1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Kế toán tài chính bài 6

38 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bài 6: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư 123 BÀI 6: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ Nội dung • Phân loại và tính giá TSCĐ và BĐS đầu tư. • Kế toán chi tiết TSCĐ và BĐS đầu tư. • Kế toán TSCĐ hữu hình. • Kế toán TSCĐ thuê ngoài và cho thuê. • Kế toán TSCĐ vô hình. • Kế toán BĐS đầu tư. • Kế toán khấu hao TSCĐ. • Kế toán sửa chữa TSCĐ. Giới thiệu • Bài này sẽ hướng dẫn bạn nguyên tắc và phương pháp kế toán của đối tượng kế toán TSCĐ và bất động sản đầu tư. • Tài sản cố định (TSCĐ) là những tài sản có giá trị lớn và sử dụng trong thời gian dài. phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp. • TSCĐ là bộ phận chủ yếu của cơ sở vật chất SXKD của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn SXKD của doanh nghiệp. Do đó, việc đầu tư, sử dụng TSCĐ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả và chất lượng của hoạt động SXKD của doanh nghiệp. • Bất động sản (BĐS) đầu tư bao gồm: Quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài sản chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá (không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường). Mục tiêu Học xong bài này, các bạn sẽ nắm được: • Các loại TSCĐ theo các cách thức phân loại khác nhau. • Nguyên tắc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ và BĐS đầu tư. • Cách thức tổ chức theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ và BĐS đầu tư trong doanh nghiệp. • Chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và phương pháp kế toán các loại TSCĐ hữu hình, vô hình, TSCĐ đi thuê ngoài và cho thuê. • Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ và kế toán khấu hao TSCĐ. • Phương pháp kế toán các trường hợp sửa chữa TSCĐ. • Phương pháp kế toán BĐS đầu tư. Thời lượng • 12 tiết Bài 6: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư 124 TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Thời hạn cho các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước không quá 12 năm, mức cho vay không quá 85% vốn đầu tư tài sản cố định. Mức vốn cho vay tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định được duyệt của dự án. Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư hướng dẫn cho vay đầu tư các dự án thuộc hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Theo đó, một dự án có thể đồng thời được hỗ trợ theo các hình thức: Cho vay đầu tư một phần và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; Cho vay đầu tư một phần và bảo lãnh tín dụng đầu tư. Tổng mức hỗ trợ theo các hình thức trên cho một dự án không quá 85% vốn đầu tư tài sản cố định được duyệt của dự án. Dự án vay vốn đầu tư phải được Quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trước khi quyết định đầu tư. Đối với dự án bảo lãnh tín dụng đầu tư, Quỹ hỗ trợ phát triển phải thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trước khi quyết định bảo lãnh. Đối tượng cho vay đầu tư là các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc danh mục các dự án, chương trình do Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ. Mức vốn cho vay tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định được duyệt của dự án. Thời hạn cho vay được xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh đoanh của từng dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư, nhưng tối đa không quá 12 năm. Quỹ hỗ trợ phát triển được quyền phát mại tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ, nếu chủ đầu tư không trả được nợ. Nguồn: VietNamNet Câu hỏi Khoản mục TSCĐ và bất động sản đầu tư cũng là các khoản mục tài sản đem lại khả năng sinh lời cho công ty và chủ sở hữu. Các bạn hiểu gì về các khoản mục này? Bài học sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức về các loại tài sản cố định và bất động sản đầu tư và cách thức ghi nhận đối với các loại tài sản này. Bài 6: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư 125 6.1. Phân loại và tính giá tài sản cố định và bất động sản đầu tư 6.1.1. Phân loại tài sản cố định Tài sản cố định trong doanh nghiệp rất đa dạng về hình thái biểu hiện, thời gian sử dụng, công dụng…do đó cần phân loại TSCĐ theo các tiêu thức khác nhau để phục vụ công tác quản lý TSCĐ, công tác tổ chức kế toán. Căn cứ vào hình thái biểu hiện của TSCĐ và tính chất đầu tư, có thể phân loại TSCĐ như sau: • TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Theo chuẩn mực kế toán số 03 - Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau: (a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; (c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; (d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (giá trị lớn hơn hoặc bằng 10 triệu đồng). • TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Theo chuẩn mực kế toán số 04 - Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn tương tự như đối với TSCĐ hữ u hình trên. • TSCĐ thuê tài chính: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp có được thông qua hoạt động thuê tài chính (trường hợp thuê tài sản bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê, quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê). 6.1.2. Tính giá tài sản cố định Tính giá TSCĐ là xác định giá trị của TSCĐ theo những nguyên tắc nhất định. Trong tất cả các trường hợp, TSCĐ đều phải được theo dõi nguyên giá và giá trị hao mòn. Tính giá TSCĐ trong các trường hợp cụ thể như sau: • Nguyên giá của TSCĐ hữu hình: o TSCĐ hữu hình do mua sắm: Nguyên giá được xác định bằng:  Giá mua thực tế (đã trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá)  Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) Bài 6: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư 126  Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử, chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác…). o TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: Nguyên giá được xác định bằng: Giá quyết toán công trình xây dựng (theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành)  Các chi phí khác có liên quan trực tiếp  Lệ phí trước bạ (nếu có) o TSCĐ hữu hình mua trả chậm: Nguyên giá được xác định bằng:  Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua  Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)  Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán. o TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá được xác định bằng:  Giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế  Chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. o TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá được xác định bằng:  Giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về)  Chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. o TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá được xác định bằng:  Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển… hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận  Chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. o TSCĐ hữu hình nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa, được tài trợ, biếu, tặng: Nguyên giá được xác định bằng:  Giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận  Chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. • Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính: Nguyên giá được xác định bằng: Giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc là giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) (+) Chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. Bài 6: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư 127 • Nguyên giá của TSCĐ vô hình: Nguyên giá của TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến. TSCĐ vô hình mua riêng biệt: Nguyên giá được xác định bằng: o Giá mua thực tế (đã trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá) o Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) o Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. 6.1.3. Tính giá bất động sản đầu tư Nguyên giá của BĐS đầu tư gồm toàn bộ chi phí (tiền hoặc tương đương tiền) mà doanh nghiệp bỏ ra hoặc giá trị hợp lý của các khoản khác đưa ra trao đổi để có được BĐS đầu tư tính đến thời điểm mua hoặc xây dựng hoàn thành BĐS đầu tư đó. Nguyên giá của BĐS đầu tư được mua bao gồm giá mua và các chi phí liên quan đến việc mua, như: phí dịch vụ tư vấn, lệ phí trước bạ và chi phí giao dịch liên quan khác,… 6.2. Kế toán chi tiết tài sản cố định và bất động sản đầu tư Trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp, TSCĐ luôn có sự biến động tăng, giảm. Do vậy, để quản lý tốt TSCĐ và BĐS đầu tư, kế toán cần phải theo dõi chặt chẽ, kịp thời mọi biến động của TSCĐ và BĐS đầu tư, theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ, theo từng loại TSCĐ và địa điểm bảo quản, sử dụng, quản lý TSCĐ. • Khi tăng TSCĐ, doanh nghiệp cần thành lập hội đồng giao nhận, lập Biên bản giao nhận TSCĐ. Căn cứ vào hồ sơ, kế toán mở Thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết TSCĐ của doanh nghiệp. Thẻ TSCĐ được mở cho từng đối tượng ghi TSCĐ và phản ánh các thông tin chi tiết về TSCĐ. Thẻ TSCĐ bao gồm 4 phần chính: o Phần phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ như tên, ký hiệu, mã hiệu, quy cách, nước sản xuất, năm sản xuất o Phần phản ánh chỉ tiêu về nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn và giá trị còn lại o Phần phản ánh số phụ tùng, dụng cụ đi kèm TSCĐ o Phần ghi giảm TSCĐ o Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập và được kế toán trưởng ký xác nhận. Căn cứ để lập thẻ là các chứng từ về TSCĐ như Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Bảng trích khấu hao TSCĐ . • Để theo dõi chi tiết các loại TSCĐ theo kết cấu, kế toán sử dụng các tài khoản cấp 2 theo quy định của Nhà nước và mở thêm chi tiết của các tài khoản cấp 2 này, nế u cần thiết. Để theo dõi chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, kế toán sử dụng sổ TSCĐ. Sổ TSCĐ mở cho toàn bộ doanh nghiệp và cho từng bộ phận sử dụng TSCĐ. Căn cứ ghi sổ TSCĐ là các thẻ TSCĐ. Bài 6: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư 128 6.3. Kế toán tài sản cố định hữu hình 6.3.1. Chứng từ kế toán Kế toán tài sản cố định hữu hình sử dụng các chứng từ kế toán ban đầu sau để thực hiện công tác kế toán: • Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01-TSCĐ): Biên bản này sử dụng trong trường hợp tăng TSCĐ và là căn cứ để ghi thẻ TSCĐ và các sổ kế toán TSCĐ liên quan khác. • Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu 02-TSCĐ): Biên bản này sử dụng trong trường hợp xác nhận việc thanh lý TSCĐ và là căn cứ để ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán. • Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu 04-TSCĐ): Biên bản này sử dụng để xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và là căn cứ để ghi chép các chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ. • Biên bản kiểm TSCĐ (mẫu 05-TSCĐ): Biên bản này sử dụng để xác nhận số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, thừa hoặc thiếu so với sổ kế toán. 6.3.2. Tài khoản kế toán Kế toán sử dụng tài khoản 211: TSCĐ hữu hình, để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp. Kết cấu của tài khoản 211 như sau: Tài khoản 211 SDĐK: - Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng - Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp… - Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại. - Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh… - Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại. SDCK: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp. Sơ đồ 6.1: Kết cấu của tài khoản 211 “TSCĐ hữu hình” Tài khoản 211 có các tài khoản cấp 2 chi tiết sau: • Tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc • Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị • Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn • Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý • Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm • Tài khoản 2118 - TSCĐ khác 6.3.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan đến tăng tài sản cố định hữu hình Căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể như sau: (1) TSCĐ được mua sắm: Bài 6: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư 129 (1.1) Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình (khi mua mới hoặc mua lại TSCĐ đã sử dụng) dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, căn cứ các chứng từ kế toán có liên quan đến việc mua TSCĐ, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ kế toán, lập biên bản giao nhận TSCĐ, ghi: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (1332) Có TK 111, 112,… Có TK 331: Phải trả cho người bán Có TK 341: Vay dài hạn (nếu sử dụng vốn vay dài hạn). (1.2) Trường hợp mua TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 211: Tổng giá thanh toán Có TK 111, 112, . Có TK 331: Phải trả cho người bán Có TK 341: Vay dài hạn (nếu sử dụng vốn vay dài hạn). (1.3) Trường hợp TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), quỹ phúc lợi hoặc quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp dùng vào SXKD, kế toán kết chuyển nguồn vốn và ghi: Nợ TK 441: Nguồn vốn đầu tư XDCB Nợ TK 4312: Quỹ phúc lợi Nợ TK 414: Quỹ đầu tư phát triển Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. (1.4) Tr ường hợp TSCĐ được mua sắm bằng quỹ phúc lợi và dùng cho hoạt động phúc lợi, kế toán ghi: • Tăng nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình (giá mua bao gồm cả thuế GTGT) Có TK 111, 112, 331… • Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng: Nợ TK 4312: Quỹ phúc lợi Có TK 4313: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ. Nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn kinh doanh, bao gồm cả nguồn vốn khấ u hao để mua sắm TSCĐ hữu hình, kế toán không phải ghi bút toán kết chuyển nguồn vốn vì nguồn vốn kinh doanh không đổi. Đối với các chi phí liên quan tới mua sắm TSCĐ, kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ. Bài 6: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư 130 (1.1) Thuế GTGT đầuvào (1.1) Mua TSCĐ hữuhìnhdùngvàohoạt động SXKD (thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ) TK 211TK 111, 112, 331, 341 TK 1332 (1.2) Mua TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động SXKD (thuế GTGT theo phương pháp trựctiếp) (1.4) Mua TSCĐ hữuhìnhbằng quỹ phúc lợi dùng cho hoạt động phúc lợi TK 411 TK 441, 4312, 414 (1.3) Kết chuyển TK 4313 TK 4312 (1.4) Kếtchuyển (1.1) Thuế GTGT đầuvào (1.1) Mua TSCĐ hữuhìnhdùngvàohoạt động SXKD (thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ) TK 211TK 111, 112, 331, 341 TK 1332 (1.2) Mua TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động SXKD (thuế GTGT theo phương pháp trựctiếp) (1.4) Mua TSCĐ hữuhìnhbằng quỹ phúc lợi dùng cho hoạt động phúc lợi TK 411 TK 441, 4312, 414 (1.3) Kết chuyển TK 4313 TK 4312 (1.4) Kếtchuyển TK 411 TK 441, 4312, 414 (1.3) Kết chuyển TK 4313 TK 4312 (1.4) Kếtchuyển Sơ đồ 6.2: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm Ví dụ ( ĐVT: Nghìn đồng ) Doanh nghiệp A mua một TSCĐ hữu hình phục vụ sản xuất. Tổng giá thanh toán là 550.000 trong đó thuế GTGT là 10%. Số tiền trên đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Được biết, nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng để mua TSCĐ hữu hình có 200.000 từ nguồn vốn đầu tư XDCB, và 200.000 lấy từ quỹ đầu tư phát triển, số còn lại sử dụng nguồn vốn KH cơ bản. Kế toán định khoản: • Ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình: Nợ TK 211: 500.000 Nợ TK 1332: 50.000 Có TK 112: 550.000 • Kết chuyển nguồn vốn: Nợ TK 441: 200.000 Nợ TK 414: 200.000 Có TK 411: 400.000 (2) Mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp: (2.1) Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp, và đưa về sử dụng ngay cho SXKD, kế toán ghi: Nợ TK 211: Nguyên giá theo giá mua trả tiền ngay Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ Nợ TK 242 : Lãi do mua trả góp, trả chậm Có TK 331: Tổng giá thanh toán. Bài 6: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư 131 (2.2) Kết chuyển nguồn vốn, nếu sử dụng các nguồn vốn quỹ ngoài nguồn vốn kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 414, 4312, 441: Ghi giảm nguồn vốn sử dụng Có TK 411: Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh. TK 211 TK 331 (2.1) Mua TSCĐ hữuhìnhsử dụng ngay TK 1332 (2.1) Lãi trả góp TK 242 (2.1) Thuế GTGT đượckhấutrừ TK 211 TK 331 (2.1) Mua TSCĐ hữuhìnhsử dụng ngay TK 1332 (2.1) Lãi trả góp TK 242 (2.1) Thuế GTGT đượckhấutrừ (2.2) Kết chuyển TK 411 TK 4132, 414, 141 (2.2) Kết chuyển TK 411 TK 4132, 414, 141 Sơ đồ 6.3: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán TSCĐ hữu hình tăng do mua trả góp Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng) Doanh nghiệp A mua một thiết bị dùng trong phân xưởng sản xuất theo giá mua trả góp là 460.000 trong đó thuế GTGT là 10% và lãi trả góp là 20.000. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng là 200.000. TSCĐ này được mua sắm bằng quỹ đầu tư phát triển. Kế toán định khoản: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình Nợ TK 211: 400.000 Nợ TK 1332: 40.000 Nợ TK 242: 20.000 Có TK 112: 200.000 Có TK 131: 260.000 Đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 414: 400.000 Có TK 411: 400.000 (3) Nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ hữu hình, kế toán ghi: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình Có TK 411: nguồn vốn kinh doanh. (4) Doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ hữu hình, kế toán ghi: Bài 6: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư 132 Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 711: Thu nhập khác. Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi: Nợ TK 211: Các chi phí liên quan Có TK 111,112, 331,… (5) Trường hợp TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: (5.1) TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình tương tự (giá trao đổi bằng nhau và không tạo ra thu nhập). Khi nhận TSCĐ hữu hình tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, kế toán ghi: Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi Nợ TK 2141: Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi. (5.2) TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình không tương tự (giá trao đổi không bằng nhau): Khi giao TSCĐ hữu hình cho bên trao đổi, kế toán ghi: Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi Nợ TK 2141: Giá trị đã khấu hao của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi. Đồng thời kế toán ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ: Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán Có TK 711: Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp (nếu có). Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi, kế toán ghi: Nợ TK 211: Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). Có TK 131: Tổng giá thanh toán. Khi thanh toán khoản chênh lệch, kế toán ghi Nợ hoặc Có tài khoản 131 theo từng trường hợp cụ thể và kết chuyển nguồn vốn sử dụng tương ứng trong trường hợp phải trả thêm phần chênh lệch cho phù hợp. Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng) Doanh nghiệp A có tài liệu về mua TSCĐ qua hình thức trao đổi như sau: (1) Trao đổi tương tự: Mang thiết bị A mang đi trao đổi để lấy thiết bị B. Thiết bị A mang đi trao đổi có nguyên giá 400.000, giá trị hao mòn lũy kế là 200.000. (2) Trao đổi không tương tự: Mang TSCĐ C đi trao đổi lấy TSCĐ D của công ty X. Nguyên giá của TSCĐ C là 250.000, hao mòn lũy kế là 50.000. Giá trao đổi là 220.000, trong đó thuế GTGT là 20.000. TSCĐ D nhận về có giá 165.000, trong đó thuế GTGT là 15.000. Khoản chênh lệch được thanh toán sau. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ? . Giá tr còn lại (nếu giá tr còn lại nhỏ) Nợ TK 242: Chi phí tr tr ớc dài hạn (nếu giá tr còn lại lớn phải phân bổ dần) Nợ TK 2141: Hao mòn TSCĐ (giá tr . giá tr của TSCĐ theo những nguyên tắc nhất định. Trong tất cả các tr ờng hợp, TSCĐ đều phải được theo dõi nguyên giá và giá tr hao mòn. Tính giá TSCĐ trong

Ngày đăng: 23/12/2013, 19:25

Xem thêm: Kế toán tài chính bài 6

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN