1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THUẾ và CUNG LAO ĐỘNG

22 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 760,5 KB

Nội dung

GVHD: Ts.Nguyễn Ngọc Hùng Thuế cung lao động THUẾ CUNG LAO ĐỘNG  PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU: Cung lao động là một yếu tố quan trọng của sản xuất, vì vậy các mô hình của lao độngcung cấp một yếu tố quan trọng quyết định sản lượng của một nền kinh tế. Khi ban hành một chính sách thuế liên quan trực tiếp đến cung lao động, các chính sách thuế này sẽ tác động trực tiếp đến mức thu nhập của người lao động, làm ảnh hưởng đến hành vi của người lao động. Do đó chính sách thuế có thể ảnh hưởng đến mức cung lao động cung ứng cho thị trường. Vậy thuế ảnh hưởng như thế nào đến cung lao động ngược lại sự thay đổi của số tiền thuế thu được trong tương quan với cung lao động biến đổi như thế nào? Nội dung bài thuyết trình chủ yếu trình bày các vấn đề: 1. Mô hình thuế cung lao động cơ bản 2. Ảnh hưởng của thuế đến cung lao động 3. Số thuế thu được cung lao động 4. Mô hình thuế đặc biệt: EITC của Mỹ PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Cung lao động: Lao động, trong kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động. Mức tiền công chính là mức giá của lao động. Nhóm 04 Trang 1 GVHD: Ts.Nguyễn Ngọc Hùng Thuế cung lao động Khi xét đến cung lao động, các hành vi của người lao động có ảnh hưởng đến cung lao động cho thị trường như sau: • Quyết định tham gia hoặc không tham gia lao động (làm việc hay không làm việc) • Quyết định số giờ làm việc (làm việc nhiều hay ít) • Quyết định nghỉ hưu 2. Mô hình thuế cung lao động cơ bản: 2.1. Các giả định của mô hình: − Khi xem xét yếu tố cung lao động, giả sử chỉ xem xét đến hành vi quyết định số giờ làm việc ít hay nhiều của người lao động. − Mặt khác, giả định người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm việc ít hay nhiều − Mức giá cho một giờ lao động là không đổi khi làm thêm giờ − Thu nhập khác từ lương không phụ thuộc vào số giờ làm việc. − Mô hình không xét đến yếu tố tiết kiệm, tức là giả định toàn bộ thu nhập của người lao động sẽ chi cho tiêu dùng 2.2. Thiết lập mô hình: 2.2.1. Lựa chọn giữa giờ làm việc giờ nhàn rỗi khi chưa có thuế: − Xét cá nhân người lao động A có quỹ thời gian cố định là T. A có thể dùng quỹ thời gian của mình để làm việc hoặc thư giãn. Gọi h là số giờ làm việc, l là số giờ nhàn rỗi (h + l = T). Nếu làm việc, mỗi giờA sẽ được trả mức lương w. − Ngoài thu nhập từ lao động (thu nhập từ lương), An còn có mức thu nhập khác là N. − Mức tiêu dùng của A là C. Ta có: C = w.h + N = w.(T-l) + N = -w.l + (N + w.T) Hay có thể viết cách khác: N + w.T = C + w.l (1) Xét trong các điều kiện giả định trên (N + w.T) là một con số xác định cụ thể. Như vậy, người lao động đứng trước sự lựa chọn: muốn tiêu dùng nhiều hơn thì phải giảm thời gian nhàn rỗi l ngược lại nếu dành thời gian nhàn rỗi nhiều thì thu nhập giảm, do đó phải cắt giảm tiêu dùng. Như vậy có sự đánh đổi giữa thời gian nhàn rỗi mức tiêu dùng. Người lao động phải quyết định lựa chọn giữa số giờ làm việc thời gian nhàn rỗi. Có thể minh họa sự lựa chọn đó thông qua đồ thị với: Nhóm 04 Trang 2 GVHD: Ts.Nguyễn Ngọc Hùng Thuế cung lao động − Trục hoành: thể hiện số giờ nhàn rỗi quỹ thời gian của người lao động, bất cứ điểm nào trên trục hoành cũng thể hiện được số giờ nhà rỗi số giờ làm việc của người lao động. − Trục tung: Mức tiêu dùng tương ứng với từng lựa chọn thời gian nhàn rỗi. − Đường giới hạn ngân sách (1) thể hiện trên biểu đồ cho thấy sự kết hợp giữa thời gian nhàn rỗi tiêu dùng của cá nhân A. Hình 1.1 Đường bàng quang của A phụ thuộc vào sở thích của A. Ta có các đường bàng quang có mặt lồi hướng về gốc O. Ba đường bàng quang này được đặt tên là (i), (ii), (iii) như hình vẽ. Vì tổng mức thu nhập của A là có giới hạn nên có thể thấy điểm M (tiếp điểm giữa đường bàng quang (ii) đường giới hạn ngân sách) là lựa chọn tối ưu của A để tối đa hóa mức thỏa dụng. Tại điểm M, A sử dụng L 1 giờ nhàn rỗi kiếm được thu nhập OC 1 2.2.2. Lựa chọn giữa giờ làm việc giờ nhàn rỗi khi có thuế: Nhóm 04 Trang 3 Quỹ thời gian Nhàn rỗi Tiêu dùng Nhàn rỗi Làm việc iii ii i O N N + w.T T C B C 1 L 1 M Nhàn rỗi Tiêu dùng O N N + w.T T C B C 1 L 1 M C 2 L 2 N D Đ ộ d ố c - w Đ ộ d ố c – w ( 1 - t ) GVHD: Ts.Nguyễn Ngọc Hùng Thuế cung lao độngThuế tỷ lệ: Giả sử chính phủ đánh thuế thu nhập với thuế suất tỷ lệ t trên thu nhập từ lao động. Thuế này sẽ làm giảm tiền lương mỗi giờ làm từ w xuống còn (1-t).w.Khi đó, A giảm bớt giờ lao động 1 giờ thì chỉ mất một khoảng thu nhập (1-t).w thay vì phải mất w như trước khi đánh thuế.Như vậy, thuế đã làm giảm chi phí cơ hội của một giờ nhàn rỗi. Đường giới hạn ngân sách mới: N + (1-t).w.T = C + w.(1-t).l(2) Minh họa trong hình 1.2: Hình 1.2 Đường ngân sách của A khi này không còn là là BC nữa mà dịch chuyển thành DC với độ dốc bằng –w(1-t). Do đánh thuế, nên A chọn một điểm dọc theo đường giới hạn ngân sách DC. Giả sử điểm lựa chọn tối ưu đối với A là N. Khi đó, thời gian nhàn rỗi tăng lên L 2 tương ứng tiêu dùng giảm xuống C 2 .Như vậy thuế đã làm giảm giờ làm việc của A. Câu hỏi đặt ra là có phải thuế luôn luôn làm giảm mức cung lao động như trên hay không? Hình 1.3 cho thấy khi A bị đánh thuế thì người này lại gia tăng số giờ làm việc, nghĩa là giảm giờ nhàn rỗi từ L 1 xuống L 2 . Nhóm 04 Trang 4 GVHD: Ts.Nguyễn Ngọc Hùng Thuế cung lao động Hình 1.3 Như vậy, vấn đề ở đây là sự lựa chọn phụ thuộc vào sở thích của mỗi cá nhân mà khi đó tác động của thuế có thể làm tăng, giảm hoặc giữ như cũ giờ nhàn rỗi. Cụ thể tác động của thuế đối với từng nhóm đối tượng sẽ được phân tích cụ thể ở phần II.  Thuế lũy tiến: Việc phân tích thuế lũy tiến tương tự như đối với thuế tỷ lệ. Giả sử biểu thuế thu nhập lũy tiến từng phần như sau: Mức thu nhập Thuế suất Đến 5.000$ t 1 Trên 5.000$ đến 10.000$ t 2 Trên 10.000$ t 3 Giả sử t 3 > t 2 > t 1 Đường giới hạn ngân sách có dạngCHKD như hình 1.4 + Mức thu nhập đến 5.000$: độ dốc của đoạn CH là (1-t 1 ).w Nhóm 04 Trang 5 Nhàn rỗi O C C 1 L 1 M C 2 L 2 N Đ ộ d ố c - w Đ ộ d ố c – w ( 1 - t ) Tiêu dùng B D GVHD: Ts.Nguyễn Ngọc Hùng Thuế cung lao động + Tại điểm H: tiêu dùng của A = (1-t 1 ).5000$ + N + Phần thu nhập trên 5.000$ đến 10.000$ tiếp theo: độ dốc đoạn HK là: (1-t 2 ).w + Tại điểm K: tiêu dùng của A = (1-t 1 ).5000$ + (1-t 2 ).5000$ + N + Phần thu nhập trên 10.000$: độ dốc đoạn KD là (1-t 3 ).w Tùy thuộc vào sở thích của A mà đường bàng quang có thể nằm ở các vị trí khác nhau, tương ứng là các lựa chọn mức cung lao động khác nhau bất kì trên đoạn CHKD. Như vậy, đối với thuế lũy tiến, sự ảnh hưởng của thuế đối với cung lao động cũng tùy thuộc vào sở thích của cá nhân. 3. Hiệu ứng thay thế hiệu ứng thu nhập: Đánh thuế vào cung lao động có thể gây ra hai hiệu ứng: hiệu ứng thay thế hiệu ứng thu nhập. - Hiệu ứng thay thế: khi đánh thuế làm giảm số tiền lương khả dụng thì chi phí cơ hội của nhàn rỗi cũng giảm, khi đó NLĐ có khuynh hướng thay thế làm việc bằng nhàn rỗi, tức làm giảm mức cung lao động. Như vậy, dù có làm việc bao nhiêu giờ thì thuế vẫn làm giảm thu nhập cá nhân. Hiệu ứng thay thế có khuynh hướng làm cho NLĐ làm việc ít hơn. Nhóm 04 Trang 6 Nhàn rỗi O C M Đ ộ d ố c - w Tiêu dùng B H K D GVHD: Ts.Nguyễn Ngọc Hùng Thuế cung lao động - Hiệu ứng thu nhập: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập giảm sút, để đảm bảo thu nhập thì NLĐ phải cắt giảm số giờ nhàn rỗi làm cho số giờ lao động tăng lên. Hiệu ứng thu nhập có khuynh hướng làm cho NLĐ làm việc nhiều hơn. Minh họa trên hình 1.5: - Hiệu ứng thay thế: L 1  L 2 - Hiệu ứng thu nhập: L 1  L 3 Hình 1.5 Như vậy, hai hiệu ứng này có tác động theo hai chiều ngược nhau. Nếu chỉ trên cơ sở lý thuyết thì chưa thể biết được hiệu ứng thu nhập hay hiệu ứng thay thế nổi trội hơn. Việc đánh thuế có làm giảm mức cung lao động hay không là phụ thuộc vào sở thích của mỗi người – có thể làm việc nhiều giờ hơn, ít giờ hơn, hay giữ như cũ sau khi bị đánh thuế. (Hình (a), hiệu ứng thay thế lớn hơn; còn trên hình (b), hiệu ứng thu nhập lớn hơn.) Nhóm 04 Trang 7 BC 2 BC 1 C 2 C 1 L 1 L 2 Giờ nhàn rỗi Tiêu dùng (a). Hiệu ứng thay thế lớn BC 2 BC 1 C 2 C 1 L 2 L 1 Giờ nhàn rỗi Tiêu dùng (b). Hiệu ứng thu nhập lớn C 3 Nhàn rỗi Tiêu dùng O T C B C 1 L 1 M D L 2 C 2 L 3 N E GVHD: Ts.Nguyễn Ngọc Hùng Thuế cung lao động Hình (a): do hiệu ứng thay thế lớn hơn nên khi bị đánh thuế NLĐ sẽ làm việc ít hơn, đồng nghĩa với việc tăng số giờ nhàn rỗi làm cho L 2 (số giờ nhàn rỗi sau khi bị đánh thuế) > L 1 (số giờ nhàn rỗi trước khi bị đánh thuế). Hình (b): do hiệu ứng thu nhập lớn hơn nên khi bị đánh thuế NLĐ sẽ làm việc nhiều hơn đồng nghĩa với việc giảm số giờ nhàn rỗi làm cho L 2 (số giờ nhàn rỗi sau khi bị đánh thuế) < L 1 (số giờ nhàn rỗi trước khi bị đánh thuế). 4. Một số hạn chế của mô hình: − Lý thuyết cơ bản nghiên cứu hiệu ứng của thuế đến cung lao động gắn liền với giả thuyết thị trường lao động lý tưởng, các cá nhân có thể tự do quyết định điều chỉnh số giờ làm việc của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, các cá nhân không thể tự do điều chỉnh giờ làm việc của mình do các công ty thường yêu cầu người lao động phải làm việc trong một số giờ nhất định. − Khi xem xét yếu tố cung lao động, giả sử chỉ xem xét đến hành vi quyết định số giờ làm việc ít hay nhiều của người lao động mà không xem xét đến việc ảnh hưởng của thuế đến việc quyết định gia nhập thị trường lao động quyết định nghỉ hưu… − Mô hình giải định mức giá cho một giờ lao động là không đổi khi làm thêm giờ. Thực tế, khi người lao động làm việc ngoài giờ sẽ được tăng lương cao hơn so với lương bình quân giờ bình thường. Nhóm 04 Trang 8 GVHD: Ts.Nguyễn Ngọc Hùng Thuế cung lao động − Thu nhập khác từ lương trên thực tế có thể phụ thuộc vào số giờ làm việc hưởng lương. − Ngoài ra, mô hình không xét đến yếu tố tiết kiệm, tức là giả định toàn bộ thu nhập của người lao động sẽ chi cho tiêu dùng. Thực tế, bên cạnh tiêu dùng còn có tiết kiệm. II. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐẾN CUNG LAO ĐỘNG: Lý thuyết vừa được thảo luận ở trên cho rằng quyết định về mức cung lao động của mỗi cá nhân phụ thuộc vào: − Các biến số ảnh hưởng đến vị trí của đường ngân sách, đặc biệt là tiền lương sau thuế như đã phân tích ở trên − Những biến số ảnh hưởng đến đường bàng quang của cá nhân về nghỉ ngơi, thu nhập như tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân… Để xác định sự thay đổi cung lao động theo chính sách thuế cần đo lường được độ co giãn của cung lao động theo tiền lương. Các mô hình đo lường độ co giãn cung lao động theo tiền lương. 1. Mô hình đo lường độ co giãn cung lao động theo tiền lương Độ co giãn của cung lao động đo lường phản ứng của cung lao động khi có sự thay đổi của tiền lương, chúng ta tính toán độ co giãn như sau: Tham số hiệu ứng thu nhập (η) phản ánh lượng thay đổi của thu nhập từ lao động khi thu nhập phi lao động tăng 1 đơn vị tiền tệ. Nếu nhàn rỗi cũng giống như hàng hóa thông thường khác, cũng có sự lựa chọn trong tiêu dùng thì khi thu nhập phi lao động tăng lên, người ta sẽ gia tăng thêm thời gian nhàn rỗi giảm thời gian làm việc, do đó hiệu ứng thu nhập làm âm. Độ co giãn được bồi thường của cung lao động (ε c) phản ánh % thay đổi của cung lao động khi tiền lương sau thuế tăng 1%. Dưới tác động của hiệu ứng thay thế, luôn dương do khi tiền lương gia tăng thì chi phí cơ hội của nhàn rỗi tăng, khi đó người ta có khuynh hướng thay thế nhàn rỗi bằng làm việc nên cung lao động tăng. Nhóm 04 Trang 9 GVHD: Ts.Nguyễn Ngọc Hùng Thuế cung lao động Độ co giãn không bồi thường của cung lao động (ε u) phản ánh % thay đổi của cung lao động khi tiền lương ròng tăng 1%. Hiệu ứng thay thế: > 0 Hiệu ứng thu nhập: < 0 Tác động tổng: có thể < 0 hoặc > 0 Ta có cân bằng  ε c = ε u - η ε c > 0, η ≤ 0, ε u <> 0 ε c là tham số quan trọng nhất vì nó giúp đo lường chi phí bóp méo tiền lương bằng cách sử dụng các loại thuế. Dưới tác động của hiệu ứng thay thế hiệu ứng thu nhập, có thể < 0 hoặc > 0, chỉ có thể xác định chính xác dấu mức độ ảnh hưởng của thuế đến cung lao động dựa vào phân tích thực nghiệm. 2. Kết quả thực nghiệm xác định độ co giãn cung lao động Vậy “Làm cách nào để xác định độ co giãn cung lao động?” Các nhà kinh tế học đã sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính để trả lời câu hỏi trên. Lý thuyết trên cho thấy mức cung lao động của mỗi cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố: tiền lương sau thuế, thu nhập phi lao động, tính cách của người lao động như: giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân… Việc ước lượng phương trình hồi quy nhằm giải thích số giờ làm việc hàng năm là một hàm số của các biến số trên. h i: thời gian lao động (đo lường cung lao động) w i : tiền lương sau thuế N i : thu nhập phi lao động X i : tính cách của người lao động - Theo cuộc điều tra của Pencavel năm 1986 cho nam giới: Nhóm 04 Trang 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 13:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w