1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập quan hệ trung quốc châu phi

23 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 135,5 KB

Nội dung

Hoà chung vào xu thế thời đại hiện nay, đối thoại hợp tác đã trở thành xu hướng phát triển chung của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó mối quan hệ hợp tácgiữa các nước, các khu

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài :

Chúng ta biết rằng ngày nay trước sự phát triển như vũ bão của khoa học côngnghệ thì làn sóng toàn cầu hoá đã trở thành xu thế tất yếu của nhân loại Mỗi quốcgia, dân tộc trong bước tiến nhằm khẳng định vai trò, vị thế của mình trên trườngquốc tế đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của làn sóng toàn cầu hoá Toàn cầu hóa đã trởthành một xu thế tất yếu, nó đã cuốn theo tất cả các nước phát triển cũng như cácnước đang phát triển, thậm chí cả các nước chậm phát triển Không chống lại được xu

thế tất yếu đó, tất cả các quốc gia đều phải bước vào một “sân chơi” chung mà không

có quyền lựa chọn Bởi nếu tách mình và đi ngược với xu thế đó họ sẽ không bao giờtồn tại được Trung Quốc-một quốc gia với vị trí chiến lược quan trọng cộng với tiềmlực to lớn cuả mình cũng đã kịp bước vào hội nhập và thu được những thành qủa rực

rỡ Đặc biệt là châu Phi - vùng đất giàu tiềm năng nhưng và huyền bí, vùng đất duy

nhất chưa được khai phá cũng đã “khấp khởi” bước vào con đường hợp tác, hội nhập.

Mới chỉ điều này cũng đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của nhiều giới, nhiềungành

Hoà chung vào xu thế thời đại hiện nay, đối thoại hợp tác đã trở thành xu hướng

phát triển chung của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó mối quan hệ hợp tácgiữa các nước, các khu vực với nhau đã trở thành những nhân tố không thể thiếuđược của nền chính trị thế giới Mặc dù nó không thực sự lớn lao, nổi trội hay ầm ĩnhư một số mối quan hệ khác, nhưng mối quan hệ Trung Quốc- châu Phi cũng thu hút

được rất nhiều sự quan tâm chú ý của nhân loại Đặc biệt là những hành động của

Trung Quốc đối với châu Phi trong những thập niên đầu thế kỷ XXI này, đã khiến cho

thế giới buộc phải nhìn nhận lại Trung Quốc, đặc biệt là vai trò của châu Phi trong xu

thế vận động phát triển của thế giới

Trung Quốc- châu Phi một quốc gia một châu lục chưa bao giờ là kẻ thù đối đầu

thế nhưng cũng chưa hẳn đã là một “đôi bạn” keo sơn mật thiết:

Trung Quốc là một quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng, tiềm lực quân sự vàkinh tế to lớn Với lợi thế đó Trung Quốc ngày càng tỏ ra là một cường quốc có ảnhhưởng sâu rộng ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương và đang tìm cách vươn ra thếgiới,trong khi đó châu Phi là một châu lục rộng lớn đầy tiềm năng Vậy tại sao TrungQuốc lại hướng về châu Phi một cách mạnh mẽ như vậy? Trong khi con đường đếnvới châu Phi cũng rất gian nan vất vả Nhìn lại lịch sử chúng ta thấy từ khi nướcCộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời cho đến những thập niên cuối cùng của thế kỷ

XX, quan hệ Trung Quốc- châu Phi mới chỉ đ-ơn thuần là mối quan hệ mờ nhạt, cóphần nghiêng hẳn về mục đích chính trị: Trung Quốc muốn vươn lên nắm ngọn cờ

Trang 2

trong phong trào giải phóng dân tộc ở Á- Phi cũng như cần có sự ủng hộ của các quốcgia châu Phi trong việc giành lại vị thế ở Liên hiệp quốc với Đài Loan Đến nhữngthập niên đầu thế kỷ XXI này Trung Quốc lại hướng hẳn về châu Phi với một mốiquan hệ đa chiều Đưa mối quan hệ Trung Quốc- châu Phi lên một tầm cao mới Năm

2006 là năm đánh dấu đỉnh cao của mối quan hệ Trung Quốc- châu Phi, với một loạtchuyến thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đến châu Phi khiến cho dư luận

khẳng định năm 2006 là “năm châu Phi” trong mặt trận ngoại giao của Trung Quốc Vậy

thực chất của mối quan hệ này là gì? Nếu như không phải là Trung Quốc thiếu thị trường,

đói khát về nguyên liệu, cũng như sự khát khao vươn lên thành một “gã khổng lồ” Tất cả

những vấn đề này hiện đang thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong nước vàquốc tế

Đối với châu Phi- một châu lục giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng cũng đầyhuyền bí và bất ổn, tại sao lại thu hút được sự chú ý của Trung Quốc? Tại sao lại gạt

phương Tây và Đài Loan sang một bên để thực hiện mối quan hệ “một Trung Quốc”?

Liệu châu Phi sẽ đưọc gì và mất gì từ mối quan hệ này Đây là điều nóng bỏng mà rất

nhiều nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu và lý giải.

Trên con đường hội nhập, nhất là sau khi gia nhập WTO, việc mở rộng thịtrường buôn bán và đầu tư trong đó có thị trường châu Phi là một yêu cầu cấp thiếtđối với Việt Nam Mối quan hệ Trung Quốc-châu Phi có thể, giúp ta nhận ra nhữngthuận lợi và thách thức khi thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này, dĩ nhiênchúng ta không có nhiều tham vọng như Trung Quốc Với ý nghĩa khoa học và thực

tiễn nêu trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Quan hệ Trung Quốc - châu Phi từ

2000 đến 2006” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2 Lịch sử vấn đề:

2.1 Có thể khái quát quá trình Nghiên cứu về mối quan hệ Trung Quốc-châu Phiqua một số nguồn tư liệu mà chúng tôi được tiếp cận như sau:

Cuốn: “Tình hình chính trị- kinh tế cơ bản cuả châu Phi” (2006) của NXB

KHXHNV, do PGS.TS Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, ĐỗĐức Định chủ biên, tác phẩm đã tập trung tìm hiểu sâu sắc những vấn đề về thể chếchính trị cũng như nền kinh tế cơ bản ở khu vực châu Phi cũng như về mối quan hệ

giữa các nước châu Phi với Việt Nam, giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về khu vực châu

Phi nói chung và từng nước trong khu vực này nói riêng

Nguyễn Mạnh Cường, luận văn Học viện Quan hệ quốc tế (1990) “Chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi”, đã tập trung nghiên cứu về chính sách đối ngoại

của Trung Quốc đối với châu Phi từ 1949-1990 và đã đề cập một cách hết sức sâu sắc

và hệ thống về chính sách của Trung Quốc đối với châu Phi qua từng giai đoạn cụ thể

Trang 3

củng như đã đưa những nhận xét và đánh giá rất sát sao về thực chất của mối quan hệgiữa hai nước

Viện nghiên cứu Trung Quốc (1987), “Chiến lược của Trung Quốc đối với châu Phi”, TLTK Số 320, tài liệu đã trình bày rất chi tiết về những quan điểm, chính sách

cũng như những hành động của Trung Quốc đối với châu Phi dưới thời kỳ Mao TrạchĐông

Thông báo khoa học của Viện Sử học (1989) TLTK số 348 “Hai thời kỳ trong chính sách châu Phi của Trung Quốc”, thông báo đã nêu rất rõ về những tham vọng

của Trung Quốc trong chính sách đối với châu Phi trong từng thời kỳ, từng giai đoạn,cũng như vạch rõ sự thực dụng của Trung Quốc trong mối quan hệ với châu Phi

Tác giả Nguyễn Thanh Tú (2006) “Quan hệ Trung Quốc-châu Phi” đã đề đã

phân tích rất đầy đủ về lịch sử mối quan hệ giữa Trung Quốc với châu Phi từ

1949-1999, hiện trạng của mối quan hệ Trung Quốc châu Phi cũng như triển vọng của mốiquan hệ hợp tác này trong tương lai

Tạp chí châu Á- Thái Bình Dương, số 9 (60-65) - 1998, “Trung Quốc và châu Phi”, đã phân tích rất cụ thể từ mối quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc với châu Phi,

cho đến sự hợp tác hai bên trên một số phương diện, lĩnh vực cụ thể như an ninh chính trị,kinh tế… và những chiến lược của Trung Quốc ở châu Phi

Tác giả Đỗ Minh Cao trong bài, “Trung Quốc- châu Phi: đối tác chiến lược kiểu mới” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số1 (11-17)-

1/1997 bài viết đã trình bày một cách hệ thống mối quan hệ giữa Trung Quốc- châuPhi từ 1956-2005 trên cả hai lĩnh vực là chính trị và kinh tế đặc biệt tác giả hết sứcnhấn mạnh mốc đột phá của mối quan hệ này trong năm 2006 với những dẫn chứng

và số liệu hết sức sinh động và cụ thể

Thông tin trong Bài “Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ hợp tác với châu Phi”

đăng trong tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông số 3, đã tập trung làm nổi bậtmối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và châu Phi trên một số lĩnh vực cụ thể cũngnhư những chiến lược đối với châu Phi của Trung Quốc trong thời gian tới

Tác giả Đào Phương Thảo trong bài “Mười giải pháp phát triển châu Phi” đăng

trên tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số7 (35-40)-7/2006, đã chỉ rõnhững thách thức mà các nước châu Phi phải đối mặt trong thời gian tới cũng nhưnhững giải pháp giúp cho châu Phi phát triển trong đó tác giả đặc biệt chú trọng nhấnmạnh châu Phi muốn phát triển thì phải tham gia vào quá trình toàn cầu hoá chứkhông có con đường nào khác

Tác giả Văn Luyện, trong bài “Trung Quốc đẩy mạnh phát triển quan hệ với châu Phi” đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 26 (49-55) -1998 chỉ rõ tầm quan

Trang 4

trọng của châu Phi đối với quá trình toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới cũng như đốivới Trung Quốc Từ đó tác giả đã phân tích sự tăng cường hợp tác của Trung Quốc đốivới châu Phi trên hai lĩnh vực kinh tế và chính trị cũng như những phương hướng pháttiển và những hạn chế của nó.

Ngoài ra trong các tài liệu tham khảo đặc biệt (TLTKĐB) của Thông tấn xã Việt

Nam, cũng như hệ thống tàì liệu từ mạng đã cung cấp khá đầy đủ những thông tin xung

quanh mối quan hệ giữa Trung Quốc với châu Phi

2.2 QUA CÁC BÀI VIẾT, CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN CHÚNG TÔI CÓ MỘT SỐ NHẬN XÉT SAU:

2.2.1 Có nhiều công trình, bài viết đã nhìn nhận và phân tích khá sâu sắc một sốvấn đề của mối quan hệ Trung Quốc- châu Phi như: những vấn đề xung quanh sựhình thành và phát triển của mối quan hệ, cũng như thách thức và triển vọng trongtương lai Đặc biệt từ các công trình chúng tôi đã được tiếp cận với một hệ thống tưliệu khá phong phú giúp chúng tôi cũng có điều kiện để tiếp thu, nhìn nhận vấn đềmột cách toàn diện hơn

2.2.2 Mặc dù là như vậy, nhưng việc nghiên cứu vấn đề “Quan hệ Trung châu Phi 2000-2006” vẫn còn những khoảng trống những vấn đề mà tác giả của luận

Quốc-văn này rất quan tâm và muốn được giải quyết

Thứ nhất: Hầu hết các công trình nghiên cứu hoặc phản ánh một cách riêng

biệt, từng mảng, từng phần hoặc chỉ phản ánh một cách chung nhất về mối quan hệgiữa Trung Quốc- châu Phi chứ chưa hề có một công trình lớn nào chuyên khảo mộtcách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống về mối quan hệ này, chưa có những công trìnhnghiên cứu riêng biệt mà mới chỉ dừng lại ở góc độ bài viết ngắn, trên các tạp chínhư: Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Nghiên cứu Trung Quốc, Nghiên cứu châu Phi vàTrung Đông, Thông tin lý luận, Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã ViệtNam cung cấp…

Thứ hai: Trong quá trình tiếp cận vấn đề chúng tôi thấy các tác giữa chưa hề

tiếp cận vấn đề này dưới phương diện sử học

Thứ ba: Có nhiều vấn đề về mối quan hệ Trung Quốc - châu Phi mà khi tiếp

cận bản thân cá nhân muốn làm rõ như: Vai trò và vị thế của châu Phi trong quá trìnhhội nhập và phát triển của thế giới nói chung cũng như đối với Trung Quốc nói riêng

Những tham vọng thực sự cuả Trung Quốc với vùng đất được mệnh danh là “trinh nữ”

này Châu Phi sẽ được gì và mất gì trong mối quan hệ này cũng như triển vọng của mốiquan hệ này tới đâu

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích

Trang 5

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi hướng đến làm sáng tỏ một số vấn đề chủ yếusau:

- Làm rõ mối quan hệ giữa Trung Quốc- châu Phi một cách có hệ thống đi từ lịch

sử mối quan hệ Trung Quốc- châu Phi từ trước 2000, cho đến sự phát triển của mốiquan hệ này trong những năm đầu thế kỷ XXI (2000-2006), cũng như đánh giá vềnhững thành tựu đã đạt được, thách thức và triển vọng trong tương lai cuả mối quan

hệ này

- Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng tôi và những ai quan tâm đến vấn đề này

có thêm những hiểu biết về thực chất của sự chuyển biến trong mối quan hệ TrungQuốc- châu Phi ở những năm đầu thế kỷ XXI

3.2 Nhiệm vụ

+ Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ mà chúng tôi phải thực hiện trongkhuôn khổ đề tài này đó là: Trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được tiến hành xácminh, phân loại, từ đó phân tích một cách sâu sắc và có hệ thống về mối quan hệ giữaTrung Quốc và châu Phi

Từ việc nghiên cứu mối quan hệ Trung Quốc- châu Phi, nhiệm vụ của luận văn

là phải nêu được các bài học đối với Việt Nam nói riêng và với các nước đang phát triểnnói chung trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế

3.3 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 2000 khi Trung Quốc bắt đầuxúc tiến mạnh mẽ các hoạt động quan tâm tới châu Phi bằng việc thành lập diễn đàn hợptác Trung Quốc- châu Phi (FOCAC) cho đến năm 2006

- Tuy nhiên do tính chất của đề tài sử học nên trong quá trình nghiên cứu mốiquan hệ Trung Quốc- châu Phi, chúng tôi không thể không tìm hiểu lịch sử mối quan

hệ Trung Quốc-châu Phi trước năm 2000 để nhằm tạo ra điểm nhấn trong mối quan

hệ giữa Trung Quốc và châu Phi từ năm 2000-2006 Từ đó để rút ra những kinhnghiệm cho Việt Nam

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Các tư liệu có tính chất chung về lịch sử, văn hoá, kinh tế của châu Phi và TrungQuốc

Các công trình khoa học nghiên cứu về mối quan hệ Trung Quốc- châu Phi

Các bài viết đăng trên các Tạp chí nghiên cứu khoa học, Nghiên cứu TrungQuốc, Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, Kinh tế thế giới, Nghiên cứu quốc tế…Các số liệu, tin ngắn của Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện Nghiên cứu châu Phi

và Trung Đông, Học viện Quan hệ quốc tế , Thông tấn xã Việt Nam…

Trang 6

Hệ thống tin bài về chủ đề nghiên cứu đăng trên các báo Lao động xã hội, Anninh thế giới, báo Nhân dân…

Nguồn tài liệu từ mạng Internet

5 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa trên quan điểm lịch sử của chủ nghĩa

Mác-Lê nin, làm cơ sở lý luận và phương pháp luận

Về phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống,đặc biệt quan trọng là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Bên cạnh đó là cácphương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê

6 Đóng góp cuả luận văn

- Luận văn sẽ đưa đến một cái nhìn tổng quan và có hệ thống dưới góc độ sử học

về mối quan hệ giữa Trung Quốc với châu Phi Từ đó nêu những thuận lợi và tháchthức giúp chúng ta có được những bài học kinh nghiệm khi thâm nhập vào thị trườngđầy tiềm năng này

- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để phục vụ nghiên cứu về châuPhi và Trung Quốc một cách rộng rãi

Chương 2: Quan hệ Trung Quốc - châu Phi từ năm 2000 đến năm 2006

Chương 3: Những tác động và triển vọng của quan hệ Trung Quốc - châu Phi

B NỘI DUNG

Chương I NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC

- CHÂU PHI TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2006

1.1 Nhân tố khách quan:

1.1.1 Những thay đổi cơ bản trong bối cảnh quốc tế từ sau chiến tranh lạnh đến nay:+ Chiến tranh lạnh kết thúc kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, sự suy yếuphần nào của Mĩ chính điều này đã tác động mạnh mẽ đến bối cảnh quốc tế sau chiếntranh lạnh Quan hệ quốc tế sau chiến tranh đã dần đi theo một xu thế tích cực hơn -

xu thế đối thoại để cùng nhau phát triển đã dần thay thế cho xu thế xung đột đối đầu

Trang 7

trước kia Trước sự thay đổi quan trọng này bắt buộc các quốc gia dân tộc nếu muốntồn tại và phát triển thì phải tự điều chỉnh, tự tìm kiếm chiến lược phát triển cho riêngmình.

+ Đứng trước sự thay đổi của quốc tế, Trung Quốc - một quốc gia có vị trí chiến lượcquan trọng, với tiềm lực quân sự và kinh tế to lớn cũng đã ý thức được vấn đề này,cho nên Trung Quốc đã tiến hành cải cách đưa đất nước phát triển theo đúng xu thếcủa thời đại, sau những thành tựu rực rỡ của công cuộc cải cách, Trung Quốc ngàycàng tỏ rõ sự ảnh hưởng sâu rộng của mình tại khu vực Châu á - Thái Bình Dương vàđang tìm cách vươn ra thế giới

+ Không riêng gì Trung Quốc các quốc gia châu Phi cũng đã thay đổi theo cục diệnmới của thế giới, bắt đầu từ chính trị - kinh tế Các giới lãnh đạo châu Phi đã và đang

đi dần trên những quan điểm rõ ràng hơn về chính trị và kinh tế nhằm mở rộng cửacủa "châu lục đen" để bước vào con đường hội nhập

1.1.2 Chính sách của một số nước lớn đối với châu Phi

1.1.2.1 Chính sách của Mĩ đối với châu Phi:

+ Từ sự thay đổi của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh đã dẫn đến sự thayđổi chiến lược cuả các nước lớn đối với châu Phi, trong đó có Mĩ

Trong chiến lược an ninh của Mĩ, châu Phi chiếm vị trí vô cùng quan trọngtrong vành đai an ninh toàn cầu Tổng thống G Bush đã từng phát biểu "châu Phi cótầm quan trọng về an ninh và hoà bình thế giới và sẽ nhận được sự giúp đỡ cần thiết

từ Hoa Kỳ …"

+ Mĩ đã giành rất nhiều ưu tiên cho châu Phi trong lĩnh vực an ninh, chính trịkhi giải quyết các vấn đề ổn định và giảm xung đột trong lĩnh vực kinh tế Mĩ đã coichâu Phi là một thị trường quan trọng nhất trong thế kỷ tới khi Mĩ quyết định tăng giátrị đầu tư của Mĩ vào châu Phi lên 650 triệu USD, xoá khoản nợ cũ, miễn 50% thuếquan cho hàng hoá nhập từ châu Phi

+ Tất cả những vấn đề đó cho thấy chính sách đối với châu Phi của Mĩ ngàycàng chuyển hướng mạnh mẽ hơn, chính sự chuyển hướng này của Mĩ đã tác độngđến một số cường quốc lớn trên thế giới và sự thay đổi này đã làm cho châu Phi trởthành một tâm điểm chú ý trong giai đoạn hiện nay

1.1.2.2 chính sách của các nước EU đối với châu Phi:

+ Không phải đến bây giờ châu Phi mới thu hút được sự chú ý của các nướcchâu Âu Người châu Âu đã biết đến vùng đất này từ rất lâu qua các cuộc xâm lượcthuộc địa Nhưng từ sau chiến tranh lạnh khi sự tranh giành, lôi kéo ảnh hưởng vềchính trị không còn nữa và lợi ích về kinh tế mới là mục tiêu chính, cùng với nhữngđổi mới về chính trị - kinh tế ở châu Phi thì quan hệ giữa hai châu lục này đã cónhững chuyển biến mới mẻ hơn

Trang 8

+ Cho đến nay EU đã ký nhiều hiệp định và chương trình hợp tác với các nướcchâu Phi như hiệp ước phát triển châu Phi với các nước châu Phi cận Xahara, hiệpđịnh quan hệ đối tác châu Âu - Địa Trung Hải, chính sách láng giềng châu Âu vàchương trình hành động trong khuôn khổ của những chính sách này Cùng với chiếnlược hướng về châu Phi của toàn khối EU thì các nước thành viên của EU như Anh,Pháp, Đức cũng đang có những chính sách mới đối với châu lục này Việc kí hiệpđịnh "mọi thứ trừ vũ khí" <EBA> đã mang lại những lợi ích lâu dài cho cả châu Phi

và EU, khi các nước EU được tiếp cận và mở rộng thị trường đầy tiềm năng của châuPhi, ngược lại lượng hàng hoá của châu Phi được xuất sang EU ngày càng tăng

1.1.2.3 Chính sách của Nhật Bản đối với châu Phi:

+ Nếu như trước đây chúng ta chưa hề thấy dấu hiệu về quan hệ Nhật Bản vớichâu Phi thì cho đến giai đoạn này Nhật Bản đã có những thay đổi quan trọng trongchính sách của mình đối với châu Phi thông qua việc Nhật Bản đã tổ chức thành cônghội nghị quốc tế Tôkyô về việc phát triển châu Phi diễn ra tại Nhật Bản 10/1993 gọitắt là TiCAD với quy mô rộng lớn Tất cả các đại biểu tham dự đều khẳng định camkết của họ về chiến lược phát triển châu Phi thông qua việc đồng ý với bản tuyên bốTôkyô

+ Mối quan hệ Nhật Bản - châu Phi còn được đẩy mạnh hơn khi tháng 12/2001thủ tướng Yoshiro Mori là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Nhật Bản đến thămcác nước châu Phi cận Xahara Điều này đã thể hiện rõ mối quan tâm sâu sắc và lâudài của Nhật Bản đối với sự phát triển của châu Phi Nhân chuyến thăm này thủtướng Mori đã tuyên bố hai mục tiêu trong chính sách châu Phi đó là viện trợ và ngănchặn xung đột, bởi vì: "Thế kỷ XXI muốn ổn định và thịnh vượng thì các vấn đề củachâu Phi cần phải được giải quyết"

1.2 Nhân tố chủ quan:

1.2.1 Những thay đổi cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội ở châu Phi

+ Châu Phi là một châu lục lớn thứ ba thế giới với số dân trên 800 triệu người,

là một châu lục có vị trí địa lí chính trị quan trọng, giàu có về tài nguyên thiên nhiênvới 70% côban, 50% platium, 50% kim cương, 10% dầu khí, 67% vàng Hiện châuPhi có khoảng 17 loại khoáng sản, có trữ lượng đứng đầu thế giới và hầu như cònchưa được khai thác Với tất cả những gì mình có châu Phi đã trở thành miền đất hứacủa tất cả các cường quốc muốn phát triển, trong lịch sử châu Phi đã trở thành địa bàntranh chấp của các nước đế quốc, chính vì vậy mà, mặc dù là một châu lục giàu có vềtài nguyên khoáng sản nhưng châu Phi vẫn là một châu lục nghèo nhất, bất ổn nhất,phức tạp nhất thế giới

+ Ngay sau khi thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, tất cả cácnước châu Phi đều bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước mặc dù cònnhiều khó khăn thử thách nhưng các nước châu Phi vẫn không ngừng tìm kiếm con

Trang 9

đường để khắc phục khó khăn và phát triển Với sự giúp đỡ nhiệt tình của cộng đồngquốc tế,nên các nước châu Phi đã tiến hành cải cách đất nước và bước đầu đã đạtđược những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, đặcbiệt là về chính trị Thể chế chính trị ở các nước châu Phi đã rõ ràng hơn và ổn địnhhơn Đây chính là điều kiện đầu tiên để châu Phi có thể thu hút sự đầu tư của nướcngoài.

+ Với tất cả những gì mà châu Phi đã và đang đạt được khiến cho nhiều nước,nhiều tổ chức trên thế giới hoàn toàn có thể tin vào tương lai của một mối quan hệhợp tác phát triển tốt đẹp với châu lục Nhờ vào sự phát triển và thay đổi theo xu thếcủa thời đại hội nhập mà châu Phi đã dần khẳng định được vai trò vị thế của mìnhtrên trường quốc tế, dần đưa châu Phi trở thành một châu lục mạnh, xứng đáng vớinhững tiềm năng vốn có của mình

1.2.2 Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc và chính sách của Trung Quốc với châuPhi:

Cách mạng Trung Quốc thành công 1/10/1949, đã chính thức khai sinh ra nướcCộng hoà nhân dân Trung Hoa đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên độclập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc Ngay sau khi cách mạng thắnglợi Trung Quốc đã bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội thực hiện nhiệm vụ đưaTrung Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội.Mặc dù còn có những khó khăn, thử thách, còn mắc phải những sai lầm nhưng Đảng

và nhân dân Trung Quốc luôn kiên định một con đường, xây dựng đất nước đi theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa

Với những thành tựu rực rỡ đạt được sau gần 30 năm tiến hành cải cách, tổnglực nền kinh tế của Trung Quốc đã phát triển đến mức phồn vinh của nó, thế nhưngTrung Quốc lại gặp phải vấn đề nan giải giữa một bên là nền kinh tế tăng trưởng

"nóng" với một bên là nhu cầu lớn về nguồn năng lượng Để gải quyết vấn đề này cácgiới lãnh đạo Trung Quốc đã tìm đến miền Tây, nhằm giảm bớt sức ép với khu vựcĐông - Nam Trung Quốc Tuy nhiên môi trường tự nhiên ở đây rất khắc nghiệt, giáthành khai thác lại cao, cho nên buộc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải tìm một giảipháp khác nhằm đáp ứng được "cơn khát" năng lượng của mình và châu Phi đã trởthành sự lựa chọn số một của Trung Quốc bởi vì châu Phi là một thị trường rộng lớnvới nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thêm vào đó, Trung Quốc và châu Phivốn dĩ lại có mối quan hệ truyền thống từ trước kia và đương nhiên, Trung Quốckhông thể khoanh tay đứng nhìn để châu Phi bắt tay với bất kỳ một cường quốc nào

đó mà lại không phải là mình

Điều đó lí giải tại sao Trung Quốc ngày càng hướng về châu Phi một cáchmạnh mẽ hơn, tất cả đã rõ ràng trong "văn kiện chính sách đối ngoại của Trung Quốcvới châu Phi"

Trang 10

Chương II QUAN HỆ TRUNG QUỐC - CHÂU PHI TỪ NĂM 2000 - ĐẾN NĂM 2006

2.1 Khái quát quan hệ Trung Quốc - châu Phi trước năm 2000

2.1.1 Quan hệ Trung Quốc - châu Phi trong chiến tranh lạnh

+ Giai đoạn này Trung Quốc tiếp cận châu Phi với vai trò là nhà nước công nông mới ở châu Á, cảm tình và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở một số nướcchâu Phi Trung Quốc cùng với một số nước châu Phi đều là những nước đang pháttriển lại có chung một số điểm tương đồng, giúp đỡ và ủng hộ nhau trên diễn đànquốc tế và khu vực

-+ Quan hệ Trung Quốc - châu Phi lúc này chủ yếy tập trung vào quan hệ chínhtrị, trong đó Trung Quốc tìm kiếm sự ủng hộ của châu Phi cho việc tìm kiếm sự lãnhđạo thế giới thư ba, đấu tranh trong vấn đề giành lại vị tri của mình ở Liên HiệpQuốc, còn châu Phi muốn tận dụng sự giúp đỡ của Trung Quốc cho công cuộc giảiphóng dân tộc và ổn định chính trị để xây dựng và phát triển đất nước Quan hệ kinh

tế giữa hai bên ở thời kì này hạn chế trong một số lĩnh vực nhất định Những thànhquả đạt được trong quan hệ giữa hai bên trong thời kỳ này chưa tương xứng với mốiquan hệ giữa hai bên

2.1.2 Quan hệ Trung Quốc – châu Phi từ năm 1991 - 2000

Nếu như trong giai đoạn chiến tranh lạnh quan hệ Trung Quốc - châu Phi chủyếu tập trung vào quan hệ chính trị, thì bước sang giai đoạn này chúng ta lại đượcchứng kiến sự kiện giảm dần yếu tố chính trị và thay vào đó là yếu tố kinh tế đượcnổi trội Bởi vì hầu hết các nước châu Phi bước sang giai đoạn này đã có nhiều biếnchuyển quan trọng về chính trị và kinh tế Một mặt do những tác động trên toàn cầu

đã làm giảm bớt khó khăn cho một số quốc gia châu Phi, đặc biệt là một số nuớc cóxung đột, khủng hoảng xã hội Mặt khác các giới lãnh đạo châu Phi đã và đang đi dầnđến quan điểm rõ ràng về cải cách chính trị và kinh tế Trong khi đó đối với TrungQuốc vấn đề cạnh tranh thị trường xuất khẩu và đầu tư là sức ép đè nặng lên nền kinh

tế đang đi vào thời kỳ cải cách cơ cấu kinh tế trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tàichính tiền tệ châu á tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế ở các nước trong khu vực.Trong bối cảnh đó châu Phi chính là một thị trường lớn, an toàn hơn đối với TrungQuốc, để Trung Quốc tìm đến như là một địa chỉ tin cậy Có thể nói mối quan hệTrung Quốc - châu Phi ở giai đoạn này đặc biệt là về kinh tế chính là "bước đệm" đểmối quan hệ này phát triển cao hơn

2.2 Quan hệ Trung Quốc - Châu Phi từ năm 2000 -đến năm 2006.

2.2.1 Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) động lực mới trong quan hệTrung Quốc - châu Phi

+ Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi diễn ra trong bối cảnh châu Phiđang tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài nhằm khắc phục hậu quả nặng nề của

Trang 11

nội chiến và xung đột Trong khi đó Trung Quốc lại đang cần sự đa dạng hoá vềnguồn cung cấp năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang phát triểnnhanh chóng, đông thời mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của TrungQuốc, xuất phát từ thực tế này, cả Trung Quốc và châu Phi đều nhận thấy sự cần thiếtphải tăng cường mối quan hệ hợp tác làm ăn vì lợi ích cụ thể của mỗi bên.

+ Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi được thành lập từ 10/2000 và đã trải qua 6năm hoạt động, chính bản thân nó đã thể hiện sự sáng tạo trong sách lược ngoại giaocủa Trung Quốc và châu Phi Chính diễn đàn đã kết dính Trung Quốc với một châulục lớn Nhiều hạng mục hợp tác bao gồm cả hạng mục viện trợ đều được xác định vàthực hiện thông qua khuôn khổ của diễn đàn Điêù quan trọng hơn là trong quá trìnhhợp tác này Trung Quốc đã thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng mối quan hệ đối tácchiến lược theo mô hình mới, đó là tăng cường tin tưởng nhau về chính trị, hợp táccùng có lợi về kinh tế, giao lưu trao đổi văn hoá, ủng hộ nhau trong công việc quốc

tế và cùng nhau phát triển Những phương châm này đều được hội nghị cấp cao chấpnhận và được đưa vào tuyên ngôn hội nghị

+ Việc xây dựng “Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi” trước hết là đểthúc đẩy quan hệ Trung Quốc – châu Phi tiếp đến là nhằm bổ sung hỗ trợ cho nhauthông qua diẽn đàn Nếu nhìn về lâu dài, ý nghĩa sâu xa hơn của sự hợp tác này lànhằm xây dựng “liên minh tình nguyện” để đối phó và đột phá sự kiềm chế củaphương Tây

Điều này đã vượt lên trên sự hợp tác thuần tuý giữa Trung Quốc – châu Phi vàđưa nó vào tầm địa chiến lược toàn cầu Những chính sách mà Bắc Kinh đưa ra trongdiễn đàn hợp tác được các nước châu Phi và dư luận đánh giá rất cao, thậm chí được

ví lad: “nắng hạn gặp mưa rào”

2.2.2 Văn kiện về chính sách của Trung Quốc với châu Phi

Trung Quốc đã khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Trung Quốc – châuPhi bằng sự kiện lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra văn kiện về chính sách đối ngoại vớichâu Phi ngày 12/01/2006 Năm 2006 là năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệngoại giao Trung Quốc – châu Phi, Trung Quốc đã chọn thời điểm quan trọng này đểđưa ra văn kiện chính sách đối ngoại của mình đồi với châu Phi Điều đó thể hiện sựcoi trọng cao độ đối với châu Phi của Trung Quốc, theo nội dung của bản văn kiệnthì, Trung Quốc đã vạch ra những bước đi thúc đẩy mối quan hệ Trung Quốc – châuPhi trong tình hình mới Ngay sau khi ra đời, văn kiện văn kiện đã được dư luận đánhgiá rất cao Đây là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc đưa ra một văn kiện chính sách

tỉ mỉ, cụ thể về một đối tác như vậy

3.3 Một số lĩnh vực hợp tác giữa Trung Quốc – Châu Phi.

2.3.1 Hợp tác trên lĩnh vực chính trị – ngoại giao:

Ngày đăng: 02/09/2021, 20:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w