BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM BỘ MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ PHẦN 2 Đề tài: Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của Công ty sữa Việt Nam Vinamilk và các ý kiến
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
BỘ MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ (PHẦN 2)
Đề tài: Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) và các ý kiến để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh quốc tế của
Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk)
Giảng viên: TRƯƠNG THỊ MINH LÝ
Họ và Tên SV: NGUYỄN THỊ THANH ĐẬM
VÕ THỊ MỸ HẠNH NGUYỄN QUỐC BẢO NGUYỄN TIỂU TRÂN THÁI NGỌC YẾN
VÕ LÊ TRÚC VY
LÊ THỊ TÚ BÌNH
HÀ THANH TÚ - Nhóm trưởng
Lớp: K2020 TP1[Kinh doanh quốc tế]
Trang 2TP.HỒ CHÍ MINH, ngày 07 tháng 12 năm 2020
MỤC LỤC PHẦN 1 : GIỚI THIỆU CÔNG TY SỮA VIỆT NAM (VINAMILK).
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
1.2 Thị trường quốc tế: (quốc gia đầu tiên trên thị trường quốc tế và các quốc gia gần đây)
1.3 Doanh thu/ lợi nhuận trong hoạt động của Công ty sữa Việt Nam (lấy số liệu gần nhất, lập bảng thống kê)
PHẦN 2 : PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
2.1 Xuất khẩu:
2.1.1 Phân loại thị trường xuất khẩu theo vùng miền:
2.1.2 Chiến lược xuất khẩu 2.2 Liên doanh:
2.2.1 Tổng quan về New Zealand:
2.2.2 Hoạt động liên doanh:
a Cách thâm nhập thị trường
b Giới thiệu hoạt động liên doanh với New Zealand
c Lý giải cho sự chọn lựa Vinamik
PHẦN 3: SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
3.1 Hoạt động của công ty sữa Việt Nam (Vinamik) khi liên doanh với New zealand
3.2 Các yếu tố thích nghi (thời tiết, văn hóa, địa lý)
Trang 3PHẦN 4 : NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)
1 Thuận lợi:
2 Khó khăn:
PHẦN 5: KIẾN NGHỊ
PHẦN 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4PHẦN 1 : GIỚI THIỆU CÔNG TY SỮA VIỆT NAM (VINAMILK).
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Thời bao cấp (1976 - 1986): Ngày 20/08/1976, Vinamilk lúc đó có tên là xí
nghiệp sữa – cà phê miền nam, trực thuộc Tổng Cục Công Nghiệp Thực Phẩm
Miền Nam, được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm:
- Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost)
- Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina)
- Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestlé - Thụy Sỹ)
Thời kỳ đổi mới (1986 - 2003): Tháng 3 năm 1992 Xí nghiệp Liên hiệp Sữa –
Cà phê – Bánh kẹo chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk),
trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ
sữa Năm 1995, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực
thuộc lên 4 nhà máy Tháng 5 năm 2001, công ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ
Thời kỳ cổ phần hóa (2003 - nay): Năm 2003 Công ty chuyển thành Công ty
Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11) Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán
là VNM Cũng trong năm 2003, công ty khánh thành nhà máy sữa ở Bình Định và Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2005 khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An
vào ngày 30 tháng 6 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công nghiệp Cửa Lò,
tỉnh Nghệ An Năm 2006 Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty
Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của
Công ty Mở Phòng khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng
6 năm 2006 Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống
thông tin điện tử Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám
phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe Khánh Thành trang trại bò sữa đầu
tiên tại tuyên quang
Năm 2008 khánh thành trang trại bò sữa thứ 2 tại Bình Định
Trang 5Năm 2009 Vinamilk xây dựng nhà máy sữa thứ 3 tại Nghệ An
+ Vinamilk liên doanh với công ty chuyên sản xuất bô t sữa nguyên kem tạị• New Zealand dây chuyền công suất 32,000 tấn/năm Ngoài ra, Vinamilk còn đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% doanh thu và vẫn đang tiếp tục tăng cao
Năm 2010 Vinamilk xây dựng nhà máy sữa thứ 4 tại Thanh Hóa và xây dựng trang trại bò sữa thứ 5 tại Lâm Đồng (trang trại Vinamilk Đà Lạt), nâng tổng số
đàn bò lên 5.900 con
Năm 2012 Vinamilk khánh thành nhà máy sữa Đà Nẵng, nhà máy sữa Lam
Sơn, Nhà máy nước giải khát Việt Nam với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại
xuất xứ từ Mỹ, Đan Mạch, Đức,Ý, Hà Lan
Năm 2013: Đưa vào hoạt động nhà máy Sữa Việt Nam (Mega) tại Khu công
nghiệp Mỹ Phước 2, Bình Dương giai đoạn 1 với công suất 400 triệu lít sữa/năm
Năm 2016: Khánh thành nhà máy sữa Angkormilk được đầu tư bởi Vinamilk Đây là nhà máy sữa đầu tiên và duy nhất tại Campuchia tính đến thời điểm này
Năm 2017: Khánh thành trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt, trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam
Năm 2018: Khánh thành Trang trại số 1 thuộc Tổ hợp trang trại bò sữa công
nghệ cao Vinamilk Thanh Hóa, Với quy mô 4.000 con bò với tổng mức đầu tư 700
tỷ đồng, thiết kế trên diện tích 2.500 ha, trong đó 200 ha xây dựng các trang trại chăn nuôi bò sữa
+ Khởi công dự án tổ hợp trang trại bò sữa Organic Vinamilk Lao-Jagro tại
Lào, Dự án liên doanh của Vinamilk và các doanh nghiệp của Lào, Nhật Bản, có quy mô 20.000 con trên diện tích 5.000 ha trong giai đoạn 1 Dự kiến có thể phát triển lên 100.000 con trên diện tích 20.000 ha
Năm 2019: Khánh thành trang trại bò sữa Tây Ninh với quy mô 8000 con bò bê sữa, trên diện tích gần 700 ha và được đầu tư công nghệ 4.0 toàn diện
Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được
14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng,
một nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan
Trang 6Hơn 30 năm tính từ khi bắt tay vào phát triển chăn nuôi bò sữa, đến nay, Vinamilk hiện sở hữu 12 trang trại quy mô, tổng đàn bò quản lý và khai thác sữa đạt xấp xỉ 150.000 con, giúp cung ứng cho thị trường trên 1.000 tấn sữa tươi nguyên liệu/ngày
1.2 Thị trường quốc tế: (quốc gia đầu tiên trên thị trường quốc tế và các
quốc gia gần đây)
Vinamilk bắt đầu khai thác thị trường xuất khẩu từ năm 1997 Tính đến nay,
tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk đạt hơn 2,2 tỷ USD Sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại hơn 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới bao gồm khu vực châu Mỹ, Châu Âu, châu Phi, Đông Nam Á, Trung Đông và các nước khác
Iraq là nơi đầu tiên đặt hàng lô sữa bột của nhà máy Dielac vào năm 1997
Việc có được hợp đồng mang tính bước ngoặt của hãng khá tình cờ và diễn ra
chóng vánh trong một chuyến công cán của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tại quốc
gia này
1.3 Doanh thu/ lợi nhuận trong hoạt động của Công ty sữa Việt Nam (lấy số liệu gần nhất, lập bảng thống kê)
PHẦN 2 : PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
2.1 Xuất khẩu:
2.1.1 Phân loại thị trường xuất khẩu theo vùng miền:
Hiện nay, sữa Vinamilk được xuất khẩu đến nhiều quốc gia, vùng miền khác nhau
với đa dạng thị trường Tính đến thời điểm hiện tại thì có khoảng 10 thị trường xuất khẩu
chủ yếu
+ Vùng ASEAN có 3 thị trường chủ yếu là Cambodia, Philippines và Việt Nam
Trang 7+ Vùng Trung Đông gồm Irag, Kuwait và UAE
+ Những vùng còn lại chủ yếu ở Úc, Maldives, Suriname và Mỹ
Mặc dù sản phẩm sữa Vinamilk đã được xuất khẩu sang 15 quốc gia trên thế giới nhưng để đứng vững, thành công và có vị thế ngày càng mạnh trên thị trường thế giới đồng thời vượt qua sự canh tranh của những đối thủ mạnh khác thì mục tiêu quan trọng hàng đầu của Vinamilk là phải luôn luôn đảm bảo về chất lượng sản phẩm.
2.1.2 Chiến lược xuất khẩu:
+ Tham dự các hội thảo, chuyến đi thực tế
+ Liên kết với các tập đoàn hàng đầu thế giới
+ Xuất khẩu vào những khu mậu dịch tự do
+ Mở rộng qui mô trang trại nuôi bò sữa
+ Trang bị máy móc thiết bị hiện đại
+ Lựa chọn những địa điểm thích hợp để đặt nhà máy cung ứng
Qua đó góp phần giúp vị thế sữa của Việt Nam được nâng tầm quốc tế, đạt chất lượng quốc tế nhằm tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho người tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu.
Vì vậy, trong 6 tháng đầu năm, tuy nền kinh tế toàn cầu bị tác động bởi Covid-19 nhưng nhờ hàng loạt hợp đồng xuất khẩu đã ký và đang triển khai, doanh thu xuất khẩu cán mốc 2.451 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ 2019, đóng góp tích cực vào kết quả chung của Vinamilk.
2.2 Liên doanh:
Bảng số liệu các công ty liên doanh của Vinamik
Trang 82.2.1 Tổng quan về New Zealand:
New Zealand là một đảo quốc tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, gồm hai đại lục chính là đảo Bắc và đảo Nam, cách nước Việt Nam khoảng gần 10 giờ bay
Địa hình tại New Zealand rất đa dạng, có núi non kì vĩ, có thảo nguyên xanh
và đồng bằng tốt tươi Hơn nữa, quốc đảo này có một bờ biển dài thơ mộng là điểm đến lý tưởng để du lịch Khí hậu tại xứ sở Kiwi là khí hậu ôn đới, không quá nóng
Trang 9hay có lạnh Và mùa ở quốc gia này ngược với Việt Nam, nếu Việt Nam là mùa
xuân thì ở đất nước này sẽ là mùa hè
Tổng quan về kinh tế – xã hội
Nền kinh tế thị trường của New Zealand phát triển vô cùng thịnh vượng,
thường xuyên được bình chọn là quốc gia có đời sống bình an và dễ sống nhất thế
giới Tuy là một quốc gia nhỏ bé nằm tách biệt, nhưng New Zealand hiện tại đứng
thứ 6 về chỉ số phát triển con người (HDI), xếp thứ 4 về chỉ số tự do kinh tế và thứ
15 về chất lượng cuộc sống
Những chỉ số trên đã chứng minh cho sự văn mình và phát triển xã hội của
New Zealand Tỉ lệ tội phạm ở xứ sở Kiwi cũng luôn ở mức rất thấp, hiện tượng
khủng bố, biểu tình, nổi loạn,…gần như không bao giờ xảy ra
2.2.2 Hoạt động liên doanh:
a Cách thâm nhập thị trường Liên doanh trong tiếng Anh được gọi là “Joint Venture” Liên doanh là phương thức mà công ty muốn được chia sẻ quyền sở hữu đối với một đối tác trong hoạt động kinh doanh Một công ty riêng biệt được thành lập và đồng thời sở hữu
bởi ít nhất hai pháp nhân độc lập để đạt được những mục tiêu kinh doanh chung
được gọi là công ty liên doanh
Các hình thức liên doanh được phân tích như sau
Bảng 1: Mô tả các hình thức liên doanh
Trang 10- Liên doanh hội nhập phía trước (Forward integration joint venture): hình thức liên doanh này, các bên thỏa thuận đầu tư cùng nhau trong các hoạt động kinh doanh thuộc mảng xuôi dòng - các hoạt động tiến dần đến việc sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh hay phục vụ đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng
- Liên doanh hội nhập phía sau (Backward integration joint venture): là hình thức liên hoanh trong đó các công ty có dấu hiệu chuyển sang các hoạt động kinh doanh thuộc mảng ngược dòng - các hoạt động tiến dần đến việc sản xuất và khai thác các nguyên liệu thô ban đầu
- Liên doanh mua lại (Buyback joint venture) là hình thức liên doanh trong
đó các đầu vào của nó được cung cấp hoặc/và các đầu ra được tiếp nhận bởi từng đối tác trong liên doanh
Một liên doanh mua lại được thành lập khi một cơ sở sản xuất có một qui
mô tối thiểu nhất định, cần phải đạt được hiệu suất qui mô, trong khi không bên nào có đủ nhu cầu để có được điều đó Tuy nhiên, bằng cách liên doanh, các bên đối tác có thể xây dựng một cơ sở phục vụ cho như cầu của họ, đặc biệt hưởng những lợi ích về lợi thế qui mô mang lại
- Liên doanh đa giai đoạn (Multistage joint venture) là hình thức liên doanh trong đó một đối tác hội nhập mảng xuôi dòng (downstream) trong khi đối tác kia hội nhập trong mảng ngược dòng (upstream) Ví dụ, một nhà sản xuất hàng thể thao có thể liên kết với nhà bán lẻ các mặt hàng thể thao để thành lập một công ty phân phối nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh mỗi bên
Phân tích ưu điểm của liên doanh:
- Liên doanh có rủi ro ít hơn là công ty sở hữu toàn bộ, vì mỗi bên đối tác chỉ chịu rủi ro đối với phần đóng góp của mình
- Công ty có thể sử dụng liên doanh để học hỏi thêm về môi trường kinh doanh nội địa trước khi thành lập chi nhánh sở hữu toàn bộ Một số công ty liên doanh bị đối tác liên doanh mua lại toàn bộ khi họ đã đủ kinh nghiệm trên thị trường nội địa Và công ty có thể sử dụng liên doanh để thâm nhập thị trường mà không bỏ lỡ cơ hội của mình
Trang 11- Một số chính phủ yêu cầu công ty nước ngoài phải chia sẻ quyền sở hữu với công ty trong nước hoặc có những khuyến khích ưu đãi để họ thành lập liên doanh Mục tiêu ở đây là cải thiện tính cạnh tranh của các công ty trong nước nhờ học hỏi các đối tác quốc tế Ngược lại chính phủ sẽ ít can thiệp hơn nếu như việc can thiệp này có thể dẫn đến thiệt hại cho kết quả hoạt động của liên doanh
Nhược điểm của liên doanh:
- Liên doanh có thể gây ra tranh chấp quyền sở hữu giữa các bên Các tranh chấp có thể xảy ra ở liên doanh 50:50, mỗi bên đều có quyền quản lý như nhau dẫn tới có thể xảy ra bất đồng trong việc đưa ra quyết định cuối cùng Các tranh chấp
có thể xảy ra do không có sự nhất trí về các khoản đầu tư trong tương lai và chia lợi nhuận
- Việc mất kiểm soát đối với một liên doanh có thể xảy ra khi chính quyền
sở tại là một trong số các bên đối tác Tình trạng này diễn ra nhiều nhất ở các
ngành công nghiệp được coi là nhạy cảm về văn hóa hoặc có tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia như truyền thanh, hạ tầng cơ sở và quốc phòng
Do vậy, lợi nhuận của liên doanh có thể bị ảnh hưởng do chính quyền địa phương có những động cơ dựa trên việc bảo tồn văn hóa hay an ninh
b Giới thiệu hoạt động liên doanh với New Zealand
Từ năm 1998 đến nay, bên cạnh việc nâng cao năng lực doanh nghiệp và đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường trong nước, Vinamilk đã từng bước thăm dò, khảo sát, đánh giá các thị trường sữa tiềm năng trên thế giới để có những bước nhảy ngoạn mục về đầu tư ở nhiều thị trường sữa nổi tiếng
Với phương châm dám nghĩ khác, dám đầu tư, New Zealand đã trở thành thị trường chiến lược thứ 2 trên hành trình khẳng định thương hiệu Việt tại thị trường sữa thế giới của Vinamilk
Từ năm 2010, Vinamilk chính thức có mặt tại New Zealand với việc mua 23,8% cổ phần của Công ty Miraka Limited (sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép đầu tư ra nước ngoài) Dự án đầu tư nhà máy đầu tiên của Vinamilk ở thị trường thế giới là minh chứng rõ nét nhất cho việc thương hiệu sữa Việt có thể
Trang 12cạnh tranh với các “ông lớn” của ngành sữa tại “thủ phủ” của vùng chăn bò sữa nổi tiếng trên thế giới là châu Âu, trong đó có New Zealand
Miraka đặt tại trung tâm Đảo Bắc của New Zealand Nhà máy sẽ thu mua sữa tươi từ các nông dân tại vùng Taupo và sane xuất các sản phẩm sữa chất lượng coa bán ra thị trường quốc tế Nhà máy Miraka chuyên sản xuất sản phẩm bột sữa nguyên kem chất lượng cao với công suất 8 tấn/ giờ, tương đương 32.000 tấn/năm
và được thiết kế để có thể mở rộng trong tương lai Nhà máy có khả năng chế biến
210 triệu lít sữa nguyên liệu hàng năm, tương đương với lượng sữa của 55.000 con
bò vắc sữa Đây là cơ sở tạo nên sản phẩm chất lượng cao để xuất sang nhiều thị trường quốc tế với nhãn hàng sữa tươi tiệt trùng mới “Twin Cows” của Vinamilk sản xuất ở New Zealand chính thức ra mắt thị trường Việt Nam Động thái này được đánh giá là khá bất ngờ với các nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng trong nước khi đó
Lý giải cho hiện tượng "nhập khẩu hàng tự sản xuất", do nhu cầu sử dụng sữa của người dân Việt Nam ngày càng tăng nhưng nguyên liệu trong nước mới đáp ứng 30%, còn lại là nhập khẩu Trong bối cảnh giá nguyên liệu sữa thế giới biến động mạnh, doanh nghiệp tận dụng nguồn có sẵn đưa về nước sản xuất Với thương vụ này, Vinamilk khai thác tối đa lợi ích từ nguồn nguyên liệu sữa tươi dồi dào và chất lượng cao của New Zealand Cổ tức mà đơn vị này nhận được từ
Miraka từ giai đoạn tiền thành lập đến nay tổng cộng hơn 500 triệu NZD
c Lý giải cho sự chọn lựa Vinamik
Việc chiếm thị phần áp đảo trong nước ở phân khúc sữa tươi, sữa chua, cộng với mục tiêu chỉ phát triển ngành sữa, nói không với đầu tư ngoài ngành giúp tài chính công ty vững mạnh Đây là tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp có đủ thực lực đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá thương hiệu Vinamilk
Việc đầu tư này giúp Vinamilk khai thác lợi ích từ nguồn nguyên liệu sữa tươi dồi dào và chất lượng cao của New Zealand Đồng thời giúp Vinamilk chủ động ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất sữa khi giá thế giới có biến động và sản xuất ra những sản phẩm sữa có chất lượng cao phục vụ cho người tiêu dùng trong nước, đáp ứng thị hiếu ngày càng tăng của người tiêu dùng về sữa tươi