Danh từ riêng trong thơ tố hữu (khảo sát qua ba tập thơ việt bắc, gió lộng và ra trận)

67 1.4K 4
Danh từ riêng trong thơ tố hữu (khảo sát qua ba tập thơ việt bắc, gió lộng và ra trận)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn ====*****==== Danh từ riêng trong thơ tố hữu (Khảo sát qua ba tập thơ việt bắc, gió lộng ra trận) Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: ngôn ngữ Giáo viên hớng dẫn: ts. Trịnh thị mai Sinh viên thực hiện: hoàng thị hằng Lớp: 47B3 - Văn Vinh 2010 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Thơ là cảm xúc, là tiếng nói chân thành của trái tim. Mỗi từ, mỗi hình ảnh trong thơ đều là cảm xúc của người viết trước cái đẹp của nhiên thiên cuộc sống. Ở mỗi nhà thơ đều có cách dùng từ riêng hay nói cách khác việc xuất hiện một lớp từ nào đó rất tiêu biểu trong thơ đều nằm trong ý đồ của người viết. Từ ngữ chính là một trong những yếu tố hàng đầu của thơ ca. 1.2. Trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam, Tố Hữu được coi là con chim đầu đàn. Thơ Tố Hữu là sự hoà quyện giữa cảm xúc về cái đẹp cảm xúc chính trị hay nói cách khác, đó là sự hoà quyện giữa một nhà thơ với một nhà cách mạng. Người Việt Nam yêu thơ Tố Hữu, bởi thơ ông đã kết hợp được một cách nhuần nhuyễn giữa men say lý tưởng tinh thần độc lập dân tộc đậm đà trong cả nội dung lẫn hình thức. Từ ngữ trong thơ ông giản dị dễ hiểu nhưng mỗi từ đều có giá trị nghệ thuật, trong đó phải kể đến danh từ riêng. Nhóm từ này xuất hiện dày đặc, nhất là trong ba tập thơ Việt Bắc, Gió lộng Ra trận. 1.3. Thơ Tố Hữu không chỉ là đối tượng nghiên cứu của giới nghiên cứu phê bình văn học mà còn là đối tượng giảng dạy ở trường phổ thông đại học. Đề tài nghiên cứu Danh từ riêng trong thơ Tố Hữu của chúng tôi sẽ là nguồn liệu không chỉ góp phần vào việc khẳng định tài năng phẩm chất của 2 một nhà thơ lớn mà còn giúp cho giáo viên, học sinh, sinh viên hiểu hơn về thơ Tố Hữu để dạy học có hiệu quả nhất. 2. Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các danh từ riêng trong ba tập thơ Việt Bắc, Gió lộng Ra trận của Tố Hữu. Danh từ riêng được nghiên cứu ở các đặc điểm vai trò. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thống kê, phân loại các danh từ riêng trong thơ Tố Hữu qua ba tập thơ: Việt Bắc, Gió lộng Ra trận. - Phân tích các đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của danh từ riêng trong thơ Tố Hữu. - Tìm hiểu vai trò của danh từ riêng trong thơ Tố Hữu để thấy được vì sao danh từ riêng được Tố Hữu dùng nhiều trong thơ ông như vậy. Từ đó, có sự so sánh với một số nhà thơ cùng thời để rút ra nét riêng của nhà thơ cách mạng này. 3. Lịch sử vấn đề Là một nhà thơ lớn, Tố Hữu không chỉ là một người thể hiện sâu sắc tưởng thời đại, mà còn là người đánh dấu một bước phát triển mới trong thơ ca dân tộc. Thơ ông trở thành đề tài thu hút công sức nghiên cứu của đông đảo các nhà nghiên cứu, không chỉ ở lĩnh vực văn học mà cả ở lĩnh vực ngôn ngữ. Nhìn chung, thơ Tố Hữu đã được đánh giá, phân tích về mọi mặt từ nội dung tưởng tới hình thức, phong cách, từ đề tài, chủ đề, hình tượng tới phương pháp sáng tác, thể loại, ngôn ngữ. Thư mục các bài viết, các chuyên luận, các công trình nghiên cứu về Tố Hữu ngày càng dài ra. Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, hiện nay có khoảng trên 200 bài viết, chuyên luận, công trình nghiên cứu biên soạn về thơ Tố Hữu của các tác giả trong ngoài nước. Trong đó có một số công trình đáng chú ý như: 3 Cuốn Thi pháp thơ Tố Hữu của tác giả Trần Đình Sử (tái bản năm 2001, Nxb VH-TT) đã cung cấp một mô hình thế giới nghệ thuật làm nền tảng cho nghiên cứu thi pháp. Bắt đầu từ con người, mở ra thế giới với không gian, thời gian, thể tài, chất thơ phương thức thể hiện. Tác giả cũng đã nghiên cứu đặc điểm tổ chức lời thơ của Tố Hữu như đặc điểm cú pháp, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách ngắt nhịp, ngắt dòng. Khi nhận xét về việc sử dụng hình ảnh ngôn từ trong thơ Tố Hữu, ông viết: “Hình ảnh ngôn từ trong thơ ông thể hiện một thế giới đang bừng sáng, bốc cháy, nóng bỏng. Ông thích được nói đến mặt trời chân lý, mặt trời lên, đỏ như sao hoả, sáng sao kim, chói lọi khối sáng sao băng, cả địa cầu thành một ngôi sao…”.[13, 255] hoặc: "Cảnh vật trong thơ Tố Hữu thường được miêu tả trong độ nảy nở, xinh đẹp tột cùng: căng đầy sức dậy dáng non tơ, đường nở ngực những hàng dương liễu nhỏ, rực lúa chiêm trăng bướm bướm vàng…lụa Nam Định đẹp tươi mát rượi, những đàn trâu Việt Bắc béo tròn, mía lên mật thân tím màu áo cưới, sum suê chợ Bưởi, tíu tít Đồng Xuân”. [13, 257] Hay nhận xét chung của ông về cách ngắt nhịp trong thơ Tố Hữu: Đọc thơ ông, người ta không thể tuân theo cái nhịp đều đặn, cố hữu của thể thơ, mà phải tuân theo nhịp của lời nói được diễn đạt. Đó là cái duyên của thơ. Ở đây, sự tôn trọng các dấu chấm, dấu cảm, dấu hỏi, dấu phẩy…có ý nghĩa đặc biệt quan trọng”. [13, 243] Cuốn Tố Hữu - về tác gia tác phẩm của tác giả Phong Lan (Nxb Giáo dục, 2003) tập hợp khá nhiều bài viết tiêu biểu về thơ Tố Hữu. Các bài viết tập trung phân tích một số nét đặc sắc trong một số bài thơ, tập thơ của Tố Hữu về các mặt như giá trị nội dung nghệ thuật. Đặc biệt, về đặc điểm phong cách nghệ thuật đã có nhiều nhận xét tiêu, chẳng hạn như một số nhận xét sau đây: Tác giả Vũ Đức Phúc viết: “Đặc sắc nhất của thơ Tố Hữu trước hết lại là ở nội dung của nó; nghĩa là ở tính đa dạng của tình cảm hồn nhiên, chân 4 thực. Trong một số bài thơ thường thường có đủ các khía cạnh, cung bậc, tình cảm, mà những tình cảm ấy ăn khớp với nhau một cách tự nhiên, phù hợp với sự vật được nhà thơ cảm thụ. Sự đa dạng trong tình cảm hồn nhiên là cái cốt của phong cách thơ Tố Hữu”. [12, 261]. Hay nhận xét của tác giả Lê Đình Kị: “Cái nổi lên ở Tố Hữu là hồn thơ dân tộc - hiện đại, hồn thơ này được kết tinh vào nhạc điệu. Sáng tác là sự thống nhất giữa khách quan chủ quan, giữa hiện thực cách mạng Việt Nam tâm hồn của nhà thơ. Nhạc điệu là kết tinh của mối thống nhất này. Sáng tác hình thành là khi bắt đầu có sự thống nhất giữa nội dung hình thức. Nội dung thơ Tố Hữu là nội dung cách mạng với đầy đủ ý nghĩa chiều sâu của nó. Hình thức thơ Tố Hữu là hình thức dân tộc. Nhạc điệu thiết tha lôi cuốn của thơ Tố Hữu cũng chính là biểu hiện tổng hợp của mối thống nhất này”. [12, 812] Cuốn Tố Hữu, thơ cách mạng của nhóm tác giả Mai Hương, Vân Trang, Nguyễn Cừ (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 1996) cũng tập trung những bài tiêu biểu về thơ Tố Hữu. Trong đó có nhận xét khái quát về ngôn ngữ thơ Tố Hữu như nhận xét của tác giả Hoài Thanh: “Thơ anh không chỉ nói bằng câu, bằng chữ mà còn bằng nhịp điệu, âm thanh quan hệ giữa các nhịp điệu âm thanh”. [4, 462] Riêng thơ Tố Hữu, nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ, thời gian gần đây đã có một số đề tài khoá luận, luận văn, luận án đi sâu tìm hiểu những đóng góp về ngôn ngữ thơ Tố Hữu như: - Động từ chỉ hành động trong thơ Tố Hữu của tác giả Nguyễn Thị Hải Lý. - Khảo sát vốn từ ngữ chỉ không gian, thời gian trong thơ Tố Hữu của tác giả Trần Thị Bích Thuỷ. - Khảo sát cách sử dụng từ địa phương trong thơ Tố Hữu của tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết. - Từ chỉ màu sắc trong thơ Tố Hữu, của tác giả Nguyễn Thị Yến. - Đại từ trong thơ Tố Hữu của tác giả Nguyễn Thị Hà. 5 Tóm lại, qua các công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu nói chung ba tập thơ Việt Bắc, Gió lộng Ra trận nói riêng, chúng tôi thấy hầu hết các công trình nghiên cứu, các bài viết về thơ Tố Hữu dù ở phương diện hình thức hay nội dung cũng có ít nhiều đề cập đến đặc điểm ngôn ngữ của thơ Tố Hữu, có thể về mặt thể thơ, về vần điệu, về hình ảnh, về từ ngữ….Nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu danh từ riêng trong thơ ông. Vì vậy, trên cơ sở các công trình, các bài viết này, chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu Danh từ riêng trong thơ Tố Hữu để góp phần làm rõ thêm một nét phong cách ngôn ngữ của thơ ông. 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ đối tượng, mục đích nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê phân loại - Phương pháp phân tích miêu tả tổng hợp - Phương pháp so sánh đối chiếu 5. Đóng góp của đề tài Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu rất nhiều nhưng đề tài của chúng tôi là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu Danh từ riêng trong thơ Tố Hữu. Khoá luận không chỉ giúp người đọc thấy được các loại dang từ riêng được sử dụng trong thơ ông Hữu cũng như ý nghĩa của chúng, mà còn tìm thấy một nét rất riêng trong phong cách thơ ông. Qua đó, người đọc sẽ thấy rõ những chuyển biến trong nội dung cũng như trong nghệ thuật thơ ông qua các thời kỳ. 6. Cấu trúc của khoá luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khoá luận gồm 3 chương sau: - Chương 1: Một số vấn đề chung liên quan đến đề tài. - Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của danh từ riêng trong thơ Tố Hữu. 6 - Chương 3: Vai trò của của danh từ riêng trong thơ Tố Hữu. 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tố Hữu thơ Tố Hữu 1.1.1. Về tác giả Tố Hữu Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4-9-1920 tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong gia đình một nhà nho nghèo. Năm ông mười hai tuổi mẹ mất, cha đi làm xa. Năm mười ba tuổi, Tố Hữu vào học trường Quốc học Huế. Lớn lên giữa lúc phong trào cách mạng do Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo đang phát triển mạnh mẽ trong thời kì Cách mạng Dân chủ, Tố Hữu đã sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1936, ông gia nhập Đoàn thanh niên Cộng sản. Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương từ đó hoàn toàn hiến dâng cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Ông liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong cơ quan lãnh đạo của Đảng Nhà nước. Ông mất ngày 9- 12-2002 tại Hà Nội, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho công chúng yêu thơ những người đồng chí. Ở Tố Hữu, con người chính trị con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng. 1.1.2. Thơ Tố Hữu 1.1.2.1. Các tác phẩm của Tố Hữu Tố Hữu đến với cách mạng, với thơ trong tuổi trẻ của cuộc đời Đất nước nô lệ, nên người thanh niên ấy đã sớm đi vào con đường đấu tranh. Từ ấy là tiếng nói thơ ca được khơi dậy từ tấm lòng yêu thương gắn bó với đất nước. Trên sáu thập kỉ qua, con đường thơ của Tố Hữu là tiếng nói đồng hành với con đường cách mạng nói như Pierre Emmauel là “sự diễn đạt về số phận dân tộc mình”. 8 Ông đã để lại cho thi đàn Việt Nam 7 tập thơ: 1.Từ ấy (67 bài, sáng tác từ 1937 – 1946) 2. Việt Bắc (22 bài, sáng tác từ 1946 – 1954) 3. Gió lộng (25 bài, sáng tác từ 1955 – 1961) 4. Ra trận (35 bài, sáng tác từ 1962 – 1971) 5. Máu hoa (13 bài, sáng tác từ 1972 – 1977) 6. Một tiếng đờn (73 bài, sáng tác từ 1979 – 1992) 7. Ta với ta (49 bài, sáng tác từ 1993 - 2002) Bảy tập thơ với gần 300 bài thơ, thu hút đến hơn 200 bài viết công trình nghiên cứu về các tác phẩm của mình là điều đáng tự hào trong sự nghiệp thơ Tố Hữu thi đàn Việt Nam. Tập Từ ấy (1937 - 1936) là chặng đường đầu mười năm thơ Tố Hữu, cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động đã diễn ra nhiều biến cố to lớn làm rung chuyển đổi thay sâu sắc xã hội Việt Nam. Tập thơ Từ ấy gồm ba phần Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng tương ứng với ba chặng đường trong mười năm hoạt động cách mạng của người thanh niên cách mạng. Từ ấy là tiếng reo ca hân hoan, nồng nhiệt của một tâm hồn trẻ khao khát lẽ sống đã bắt gặp được lý tưởng quyết tâm cống hiến cuộc đời mình cho lý tưởng ấy. Tập thơ Việt Bắc (1946 - 1954) là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống thự dân Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao anh dũng sự trưởng thành của cuộc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi. Chủ đề chung của tập thơ là toàn dân đoàn kết, yêu thương nhau, vượt mọi gian khổ kháng chiến đến thành công. Nổi bật nhất là hình ảnh Bác Hồ, các mẹ, các chị, các em bé, các anh bộ đội, tất cả xoắn xít lấy nhau trong một mối tình cá nước giữa quân dân, ở tiền tuyến hậu phương… Tập thơ có những bài nổi tiếng 9 như “Phá đường” (1948), “Lượm” (1949), “Sáng tháng năm” (1951), “Ta đi tới” (8 - 1954), “Việt Bắc” (1954)… Tiếp theo Việt Bắc, Gió lộng (1955 - 1961) khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con người đương thời: niềm vui niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam ý chí thống nhất tổ quốc, tình cảm quốc tế vô sản rộng mở với các nước anh em. Niềm vui chiến thắng được nhân lên cùng niềm tự hào của con người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc mình, vững tin vào tương lai đã đem đến cho tập thơ Gió lộng cảm hứng lãng mạn phơi phới cùng với khuynh hướng sử thi đậm nét. Hai tập Ra trận (1962 - 1971), Máu hoa (1972 - 1977) là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt hào hùng của cả dân tộc cho tới ngày toàn thắng. Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng của cả dân tộc trong cuộc chiến đấu ở hai miền Nam, Bắc. Khẳng định ý nghĩa lớn lao, cao cả của cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với lịch sử dân tộc thời đại, thơ Tố Hữu cũng thể hiện những suy nghĩ, phát hiện của nhà thơ về dân tộc con người Việt Nam mà tác giả luôn ngợi ca với niềm tự hào cảm phục. Tập thơ Một tiếng đờn thể hiện những chiêm nghiệm nghĩ suy của một đời người trên nửa thế kỉ đấu tranh, qua bao buồn vui, được mất, hồn thơ đang lắng lại với thời gian tuổi tác gợi mở nhiều tâm sự của tác giả. Ta với ta tập hợp những bài thơ sáng tác từ năm 1993 - 2002. Tập thơ cuối cùng này của Tố Hữu như một cuộc hành hương về quá khứ (về quê, về chiến khu xưa…). Trở về để thấy lòng mình ngân lên giai điệu của một thời oanh liệt, hào hùng, để khẳng định một nhân cách, một bản lĩnh. Tập thơ bộc lộ nhiều chiêm nghiệm đáng quý về đạo làm người, nhận thức rõ trách nhiệm với cộng đồng ở mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm. Đồng thời, tập thơ cũng đằm 10 . các danh từ riêng trong thơ Tố Hữu qua ba tập thơ: Việt Bắc, Gió lộng và Ra trận. - Phân tích các đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của danh từ riêng trong thơ. Khoa ngữ văn ====*****==== Danh từ riêng trong thơ tố hữu (Khảo sát qua ba tập thơ việt bắc, gió lộng và ra trận) Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành:

Ngày đăng: 25/12/2013, 11:17

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Số liệu về danh từ riờng trong - Danh từ riêng trong thơ tố hữu (khảo sát qua ba tập thơ việt bắc, gió lộng và ra trận)

Bảng 1.

Số liệu về danh từ riờng trong Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 2: Số liệu cỏc nhúm danh từ riờng trong - Danh từ riêng trong thơ tố hữu (khảo sát qua ba tập thơ việt bắc, gió lộng và ra trận)

Bảng 2.

Số liệu cỏc nhúm danh từ riờng trong Xem tại trang 18 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan