1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn, đề tài kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt bài văn thuyết minh

32 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 204 KB

Nội dung

Trong đó dạng văn thuyết minhđược phân học ở chương trình Ngữ văn 8 gồm 15 tiết cụ thể 7 tiết cung cấpkiến thức, 1 tiết luyện nói, 4 tiết viết bài, 2 tiết trả bài và một tiết ôn tập và l

Trang 1

ĐỀ TÀI : Một vài kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt một số dạng bài văn

thuyết minh trong chương trình Ngữ văn THCS.

A PHẦN MỞ ĐẦU

Môn Ngữ văn trong trường phổ thông có tầm quan trọng lớn đối với mỗihọc sinh Bởi nó có vai trò đặc biệt: không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản của bộmôn mà còn bồi đắp nhân cách, tình cảm cho các em Nhận thức đúng vai trò vàtầm quan trọng của bộ môn này nên mỗi người dạy văn đều có ý thức trau dồivốn kiến thức cho bản thân mình, luôn có ý thức truyền đạt những gì cơ bản, có

ý nghĩa nhất cho học sinh

I Lý do chọn đề tài

Dạy học là một nghệ thuật và giáo viên chính là người nghệ sĩ tạo ranhững sản phẩm nghệ thuật ấy Nhưng khác với các sản phẩm nghệ thuật khác,nghệ thuật trong dạy học đòi hỏi sự sáng tạo, tâm huyết ở người dạy bởi sảnphẩm mà họ tạo ra không chỉ là một đồ vật mà là "một thế hệ", là tương lai Vậy trọng trách của người giáo viên thực sự không nhỏ Bởi "Dạy văn là dạyngười" Hình thành "sản phẩm" ở đây không chỉ đảm bảo về mặt kiến thức màquan trọng hơn là hình thành nhân cách, hình thành cách sống cho các em trongthực tiễn Để làm được điều ấy, mỗi một nghệ sĩ trên con đường dạy học củamình cần phải sáng tạo, cần phải trở trăn, nghĩ suy và miệt mài trước mỗi vấn

đề, đặc biệt là trước những bài giảng

Theo chương trình Ngữ văn THCS thì phân môn Tập làm văn chủ yếuhướng các em tìm hiểu và thực hành sáu kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm,nghị luận, thuyết minh và hành chính - công vụ Trong đó dạng văn thuyết minhđược phân học ở chương trình Ngữ văn 8 gồm 15 tiết (cụ thể 7 tiết cung cấpkiến thức, 1 tiết luyện nói, 4 tiết viết bài, 2 tiết trả bài và một tiết ôn tập) và lênlớp 9 các em được đi sâu thêm 4 tiết học sử dụng các biện pháp nghệ thuật vàyếu tố miêu tả khi làm bài văn cụ thể Với sự phân chia như vậy thì trong mỗitiết học giáo viên vừa giúp học sinh hình thành kiến thức vừa hướng dẫn các emcách làm các dạng bài văn sau mỗi bài là tương đối phù hợp Tuy nhiên, vớikiểu văn bản thuyết minh - kiểu văn bản mới đối với học sinh thì việc truyền đạt

và hướng dẫn cách nhận biết và làm bài còn gặp nhiều khó khăn Vì vậy, trongquá trình dạy học sinh, chúng tôi thường gắn phần lý thuyết với tính thực tiễn vìđây là kiểu văn thông dụng trong đời sống con người Nhưng đối với học sinhvùng chúng tôi (là vùng khó, điều kiện học tập: thời gian, tài liệu, sự quan tâm

từ gia đình, của các em còn nhiều khó khăn), đặc biệt là những lớp tôi phụtrách (lớp thường) thì để các em nhận thức rõ được cách làm các bài văn ítnhiều còn hạn chế

Từ thực tế dạy học và qua trao đổi kinh nghiệm với tổ chuyên môn, góp ý

dự giờ, chúng tôi đều nhận thấy mức tiếp nhận và cách làm bài văn thuyết minh

Trang 2

của học trò thực sự chưa hiệu quả Vì thế, để giúp các em học sinh tiến gần vàkhông ngại trước phân môn này đặc biệt là đối với văn thuyết minh, tôi mạnh

dạn đưa vấn đề: Góp một vài kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt một số dạng bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn THCS để các đồng nghiệp cùng

bàn luận, thống nhất giúp học sinh có thể nắm bắt bài một cách tốt nhất và có ýthức viết văn và trình bày bài văn hợp lý, có hiệu quả

II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đề tài hướng tới đối tượng là văn thuyết minh, cụ thể là các phương pháp đểnhận diện văn thuyết minh và cách làm các dạng bài văn này ở chương trìnhngữ văn Trung học cơ sở

- Để hoàn thiện đối tượng trên, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứunhư: nghiên cứu xây dựng đề tài; khảo sát thực tế tình hình ở học sinh; thu thậpthông tin từ thực tế cuộc sống, qua trao đổi với đồng nghiệp; thực hành thống

kê, xử lí thông tin để thực hiện đề tài

Từ thực tế dạy học và thông qua những tiết dạy thao giảng ở tổ, qua dự giờ, góp

ý của các đồng nghiệp cùng những trăn trở của bản thân (kinh nghiệm ba nămdạy khối 8), tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các em trước hếtnhận dạng đề văn thuyết minh, sau đó giúp các em nắm cách làm để tiến tới làmtốt một bài văn thuyết minh như sau:

- Thứ nhất: Khái quát kiến thức cơ bản về văn thuyết minh trong chương trìnhhọc

- Thứ hai: Tiến hành hướng dẫn cách làm một số dạng bài văn thuyết minhtrong chương trình

- Thứ ba: Mở rộng thêm một số dạng khác, cách vận dụng các biện pháp nghệthuật và yếu tố miêu tả giúp các em học sinh khá - giỏi, học sinh lớp 9 có thểtiếp cận và làm tốt

(Những giải pháp này tôi sẽ cụ thể trong phần nội dung chính của đề tài)

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNG

I Thực trạng

1 Những vấn đề chung về dạy học Ngữ văn hiện nay

Theo xu hướng phát triển giáo dục hiện nay, những năm trở lại đây, mônngữ văn đang ngày càng được chú trọng nhiều, các bậc phụ huynh cũng dầnhướng con mình đến với môn ngữ văn hơn Và học sinh cũng hứng thú nhiềuhơn với văn học Nhờ đó, kết quả học tập cuối kỳ, cuối năm, các kỳ thi chuyểncấp của học sinh tăng lên rõ rệt Điều này được chứng minh qua chất lượng các

kỳ thi kiểm định chất lượng môn Ngữ văn ở các khối lớp trong những năm qua

Đó thực sự là điều khởi sắc cho những người dạy văn và yêu thích bộ môn này

Và có một điều mà tất cả giáo viên chúng tôi đang cố gắng hướng tới là xóa bỏtâm lý ngại viết của học trò, tiến tới xóa bỏ khoảng cách giữa học trò với mônvăn

2 Việc học phân môn Tập làm văn - dạng văn thuyết minh tại cơ sở

Như đã nói ở trên tuy môn Ngữ văn đang được quan tâm, chú trọng Songđối với học sinh, các bậc phụ huynh thì các môn tự nhiên vẫn được ưu tiênnhiều hơn bởi nhiều lý do: các môn tự nhiên dễ chọn ngành sau này, không trừutượng khi học, không phải viết lách nhiều,

Từ thực tế dạy học tại cơ sở chúng tôi thì vấn đề dạy học ngữ văn, đặcbiệt là phân môn tập làm văn những năm trở lại đây có nhiều tiến bộ rõ rệt Tuynhiên, nếu xét về năng lực dạy học của mỗi giáo viên và năng lực thực của họcsinh thì các em có thể làm tốt hơn thế

Đối với phân môn tập làm văn, đặc biệt là dạng văn thuyết minh - mộtdạng văn mới được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông, là dạng văn mangtính thực tiễn cao nhưng học sinh mới được tiếp xúc và tìm hiểu thì việc nắmbắt kiến thức và tiến tới thực hành với kết quả chưa được khả quan So với cácdạng văn khác nó lại có những đặc trưng rất riêng biệt, mang tính khoa học nênđối với học sinh đó vẫn còn là một vấn đề tương đối mới mẻ Vì thế trong quátrình học các em vẫn chưa thực sự nắm bắt được bản chất của nó Điều này dẫnđược chứng thực qua thái độ lúng túng khi học trên lớp và việc thực hành viết savào các dạng văn khác

Từ thực tế bản thân và các đồng nghiệp khác tôi nhận thấy dạng vănthuyết minh từ trước tới nay chưa thực sự được chú trọng Có thể nói rằng, vềtính nghệ thuật, dạng văn này được sử dụng không nhiều và hầu hết khả năngthi cử cũng không cao nên cả người dạy và người học đều chưa thực sự quantâm Tuy nhiên nếu xét về khả năng gắn thực tiễn thì đây lại là kiểu văn đượcdùng phổ biến nhất Một biển quảng cáo, một lời giới thiệu của chủ hàng đều

Trang 4

là dạng văn thuyết minh Vậy có nên để học sinh tiếp cận và hiểu một cách sâusắc về dạng văn này không? Đó là câu hỏi đặt ra với tôi trong suốt thời gian dài

và chính kết quả kiểm định vừa rồi đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài trên

II Cấu trúc các tiết học văn thuyết minh theo phân phối chương trình

* C u trúc PPCT nh trấu trúc PPCT nhà trường à trường ườngng

Lớp

8

11 44 Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

12 47 Phương pháp thuyết minh

13 51 Đề văn thuyết minh, cách làm bài văn thuyết minh

14 55 Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng

14 56,57 Viết bài tập là văn số 3

16 62 Thuyết minh về một thể loại văn học

17 65 Trả bài tập làm văn số 3

21 77 Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

22 81 Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

23 84 Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

23 85 Ôn tập về văn bản thuyết minh

24 88,89 Viết bài tập làm văn số 5

26 97 Trả bài tập làm văn số 5

Lớp

9

1 4 Sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh

2 5 Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn

bản thuyết minh

Trang 5

2 9 Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

3 10 Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết

minh

3 14,15 Viết bài tập làm văn số 1

* Bên c nh ó, trạnh đó, trường chúng tôi sử dụng PPCT dạy học tự chọn theo nội đó, trường chúng tôi sử dụng PPCT dạy học tự chọn theo nội ườngng chúng tôi s d ng PPCT d y h c t ch n theo n iử dụng PPCT dạy học tự chọn theo nội ụng PPCT dạy học tự chọn theo nội ạnh đó, trường chúng tôi sử dụng PPCT dạy học tự chọn theo nội ọc tự chọn theo nội ự chọn theo nội ọc tự chọn theo nội ộidung c a Phòng giáo d c - ụng PPCT dạy học tự chọn theo nội đó, trường chúng tôi sử dụng PPCT dạy học tự chọn theo nộià trường ạnh đó, trường chúng tôi sử dụng PPCT dạy học tự chọn theo nội ừ năm học 2010 - 2011 đến nay như sau: ăm học 2010 - 2011 đến nay như sau:o t o t n m h c 2010 - 2011 ọc tự chọn theo nội đó, trường chúng tôi sử dụng PPCT dạy học tự chọn theo nộiến nay như sau:n nay nh sau:ư

Lớp 8

16 Luyện tập thuyết minh một thứ đồ dùng 1

17 Luyện tập thuyết minh về một thể loại 1

đó cũng là một lí do giúp người viết thực hiện đề tài này

III Giải pháp

1 Những kiến thức cơ bản về văn thuyết minh

Như đã trình bày trên, thuyết minh là kiểu văn bản mới và khó đối vớihọc sinh Vì vậy, việc hình thành kiến thức giúp các em nắm rõ đặc điểm, cáchlàm, các loại của nó hết sức quan trọng Lý thuyết là căn cứ để làm thực hành

Trang 6

Nếu không hiểu rõ bản chất của nó thì khi đưa vào vận dụng sẽ rất khó khăn Dovậy, trong đề tài này, trước khi trình bày các dạng và cách làm các bài văn tôixin trình bày lại một số đặc điểm tiêu biểu về dạng văn này như sau:

a Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu

Theo "Kiến thức - kĩ năng cơ bản Tập làm văn THCS" (Huỳnh Thị ThuBa) và Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một do Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) lạiđịnh nghĩa về văn thuyết minh như sau: "Văn bản thuyết minh là kiểu văn bảnthông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) vềđặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên,

xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích"

Mục đích của văn thuyết minh là nhằm giúp ta hiểu đúng bản chất vốn cócủa đối tượng như trong thực tế Với mục đích như vậy, văn thuyết minh cónhững đặc điểm riêng biệt như sau:

- Tính tri thức: Văn thuyết minh nhận nhiệm vụ chính là cung cấp tri thức chongười đọc Loại tri thức này đến với người đọc một cách trực tiếp bằng một hệthống nhất định

- Tính khoa học: Mỗi một văn bản thuyết minh cần dựa trên cơ sở khoa học đểcung cấp kiến thức cho người đọc, bởi đối tượng đến với độc giả là tri thức thực

tế, vốn có của nó Ví dụ: Thay vì giới thiệu màu sắc, hình dạng của lá cây (vănmiêu tả) thì trong văn thuyết minh phải lấy tri thức từ cơ sở khoa học để giảithích (vì sao lại có màu như vậy? Tác dụng của nó như thế nào )

- Tính khách quan: Vốn mang tính trung hòa về sắc thái biểu cảm nên văn bảnthuyết minh cũng như một số kiểu văn bản khác (Hành chính - Công vụ, Khoahọc, ) đều có chung một đặc điểm là tính khách quan Nghĩa là, người thuyếtminh không được thể hiện thái độ, tình cảm của mình mà phải giữ thái độ kháchquan Tri thức cung cấp phải thực tế, không chêm xen yếu tố hư cấu, tưởngtượng

- Tính thực dụng: Như đã nói trên, thuyết minh là dạng văn bản thông dụngtrong đời sống hằng ngày Tính thực dụng trong văn bản thuyết minh biểu hiện

ở ngay đặc điểm của nó là "cung cấp tri thức nhằm chỉ đạo thực tiễn trong mọilĩnh vực của đời sống"

Để hoàn thiện một đối tượng thuyết minh, người viết cần đảm bảo các yêucầu sau:

Thứ nhất: Hiểu rõ bản chất của đối tượng cần thuyết minh bằng cách quansát và lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu nhất, tránh trình bày dài dòng, thiếutrọng tâm Khi giới thiệu một đối tượng nào đó, người thuyết minh cần phảiđảm bảo các yêu cầu bằng cách trả lời các câu hỏi như: đối tượng gì? Có đặcđiểm như thế nào? Cấu tạo ra sao? Hình thành như thế nào, có giá trị, ý nghĩa gìđối với con người

Trang 7

Thứ hai: Phải thể hiện được cấu tạo, trình tự, lôgic.

b Các phương pháp thuyết minh chủ yếu

Như trên đã nói, muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người thuyết minhcần nắm rõ đặc điểm, tri thức tiêu biểu về đối tượng đó Tuy nhiên, nếu không

có một phương pháp trình bày phù hợp chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả,tức là người đọc sẽ khó nắm bắt vấn đề Nói như vậy để thấy rằng, vận dụng cácphương pháp vào làm bài văn là rất quan trọng Nhưng vận dụng như thế nàocho hiệu quả lại là vấn đề khác đòi hỏi sự hiểu biết và khéo léo của của ngườithuyết minh và đối tượng cần thuyết minh cụ thể

Sau khi đã có những tri thức cần thiết, người thuyết minh cần vận dụnglinh hoạt các phương pháp thuyết minh cụ thể để làm bài như:

b.1 Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

Trong văn thuyết minh, phương pháp nêu định nghĩa được dùng để chỉ rabản chất, đặc trưng riêng của đối tượng cần thuyết minh Phương pháp nàychính là một cách đánh giá rõ ràng, chính xác, ngắn gọn về vị trí, vai trò, côngdụng giá trị của sự vật, hiện tượng Tuy nhiên, để sử dụng phương pháp này cóhiệu quả người thuyết minh cần phải xác định được đối tượng thuộc vào loại sựvật, hiện tượng gì, và chỉ ra đặc điểm riêng nổi bật của đối tượng trong loại sựvật, hiện tượng đó

Là phương pháp nhằm thuyết minh tổng quát đối tượng là gì nên nóthường được sử dụng hiệu quả trong phần mở bài của bài văn với hầu hết cácdạng đặc biệt là dạng văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh, phương pháp(cách làm), một thứ đồ dùng hay một thể loại, một tác phẩm

Để học sinh dễ dàng nắm bắt phương pháp này, cần chú ý cho các em đặcđiểm của nó Thông thường với phương pháp này khi sử dụng thường có kết cấu

kiểu "C là V"(C: đối tượng cần thuyết minh; V (đứng sau từ là) là thông tin về

đối tượng ấy (có thể là đặc điểm, tính chất, công dụng, ý nghĩa ))

b.2 Phương pháp liệt kê

Liệt kê là biện pháp nhằm sắp xếp các sự vật, sự việc cùng loại liên tiếpnhau để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau củathực tế

Ví dụ: Tre gắn bó rất thân thiết với người dân Việt Nam Chẳng tự nhiên

mà khi nhắc đến người Việt, người ta lại nhớ đến cây tre Tre gắn bó, cống hiến hết mình trong công cuộc bảo vệ đất nước: Gậy tre, chông tre dùng để chống lại quân thù Tre còn góp ích trong sinh hoạt: rổ rá sinh hoạt bằng tre, đũa, tăm dùng hằng ngày cũng bằng tre Rồi măng tre làm thực phẩm cho chúng ta

b.3 Phương pháp nêu ví dụ, số liệu

Trang 8

Nêu số liệu, ví dụ là cách làm cho sự vật, hành động trở nên chân thực,khách quan nhất Đây lại là điều rất cần trong văn thuyết minh Để đối tượnghiện lên một cách rõ nét cần đưa ví dụ, số liệu cụ thể sau đó phân tích, giải thích

rõ ràng Khi đưa ví dụ, số liệu có thể theo các cách như: nêu ví dụ liệt kê và nêu

có thể lấy sự vật này ra để so sánh với một sự vật khác để qua đó nêu bật nétriêng, đặc trưng riêng của đối tượng cần thuyết minh

Ví dụ: trong văn bản "Ôn dịch, thuốc lá", Nguyễn Khắc Viện khi nói vềtác hại của khói thuốc lá đã dùng phương pháp so sánh rất hiệu quả như sau:

Có người bảo: Tôi hút thuốc, tôi bị bệnh, mặc tôi!

Xin đáp lại rằng: hút thuốc là quyền của anh nhưng anh không có quyền đầu độc những người xung quanh anh Anh uống rượu say mềm, anh làm anh chịu Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc

Chỉ cần lấy tác hại khi uống rượu của một anh chàng say ra để so sánh vớinhững tác hại mà thuốc lá mang lại thôi ta đã hình dung được những ảnh hưởngnặng nề của nó

b.5 Phân loại, phân tích trong văn thuyết minh

Có thể nói rằng trong văn thuyết minh, phương pháp này được sử dụngnhiều nhất Nó phù hợp với hầu hết các dạng đề văn

Ví dụ với đề văn: giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em

Để làm rõ được đối tượng, người thuyết minh sau khi quan sát cần phảidùng phương pháp này để phân loại đối tượng theo nhiều khía cạnh khác nhau

để giới thiệu như: về cấu trúc, giá trị, đóng góp, Có như vậy khi đối tượngđược giới thiệu, người đọc, người nghe sẽ dễ dàng theo dõi và tìm hiểu đốitượng

b.6 Phương pháp viện dẫn ý kiến người khác

Trong chương trình học chính khóa trên lớp phương pháp này khôngđược đưa vào Tuy nhiên để các em có thể vận dụng linh hoạt hơn khi làm bài,tôi dẫn ra đây phương pháp viện dẫn ý kiến người khác khi làm văn thuyếtminh Phương pháp này được sử dụng khi muốn khẳng định tính đúng đắn, lợi,hại của sự vật hiện tượng Ý kiến được viện dẫn phải được chọn lọc và có độ tin

Trang 9

cậy cao Thường là của những người có hiểu biết, quan tâm và có khả năng đưa

ra những bằng chứng xác thực về đối tượng được nói tới Nói như vậy để lưu ýrằng, người thuyết minh khi sử dụng phương pháp này cần chú ý những thôngtin viện dẫn phải có chọn lọc, khách quan, mang tính khoa học cao Tránh việndẫn những thông tin sai lệch, thiếu tính xác thực dẫn tới việc người nghe hiểusai vấn đề

Ví dụ: Khi giới thiệu về sách cúng của người Dao tác giả đã viện dẫn ý

kiến của ông Bàn Văn Xiêm (một vị thầy cúng người Dao Ho) rằng: Những sách này của người Dao Đỏ, viết bằng chữ Hán và chữ Nôm Nội dung có ghi chép về nguồn gốc của các vị thánh Hay khi nói về tác hại của bao bì ni lông, tác giả đã viện dẫn ý kiến của các nhà nghiên cứu như: Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật

Trên đây là một số phương pháp tôi củng cố và mở rộng để giúp học sinhchúng ta khi tiến hành làm bài văn thuyết minh có thể vận dụng và làm tốt Vớiviệc nắm rõ các phương pháp này, tôi nghĩ học sinh tiến đến một bài văn thuyếtminh hay, cụ thể là điều không khó

c Phân biệt văn thuyết minh với các dạng văn khác

Theo chương trình đổi mới giáo dục trong bộ môn Ngữ văn, học văn hiệnnay phần lớn hướng học sinh vào ứng dụng thực tiễn Trong môn Ngữ văn, đặcbiệt là phân môn Tập làm văn học sinh chủ yếu được học 6 kiểu văn bản tươngứng với 6 phương thức biểu đạt: Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyếtminh và Hành chính - công vụ Sáu kiểu văn bản này được học rải đều ở tất cảcác lớp trong cấp học Lớp sau củng cố và nâng cao hơn lớp trước Mỗi kiểu vănbản thường có những đặc trưng rất riêng song giữa chúng lại có mối quan hệmật thiết, hỗ trợ cho nhau khi sử dụng

Một bài văn hay là một bài văn phải kết hợp một cách hợp lý các phươngthức biểu đạt Vậy như thế nào là hợp lí? Nghĩa là đưa các phương thức vàothực hành tạo lập một đoạn hay bài văn sao cho đối tượng được nói tới hiện lên

rõ ràng, cụ thể mà sâu sắc nhưng lại không được làm mờ phương thức chínhtrong bài Để làm được điều đó, người viết phải thực sự nắm được đối tượng,đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của từng kiểu văn bản

giúp các em có th n m b t rõ c tr ng t ng ki u v n b n, tôi ã

Đ ắm bắt rõ đặc trưng từng kiểu văn bản, tôi đã ắm bắt rõ đặc trưng từng kiểu văn bản, tôi đã đó, trường chúng tôi sử dụng PPCT dạy học tự chọn theo nộiặc trưng từng kiểu văn bản, tôi đã ư ừ năm học 2010 - 2011 đến nay như sau: ăm học 2010 - 2011 đến nay như sau: ản, tôi đã đó, trường chúng tôi sử dụng PPCT dạy học tự chọn theo nội

ti n h nh cho các em phân bi t v ến nay như sau: à trường ệt và đặt chúng trong mỗi tương quan với nhau à trường đó, trường chúng tôi sử dụng PPCT dạy học tự chọn theo nộiặc trưng từng kiểu văn bản, tôi đãt chúng trong m i tỗi tương quan với nhau ương quan với nhaung quan v i nhauới nhautheo b ng sau:ản, tôi đã

Đối tượng Mục đích Đặc điểm Cách trình

bày Ngôn ngữVăn bản tự - Người,

vật, hiện

- Giúpngười đọc

-Là phươngthức trình

- Kể lại,thuật lại sự

- Ngôn ngữgiàu hình

Trang 10

tượng, đồvật, thựcvật,

giải thích

sự việc,hiện tượngtìm hiểucon người,nêu vấn đề

và bày tỏthái độkhen, chê

bày chuỗi

sự việc, sựviệc nàynối tiếp sựviệc kia,dẫn tới sựviệc kếtthúc cónghĩa

- Có hưcấu, tưởngtượng

- Sử dụngcác biệnpháp nghệthuật: sosánh, nhânhóa

vật, sự việcnào đó màcon ngườichúng kiếnhoặc thamgia

ảnh

- Kết hợpmiêu tả,biểu cảmnghị luận,thuyếtminh

- Chú ýngôn ngữcủa nhânvật, củangười kểchuyện

Văn bản

miêu tả

- Người,vật, cảnhquan,

Giúp ngườiđọc, ngườinghe hìnhdung đượcđặc điểm,tính

chất, củangười, vật,cảnh

- Tái hiệnđặc điểm,tính chấtcủa sự vật,

sự việc,con người

- có yếu tố

hư cấu,tưởng

tượng

- Sử dụng

từ ngữ gợihình ảnh,các biệnpháp tutừ

Quan sát,nhận xét,liên tưởng,tưởng

tượng, sosánh đểlàm nổi bậtnhững đặcđiểm củađối tượng

- Ngôn ngữgiàu hìnhảnh, có tínhbiểu cảmcao

- Kết hợp

tự sự, nghịluận, thuyếtminh,

Văn bản

biểu cảm

- người,vật, cảnhquan, đồvật

Biểu đạttình cảm,cảm xúc,

sự đánh giácủa con

- Bộc lộtình cảm,cảm xúc,suy nghĩcủa người

Bộc lộ trựctiếp tìnhcảm, cảmxúc bằng từngữ biểu

Ngôn ngữgợi hình,giàu tínhbiểu cảm

Trang 11

người đốivới thế giớixung quanh

và khêu gợilòng đồngcảm nơingười đọc

nói, viết cảm hoặc

gián tiếpqua hànhđộng, cửchỉ, lời nói,hình dánhcủa đốitượng

Văn bản

nghị luận

- tư tưởng,đạo lý, khíacạnh, vấn

đề trongcuộc sống,văn học

Xác lậpcho ngườinghe một

tư tưởng,quan điểmnào đó

Trình bàybằng hệthống luậnđiểm, luận

cứ, lập luận

Trình bày

rõ ràngtheo hệthống luậnđiểm, luận

cứ và lậpluận

Ngôn ngữchặt chẽ,lôgic, sắcbén, có tínhgợi cảm

Văn bản

thuyết

minh

- người,vật, cảnh,

Giúp ngườiđọc, ngườinghe hiểuđúng bảnchất củađối tượngnhư trongđời sốngthực

Mang tínhkhách

quan, khoahọc, chínhxác, trungthưc

- Không có

hư cấu,tưởng

tượng

Trình bàybằng cáchgiới thiệu,giải thích,

- Ngôn ngữkhoa học,chân thực,chính xác

- Hạn chếbộc lộ tìnhcảm cánhân

d Các yếu tố trong văn thuyết minh

Nghệ thuật là "tấm gương" phản chiếu các khía cạnh của đời sống Nóđược biểu hiện cụ thể qua nhiều yếu tố: đường nét, hình khối, màu sắc, ngôntừ, Trong văn chương, nghệ thuật được người nghệ sĩ thể hiện qua hệ thốngngôn từ, hình ảnh độc đáo Qua những hình tượng ấy, người viết bộc lộ thái độ,suy nghĩ của bản thân trước một vấn đề nào đó

Văn thuyết minh là dạng văn bản thiết thực, gần gũi với đời sống Nhữngkiến thức nó cung cấp thường là những đối tượng có trong thực tế và dùng vănphong khoa học để giới thiệu, trình bày Nói như vậy có nghĩa rằng khi học vàđọc dạng văn bản này chắc sẽ không tránh khỏi sự khô khan, gây nhàm cháncho người đọc và người học Vậy để giúp cho đối tượng được giới thiệu hiện lên

rõ ràng, cụ thể, hấp dẫn và người tiếp nhận hứng thú cần phải sử dụng kết hợpmột số yếu tố nghệ thuật khác vào Cụ thể là các biện pháp nghệ thuật như kể

Trang 12

chuyện, tự thuật, so sánh, nhân hóa, các điệu hò, vè và yếu tố miêu tả Vớidạng văn này, có thể vận dụng các biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả ở cácdạng bài thuyết minh về đồ vật, con vật, cây cối, danh lam thắng cảnh,

Nhưng đưa các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả vào bài văn thuyếtminh như thế nào là hợp lý? Nghĩa rằng các biện pháp nghệ thuật và yếu tốmiêu tả chỉ đóng vai trò là yếu tố phù trợ, chêm xen vào để làm bài văn hay, rõràng, sinh động hơn chứ không được làm mờ phương thức chính là thuyết minh,tức là phải đảm bảo tính chất của văn thuyết minh (kiến thức chính xác, trungthực), thể hiện mục đích, các phương pháp thuyết minh

Yếu tố miêu tả được dùng để tái hiện các thuộc tính, đặc điểm của đốitượng nhằm làm nó nổi bật, sinh động, ấn tượng và hấp dẫn hơn Trong vănthuyết minh yếu tố miêu tả đóng vai trò quan trọng bởi giữa thuyết minh vàmiêu tả có nhiều nét tương đồng nhau (về đối tượng, tập trung làm rõ giá trị vàcông dụng, đều dựa trên năng lực quan sát để làm bài) Do đó, đưa yếu tố miêu

tả vào bài viết bằng cách sử dụng lời văn cần gợi tả với nhiều từ láy, tính từ,biện pháp so sánh

Khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài văn thuyết minh cần chú ýđến các hình thức nghệ thuật có thể đưa vào Biện pháp nghệ thuật chỉ đóng vaitrò phụ, không được làm ảnh hưởng đến nội dung khoa học của thuyết minh Nóchỉ nhằm làm cho bài văn thuyết minh hay, hấp dẫn, mới lạ, độc đáo hơn Đểtránh sa vào các dạng bài khác (miêu tả, kể chuyện) thì kiến thức cung cấp phảichính xác, khoa học về đối tượng đó

Tuy nhiên, không phải bài văn thuyết minh nào cũng có thể và cần sửdụng biẹn pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả Vì vậy, người thuyết minh khi làmbài cần xác định đúng dạng bài, đối tượng để sử dụng phù hợp tránh lạm dụngcác biện pháp nghệ thuật khiến đối tượng thuyết minh không được rõ ràng,người đọc, người nghe không thể tiếp nhận tri thức

Ví dụ: Khi giới thiệu về đặc điểm của loài tre, ta có thể giới thiệu như sau:

Tre là loại cây quen thuộc, gần gũi đối với đời sống của người dân Việt Nam Nó được xem là biểu tượng của một dân tộc anh hùng, bất khuất Hiện nay giống tre được phổ biến rộng rãi, hầu khắp các tỉnh thành Tre tham gia kháng chiến cùng dân tộc, tre tham gia sản xuất Có lẽ không ai quên được màu vàng óng của loại tre có tên đằng ngà ở miền Bắc Loài tre cùng ông Gióng giết giặc Ân xâm lược Tên gọi của nó cũng bắt nguồn từ đấy Thân khẳng khiu, khoác lên mình bộ áo vàng óng ánh trông thật đẹp Những cánh tay nhỏ xíu luôn dang rộng ôm ấp nhau như tình đoàn kết của dân tộc ta vậy

2 Hướng dẫn cách làm một số dạng bài văn thuyết minh cơ bản trong

chương trình Ngữ văn THCS 2.1 Một số lưu ý chung khi làm bài văn thuyết minh

Trang 13

Như trên đã trình bày, văn bản thuyết minh là dạng văn mới được đưa vàogiảng dạy trong trường Trung học Với mục đích và vai trò riêng của nó thì việchướng dẫn các em làm bài cụ thể là vấn đề quan trọng đòi hỏi người giáo viênphải suy nghĩ, tìm tòi và có cách hướng dẫn chi tiết Trong phạm vi đề tài này,

để giúp các em nhận diện và tiến hành thuyết minh một đối tượng cụ thể nào đó,tôi đưa ra một số lưu ý chung khi làm bài như sau:

Thứ nhất: Yêu cầu học sinh phải nắm đúng đặc trưng của kiểu bài văn thuyếtminh: về mục đích, đặc điểm, yêu cầu, vai trò và hướng đi cụ thể

Thứ hai: Tìm hiểu, xác định đối tượng thuyết minh, tiến hành quan sát, lựachọn, sắp xếp các tri thức phù hợp để làm bài

Thứ ba: Tùy vào đối tượng cụ thể để lựa chọn phương pháp thuyết minh phùhợp

Thứ tư: Hướng dẫn các em thực hiện đầy đủ các bước của một bài văn nóichung: Tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý; viết bài và khảo bài Cụ thể:

Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý: cần đọc kỹ đề để tìm hiểu đối tượng cầnthuyết minh là gì? ở bước này giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời hai câu hỏi:

Đề yêu cầu làm gì? (xác định dạng bài); đối tượng thuyết minh; nội dung cầnthuyết minh là gì? Muốn làm được bước này đòi hỏi người thuyết minh phải sửdụng năng lực quan sát hợp lý để nhận diện rõ bản chất của vấn đề Thực hiệntốt bước này sẽ tránh lạc đề, sai đề khi làm bài

Bước 2: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu và xác định các đặc điểmtiêu biểu rồi hướng dẫn các em lập dàn ý cho đề văn Có thể nói rằng đây làbước có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình làm bài bởi nó đảm bảo cho bàivăn đủ ý, mạch lạc, tránh được việc thiếu ý, lặp lại ý, lộn xộn ý

Cũng như các dạng văn bản khác, một bài văn thuyết minh đầy đủ cũngđảm bảo ba phần được tiến hành bằng ba đoạn văn: Mở bài - Thân bài - Kết bài,giữa các phần phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ, tương ứng nhau Tuy nhiên,trong quá trình làm bài, phần thân bài có thể phân chia thành nhiều đoạn để đảmbảo ý rõ ràng, bài viết mạch lạc giúp người đọc dễ theo dõi hơn

Bố cục bài văn thuyết minh được cấu tạo như sau:

MB: Giới thiệu khái quát về đối tượng

TB: Vận dụng các phương pháp thuyết minh, kết hợp các yếu tố để làmnổi bật tri thức về đối tượng (có thể trả lời các câu hỏi: đối tượng có đặc điểmgì? đặc điểm nào nổi bật nhất? Nổi bật như thế nào? Nét riêng để phân biệt )

KB: Khẳng định vai trò, giá trị của đối tượng cần thuyết minh

Bước ba: Viết bài là bước hoàn thành sản phẩm Người viết dựa vào phầndàn ý đã làm và dùng lời văn, ngôn ngữ của bản thân để hoàn thành bài viết Bàiviết cần đảm bảo liên kết, mạch lạc, rõ ràng

Trang 14

Bước bốn: Đọc, khảo và trình bày bài làm: Hầu hết học sinh sau khi làmbài đều bỏ qua bước này Tuy là một bước không mất thời gian song góp phầnquan trọng, giúp học sinh có thể xem lại bài, phát hiện những lỗi sai cơ bản đểkhắc phục như lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu Nhờ đó bài viết đượchoàn thiện hơn.

Thứ năm: Đối với đối tượng là học sinh lớp 9, ngoài việc thực hiện nhữngbước trên còn cần xét xem nên đưa các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tảvào bài văn thế nào để đối tượng cần thuyết minh hiện lên cụ thể, sinh động vàhấp dẫn

Là dạng văn bản hướng người đọc, người nghe tới nhiều đối tượng:người, vật, sự vật Do vậy nếu chỉ hướng dẫn các em làm theo bố cục ba phầnnhư vậy e rằng quá chung chung, và chắc chắn các em học sinh cũng không thểhiểu và làm được bài hoàn chỉnh Vì vậy, trong đề tài này, tôi hướng dẫn các emcách làm cụ thể của một số dạng văn thuyết minh cơ bản đồng thời mở rộng vànâng cao thêm một số dạng bài cho hoc sinh khá - giỏi, đặc biệt là những emtham gia bồi dưỡng học sinh giỏi Cụ thể:

Trong chương trình học lớp 8, theo PPCT đưa vào giảng dạy có bốn dạng

cơ bản: Thuyết minh về một thứ đồ dùng; thuyết minh về một danh lam thắngcảnh; thuyết minh về phương pháp (cách làm) và thuyết minh về một thể loại.Đây là dạng bài cơ bản song thiết nghĩ sẽ là thiếu sót đối với học sinh khá - giỏinếu không mở rộng ra một số đề bài khác Do vậy, trong phạm vi đề tài, tôitrình bày thêm một số dạng bài khác như: thuyết minh một loài thực vật, vậtnuôi; thuyết minh về một tác phẩm văn học; thuyết minh về một tác giả vănhọc; một gương mặt, một danh nhân văn hóa Đồng thời hướng dẫn các em họcsinh lớp 9 đưa các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả vào bài văn cụ thể

2.2 Hướng dẫn cách làm cụ thể một số dạng bài văn thuyết minh

a Một số dạng văn thuyết minh cơ bản

a.1 Thuyết minh về một thứ đồ dùng

Đồ dùng là vật dụng gần gũi, thân thiết với con người Nó phục vụ trongmọi hoạt động: sản xuất, học tập, đi lại, sinh hoạt Hiểu rõ và nắm bắt đốitượng đó giúp con người có thêm hiểu biết và cách sử dụng hợp lý hơn

Trong văn thuyết minh, đây là dạng đầu tiên được giới thiệu Cung cấpthông tin về một thứ đồ dùng, sản phẩm chủ yếu là cung cấp về đặc điểm, cấutạo, công dụng, lợi ích của nó Có thể trả lời các câu hỏi sau: Đề văn yêu cầu talàm gì? Đối tượng cần thuyết minh là gì? Sau khi học sinh nhận diện đề và đốitượng thuyết minh rồi, giáo viên hướng dẫn các em vận dụng các phương phápdạy học và phương pháp thuyết minh để giới thiệu về nó Chủ yếu trình bày cácđặc điểm sau: vật dụng đó có cấu tạo như thế nào? Các loại ra sao? Gồm mấy bộphận tiêu biểu? Mỗi bộ phận lại có cấu tạo thế nào, công dụng, lợi ích của

Trang 15

chúng Sau đó nêu bật chung giá trị của vật dụng đồng thời thể hiện thái độ củangười thuyết minh về vật dụng đó.

Đối với dạng đề này, học sinh có thể chọn trình tự giới thiệu từ bao quátđến cụ thể để trình bày về đối tượng Trong quá trình giới thiệu chú ý kết hợpcác yếu tố để người đọc dễ nhận thấy

Từ đặc điểm chung ấy, tôi hình thành dàn ý cho dạng bài này như sau:MB: Giới thiệu khái quát đối tượng cần thuyết minh (có thể theo cáccách: vật dụng gì? giá trị của nó với con người? hoặc đi từ xuất xứ của vậtdụng đó để giới thiệu)

TB: vận dụng các phương pháp thuyết minh để cung cấp tri thức về đốitượng (trong quá trình giới thiệu đan xen yếu tố khác như miêu tả, tự sự )

- Nguồn gốc/ xuất xứ

- Cấu tạo của vật dụng đó (cấu tạo chung, riêng)

- Các loại

- Công dụng/ nguyên lý hoạt động và cách sử dụng và bảo quản

- Giá trị, ý nghĩa của vật dụng trong đời sống con người

KB: Thái độ đối với đối tượng

(Đây là dàn bài chung mang tính định hướng, khi làm một đề cụ thể họcsinh cần biết thêm bớt, đảo vị trí các ý để phù hợp Đồng thời lưu ý phần kếtthúc: thể hiện thái độ của người viết Thái độ ở đây là khẳng định giá trị, ý nghĩacủa vật dụng trong quá khứ, hiện tại và tương lai, tránh nhầm lẫn với thái độtrong kết bài của văn miêu tả, tự sự là bày tỏ thái độ, tình cảm của người viết.)

Ví dụ: Thuyết minh về chiếc bút bi

+ Gợi ý:

- Yêu cầu: Thuyết minh một thứ đồ dùng

- Đối tượng: chiếc bút bi

- Phạm vi: cấu tạo, công dụng, cách bảo quản, giá trị

Dàn bài:

MB: Vai trò của chiếc bút trong đời sống, đặc biệt là đối với học sinh

TB: Lần lượt cung cấp các kiến thức:

- Nguồn gốc, xuất xứ của chiếc bút bi

- Quá trình ra đời và phát triển

- Các loại bút hiện nay (gắn những thương hiệu)

- Cấu tạo, công dụng chung của chiếc bút

Trang 16

- Cấu tạo, công dụng cụ thể từng bộ phận (ruột bút, ngòi bút, vỏ bút, các bộphận khác )

- Cách sử dụng và bảo quản chiếc bút như thế nào?

- Giá trị của chiếc bút trong sinh hoạt, học tập, làm việc

KB: Thái độ của người viết về chiếc bút (quan trọng, thân thiết, yêu quý, giữgìn)

a.2 Thuyết minh về một thể loại văn học

Thuyết minh về một thể loại văn học là một dạng tương đối khó trong vănthuyết minh, bởi nó không chỉ yêu cầu học sinh quan sát kĩ lưỡng, nắm đặcđiểm mà còn phải hiểu sâu sắc về thể loại mới có thể thuyết minh được Vănhọc có rất nhiều thể loại, mỗi thể loại có đặc trưng riêng Do vậy, học sinh khilàm dạng văn cần xác định đúng thể loại

Văn học hướng tới ba thể loại chính là tự sự, trữ tình, kịch Mỗi thể loạiđược trình bày theo nhiều cách khác nhau theo từng thể loại nhỏ hơn như:truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, thơ, Song khi tiến hành giới thiệu đềuthực hiện các yêu cầu sau:

- Nắm chắc đặc điểm về thể loại, chọn những đặc điểm tiêu biểu để trình bày(cấu trúc, bố cục, ngôn ngữ, dung lượng, nội dung, ) nhằm phân biệt với cácthể loại khác

- Để người đọc hiểu rõ hơn về thể loại đó, trong lúc giới thiệu cần chọn và đưavào những ví dụ cụ thể

Dàn bài chung:

MB: Giới thiệu chung về đối tượng (nên dùng phương pháp nêu định nghĩa)TB: Lần lượt dùng phương pháp thuyết minh để giới thiệu, trình bày về đốitượng:

+ Đối với thể loại thơ, cần chú ý:

- Thể thơ gì?

- Số lượng câu chữ trong bài như thế nào?

- Những quy định trong thể thơ đó (niêm, luật, cách gieo vần, nhịp, )

- Cách bộc lộ suy nghĩ, tư tưởng, cảm xúc trong bài thơ

- Những ưu điểm, hạn chế của thể loại

- Vai trò, ý nghĩa của thể loại đó trong văn học

+ Đối với thể loại truyện, cần:

- Thể loại truyện gì? (truyện ngắn, dài, tiểu thuyết, )

Ngày đăng: 04/10/2021, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w