1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIỂU TƯỢNG TRĂNG TRONG THƠ CA NGUYỄN TRÃI

24 10,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 116,5 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứuTrong thơ văn Nguyễn Trãi cũng như trong ca dao người Việt có một biểutượng nổi bật lên như một điểm sáng thẩm mỹ thu hút sự chú ý của nhiều người

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

Trong thơ văn Nguyễn Trãi cũng như trong ca dao người Việt có một biểutượng nổi bật lên như một điểm sáng thẩm mỹ thu hút sự chú ý của nhiều người.Đó là biểu tượng trăng Biểu tượng này lâu nay là nguồn cảm hứng vô tận củacác nhà thơ, nhà văn cả trong văn học dân gian và văn học viết Sự hấp dẫn,cuốn hút của biểu tượng trăng với vẽ đẹp riêng của nó là một trong những lý docơ bản để tôi đén với đề tài:” Biểu tượng trăng trong thơ văn Nguyễn Trãi vàtrong ca dao người Việt”

Ngoài lý do có tính khởi đầu đó, còn xuất phát từ việc muốn thấy rõ hơnmối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học Việt Nam trung đại qua một biểutượng xuất hiện phổ biến trong văn thơ Nguyễn Trãi và trong ca dao Hai bộphận này tuy có phương thức sáng tác khác nhau, có hệ thống thi pháp khônggiống nhau nhưng luôn có mối quan hệ ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau.Việc tìm hiểu và so sánh này sẽ góp phần xác định rõ mối quan hệ giữa hai bộphận văn học đó

So sánh biểu tượng trăng trong trong thơ văn Nguyễn Trãi và trong ca daođòi hỏi phải chỉ ra những điểm tương đồng và chỗ khác biệt của biểu tượng đótrong hai bộ phận văn học Giải quyết vấn đề này, cần trả lời hai câu hỏi: Biểutượng trăng được thể hiện như thế nào trong thơ văn Nguyễn Trãi và trong cadao? Những nguyên nhân nào tạo nên nhưng điểm tương đồng và khác biệt củabiểu tượng đó, trong hai bộ phận thuộc hai nền văn học ở Việt Nam?

2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Văn bản thơ Nguyễn Trãi là cuốn Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi của tácgiả Trần Thanh Đạm,Phan Sỹ Phần, NXB giáo dục,Hà Nội, 1967 cuốn NguyễnTrãi hợp tuyển thơ, nhiều người biên soạn, NXB hội nhà văn Cuốn Nguyễn Trãitác giả và tác phẩm của Nguyễn Hữu Sơn, NXB giáo dục Văn bản ca dao được

Trang 2

dùng để tìm hiểu vấn đề này là cuốn kho tàng ca dao người Việt của tác giảNguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2001.

Sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê văn bản thơ văn Nguyễn Trãi vàkho tàng ca dao người việt để thấy được mức độ cũng như sự tương đồng vàkhác biệt

Phương pháp so sánh để chỉ ra những nét giống và khác nhau của thơNguyễn Trãi và ca dao trong việc thể hiện biểu tượng đó

Phương pháp phân tích, tổng hợp một số bài ca dao và một số câu trongthơ Nguyễn Trãi

3 Lịch sử vấn đề

Tìm hiểu biểu tương trăng trong thơ Nguyễn Trãi và trong ca dao ngườiViệt là vấn đề cũng đươc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đạt được một sốthành tựu

Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam tập 2, NXB GD, 1991 ở bài cadao, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã đưa ra nhận xét về sự xuất hiện của trăng nhưmột cảnh sắc thiên nhiên độc đáo trong ca dao Tác giả viết “ Thiên nhiên giữvai trò rất quan trọng trong ca dao cổ” Tác dụng và hiệu quả thẩm mỹ của nótrong ca dao rất to lớn và đa dạng Thiên nhiên đi vào ca dao với những nét sốngđộng về đường nét, hình dáng, màu sắc của chúng Chẳng hạn về trăng, có“trăng khuyết”, “trăng tròn”,”trăng đầy”, “trăng non”, “trăng già”, trăngmờ”,”trăng tỏ”,”trăng thanh”…Rồi lửng lơ vầng quế soi thềm,đèn tà thấp thoángbóng trăng

Những nhận xét đó tuy chưa nói rõ trăng xuất hiện trong ca dao như mộtbiểu tượng nhưng đã chỉ ra tính đa dạng, nhiều hình,nhiều vẻ của hình ảnh này.Đây là nhận xét giúp chúng ta có điều kiện để tiến sâu hơn khi đi vào tìm hiểubiểu tượng trăng trong ca dao người việt

Trong cuốn thi pháp ca dao NXB KHXH,1992,ở mục “Các biểu tượngtrong ca dao” tác giả Nguyễn Xuân Kính cũng đã dành một số trang viết cho

Trang 3

hiện quan điểm thẩm mỹ, tư tưởng của từng nhóm tác giả, từng thời đại, từngdân tộc và từng khu vực cư trú”.

Trong bài báo có tiêu đề “Biểu tượng trăng trong ca dao dân gian” (tạp chívăn học số 5,1988) tác giả Hà Công Tài sau khi trình bày khá kỷ về biểu tượngnày trong ca dao đã nêu rõ “biểu tượng trong thơ ca dân gian cưc kỳ phong phú.Chỉ riêng biểu tượng thiên nhiên như: trăng, sao, núi…đã có thể tới mức báchkhoa về địa lý phong tục Việt Nam trong đại ngàn thời gian và không gian, lịchsử Nhưng hơn hết chúng ta có thể tìm hiểu về mỹ học dân tộc, về đặc điểm tưduy thơ ca dân tộc,đồng thời góp thêm một hướng tiếp cận thơ”

Trong thơ Nguyễn Trãi bàn về biểu tượng trăng thì cũng đã được nhiềunhà nghiên cứu tìm hiểu Hầu như tất cả các biểu tượng trong “quốc âm thi tập”đều được Nguyễn Trãi sử dụng sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh và những cảmxúc khác nhau của một hồn thơ xúc động và ngọn bút có thần

Kết thúc bài báo viết về biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian, Hà CôngTài đưa ra lời đề nghị “Nếu như hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực của biểutượng thì chính là xét trên phương diện đó, chúng ta có thể đạt tới cơ sở nghiêncứu thơ ca bắt đầu từ thơ ca dân gian trong toàn bộ lịch sử ngữ văn”

Trang 4

NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: BIỂU TƯỢNG TRĂNG TRONG THƠ CA NGUYỄN TRÃI 1.1 Giới thuyết khái niệm biểu tượng

Nói đến biểu tượng tức là nói đến hình ảnh cảm tính về hiện thực kháchquan - đó là hình ảnh sao chép lại nguyên sơ cái hiện thực do các cảm giác khácnhau như thị giác, thính giác góp phần tạo nên Khác với cảm giác đem lại chota từng đặc điểm cụ thể riêng biệt của hiện thực, biểu tượng cho ta đặc điểmchung nhất,cho ta cái tên gọi đơn giản nhất Ví như nhà họa sỹ ngắm nhìn biếtbao cây dương anh có thể quên đi đặc điểm cụ thể của từng cây dương một.Nhưng trong anh biểu tượng cây dương bao giờ cũng hiển hiện mỗi khi nhắc tớinó Còn khác với tri giác là sự phản ánh trực tiếp toàn bộ sự vật trong mộttrường hợp cụ thể, biểu tượng là phản ánh khái quát hơn và trừu tượng hơn,ngoài ra biểu tượng còn bao hàm những yếu tố của sự đánh giá một cách thựctiễn sự vật mà người ta nhận xét trên một ý nghĩa nào đó Biểu tượng của ngườithợ mộc về cây dương khác biểu tượng của người họa sỹ vì quan hệ thưc tiễncủa họ về cây đó khác nhau Xe-sô-nôv gọi biểu tượng là con số bình quân củanhững tri thức cảm tính về sự vật Pap-lov chỉ rằng so với tri giác thì biểu tượnghình thành ở một trình độ cao hơn của hoạt động thần kinh cao cấp So với tưduy “Biểu tượng thông thường nắm được sự khác nhau và mâu thuẩn, nhưngkhông nắm được sự chuyển hóa” Nếu như biểu tượng còn ở mức đơn giản vàcố định thì tư duy đã vươn tới mức lý giải sự vật, hiện tượng trong tính quy luậtcủa nó Tư duy chính là được rút ra từ biểu tượng và từ đó mới sinh ra khái niệmhay biểu tượng Hay nói như SacsloBaly – “Suy nghĩ có nghĩa là tác động tớibiểu tượng bằng cách nhận thấy sự có mặt của nó, đánh giá nó hay mong muốn”

Trong mỗi chúng ta, biểu tượng tồn tại tất yếu tới mức không mấy khichúng ta để ý đến Cũng giống như không mấy khi chúng ta chú ý đến thao tác

Trang 5

nhưng nó là hiện thực và nhờ thế ta mới được, nhờ biểu tượng ta suy nghĩ được.Biểu tượng còn là yếu tố quan trọng hợp thành các rung động, cảm xúc, phươngtiện có hiệu lực để điều khiển các cảm xúc của con người Biểu tượng góp phầnlàm nên sự phong phú trong tinh thần của chúng ta, nhờ biểu tượng chúng tacảm nhận được thế giới tự nhiên và xã hội trong mọi sắc thái đa dạng của nó.Nếu như trong một thế giới tự nhiên và xã hội trong mọi sắc thái đa dạng của nó.Nếu như trong một con người biểu tượng là thông thường thì trong nhiều conngười biểu tượng là vô tận, còn thế giới “biểu tượng trong thơ ca dân gian thìcực kỳ phong phú ” Chỉ riêng biểu tượng thiên nhiên như trăng, sao, núi, đồi,cây, cỏ, sông, nước…đã có thể tới mức bách khoa về địa lý – phong tục ViệtNam trong đại ngàn thời gian và không gian lịch sử Nhưng hơn hết, chúng tacó thể từ đó mà tìm hiểu về mỹ học dân tộc, về đặc điểm tư duy thơ ca dân tộc,đồng thời góp thêm một hướng tiếp cận thơ.

Hiện nay chúng ta khó có thể nói một cách chính xác thời điểm phát triểncủa thơ ca trữ tình Nhưng căn cứ vào sự triển khai các chủ đề cơ bản và phongcách biểu hiện trong văn học có thể nó có là bộ phận văn học phát triển mạnhnhất vào thời kỳ trung đại phong kiến Trong loạt chủ để này, một thế giới trănglung linh huyền ảo xuất hiện Đó không phải là sự miêu tả “trữ tình không dunghợp được thứ giọng điệu “thuần túy” miêu tả vốn thường gặp ở tác phẩm tự sự”.Thế giới của trăng nhưng cũng là thế giới tâm tư tình cảm con người Khi tươivui hạnh phúc:

“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng, Tre non đủ lá đan sàng nên chăng, Đan sàng thiếp cũng xin vâng, Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng”.

Hay

“Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”.

Trang 6

“Đôi ta như lửa mới nhen, Như trăng mới mọc như đèn mới khêu”.

Khi đợi chờ đau khổ:

“Anh đi đường ấy xa xa, Để em ôm bóng trăng tà năm canh”.

Hay

“Ngày ngày em đứng em trông, Trông non non ngất trông sông sông dài, Trông mây mây kéo ngang trời, Trông trăng trăng khuyết trông người xa”.

Khi cô đơn vắng lạnh:

“Gió đưa trăng thì trăng đưa gió, Trăng lặn rồi thì gió đưa ai”.

Nhớ thương:

“Trăng lên đỉnh núi trăng nghiêng”.

Cách ly cách biệt:

“Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng” Hay trong trạng thái tương đối của cuộc đời:

Trang 7

“Trăng bao nhiêu tuổi trăng già, Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non”.

Có thể từ đó đặt vấn đề tìm hiểu đặc điểm của câu mở đầu trong thơ cadân gian hay đặc điểm kết cấu và đó là nhưng khía cạnh Xét trên lĩnh vực biểutượng, ở đây chúng ta không thể biểu tượng nguyên sơ về trăng như trong thầnthoại, cổ tích mà như trăng vàng, trăng tà, trăng thanh, trăng lu, trăng khuyết,trăng nghiêng, trăng xế, trăng xẻ làm đôi Nghĩa là trăng mang màu sắc xúc cảm.Biểu tượng trăng vì thế là biểu tượng nên thơ Điều đáng hỏi là biểu tượng tựthân nó không thể làm nên thơ Biểu tượng muốn trở thành biểu tượng nên thơphải được “nhào nặn” “gọt đẽo” (chữ dùng của Hêghen) theo quy luật thơ Cũnggiống như màu sắc và âm thanh chỉ thành hội họa và âm thanh sau khi đã mangdấu ấn của hai loại hình nghệ thuật này Muốn trở thành nên thơ biểu tượngtrăng phải được “đặt” trong khung cảnh thơ, trong không khí của thơ Đồng thờisẽ không có kết cấu thơ “múc đổ đi – trăng vàng” (sao cô múc ánh trăng vàng đổđi) Đêm năm canh – trăng tà” (Để em ôm bóng trăng tà năm canh) Nếu khôngcó biểu tượng trăng nên thơ, với biểu tượng nên thơ cùng với các yếu tố kháccủa nghệ thuật người nghệ sĩ dân gian đã đạt tới sức sáng tạo diệu kỳ - làm xuấthiện những hình tượng thơ, và nếu bình tâm đọc lại, chúng ta sẽ thấy từ biểutượng trăng nên thơ Thơ ca dân gian đã làm đọng lại đủ mọi nõi niềm về cuộcđời đến không thua kém bất cứ mọt bộ phận thơ ca nào

Chính từ biểu tượng trăng nên thơ, với tần số xuất hiện lớn nhất nhưngkhông đồng nhất, chúng ta có thể nói rằng nghệ thuật thơ ca ấy là nghệ thuật xâydựng những biểu tượng nên thơ Đây là điều chính yếu khi chúng ta nói thơ ca lànghệ thuật tinh tế nhất Điều đó cũng giải thích cho trường hợp “làm thơ” nhưngkhông phải là thơ Những hình tượng thi ca

“Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”.

(Nguyễn Du)

Trang 8

“Khuya về bát ngát trăng ngân đày thuyền”.

(Hồ Chí Minh)Hay:

“Trăng soi khuôn mặt nghìn dấu yêu, Ngày mai hai đứa đã hai nơi,

Hai đầu đất nước trong dông bão, Cùng chung chiến đấu hai phương trời”.

(Nguyễn Đình Thi) Cùng phát sinh từ đó và căn cứ vào thế giới biểu tượng vốn có gốc rễsâu xa từ hoàn cảnh sống và trưởng thành của nhà thơ, chúng ta có thể lý giảiđược những hình tượng được xây dựng trong các tác phẩm của họ, và nếu nhưthơ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực của biểu tượng thì chính là xét trên phươngdiện đó chúng ta có thể đạt tới cơ sở nghiên cứu thơ ca dân gian bắt đầu từ thơca dân gian trong toàn bộ lịch sử ngữ văn

1.2 Biểu tượng trăng trong thơ ca Nguyễn Trãi

1.2.1 Sự hiện diện của trăng trong thơ ca Nguyễn Trãi

Trang 9

1.2.1.2 Sử dụng hình ảnh trăng trong thơ Nguyễn Trãi

Đứng trước hình ảnh trăng hay nguyệt trong thơ Nguyễn Trãi phần lớn làcác đông từ như: “thưởng nguyệt”, “hớp nguyệt”, “đạp nguyệt”, “còn nguyệt”,“hỏi nguyệt”, “soi nguyệt”, “đeo nguyệt”, “chở nguyệt”, “lồng nguyệt”, “thứcnguyệt”, “quẩy nguyệt”… Hình ảnh đó còn có sự kết hợp với các danh từ đứngtrước nó Bao gồm: “đêm nguyệt”, “nhật nguyệt”, “hoa nguyệt”, “lầu nguyệt’,“nguyệt nguyệt”, “phong nguyệt”, “cửa trăng”, “bóng trăng”…Hình ảnh trănglại có sự kết hợp với tính từ “minh nguyệt”, với số từ “một nguyệt”

Đứng sau hình ảnh trăng là sự xuất hiện các động từ “nguyệt hiện”,“nguyệt mọc”, “nguyệt đưa”, “nguyệt đeo”, “trăng kề”,…Có cả sự kết hợp vớitính từ : “nguyệt tròn”, “trăng bạc”, “trăng vằng vặc”…Tất cả những sự kết hợpđó đã làm cho biểu tượng trăng có dáng vẽ riêng, được cá thể hóa chứ khôngcòn có tính chất chung như biểu tượng trăng trong ca dao

Đặc biệt nhờ sự kết hợp táo bạo của một bản lĩnh sáng tạo nghệ thuật màNguyễn Trãi đã làm cho biểu tượng trăng trở nên mới lạ trong câu thơ

“Một tiếng chày đâu đâm cối nguyệt’

(Tức Cảnh bài 1)Hình ảnh “Cối nguyệt” chỉ có trong thơ Nôm Nguyễn Trãi mà không cótrong ca dao cũng như trong thơ của các nhà thơ khác

1.2.2 Biểu tượng trăng góp phần thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình

Nguyễn Trãi không những là nhân chứng cho những biến động bão tápcủa lịch sử thế kỷ XV mà còn là người trực tiếp tham gia vào chính những biếnđộng đó Ngay cả cuộc đời ông cũng là một cuộc đời đầy những bão táp, thăngtrầm Vì vậy, thơ ông thể hiện rõ một vốn sống đã ở độ chín, một suy nghĩ sâusắc về cuộc đời đầy phức tạp và một tình cảm nhân hậu đối với thiên nhiên, conngười

Qua thơ Nguyễn Trãi, ta có thể hiểu thêm rất nhiều điều về con ngườiNguyễn Trãi với những khát vọng lớn lao và những tâm tư u uất

Trang 10

Có khi, đó là nỗi nhớ day dứt trong những năm tháng xa quê tìmđường cứu nước:

“Cố sơn tạc dạ triền thanh mộng Nguyệt mãn Bình Than tửu mãn thuyền” (Mạn hứng)

Đó là tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ,sự day dứt đó cũng đã thểhiện cho một con người đầy bản lĩnh và đầy tình cảm tha thiết, lắng đọng Hìnhảnh trăng ở đây Nguyễn Trãi như muốn tìm về một chốn quê nhà thân thuộc củanhà thơ, xem đó như là niềm an ủi và tự nhủ với lòng mình hãy bình an để tìm racon đường của một đấng nam nhi “Công danh trái”

Có lúc, thơ ông thấm lạnh một nỗi cô đơn tê tái trong những đêm dài trênnúi Côn Sơn:

“Rượu đối cầm đâm thơ một thủ Ta cùng bóng lẫn nguyệt ba người”

Đó là tình cảm ưu quốc ái dân sâu nặng của nhà thơ, ông về ở ẩn nhưnglòng ông luôn hướng về những con người nhỏ bé và bình dị nhất, để rồi phảingậm cái sầu nhân thế Biểu tượng trăng ở đây nó thể hiện niềm cô đơn lẽ loiđến tột đỉnh của nhà thơ, ông chỉ có người bạn là cái bóng của chính mình vàhình bóng của trăng, lấy trăng làm người bạn tâm giao, là tri kỷ, điều đó phầnnào làm ta thấu hiểu cho nỗi lòng của một bậc thánh nhân trong hoàn cảnh này.Trăng đã thành bạn, lẫn làm chung của con người mang nặng nhưng ưu tư

Tuy nhiên, vượt qua tất cả những bất hạnh, thăng trầm của cuộc đời làmquan bị ganh ghét, đố kỵ, Nguyễn Trãi vẫn giữ cho mình Một tấc lòng son cònnhớ chúa- Tóc hai phần bạc bởi thương thu Có âm điệu buồn trong thơ ôngnhưng đó không phải là âm điệu chủ đạo Vấn đề lớn lao nhất mãi làm ông quantâm chính là ưu quốc, ái dân, lo cho đất nước và thương nhân dân Ðiều làm tỏasáng nhân cách lớn lao của một người anh hùng, một kẻ sĩ chân chính

Trang 11

Trong thơ ông, ta thường thấy những tư tưởng triết học phương Ðôngđược dân tộc hóa và những kết luận có giá trị về quy luật của đời sống Nhà thơlà con người giàu suy tư để dằn vặt với nỗi đau hữu hạn của đời người cho dù đólà cuộc đời của người anh hùng:

Phải là người có vốn sống, sự từng trải mới có thể có những nhận xétsâu sắc về cuộc đời:

“ Tĩnh lý càn khôn kinh vạn biến Nhàn trung nhật nguyệt trị thiên kim” (Thu nguyệt ngẫu thành)

Con người Nguyễn Trãi một lần nữa được ngợi ca ở việc tìm ra chân lý ởđời, ông đã lấy hình ảnh trăng và mặt trời để nói đến sự luân chuyển và biếnthiên của cuộc đời Ở đó đã tìm thấy những điều mới mẻ và thú vị nhất

Mạnh mẽ, hào hùng, khẳng khái, trong sách, đó là nhân cách và chí khíNguyễn Trãi được thể hiện qua thơ ông

Vì tự tin, tự hào nên trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhà thơ vẫn giữ đượcphong thái ung dung, tự tại:

“Ðủng đỉnh chiều hôm dắt tay Trông thế giới phút chim bay Ðạp áng mây, ôm bó củi Ngồi bên suối gác cần câu Quét trúc bước qua lòng suối Thưởng mai về đạp bóng trăng”.

Mạn ThuậtI

“Ngày tháng, kê khoai những sản hằng, Tường đào ngõ mận ngại thung thăng Đạo ta cậy bởi chân non khỏe,

Lòng thế tin chi mặt nước bằng?

Trang 12

Trì cỏ được câu ngâm gió, Hiên mai cầm chén hỏi trăng Thề cùng viên hạc, trong hai ấy, Thấy có ai han chớ đãi đằng Ngẫm ngượi sơn lâm mấy thị triều, Nào đâu là chẳng đất Đường Nghiêu? Người tham phú quí, người hằng trọng, Ta được thanh nhàn, ta sá yêu

Nô bộc ắt còn hai rặng quít, Thất gia chẳng quản một con lều Miễn là tiêu sái qua ngày tháng, Lộc được bao nhiêu ăn bấy nhiêu” II

“Sơn thủy nhàn chơi phận khó khăn, Cửa quyền hiểm hóc ngại chen chân Say minh nguyệt, chè ba chén,

Dịch thanh phong, lều một gian Ngỏ cửa nho chờ khách đến, Trồng cây đức để con ăn Được thua phú quí dầu thiên mạng, Chen chóc làm chi cho nhọc nhằn? Ở chớ nề hay, học cổ nhần,

Lánh mình cho khỏi áng phong trần Chim kêu cá lội yên đòi phận,

Câu quạnh cày nhàn dưỡng mỗ thân Nhà ngặt, túi không tiền mẫu tử, Tật nhiều, thuốc biết vị quân thần Ấy còn laÜng đaÜng làm chi nữa?

Ngày đăng: 08/09/2021, 01:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w