III. HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP
2. Một số giải pháp thúc đẩy quá trình Công nghiệp hóa –Hiện đại hóa trong những năm tới.
hóa trong những năm tới.
Dựa trên những khó khăn trong quá trình thực hiện CNH – HĐH đã được nêu trên thì chúng ta cần có những biện pháp nhắm giải quyết và khắc phục chính các vấn đề đó:
• Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả
Từ thực trạng sử dụng vốn như hiện nay, Đảng và nhà nước ta cũng có những biện pháp nhằm cải thiện cũng như nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn. Con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích lũy vốn trong nước là tăng năng suất lao động xã hội trên cơ sỏ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hợp lí sản xuất. Và ở nước ta hiện nay, để tăng năng suất lao động xã hội. tạo nên nguồn vốn cho tích lũy, trước hết và chủ yếu là phải khai thác sử dụng tốt quỹ lao động, tập trung sức phát triển nông nghiệp,công nghiệp hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu… Nguồn vốn trong nước phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm nên chúng ta phải coi “tiết kiệm là quốc sách”, đấu tranh mạnh mẽ với nạn tham nhũng, lãng phí…Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải có những chính sách kinh tế: chính sách cơ cấu thành phần kinh tế, chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách lãi xuất…thật hợp lí, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển là một yêu cầu khách quan. Nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định vì đó là nhân tố bên trong đảm bảo cho việc xây dựng nền kinh tế tự chủ, độc lập; là tiền đề để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài. Do đó việc đề cao nội lực là hoàn toàn hợp lí và đúng đắn.
Nguồn vốn bên ngoài có ý nghĩa rất quan trọng đối với những quốc gia còn kém phát triển như Việt Nam. Nguồn vốn này không những giúp những nước nghèo khắc phục khó khăn về vấn đề vốn trong những giai đoạn đầu mà còn góp phần nâng cao trình độ quản lí và công nghệ, tạo việc làm cho người dân. Vì thế cần tranh thủ nguồn vốn bên ngoài là một nhân tố đẩy nhanh thành công Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Việt Nam cũng có thể học bài học Philippine khi nước này quyết định mở cửa thị trường điện để nhà đầu tư nước ngoài vào tham gia. Chỉ trong vài năm, nhu cầu điện đã được đáp ứng cơ bản. Nhờ đó, Philippine đã giảm tải được nguồn vốn lớn mà ngân sách phải bỏ ra cho phát triển hạ tầng điện, dành đầu tư cho lĩnh vực khác. Việc mở cửa thị trường điện nhiều nước khác cũng đã làm rồi. Chúng ta không thể chỉ dựa riêng vào
ngân sách, vào ODA để làm hạ tầng. Phải tin mình và tin các nhà đầu tư để mạnh dạn mở cửa. Không thể quay lưng lại với cơ hội, nhất là khi chúng ta đã có hệ thống pháp lí quốc tế để soi chiếu, có kinh nghiệm hợp tác nhiều năm. Để có được những dự án ODA, FDI là không hề dễ dàng một chút nào. Mà các dự án ODA lớn, FDI lớn, nhưng nếu không được giải ngân thì giá trị cũng không bằng một dự án nhỏ của NGOs nhưng giúp được một xã cải thiện cuộc sống, hiệu quả ngay lập tức giúp cho hàng vạn người. Những dự án của NGO tuy nhỏ nhưng là những dự án dân sinh, giúp giải quyết câu chuyện người nghèo, hỗ trợ DN, giáo dục đào tạo cho người dân tộc, người dân ở vùng sâu vùng xa... Chương trình nhỏ nhưng giá trị cao, có hiệu quả ngay tức thì. Đó là những vấn đề mà Nhà nước ta cần lưu tâm khi tận dụng nguồn vốn nước ngoài. Chúng ta cũng cần phải có một hệ thống ngân hàng hoàn thiện và một thị trường chứng khoán hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
• Đào tạo nguồn nhân lực
Từ những khó khăn mà chúng ta thấy ở trên để có thể giải quyết được bài toán về nguồn nhân lực cấn có sự tham gia một cách tích cực từ mọi phía, các ban ngành, chính phủ cũng như toàn dân. Nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa là những con người có đức có tài, ham học hỏi, thông minh, sáng tạo, làm việc quên mình, được đào tạo tốt về kiến thức van hóa, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, về năng lực sản xuất kinh doanh, về điều hành vĩ mô nền kinh tế và toàn xã hội, có trình đô khoa học kĩ thuật cao so với thế giới.
Trong nguồn nhân lực đó, việc xây dựng giai cấp công nhân là một nhiệm ụ trọng tâm, bởi vì chỉ với một giai cấp CN hội tụ tất cả những yêu cầu trên mới có thể là nòng cốt để liên minh nông dân và đội ngũ tri thức, tập hợp và đoàn kết các thành phần khác, phấn đấu đưa sự nghiệp công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đến thành công. Đề có nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu CNH – HĐH, phải coi trọng đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Theo ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục - Đào tạo): “Cần phải đẩy nhanh tiến
độ đổi mới, cải cách giáo dục và xây dựng một chương trình đào tạo theo tiêu chí “chuẩn”: Cơ sở vật chất tốt, giáo viên giỏi, sinh viên tài năng. Để thực hiện tiêu chí này, các trường nên “bắt tay” với các doanh nghiệp nhằm kêu gọi sự tài trợ về kinh tế, tài chính để mở rộng, phát triển hạ tầng cơ sở; tăng cường bổ sung, cải tiến trang thiết bị giảng dạy. Ngoài ra, các trường đại học và doanh nghiệp cần tiến hành hợp tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đủ trình độ để đào tạo ra những sinh viên có học vấn, tay nghề, chất lượng đáp ứng kịp với yêu cầu đòi hỏi của doanh nghiệp. Trong đó, các trường đại học nên chú trọng đào tạo 20.000 tiến sĩ trong các lĩnh vực: Khoa học, công nghệ và quản trị kinh doanh. Ngoài ra, hai bên cùng áp dụng hình thức giảng dạy tiếng Anh để đến năm 2020, tiếng Anh sẽ trở thành lợi thế của người Việt Nam khi giao tiếp, làm việc trong nền kinh tế hội nhập.”
Phải đào tạo một cơ cấu nguồn nhân lực đồng bộ bao gồm các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, cán bộ nghiên cứu và triển khai công nghệ, các bộ quản lí, nghiệp vụ kinh tế, cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kĩ thuật…Việc xây dựng nguồn nhân lực cho Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa phải tiến hành với tốc độ, quy mô thích hợp đáp ứng nhu cấu của mỗi thời kì trong quá trình CNH – HĐH, đặc biệt hơn khi hiện nay Việt Nam đã là một thành viên của tổ chức WTO. Nên công tác đào tạo nguồn nhân lực được quan tâm hơn bao giờ hết. Đặc biệt là nguồn nhân lực trong các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin..Đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng, phải bố trí và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo, phát huy đầy dủ khả năng và nhiệt tình sáng tạo của họ để sáng tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Ngoài việc chú trọng đào tạo, chúng ta cũng cần phải bảo đảm dinh dưỡng, phát triển y tế, cải thiện môi trường sống..nhằm chăm sóc tốt sức khỏe và nâng cao thể lực cho người lao động
• Phát triển khoa học và công nghệ
Quan điểm chủ đạo về phát triển KH&CN đã được chỉ rõ trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, như: Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Luật KH&CN, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX và Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX mới đây. Những quan điểm này cần được cụ thể hoá và phát triển phù hợp với bối cảnh mới trong nước và quốc tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2010.
- Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Để KH&CN nhanh chóng phát huy được vai trò là nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Nhà nước cần có chính sách quan tâm đặc biệt đến phát triển KH&CN: coi đầu tư cho KH&CN là đầu tư phát triển; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực; tạo động lực vật chất và tinh thần mạnh mẽ cho cá nhân hoạt động KH&CN, trọng dụng và tôn vinh nhân tài.
- Phát triển kinh tế - xã hội dựa vào khoa học và công nghệ, phát triển khoa học và công nghệ định hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh
Các chủ trương, quyết định, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng phải được luận cứ về KH&CN; các nhiệm vụ KH&CN phải hướng vào giải quyết có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội. Mọi ngành, mọi cấp phải đẩy mạnh việc triển khai nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi thành tựu KH&CN vào hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, từ việc định hướng chiến lược phát triển, hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện.
- Bảo đảm gắn kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo; giữa khoa học và công nghệ; giữa khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học ký thuật.
Sự gắn kết giữa KH&CN với giáo dục - đào tạo trước hết phải được thực hiện ngay trong các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu và phát triển; đồng thời có cơ chế khuyến khích kết hợp với biện pháp hành chính để tạo ra sự hợp tác, phối hợp giữa các tổ chức này. Sự gắn kết giữa các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và giữa khoa học với công nghệ được thực hiện trên cơ sở những nghiên cứu liên ngành nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội tổng hợp và phát triển bền vững đất nước.
- Đẩy mạnh tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ thế giới, đồng thời phát huy năng lực khoa học và công nghệ nội sinh, nâng cao hiệu quả sử dụng tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hợp tác quốc tế về KH&CN phải được đẩy mạnh nhằm khai thác những cơ hội mà toàn cầu hoá có thể mang lại. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, cần lấy nhập công nghệ từ các nước phát triển là chủ yếu nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế - kỹ thuật; đồng thời nâng cao năng lực KH&CN nội sinh để tiếp thu có hiệu quả thành tựu KH&CN hiện đại của thế giới. Đổi mới cơ chế quản lý nhằm khai thác tối đa năng lực KH&CN hiện có trong nước, vừa tranh thủ tiếp thu, ứng dụng nhanh chóng có hiệu quả các thành tựu KH&CN của thế giới.
- Tập trung đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ.
Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; kết hợp đồng bộ giữa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật với đầu tư đào tạo nhân lực KH&CN, thực hiện dứt điểm các công trình để sớm phát huy hiệu quả đầu tư.
Quan điểm này phải được quán triệt ngay trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển KH&CN 5 năm và hàng năm trên cơ sở định hướng KH&CN trọng điểm được đề ra trong Chiến lược phát triển KH&CN. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia nghiên cứu, ứng dụng và đầu tư phát triển KH&CN.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu để đánh giá chính xác tài nguyên quốc gia, nắm bắt công nghệ cao cùng những thành tựu mới của khoa học công nghệ…để từ đó đề xuất một chiến lược đúng đắn cho việc ứng dụng vào các ngành kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và khai thác hợp lí cũng như bỏa vệ tài nguyên quốc gia.
- Phát triển khoa học tự nhiên theo hướng tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, đặc biệt những lĩnh vực mà chúng ta có ưu thế. Mở rộng quan hệ hợp tác khoa học – công nghệ với các nước và các tổ chức quốc tế nhằm tiếp cận, kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ của thế giói; tranh thủ mọi sự giúp đỡ của quốc tế.
Muốn làm được những việc trên cần phỉa xây dựng và thực hiện tốt cơ chế và chính sách đồng bộ cho phát triển khoa học công nghệ. Để khoa học công nghệ trở thành động lực cho sự phát triển của chính bản thân khoa học công nghệ.
• Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Trong xu thế toàn cầu hóa, quan hệ kinh tế đối ngoại càng phát triển rộng rãi có hiệu quả bao nhiêu thì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng được tiến hành thuận lợi và càng thành công nhanh chóng bấy nhiêu. Thực chất của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại chính là việc thu hút vốn bên ngoài, là việc tiếp thu nhiều kỹ thuật và công nghệ hiện đại, là việc mở rộng thị trường cho sự nghiệp CNH – HĐH được thuận lợi. Do đó sau đây là một số nội dung trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trong những năm tiếp theo
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững. Phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền.
Phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm "chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả". Tích cực tham gia các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới. Tăng cường vận động viện trợ và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người. Sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. Kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng
các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" hòng can thiệp vào