1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối thoại hoá trong tiểu thuyết anh em nhà karamazov của f dostoievski

89 848 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 285,5 KB

Nội dung

Trờng đại học vinh --------------------- thái thị thìn đối thoại hoá trong tiểu thuyết " anh em nhà karamazov" của f.dostoievski Chuyên ngành: Lý thuyết lịch sử văn học Mã số : 5.04.01 Luận văn thạc sỹ ngữ văn Hớng dẫn khoa học: Pgs.ts : bùi thúc tam Vinh, 2002 3 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. 1. Khi hình hài đồ sộ của Lep Tonstoi còn che lấp cả bầu trời văn học nớc Nga thế kỷ XIX với những kiệt tác văn chơng khó ai vợt qua đợc, thì độc giả của nớc Nga và thế giới đã bắt đầu linh cảm, bắt đầu nhận thấy sự xuất hiện của một thiên tài mà hình bóng vĩ đại của nó ghi dần vào vinh quang của thế kỷ: Dostoievski. Với cách kiến tạo thế giới nghệ thuật đặc biệt không lẫn với bất cứ một ai, Dostoievski là ngời góp phần làm nên thế kỷ bạc kỳ diệu của nớc Nga, Ngời có khả năng tuyệt vời trong miêu tả những phút giây bão tố của tâm trạng. Nhng cách ông đi vào thế giới tâm hồn của con ngời cũng hết sức đặc biệt, nó thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật lấy đối thoại để phân tích và bộc lộ chiều sâu của con ngời. Do đó, đặc điểm đối thoại xuất hiện trên mọi cấp độ trong tác phẩm của ông. 2. Anh em nhà Karamazop là tác phẩm cuối cùng của ông, đợc đánh giá là tác phẩm vĩ đại nhất trong sự nghiệp văn chơng của cây bút tài năng nhng cũng đầy bất hạnh này. Nó đợc ví nh là tiếng hát cuối cùng của con thiên nga tr- ớc giờ tắt nghỉ để nghìn sau còn ngân mãi d ba. Cuốn tiểu thuyết này thực sự thể hiện độ chín muồi về nghệ thuật cũng nh bộc lộ cả thế giới quan phức tạp của tác giả. Đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm này cũng chính là cách để chúng ta có thể hiểu hơn về một tác giả mà tài năng vốn thuộc hàng không đợc thấu hiểu và thừa nhận ngay, ngời mở đầu cho một hình thức tiểu thuyết mới: tiểu thuyết phức điệu mà văn học sau này đã kế thừa và phát triển rất hiệu quả. 3. Kể từ khi Bakhtin dùng lý thuyết đối thoại để rọi chiếu vào thế giới nghệ thuật của Dostoievski, thế giới nghệ thuật của ông mới bộc lộ đủ chính nó. Tuy nhiên, do tính chất nghiên cứu tìm hiểu những nét bản chất nhất trong sáng tác của Dostoievski để khái quát nên đặc điểm trong tiểu thuyết của Dostoievski, cho nên Bakhtin chỉ dừng lại tìm hiểu đối thoại trong tác phẩm của Dostoievski ở những phơng diện chung bao trùm nhất. Ông không chủ trơng phân tích trọn vẹn đặc điểm đa thanh trong một tác phẩm cụ thể. Triển khai lý thuyết của Bakhtin vào quá trình tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật của Dostoievski, chúng tôi sẽ khảo sát tính đối thoại và các phơng diện biểu hiện cụ thể của nó ở tác phẩm Anh em nhà Karamazov mong có một cái nhìn có chiều sâu về đặc điểm nghệ thuật độc đáo này. 4 4. Trong khi ở thế giới, ngời ta quan tâm đến Dostoievski ngày càng nhiều và sự quan tâm đến Anh em nhà Karamazov không hề thuyên giảm, thì ở Việt Nam, mức độ quan tâm còn khá chừng mực bởi có rất nhiều nguyên do. Trong đó có nguyên do là thế giới nghệ thuật của Dostoievski quá phức tạp, gây ra nhiều khó khăn trong quá trình tiếp nhận dẫn đến sự kén chọn của độc giả. Tìm hiểu tác phẩm này cũng là dịp đa Dostoievski gần lại hơn với độc giả và nhà trờng chúng ta. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề Dostoievski trong nghiên cứu văn học từ lâu đã đợc coi là một hiện tợng phức tạp. Điều đó dẫn đến một thái độ tiếp nhận hết sức thận trọng đối với các sáng tác của ông. Ngay tại quê hơng mình, không phải bao giờ Dostoievski cũng đợc đón nhận và thấu hiểu một cách nhiệt tình và đầy đủ. De Vogue' , một nhà nghiên cứu ngời Pháp, dù còn phiến diện và nghèo nàn khi mở đờng cho tác phẩm của Dostoievski trên đất Pháp, cũng đã nhận thấy đối với tác phẩm"Anh em nhà Karamazov" "theo sự thừa nhận chung, trong số những ngời Nga, rất ít ngời có gan đọc hết câu chuyện bất tận ấy". Sự phức tạp và bí ẩn của Dostoievski đã lôi cuốn thế giới, và ngời ta nhìn thấy vị trí và tài năng đặc biệt này trên văn đàn văn học, Dostoievski thực sự trở thành "tài sản của các phó giáo s ", ý nghĩa trong sáng tác của ông còn vẹn nguyên tính thời sự của một thế giới hiện đại: "Dostoievski không tiên đoán sụp đổ của tháp đôi ở New York, ông cảnh báo về nguyên nhân có thể xảy ra điều đó "(Igor Volgin). Sức sống cuả tác phẩm Dostoievski trong thế giới hiện đại vẫn còn là một nguồn năng lợng dồi dào. Vì thế sức thu hút các tác phẩm của ông đối với các nhà nghiên cứu còn tiếp tục : Trên cơ sở những tài liệu tiếng Việt hữu hạn đang có, chúng tôi xin khái quát sơ lợc về lịch sử nghiên cứu của vấn đề ở ngoài nớc cũng nh ở Việt Nam. ở nớc ngoài, công trình nghiên cứu về đặc điểm đối thoại toàn diện nhất, lỗi lạc nhất với tác phẩm của Dostoievski, đó là công trình "những vấn đề thi pháp Dostoievski " của Bakhtin, với công trình này, lần đầu tiên tác phẩm của Dostoievski đợc nhìn nhận một cách có hệ thống dới góc độ của thi pháp học ; Bakhtin đã nghiên cứu thi pháp từ "hình thức nghệ thuật " "t duy nghệ thuật", để khám phá ra "con ngời trong con ngời" trong sáng tác của Dostoievski. Hình thức nghệ thuật trong quan niệm của Bakhtin là "hình thức mang tính nội dung" cho nên nó nó đa đến những khám phá mới mẻ về hình tợng con ngời: Con ngời tự ý thức - chủ thể của đối thoại hoá. Từ đây, nó đòi hỏi một cấu trúc tơng xứng ở cốt truyện, lời văn và kiểu tác giả, đó là cấu trúc đa thanh. Công trình nghiên cứu này đợc đánh giá là công trình tài hoa nhất, tinh tuý nhất bởi " phơng pháp t duy của một nhà bác học đem ứng dụng nghiên cứu một trong những hiện tợng văn học phức tạp nhất nớc Nga"(Trần Đình Sử). Nó là đóng góp vô giá đối với ngành thi pháp học. "Dostoievski - cuộc đời và sự nghiệp" của L.Gosman là công trình tập trung nghiên cứu về cuộc đời và các chặng đờng sáng tạo của ông. Chuyên luận 5 này đã quan sát từng bớc đi trong cuộc đời và sáng tác của Dostoievski một cách chặt chẽ, nó cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về Dostoievski. Về cuốn "Anh em nhà Karamazov" , L. Gosman nhận xét: "Trong cuốn tiểu thuyết của đời mình, ông đã viết "điếu văn" cho cha ông cùng một thiên sử thi kinh thiên động địa về các lỗi lầm , thói h tật xấu và tội ác"(T55). Tác giả tìm hiểu nhiều về nội dung t tởng và cũng đã thấy đợc "Sự tổng hợp của nhiều âm điệu" trong tác phẩm này. MB. Khrapchenko trong cuốn "Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con ngời" đã tìm hiểu sáng tác của Dostoievski dới góc độ quan sát mối quan hệ giữa hiện thực và cá nhân con ngời. ở đó mối quan hệ giữa môi trờng và cá nhân, mối quan hệ giữa chính bản thân cá nhân về tâm lý, tính cách, t tởng, đợc đề cập đến và rọi chiếu dới góc độ lý luận văn học. Về con ngời trong sáng tác của Dostoievski, ông nhận thấy: "Dostoievski khẳng định rằng trong chính bản chất của con ngời có những tính chất không thuần nhất; cái thiện và cái ác, cái cao thợng và cái thấp hèn, giữa chúng diễn ra cuộc đấu tranh thờng rất mãnh liệt, dẫn tới những kết quả rất khác nhau" (T230). Khrapchenko nhận xét rõ" Tác phẩm của ông (Dostoievski ) vẫn nổi bật bởi một đặc điểm chung là tính xung đột gay gắt xuyên thấu các tác phẩm". Đặt sáng tác của Dostoievski trong mối quan hệ khăng khít với hiện thực, Khrapchenko đã phát hiện những nét khá bản chất đối với con ngời trong sáng tác của Dostoievski . Cũng là Khrapchenko, trong cuốn"Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học", phần "Dostoievski và di sản văn học của ông" Khrapchenko đã nêu lên những giá trị về nội dung trong sáng tác của Dostoievski , đó là sự phản ánh t tởng, hiện thực, cá tính của nhà văn. Cuốn sách cũng nhận thấy những đặc điểm cơ bản trong sáng tác của Dostoievski "sáng tác của Dostoievski phản ánh sự giao động giữa sự nổi loạn và thuần phục, giữa sự phản kháng và sùng bái nỗi đau khổ. Song nếu nh nói rằng cái gì đợc biểu hiện rõ nhất trong những tác phẩm của ông thì đó trớc hết là nỗi đau khổ của con ngời bị hắt hủi rồi đến sức mạnh của những khát vọng cá nhân chủ nghĩa trong con ngời (T374). Đối với "Anh em nhà Karamazov), ông chú ý nhiều đến cách thức xây dựng cốt truyện với xu hứng thu hút mọi nhánh truyện vào sự kiện trung tâm. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của Khrapchenko dù còn là những ý kiến rời rạc, nhng cũng đã thấy đợc những đặc cơ bản trong cấu tạo hình tợng nhân vật của Dostoievski những yếu tố làm nên đặc điểm đối thoại. Cuốn "Dấu ấn những nền văn minh" của Stephan Zweig ghi lại cuộc đời của Dostoievski bằng sự khẳng định ông là một trong "ba bậc thầy"của văn ch- ơng thế giới. Đi sâu vào các yếu tố trong cấu trúc nghệ thuật, Stephan Zweig đánh giá cao tác phẩm vĩ đại này và đã phân tích những trạng thái có tính chất đối thoại trong tiểu thuyết, nổi bật là hình ảnh "con ngời bất hoà với bản thân mình" và luôn "có tính hai mặt" của nó. Trong bài viết "Ngời quy tụ trái tim Nga", sau khi phản ánh những nhìn nhận "sai lầm", "què quặt" của De Vogue' trong khi tiếp nhận tác phẩm của Dostoievski , Andrei Gide đã "phác hoạ chân dung của Dostoievski trên cơ sở những tài liệu đợc khai thác từ những bức th, nhật ký của ông ", trong đó đã đề cập đến quan điểm của Dostoievski "về sự tự chủ cao nhất, sự tự do cao nhất của 6 cá tính, của chủ ý cá nhân" - Quan điểm làm nên tính đối thoại này đã đợc biểu hiện trong sáng tác của Dostoievski. Trong "Quyền lực của các nguyên tố", tác giả Joseph Brodsky đã quan tâm đến các "nguyên tố" kết tạo nên thế giới nghệ thuật của Dostoievski. Trong đó, ông nhấn mạnh đến "quyền lực" của ngôn ngữ và cho rằng: "Trong tác phẩm của Dostoievski chúng ta thấy có sự va chạm mạnh mẽ, gần nh là căng thẳng bạo liệt, giữa tính chất siêu hình của vấn đề đặt ra và tính chất siêu hình của ngôn ngữ". Ông nhấn mạnh : " Đọc ông, đơn giản để ngời ta biết rằng dòng ý thức trôi chảy không phải từ ý thức mà từ những ngôn từ khuấy động trong ý thức". Nh vậy Joseph Brodsky chú ý nhiều đến chất liệu tiếng Nga mà Dostoievski sử dụng, " trong thứ tiếng này, mỗi ý tởng đợc nói ra lập tức liền chuyển thành ý đối lập và điều cú pháp thứ tiếng này a thích nhất là tìm cách diễn tả sự hoài nghi và sự tự phản kháng". Từ đây "những cuộc đối thoại giữa thiên đờng và địa ngục" ra đời. T.Aimatov trong bài viết về Dostoievski nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của ông, đánh giá rất cao: "Dostoievski là một nhà văn vĩ đại về mọi mặt, lớn cũng nh nhỏ. Trong những ngày bình thờng cũng nh khi ông đợc ca tụng, bao giờ ông cũng dạy ta suy nghĩ về quá khứ và hiện tại, về vấn đề vĩnh hằng của cuộc sống con ngời, vấn đề đấu tranh giữa cái Thiện và cái ác". Các công trình nghiên cứu của các tác giả ở mức độ này hay mức độ khác, đã đề cập đến những phơng diện khác nhau của đối thoại trong các sáng tác của Dostoievski, dù cha đề cập thật sâu đến tiểu thuyết " Anh nhà Karamazov". Những t liệu này hết sức quan trọng trong việc mở cánh cửa vào thế giới nghệ thuật của Dostoievski . Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác thuộc lĩnh vực tâm lý học, nhất là tâm lý học sáng tạo nghệ thuật đã quan tâm nghiên cứu khá sâu sắc các tác phẩm của Dostoievski (Tiêu biểu là một số công trình của Vgoski, Arnaudov). Dostoievski xuất hiện ở Việt Nam khá muộn. Sự phức tạp của hiện tợng văn học này tạo cho quá trình tiếp nhận tác phẩm của Dostoievski ở Việt Nam khá chật vật và khó khăn trên cả bình diện t tởng và nghệ thuật dẫn đến một thái độ dè dặt khi tiếp xúc với tác phẩm của ông. Ban đầu, các công trình viết về Dostoievski dờng nh có tính chất giới thiệu, do đó, tính đối thoại thờng ít đợc đề cập hoặc chỉ nhắc đến sơ qua. Nguyễn Tuân, một trong những ngời đầu tiên giới thiệu sáng tác của Dostoievski ở Việt Nam - do tính chất của một bài viết giới thiệu, cho nên ông đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất trong sáng tác: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, quan diểm t tởng, thế giới nghệ thuậtTrên tinh thần của 2 tác phẩm chính " Tội ác và hình phạt" và" Anh em nhà Karamazov" Nguyễn Tuân nhận thấy đối với nhân vật của Dostoievski " chúng ta chỉ trông thấy đợc họ sau khi nghe thấy họ nói chuyện một mình một bóng hoặc nói chuyện với nhiều ngời khác" (khác với tiểu của Tolstoi, chúng ta nghe thấy nhân vật động tiếng, có tiếng nói vì chúng ta đã trông thấy nhân vật đó). Nh vậy Nguyễn Tuân cũng đã thấy đợc những đặc điểm khá quan trọng trong cấu tạo hình tợng bằng bản chất đối thoại của Dostoievski. 7 Tác giả Nguyễn Hải Hà trong bài viết "Khát vọng hài hoà " (Báo Văn nghệ số 14/1981) đã phân tích khá kỹ lỡng những mâu thuẫn giằng xé trong nội thân nhân vật và ngay trong t tởng của tác giả. Khát vọng vơn tới sự hài hoà trong tác phẩm của Dostoievski là khát vọng hớng tới cái Đẹp, hớng tới sự vĩnh cửu để xây dựng một thế giới lấy" cái đẹp làm lí tởng". Chủ nghĩa hiện thực tâm lý cũng đợc tác giả chú trọng ở đây. Cũng trong phạm vi của một bài giới thiệu về Dostoievski, nhà nghiên cứu Vơng Trí Nhàn trong chuyên luận "Những kiếp hoa dại" đã tìm hiểu vấn đề: " Dostoievski và việc đào sâu vào những bí ẩn tâm lý". Qua tác phẩm "Anh em nhà Karamazov" tác giả nhận thấy: "Toàn bộ sức nặng câu truyện trong "Anh em nhà Karamazov" dồn vào việc làm nổi bật những vấn đề có phần trừu tợng nhng thật ra là đợc đặt cụ thể với mỗi ngời. Mỗi chúng ta đợc tự do đến đâu ? Mối quan hệ giữa hành động và suy nghĩ ở mỗi ngời đợc hình thành ra sao? Giữa tự do và chân lý, con ngời cần cái nào hơn?". Những vấn đề này là điểm nổi cộm trong t tởng sáng tạo của Dostoievski. Nghiên cứu một cách có hệ thống và tìm hiểu sâu nội dung trong sáng tác của Dostoievski, giáo trình "Lịch sử văn học Nga" đã cung cấp những luận điểm cơ bản về cuộc đời sáng tạo của Dostoievski . Phạm Vĩnh C trong bài viết: "Dostoievski - sự nghiệp và di sản" (VHNN 6/2001) đã cố gắng tìm hiểu những nét nổi bật trong các tác phẩm của Dostoievski. Trong đó, có quan tâm kỹ đến tiểu thuyết "Anh em nhà Karamazov" với các phơng diện trọng tâm về nội dung và nghệ thuật, trong đó, có đề cập đến một số biểu hiện của đặc điểm đối thoại trong sáng tác của ông. " Bản ngã thứ hai"- phơng thức thể hiện nội tâm nhân vật của F.Dostoievski" của Lê Hồng Hà đã nghiên cứu đến "con ngời thứ hai" trong tác phẩm của Dostoievski, đó là con ngời của chiều sâu tâm lý và cũng là con ngời đứng trên tâm thế đối thoại trong tiểu thuyết của ông. Ngoài những bài viết trên đây, còn có một số công trình khác viết về Dostoievski của Phạm Mạnh Hùng, Anh Ngọc, bài viết của giáo s Nguyễn Hải Hà tìm hiểu về ảnh hởng qua lại giữa Hugo và các nhà văn lớn ở Nga. Nhìn chung, các công trình trên đây đã đề cập đến một vài phơng diện biểu hiện của tính đối thoại trong sáng tác của Dostoievski . Tuy nhiên, để có một công trình đi sâu nghiên cứu đặc điểm đối thoại một cách có hệ thống, đặc biệt là trong một tác phẩm cụ thể thì cha thấy. Đây là khoảng trống tạo điều kiện cho chúng tôi có dịp thể nghiệm những khám phá về hiện tợng văn học đặc biệt này. 3. Nhiệm vụ khoa học. 1. Tìm hiểu và khảo sát những biểu hiện của đối thoại hoá trên ba phơng diện: nhân vật đối thoại, không khí nghệ thuật có tính đối thoại và các yếu tố kết cấu có tính đối thoại. 2. ở một chừng mực nào đó, có thể so sánh với đặc điểm các cuốn tiểu thuyết của Dostoievski và một số nhà văn khác 8 4. Phạm vi khảo sát. Chúng tôi tập trung vào một tác phẩm chính, đó là cuốn Anh em nhà Karamazov, và trong quá trình nghiên cứu, sẽ cùng liên hệ tìm hiểu với một số tác phẩm của ông và các nhà văn khác. 5. Phơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phơng pháp sau đây: phơng pháp hệ thống, phơng pháp phân tích - tổng hợp, phơng pháp so sánh đối chiếu, phơng pháp cấu trúc 6. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, luận văn gồm có 3 chơng: Chơng 1: Nhân vật đối thoại hoá Chơng 2: Đối thoại hoá không khí nghệ thuật Chơng 3: Đối thoại hoá các yếu tố kết cấu tác phẩm 9 Nội dung Ch ơng 1: Nhân vật đối thoại hoá Trong tiểu thuyết của Dostoievski, đặc điểm đa thanh diễn ra ở mọi cấp độ. Để tạo ra một thế giới với những tiếng nói diễn ra liên tục, Dostoievski phải xây dựng một hệ thống nhân vật có khả năng đối thoại, tức là những nhân vật có đủ sức đảm đơng những cuộc đối thoại có tính bản chất giữa đời sống loài ngời và t tởng của loài ngời (các cuộc đối thoại lớn) và cuộc đối thoại ngay trong bản thân nhân vật (các tiểu đối thoại ). Trong Anh em nhà Karamazov tiếng nói đa thanh của các nhân vật đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. ở đây có sự kế thừa từ các cuốn tiểu thuyết trớc của Dostoievski và những kết tinh của của một thủ pháp đạt đến độ chín muồi sự quy tụ các tiếng nói ở nhân vật biểu hiện ở khá nhiều yếu tố. Phần này chúng tôi khảo sát những yếu tố tập trung cao độ nhất khả năng đối thoại của nhân vật. 1. 1 Nhân vật tự ý thức chủ thể của đối thoại hoá. Trở lại với luận điểm của Bakhtin về vấn đề của nhân vật, ông cho rằng sự "độc lập và tự do tơng đối của nhân vật đã tạo nên những tiếng nói khác nhau trong cấu tứ đa thanh của tiểu thuyết. Trong đó, tự ý thức của nhân vật hết sức quan trọng, là cơ sở cho việc cấu tạo hình tợng, nơi các cuộc đối thoại bắt đầu và phát triển không ngừng. Cũng theo Bakhtin nhân vật làm cho Dostoievski quan tâm là ở chỗ nó "nh một quan điểm đặc biệt đối với thế giới và với chính nó , nghĩa là cái con ngời kiếm tìm giá trị bản thân và khát khao nắm bắt cái hiện thực khôn cùng vây bọc quanh mình. Vậy nên tự ý thức "suy đến cùng là ý kiến mới nhất của nhân vật về chính nó và thế giới của nó (6.36) .Hiện thực trong tác phẩm không phải là một thế giới hình tợng với môi trờng sống của nhân vật mà là ý nghĩa của những yếu tố đó phản ánh vào nhân vật để tạo nên những góc nhìn tham chiếu khác nhau. Tự ý thức là đặc điểm nổi bật trong cấu trúc hình tợng của Dostoievskitiểu thuyết Anh em nhà Karamazov . Con ngời trong tiểu thuyết của ông cha bao giờ tồn tại với một t cách đơn nhất mà luôn có nhiều con ngời trong một con ngời. Những con ngời này không bao giờ sống chung một cách ôn hoà nhân nh- 10 ợng mà luôn đấu tranh lẫn nhau, có t cách bình đẳng nhau thậm chí phủ định lẫn nhau. Chính vì thế mà sự tự ý thức của nhân vật xuất hiện cùng với những cuộc đấu tranh nội tâm vật vã giữa những tính cách đối chọi, mâu thuẫn nhau. 1.1.1 Đấu tranh vơí dục vọng Con ngời trong tác phẩm của Dostoievski là con ngời của đời sống hiện thực hỗn tạp bớc vào, cho nên nó không xa lạ với những cám dỗ tầm thờng, những thói h tật xấu, những ham muốn thấp hèn .Trớc những dục vọng rất con ngời này, các nhân vật của Dostoievski bộc lộ những quan điểm khác nhau Với gia đình Karamazov, tính chất "ngẫu hợp của nó lại làm tăng thêm sự tách lẻ của các tiểu vũ trụ cùng các quan điểm của nó với thế giới và con ngời. Bắt đầu từ ông bố, Fiodor Pavlovits một gã dâm đãng bần tiện với mục đích tối cao trong đời là khoái lạc, kể cả những khoái lạc hết sức quái đản: thích thú sự sa đoạ bỉ ổi của mình. Y sẵn sàng làm một thằng hề để cho mọi ngời cảm thơng và chỉ trỏ. Song y đủ sức để tạo một bản lĩnh cho nhân cách và một lối sống riêng. ứng xử của Fiodor trớc chính mình và cuộc sống quanh do vậy chẳng hề đơn điệu một chút nào. Ta sẽ tìm hiểu về con ngời này kỹ càng hơn một chút, không chỉ bởi nó là đầu mối trung tâm của câu chuyện, mà bởi quan điểm đặc biệt của nó ở thế giới mà nó tồn tại. Chân dung Fiodor Pavlovitr bắt đầu hiện ra nh sau: Ngoài những túi thịt chảy dài dới cặp mắt nhỏ bé lúc nào cũng trâng tráo, nghi kị, giễu cợt cùng vô số nếp nhăn sâu hoắm trên khuôn mặt bé choắt, nhng béo múp, bên dới cái cằm nhọn còn thây lẩy một cái hầu to tớng, nhung nhúc thịt và thuôn thuỗn nh cái túi đựng tiền khiến cho mặt y có vẻ dâm dật ghê tởm. Thêm vào đó còn có cái miệng rộng của loài thú ăn thịt có cặp môi mọng để lộ ra những mảnh nhỏ còn sót lại của hàm răng đen sì hầu nh đã h nát hết (T31). Hình dạng này của Fiodor Pavlovitr đợc phác thảo qua con mắt ngời kể chuyện, nó cho ta biết một thái độ, một góc nhìn, song cha thật bao quát để nhận diện chân dung đầy đủ về nhân vật, bởi diện mạo chính của nhân vật còn nằm ở ngay thái độ của nó về bản thân mình. Fiodor "thích pha trò với khuôn mặt của mình, mặc dù y hài lòng về nó (T31). Từ cách bình luận các chi tiết trên khuôn mặt của mình y tỏ ra là một tay hề thợng thặng: Cái mũi La Mã chính cống. Lại thêm cái yết hầu này thì mặt tôi đích thực là khuôn mặt của một nhà quý tộc La Mã thời suy tàn . Fiodor đã tự thừa nhận mình là một thằng hề đích thực (T56) và không muốn che dấu sự trơ trẽn của một lối sống tha hoá đến mức vô độ, kiệt cùng. Y sử dụng trò hề 11 không nhằm đơn thuần giải trí, đó là phơng tiện để y đạt đợc những mục đích hèn kém của mình. Ngập ngụa trong lối sống vô sỉ, Fiodor đã tạo cho mình một triết lý sống, một nhãn quan riêng nh một lẽ tự nhiên không cần có sự bao biện. Y phủ nhận đức tin và Chúa Trời tuyệt đối, nghiêng về quan điểm: "không có Chúa Trời, không có sự bất diệt, kẻ nhạo báng con ngời là quỷ, là địa ngục, mà quỷ và địa ngục cũng không có nghĩa là không có sự trừng phạt, vậy nên cứ mặc nhiên sống với những đam mê và khoái lạc. Và niềm đam mê sống đó bao giờ cũng ngùn ngụt trong dòng máu Karamazov (nó truyền lại và biểu hiện ở thế hệ sau trong mỗi Karamazov con một dạng khác nhau). Fiodor cuồng nhiệt sống để hởng lạc, cho nên lão nhận thấy rằng mình "cần đến từng côpếch . Những đồng tiền y kiếm đợc bằng nhục luỵ và thủ đoạn đã đợc y tìm mọi cách phát triển lên, nó khắc vào máu tuỷ y thói tham lam đến tàn bạo, tàn nhẫn kể cả với vợ con mình. Sự tranh chấp tiền bạc với đứa con trai cả Mitia về món tiền 3 nghìn rúp y dành cho "con gà nhỏ Grusenka (một dục vọng mà y cha đạt tới đợc) làm nên mâu thuẫn gay gắt khi bản thân con trai cần món tiền này để gỡ gạc danh dự. Đây là cuộc đấu tranh giữa hai dục vọng thuộc phần bóng tối. Nó đẫm chất bi kịch bằng kết cục thất bại của mình. Đó cũng là kết cục bi đát của một thế giới quan sa đoạ. Hình tợng Fiodor bắt đầu từ tiền thân Xvidrigailov đến đây đã đạt đến cực điểm: cực điểm ở lối sống truỵ lạc, ở cách nhìn thế giới bằng con mắt dục vọng cá nhân, phơng châm tồn tại vị kỉ tàn nhẫn. Vẫn tiếp tục môtip Tội ác và hình phạt, nhng ở đây, sự trừng phạt không chỉ dừng lại ở sự tự trừng phạt và sụp đổ của một lý tởng sống, mà là sự đền tội cho một cách thức sống ruỗng mục. Trong đó, cái nghiệt ngã nhất là con ngời ý thức đợc mình luôn là bản thể cô đơn. Trong cuộc đối thoại của Fiodor, không chỉ Fiodor cất tiếng nói tự ý thức về bản thân. Sự thật về nhân vật này còn đợc rọi chiếu từ các góc nhìn khác. Grigôri "biết hết mọi bí mật nhng vì trung thành mà tha thứ hết (T137). Aliosa cũng vậy, anh đâm thủng tim ông vì anh nhìn thấy hết và không chê trách gì, Ivan nhìn thấu ngời cha bằng dòng giống Karamazov cha chúng ta là một con lợn, nhng ông ấy suy nghĩ đúng (T825). Sự thật của Fiodor đợc tiếp nhận bằng nhiều thái độ, quan điểm khác nhau, khó có một ai nói lời cuối cùng về nhân vật, kể cả tác giả. Tiếng nói đa thanh do vậy không ngừng đợc tạo ra và duy trì ở mức độ cao. 12

Ngày đăng: 27/12/2013, 20:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w