu năm 2019, giá vốn hàng bán chiếm 44.87% trên doanh thu nên lợi nhuận gộp của công ty chiếm 54.80%, tương đối ổn định Bên cạnh đó, chi phí bán hàng vẫn chiếm tỉ lệ cao 28.53% trên doanh thu và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 12.992% tiếp tục tăng so với năm trước Từ đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm 12.52% doanh thu Tiếp theo, đối với hoạt động tài chính thì doanh thu tài chính chiếm 0.28% trên doanh thu còn chi phí tài chính chiếm 1.04%, mặc dù hoạt động này chiếm tỷ trọng không cao nhưng công ty cũng nên cân nhắc, quản lý lại chi phí này hiệu quả Đối với hoạt động khác thì thu nhập khác chiếm 0.15%, chi phí khác chiếm 0.14% trên doanh thu, dẫn đến lợi nhuận khác chiếm tỉ lệ khá nhỏ là 0.002% Cuối cùng là tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty chiếm 12.52% trên doanh thu Tóm lại, trong năm 2019 công ty kinh doanh có hiệu quả nhưng cần cân

Trang 32

nhắc quản lý lại các chi phí cụ thể là chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính

 Kết luận về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty Traphaco từ

2015 - 2019:

Xét tổng thể Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Traphaco giai đoạn 2015 - 2019 cho thấy công ty hoạt động tương đối ổn định trong 5 năm Tuy nhiên cần tiếp tục cải thiện, cân nhắc thường xuyên tất cả các khoản chi phí để tối đa hóa doanh thu cũng như lợi nhuận trong những năm sau, nhất là chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

2.3.2 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần Traphaco: 2.3.2.1 Phân tích theo chiều ngang Bảng cân đối kế toán:

Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty năm 2019 so với năm 2015 tăng 274,988,574,956 đồng (21.21%) Chỉ tiêu này có xu hướng tăng dần qua mỗi năm cho thấy quy mô công ty đang ngày càng được mở rộng, phần quy mô mở rộng này có thể

là công ty đang mở rộng kinh doanh Tuy nhiên, năm 2019 so với năm 2018 giảm 18,350,050,121 đồng (1.15%)

Trước tiên, xét tổng tài sản của công ty, ta thấy tài sản ngắn hạn giảm 61,530,900,855 đồng (6.48%), tài sản dài hạn tăng 336,519,475,811 đồng (96.99%) Như vậy, tốc độ tăng trưởng tài sản dài hạn của công ty năm 2019 lớn hơn tốc độ tăng trưởng của tài sản ngắn hạn và tăng gần gấp đôi so với năm 2015 cho thấy công ty đang tập trung đầu tư vào tài sản dài hạn nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận, tăng trưởng một cách bền vững

Trang 33

Bảng 2.2: Mức tăng trưởng tài sản của Công ty Cổ phần Traphaco

+ Trong tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng cao nhất từ 2,000,000,000 đồng lên 14,500,000,000 đồng (625%), trong đó năm 2017 giảm so với năm 2016 là 2,000,000,000 đồng nhưng vẫn tăng lại vào năm sau đó Điều này sẽ dễ dẫn đến nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp không ứng biến được với những biến động của thị trường trong tương lai Tiếp theo, chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác và hàng tồn kho tăng lần lượt là 40,100,888,340 đồng (461.29%) và 51,763,191,228 đồng (16.56%) Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác tăng cũng tương đối cao chủ yếu do thuế và các khoản phải thu nhà nước và thuế GTGT được khấu trừ tăng mạnh, nghĩa là năm

2019 công ty đã đạt doanh thu cao hơn nhiều so với năm 2015 Chỉ tiêu này có xu hướng tăng dần qua mỗi năm, chỉ có năm 2018 là giảm không đáng kể so với năm

2017 Còn hàng tồn kho chỉ có năm 2016 là giảm nhưng vẫn tăng liên tục vào những năm sau Chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền giảm 47,631,449,415 đồng (13.8%), đây được coi là tín hiệu tốt, doanh nghiệp đang hạn chế bớt lượng tiền mặt nhàn rỗi Trong đó năm 2017 là thấp nhất, chỉ chiếm 160,903,552,066 đồng Cuối cùng

là chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh 118,263,531,008 đồng (42.05%),

Tổng tài sản 1.296.523 1.377.453 1.509.701 1.589.862 1.571.511 Tài sản ngắn hạn 949.555 841.551 745.856 859.394 888.025 Tài sản dài hạn 346.967 535.902 763.845 730.467 683.486

0 500.000

Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Trang 34

công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn ít hơn nhưng cần cân nhắc vấn đề cạnh tranh trên thị trường Trong 5 năm, so với năm trước thì chỉ tiêu này giảm vào năm

2017 và 2018

+ Trong tài sản dài hạn: Chỉ tiêu tài sản cố định tăng cao nhất tăng 384,214,698,228 đồng (163.28%) Vì công ty đang muốn mở rộng quy mô kinh doanh nên việc đầu tư vào khoản mục tài sản cố định nhiều là khá hợp lý Chỉ tiêu này tăng cao nhất vào năm 2017 với 685,451,065,181 đồng Tiếp đến là chỉ tiêu tài sản dài hạn khác tăng 16,874,376,728 đồng (52.47%), do chi phí trả trước dài hạn và tài sản thuế thu nhập hoãn lại tăng cao lần lượt là cao hơn 1099.6% và 275.3% so với năm 2015 còn lợi thế thương mại lại giảm hơn 80% nghĩa là doanh nghiệp đã sáp nhập công ty con đang gặp vấn đề về tài chính lại với nhau Chỉ tiêu này không tăng theo một xu hướng nhất định, giảm đến mức thấp nhất là vào năm 2016 và tăng đến mức cao nhất

là năm 2018 Trong khi đó tài sản dở dang dài hạn giảm 42,955,965,887 đồng (74.86%), cho thấy doanh nghiệp đang dần hoàn thiện các công trình đang thi công Và cuối cùng là chỉ tiêu các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm 4,622,476,148 đồng (90.24%) và có xu hướng giảm nhưng ổn định từ năm 2017 đến 2019

Về nguồn vốn, nợ phải trả của công ty năm 2019 so với năm 2015 tăng 123,814,812,338 đồng (7.56%), vốn chủ sở hữu tăng 151,173,762,618 đồng (15.64%) Như vậy, tốc độ tăng trưởng của nợ phải trả cao hơn tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn chủ sở hữu

+ Trong nợ phải trả: Chỉ tiêu nợ ngắn hạn tăng 14,235,283,178 đồng (4.32%)

Nợ dài hạn tăng 109,579,529,160 đồng (26,726.71%), một con số tăng trưởng khá mạnh mẽ so với năm 2015 vì năm nay doanh nghiệp đầu tư vào tài sản dài hạn nhiều

và đi dùng với đó là nguồn tài trợ từ nợ dài hạn cũng tăng theo, chủ yếu tập trung vào các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên thận trọng xem xét đến khả năng thanh toán của mình trong tương lai đối với khoản nợ dài hạn này Trong đó tăng cao nhất là vào năm 2018

Trang 35

+ Trong vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu tăng 151,670,312,806 đồng tương ứng với 15.73%, vốn góp của chủ sỡ hữu tăng 167,772,400,000 đồng tương ứng với 67.99%, cho thấy doanh nghiệp đã tăng lượng cổ phiếu phát hành ra công chúng, quỹ đầu tư phát triển tăng 64,891,874,701 đồng tương ứng với 20,78% Trong khi đó chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 71,204,606,033 đồng tương ứng với 42.79%, mặc dù đã phân tích phía trên là doanh thu năm nay có tiến triển so với năm trước, vậy vấn đề đặt ra ở đây có thể là do doanh nghiệp quản lý các khoản chi phí chưa hiệu quả, dẫn đến lợi nhuận giảm Cuối cùng, chỉ tiêu nguồn kinh phí và quỹ khác lại giảm 496,550,188 đồng tương ứng với 21.07%, trong đó chỉ tiêu nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định giảm 890,248,002 đồng tương ứng với 46.59%

Bảng 2.3: Mức tăng trưởng nguồn vốn, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Traphaco

2.3.2.2 Phân tích theo chiều dọc Bảng cân đối kế toán:

 Năm 2015:

Về mặt cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm 73.24% và tài sản dài hạn chiếm 26.76% trên tổng tài sản Như vậy, tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng nhiều hơn tài sản dài hạn Trong tài sản ngắn hạn thì chiếm tỉ trọng cao nhất trên tổng tài sản là tiền và

Mức tăng trưởng nguồn vốn, nợ phải trả, vốn chủ sở

hữu của Công ty Cổ phần Traphaco

Nguồn vốn Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Trang 36

các khoản tương đương tiền với 26.62%, một tỉ lệ khá cao, cho thấy khả năng sử dụng tiền của doanh nghiệp không hiệu quả, còn lãng phí nên điều này sẽ ảnh hưởng phần nào đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp Tiếp theo là hàng tồn kho chiếm 24.1%, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 21,69% Cuối cùng, hai chỉ tiêu chiếm tỉ trọng thấp nhất là tài sản ngắn hạn khác chiếm 0.67% và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 0.15% Còn trong tài sản dài hạn, chỉ tiêu chiếm tỉ trọng cao nhất trên tổng tài sản là tài sản cố định chiếm 18.15% Doanh nghiệp đang tập trung mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên chỉ tiêu chiếm tỉ trọng cao tiếp theo là tài sản dở dang dài hạn với 4.43% Tiếp đến là tài sản dài hạn khác chiếm 2.48%, các khoản phải thu dài hạn chiếm 1.31% Và chiếm tỉ trọng thấp nhất là các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0.4%

Về mặt cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm 25.43% và vốn chủ sở hữu chiếm 74.57% Như vậy, vốn chủ sở hữu chiếm nhiều hơn so với nợ phải trả, do đó doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán, ít gặp khó khăn trong tài chính Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm 25.4% trên tổng nguồn vốn, nợ dài hạn chiếm 0.032% nên nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn hơn hơn nợ dài hạn Điều này nghĩa là nguồn vốn tài trợ cho tài sản ngắn hạn và dài hạn chủ yếu là từ VCSH Trong nguồn VCSH, VCSH chiếm tỉ trọng 74.39% trên tổng nguồn vốn, còn nguồn kinh phí và quỹ khác chiếm 0.182% Trong VCSH thì quỹ đầu tư phát triển chiếm tỉ trọng cao nhất với 24.09% hàm ý rằng doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận nhiều hơn để đầu tư vào các dự án

mở rộng kinh doanh

 Năm 2016:

Về mặt cơ cấu tài sản, thì tài sản ngắn hạn chiếm 61.09% và tài sản dài hạn chiếm 38.91% trên tổng tài sản Như vậy, tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng nhiều hơn tài sản dài hạn Trong tài sản ngắn hạn chỉ tiêu chiếm tỉ trọng cao nhất trên tổng tài sản là hàng tồn kho với 22.17% Xếp thứ 2 là chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 21.17% Tiếp theo là tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 14.85% trên tổng tài sản, chỉ tiêu này đã giảm so với năm trước, cho thấy khả năng sử dụng tiền của doanh nghiệp đã được sử dụng hợp lý hơn, nhưng tỉ lệ này vẫn còn ở mức cao Còn lại là tài

Trang 37

sản ngắn hạn khác chiếm 2.14%, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỉ trọng thấp nhất 0.77% Trong tài sản dài hạn, chỉ tiêu chiếm tỉ trọng cao nhất trên tổng tài sản là tài sản dở dang dài hạn với 19.17%, tăng gấp 5 lần so với năm 2015, doanh nghiệp đang khẩn trương thực hiện kế hoạch mở rộng kinh doanh trong năm nay Tiếp đến là tài sản cố định chiếm 17.8% Các chỉ tiêu còn lại chiếm tỉ trọng thấp trên tổng tài sản lần lượt là tài sản dài hạn khác 1.55%, các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0.35%, các khoản phải thu dài hạn 0.04%

Về mặt cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm 26.33% và vốn chủ sở hữu chiếm 73.67% Như vậy, vốn chủ sở hữu chiếm nhiều hơn so với nợ phải trả, do đó doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán, ít gặp khó khăn trong tài chính Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm 25.75% trên tổng nguồn vốn, nợ dài hạn chiếm 0.577% nên nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn hơn hơn nợ dài hạn Điều này nghĩa là nguồn vốn tài trợ cho tài sản ngắn hạn và dài hạn chủ yếu là từ VCSH Trong nguồn VCSH, VCSH chiếm tỉ trọng 73.55% trên tổng nguồn vốn, còn nguồn kinh phí và quỹ khác chiếm 0.118% Trong VCSH thì vốn góp của chủ sở hữu chiếm tỉ trọng cao nhất với 25.08% cao hơn năm trước là do doanh nghiệp đã huy động thêm vốn thông qua phát hành cổ phiếu Quỹ đầu tư vẫn chiếm tỉ trọng cao với 22.71% Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại có xu hướng giảm, chỉ chiếm 8.39%, doanh nghiệp có thể đang gặp vấn đề

về quản lý các chi phí trong năm này

 Năm 2017:

Về mặt cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm 49.4% và tài sản dài hạn chiếm 50.6% trên tổng tài sản Như vậy, tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng ít hơn tài sản dài hạn, doanh nghiệp bắt đầu đầu tư vào tài sản dài hạn nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận, tăng trưởng một cách bền vững Trong tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu chiếm tỉ trọng cao nhất trên tổng tài sản là hàng tồn kho với 22.05% Xếp thứ 2 là chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 13.25%, giảm mạnh so với 2 năm trước, cho thấy vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng ít hơn, tuy nhiên cũng cần cân nhắc lại chính sách bán chịu của doanh nghiệp để tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường Tiếp theo là tiền và các khoản

Trang 38

tương đương tiền chiếm 10.66% trên tổng tài sản, chỉ tiêu này đang tiếp tục giảm báo hiệu một tín hiệu tốt, doanh nghiệp đã biết phân bổ số tiền nhàn rỗi vào những mục đích sinh lời khác Còn lại là tài sản ngắn hạn khác chiếm 2.88%, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỉ trọng thấp nhất 0.57% Trong tài sản dài hạn, chỉ tiêu chiếm tỉ trọng cao nhất trên tổng tài sản là tài sản cố định với 45.4%, tăng mạnh so với 2 năm trước Trong khi đó tài sản dở dang dài hạn lại giảm mạnh, chỉ chiếm 1.67% trên tổng tài sản Từ đó, ta thấy các công trình, nhà xưởng phục vụ việc sản xuất kinh doanh đã hoàn thiện gần như là toàn bộ, vì vậy việc đầu tư vào tài sản cố định thời điểm này là hoàn toàn cần thiết Các chỉ tiêu còn lại là tài sản dài hạn khác chiếm 3.49% và các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0.03%

Về mặt cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm 25.89% và vốn chủ sở hữu chiếm 74.11% Như vậy, vốn chủ sở hữu chiếm nhiều hơn so với nợ phải trả, do đó doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán, ít gặp khó khăn trong tài chính Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm 25.22% trên tổng nguồn vốn, nợ dài hạn chiếm 0.669% nên nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn hơn hơn nợ dài hạn Điều này nghĩa là nguồn vốn tài trợ cho tài sản ngắn hạn và dài hạn chủ yếu là từ VCSH Trong nguồn VCSH, VCSH chiếm tỉ trọng 73.55% trên tổng nguồn vốn, còn nguồn kinh phí và quỹ khác chiếm 0.118%

 Năm 2018:

Về mặt cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm 54.05% và tài sản dài hạn chiếm 45.95% trên tổng tài sản Như vậy, tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng nhiều hơn tài sản dài hạn Trong tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu chiếm tỉ trọng cao nhất trên tổng tài sản là hàng tồn kho với 21.23%, vẫn tương đối ổn định Xếp thứ 2 là chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng trở lại và chiếm tỉ trọng cao 19.88%, doanh nghiệp nên cân nhắc về khả năng sử dụng tiền để tránh lượng tiền nhàn rỗi đang dư thừa quá nhiều Tiếp theo là các khoản phải thu ngắn hạn tiếp tục giảm, hiện đang chiếm 9.66% trên tổng tài sản, cho thấy vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng ít hơn, tuy nhiên cũng cần cân nhắc lại chính sách bán chịu của doanh nghiệp để tăng mức độ

Ngày đăng: 12/10/2021, 01:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w