ĐIỀU TRA ổ DỊCH cúm GIA cầm tại VIỆT NAM

29 59 0
ĐIỀU TRA ổ DỊCH cúm GIA cầm tại VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP – PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN DỊCH TỄ HỌC THÚ Y Tên đề tài ĐIỀU TRA Ổ DỊCH CÚM GIA CẦM TẠI VIỆT NAM Ngành: Thú y Lớp K9B LTTYCQ Khoa: Nông học Đồng Nai – Năm 2021 MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu 1 PHẦN 2. NỘI DUNG 2 2.1. Cơ sở lý luận 2 2.1.1. Ổ dịch, đặc điểm ổ dịch 2 2.1.2. Phương pháp thực hiện điều tra ổ dịch 3 2.1.3. Nội dung điều tra trong ổ dịch 5 2.2. Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu 5 2.2.1. Phương pháp thực hiện điều tra ổ dịch cúm gia cầm 5 2.2.2. Mô tả ổ dịch cúm gia cầm 5 2.2.2.1. Khái quát điều kiện chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam 5 2.2.2.2. Đặc điểm bệnh dịch cúm gia cầm. 6 2.2.2.3. Tình hình dịch cúm gia cầm từ 20032020 và xu thế dịch qua các năm 11 2.2.3. Biện pháp thực hiện trong ổ dịch và các biện pháp phòng chống dịch bệnh chung của dịch cúm gia cầm. 17 2.2.3.1. Biện pháp thực hiện trong ổ dịch. 17 2.2.3.2. Biện pháp phòng chống dịch bệnh chung của dịch cúm gia cầm 19 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20 3.1. Kết luận 20 3.2. Kiến nghị 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21   PHỤ LỤC BẢNG Bảng 2.2.1. Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam 20032014 11 Bảng 2.2.2. Tình hình dịch cúm gia cầm từ năm 2015 2017 14 Bảng 2.2.3. Tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm tám tháng đầu năm 2019 và cùng kỳ năm 2020 15 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Hình 2.2.1. Đường truyền lây cúm gia cầm 8 Hình 2.2.2. Qúa trình xâm nhập và nhân lên của virus trong tế bào vật chủ 9 Hình 2.2.3. Triệu chứng bệnh Cúm gia cầm 10 Hình 2.2.4. Sơ đồ chẩn đoán phòng thí nghiệm của bệnh Cúm gia cầm 11 Hình 2.2.5. Biểu đồ so sánh tình hình hình dịch cúm gia cầm trên các loại gia cầm từ năm 2015 đến năm 2017 14 Hình 2.2.6. Bản đồ dịch tễ các ổ dịch cúm gia cầm AH5 tám tháng đầu năm 2019 – 2020 16 Hình 2.2.7. Quyết định về việc công bố dịch cúm gia cầm subtype H5N6 trên địa bàn thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông 2019. 17   PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Là sinh viên ngành thú y luôn muốn trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức phục vụ cho học tập và công việc sau này. Nhất là các công tác chẩn đoán điều trị bệnh cho vật nuôi. Trong đó những bệnh liên quan đến truyền nhiễm. Dịch tễ học có mục tiêu khái quát là đề xuất được những biện pháp can thiệp hữu hiệu nhất để phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế và thanh toán những tình trạng không có lợi cho sức khỏe động vật. Nhất là những ổ dịch trên đàn gia súc gia cầm gây thiệt hại lơn cho ngành chăn nuôi. Trong những năm gần đây tình hình dịch cúm gia cầm đã và đang diễn ra phức tạp. Từ năm 2003 với đợt dịch Cúm gia cầm bùng phát đầu tiên và mạnh nhất tuy đã được khống chế và giảm đáng kể nhưng vẫn thường xuyên sảy ra trên nhiều tỉnh thành ở Việt Nam. Để hiểu hơn về các công tác điều tra, giám sát ổ dịch Cúm gia cầm đồng thời nắm được tình hình, mức độ nguy hiểm của dịch bênh. Thì qua bài tiểu luận mục tiêu là giúp ta có cái nhìn toàn diện về ổ dịch Cúm gia cầm. Cung cấp kiến thức về đặc điểm, thực trạng, mức độ nguy hiểm và các phòng chống, khống chế dịch bệnh. Phục vụ nhiều cho nghề Thú y sau này. Để làm bài tiểu luận kết thúc học phần môn Dịch tễ thú y thì em đã tham khảo các tài liệu và bài giảng ở các nguồn và giảng viên nhà trường, đặc biệt là được sự giảng dạy của giảng viên Trịnh Thị Thu Hiền . Em xin chân thành cảm ơn cô Trịnh Thị Thu Hiền và nhà trường Phân Hiệu Đại Học Lâm Nghiệp Đồng Nai cùng các giảng viên bộ môn khác đã giúp em hoàn thiện bài tiểu luận này. 1.2. Mục tiêu Trên cơ sở tìm hiểu về ổ dịch, các đặc điểm nội dung và phương pháp thực hiện điều tra, biện pháp thực hiện để đẩy lùi một ổ dịch. Dựa vào đó để tiến hành khai thá thông tin điều tra ổ dịch cúm gia cầm ở Việt Nam. Trình bày các đặc phương phương pháp, biện pháp, và mổ tả ổ dịch cúm gia cầm. Đồng thời đưa ra các số liệu để thấy rõ xu thế của dịch bệnh.   PHẦN 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Ổ dịch, đặc điểm ổ dịch Ổ dịch là gì? “Ổ dịch là nơi đang có đầy đủ các khâu của vòng truyền lây, tức là có nguồn bệnh, có các yếu tố truyền lây và động vật đang phát bệnh”. Pháp lệnh thú y quy định: “Ổ dịch là nơi có một hoặc nhiều động vật ốm, chết vì bệnh truyền nhiễm”. Một ổ dịch ở gia súc thường lan rộng thành nhiều ổ dịch tiếp nối nhau được gọi là quá trình sinh dịch, chủ yếu do con con bệnh, con nghi lây và sản phẩm của gia súc bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là con nghi lây và sản phẩm gia súc bệnh. Đặc điểm ổ dịch: Khi nghiên cứu về những vấn đề sau đây ta sẽ nói lên đặc điểm của một ổ dịch. + Các loại mầm bệnh Trong một ổ dịch có thể có một mầm bệnh nhưng thường có thể có từ 2 loại mầm bệnh trở nên. Trong đó có loại mầm bệnh là tiên phát, các loại khác là những mầm bệnh thứ phát. Loại tiên phát gây ra bệnh, làm suy giảm sức đề kháng của động vật trên cơ sở đó các mầm bệnh khác có sẵn trên hoặc trong cơ thể gia súc hay ở ngoại cảnh phát triển và gây thêm bệnh, đây là loại thứ phát. + Các ký chủ (động vật mắc bệnh) Trong một ổ dịch có thể chỉ có một loài động vật mắc bệnh, cũng có thể có nhiều loại động vật mắc bệnh. Nếu có nhiều loại động vật mắc bệnh thì thông thường sẽ có nhiều nguồn bệnh hơn, ổ dịch phát triển mạnh công cuộc trừ dịch cũng khó khăn hơn. + Yếu tố truyền lây và các đường truyền lây của ổ dịch. Các yếu tố sinh vật như côn trùng, động vật khác, người. Yếu tố không phải vi sinh vật như đất, nước, không khí, thức ăn, nước uống, đồ vật, dụng cụ, xe cộ, xác chết, thú sản... Các yếu tố này sẽ xâm nhập vào cơ thể động vật qua các đường khác nhau: Hô hấp, tiêu hóa, máu, bạch huyết, da, từ mẹ sang con. Tùy vào từng ổ dịch. + Giới hạn của ổ dịch • Phạm vi của một ổ dịch rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào loại bệnh, loài gia súc mắc bệnh, thời gian có bệnh, mật độ gia súc trong vùng và những điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng. Khái niệm giới hạn của một ổ dịch là một khái niệm dịch tễ học, không phải là một khái niệm giới hạn theo đơn vị hành chính đơn thuần. • Ổ dịch thường chia làm ba vùng: Vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng an toàn. Do tính chất dịch tễ học khác nhau của mỗi vùng, nên biện pháp thú y, biện pháp vệ sinh phòng chống dịch được thực hiện trong mỗi vùng cũng khác nhau: Trong vùng dịch, chủ yếu là giải quyết nguồn bệnh. Vùng bị dịch uy hiếp vừa phải giải quyết nguồn bệnh nếu có, vừa phải bảo vệ gia súc chưa nhiễm bệnh. Trong vùng an toàn dịch, chủ yếu là bảo vệ gia súc khoẻ mạnh. + Phân loại loại ổ dịch • Về thời gian phát sinh có thể chia ra ổ dịch mới và ổ dịch cũ: Ổ dịch mới: là nơi nguồn bệnh đang nhân lên, đang phát triển, số gia súc bệnh và chết tăng lên, các triệu chứng bệnh tích đều điển hình, sự lây lan mạnh. Ổ dịch cũ: là nơi trước mắt không có nguồn bệnh dưới dạng con bệnh, nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong gia súc mang trùng hoặc ở ngoại cảnh vì chưa qua đủ thời gian cần thiết để bị tiêu diệt, do đó sự đe doạ nổ ra dịch vẫn còn. • Về trình tự phát sinh có thể chia thành: ổ dịch tiên phát và ổ dịch thứ phát Ổ dịch tiên phát xảy ra trước rồi do các yếu tố truyền lây làm bệnh lan rộng ra các nơi khác tạo thành các ổ dịch thứ phát. • Về tần số xuất hiện và cường độ dịch: Loại ổ dịch lẻ tẻ hoặc dịch vùng: Ổ dịch thỉnh thoảng mới xảy ra trong phạm vi hẹp và cố định trong những vùng nhất định với một số ít động vật mắc bệnh và chết. Loại ổ dịch rộng: là khi dịch lan ra nhiều vùng với một số lượng lớn động vật bị bệnh và chết. Loại ổ dịch lớn: là khi dịch lây lan nhanh ra những vùng rộng lớn kèm theo số lượng động vật ốm và chết rất cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế. 2.1.2. Phương pháp thực hiện điều tra ổ dịch Có 3 phương pháp nghiên cứu mô tả chính: + Nghiên cứu tương quan: Nghiên cứu hình thái của bệnh trong quần thể. + Báo cáo bệnh: Người ta tiến hành xem xét toàn bộ quần thể. + Điều tra ngang: Là nghiên cứu được thực hiện trên những cá thể có mặt trong quần thể nghiên cứu dù có bệnh hay không bệnh. Mỗi phương pháp này cung cấp thông tin về các đặc tính về quần thể động vật, không gian, thời gian và mỗi nghiên cứu có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó. Mô tả: + Mô tả về bệnh hay các trạng thái liên quan đến bệnh. + Sự xuất hiện các ca bệnh hay một chùm bệnh. + Phân bố sự xuất hiện: Theo thời gian, địa điểm và các yếu tố khác. Chuẩn bị dữ liệu để phân tích giám sát: Số liệu: Là những biến số đơn lẻ, hoặc là số liệu có tính chất định tính như âm tính, dương tính, là số liệu có tính định lượng theo thời gian và khoảng cách thứ tự. Bảng số liệu: Là các biến số đơn lẻ điều tra thu thập được, sẽ được tập hợp thành bảng số liệu hay mục lục đó là cơ sở dữ liệu. Phương pháp thu thập số liệu + Xác định vấn đề nghiên cứu. + Thu thập số liệu bằng cách điều tra, quan sát, thống kê + Phương pháp thu thập số liệu có thể tự điều tra – chủ động. Hoặc dựa trên các tài liệu lưu trữ hoặc do người khác cung cấp – bị động. + Nguồn gốc số liệu lấy từ các tài liệu lưu trữ, báo cáo lưu trữ của các cơ quan. Tự mình điều tra. + Phân tích số liệu dựa trên các số liệu thu thập được, tiến hành phân tích, mô tả rồi so sánh với các số liệu bình thường khi chưa có dịch xảy ra. Có thể biểu diễn bằng cách vẽ đồ thị, đánh dấu bản đồ dịch tễ, đánh giá vấn đề + Hệ thống sắp xếp số liệu phải được sắp xếp lại các số liệu thu thập được theo từng chuyên đề nghiên cứu riêng hoặc đánh số, theo thư mục để khi cần sử dụng có thể tra cứu dễ dàng, thuận lợi. Phân tích mô tả: Mức độ liên quan được thể hiện bằng các giá trị như sau: + Tỷ số nguy cơ hay nguy cơ tương đối (relative risk hay risk ratio) (RR) + Tỷ số của tốc độ độ bệnh (IR: incidence rate ratio) + Tỷ số chênh (odd ratio) (OR) 2.1.3. Nội dung điều tra trong ổ dịch Nội dung chung: Tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết, tuổi mắc, giống loài mắc, thời điểm, mùa vụ mắc,... Các loại bệnh tật, tác nhân gây bệnh, phương thức, tập quán chăn nuôi, quy trình phòng bệnh, tính chất lây lan, mức độ trầm trọng của bệnh... Nội dung đặc trưng: Nguyên nhân gây bệnh cơ chế gây bệnh, nguồn bệnh, yếu tố truyền lây. Động vật mắc bệnh: Loài, tuổi, giống, tính biệt, trạng thái sinh lý. Thời gian: Khi nào bệnh xảy ra, thường xuyên hay không, tính chu kỳ, mùa vụ. Không gian: Vùng nào hay bị bệnh, điều kiện tự nhiên như thế nào. Xu thế bệnh: Tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong thay đổi theo thời gian, thay đổi kĩ thuật chẩn đoán, thay đổi phân bố bệnh, tính chính xác của việc thống kê động vật. 2.2. Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thực hiện điều tra ổ dịch cúm gia cầm Trong bài tiểu luận: Các thông tin về số liệu, đặc điểm dịch cúm gia cầm được thu thập qua các tài liệu lưu trữ, báo cáo ngày, quý, năm, qua tài liệu lưu trữ của các Cục, Vụ, Viện, Trường, Trung tâm, sách. Những số liệu thu thập được sẽ được phân tích bằng phương pháp phân tích mô tả dịch tễ và thống kê tính toán trên chương trình Microsoft Office Excel. 2.2.2. Mô tả ổ dịch cúm gia cầm 2.2.2.1. Khái quát điều kiện chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, là ngã tư của các cư dân trong khu vực và trên thế giới. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, giáp Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây. Toàn nước Việt Nam từ bắc vào nam có 63 tỉnh thành. Ở nước ta khí hậu đa dạng, hình thành các vùng miền khí hậu khác nhau. Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa. Vào nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt, mùa hạ thì nắng nóng mưa nhiều. Trong khi đó phía nam có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô. Hầu hết các tỉnh thành đều có hệ thống sông lớn chảy qua và có đường bờ biển dài 3260km đi qua hầu hết các tỉnh thành quanh năm có nước rất thuận tiện cho việc chăn nuôi gia cầm, nhất là thủy cầm. (Nguyễn Thông và Cs, Địa lý 12, Nxb giáo dục Việt Nam). Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam có những đặc điểm mang tính lợi thế rất cao dễ thích nghi với mọi điều kiện sản xuất. Gia cầm là loại vật nuôi sớm cho sản phẩm và năng xuất lớn, đầu tư chăn nuôi rộng khắp cả nước từ hộ dân đến trang trại và tập đoàn. Tuy nhiên với vấn đề ngày càng phát triển về số lượng cũng như chất lượng thì tình hình dịch bệnh đang là vấn đề nghiêm trọng. Dịch cúm gia cầm cũng đã và đang phân bố các tỉnh thành ở Việt Nam. Qua các năm thống kê về số lượng đàn gia cầm mắc dịch cúm gia cầm gây thiệt hại rất nhiều cho chăn nuôi và phát triển kinh tế. 2.2.2.2. Đặc điểm bệnh dịch cúm gia cầm. Bệnh cúm gia cầm (Influenxa Avium – 1A Infectious Influenza Avium, Bird Flu Avian Flu) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus type A gây ra với các đặc điểm đặc trưng toàn thân bởi nhiễm trùng huyết, bệnh chứng đường hô hấp, rối loạn đường tiêu hóa và sinh sản. Trên đối tượng ở gia cầm, thủy cầm. Nguyên nhân: Do Orthomyxovirideae type A, chứa ARN gây ra. Virus cúm có 2 kháng nguyên bề mặt quyết định đặc tính và động lực của virus cúm là H và N, kháng nguyên H có 16H và kháng nguyên N có 9N, nên chúng có thể tạo ra 114 chủng virus cúm và có thể gây ra 256 dạng cúm, trong đó H1, H5, H7, H9 có động lực mạnh nhất đối với gia cầm và lợn. Chúng được phân làm 2 nhóm, nhóm có động lực cao gọi là HPA1 và nhóm có động lực thấp gọi là LPAI. Virus chứa H3, H7,H9 thuộc nhóm có động lực cao của virus H5N1 cũng thuộc nhóm này. Đồng thời các yếu tố có hại như môi trường kém vệ sinh, ẩm ướt, đông đúc, thiếu ánh sáng, thức ăn thiếu dinh dưỡng không đảm bảo vệ sinh và thiếu các chất khoáng, vitamin các chất thiết yếu để tạo sức đề kháng cho gia cầm, gia cầm không được chăn nuôi tốt cùng gây ảnh hưởng. Kháng nguyên của virus. Các loại protein kháng nguyên: Protein nhân (NP), protein đệm (matrix protein – M1), protein HA, protein enzyme cắt thụ thể (NA) là những kháng nguyên được nghiên cứu nhiều nhất. Một trong đặc tính kháng nguyên quan trọng của virus cúm là khả năng gây ngưng kết hồng cầu của nhiều loài động vật mà thực chất là sự kết hợp giữa mấu lồi kháng nguyên HA trên bề mặt của virus với thụ thể có trên bề mặt hồng cầu làm cho hồng cầu ngưng kết với nhau tạo mạng ngưng kết của hồng cầu HA và HI trong chẩn đoán gia cầm. Sự phức tạp trong diễn biến kháng nguyên mà virus cúm có được là do sự biến đổi và trao đổi kháng nguyên trong nội bộ gene và giữa hemagglutinin HA và gene neutraminidase – NA. Sức đề kháng của virus: Virus cúm type A tương đối nhạy cảm với các hóa chất và các tác nhân vật lý. pH trong khoảng 6,57,9. Các chất tẩy rửa, sát trùng như Fomaldehyde, sodium hyppochloride, acid loãng và hydroxylamine. Bất hoạt dưới ánh sáng trực tiếp sau 40 giờ, tồn tại được 15 ngày ánh sáng bình thường. tia tử ngoại bất hoạt được virus mà không phá hủy được kháng nguyên virus. Dễ bị tiêu huye hoàn toàn ở nhiệt độ 1000C và 600C30 phút. Trong phân gia cầm ở nhiệt độ thấp tồn tại ít nhất 3 tháng, trong phủ tạng có thể tồn tại 2439 ngày. Thời gian ủ bệnh: Tùy chủng virus mà thời gian ủ bệnh kéo dài từ 314 ngày với chủng AH5N8 có thời gian ủ bệnh ngắn, thường từ 1 3 ngày, có thể dài hơn. Động vật mắc bệnh: Tất cả các loài gia súc gia cầm nhất là các loại thủy cầm đều có thể mắc cúm. Gà, gà Tây, vịt, ngan, ngỗng, cút, chim, lợn, chuột, thỏ, chồn, mèo, người dễ bị cúm gia cầm và bị nặng nhất đặc biệt là cúm do H5N1 gây ra. Trong tiểu luận đề cập đến cúm gia cầm trên các loại gia cầm gà, vịt nuôi tại Việt Nam. Tuổi gia cầm mắc bệnh: Bệnh thường xảy ra mạnh nhất ở gà từ 4 tuần tuổi, từ ngày thứ 2264 ngày tuổi. Phương thức truyền lây: Chủ yếu qua đường miệng và đường hô hấp ngoài ra cũng lây qua đường tiêu hóa. Sau khi xâm nhập qua đường hô hấp, tiêu hóa, nơi khu trú đầu tiên là phổi, sau đó xuất hiện trong các chất tiết nường hô hấp làm yếu tố truyền lây như nước mắt, nước mũi, nước bọt. Hình 2.2.1. Đường truyền lây cúm gia cầm Sự truyền lây. Đường truyền ngang: Sau khi bị nhiễm virus được nhân lên trong đường hô hấp và tiêu hóa. Lây trực tiếp do vật mẫn cảm tiếp xúc với vật mắc bệnh thông qua các hạt khí dung được bài tiết từ đường hô hấp hoặc qua phân, thức ăn và nước uống bị nhiễm. Lây gián tiếp qua các hạt khí dung trong không khí với khoảng cách gần hoặc những dụng cụ chứa virus do gia cầm mắc bệnh bài hải qua phân hoặc lây lan qua chim, thú, thức ăn, lồng nhốt, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, côn trùng. Đối với gia cầm nuôi nguồn dịch đầu tiên là từ gia cầm nuôi cùng trang trại hoặc trang trại liền kề, lây truyền qua trứng, gia cầm nhập khẩu, chim di trú, từ người và động vật có vú. Virus được tiềm thấy trong thí nghiệm gồm khí dung, trong mũi, trong xoang, trong khí quản, miệng, kết mạc, trong cơ, trong xoang bụng, túi khí, mạch máu, lỗ huyệt. Đường truyền dọc: Có thể thấy virus trên vỏ trứng, các thành phần có trong trứng. Mùa phát bệnh: Bệnh xảy ra quanh năm ở Việt Nam bệnh dễ dàng bùng phát vào mùa đông xuân hơn so với các mùa khác. Khi có những điều kiện bất lợi về thời tiết như nhiệt độ lạnh, độ ẩm cao, thời tiết biến đổi đột ngột, làm giảm sức đề kháng tự nhiên của con vật. Mặt khác thời điểm này có mật độ chăn nuôi cao nhất trong năm, các hoạt động buôn bán vận chuyển, giết mổ gia cầm diễn ra cao nhất trong năm cũng là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát sinh và lây lan. Cơ chế bệnh: Hình 2.2.2. Qúa trình xâm nhập và nhân lên của virus trong tế bào vật chủ Đầu tiên virus xâm nhập qua đường hô hấp hay tiêu hóa và nhân lên trên tế bòa niêm mạc, sau đó virus theo hệ thống mạch máu hay bạch huyết để gây nhiễm và nhân lên ở các cơ quan nội tạng, não, da. Những triệu trứng lâm sàng và chết xảy ra do hư hại của các cơ quan. Virus cúm gây ra là kết quả của 3 tiến trình: Việc nhân lên trực tiếp của virus trong nhân tế bào của mô và cơ quan. Ảnh hưởng gián tiếp sản sinh các tế bào trung gian như cytokine. Nghẽn mạch cục bộ do huyết khối. Đối với virus có động lực thấp thì việc nhân lên thường giới hạn ở đường tiêu hóa, hô hấp. Bệnh chết bệnh tích đa số tổn thương ở cơ quan hô hấp và kèm nhiễm trùng thứ phát. Triệu chứng bệnh: + Thể động lực cao: Bệnh bùng phát bất ngờ, dữ dội, gia sốt cao trên 44oC. Chảy nước mắt, nước mũi, ủ rũ, xù lông. Ho hen hoặc ho xoặc, hay hắt hơi, vảy mỏ, đôi khi rướn dài cổ ngáp hoặc rít khí sau đó khạc ra đờm có lẫn máu. Tiêu chảy phân xanh, xanh trắng, xanh vàng. Viêm mũi, viêm xoang nên phù đầu, phù mặt, mào tích sưng phù to, sau vài ngày thấy có lỗ dò từ đó chảy dịch vàng đặc. Các biểu hiện thần kinh thể hiện khá rõ như đi không vững run rẩy, mệt mỏi, nằm li bì, tụ đống lên nhau. Ở vịt ngan còn thấy đầu lắc lư, chân bị bại liệt, xuất huyết dưới da chân, phân trắng như phân cỏ. Bỏ ăn, tắt đẻ, chết ồ ạt, tỷ lệ chết lên đến 100%. Hình 2.2.3. Triệu chứng bệnh Cúm gia cầm + Thể động lực thấp: Các biểu hiện trên thể động lực cao đều có nhưng với mức độ nhẹ hơn nhiều, bệnh tiến triển nhưng không dữ dội, gia cầm không chết ồ ạt. Ngoài ra phần đông gà bệnh có mào thâm tím và quận lại, tiêu chảy mạnh phân đổi màu, gần chết phân loãng có thể màu như nước gạo trắng. Gia cầm chết rải rác, xác gầy, ướt, xung quanh lỗ huyệt bẩn có nhiều phân xanh hoặc phân trắng vàng bám. Tỷ lệ chết khoảng 70%. + Triệu chứng bệnh ban đầu: Phát hiện các triệu chứng kịp thời để cách ly phòng bệnh, và kiểm tra dịch dựa vào các biểu hiện. Thỏ khó, viêm tịt mũi, sưng đầu, phù mặt, xuất huyết, mào tím. Bệnh tích: Phụ thuộc rất nhiều vào động lực của virus, quá trình diễn biến của bệnh (Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh, 2004) Viêm đường hô hấp trên, mào tích phù nề, sưng to hoặc thâm tím và quăn lại. Nếu sưng phù to ta có lỗ dò từ tích hoặc mào và nước rỉ đặc màu vàng từ đó chảy ra, hoặc màu thâm và tụt. Xuất huyết dưới da chân, đặc biệt là da ống chân. Bóp mỏ có nhiều nhầy mũi chảy ra. Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực, cơ tim và mỡ bụng. Viêm xuất huyết dạ dày tuyến, ruột non, van hồi manh tràng, niêm mạc hậu môn, màng xương lồng ngực và màng treo ruột. Tim bơi trong bao dịch thẩm xuất màu vàng. Viêm thoái hóa buồng trứng, ống dẫn trứng, trứng non dập vỡ gây viêm da dính phúc mạc. Túi khí bị viêm tạo màng giả Fibrin như bã đậu hay như trứng kho. Chẩn đoán bệnh + Dựa vào triệu chứng ban đầu hay điển hình của bệnh để phân tích chẩn đoán đưa ra nghi ngờ hoặc kết quả. + Chẩn đoán phòng thí nghiệm: Theo chẩn đoán thường quy của Trung tâm thú y Trung ương – Cục Thú y, (2006) sơ đồ chẩn đoán phòng thí nghiệm của bệnh dịch cúm gia cầm như sau: Hình 2.2.4. Sơ đồ chẩn đoán phòng thí nghiệm của bệnh Cúm gia cầm 2.2.2.3. Tình hình dịch cúm gia cầm từ 20032020 và xu thế dịch qua các năm Giai đoạn từ 20032014: Dịch cúm gia cầm ở nước ta xuất hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 122003, sau đó liên tục tái phát và thường là vào lúc chuyển mùa. Virus động lực cao tybe A virus cúm mang chủng H5N1. Do dịch cúm giai đoạn này đang bắt đầu phát triển mạnh và lưu hành trên 10 quốc gia làm xâm nhập vào Việt Nam. Bảng 2.2.1. Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam 20032014 Dợt dịch Năm Số tỉnh có dịch Số gia cầm chết, bệnh tiêu hủy (con) Ghi chú Gà Thủy cầm vầ gia cầm kháccút 1 12200332004 57 58,66 triệu 30,4 triệu 13,5+14,76 2 4112004 17 84.078 55.999 8.132+19.947 3 12200452005 36 1.847.213 470.495 825.689+551.029 4 10200512006 24 3.972.763 1.338.378 2.135.081+499.404 5 2006 Số lượng ít lẻ tẻ ở cuối năm 6 2007 33 314.268 52.419 253.991+7.856 7 2008 27 106.508 40.525 65.533 8 2009 18 105.601 23,733 79.138+1.968 9 2010 23 147.399 430.68 104.331 10 2011 22 110.311 39.126 71.185 11 2012 32 616.109 117.946 498.163 12 2013 31 141.687 33.296 108.390 13 2014 36 Hơn 212.6 Hơn 76.000 Hơn 136.000 Qua bảng 2.2.1. thống kê được ta thấy: + Xu thế về tỷ lệ gia cầm mắc bệnh chết tiêu hủy. Đợt dịch thứ nhất với số lượng gia cầm chết, bệnh tiêu hủy bùng phát mạnh nhất 58,66 triệu phân bố hầu hất các tỉnh thành ở Việt Nam 5763 tỉnh thành phố. Do dịch mới xuất hiện ban ngành chăn nuôi chưa có nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh và sự hiểu biết của người chăn nuôi về dịch bệnh còn chưa được ý thức cao. Kèm theo tình hình chăn nuôi đang mạnh để phục vụ cho lượng gia cầm vào dịp tết nguyên đám 2004. Làm cho virus xâm nhập, phát tán gây nhiều thiệt cho ngành chăn nuôi. Sau đó dưới sự chỉ đạo và can thiệp của các ban ngành chăn nuôi nên đợt dịch thứ 2 có xu hướng giảm về cả số lượng gia cầm chết tiêu hủy lẫn số tỉnh mắc dịch. Tuy nhiên đến đợt dịch thứ 3 và thứ 4 tình hình dịch bệnh làm số gia cầm chết tiêu hủy tăng cao rõ rệt và phân bố nhiều tỉnh thành phố, thể hiện xu hướng dịch bệnh tăng mạnh. Số gia cầm chết tiêu hủy đợt 3 gất đợt 2 là 22 lần, đợt 4 gấp đợt 2 là 47 lần. Tỉnh có dịch gấp 23 lần. Do vào thời điểm giao mùa, mùa đông và mùa xuân, thời tiết lạnh ẩm, các hoạt động buôn bán vận chuyển, giết mổ gia cầm diễn ra mạnh. Từ đợt dịch thứ 5 năm 2006 dưới sự chỉ đạo phòng chống quyết liệt của Chính phủ, ban chỉ đạo Quốc gia và hiệu quả của chiến dịch tiêm phòng. Đã làm cho dịch bệnh ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên mỗi năm đều có những tỉnh thành phố ghi nhận khoảng từ 100.000 gia cầm chết tiêu hủy. Năm 2012 do chỉ đạo tiêm phòng dịch bệnh không cao nên dịch nâng cao mức gia cầm chết tiêu hủy lên 616.109 con. Đợt dịch thứ 13, năm 2014. Ổ dịch cúm gia cầm H5N6 lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Do trong năm này hiện tượng băng giá ở các tỉnh phía Bắc và thời tiết lạnh bất thường ở Việt Nam, việc buôn bán vận chuyển và dịch cúm xảy ra rộng khắp cả nước. Đặc biệt là việc chăn nuôi thủy cầm khu vực giáp ranh giữa Việt Nam và Campuchia diễn ra phức tạp, tạo thuận lợi cho virus xâm nhập, biến đổi. Virus H5N6 đã xuất hiện. Kèm theo mạng lưới thú y cơ sở tại một số tỉnh còn nhiều bất ccapj như: Không có thú y cơ sở, có cán bộ nhưng không có chuyên môn cao do xã tự tuyển chọn, chế độ lao động chưa chặt chẽ, hay chế độ quản lý xuất nhập khẩu gia cầm không được điều tra triệt để,... Hiện tại, các ổ dịch cúm H5N6 đã được các địa phương khống chế thành công. Tuy nhiên, virus cúm H5N6 có lưu hành ở một số địa phương.  Xu thế về tỉ lệ gia cầm mắc bệnh chết tiêu hủy từ 2006 – 2014 giảm mạnh và ở ngưỡng 100.000 – 200.000 con. Giảm khoảng 500 lần so với dịch bùng phát mạnh nhất và những đợt dịch sau đó khoảng 510 lần. + Xu thế loại gia cầm nhiễm bệnh: Từ năm 20032004 tỉ lệ gà nhiễm bệnh cao hơn so với thủy cầm và gia cầm khác. Năm 2003 có gà mắc bệnh chết, tiêu hủy: 30,4 triệu con gấp khoảng 2,22 lần so với thủy cầm và so với gia cầm khác: 13,5+14,76. Năm 2004 có gà mắc bệnh chết, tiêu hủy: 55.999 gấp khoảng 2,8 lần so với thủy cầm 8.132 và 7,2 lần so với gia cầm khác: 19.947. Từ năm 20052014 tỉ lệ gà nhiễm bệnh thấp hơn so với thủy cầm và gia cầm khác. Năm 2004 có gà mắc bệnh chết, tiêu hủy: 1.338.378 con ít hơn 2 lần so với thủy cầm và so với gia cầm khác: 2.135.081+499.404 con. Năm 2014 có gà mắc bệnh chết, tiêu hủy: 76.000 con ít hơn 2 lần so với so với thủy cầm và so với gia cầm khác.  Xu thế tỷ lệ loại gia cầm mắc bệnh ở gà thấp hơn so với thủy cầm từ năm 20052014. Giai đoạn từ năm 20152017: Bảng 2.2.2. Tình hình dịch cúm gia cầm từ năm 2015 2017 Năm Số tỉnh Số huyện Số xã Số gà mắc bệnh (con) Số vịt mắc bệnh (con) Số ngan bệnh (con) Tổng mắc (con) 2015 21 34 39 19.370 12.430 1.005 32.828 2016 07 12 14 6.172 3.244 540 9.956 2017 21 31 40 25.198 24.665 453 50.316 Nguồn: Cục thú y, (2017) Hình 2.2.5. Biểu đồ so sánh tình hình hình dịch cúm gia cầm trên các loại gia cầm từ năm 2015 đến năm 2017 Qua bảng 2.2.2. và hình 2.2.5. Ta thấy tình hình dịch cúm từ 20152017. So với 2016 thì năm 2015 và 2017 số dịch thấp hơn cả về diện dịch lẫn số gia cầm mắc cúm gia cầm AH5N1 và AH5N6 chết tiêu hủy. Cục Thú y đã hướng dẫn các địa phương tổ chức xử lý triệt để các ổ dịch cúm gia cầm ngay từ khi mới phát hiện và còn ở phạm vi nhỏ hẹp, kết quả đến nay đã cơ bản kiểm soát tốt dịch cúm gia cầm. Đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, nhờ thay đổi cách tiếp cận trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là chủ động phòng bệnh là chính do đó dịch bệnh đã giảm đi rất nhiều. Số gà và vịt có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn so với số ngan mắc bệnh ví dụ 2015 gà mắc bệnh gấp 19 lần, vịt mắc bệnh gấp 12 lần so với ngan. Năm 2017 số gà và vịt mắc bệnh gấp hàng trăm lần. Vì số lượng ngan nuôi chưa phát triển nhiều như gà và vịt nên tình hình khống chế dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn. Trong giai đoạn này so với giai đoạn trước tình hình dịch cúm gia cầm đã và đang được cải thiện rõ rệt. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng và ngăn chặn sự xâm nhiễm của các loại mầm bệnh virrus nói chung và virus cúm nói riêng. Mặt khác, thực hiện chỉ đạo và được ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT thay mặt Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm đã ban hành: Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm. Cụ thể so với giai đoạn trước, năm 2014 số gia cầm mắc dịch cúm do cả hai chủng AH5N1 và chủng AH5N6 ở giai đoạn này năm 2015 đã giảm 8,12 lần. Trong giai đoạn này so với năm 2015, dịch cúm gia cầm AH5N1 trong năm 2016 đã giảm cả về diện dịch và mức độ dịch, số xã có dịch giảm 2,57 lần, số huyện có dịch giảm 2,83 lần, số tỉnh có dịch giảm 3,67 lần, số gia cầm chết và tiêu huỷ giảm 2,6 lần (chỉ có 6.182 con gia cầm bị mắc bệnh và tiêu hủy); đối với cúm AH5N6, số xã có dịch giảm 3 lần, số huyện có dịch giảm 2,83 lần, số tỉnh có dịch giảm 2,2 lần và số gia cầm chết và tiêu huỷ giảm 2,13 lần (chỉ có 13.550 con gia cầm bị mắc bệnh và tiêu hủy), giảm thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi và ngân sách nhà nước.  Đó là biểu hiện tích cực của công tác đẩy mạnh quá trình sử dụng vắc xin cho nhanh đúng và kịp thời nhất. Giai đoạn năm 2019 – 2020 Theo Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y cung cấp tại Hội nghị phòng, chống Dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2020 do bộ NNPTNT tổ chức, (392020). Tình hình hình dịch cúm gia cầm tám tháng đầu năm, năm 2019 – 2020 được thống kê như bảng sau: Bảng 2.2.3. Tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm tám tháng đầu năm 2019 và cùng kỳ năm 2020 Nội dung Năm 2019 Năm 2020 So sánh cùng kỳ 20202019 (lần) Số hộ có dịch 66 113 1,7 Số ổ dịch 32 66 2,1 Số tỉnh có dịch 20 23 1,15 Số gia cầm buộc phải tiêu hủy 70.629 198.371 2,8 Dựa vào bảng 2.2.2. và bảng 2.2.3. ta thấy tình hình dịch giai đoạn 20192020 cao hơn so với giai đoạn 20152017. Cụ thể mức độ dịch, tám tháng đầu năm 2019 số gia cầm chết tiêu hủy gấp 1,43 lần và tám tháng đầu năm 2020 số gia cầm chết tiêu hủy gấp 8,12 lần so với cả năm 2017 (chỉ có 50.316 số gia cầm chết tiêu hủy). Do 20192020 đang bị ảnh hưởng của dịch CoronaCovit viêm đường hô hấp cấp xảy ra trên người và gây nhiều thiệt hại về kinh tế, cuộc sống. Đặc biệt làm rối loạn tình hình chăn nuôi và các biện pháp phòng chống dịch cho đàn gia cầm. Dựa vào bảng 2.2.3. xu hướng dịch bệnh đang tăng lên. Tám tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019, số ổ dịch tăng 2 lần và số gia cầm mắc dịch tiêu hủy cao hơn 2, 8 lần. Do ngoài chịu sự ảnh hưởng của dịch Corona trên người thì thời tiết thay đổi, tổng đàn gia cầm lớn, mật độ chăn nuôi cao, việc vận chuyển giữa các địa phương tăng cao để phục vụ nhu cầu cuối năm, virus cúm gia cầm lưu hành với tỷ lệ tương đối cao (Tỷ lệ lưu hành cúm AH5N1 là 1,8% và cúm AH5N6 là 2,07  Có thể thấy tình hình dịch đang trở lên tiêu cực vì vậy cần có những biện pháp phòng chống thiết thực và triệt để hơn. Hình 2.2.6. Bản đồ dịch tễ các ổ dịch cúm gia cầm AH5 tám tháng đầu năm 2019 – 2020 Dựa vào bản đồ dịch tễ các ổ dịch cúm gia cầm AH5 tám tháng đầu năm 2019 – 2020 ở hình 2.2.6. ta thấy: Virus Cúm AH5N6 chủ yếu lưu hành, gây bệnh ở khu vực phía Bắc và miền Trung. Các ổ dịch do virus Cúm AH5N1 xảy ra chủ yếu tại các tỉnh khu vực phía Nam. Phân bố địa lý virus Cúm gia cầm năm 2020 tương tự như năm 2019. Do các tỉnh phía Bắc giáp với Trung Quốc dễ dàng xảy ra việc vận chuyển gia cầm không được kiểm định chặt chẽ sẽ dẫn đến chủng AH5N6 dễ lưu hành vào Việt Nam và đặc biệt là phía Bắc.  Xu thế tỷ lệ ổ dịch cúm gia cầm ở 2 chủng virus nhiễm ở 2 miền Bắc và Nam. Virus Cúm AH5N6 chủ yếu lưu hành, gây bệnh ở khu vực phía Bắc và miền Trung. Các ổ dịch do virus Cúm AH5N1 xảy ra chủ yếu tại các tỉnh khu vực phía Nam.  Tính đến năm 2020 xu thế dịch Cúm gia cầm xảy ra ở Việt Nam trên 2 chủng virus là AH5N1 và AH5N6 là chủ yếu. 2.2.3. Biện pháp thực hiện trong ổ dịch và các biện pháp phòng chống dịch bệnh chung của dịch cúm gia cầm. 2.2.3.1. Biện pháp thực hiện trong ổ dịch. Báo cáo có dịch. Xác định bệnh và xác định phạm vi của ổ dịch. + Căn cứ vào các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và phòng thí nghiệm đã được ban hành, đã được trình bày ở mục 2.2.2.2. phần chẩn đoán bệnh và dựa theo văn bản được ban hành năm 2014 (Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 840026:2014 Bệnh động vật – Quy trình chẩn đoán – Phần 26: Bệnh cúm gia cầm, 2014) để phát hiện bệnh và đưa ra công bố dịch. + Phạm vi ổ dịch. Thời gian xảy ra dịch, vùng có dịch, vùng bị uy hiếp, vùng đệm. Hình 2.2.7. Quyết định về việc công bố dịch cúm gia cầm subtype H5N6 trên địa bàn thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông 2019. + Để có thể thi hành quyết định công bố dịch ngoài ra ta còn cần phải căn cứ vào các quết định thông tư của ban ngành đã đưa ra và các pháp lệnh điều luật về thúy, căn cứ vào kết quả của chẩn đoán bệnh. Ví dụ: Quyết định về việc công bố dịch cúm gia cầm subtype H5N6 trên địa bàn thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông 2019. + Thi hành quyết định công bố dịch bệnh: Giao phòng Nông nghiệp PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, thành viên BCĐ huyện phụ trách thị trấn; UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Tiêu hủy ngay đàn gà bị mắc bệnh và những đàn gà khác trong phạm vi 300m của vùng có dịch. Xác định giới hạn vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp; đặt biển báo lập chốt kiểm soát. Tổ chức kiểm soát không để gà và sản phẩm của gà được vận chuyển ra khỏi vùng bị dịch, vùng bị uy hiếp và vùng đệm; không vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm gà giống từ bên ngoài vào trong vùng đệm, vùng bị uy hiếp. Vùng bị dịch, vùng bị uy hiếp, vùng đệm thực hiện tổng vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại khu chăn nuôi liên tục 01 lầnngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lầntuần trong vòng 3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm những con gà có biểu hiện bị bệnh, nghi bệnh để xác định vi rút cúm gia cầm. Vệ sinh tiêu độc khử trùng các phương tiện dụng cụ chăn nuôi, chất thải theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y. Hỗ trợ kinh phí cho người chăn nuôi có gà buộc phải tiêu hủy theo quy định + Công bố hết dịch: Khi không phát hiện thêm trường hợp mắc mới, sau khoảng thời gian nung bệnh và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của Chính phủ. Đã phòng bệnh bằng vắcxin cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch được công bố đạt tỷ lệ trên 90% số động vật trong diện tiêm trong vùng có dịch và trên 80% số động vật trong diện tiêm trong vùng bị dịch uy hiếp hoặc đã áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc. trong khoảng thời gian quy định tại vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn bảo đảm đạt yêu cầu vệ sinh thú y. 2.2.3.2. Biện pháp phòng chống dịch bệnh chung của dịch cúm gia cầm Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm theo đúng nội dung tại Quyết định số 172QĐTTg ngày 13 tháng 2 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 20192025, ngăn chặn không cho dịch Cúm gia cầm vào Việt Nam. Tổ chức tốt việc giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời dịch bệnh trên gia cầm và thông báo kịp thời cho ngành y tế khi phát hiện các ổ dịch trên đàn gia cầm. Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm. Đối với các tỉnh có cửa khẩu quốc tế, đường biên giới thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch động vật tại các cửa khẩu, không để vận chuyển, buôn bán gia cầm qua các cửa khẩu và nhập lậu qua đường biên giới. Các ban, ngành và các lực lượng liên quan của địa phương giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch, đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ gia cầm, không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch. Bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch cúm trên các đàn gia cầm Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, giám sát, đánh giá sự sẵn sàng phòng chống dịch và chỉ đạo việc thực hiện phòng chống dịch cúm gia cầm. Khẩn trương thực hiện việc kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp theo quy định của Luật thú y, nhất là tại cơ sở. Lựa chọn đàn giống tốt, vừa có tính sản xuất cao lại vừa có khả năng đề kháng với ngoại cảnh và có tính chống bệnh tốt. PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Để điều tra một ổ dịch theo đúng quy trình, đúng các phương pháp, đầy đủ nội dung của một ổ dịch trên động vật nói chung và dịch Cúm gia cầm nói riêng. Bộ môn dịch tễ thú y sẽ là tiền đề để người làm trong ngành thú y có kiến thức chuyên môn đầy đủ về dịch tễ học từ đó áp dụng và tham gia điều tra khảo sát các ổ dịch một cách đầy đủ và chính xác nhất. Những thông tin về đặc điểm của dịch bệnh và tình hình chung, xu thế chung của dịch bệnh. Từ đó có các phương pháp triển khai thích hợp để hạn chế tốt nhất các ổ dịch xảy ra. Ổ dịch Cúm gia cầm ở Việt Nam từ năm 20032020 qua nhiều giai đoạn mỗi năm đều ghi nhận các ổ dịch và phân bố nhiều tỉnh thành trên cả nước. Do nhiều nguyên nhân khác nhau về điều kiện tự nhiên, xã hội, và quá trình chăn nuôi phòng bệnh mà số lượng dịch cúm gia cầm tăng hay giảm qua các năm. Nhà nước, Thủ tướng chính phủ các ban ngành tỉnh địa phương cùng với người chăn nuôi luôn giám sát và thực hiện các phương pháp phòng chống, đẩy lùi các ổ dịch cúm làm phát triển ngành chăn nuôi gia cầm một cách bền vững nhất. Từ đó ta thấy được những thiệt hại do dịch bệnh gây ra làm cho hàng nghìn, triệu con gia cầm tiêu hủy là một thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi và sự phát triển của ngành chăn nuôi. Vì vậy qua bài tiểu luận đã giúp ta có kiến thức rõ ràng, chắc chắn hơn về dịch Cúm gia cầm, để áp dụng vào thực tế sau này. Nhằm phục vụ công việc Thú Y sau này giúp người chăn nuôi tránh dược những hậu quả đáng tiếc do dịnh bệnh gây nên. Luôn phối hợp với các ban ngành và nhười chăn nuôi thực hiện nghiêm công tác phòng trống, giám sát, phát hiện và đẩy lùi dịch bệnh. 3.2. Kiến nghị Toàn bộ cán bộ thú y nhất là những sinh viên đang học trong các trường học phải luôn nghiên cứu, học hỏi, trau dồi thêm kiến thức về những vấn đề liên quan đến dịch bệnh, các phương pháp điều tra, tính toán, phòng chống, thực hiện trong ổ dịch. Tìm hiểu qua tài liệu, giảng dạy đồng thời thường xuyên tìm kiếm cơ hội thực hành.   TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục thú y Việt Nam (2016), Cục thú y chủ động triển khai ứng phó với dịch cúm gia cầm, Báo Nông nghiệp Việt Nam. 2. Phạm Thị Huê (2020), Giáo trình bệnh lý thú y 2, Đại học Lâm nghiệp Đồng Nai. 3. Trịnh Thị Thu Hiền (2021), Bài giảng dịch tễ học thú y, Đại học Lâm nghiệp Đồng Nai. 4. Lê Văn Năm (2012), Bệnh gia cầm Việt Nam bí quyết phòng trị bệnh hiệu quả cao, Nxb Hà Nội. 5. Tôn Ngữ Ái Quyên (2016), Tình hình dịch Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Định 20112015 và đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccines H5N1, Luận văn Đại học Nông lâm Huế. 6. Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Lan và Đào Lê Anh (2018), Sự lưu hành và đặc tính di truyền của virus cúm gia cầm AH5N6 tại một số tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, 60 (2), Tr. 4348. 7. Nguyễn Đăng Thọ, Nguyễn Hoàng Đăng, Đàm Thị Vui, Đỗ Thị Hoa, Mai Thùy Dương, Nguyễn Thị Điệp, Nguyễn Viết Không và Tô Long Thành (2016), Virus Cúm gia cầm độc lực cao H5N6 ở Việt Nam năm 2014, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 23 (1).

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP – PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN DỊCH TỄ HỌC THÚ Y Tên đề tài ĐIỀU TRA Ổ DỊCH CÚM GIA CẦM TẠI VIỆT NAM Ngành: Thú y Lớp K9B LT-TY-CQ Đồng Nai – Năm 2021 Khoa: Nông học MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề .1 1.2 Mục tiêu PHẦN NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Ổ dịch, đặc điểm ổ dịch 2.1.2 Phương pháp thực điều tra ổ dịch .3 2.1.3 Nội dung điều tra ổ dịch 2.2 Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thực điều tra ổ dịch cúm gia cầm 2.2.2 Mô tả ổ dịch cúm gia cầm 2.2.2.1 Khái quát điều kiện chăn nuôi gia cầm Việt Nam 2.2.2.2 Đặc điểm bệnh dịch cúm gia cầm 2.2.2.3 Tình hình dịch cúm gia cầm từ 2003-2020 xu dịch qua năm .11 2.2.3 Biện pháp thực ổ dịch biện pháp phòng chống dịch bệnh chung dịch cúm gia cầm 17 2.2.3.1 Biện pháp thực ổ dịch 17 2.2.3.2 Biện pháp phòng chống dịch bệnh chung dịch cúm gia cầm 19 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .20 3.1 Kết luận 20 3.2 Kiến nghị .20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 PHỤ LỤC BẢNG Bảng 2.2.1 Tình hình dịch cúm gia cầm Việt Nam 2003-2014 11 Bảng 2.2.2 Tình hình dịch cúm gia cầm từ năm 2015 - 2017 .14 Bảng 2.2.3 Tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm tám tháng đầu năm 2019 kỳ năm 2020 .15 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Hình 2.2.1 Đường truyền lây cúm gia cầm .8 Hình 2.2.2 Qúa trình xâm nhập nhân lên virus tế bào vật chủ Hình 2.2.3 Triệu chứng bệnh Cúm gia cầm 10 Hình 2.2.4 Sơ đồ chẩn đốn phịng thí nghiệm bệnh Cúm gia cầm 11 Hình 2.2.5 Biểu đồ so sánh tình hình hình dịch cúm gia cầm loại gia cầm từ năm 2015 đến năm 2017 14 Hình 2.2.6 Bản đồ dịch tễ ổ dịch cúm gia cầm A/H5 tám tháng đầu năm 2019 – 2020 16 Hình 2.2.7 Quyết định việc công bố dịch cúm gia cầm subtype H5N6 địa bàn thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông 2019 17 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Là sinh viên ngành thú y ln muốn trang bị cho đầy đủ kiến thức phục vụ cho học tập công việc sau Nhất cơng tác chẩn đốn điều trị bệnh cho vật ni Trong bệnh liên quan đến truyền nhiễm Dịch tễ học có mục tiêu khái quát đề xuất biện pháp can thiệp hữu hiệu để phịng ngừa, kiểm sốt, hạn chế tốn tình trạng khơng có lợi cho sức khỏe động vật Nhất ổ dịch đàn gia súc gia cầm gây thiệt hại lơn cho ngành chăn nuôi Trong năm gần tình hình dịch cúm gia cầm diễn phức tạp Từ năm 2003 với đợt dịch Cúm gia cầm bùng phát mạnh khống chế giảm đáng kể thường xuyên sảy nhiều tỉnh thành Việt Nam Để hiểu công tác điều tra, giám sát ổ dịch Cúm gia cầm đồng thời nắm tình hình, mức độ nguy hiểm dịch bênh Thì qua tiểu luận mục tiêu giúp ta có nhìn tồn diện ổ dịch Cúm gia cầm Cung cấp kiến thức đặc điểm, thực trạng, mức độ nguy hiểm phòng chống, khống chế dịch bệnh Phục vụ nhiều cho nghề Thú y sau Để làm tiểu luận kết thúc học phần mơn Dịch tễ thú y em tham khảo tài liệu giảng nguồn giảng viên nhà trường, đặc biệt giảng dạy giảng viên Trịnh Thị Thu Hiền Em xin chân thành cảm ơn cô Trịnh Thị Thu Hiền nhà trường Phân Hiệu Đại Học Lâm Nghiệp Đồng Nai giảng viên môn khác giúp em hoàn thiện tiểu luận 1.2 Mục tiêu Trên sở tìm hiểu ổ dịch, đặc điểm nội dung phương pháp thực điều tra, biện pháp thực để đẩy lùi ổ dịch Dựa vào để tiến hành khai thá thơng tin điều tra ổ dịch cúm gia cầm Việt Nam Trình bày đặc phương phương pháp, biện pháp, mổ tả ổ dịch cúm gia cầm Đồng thời đưa số liệu để thấy rõ xu dịch bệnh PHẦN NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Ổ dịch, đặc điểm ổ dịch - Ổ dịch gì? “Ổ dịch nơi có đầy đủ khâu vịng truyền lây, tức có nguồn bệnh, có yếu tố truyền lây động vật phát bệnh” Pháp lệnh thú y quy định: “Ổ dịch nơi có nhiều động vật ốm, chết bệnh truyền nhiễm” Một ổ dịch gia súc thường lan rộng thành nhiều ổ dịch tiếp nối gọi trình sinh dịch, chủ yếu con bệnh, nghi lây sản phẩm gia súc bệnh, nguy hiểm nghi lây sản phẩm gia súc bệnh - Đặc điểm ổ dịch: Khi nghiên cứu vấn đề sau ta nói lên đặc điểm ổ dịch + Các loại mầm bệnh Trong ổ dịch có mầm bệnh thường có từ loại mầm bệnh trở nên Trong có loại mầm bệnh tiên phát, loại khác mầm bệnh thứ phát Loại tiên phát gây bệnh, làm suy giảm sức đề kháng động vật sở mầm bệnh khác có sẵn thể gia súc hay ngoại cảnh phát triển gây thêm bệnh, loại thứ phát + Các ký chủ (động vật mắc bệnh) Trong ổ dịch có lồi động vật mắc bệnh, có nhiều loại động vật mắc bệnh Nếu có nhiều loại động vật mắc bệnh thơng thường có nhiều nguồn bệnh hơn, ổ dịch phát triển mạnh cơng trừ dịch khó khăn + Yếu tố truyền lây đường truyền lây ổ dịch Các yếu tố sinh vật côn trùng, động vật khác, người Yếu tố vi sinh vật đất, nước, khơng khí, thức ăn, nước uống, đồ vật, dụng cụ, xe cộ, xác chết, thú sản Các yếu tố xâm nhập vào thể động vật qua đường khác nhau: Hơ hấp, tiêu hóa, máu, bạch huyết, da, từ mẹ sang Tùy vào ổ dịch + Giới hạn ổ dịch • Phạm vi ổ dịch rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào loại bệnh, loài gia súc mắc bệnh, thời gian có bệnh, mật độ gia súc vùng điều kiện tự nhiên, xã hội vùng Khái niệm giới hạn ổ dịch khái niệm dịch tễ học, khái niệm giới hạn theo đơn vị hành đơn • Ổ dịch thường chia làm ba vùng: Vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng an tồn Do tính chất dịch tễ học khác vùng, nên biện pháp thú y, biện pháp vệ sinh phòng chống dịch thực vùng khác nhau: Trong vùng dịch, chủ yếu giải nguồn bệnh Vùng bị dịch uy hiếp vừa phải giải nguồn bệnh có, vừa phải bảo vệ gia súc chưa nhiễm bệnh Trong vùng an toàn dịch, chủ yếu bảo vệ gia súc khoẻ mạnh + Phân loại loại ổ dịch • Về thời gian phát sinh chia ổ dịch ổ dịch cũ: Ổ dịch mới: nơi nguồn bệnh nhân lên, phát triển, số gia súc bệnh chết tăng lên, triệu chứng bệnh tích điển hình, lây lan mạnh Ổ dịch cũ: nơi trước mắt khơng có nguồn bệnh dạng bệnh, mầm bệnh tồn gia súc mang trùng ngoại cảnh chưa qua đủ thời gian cần thiết để bị tiêu diệt, đe doạ nổ dịch cịn • Về trình tự phát sinh chia thành: ổ dịch tiên phát ổ dịch thứ phát Ổ dịch tiên phát xảy trước yếu tố truyền lây làm bệnh lan rộng nơi khác tạo thành ổ dịch thứ phát • Về tần số xuất cường độ dịch: Loại ổ dịch lẻ tẻ dịch vùng: Ổ dịch xảy phạm vi hẹp cố định vùng định với số động vật mắc bệnh chết Loại ổ dịch rộng: dịch lan nhiều vùng với số lượng lớn động vật bị bệnh chết Loại ổ dịch lớn: dịch lây lan nhanh vùng rộng lớn kèm theo số lượng động vật ốm chết cao, gây thiệt hại lớn kinh tế 2.1.2 Phương pháp thực điều tra ổ dịch Có phương pháp nghiên cứu mơ tả chính: + Nghiên cứu tương quan: Nghiên cứu hình thái bệnh quần thể + Báo cáo bệnh: Người ta tiến hành xem xét toàn quần thể + Điều tra ngang: Là nghiên cứu thực cá thể có mặt quần thể nghiên cứu dù có bệnh hay khơng bệnh Mỗi phương pháp cung cấp thông tin đặc tính quần thể động vật, khơng gian, thời gian nghiên cứu có ưu điểm hạn chế riêng - Mơ tả: + Mô tả bệnh hay trạng thái liên quan đến bệnh + Sự xuất ca bệnh hay chùm bệnh + Phân bố xuất hiện: Theo thời gian, địa điểm yếu tố khác - Chuẩn bị liệu để phân tích giám sát: Số liệu: Là biến số đơn lẻ, số liệu có tính chất định tính âm tính, dương tính, số liệu có tính định lượng theo thời gian khoảng cách thứ tự Bảng số liệu: Là biến số đơn lẻ điều tra thu thập được, tập hợp thành bảng số liệu hay mục lục sở liệu Phương pháp thu thập số liệu + Xác định vấn đề nghiên cứu + Thu thập số liệu cách điều tra, quan sát, thống kê + Phương pháp thu thập số liệu tự điều tra – chủ động Hoặc dựa tài liệu lưu trữ người khác cung cấp – bị động + Nguồn gốc số liệu lấy từ tài liệu lưu trữ, báo cáo lưu trữ quan Tự điều tra + Phân tích số liệu dựa số liệu thu thập được, tiến hành phân tích, mơ tả so sánh với số liệu bình thường chưa có dịch xảy Có thể biểu diễn cách vẽ đồ thị, đánh dấu đồ dịch tễ, đánh giá vấn đề + Hệ thống xếp số liệu phải xếp lại số liệu thu thập theo chuyên đề nghiên cứu riêng đánh số, theo thư mục để cần sử dụng tra cứu dễ dàng, thuận lợi - Phân tích mô tả: Mức độ liên quan thể giá trị sau: + Tỷ số nguy hay nguy tương đối (relative risk hay risk ratio) (RR) + Tỷ số tốc độ độ bệnh (IR: incidence rate ratio) + Tỷ số chênh (odd ratio) (OR) 2.1.3 Nội dung điều tra ổ dịch - Nội dung chung: Tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết, tuổi mắc, giống loài mắc, thời điểm, mùa vụ mắc, Các loại bệnh tật, tác nhân gây bệnh, phương thức, tập qn chăn ni, quy trình phịng bệnh, tính chất lây lan, mức độ trầm trọng bệnh - Nội dung đặc trưng: Nguyên nhân gây bệnh chế gây bệnh, nguồn bệnh, yếu tố truyền lây Động vật mắc bệnh: Lồi, tuổi, giống, tính biệt, trạng thái sinh lý Thời gian: Khi bệnh xảy ra, thường xuyên hay khơng, tính chu kỳ, mùa vụ Khơng gian: Vùng hay bị bệnh, điều kiện tự nhiên Xu bệnh: Tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong thay đổi theo thời gian, thay đổi kĩ thuật chẩn đốn, thay đổi phân bố bệnh, tính xác việc thống kê động vật 2.2 Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thực điều tra ổ dịch cúm gia cầm Trong tiểu luận: Các thông tin số liệu, đặc điểm dịch cúm gia cầm thu thập qua tài liệu lưu trữ, báo cáo ngày, quý, năm, qua tài liệu lưu trữ Cục, Vụ, Viện, Trường, Trung tâm, sách Những số liệu thu thập phân tích phương pháp phân tích mơ tả dịch tễ thống kê tính tốn chương trình Microsoft Office Excel hấp Bệnh chết bệnh tích đa số tổn thương quan hô hấp kèm nhiễm trùng thứ phát - Triệu chứng bệnh: + Thể động lực cao: Bệnh bùng phát bất ngờ, dội, gia sốt cao 44 oC Chảy nước mắt, nước mũi, ủ rũ, xù lông Ho hen ho xoặc, hay hắt hơi, vảy mỏ, rướn dài cổ ngáp rít khí sau khạc đờm có lẫn máu Tiêu chảy phân xanh, xanh trắng, xanh vàng Viêm mũi, viêm xoang nên phù đầu, phù mặt, mào tích sưng phù to, sau vài ngày thấy có lỗ dị từ chảy dịch vàng đặc Các biểu thần kinh thể rõ không vững run rẩy, mệt mỏi, nằm li bì, tụ đống lên Ở vịt ngan thấy đầu lắc lư, chân bị bại liệt, xuất huyết da chân, phân trắng phân cỏ Bỏ ăn, tắt đẻ, chết ạt, tỷ lệ chết lên đến 100% + Thể động lực thấp: Các biểu thể động lực cao có với mức độ nhẹ nhiều, bệnh tiến triển khơng dội, gia cầm khơng chết ạt Ngồi phần đơng gà bệnh có mào thâm tím quận lại, tiêu Hình 2.2.3 Triệu chứng bệnh Cúm gia cầm chảy mạnh phân đổi màu, gần chết phân loãng màu nước gạo trắng Gia cầm chết rải rác, xác gầy, ướt, xung quanh lỗ huyệt bẩn có nhiều phân xanh phân trắng vàng bám Tỷ lệ chết khoảng 70% 12 + Triệu chứng bệnh ban đầu: Phát triệu chứng kịp thời để cách ly phòng bệnh, kiểm tra dịch dựa vào biểu Thỏ khó, viêm tịt mũi, sưng đầu, phù mặt, xuất huyết, mào tím - Bệnh tích: Phụ thuộc nhiều vào động lực virus, trình diễn biến bệnh (Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh, 2004) Viêm đường hơ hấp trên, mào tích phù nề, sưng to thâm tím quăn lại Nếu sưng phù to ta có lỗ dị từ tích mào nước rỉ đặc màu vàng từ chảy ra, màu thâm tụt Xuất huyết da chân, đặc biệt da ống chân Bóp mỏ có nhiều nhầy mũi chảy Xuất huyết đùi, ngực, tim mỡ bụng Viêm xuất huyết dày tuyến, ruột non, van hồi manh tràng, niêm mạc hậu môn, màng xương lồng ngực màng treo ruột Tim bơi bao dịch thẩm xuất màu vàng Viêm thối hóa buồng trứng, ống dẫn trứng, trứng non dập vỡ gây viêm da dính phúc mạc Túi khí bị viêm tạo màng giả Fibrin bã đậu hay trứng kho - Chẩn đoán bệnh + Dựa vào triệu chứng ban đầu hay điển hình bệnh để phân tích chẩn đoán đưa nghi ngờ kết + Chẩn đốn phịng thí nghiệm: Theo chẩn đốn thường quy Trung tâm thú y Trung ương – Cục Thú y, (2006) sơ đồ chẩn đốn phịng thí nghiệm bệnh dịch cúm gia cầm sau: 13 Hình 2.2.4 Sơ đồ chẩn đốn phịng thí nghiệm bệnh Cúm gia cầm 2.2.2.3 Tình hình dịch cúm gia cầm từ 2003-2020 xu dịch qua năm - Giai đoạn từ 2003-2014: Dịch cúm gia cầm nước ta xuất lần vào cuối tháng 12/2003, sau liên tục tái phát thường vào lúc chuyển mùa Virus động lực cao tybe A virus cúm mang chủng H5N1 Do dịch cúm giai đoạn bắt đầu phát triển mạnh lưu hành 10 quốc gia làm xâm nhập vào Việt Nam Bảng 2.2.1 Tình hình dịch cúm gia cầm Việt Nam 2003-2014 Dợt dịc Năm h 12/20033/2004 4-11/2004 12/20045/2005 10/20051/2006 2006 Số Số gia cầm tỉnh chết, bệnh có tiêu hủy dịch (con) 57 58,66 triệu 30,4 triệu 13,5+14,76 17 84.078 55.999 8.132+19.947 36 1.847.213 470.495 825.689+551.029 24 3.972.763 1.338.378 Số lượng lẻ tẻ cuối 14 Ghi Gà Thủy cầm vầ gia cầm khác/cút 2.135.081+499.40 10 11 12 13 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 33 27 18 23 22 32 31 36 năm 314.268 106.508 105.601 147.399 110.311 616.109 141.687 Hơn 212.6 52.419 40.525 23,733 430.68 39.126 117.946 33.296 Hơn 76.000 253.991+7.856 65.533 79.138+1.968 104.331 71.185 498.163 108.390 Hơn 136.000 Qua bảng 2.2.1 thống kê ta thấy: + Xu tỷ lệ gia cầm mắc bệnh chết tiêu hủy Đợt dịch thứ với số lượng gia cầm chết, bệnh tiêu hủy bùng phát mạnh 58,66 triệu phân bố hầu hất tỉnh thành Việt Nam 57/63 tỉnh thành phố Do dịch xuất ban ngành chăn ni chưa có nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh hiểu biết người chăn ni dịch bệnh cịn chưa ý thức cao Kèm theo tình hình chăn ni mạnh để phục vụ cho lượng gia cầm vào dịp tết nguyên đám 2004 Làm cho virus xâm nhập, phát tán gây nhiều thiệt cho ngành chăn ni Sau đạo can thiệp ban ngành chăn ni nên đợt dịch thứ có xu hướng giảm số lượng gia cầm chết tiêu hủy lẫn số tỉnh mắc dịch Tuy nhiên đến đợt dịch thứ thứ tình hình dịch bệnh làm số gia cầm chết tiêu hủy tăng cao rõ rệt phân bố nhiều tỉnh thành phố, thể xu hướng dịch bệnh tăng mạnh Số gia cầm chết tiêu hủy đợt gất đợt 22 lần, đợt gấp đợt 47 lần Tỉnh có dịch gấp 2-3 lần Do vào thời điểm giao mùa, mùa đông mùa xuân, thời tiết lạnh ẩm, hoạt động buôn bán vận chuyển, giết mổ gia cầm diễn mạnh Từ đợt dịch thứ năm 2006 đạo phịng chống liệt Chính phủ, ban đạo Quốc gia hiệu chiến dịch tiêm phòng Đã làm cho dịch bệnh ngày cải thiện Tuy nhiên năm có tỉnh thành phố ghi 15 nhận khoảng từ 100.000 gia cầm chết tiêu hủy Năm 2012 đạo tiêm phịng dịch bệnh khơng cao nên dịch nâng cao mức gia cầm chết tiêu hủy lên 616.109 Đợt dịch thứ 13, năm 2014 Ổ dịch cúm gia cầm H5N6 lần xuất Việt Nam Do năm tượng băng giá tỉnh phía Bắc thời tiết lạnh bất thường Việt Nam, việc buôn bán vận chuyển dịch cúm xảy rộng khắp nước Đặc biệt việc chăn nuôi thủy cầm khu vực giáp ranh Việt Nam Campuchia diễn phức tạp, tạo thuận lợi cho virus xâm nhập, biến đổi Virus H5N6 xuất Kèm theo mạng lưới thú y sở số tỉnh cịn nhiều bất ccapj như: Khơng có thú y sở, có cán khơng có chun mơn cao xã tự tuyển chọn, chế độ lao động chưa chặt chẽ, hay chế độ quản lý xuất nhập gia cầm không điều tra triệt để, Hiện tại, ổ dịch cúm H5N6 địa phương khống chế thành công Tuy nhiên, virus cúm H5N6 có lưu hành số địa phương  Xu tỉ lệ gia cầm mắc bệnh chết tiêu hủy từ 2006 – 2014 giảm mạnh ngưỡng 100.000 – 200.000 Giảm khoảng 500 lần so với dịch bùng phát mạnh đợt dịch sau khoảng 5-10 lần + Xu loại gia cầm nhiễm bệnh: Từ năm 2003-2004 tỉ lệ gà nhiễm bệnh cao so với thủy cầm gia cầm khác Năm 2003 có gà mắc bệnh chết, tiêu hủy: 30,4 triệu gấp khoảng 2,22 lần so với thủy cầm so với gia cầm khác: 13,5+14,76 Năm 2004 có gà mắc bệnh chết, tiêu hủy: 55.999 gấp khoảng 2,8 lần so với thủy cầm 8.132 7,2 lần so với gia cầm khác: 19.947 Từ năm 2005-2014 tỉ lệ gà nhiễm bệnh thấp so với thủy cầm gia cầm khác Năm 2004 có gà mắc bệnh chết, tiêu hủy: 1.338.378 lần so với thủy cầm so với gia cầm khác: 2.135.081+499.404 Năm 2014 có gà mắc 16 bệnh chết, tiêu hủy: 76.000 lần so với so với thủy cầm so với gia cầm khác  Xu tỷ lệ loại gia cầm mắc bệnh gà thấp so với thủy cầm từ năm 2005-2014 - Giai đoạn từ năm 2015-2017: Bảng 2.2.2 Tình hình dịch cúm gia cầm từ năm 2015 - 2017 Năm 2015 2016 2017 Số tỉnh 21 07 21 Số huyệ n 34 12 31 Số Số gà mắc Số vịt mắc xã bệnh (con) bệnh (con) 39 14 40 19.370 6.172 25.198 12.430 3.244 24.665 Số ngan Tổng mắc bệnh (con) (con) 1.005 540 453 32.828 9.956 50.316 Nguồn: Cục thú y, (2017) Hình 2.2.5 Biểu đồ so sánh tình hình hình dịch cúm gia cầm loại gia cầm từ năm 2015 đến năm 2017 Qua bảng 2.2.2 hình 2.2.5 Ta thấy tình hình dịch cúm từ 2015-2017 So với 2016 năm 2015 2017 số dịch thấp diện dịch lẫn số gia cầm mắc cúm gia cầm A/H5N1 A/H5N6 chết tiêu hủy Cục Thú y hướng dẫn địa phương tổ chức xử lý triệt để ổ dịch cúm gia cầm từ phát 17 phạm vi nhỏ hẹp, kết đến kiểm soát tốt dịch cúm gia cầm Đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, nhờ thay đổi cách tiếp cận cơng tác phịng, chống dịch bệnh, đặc biệt chủ động phịng bệnh dịch bệnh giảm nhiều Số gà vịt có tỷ lệ nhiễm bệnh cao so với số ngan mắc bệnh ví dụ 2015 gà mắc bệnh gấp 19 lần, vịt mắc bệnh gấp 12 lần so với ngan Năm 2017 số gà vịt mắc bệnh gấp hàng trăm lần Vì số lượng ngan ni chưa phát triển nhiều gà vịt nên tình hình khống chế dịch bệnh kiểm sốt tốt Trong giai đoạn so với giai đoạn trước tình hình dịch cúm gia cầm cải thiện rõ rệt Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn đạo Bộ, ngành địa phương chủ động triển khai đồng giải pháp phòng ngăn chặn xâm nhiễm loại mầm bệnh virrus nói chung virus cúm nói riêng Mặt khác, thực đạo ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT thay mặt Ban đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm ban hành: Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với chủng vi rút cúm Cụ thể so với giai đoạn trước, năm 2014 số gia cầm mắc dịch cúm hai chủng A/H5N1 chủng A/H5N6 giai đoạn năm 2015 giảm 8,12 lần Trong giai đoạn so với năm 2015, dịch cúm gia cầm A/H5N1 năm 2016 giảm diện dịch mức độ dịch, số xã có dịch giảm 2,57 lần, số huyện có dịch giảm 2,83 lần, số tỉnh có dịch giảm 3,67 lần, số gia cầm chết tiêu huỷ giảm 2,6 lần (chỉ có 6.182 gia cầm bị mắc bệnh tiêu hủy); cúm A/H5N6, số xã có dịch giảm lần, số huyện có dịch giảm 2,83 lần, số tỉnh có dịch giảm 2,2 lần số gia cầm chết tiêu huỷ giảm 2,13 lần (chỉ có 13.550 gia cầm bị mắc bệnh tiêu hủy), giảm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi ngân sách nhà nước  Đó biểu tích cực cơng tác đẩy mạnh q trình sử dụng vắc xin cho nhanh kịp thời - Giai đoạn năm 2019 – 2020 18 Theo Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y cung cấp Hội nghị phòng, chống Dịch bệnh gia súc, gia cầm thủy sản năm 2020 NN&PTNT tổ chức, (3/9/2020) Tình hình hình dịch cúm gia cầm tám tháng đầu năm, năm 2019 – 2020 thống kê bảng sau: Bảng 2.2.3 Tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm tám tháng đầu năm 2019 kỳ năm 2020 Nội dung Số hộ có dịch Số ổ dịch Số tỉnh có dịch Số gia cầm buộc phải tiêu hủy Năm 2019 66 32 20 70.629 Năm 2020 113 66 23 198.371 So sánh kỳ 2020/2019 (lần) 1,7 2,1 1,15 2,8 Dựa vào bảng 2.2.2 bảng 2.2.3 ta thấy tình hình dịch giai đoạn 2019-2020 cao so với giai đoạn 2015-2017 Cụ thể mức độ dịch, tám tháng đầu năm 2019 số gia cầm chết tiêu hủy gấp 1,43 lần tám tháng đầu năm 2020 số gia cầm chết tiêu hủy gấp 8,12 lần so với năm 2017 (chỉ có 50.316 số gia cầm chết tiêu hủy) Do 2019-2020 bị ảnh hưởng dịch Corona/Covit viêm đường hô hấp cấp xảy người gây nhiều thiệt hại kinh tế, sống Đặc biệt làm rối loạn tình hình chăn ni biện pháp phòng chống dịch cho đàn gia cầm Dựa vào bảng 2.2.3 xu hướng dịch bệnh tăng lên Tám tháng đầu năm 2020 so với kỳ năm 2019, số ổ dịch tăng lần số gia cầm mắc dịch tiêu hủy cao 2, lần Do chịu ảnh hưởng dịch Corona người thời tiết thay đổi, tổng đàn gia cầm lớn, mật độ chăn nuôi cao, việc vận chuyển địa phương tăng cao để phục vụ nhu cầu cuối năm, virus cúm gia cầm lưu hành với tỷ lệ tương đối cao (Tỷ lệ lưu hành cúm A/H5N1 1,8% cúm A/H5N6 2,07  Có thể thấy tình hình dịch trở lên tiêu cực cần có biện pháp phịng chống thiết thực triệt để 19 Dựa vào đồ dịch tễ ổ dịch cúm gia cầm A/H5 tám tháng đầu năm 2019 – 2020 hình 2.2.6 ta thấy: Virus Cúm A/H5N6 chủ yếu lưu hành, gây bệnh khu vực phía Bắc miền Trung Các ổ dịch virus Cúm A/H5N1 xảy chủ yếu tỉnh khu vực phía Nam Phân Hình 2.2.6 Bản đồ dịch tễ ổ dịch cúm gia cầm A/H5 tám tháng đầu năm 2019 – 2020 bố địa lý virus Cúm gia cầm năm 2020 tương tự năm 2019 Do tỉnh phía Bắc giáp với Trung Quốc dễ dàng xảy việc vận chuyển gia cầm không kiểm định chặt chẽ dẫn đến chủng A/H5N6 dễ lưu hành vào Việt Nam đặc biệt phía Bắc  Xu tỷ lệ ổ dịch cúm gia cầm chủng virus nhiễm miền Bắc Nam Virus Cúm A/H5N6 chủ yếu lưu hành, gây bệnh khu vực phía Bắc miền Trung Các ổ dịch virus Cúm A/H5N1 xảy chủ yếu tỉnh khu vực phía Nam  Tính đến năm 2020 xu dịch Cúm gia cầm xảy Việt Nam chủng virus A/H5N1 A/H5/N6 chủ yếu 2.2.3 Biện pháp thực ổ dịch biện pháp phòng chống dịch bệnh chung dịch cúm gia cầm 2.2.3.1 Biện pháp thực ổ dịch - Báo cáo có dịch 20 - Xác định bệnh xác định phạm vi ổ dịch + Căn vào phương pháp chẩn đốn lâm sàng phịng thí nghiệm ban hành, trình bày mục 2.2.2.2 phần chẩn đoán bệnh dựa theo văn ban hành năm 2014 (Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-26:2014 Bệnh động vật – Quy trình chẩn đốn – Phần 26: Bệnh cúm gia cầm, 2014) để phát bệnh đưa công bố dịch + Phạm vi ổ dịch Thời gian xảy dịch, vùng có dịch, vùng bị uy hiếp, vùng đệm Hình 2.2.7 Quyết định việc công bố dịch cúm gia cầm subtype H5N6 địa bàn thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông 2019 + Để thi hành định cơng bố dịch ngồi ta cịn cần phải vào quết định thông tư ban ngành đưa pháp lệnh điều luật thúy, vào kết chẩn đốn bệnh Ví dụ: Quyết định việc công bố dịch cúm gia cầm subtype H5N6 địa bàn thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông 2019 + Thi hành định công bố dịch bệnh: Giao phịng Nơng nghiệp & PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, thành viên BCĐ huyện phụ trách thị trấn; UBND xã, thị trấn triển khai thực biện pháp phòng, chống dịch theo quy định Tiêu hủy đàn gà bị mắc bệnh đàn gà khác phạm vi 300m vùng có dịch Xác định giới hạn vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp; đặt biển báo lập chốt kiểm soát Tổ chức kiểm sốt khơng để gà sản phẩm gà vận chuyển khỏi vùng bị dịch, vùng bị uy hiếp vùng đệm; không vận chuyển, 21 giết mổ, tiêu thụ sản phẩm gà giống từ bên vào vùng đệm, vùng bị uy hiếp Vùng bị dịch, vùng bị uy hiếp, vùng đệm thực tổng vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại khu chăn ni liên tục 01 lần/ngày vịng tuần đầu tiên; 03 lần/tuần vòng tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng lấy mẫu xét nghiệm gà có biểu bị bệnh, nghi bệnh để xác định vi rút cúm gia cầm Vệ sinh tiêu độc khử trùng phương tiện dụng cụ chăn nuôi, chất thải theo hướng dẫn quan chuyên ngành thú y Hỗ trợ kinh phí cho người chăn ni có gà buộc phải tiêu hủy theo quy định + Công bố hết dịch: Khi không phát thêm trường hợp mắc mới, sau khoảng thời gian nung bệnh đáp ứng điều kiện khác theo quy định Chính phủ - Đã phịng bệnh vắc-xin cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch công bố đạt tỷ lệ 90% số động vật diện tiêm vùng có dịch 80% số động vật diện tiêm vùng bị dịch uy hiếp áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn quan quản lý chuyên ngành thú y Thực tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc khoảng thời gian quy định vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn bảo đảm đạt yêu cầu vệ sinh thú y 2.2.3.2 Biện pháp phòng chống dịch bệnh chung dịch cúm gia cầm Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức, cá nhân tiếp tục thực nghiêm, liệt đạo Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng việc tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm theo nội dung Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13 tháng năm 2019 Thủ tướng Chính phủ việc phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025", ngăn chặn không cho dịch Cúm gia cầm vào Việt Nam 22 Tổ chức tốt việc giám sát, phát sớm, xử lý kịp thời dịch bệnh gia cầm thông báo kịp thời cho ngành y tế phát ổ dịch đàn gia cầm Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt biện pháp chăn ni an tồn sinh học, biện pháp chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm Đối với tỉnh có cửa quốc tế, đường biên giới thực nghiêm túc việc kiểm dịch động vật cửa khẩu, không để vận chuyển, buôn bán gia cầm qua cửa nhập lậu qua đường biên giới Các ban, ngành lực lượng liên quan địa phương giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán gia cầm sản phẩm gia cầm Tổ chức tuyên truyền sâu rộng tình hình dịch, đảm bảo vệ sinh chăn nuôi, giết mổ gia cầm, không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch Bố trí kinh phí phục vụ cơng tác phịng chống dịch cúm đàn gia cầm Tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, giám sát, đánh giá sẵn sàng phòng chống dịch đạo việc thực phòng chống dịch cúm gia cầm Khẩn trương thực việc kiện toàn, củng cố tăng cường lực hệ thống quan quản lý chuyên ngành thú y cấp theo quy định Luật thú y, sở Lựa chọn đàn giống tốt, vừa có tính sản xuất cao lại vừa có khả đề kháng với ngoại cảnh có tính chống bệnh tốt 23 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Để điều tra ổ dịch theo quy trình, phương pháp, đầy đủ nội dung ổ dịch động vật nói chung dịch Cúm gia cầm nói riêng Bộ mơn dịch tễ thú y tiền đề để người làm ngành thú y có kiến thức chun mơn đầy đủ dịch tễ học từ áp dụng tham gia điều tra khảo sát ổ dịch cách đầy đủ xác Những thơng tin đặc điểm dịch bệnh tình hình chung, xu chung dịch bệnh Từ có phương pháp triển khai thích hợp để hạn chế tốt ổ dịch xảy Ổ dịch Cúm gia cầm Việt Nam từ năm 2003-2020 qua nhiều giai đoạn năm ghi nhận ổ dịch phân bố nhiều tỉnh thành nước Do nhiều nguyên nhân khác điều kiện tự nhiên, xã hội, q trình chăn ni phịng bệnh mà số lượng dịch cúm gia cầm tăng hay giảm qua năm Nhà nước, Thủ tướng phủ ban ngành tỉnh địa phương với người chăn nuôi giám sát thực phương pháp phòng chống, đẩy lùi ổ dịch cúm làm phát triển ngành chăn ni gia cầm cách bền vững Từ ta thấy thiệt hại dịch bệnh gây làm cho hàng nghìn, triệu gia cầm tiêu hủy thiệt hại lớn cho người chăn ni phát triển ngành chăn ni Vì qua tiểu luận giúp ta có kiến thức rõ ràng, chắn dịch Cúm gia cầm, để áp dụng vào thực tế sau Nhằm phục vụ công việc Thú Y sau giúp người chăn nuôi tránh dược hậu đáng tiếc dịnh bệnh gây nên Luôn phối hợp với ban ngành nhười chăn nuôi thực nghiêm công tác phòng trống, giám sát, phát đẩy lùi dịch bệnh 24 3.2 Kiến nghị Toàn cán thú y sinh viên học trường học phải nghiên cứu, học hỏi, trau dồi thêm kiến thức vấn đề liên quan đến dịch bệnh, phương pháp điều tra, tính tốn, phịng chống, thực ổ dịch Tìm hiểu qua tài liệu, giảng dạy đồng thời thường xuyên tìm kiếm hội thực hành 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO Cục thú y Việt Nam (2016), Cục thú y chủ động triển khai ứng phó với dịch cúm gia cầm, Báo Nông nghiệp Việt Nam Phạm Thị Huê (2020), Giáo trình bệnh lý thú y 2, Đại học Lâm nghiệp Đồng Nai Trịnh Thị Thu Hiền (2021), Bài giảng dịch tễ học thú y, Đại học Lâm nghiệp Đồng Nai Lê Văn Năm (2012), Bệnh gia cầm Việt Nam bí phịng trị bệnh hiệu cao, Nxb Hà Nội Tơn Ngữ Ái Qun (2016), Tình hình dịch Cúm gia cầm địa bàn tỉnh Bình Định 2011-2015 đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccines H5N1, Luận văn Đại học Nông lâm Huế Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Lan Đào Lê Anh (2018), Sự lưu hành đặc tính di truyền virus cúm gia cầm A/H5N6 số tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, Tạp chí Khoa học Cơng nghệ Việt Nam, 60 (2), Tr 43-48 Nguyễn Đăng Thọ, Nguyễn Hoàng Đăng, Đàm Thị Vui, Đỗ Thị Hoa, Mai Thùy Dương, Nguyễn Thị Điệp, Nguyễn Viết Không Tô Long Thành (2016), Virus Cúm gia cầm độc lực cao H5N6 Việt Nam năm 2014, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 23 (1) 26 ... tra ổ dịch cúm gia cầm 2.2.2 Mô tả ổ dịch cúm gia cầm 2.2.2.1 Khái quát điều kiện chăn nuôi gia cầm Việt Nam 2.2.2.2 Đặc điểm bệnh dịch cúm gia cầm 2.2.2.3 Tình hình dịch. .. bệnh dịch cúm gia cầm sau: 13 Hình 2.2.4 Sơ đồ chẩn đốn phịng thí nghiệm bệnh Cúm gia cầm 2.2.2.3 Tình hình dịch cúm gia cầm từ 2003-2020 xu dịch qua năm - Giai đoạn từ 2003-2014: Dịch cúm gia cầm. .. cho dịch Cúm gia cầm vào Việt Nam 22 Tổ chức tốt việc giám sát, phát sớm, xử lý kịp thời dịch bệnh gia cầm thông báo kịp thời cho ngành y tế phát ổ dịch đàn gia cầm Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm

Ngày đăng: 28/09/2021, 21:33

Mục lục

    2.1. Cơ sở lý luận

    2.1.1. Ổ dịch, đặc điểm ổ dịch

    2.1.2. Phương pháp thực hiện điều tra ổ dịch

    2.1.3. Nội dung điều tra trong ổ dịch

    2.2. Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu

    2.2.1. Phương pháp thực hiện điều tra ổ dịch cúm gia cầm

    2.2.2. Mô tả ổ dịch cúm gia cầm

    2.2.2.1. Khái quát điều kiện chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam

    2.2.2.3. Tình hình dịch cúm gia cầm từ 2003-2020 và xu thế dịch qua các năm

    2.2.3.2. Biện pháp phòng chống dịch bệnh chung của dịch cúm gia cầm