Nội dung của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở việt nam

44 1.2K 0
Nội dung của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I. Tính tất yếu của quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa Việt Nam 6 1. Khái niệm Công nghiệp hóa Hiện đại hóa…………………………… 6 2. Tại sao Việt Nam phải thực hiện quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa ? 7 3. Một số đặc điểm riêng quan điểm chỉ đạo của Đảng trong quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa nước ta……………………………… 9 a) Một số đặc điểm riêng của quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa Việt Nam…………………………………………………………………… 9 b) Quan điểm chỉ đạo của Đảng nhà nước ta trong quá trình thực hiện CNH – HĐH……………………………………………………………… 12 4. Mục tiêu của quá trình Công nghiệp hóaHiện đại hóa……………… 14 II. Nội dung của quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa Việt Nam . 15 1. Một số nội dung cơ bản Công nghiệp hóaHiện đại hóa Việt Nam trong thời kì tới…………………………………………………………… 15 2. Vai trò của Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đối với Việt Nam………… 20 3. Công nghiệp hóa phải đi đôi với Hiện đại hóa ??? 22 III. Hạn chế giải pháp…………………………………………………… 24 1. Một số hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện CNH – HĐH cho đến nay…………………………………………………………………… 24 2. Một số biện pháp thúc đẩy quá trình CNH – HĐH trong những năm tới. 33 MỞ ĐẦU “ Công nghiệp hóaHiện đại hóa ”, một cụm từ mà ta có thể bắt gặp rất nhiều trên tất cả các văn kiện chính phủ, trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay. Điều đó đủ cho ta thấy được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của 1 quá trình Công nghiệp hóa & Hiện đại hóa đối với Việt Nam hiện nay. có thể khẳng định rằng Công nghiệp hóa & Hiện đại hóa chính là vấn đề được Đảng nhà nước ta ưu tiên nhất vào trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt khi Việt Nam vừa gia nhập WTO với rất nhiều cơ hội để phát triển nhưng kèm theo đó là rất nhiều thách thức mà chúng ta phải đối đầu, nếu chúng ta không có một sự chuẩn bị chu đáo về nội lực thì chúng ta có thể bị “ thua ngay trên sân nhà “ của mình. Nhưng không phải bất cứ ai cũng hiểu rõ thế nào là quá trình Công nghiệp hóa & Hiện đại hóa Việt Nam cũng như tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Điều đó sẽ có ảnh hưởng không tốt đến toàn bộ chặng đường Công nghiệp hóa & Hiện đại hóa – một bước tiến quan trọng trong công cuộc xây dựng cũng như bảo vệ chế độ XHCN Việt Nam.Công nghiệp hóa & Hiện đại hóa mang những đặc điểm cũng như mục tiêu hoàn toàn khác so với nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời Việt Nam đang trong thời kì quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội nên việc nắm rõ tầm quan trọng cũng như tiến trình CNH – HĐH là một điều rất cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt là những nhà lãnh đạo của các tổ chức Kinh Tế cũng như toàn thể các ban ngành khác. Đồng thời tiến hành công nghiệp hoá cũng cần những điều kiện về xã hội, quyền tự chủ dân tộc, tri thức về thành tựu nhân loại, bối cảnh quốc tế. Thiếu bất cứ một điều kiện nào cũng đủ ngăn cản ý đồ công nghiệp hoá trở thành hiện thực. Hiện nay, đã rất có nhiều ấn phẩm nguồn thông tin giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về quá trình Công nghiệp hóaHiện đại hóa Việt Nam, đây là những điều mà tôi rút ra được trong quá trình học tập nghiên cứu về quá trình Công nghiệp hóa & Hiện đại hóa Việt Nam, điều mà tôi cho là được rất nhiều sự quan tâm của mọi ban nghành cũng như các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay. Bài viết của tôi dưới đây có sự tham khảo tư liệu của một số tác giả đã có công trình nghiên cứu về vấn đề CNH HĐH Việt Nam hiện nay. Với những nội dung cụ thể như sau: I. TÍNH TẤT YẾU CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA VIỆT NAM. 2 1. Khái niệm Công nghiệp hóa Hiện đại hóa. 2. Tại sao Việt Nam phải thực hiện quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa ? 3. Một số đặc điểm riêng quan điểm chỉ đạo của Đảng về quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa nước ta. a) Một số đặc điểm riêng của quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa Việt Nam b) Quan điểm chỉ đạo của Đảng nhà nước trong quá trình thực hiện CNH- HĐH 4. Mục tiêu của quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa Việt Nam. II. NỘI DUNG CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VỚI VIỆT NAM. 1. Một số nội dung cơ bản Công nghiệp hóaHiện đại hóa Việt Nam trong thời kì tới 2. Vai trò của quá trình CNH - HĐH đối với Việt Nam 3. Công nghiệp hóa có phải đi đôi với Hiện đại hóa ? III. HẠN CHẾ GIẢI PHÁP. 1. Một số hạn chế còn tồn tại trong suốt quá trình thực hiện CNH – HĐH đến nay 2. Một số giải pháp thúc đấy quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa trong những năm tới Trên đây là những suy nghĩ của em về quá trình thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong những năm vừa qua. Bài viết của em có sự tham khảo nhiều ý kiến số liệu của nhiều tài liệu đã bàn luận về vấn đề thực hiện Công nghiệp hóaHiện đại hóa Việt Nam của một số nhà nghiên cứu 3 khác. Bài viết của em còn rất nhiều thiếu sót mong thầy hướng dẫn để nó được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên: Nguyễn Văn Hưng. I. TÍNH TẤT YẾU CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA VIỆT NAM 1. Khái niệm Công nghiệp hóa & Hiện đại hóa. 4 Đối với toàn thế giới, khái niệm Công nghiệp hóaHiện đại hóa không còn là một cái gì đó quá xa lạ, mới mẻ mà Công nghiệp hóaHiện đại hóa đã có một giai đoạn lịch sử phát triển không hề ngắn trên Thế Giới. Nó đã được thực hiện từ rất sớm một số nước Tư bản phương Tây vào khoảng những năm của thế kỉ XVII, XVIII. Trong những năm đó, Công nghiệp hóa được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Ví dụ Anh – nước tiến hành Công nghiệp hóa Cách mạng Công nghiệp đầu tiên, việc chuyển đổi phương thức sản xuất từ thủ công sang sử dụng máy móc trong ngành dệt với sự ra đời của máy dệt coi như là một bước tiến đánh dấu cho sự bắt đầu của quá trình Công nghiệp hóa những nước Tây Âu trong những năm 30 – 50 của thế kỉ XVIII. Nhưng Công nghiệp hóa là một quá trình lâu dài, mang tính lịch sử xã hội tức là luôn có sự thay đổi cùng sự phát triển với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học công nghệ. Do đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong từng giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay mang một ý nghĩa rất lớn trong cả lí luận thực tiễn.Vì nếu không có một nhận thức đúng đắn, chúng ta rất dễ mắc sai lầm trong lí luận chỉ đạo dẫn đến thất bại ngay từ trong những bước đi đầu tiên hay mắc sai lầm trong quá trình thực hiện do không nắm bắt rõ những quy luật khách quan, chỉ biết áp dụng một cách thụ động những lí luận, lí thuyết mà quên đi tính sáng tạo cũng như học tập những bài học rút ra từ những nước đi trước. Kế thừa có chọn lọc những thành tựu, văn minh nhân loại, rút kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành Công nghiệp hóa, từ thực tiễn Công nghiệp hóa trong thời kì đổi mới, Hôi nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy khóa VI Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định: “ Công nghiệp hóaHiện đại hóa Việt Namquá trình Công nghiệp hóa –Hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng công nghệ, phương tiện phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa 5 trên sự phá triển của công nghiệp tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.” Khi đó chúng ta sẽ nâng cao được tỉ trọng của ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỉ trọng nghành nông nghiệp trong tổng tỉ trọng các nghành kinh tế, đi đôi với đó là sự tiến bộ xã hội . Khái niệm Công nghiệp hóaHiện đại hóa trên được Đảng ta xác định rộng hơn những quan niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất, kinh doanh, cả về dịch vụ quản lí kinh tế - xã hội, được sử dụng bằng các phương tiện các phương pháp tiên tiến, hiện đại cùng với kỹ thuật công nghệ cao. Khái niệm trên đã được sửa đổi sao cho phù hợp điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, không còn bó hẹp trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kĩ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công sang lao động cơ khí như những quan niệm trước đây. Đồng thời thấy rõ được mục tiêu hàng đầu của chúng ta chính là Cách mạng khoa học kĩ thuật công nghệ, điều đang rất thiếu Việt Nam hiện nay. Khái niệm ban đầu chúng ta đã hoàn thiện nhưng đã có ai tự hỏi rằng :” Tại sao Việt Nam ta lại phải thực hiện quá trình Công nghiệp hóa & Hiện đại hóa “ này chưa ? Hay tại sao cứ phải thực hiện quá trình này mà không phải là một cuộc cách mạng nào khác ?? đó cũng chính là vấn đề quan trọng vì nếu không nắm bắt rõ bản chất của vấn đề chúng ta dễ mắc phải sai lầm trong quá trình thực hiện. 2. Tại sao Việt Nam phải thực hiện quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa ? Vâng, một câu hỏi không phải ai cũng biết câu trả lời, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tổ chức kinh tế hoạt động luôn sử dụng khẩu hiệu là “ thực hiện Công nghiệp hóa là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp chúng tôi“ nhưng chính họ lại không biết tại sao Việt Nam phải tiến hành Công nghiệp hóa. Đó chính là khó khăn hay chính xác hơn là yếu kém của chúng ta trong việc quản lí các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Để trả lời cho câu hỏi này trước hết chúng ta hãy quan sát lại quá trình phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta từ trước đến nay. Trải qua hơn 800 năm 6 bị đô hộ bởi phong kiến phương Bắc với lối canh tác nông nghiệp lạc hậu. Nền văn minh” lúa nước“ mà chúng ta luôn tự hào, đúng là đã giúp chúng ta vượt qua những thời kì khó khăn về lương thực nhưng chúng ta đã quá phụ thuộc vào nó mà quên rằng chúng ta phải cải tiến nó đi, tìm cách nâng cao năng suất canh tác bằng khoa học kĩ thuật, bằng máy móc thiết bị hiện đại để rồi nông nghiệp của chúng ta mãi mãi gắn liền với hình ảnh “con trâu, cái cày“ mà thôi. Rồi trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì với Thực Dân Pháp Đế Quốc Mĩ, chúng ta cũng đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh. Trong khoảng thời gian chúng xâm lược Việt Nam, chúng đã khai thác một cách dã man những tài nguyên khoáng sản của chúng ta, không những thế chúng còn thực hiện những chính sách ngăn cản sự tiếp cận với tri thức tiến bộ của nhân loại vào thời điểm lúc bấy giờ. Khi chúng thất bại, chúng để lại cho chúng ta một nền kinh tế sản xuất theo kiếu manh mún, lạc hậu phụ thuộc quá nhiều vào chúng. Chúng ta phải xây dựng lại từ đầu với điểm xuất phát là một nước nghèo, nông nghiệp lạc hậu, không có cơ sở vật chất kĩ thuật .Không những thế chúng ta lại bước ngay vào thời kì quá độ lên CNXH mà chưa trải qua giai đoạn sản xuất TB càng làm cho chúng ta gặp nhiều khó khăn. Như chúng ta đã biết, một phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể xác lập vững chắc phát triển dựa trên cơ sở vật chất - kĩ thuật tương ứng với phương thức sản xuất đó. Cở sở vật chất – kĩ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng xã hội như trang thiết bị, công nghệ, cơ sở hạn tầng….phải phù hợp với trình độ nhận thức, trình độ kĩ thuật của lực lượng sản xuất xã hội đây chính là người lao động,công nhân…Những người sử dụng các yếu tố vật chất đó vào trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Mà như chúng ta đã xác định trên, Việt Nam tiến lên quá độ Xã Hộ Chủ Nghĩa một điểm xuất phát thấp nếu không nói là rất thấp, cơ sở vật chất kĩ thuật mà CNXH yêu cầu để có thể tồn tại phát triển thì Việt Nam hầu như chưa đáp ứng được. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng mà nước ta trong giai đoạn này chính là việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội mà muốn thực hiện được nhiệm vụ này thì chúng ta nhất thiết phải tiến hành 7 Công nghiệp hóaHiện đại hóa, tức là nhanh chóng chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang một nền kinh tế công nghiệp hiện đại kết hợp với sự tiến bộ của Khoa học kĩ thuật. Công nghiệp hóa Hiện đại hóa không những giúp chúng ta nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu mà còn giúp chúng ta hội nhập nhanh hơn với tốc độ phát triển như “vũ bão” của nền kinh tế thế giới, giúp chúng ta có những bước tiến nhảy vọt để vượt qua những giai đoạn khó khăn mà ta đã phải trải qua trong lịch sử. Tạo tiền đề cho công cuộc xây dựng bảo vệ Chủ nghĩa Xã Hội Việt Nam. Nếu chúng ta không thực hiện nhanh chính xác quá trình CNH – HĐH thì chúng ta sẽ mãi mãi chìm đắm trong “bóng đêm” của nhân loại. hơn nữa, viêc thực hiện thành công CNH- HĐH cũng mang những ý nghĩa to lớn, tác dụng lên nhiều mặt: CNH chính là thực hiện xã hội hóa về mọi mặt, góp phần ổn định cũng như nâng cao đời sống vật chât văn hóa của mọi người dân; CNH phát triển mới phát triển mối quan hệ giữa các nghành từ đó xuất hiện nhiều nghành mới, nghề mới để từng bước giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; CNH – HĐH còn tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố tăng cường tiềm lực quốc phòng… Do vậy, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng thực hiện Công nghiệp hóaHiện đại hóa Việt Nam là một quá trình tất yếu mang tính khách quan của lịch sử. 3. Một số đặc điểm riêng quan điểm chỉ đạo của Đảng về quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa nước ta. a/ Một số đặc điểm riêng của quá trình Công nghiệp hóaHiện đại hóa Việt Nam Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội đặc trưng cho quốc gia đó. Điều đó ảnh hưởng đến việc chọn lựa phương thức sản xuất cũng như cách tiến hành phương thức sản xuất đó sao cho phù hợp. Hơn nữa, thế giới hiện nay đang không ngừng biến đổi, không ngừng phát triển đề cao vấn đề hội nhập quốc tế do vậy việc lựa chọn thực hiện bất kì một chính sách nào dù trong lĩnh vực kinh tế hay chính trị xã hội, thì quốc gia thực hiện cũng phải quan tâm đến xu thế tiến bộ chung của toàn cầu. Nếu không thì chính quốc 8 gia đó đang tự loại mình trong một tổng thể hoàn chỉnh, quốc gia đó không thể tận dụng được sự giúp đỡ của các nước khác về mọi mặt, một điều rất cần thiết để phát triển trong thời đại hiện nay, thời đại của công nghệ - khoa học kĩ thuật mà không phải quốc gia nào cũng có khả nămg để có thể phát triển toàn diện về vấn đề này. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này, quá trình Công nghiệp hóa & Hiện đại hóa Việt Nam cũng mang những đặc điểm riêng của nó sao cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam cũng như hoàn cảnh thế giới hiện nay: - Thứ nhất, công nghiệp hóaHiện đại hóa phải luôn đi đôi với nhau. Kinh tế thế giới hiện nay đang phát triển trong bối cảnh mới, với hai xu hướng lớn bao trùm là toàn cầu hoá chuyển sang kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó nhiều nhà kinh tế Việt Nam đã xác định chuyển sang kinh tế tri thức là lợi thế phát triển mới là thời cơ “nhảy vọt” cho các nền kinh tế đi sau, Việt Nam nếu biết đi tắt cơ cấu bằng cách bỏ qua một số nấc thang công nghệ thấp, nhanh chóng tiến lên nấc thang cao hơn, nhờ đó thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước đi trước. trong một số giai đoạn trước, chúng ta đã nhập khẩu một số công nghệ cũng như thiết bị kĩ thuật của một số quốc phát triển, có nền khoa học kĩ thuật tiên tiến hiện đại. Đó là một điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay vì chính nó là điều kiện giúp chúng ta tiếp cận nhanh hơn với những thành tựu khoa học kĩ thuật của thế giới. Nhưng nếu chúng ta chỉ biết tập trung vào việc nhập công nghệ thiết bị từ bên ngoài, thì chúng ta rất dễ bị phụ thuộc vào các nước khác. Mà điều phải ưu tiên thực hiện là nâng cao chính trình độ,tri thức của chính chúng ta để không những chúng ta có thể sử dụng một cách có hiệu quả nhất những công nghệ mà chúng ta nhập khẩu về mà cao hơn nữa là chúng ta có đủ khả năng tự tạo ra những bước “ nhảy vọt “ không những trong khoa học công nghệ mà là với toàn bộ các nghành lĩnh vực khác, nhằm đạt tới một trình độ ngang bằng với những nước đi trước. Như lời của Tiến sĩ Trần Đình Thiên (Viện Kinh tế Việt Nam) cho biết: “Thực chất cơ bản của CNH, HĐH rút ngắn hiện đại trong giai đoạn tới là CNH, HĐH dựa vào tri thức, lấy “bám đuổi” tri thức, bám đuổi công nghệ cao làm cốt lõi”. 9 - Thứ hai, Công nghiệp hóa nhằm mục tiêu độc lập dân chủ nghĩa xã hội. Đây là quan điểm mà Đảng Nhà nước ta đã xác định từ đầu khi mới bắt đầu thực hiện quá trình Công nhiệp hóa Hiện đại hóa. Công nghiệp hóa là tất yếu với tất cả những nước chậm phát triển để vượt qua giai đoạn khó khăn nhanh chóng phát triển kinh tế của chính nước mình. Nhưng với mỗi nước , mục tiêu tính chất của Công nghiệp hóa lại khác nhau. nước ta công nghiệp hóa là để nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho Chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. - Thứ ba, Công nghiệp hóa & Hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Điều này làm cho Công nghiệp hóa trong giai đoạn hiện nay khác với Công nghiệp hóa trong giai đoạn trước khi đổi mới. Trong cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hóa tập trung – hành chính, bao cấp trước kia Công nghiệp hóa chủ yếu được thực hiện theo kế hoạch, theo sử chỉ đạo của Nhà nước. Nhà nước bảo làm đến đâu thì làm đến đó không hề quan tâm đến việc cải tiến kĩ thuật nâng cao hiệu quả cũng như năng suất của hoạt động sản xuất. Dẫn đến trì trệ trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Nhưng như chúng ta đã phân tích, Công nghiệp hóaHiện đại hóa là một quá trình mang tính khách quan, nó không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào…dù đó là một Nhà nước. Quá trình Công nghiệp hóaHiện đại hóa phải được ra đời cũng như phát triển dựa trên một quy luật tất yếu chính là nhu cầu khách quan của Thị trường, nhưng cũng không thể loại bỏ vai trò quan trọng của Nhà nước. Đặc biệt, trong cơ chế kinh tế Việt Nam hiện nay Nhà nước càng thể hiện rõ tầm quan trọng của mình trong việc điều tiết thị trường cũng như giúp “ thị trường “ có những bước đi vững chắc hơn. - Thứ tư, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, do vậy mở cửa nền kinh tế đi đôi với việc phát triển mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nhưng trong giai đoạn mở cửa hiện nay, chúng ta phải xác định rõ đâu là những thuân lợi mà chúng ta có, đâu là những khó khăn mà chúng ta vấp phải để từ đó có những bước chuẩn bị thật kĩ lưỡng trước khi ra “hội nhập”. đặc 10

Ngày đăng: 23/12/2013, 19:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan