1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Kế toán tài chính bài 7

14 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bài 7: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 161 Bài 7: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Giới thiệu Bài học này sẽ hướng dẫn bạn về nguyên tắc, phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những chi phí chính tạo nên giá trị của sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý hiệu quả chi phí đối với doanh nghiệp. Mục tiêu Nội dung Học xong bài học, các bạn sẽ: • Hiểu được các quy định chung về tiền lương và các khoản trích theo lương. • Nắm được các loại chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ chủ yếu và sổ sách kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. • Nắm được các chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ chủ yếu và sổ sách kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Thời lượng học • 5 tiết • Các quy định chung về tiền lương và các khoản trích theo lương. • Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. • Kế toán dự phòng trợ cấp mất việc làm. Bài 7: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 162 TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Doanh nghiệp đã tính lương như thế nào? Lao Động số 234 Ngày 09/10/2007 Cập nhật: 10:00 AM, 09/10/2007 Việc lấy giá nhân công rẻ làm yếu tố cạnh tranh đang dần trở thành gánh nặng đối với người lao động, nhất là đối với các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày. Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu phải xây dựng thang bảng lương và nâng bậc lương thì đa số Cty đầu tư trong nước đã bê nguyên xi bảng lương nhà nước vào cho có, thậm chí có Cty còn "sáng tạo" ra tới 40 bậc lương cho công nhân (CN) may. Bị nhắc nhở thì điều chỉnh xuống còn 38 bậc, mỗi bậc cách nhau vài ngàn đồng. Vấn đề là có tăng và cao hơn lương tối thiểu. Có doanh nghiệp (DN) trả lương theo định mức, sau khi đưa ra một định mức thấy lao động (LĐ) làm hiệu quả quá thì ngay lập tức hạ đơn giá xuống để tăng lợi nhuận . Nói chính xác thì DN luôn ở thế thượng phong và áp đặt cách trả lương cho người lao động (NLĐ). Áp lực thiếu hụt nhân công thời gian gần đây đã phản ánh rõ nét nhất sự thiệt thòi của NLĐ những năm qua. Lương, đãi ngộ thấp, LĐ nhảy việc sang những đơn vị có quan tâm tới nhân viên hơn hoặc bỏ việc. Để chạy kịp hợp đồng, nhiều DN ngành dệt may, da giày đã phải điều chỉnh lương, đãi ngộ để lôi kéo người. Và đã xuất hiện một số DN ngành này tạo cho LĐ mức thu nhập hơn 2 triệu đồng/tháng mà vẫn có lãi, ăn lên làm ra. Câu trả lời thực sự cho vấn đề này không phải nằm ở chỗ "tăng lương sẽ lỗ bao nhiêu" mà là "DN chấp nhận kiếm lợi nhuận ở mức nào"? Nguồn: www.laodong.com.vn Câu hỏi Ý kiến của bạn về vấn đề trả lương và các hình thức trả lương của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới như thế nào? Cần có sự đổi mới như thế nào cho phù hợp? Bài 7: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 163 7.1. Các quy định chung về lương và các khoản trích theo lương Từ câu chuyện trả lương cho NLĐ nêu trên, ta có thể thấy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tại doanh nghiệp. Bởi vì, ngoài việc xây dựng cho mình một chế độ tiền lương đúng quy định, tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp còn phải chú trọng đến tính hợp lý tương đối của tiền lương đứng trên góc độ người lao động, nhằm thu hút lao động có trình độ tay nghề, đồng thời, khuyến khích người lao động tích cực sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động. 7.1.1. Tiền lương Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã thực hiện trong kỳ. Chi phí tiền lương bao gồm: • Tiền lương • Các khoản phụ cấp có tính chất lương. Các hình thức trả lương chủ yếu: Lương theo thời gian, lương sản phẩm, lương khoán. • Lương theo thời gian tính theo tháng, ngày hoặc giờ. Hình thức lương theo thời gian phổ biến nhất là lương tháng. Lương tháng thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý và nhân viên thuộc các ngành không có tính chất sản xuất. Lương tháng được xác định như sau: Mức lương tháng = Mức lương cơ bản x Hệ số lương + Hệ số phụ cấp Mức lương tháng Lương được lĩnh trong tháng = Số ngày làm việc trong tháng theo quy định x Số ngày làm việc thực tế trong tháng • Lương theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành. Lương trả theo sản phẩm được áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất. Lương được lĩnh trong tháng = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá lương khoán trên một sản phẩm hoàn thành • Lương khoán được trả theo khối lương công việc, áp dụng cho doanh nghiệp dịch vụ, xây lắp. Lương được lĩnh trong tháng = Khối lượng công việc hoàn thành x Đơn giá lương khoán theo công việc hoàn thành Bài 7: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 164 Mỗi công ty có những hình thức trả lương riêng Các hãng sản xuất máy tính hay camera như Sony, Kodak, hay Microsoft luôn áp dụng phương thức trả lương theo giờ. Hình thức trả lương này khá phổ biến trên thế giới. Nó dễ áp dụng và tạo thu nhập ổn định, nhưng chưa đo lường yếu tố gắn kết và hiệu quả sản xuất. Trong khi đó, có công ty lại ưa thích trả lương theo sản phẩm, theo đó, các công ty sẽ trả lương cho nhân viên bán hàng trên cơ sở doanh thu, trả lương cho đốc công trên cơ sở tiết kiệm vật tư, lao động. IKEA, hãng đồ gỗ nội thất của Thuỵ Điển, đã áp dụng phương pháp trả lương này trong hơn nửa thập kỷ qua. Hay tại IBM, do coi trọng tốc độ công việc theo dây chuyền sản xuất, coi trọng chất lượng và độ chính xác sản phẩm nên IBM rất ưa thích hình thức trả lương này. Việc lựa chọ n hình thức trả lương tối ưu rất quan trọng, vì nó kích thích năng lực làm việc, tạo ra bầu không khí cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên trong công ty. TheoBusiness World portal Nguồn: http://www.bwportal.com.vn/?cid=4,4&txtid=1957 Còn bạn, bạn đã lựa chọn cho mình một hình thức trả lương nhân viên hợp lý chưa? 7.1.2. Các khoản trích theo lương Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn theo lương để lập các quỹ hỗ trợ cho người lao động. • Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH): Là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí… Quỹ BHXH được trích theo tỷ lệ 22% trên tổng quỹ lương cơ bản của doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp nộp 16% và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động nộp 6% (trừ trực tiếp vào thu nhập của người lao động). • Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT): Là quỹ được dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữ a bệnh. Quỹ BHYT được trích theo tỷ lệ 4,5% trên tổng quỹ lương trong đó doanh nghiệp trích 3% trên lương cơ bản (tính vào chi phí sản xuất kinh doanh), người lao động trực tiếp nộp 1,5% (trừ trực tiếp vào thu nhập của người lao động). • Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng BHTN được 12 tháng trở lên và đã đăng ký với tổ chức BHXH trong trường hợp mất việc làm hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động theo quyết định của Pháp luật lao động mà chưa tìm được việc làm. Quỹ BHTN được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương trong đó người lao động nộp 1%, doanh nghiệp nộp bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của người lao động tham gia bảo hiểm Bài 7: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 165 • Kinh phí công đoàn (KPCĐ): Là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ (tính vào chi phí sản xuất kinh doanh). Tổng cộng các khoản trích theo lương là 30,5% trên tổng quỹ lương của doanh nghiệp, trong đó 22% tính vào chi phí của doanh nghiệp và 8,5% trừ trực tiếp lương của người lao động. 7.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 7.2.1. Chứng từ kế toán Chứng từ kế toán hạch toán tiền lương bao gồm chứng từ kế toán hạch toán thời gian lao động và chứng từ kế toán hạch toán kết quả lao động. • Chứng từ kế toán hạch toán thời gian lao động là “Bảng chấm công” (mẫu số 01a - LĐTL chế độ chứng từ kế toán). “Bảng chấm công” phải lập riêng cho từng bộ phận (tổ sản xuất, phòng ban) và dùng trong một tháng. • Chứng từ kế toán hạch toán kết quả lao động là “Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành” (mẫu số 05 - LĐTL chế độ chứng từ kế toán). Căn cứ vào Bảng chấm công và Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, kế toán lập “Bảng thanh toán tiền lương” (mẫu số 02 - LĐTL), “Bảng thanh toán tiền thưởng” (mẫ u số 03 - LĐTL). Căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, kế toán lập “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội” (mẫu số 11 – LĐTL) nhằm phân loại lương, thưởng theo đối tượng sử dụng lao động, phân bổ tiền lương, tiền thưởng vào chi phí kinh doanh. Trước khi trả lương, kế toán khấu trừ các khoản nhân viên mắc nợ công ty phải trả trong tháng như tạ m ứng, phải bồi thường, lương trả đợt 1, thuế thu nhập, BHXH, BHYT… theo chế độ. Doanh nghiệp của bạn đang trả lương cho nhân viên thế nào? Gần một thập niên trở lại đây, sự bành trướng mạnh mẽ của những tập đoàn bán lẻ hàng đầu như Walmart hay Sam's Club khiến rất nhiều công ty nhỏ phải đóng cửa vì không thể cạnh tranh nổi với giá cả mà họ đưa ra. Đứng trước nguy cơ phá sản, Costco, một hãng bán lẻ bậc trung của Mỹ, đã áp dụng chiến lược khá hiệu quả là đãi ngộ nhân viên khá hậu h ĩnh thay vì chạy đua theo giá cả. Tại tập đoàn Walmart, chủ trương giảm chi phí tối đa đã tạo ra tiếng tăm không mấy tốt đẹp về chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương trung bình của một nhân viên Walmart là 9,64 USD/giờ (con số này tại Sam’s Club là 11,52 USD/giờ), và ban giám đốc công ty chỉ đóng CHÚ Ý Tài liệu tham khảo Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/1/2009. Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về Bảo hiểm thất nghiệp Bài 7: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 166 bảo hiểm y tế cho hơn một nửa nhân viên mà thôi. Số tiền Walmart đóng góp cho quỹ lương hưu cũng thấp, nên về lâu về dài, các nhân viên về hưu sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Những nhân viên không có bảo hiểm y tế phải xin trợ cấp của Chính phủ, trở thành gánh nặng cho chính quyền địa phương. Còn tại Costco, với mức lương trung bình 15,97 USD/giờ cộng những phúc lợi cao hơn Wal-Mart và Sams Club, người lao độ ng đã có một cuộc sống ổn định hơn. Ngoài ra, các khoản như y tế, chế độ lương hưu cũng được quan tâm đúng mức. Đó là chưa kể đến con số 13 trong số 68.000 nhân viên Costco là thành viên nghiệp đoàn lao động Teamsters, Mỹ. Tinh thần làm việc thoải mái, thu nhập hấp dẫn đã làm cho nhân viên Costco rất hài lòng và yên tâm với công việc. Họ sẵn sàng làm thêm giờ để hoàn thành công việc. Quả thật, các nhân viên bán hàng của Costco đã chứ ng tỏ rằng họ có khả năng bán tốt hơn nhiều so với nhân viên của Sams Club. Theo tính toán thì cứ mỗi một mét vuông sàn, các nhân viên Costo bán được số lượng sản phẩm trị giá 795 USD ngày, trong khi con số này tại Sams Club là 516 USD ngày. Nhân viên của Costo luôn sáng tạo, linh động nghĩ ra những phương cách bán hàng khác nhau để tạo sự thu hút đối với khách hàng để hoàn thành chỉ tiêu doanh số bán ra khi cần thiết. Với những bước đi như vậy, các nhân viên Costco đã chứng tỏ năng l ực sáng tạo của mình. Sự hưởng ứng nồng nhiệt của khách hàng khiến nhiều công ty bán lẻ khác phải xem xét lại biện pháp trả lương nhân viên của mình. Theo Business World portal http://www.bwportal.com.vn/?cid=4,4&txtid=1957 7.2.2. Tài khoản kế toán • Để tổng hợp tiền lương, tiền thưởng và tình hình thanh toán với người lao động kế toán sử dụng Tài khoản 334 “Phải trả người lao động”. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2: o Tài khoản 3341 “Phải trả công nhân viên”: Sử dụng cho người lao động của doanh nghiệp. o Tài khoản 3348 “Phải trả người lao động khác”: Sử dụng cho người lao động bên ngoài doanh nghiệp. Tài khoản 334 - Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của người lao động. - Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho người lao động. SDĐK - Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong kỳ. Dư Nợ: Số tiền trả thừa cho người lao động. SDCK Dư Có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. Sơ đồ 7.1: Kết cấu của tài khoản 334 “Phải trả người lao động” • Phản ánh tình hình thanh toán các khoản trích theo lương và các khoản phải trả, phải nộp khác kế toán sử dụng Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”. Lương người lao động Bài 7: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 167 Liên quan đến các khoản trích theo lương, có 3 tài khoản cấp 2: o Tài khoản 3382 “Kinh phí công đoàn” o Tài khoản 3383 “Bảo hiểm xã hội” o Tài khoản 3384 “Bảo hiểm y tế” o Tài khoản 3388 “Phải trả, phải nộp khác” Tài khoản 338 - BHXH phải trả trực tiếp cho người lao động. - Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan quản lý. - Chi tiêu kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp. SDĐK - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương. - Hạch toán vào chi phí liên quan. Dư Nợ: Phản ánh số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp, số chi bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn chi hộ, chi vượt chưa được cấp bù. SDCK Dư Có: Các khoản còn phải trả, phải nộp về BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ. Sơ đồ 7.2: Kết cấu của tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” 7.2.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu • Kế toán tiền lương (1) Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, kế toán phân bổ tiền lương vào chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK 622: Phải trả cho lao động trực tiếp Nợ TK 627: Phải trả nhân viên phân xưởng Nợ TK 641: Phải trả cho nhân viên bán hàng Nợ TK 642: Phải trả cho nhân viên QLDN . Có TK 334: Tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp có tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động. (2) Phản ánh khoản phụ cấp, trợ cấp tiền thưởng trả cho người lao động, có nguồn bù đắp riêng: Nợ TK 4311: Tiền thưởng thi đua trích từ quỹ khen thưởng Nợ TK 4312: Tiền trợ cấp từ quỹ phúc lợi Nợ TK 338 (3383): Tiền trợ cấp từ quỹ BHXH Có TK 334: Phải trả người lao động. (3) Phản ánh các khoản trừ vào thu nhập người lao động: Nợ TK 334: Phải trả người lao đông Có TK 141: Tiền tạm ứng thừa Có TK 138: Tiền phạt, tiền bồi thường phải thu Có TK 338: Thu hộ các quỹ BHXH, BHYT, BHTN (phần người lao động đóng) Có TK 333: Thu hộ thuế TNCN cho NN Bài 7: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 168 (4) Khi thanh toán cho người lao động: Nợ TK 334: Phải trả cho người lao động Có TK 111: Trả bằng tiền mặt Có TK 112: Trả bằng chuyển khoản. (5) Kế toán trích trước tiền lương phép của công nhân: (5.1) Khi trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất có kế hoạch của lao động trực tiếp: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: Chi phí phải trả. (5.2) Khi có lao động trực tiếp nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất có kế hoạch: Nợ TK 335: Chi phí phải trả Có TK 334: Phải trả người lao động. Cách tính khoản tiền lương nghỉ phép của LĐTT để trích trước vào CFSX Mức trích trước tiền lương của LĐTT theo kế hoạch = Tiền lương chính phải trả cho LĐTT trong kỳ x Tỷ lệ trích trước Tổng tiền lương nghỉ phép KH năm của LĐTT Tỷ lệ trích trước = Tổng tiền lương chính KH năm của LĐTT x 100 • Kế toán các khoản trích theo lương (1) Khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: Nợ TK 622, 627, 641, 642 .: Phần tính vào chi phí của doanh nghiệp Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của người lao động Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3388) (2) Phản ánh phần BHXH trợ cấp cho người lao động tại doanh nghiệp: Nợ TK 338 (3383): Bảo hiểm xã hội Có TK 334: Phải trả người lao động. (3) Phản ánh chi tiêu KPCĐ tại đơn vị: Nợ TK 338 (3382): Kinh phí công đoàn Có TK 111, 112… (4) Khi nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384, 3388) Có TK 111, 112… (5) Tr ường hợp số đã trả, đã nộp về KPCĐ, BHXH (kể cả số vượt chi) lớn hơn số phải trả, phải nộp được cấp bù, ghi: Nợ TK 111, 112: Số tiền được cấp bù đã nhận Có TK 338 (3383): Số được cấp bù. CHÚ Ý Trường hợp những doanh nghiệp sản xuất không có điều kiện để bố trí cho lao động trực tiếp nghỉ phép đều đặn giữa các kỳ hạch toán thì kế toán phải dự toán tiền lương nghỉ phép của họ để tiến hành trích trước tính vào chi phí của các kỳ hạch toán theo số dự toán. Bài 7: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 169 TK 4311,4312 TK 141, 138, 333 …. TK 622, 627 (3) Các khoảnkhấutrừ (1) NV bán hàng, QuảnlýDN Tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả cho ngườilao động Vào thu nhậpcủangườilaođộng (tạm ứng, bồithường vậtchất, thuế thu nhận…) TK 641, 642 TK 111, 112… (1 ) CNTT sảnxuất Nhân viên PX (2) Tiềnthưởng, phụ cấp, trợ cấp (4)Thanh toán lương, thưởng BHXH và các khoảnkháccho ngườilaođộng TK 335 TK 334 (5b) Tiềnlương phép thựctế (5a)Trích trướctiềnlương phép theo kế hoạch của công nhân TTSX kinh doanh (22%) phảitrả cho CNSX trong kỳ TK 622 TK 334 TK 4311,4312 TK 141, 138, 333 …. TK 622, 627 (3) Các khoảnkhấutrừ (1) NV bán hàng, QuảnlýDN Tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả cho ngườilao động Vào thu nhậpcủangườilaođộng (tạm ứng, bồithường vậtchất, thuế thu nhận…) TK 641, 642 TK 111, 112… (1 ) CNTT sảnxuất Nhân viên PX (2) Tiềnthưởng, phụ cấp, trợ cấp (4)Thanh toán lương, thưởng BHXH và các khoảnkháccho ngườilaođộng TK 335 TK 334 (5b) Tiềnlương phép thựctế (5a)Trích trướctiềnlương phép theo kế hoạch của công nhân TTSX kinh doanh (22%) phảitrả cho CNSX trong kỳ TK 622 TK 334 TK 111, 112… TK 334 TK 622, 627, 641, 642 (2) Sổ BHXH phảitrả (1) Trừ vào thu nhậpcủa ngườilaođộng (8,5%) Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định trựctiếpchonhânviên TK 334 TK 111, 112… (1 ) tính vào chi phí kinh doanh (22%) (5) Số BHXH, KPCĐ chi vượt (4) Nộp KPCĐ, BHXH, cho cơ quan quảnlý TK 338 TK 111, 112… TK 334 TK 622, 627, 641, 642 (2) Sổ BHXH phảitrả (1) Trừ vào thu nhậpcủa ngườilaođộng (8,5%) Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định trựctiếpchonhânviên TK 334 TK 111, 112… (1 ) tính vào chi phí kinh doanh (22%) (5) Số BHXH, KPCĐ chi vượt (4) Nộp KPCĐ, BHXH, cho cơ quan quảnlý TK 338 Sơ đố 7.3:Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng) Tình hình trả lương của công ty Ban Mai như sau: (1) Tính ra số tiền lương phải trả trong tháng cho công nhân sản xuất tại phân xưởng 2 là 50.000 và nhân viên quản lý phân xưởng là 4.000 (2) Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định. (3) Tiền thưởng thi đua phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng 2 là 10.000, nhân viên quản lý phân xưởng là 2.000 Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên. Bài 7: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 170 Các nghiệp vụ trên được định khoản như sau: (1) Nợ TK 622: 50.000 Nợ TK 627: 4.000 Có TK 334: 54.000 (2) Nợ TK 622: 11.000 Nợ TK 627: 880 Nợ TK 334: 4.590 Có TK 338: 16.470 (3) Nợ TK 431: 12.000 Có TK 334: 12.000 7.3. Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm, đào tạo lại nghề cho người lao động tại doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Bảo vệ người lao động trong bối cảnh suy giảm kinh tế Từ cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, do tác động trực tiếp của suy thoái kinh tế thế giới và những khó khăn, yếu kém nội tại, hàng ngàn DN gặp khó khăn phải thu hẹp sản xuất, thậm chí phải ngừng hoạt động hoặc phá sản, làm cho hàng chục ngàn LĐ bị mất việc làm. Chỉ mới tính quý I năm 2009, qua khảo sát và báo cáo của 48 tỉnh, thành phố, đã có 1.264 DN gặp khó khăn với số lượng LĐ bị mất việc làm là 64.897 người chiếm 10% LĐ làm việc trong các DN có báo cáo. Các ngành dệt may, da giày, chế biến hải sản, xây dựng, công nghiệp . là những ngành có số lượng LĐ mất việc lớn nhất. Đã xuất hiện những DN có vốn đầu tư nước ngoài chủ bỏ trốn, để lại những khoản nợ lớn, trong đó có tiền lương, BHXH, trợ cấp cho người lao động (NLĐ ). Hàng vạn LĐ phải nghỉ chờ việc hưởng 70% lương cơ bản, thậm chí có DN chỉ cho tạm ứng không quá 20% tiền lương mỗi tháng, thu nhập không đủ khả năng chi trả cho những sinh hoạt tối thiểu hằng ngày Theo: Lao Động Công nhân sản xuất - Nhân viên quản lý phân xưởng . được tr ch theo tỷ lệ 4,5% tr n tổng quỹ lương trong đó doanh nghiệp tr ch 3% tr n lương cơ bản (tính vào chi phí sản xuất kinh doanh), người lao động tr c. kinh doanh. Tr ớc khi tr lương, kế toán khấu tr các khoản nhân viên mắc nợ công ty phải tr trong tháng như tạ m ứng, phải bồi thường, lương tr đợt 1,

Ngày đăng: 23/12/2013, 19:25

Xem thêm: Kế toán tài chính bài 7

TỪ KHÓA LIÊN QUAN