Hao mòn TSCĐ là hiện tượng TSCĐ và BĐS đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá trị
trong quá trình sử dụng. Hao mòn TSCĐ thể hiện dưới hai dạng là hao mòn hữu hình (sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do TSCĐ bị cọ sát, hư hỏng) và hao mòn vô hình (sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra nhiều loại TSCĐ mang lại hiệu quả cao hơn và chi phí thấp hơn).
Khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi giá trị đã hao mòn của TSCĐ và BĐS đầu tư.
Căn cứ vào chính sách tài chính và chuẩn mực kế toán hiện hành (chế độ khấu hao - Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để lựa chọn 1 trong 3 phương pháp tính khấu hao:
• Phương pháp khấu hao theo đường thẳng:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm được xác định theo công thức: Nguyên giá của TSCĐ
Mức trích khấu hao trung bình
hàng năm của TSCĐ =
Số năm sử dụng
Thời gian sử dụng các loại TSCĐ được quy định trong Phụ lục 01, Ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
• Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu hao nhanh
(%) =