1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Kế toán tài chính bài 5

34 322 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 89 BÀI 5: KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO Nội dung • Kế toán nguyên vật liệu. • Kế toán công cụ, dụng cụ. • Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. • Kế toán thành phẩm, hàng hóa. • Kế toán hàng gửi đi bán. • Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Giới thiệu Mục tiêu • Bài này sẽ hướng dẫn bạn nguyên tắc và phương pháp kế toán của đối tượng kế toán hàng tồn kho. • Hàng tồn kho là một phần tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp biểu hiện dưới các hình thức như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa và hàng gửi đi bán. Giá trị hàng hóa tồn kho ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy, công tác kế toán hàng tồn kho có ý nghĩa rất lớn và quan trọng đối với doanh nghiệp. Thời lượng học • 12 tiết. Học xong bài này, các bạn sẽ: • Hiểu được nội dung các loại hàng tồn kho và các quy định liên quan tới kế toán hàng tồn kho. • Nắm vững các chứng từ, tài khoản kế toán áp dụng và phương pháp kế toán các loại hàng tồn kho. Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 90 TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tình huống Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước thường xuyên đứng trước một bài toán nan giải: giải quyết lượng hàng hóa, tài sản tồn kho, chậm luân chuyển. Đó có thể là hàng dư dôi từ các đơn hàng xuất khẩu, hàng bán trái mùa, máy móc thiết bị đã khấu hao hết, hoặc đơn giản là hàng hóa khách hàng trả lại, hoặc tài sản không sử dụng đến. Câu hỏi Đôi khi, các bạn đi trên đường hay gặp các quảng cáo như xả hàng tồn kho, thanh lý hàng tồn kho . Vậy Hàng tồn kho là gì? Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 91 Hàng tồn kho là những tài sản: • Được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường; • Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang; • Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ Hàng tồn kho bao gồm: • Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công, chế biến; • Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; • Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm; • Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường; • Chi phí dịch vụ dở dang. Bí quyết kiểm soát hàng tồn kho Thương mại quốc tế càng phát triển nhanh thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng tốc hội nhập. Tuy nhiên, đối với các nhà cung ứng muốn hội nhập được họ cần phải có phương pháp kiểm soát hàng tồn kho một cách hợp lý. Ben Chang, Giám đốc điều hành Hãng IDS Group Management, chuyên cung ứng hàng hóa, phân phối sản phẩm cho nhiều công ty lớn trên thế giới, làm việc trong Công ty Havi Group và tại đây ông đã cung ứng hàng cho hãng Mc Donald"s xuyên suốt khu vực châu Á, giúp hãng này phát triển m ạnh mẽ và trở thành hãng bán đồ ăn nhanh thống trị thị trường từ Thái Lan đến Trung Quốc. Chang cho biết "Việc cung ứng hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả cho phép các công ty có thể phát triển nhanh chóng và tập trung vào việc mở rộng quy mô kinh doanh", Chang nhận xét. Tại Havi, Chang thực hiện việc giữ tối đa hàng tồn kho là 11 ngày và thời gian giao hàng trong vòng 7 ngày. "Hàng tồn kho là điều tối kỵ với nhiều doanh nghiệp", ông nói. Số lượng hàng tồn kho càng nhiều thì rắc rối càng tă ng. Hàng hóa được cung ứng đúng thời điểm ra thị trường là điều lý tưởng nhất đối với các nhà cung ứng hàng. Áp dụng kinh nghiệm học được từ Havi khi cung ứng hàng cho hãng Mac Donald"s, Chang đã sử dụng các phương pháp này khi phân phối sản phẩm cho Nike, Unilever, Pfizer và Kellogg, giúp các hãng này yên tâm đầu vào, mở rộng sản xuất để củng cố, phát triển thương hiệu của mình tại châu Á, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cũng khuyên rằng, việc tăng tốc di chuyển hàng tồn kho cần phải được doanh nghiệp tính toán cẩn thận và họ phải chắc chắn rằng sản phẩm đến công ty trong thời điểm cần thiết thật sự. (Theo DĐDN) Các phương pháp kiểm hàng tồn kho: Tuỳ theo đặc điểm của hàng tồn kho, mỗi doanh nghiệp áp dụng một trong hai phương pháp sau đây để kiểm và tương ứng với từng cách kiểm khác nhau là các phương pháp kế toán khác nhau. CHÚ Ý Phương pháp khai thường xuyên: thích hợp áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn. Phương pháp kiểm định kỳ: áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, giá trị thấp và được xuất thường xuyên. Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 92 Phương pháp khai thường xuyên: • Đây là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán. • Trong trường hợp này, các tài khoản phản ánh hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục mỗi khi có sự biến động của hàng tồn kho nên giá trị hàng tồn kho có thể xác định bất cứ thời điểm nào trong kỳ. Phương pháp này thích hợp áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn. • Phương pháp kiểm định kỳ: Đây là phương pháp kiểm giá trị thực tế trong kho của vật tư, hàng hoá vào cuối mỗi kỳ và tính ra giá trị của chúng đã xuất trong kỳ theo công thức: Theo phương pháp này, mọi biến động vật tư, hàng hoá được phản ánh vào một tài khoản riêng, sau đó đến cuối kỳ mới hạch toán để xác định giá trị hàng hoá tồn kho thực tế và phản ánh vào các tài khoản hàng tồn kho. Phương pháp này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, giá trị thấp và được xuất thường xuyên. Phương pháp này giảm nhẹ được khối lượng hạch toán nhưng độ chính xác phụ thuộc công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi . 5.1. Kế toán Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Khi tham gia vào hoạt động sản xuất, nguyên vật liệu bị tiêu hao và chuyển dịch toàn bộ giá trị của chúng vào giá trị mới của sản phẩm và dịch vụ. Để theo dõi và quản lý nguyên vật liệu, kế toán thường phân loại nguyên vật liệu theo các tiêu thức sau: • Phân loại theo nội dung kinh tế : Theo cách phân loại này, nguyên vật liệu bao gồm: o Nguyên vật liệu chính: Thuộc nhóm này bao gồm các loại nguyên vật liệu tạo thành thực thể của sản phẩm và thường có giá trị lớn như: Sắt, thép, xi măng trong xây dựng hay vải cho ngành may, thức ăn cho ngành chăn nuôi. o Nguyên vật liệu phụ: Thuộc nhóm này bao gồm các loại nguyên vật liệu có tác dụng làm tăng chất lượng cho sản phẩm về độ bền, thẩm mỹ hoặc có tính chất xúc tác như sơn, ve, vecni trong xây dựng, gia vị, . o Nhiên liệu: Thuộc nhóm này bao gồm các vật liệu cung cấp năng lượng dưới thể rắn như than, củi hoặc thể lỏng như xăng, dầu, khí đốt. o Phụ tùng: Thuộc nhóm này bao gồm các chi tiết, linh kiện được sử dụng để thay thế các bộ phận chi tiết hư hỏng. Giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ Tổng giá trị hàng tồn kho nhập trong kỳ Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = + – Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 93 o Thiết bị xây dựng cơ bản: Thuộc nhóm này bao gồm các thiết bị vệ sinh, thông gió, o Vật liệu khác: Thuộc nhóm này gồm các vật liệu như vật liệu thu gom, phế liệu thu hồi, • Phân loại theo mục đích, công dụng: Theo cách phân loại này, nguyên vật liệu bao gồm: o Nguyên vật liệu trực tiếp: Thuộc nhóm này bao gồm nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp vào chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ. o Nguyên vật liệu dùng cho mục đích khác: Thuộc nhóm này bao gồm các nguyên vật liệu dùng cho hoạt động quản lý sản xuất, bán hàng và quản lý doanh nghiệp. • Phân loại theo nguồn gốc hình thành: Theo cách phân loại này, nguyên vật liệu được hình thành từ các nguồn: o Mua ngoài. o Thuê gia công. o Tự chế biến. o Nhận góp vốn liên doanh, cổ phần. o Thu gom phế liệu. Ghi nhớ • Cách phân loại NVL theo nội dung kinh tế nhằm mục đích quản lý nguyên vật liệu theo từng yếu tố để dễ dàng cho công tác thu mua, dự trữ, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. • Cách phân loại NVL theo mục đích, công dụng nhằm mục đích tập hợp chi phí nguyên vật liệu đúng đối tượng sử dụng. • Cách phân loại NVL theo nguồn hình thành nhằm mục đích xác định chính xác trị giá vốn của nguyên vật liệu. 5.1.1. Tính giá nguyên vật liệu Tính giá nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu hiện giá trị của các loại nguyên vật liệu theo nguyên tắc nhất định. Theo quy định hiện hành, việc xác định giá trị ghi sổ của nguyên vật liệu khi nhập kho hay xuất kho chính là việc xác định giá thực tế (giá gốc). • Giá thực tế nhập kho được xác định theo nguồn hình thành như sau: Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài: Giá thực tế nguyên v ật liệu nhập kho do tự chế biến: Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho Giá mua ghi trên hóa đơn Các chi phí liên quan Các loại thuế không được hoàn lại = + + Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho Giá thành sản xuất thực tế = Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 94 Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho do nhận góp vốn liên doanh, cổ phần: Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng) Trong kỳ, doanh nghiệp A thu mua một số vật liệu theo tổng giá thanh toán (giá cả thuế GTGT 10%) là 110.000. Chi phí vận chuyển bốc dỡ đã trả bằng tiền mặt là 420 (gồm cả thuế GTGT là 20). Doanh nghiệp đã thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng tiền mặt. Khoản giảm giá hàng mua do người bán giao chậm hàng được hưởng 1% là 1.100 (trong đó thuế GTGT là 100) đã nhận lại bằng tiền mặt. Yêu cầu: Hãy tính giá thực tế số vật liệu nhập kho của doanh nghiệp A Lời giải: Giá thực tế nhập kho của số vật liệu trên = 100.000 + 400 - 1.000 = 99.400 • Giá thực tế xuất kho Do mỗi thứ vật tư nhập kho vào có đơn giá khác nhau, nên khi xuất kho, giá thực tế xuất kho được tính theo các phương pháp sau: o Phương pháp giá thực tế đích danh: Phương pháp này tính giá xuất kho của lô nguyên vật liệu nào thì tính theo giá thực tế đích danh của lô đó. Cách tính giá này có ưu điểm theo dõi được kịp thời thời hạn bảo quản của từng lô nguyên vật liệu. o Phương pháp nhập trước, xuất trước (First in, First out (FIFO)):  Phương pháp này tính giá nguyên vật liệu xuất kho trên cơ sở giả định là lô nguyên vật liệu nào nhập vào kho trước sẽ được xuất dùng trước, vì vậy giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho sẽ được tính theo đơn giá nhập của lô nguyên vật liệu nhập cũ nhất. Cách tính giá này có ưu điểm tính giá theo trình tự và cần có đủ hoá đơn về giá c ủa các lần nhập kho trước đó nên chỉ thích hợp áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có ít loại nguyên vật liệu và số lần nhập kho không nhiều. o Phương pháp nhập sau, xuất trước (Last in, First out (LIFO)):  Phương pháp này tính giá nguyên vật liệu trên cơ sở giả định là lô nguyên vật liệu nào nhập vào kho sau sẽ được xuất dùng trước, vì vậy giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho sẽ được tính theo đơn giá nhập của lô nguyên vật CHÚ Ý 6 phương pháp tính giá thực tế xuất kho • Phương pháp giá thực tế đích danh • Phương pháp nhập trước, xuất trước FIFO • Phương pháp nhập sau, xuất trước LIFO • Phương pháp giá bình quân cố định • Phương pháp giá bình quân liên hoàn • Phương pháp đơn giá thực tế bình quân cuối kỳ trước Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho Giá thực tế xuất kho thuê ngoài chế biến Chi phí vận chuyển tới nơi chế biến và từ nơi chế biến về DN Tiền thuê ngoài chế biến = + + Giá thực tế nguyên vật liệu nhậ p kho Giá thỏa thuận do các bên xác định Các chi phí tiếp nhận (nếu có) = + Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 95 liệu nhập gần nhất. Cách tính giá này có ưu nhược điểm giống như phương pháp FIFO nhưng phương pháp này còn có một ưu điểm hơn phương pháp FIFO là nó phản ứng nhanh với giá cả thị trường. o Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ:  Phương pháp này tính giá thực tế xuất kho theo giá thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, theo công thức:  Phương pháp này giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu nhưng phương pháp này lại dồn công việc tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác. o Phương pháp giá bình quân liên hoàn:  Phương pháp này cho phép xác định đơn giá bình quân của từng loại nguyên vật liệu theo mỗi lần nhập. Căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng nguyên vật liệu xuất kho giữa hai lần nhập kế tiếp để xác định giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho. Phương pháp này tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời nhưng khối lượng tính toán khá nhiều và phải phân loại nguyên vật liệu theo danh điểm. o Phương pháp đơn giá thực tế bình quân cuối kỳ trước:  Phương pháp này sử dụng đơn giá nguyên vật liệu tồn cuối kỳ trước làm đơn giá để tính giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ. Phương pháp này đơn giản nhưng độ chính xác không cao khi giá thị trường nguyên vật liệu có sự biến động mạnh. Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng) Trích tài liệu kế toán của một doanh nghiệp xây dựng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình nhập xuất xi măng trong tháng 1/2008 như sau: (1) Ngày 1/1/2008, xi măng tồn kho 600kg, giá trị 100/kg. (2) Ngày 6/1/2008, xuất kho 400kg dùng cho xây dựng toà nhà Building Láng Hoà Lạc. (3) Ngày 11/1/2008, mua chịu nhập kho 1.000kg với giá thanh toán 132.000 (trong đó thuế GTGT 10%), chi phí vận chuyển bốc dỡ bằng tiền mặt là 2.000 (chưa kể thuế GTGT 5%). (4) Ngày 18/1/2008, xuất kho cho xây dựng 400 kg. (5) Ngày 24/1/2008, xuất kho cho xây dựng 600kg. (6) Ngày 28/1/2008, mua bằng tiền mặt 200kg với giá chưa thuế 115/kg. Yêu cầu: Tính giá thực tế xi măng xuất kho theo các phương pháp. • Phương pháp FIFO: Theo phương pháp này, giá thực tế mỗi lần xuất kho của xi măng được tính như sau: Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho Giá bình quân của một đơn vị nguyên vật liệu trong kỳ Số lượng nguyên vật liệu xuất = x Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 96 o Ngày 6/1/2008: 400 x 100 = 40.000 o Ngày 18/1/2008: 200 x 100 + 200 x 122 = 44.400 o Ngày 24/1/2008: 600 x 122 = 73.200 Tổng giá trị xi măng xuất dùng trong kỳ: 157.600 • Phương pháp LIFO: Theo phương pháp này, giá thực tế mỗi lần xuất kho của xi măng được tính như sau: o Ngày 6/1/2008: 200 x 115 + 200 x 122 = 47.400 o Ngày 18/1/2008: 400 x 122 = 48.800 o Ngày 24/1/2008: 400 x 122 + 200 x 100 = 68.800 Tổng giá trị xi măng xuất dùng trong kỳ: 165.000 • Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ: Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ 60.000 + 120.000 + 2.000 + 23.000 113,89 600 + 1.000 + 200 == Giá trị thực tế vật liệu xuất kho: o Ngày 6/1/2008: 400 x 113,89 = 45.556 o Ngày 18/1/2008: 400 x 113,89 = 45.556 o Ngày 24/1/2008: 600 x 113,89 = 68.334 Tổng giá trị xuất dùng trong kỳ: 159.446 • Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn: Đơn giá bình quân sau lần nhập ngày 6 23.000 + 120.000 + 2.000 120,83 200 + 1000 == Đơn giá bình quân sau lần nhập ngày 18 400 x 120,83 + 200 x 115 118,89 400 + 200 == Giá trị thực tế vật liệu xuất kho: o Ngày 6/1/2008: 400 x 100 = 40.000 o Ngày 18/1/2008: 400 x 120,83 = 48.332 o Ngày 24/1/2008: 600 x 120,83 = 72.498 Tổng giá trị xuất dùng trong kỳ: 160.830 • Phương pháp đơn giá bình quân cuối kỳ trước: Đơn giá bình quân sau lần nhập ngày 6 = 100 Giá trị thực tế vật liệu xuất kho: o Ngày 6/1/2008: 400 x 100 = 40.000 o Ngày 18/1/2008: 400 x 100 = 40.000 o Ngày 24/1/2008: 600 x 100 = 60.000 Tổng giá trị xuất dùng trong kỳ: 140.000 5.1.2. Chứng từ kế toán Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan tới nguyên vật liệu đều được kế toán ghi nhận kèm các chứng từ gốc là phiếu nhập kho và phiếu xuất kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên và phải được giám đốc ký duyệt trước khi nhập nguyên vật liệu vào kho. Phiếu xuất kho cũng được lập thành 3 liên và chỉ khi có đủ Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 97 chữ ký của người lập phiếu, kế toán trưởng, thủ kho, kế toán vật tư mới được xuất nguyên vật liệu. Phiếu nhập kho và phiếu xuất kho được đóng thành quyển và được đánh số liên tục trong một kỳ kế toán. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các loại chứng từ kế toán liên quan như: • Bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ (mẫu 07 - VT), • Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (mẫu 03 - VT), • Biên bản kiểm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (mẫu 05 - VT), • Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 04 - VT) 5.1.3. Tài khoản kế toán Đối với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp khai thường xuyên: Kế toán sử dụng tài khoản 152 để phản ánh tình hình hiện có, nhập, xuất các loại nguyên vật liệu. Tài khoản 152 theo bảng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất chỉ có tài khoản cấp 1, các tài khoản cấp 2, 3 được mở chi tiết theo yêu cầu quản lý, ví dụ: • Tài khoản 1521: Nguyên vật liệu chính. • Tài khoản 1522: Nguyên vật liệu phụ. Nội dung và kết cấu của tài khoản 152 được trình bày trong sơ đồ 5.1 Tài khoản 152 SDĐK: - Giá trị thực tế NVL nhập kho - Giá trị NVL thừa khi kiểm - Giá trị thực tế NVL xuất kho - Giá trị NVL thiếu khi kiểm SDCK: Giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ Sơ đồ 5.1: Kết cấu của tài khoản 152 “Nguyên vật liệu” Ngoài ra, khi hạch toán nguyên vật liệu, kế toán còn sử dụng tài khoản 151 – Hàng mua đang đi trên đường. Nội dung và kết cấu của tài khoản 151 được phản ánh trong sơ đồ 5.2: Tài khoản 151 SDĐK: - Giá trị nguyên vật liệu đang đi trên đường - Giá trị nguyên vật liệu đã được nhập kho, đưa vào sử dụng hoặc bán thẳng SDCK : Giá trị thực tế nguyên vật liệu còn đang đi trên đường cuối kỳ Sơ đồ 5.2: Kết cấu của tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường” CHÚ Ý Nếu trong tháng, kế toán nhận được hoá đơn nhưng vật tư, hàng hoá chưa về nhập kho có thể tạm giữ các hoá đơn đó vào tập hoá đơn chờ xử lý và nếu cuối tháng vật tư, hàng hoá vẫn đang đi trên đường mới xử lý và hạch toán vào tài khoản 151 để đơn giản cho công việc ghi chép. CHÚ Ý Phiếu nhập kho được lập trong trường hợp nguyên vật liệu nhập kho tăng lên. Phiếu xuất kho được lập trong trường hợp xuất kho nguyên vật liệu cho những mục đích khác nhau. Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 98 Đối với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm định kỳ: Kế toán sử dụng tài khoản TK 611 – Mua hàng để phản ánh tình hình nhập xuất nguyên vật liệu trong kỳ. Tài khoản 611 không có số dư và được chi tiết thành các tài khoản cấp 2: • TK 6111: Mua nguyên vật liệu • TK 6112: Mua hàng hoá Kết cấu của tài khoản 611 được phản ánh trên sơ đồ 5.3: Tài khoản 611 - Giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ. - Giá trị thực tế nguyên vật liệu tăng thêm trong kỳ. - Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùng, xuất bán, thiếu hụt, . trong kỳ. - Giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn cuối kỳ. Sơ đồ 5.3: Kết cấu của tài khoản 611 “Mua hàng” 5.1.4. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan đến nguyên vật liệu Theo phương pháp khai thường xuyên (1) Mua nguyên vật liệu nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 152: Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 141,…: Tổng giá thanh toán (2) Hàng mua đang đi trên đường, đã nhận được hoá đơn nhưng chưa về nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 151: Hàng đang đi trên đường Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 141,…: Các hình thức thanh toán (3) Hàng mua đang đi trên đường nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 152: Nguyên vật liệu Có TK151: Hàng đang đi trên đường (4) Nhận góp vốn liên doanh bằng nguyên vật liệu, kế toán ghi: Nợ TK 152: Nguyên vật liệu Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh (5) Nhập kho nguyên vật liệu tự sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 152: Nguyên vật liệu Có TK 154: Giá trị kinh doanh dở dang (6) Xuất kho nguyên vật liệu, kế toán ghi: Nợ TK 621, 627, 641,… : Chi phí phát sinh tại bộ phận sử dụng Có TK 152: Nguyên vật liệu (7) Xuất kho nguyên vật liệu trả lại vốn góp liên doanh, kế toán ghi: Nợ TK 411: Nguồn vốn kinh doanh Có TK 152: Nguyên vật liệu Hàng mua đang trên đường . giá tr 50 0. Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 1 05 Các nghiệp vụ tr n được ghi sổ như sau: (1) Nhập kho công cụ, dụng cụ: Nợ TK 153 : 55 .000 Nợ TK 1331: 5. 500. 400 x 113,89 = 45. 556 o Ngày 18/1/2008: 400 x 113,89 = 45. 556 o Ngày 24/1/2008: 600 x 113,89 = 68.334 Tổng giá tr xuất dùng trong kỳ: 159 .446 • Phương

Ngày đăng: 23/12/2013, 19:25

Xem thêm: Kế toán tài chính bài 5

TỪ KHÓA LIÊN QUAN