1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ACB

23 954 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ACB TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN NHÓM PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU (ACB) Giáo viên hướng dẫn : Học viên thực hiện : PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG 1. Lê Thanh Minh Tân – 2611085 2. Lê Xuân Thái – 2611087 3. Quách Ngọc Anh Thư – 2611095 4. Lê Văn Thứ – 2611096 5. Lê Ngọc Minh Thùy – 2611098 6. Vương Nguyệt Tiên – 2611099 Lớp : Cao học Tài chính Ngân hàng K18 Tham dự của thành viên nhóm : 100% 1 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ACB PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống thì các ngân hàng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới, hiện đại, trong đó, phải kể đến các giao dịch kinh doanh ngoại hối. Đây là một hoạt động kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho NHTM, nhưng nó cũng chứa đầy những rủi ro. Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam như hiện nay đã thúc đẩy việc kinh doanh ngoại hối của các NHTM ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng quá nhanh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các cá nhân, các doanh nghiệp và cả đời sống của toàn xã hội Việt Nam. Về phía ngân hàng, lạm phát quá cao dẫn đến tỷ giá hối đoái có nhiều biến động khó lường tạo ra những thách thức lớn cho việc kinh doanh ngoại hối. Khi tham gia hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến rủi ro tỷ giá cho ngân hàng nếu tỷ giá trên thị trường biến động. Trước tình hình này, các ngân hàng cần có những biện pháp, chính sách hay áp dụng các công cụ tài chính phái sinh nào vào việc kinh doanh ngoại hối để không những tránh được rủi ro mà còn góp phần làm cho việc kinh doanh ngoại hối trở nên hiệu quả hơn. Đề tài “Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Á Châu ” được nhóm chọn thực hiện với mục tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ phòng ngừa rủi ro rỷ giá tại Ngân hàng TMCP Á Châu với hy vọng góp phần giúp cho Ngân hàng TMCP Á Châu giữ vững thế mạnh về nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và ngày càng phát triển hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung 2 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ACB Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Á Châu trong những năm vừa qua và từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro ngoại hối. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ACB. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ACB. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập là số liệu thứ cấp chủ yếu từ website của Ngân hàng ACB và Báo cáo tài chính từ năm 2009 – 2011 3.2. Phương pháp phân tích - Phân tích thống kê mô tả: các số liệu tuyệt đối, phần trăm từ Báo cáo tài chính để thể hiện thực trạng kinh doanh ngoại tệ của ACB. - Phân tích thống kê so sánh giữa các chỉ tiêu để đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ACB. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích, đánh giá về hiệu quả sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng Á Châu (ACB) từ năm 2009 đến năm 2011. Một trong những công cụ hữu hiệu phòng ngừa tỷ giá đó chính là các hợp đồng phái sinh về tiền tệ (Currency Derivaties). Các hợp đồng phái sinh tiền tệ bao gồm: hợp đồng ngoại hối kì hạn, hợp đồng ngoại hối hoán đổi, hợp đồng ngoại hối quyền chọn và hợp đồng ngoại hối tương lai. 3 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ACB PHẦN NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1. Rủi ro tỷ giá hối đoái : Rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động ngân hàng là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc trong quá trình kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng. 1.2. Nhận dạng và đánh giá rủi ro tỷ giá đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 1.2.1 Nhận dạng rủi ro tỷ giá Hầu hết các dịch vụ ngân hàng thương mại hình thành nên tài sản nợ, tài sản có hay các khoản thanh toán bằng ngoại tệ đều chịu ảnh hưởng của rủi ro và tổn thất ngoại hối. Rủi ro tỷ giá của NHTM có thể phát sinh qua những hoạt động dưới đây: - Hợp đồng với khách hàng nội địa liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và các giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ. - Hợp đồng với khách hàng nước ngoài liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và các giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ hay nội tệ. - Mua và bán ngoại tệ (giao ngay và kỳ hạn) với khách hàng hoặc cung cấp dịch vụ phòng ngừa tổn thất ngoại hối cho khách hàng. - Giao dịch ngoại tệ trên tài khoản riêng của NHTM, như giao dịch kinh doanh ngoại tệ của NH trên thị trường quốc tế. Thế nhưng bất luận giao dịch gì phát sinh như thế nào, suy cho cùng các giao dịch này cũng hình thành nên các khoản phải thu và phải trả bằng ngoại tệ đối với ngân hàng thương mại, từ đó gây ra rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá phát sinh như vừa phân tích trên đây có thể gây ra tổn thất cho NHTM khi tỷ giá thay đổi. Tương tự như doanh nghiệp, tổn thất ngoại hối trong giao dịch của NHTM có thể chia thành hai loại: tổn thất giao dịch (transaction exposure) và tổn thất kế toán (accounting exposure). 1.2.2 Đánh giá rủi ro tỷ giá Tổn thất giao dịch (transaction exposure) có thể xem xét dưới hai góc độ: 4 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ACB tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn (net exposure) và tổn thất ròng giao dịch gộp (Net total exposure). Đây là hai khái niệm căn bản cần làm trong quản lý tổn thất ngoại hối của ngân hàng thương mại. * Tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn đối với một loại ngoại tệ nào đó được xác định bằng chênh lệch giá trị giữa tài sản có và tài sản nợ, cộng với trạng thái ròng mua bán ngoại tệ đó, xét trong cùng một thời hạn nhất định. Về mặt toán học, tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn có thể xác định bằng công thức: NEi = (Ai – Li) + (CLi – CSi), trong đó: Ai và Li lần lượt là tài sản có và tài sản nợ tính bằng ngoại tệ i, CLi và CSi lần lượt là trạng thái mua và bán đối với ngoại tệ i. Ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn dương khi NEi > 0 và, ngược lại, ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn âm khi NEi < 0. Nếu ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch cùng thời hạn dương đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó xuống giá so với nội tệ thì ngân hàng sẽ bị tổn thất ròng giao dịch với ngoại tệ đó. Ngược lại, nếu ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch cùng thời hạn âm đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó lên giá so với nội tệ thì ngân hàng sẽ bị tổn thất ròng giao dịch với ngoại tệ đó. * Tổn thất ròng giao dịch gộp đối với một loại ngoại tệ nào đó (NTE) được xác định bằng tổn thất ròng của từng giao dịch ngoại tệ đó sau khi đã hiệu chỉnh theo thời lượng (durations) của từng giao dịch . Về mặt toán học, tổn thất ròng giao dịch gộp đối với loại ngoại tệ nào đó được xác định bởi công thức: NTE = ΔRiNi/D – ΔPjNj/D trong đó: Ri là giao dịch i hình thành nên khoản phải thu ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng. Ri có thể là giao dịch tài sản có như cho vay, mua trái phiếu, kỳ phiếu hay đầu tư bằng ngoại tệ …) và các giao dịch mua ngoại tệ kỳ hạn. Pi là giao dịch i hình thành nên khoản phải trả ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng. Pi có thể là giao dịch tài sản nợ như nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu hay thu hút đầu tư bằng ngoại tệ …) và các giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn. 5 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ACB D là thời lượng trung bình (duration) của tất cả các loại giao dịch, kể cả giao dịch tài sản có, tài sản nợ và giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ. Ni và Nj là thời hạn tương ứng với giao dịch khoản phải thu i và khoản phải trả j, (i, j = 1,2,3…). Ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp dương khi NTE > 0 và, ngược lại, ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp âm khi NTE < 0. Nếu ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp dương đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó xuống giá so với nội tệ ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại hối gộp đối với ngoại tệ đó. Ngược lại, nếu ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp âm đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó lên giá so với nội tệ ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại hối gộp đối với ngoại tệ đó. 1.3. Phương pháp quản lý và phòng ngừa rủi ro tỷ giá Để giảm thiểu rủi ro tỷ giá, các ngân hàng thương mại áp dụng nhiều giải pháp để quản lý và phòng ngừa rủi ro. Một trong những giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro tỷ giá là các công cụ tài chính phái sinh. Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại, các ngân hàng thường thực hiện các nghiệp vụ phái sinh thông qua các hợp đồng phái sinh tiền tệ (currency derivatives) sau : Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng hoán đổi, Hợp đồng quyền chọn và Hợp đồng giao sau (tương lai). 1.3.1 Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ a. Khái niệm : Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giao dịch mua bán ngoại tệ mà các điều khoản của hợp đồng được xác định tại thời điểm ký hợp đồng nhưng sẽ thực hiện vào một ngày nhất định trong tương lai. b. Đặc điểm : - Tỷ giá được sử dụng trong hợp đồngtỷ giá kỳ hạn, đây là tỷ giá được hai bên thoả thuận và ghi vào hợp đồng hoặc tỷ giá kỳ hạn được công bố của ngân hàng dựa trên nhiều yếu tố và đây là tỷ giá có hiệu lực trong suốt thời hạn của hợp đồng. - Khi hợp đồng đến hạn, các bên giao dịch phải thực hiện việc chuyển tiền cho đối tác của mình bất kể tỷ giá thực hiện vào ngày đó như thế nào, nếu chậm trễ sau hai ngày làm việc thì sẽ bị phạt tiền. c. Phương pháp tính tỷ giá kỳ hạn : 6 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ACB Công thức tính tỷ giá kỳ hạn dạng giản đơn Trong đó: F : tỷ giá kỳ hạn S : tỷ giá giao ngay R T : lãi suất /năm của đồng tiền định giá R C : lãi suất/năm của đồng tiền yết giá t : kỳ hạn d. Ưu nhược điểm : • Ưu điểm : Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thoả mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai • Nhược điểm : - Tuy nhiên, do giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng. - Hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ 1.3.2 Hợp đồng hoán đổi tiền tệ a. Khái niệm : Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc cam kết mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định với mức giá xác định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là lệch nhau về kỳ hạn. b. Đặc điểm : Một hợp đồng hoán đổi gồm hai vế: “ vế mua vào” và “vế bán ra” được ký kết ngày hôm nay nhưng có ngày giá trị khác nhau. Nếu không có thoả thuận khác thì khi nói mua một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá mua vào đồng tiền yết giá và bán một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá bán ra đồng tiền yết giá Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền yết giá là bằng nhau trong cả hai vế của hợp đồng hoán đổi 7 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ACB Trong thực tế thường gặp hai loại hợp đồng hoán đổi là Loại hợp đồng Vế bán Vế mua Loại 1 Spot Forward Loai 2 Forward Spot c. Phương pháp xác định tỷ giá: Loại hợp đồng Spot rate Points Forward rate Mua Spot- Bán Forward S B P O S O P O Bán Spot- Mua Forward S B P B S O P B Trong thực tế, tỷ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi do ngân hàng yết giá quyết định và thường là tỷ gía trung bình giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra, do đó ta có: ; ; d. Ưu nhược điểm : • Ưu điểm : Thoả mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm tương lai và thoả mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm hiện tại. • Nhược điểm : Nó là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào. Điều này có lợi là tránh được rủi ro tỷ giá cho khách hàng, nhưng thời đánh mất cơ hội kinh doanh nếu như tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng. Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm : thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt khoảng thời gian giữa hai thời điểm đó. 1.3.3 Hợp đồng quyền chọn a. Khái niệm : Giao dịch quyền chọn là giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, nhưng người mua quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện hợp đồng đã ký kết. trong giao dịch quyền chọn , người mua quyền chọn sau khi ký hợp mua hoặc bán ngoại tệ cho người 8 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ACB kinh doanh, nhưng nếu diễn biến tỷ giá trên thị trường không có lợi cho họ thì họ có quyền huỷ bỏ hợp đồng. b. Đặc điểm : - Người mua quyền chọn không bị ràng buộc bởi hợp đồng quyền chọn đã được ký kết, điều này làm cho người mua quyền chọn được quyền chủ động hoàn toàn trong việc thực hiện các phương án kinh doanh của mình - Trong giao dịch quyền chọn, thì quyền chọn chỉ dành cho một phía đối tác giao dịch đó là các khách hàng của ngân hàng, còn các ngân hàng là nhà kinh doanh ngoại tệ có nghĩa vụ phải thực hiện các điều khoản của hợp đồng quyền chọn. - Giao dịch quyền chọn là một công cụ phòng chống rủi ro hối đoái hiệu quả nhất cho người mua quyền chọn. c. Phân loại quyền chọn : • Phân loại theo tính chất quyền chọn : Quyền chọn kiểu Châu Âu: chỉ cho phép người mua quyền chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đáo hạn của hợp đồng Quyền chọn kiểu Mỹ: cho phép người mua quyền chọn thực hiện quyền của mình vào bất kỳ một ngày nào trong thời hạn của hợp đồng quyền chọn, quyền chọn kiểu Mỹ thoáng hơn, linh hoạt hơn nhiều so với kiểu Châu Âu. • Phân loại theo đối tác mua quyền chọn : - Quyền chọn mua: là quyền chọn cho phép khách hàng được quyền mua ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết nếu thấy điều đó là có lợi. + Nếu tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá hợp đồng thì người mua quyền chọn sẽ thực hiện hợp đồng tức là mua ngoại tệ theo tỷ giá hợp đồng + Nếu tỷ giá hợp đồng lớn hơn tỷ giá thực tế thì người mua quyền chọn sẽ bỏ hợp đồng và mua ngoại tệ trên thị trường theo giá thực tế. - Quyền chọn bán: là quyền chọn cho phép khách hàng được quyền bán ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết, hoặc huỷ bỏ hợp đồng nếu diễn biến trên thị trường hối đoái có lợi cho mình. + Nếu tỷ giá hợp đồng lớn hơn tỷ giá thực tế thì người mua quyền chọn sẽ thực hiện hợp đồng và bán ngoại tệ theo tỷ giá hợp đồng. d. Ưu nhược điểm : • Ưu điểm : 9 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ACB - Người mua quyền chọn không bị ràng buộc bởi hợp đồng đã ký kết. Quyền mua quyền chọn được chủ động hoàn toàn trong việc thực hiện phương án kinh doanh của mình - Giúp người mua quyền chọn kiểm soát được rủi ro hối đoái và có cơ hội đầu cơ nếu như tỷ giá biến động thuận lợi. • Nhược điểm : Phải bỏ chi phí mua quyền chọn cho dù có thực hiện hay không thưc hiện quyền chọn 1.3.4 Hợp đồng tương lai : a. Khái niệm : Giao dịch ngoại tệ tương lai (giao dịch giao sau) là giao dịch mua hoặc bán số lượng ngoại tệ theo tỷ giá được xác định do hai bên thỏa thuận, việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai thông qua sở giao dịch hối đoái. b. Đặc điểm : - Các hợp đồng tương lai chỉ thực hiện với 7 loại ngoại tệ với quy định số lượng cho từng loại ngoại tệ cho mỗi đơn vị giao dịch trên thị trường tiền tệ quốc tế. - Được thực hiện tại quầy giao dịch mua bán của thị trường, thông qua môi giới (Broker). Người mua người bán không cần biết nhau. - Phần lớn các hợp đồng giao sau thường được kết thúc trước thời hạn, trong khi hợp đồng có kỳ hạn (Forward) thì đa số các hợp đồng đều được thanh toán bằng việc giao hàng chính thức. - Bên tương ứng (counterpart) không phải là ngân hàng mà là quầy giao dịch. - Những nhà đầu tư phải ký quỹ cho quầy giao dịch thị trường (margin) 5% trị giá hợp đồng. - Các khoản lời lỗ (loss or profit) được ghi nhận và phản ánh hàng ngày với clearing house (Phòng thanh toán bù trừ). - Hợp đồng giao sau chỉ có bốn ngày có giá trị trong năm (4 value date per year) : Ngày thứ tư tuần thứ ba, tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12. - Thị trường giao sau thực chất là thị trường kỳ hạn (Forward) được tiêu chuẩn hóa về : loại ngoại tệ; số lượng ngoại tệ quy định cho mỗi lần giao dịch; và ngày 10 . động kinh doanh ngoại hối tại ACB PHẦN NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1. Rủi ro tỷ giá hối đoái : Rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động. nghiệp vụ kinh doanh 19 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ACB ngoại hối. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại hối tập trung

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w