1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề nga công nhận độc lập nam ossetia và abkhazia và tác động của nó đến quan hệ nga mỹ

93 515 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 852,5 KB

Nội dung

Lời cảm ơn Trong qua trình học tập hoàn thành khóa luận. Tôi đã nhận đợc sự giúp đỡ góp ý chân thành của các thầy cô trong khoa Lịch sử cũng nh các bạn trong lớp 46A - Trờng Đại hoc Vinh, đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Công Khanh. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ quý báu của thầy. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhng do thời gian năng lực có hạn nên khóa luận không tránh khỏi khiếm khuyết, kính mong các thầy cô các bạn chân thành góp ý để tôi rút kinh nghiệm cho các công trình nghiên cứu khoa học lần sau. Xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 5 năm 2009 Tác giả Phan Thị Hồng DANH MụC các chữ viết tắt BTC: Đờng ống dẫn dầu Bacu - Tbilisi Ceyhan G7: Nhóm 7 nớc công nghiệp phát triển G8: Nhóm 8 nớc công nghiệp phát triển (thêm Nga) EU: Liên minh châu Âu NATO: Tổ chức Hiệp ớc Bắc Đại Tây Dơng OSCE: Tổ chức an ninh hợp tác châu Âu SNG: Cộng đồng các quốc gia độc lập WTO: Tổ chức thơng mại thế giới MC LC Mở đầu .1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu .5 4. Nguồn tư liệu sử dụng trong khóa luận 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận .6 7. Bố cục của khóa luận 6 Nội dung .7 Chương 1 Những nhân tố tác động đến việc Nga công nhận độc lập ®ối với hai xø tù trÞ Nam Ossetia vµ Abkhazia. 7 1.1. Bối cảnh quốc tế 7 1.2. Tình hình hai vùng tự trị Nam Ossetia Abkhazia trước 7/8/2008 .11 1.2.1. Tình hình Gruzia 11 1.2.2. Tình hình hai vùng tự trị Nam Ossetia Abkhazia 13 1.2.2.1. Tình hình Nam Ossetia .13 1.2.2.2. Tình hình Abkhazia 16 1.3. Chính sách của Nga đối với các nước láng giềng nói chung với các vùng lãnh thổ ly khai trong không gian hậu Xô viết nói riêng 17 1.3.1. Đối với các nước láng giềng .17 1.3.2. Đối với các vùng lãnh thổ ly khai trong không gian hậu Xô viết .20 Chương 2. Nga công nhận độc lập Nam Ossetia Abkhazia 21 2.1. Nguyên nhân Nga công nhận độc lập Nam Ossetia Abkhazia .21 2.2. Hệ quả của việc Nga công nhận độc lập Nam Ossetia Abkhazia .30 2.2.1. Hệ quả đối với Gruzia .30 2.2.2. Hệ quả đối với Nga .37 2.2.3. Hệ quả đối với Mỹ phương Tây .44 2.2.4. Hệ quả chung 50 2.3. Tương lai của hai vùng đất Nam Ossetia Abkhazia vừa được Nga công nhận độc lập 52 Chương 3. Quan hệ Nga - Mỹ sau sự kiện Nga công nhận độc lập Nam Ossetia Abkhazia ảnh hưởng quốc tế của mối quan hệ này 58 3.1. Quan hệ Nga - Mỹ .58 3.2. Quan hệ Nga với các nước phương Tây khác (NATO, EU) 63 3.3. Vị trí của sự kiện Nga công nhận độc lập Nam Ossetia Abkhazia đối với việc hình thành trật tự thế giới mới 67 Kết luận 72 Tài liệu tham khảo 75 Phụ lục . MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một trong những nét đặc trưng cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI là sự bùng nổ của các cuộc xung đột sắc tộc tôn giáo. Nhân loại đã chứng kiến những cuộc chiến tranh ly khai đẫm máu. Một trong những vấn đề đó là các cuộc xung đột - tranh chấp phức tạp trên nhiều lĩnh vực, đó là những xung đột liên quốc gia trong không gian hậu Xô viết, những xung đột chịu tác động mạnh mẽ của sự tan rã Liên Xô bắt nguồn từ thời kỳ chuyển tiếp của các thể chế kinh tế, chính trị - xã hội ở các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) những năm qua. Vùng Kavkaz vẫn là vũ đài của những xung đột nặng nề nhất trên lãnh thổ Liên Xô cũ. Hơn 40 cuộc xung đột lãnh thổ sắc tộc đã xuất hiện làm cho Kavkaz hết sức mất ổn định. Mặt khác, trong không gian hậu Xô viết không chỉ có các xung đột liên quốc gia, mà còn có nhiều xung đột ngay trong nội bộ các quốc gia. Nổi bật trong số đó là cuộc chiến tranh ly khai khỏi lãnh thổ Gruzia của Abkhazia Nam Ossetia bùng nổ từ những năm 1991-1992 đến nay vẫn chưa ngớt tiếng súng, nhưng không được quốc gia, tổ chức nào công nhận độc lập. Tuy nhiên, ngày 26/8/2008, nước Nga đã tuyên bố công nhận độc lập hai nước cộng hoà trên thuộc Gruzia làm cho tình hình hết sức căng thẳng trong quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ giữa Nga Mỹ kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc vào cuối thế kỷ XX đến nay. Ngoài vấn đề sắc tộc, tôn giáo, cuộc chiến tranh ly khai ở Gruzia từ 1991 đến nay còn chịu nhiều tác động sức ép mạnh mẽ của các nhân tố từ bên ngoài thúc đẩy mâu thuẫn trong nội bộ giữa Gruzia với Abkhazia Nam Ossetia một cách sâu sắc hơn. Nhất là khi chiến tranh lạnh đã kết thúc vào cuối thế kỷ XX nhưng dường như cái bóng của vẫn ám ảnh ở một số nước thuộc Liên Xô cũ, điển hình là ở Gruzia. Còn Nga, đang trong thời kỳ phục hưng, cần có sự ủng hộ của phương Tây nhưng đã công nhận độc lập của hai vùng tự trị trên dẫn đến sự đối đầu với phương Tây. Bản thân Gruzia sẽ ứng xử như thế nào giữa những người bạn lớn? Ẩn - thực chất đằng sau vấn đề Nga công nhận độc lập Nam Ossetia Abkhazia là gì mà làm cho tình hình thế giới căng thẳng “tâm điểm” chú ý trong những ngày qua? Trên đây là những lý do khiến tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vấn đề Nga công nhận độc lập Nam Ossetia Abkhaziatác động của đến quan hệ Nga - Mỹ”, để có cái nhìn đúng đắn, chân thực, khách quan về vấn đề. Qua đó giúp chúng ta rút ra được những bài học trong chiến lược đối ngoại đối với nước ta, nhất là trong bối cảnh các thế lực thù địch luôn tìm cách gây rối loạn tình hình an ninh - chính trị của nước ta. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, phong trào ly khai ở Gruzia, nhất là sự kiện Nga công nhận độc lập Nam Ossetia Abkhazia cũng như tác động của vấn đề đến quan hệ giữa Nga với các nước, tổ chức, quan hệ quốc tế hãy còn là một vấn đề còn rất mới mẻ. Trong một thời gian đã trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng đối với dư luận thế giới quan tâm. Đã có những bài viết, bài nghiên cứu đến vấn đề này nhưng tất cả những tài liệu ấy đều chưa đi sâu vào đề tài chúng tôi nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau của các công trình như: Cuốn “Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh, phân tích dự báo”, tập 1 của Viện thông tin Khoa học xã hội, chuyên đề, Hà Nội, 2001 đề cập đến những thay đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh, mối quan tâm đến vị thế địa - chính trị của các nước lớn xu hướng hình thành trật tự thế giới mới…Tác phẩm cũng đã đề cập đến vị thế, ảnh hưởng của hai cường quốc Nga Mỹ trong trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh. Mặc dù, tác phẩm chưa đi gần với vấn đề tôi nghiên cứu nhưng chính tác phẩm đã giúp chúng tôi nhận thức được sự chi phối cũng như sự can thiệp của hai quốc gia Nga Mỹ đến mối quan hệ nội bộ của các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Cuốn “Nước Mỹ năm đầu thế kỷ XXI”, do Nguyễn Thiết Sơn chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, đã trình bày quan điểm bá quyền của Mỹ trong chính sách đối ngoại đối với các nước trên thế giới, trong đó Mỹ được coi là siêu cường chi phối mọi hoạt động của quan hệ quốc tế, nước Mỹ đã giành nhiều thời gian cũng như tiền bạc vào các mối quan hệ đối ngoại với các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Người Mỹ cũng như chính phủ của họ theo sát từng bước tiến của Liên bang Nga, không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác trước một nước Nga đang hồi sinh sau trận ốm nặng kéo dài hơn một thập niên. Cuốn “Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI” của Vadim Makarenco, do Ngô Thuỷ Hương, Đinh Phương Thuỳ, Lê Văn Thắng dịch, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2002, đã đề cập đến những yếu tố liên quan đến sự phát triển của Liên bang Nga trong tương lai, các mối quan hệ chiến lược trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế, chính trị thế giới. Cuốn sách, cũng đã đề cập đến những đường lối, chính sách đối ngoại của chính quyền Liên bang Nga đối với nước Mỹ trước những biến động của tình hình quốc tế cũng như chính trong nội các Nga Mỹ. Hai cuốn sách “Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI” “Nước Mỹ năm đầu thế kỷ XXI” đều đề cập đến những thay đổi chiến lược trong chính sách đối ngoại cũng như quan điểm mới về chính sách đối ngoại trong thời kỳ mới của Nga Mỹ. Trong đó, đã nêu bật lên sự quan tâm hàng đầu của hai quốc gia này đối với nhau, vì, về thực chất thì cả Nga Mỹ đều đang tìm cách để kìm chế lẫn nhau trong nhiều vấn đề có liên quan đến lợi ích quốc gia của họ. Mặc dù cả hai cuốn sách đều không đi gần với vấn đề tôi nghiên cứu, nhưng đó là cơ sở để chúng tôi nhận thức được vấn đề Nga công nhận độc lập Nam Ossetia Abkhazia sẽ tác động đến mối quan hệ Nga - Mỹ nói riêng Nga với các nước, tổ chức khác nói chung. Đặc biệt, để hoàn thành, giải quyết tốt nhất những vấn đềđề tài đặt ra thì chúng tôi chủ yếu sử dụng, cập nhật ở nhiều báo, tạp chí, internet như: - Báo Nhân dân, Quân đội nhân dân. - Tuần tin tức. - Báo An ninh thế giới, báo Hồ sơ - sự kiện - bình luận. - Tư liệu từ Thông tấn xã Việt Nam. - Internet: http://google.com.vn; http://xem.com.vn. … Song tất cả những tài liệu trên thiên về phong cách luận chính trị - thời sự cao, đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề. Vì thế, tài liệu có tính chất phân tán, đòi hỏi người nghiên cứu phải có khả năng xử lý. Nhìn chung, lịch sử nghiên cứu vấn đề này còn rất mới mẻ, vấn đề chính của đề tài còn mang tính chính trị - thời sự cao. Tuy nhiên, những tài liệu trên đây sẽ là cơ sở, là nguồn tư liệu quan trọng đề chúng tôi tiến hành khoá luận của mình. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài trên, chúng tôi sẽ phác hoạ qua về tình hình Gruzia, Nam Ossetia Abkhazia đề thấy phong trào ly khai cũng như hiểu được ngọn nguồn của vấn đề. Tìm hiểu nguyên nhân sự kiện xung đội quân sự Nga - Gruzia sự kiện Nga công nhận độc lập Nam Ossetia Abkhazia. Qua đó để thấy rõ động cơ, sự can thiệp của các nước lớn, nhất là Nga Mỹ đối với các nước trong không gian hậu Xô viết nói chung Gruzia nói riêng. Cũng như thấy được mối quan hệ Nga - Mỹ trong chính sách ngoại giao về chiến lược lợi ích quốc gia của họ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khoá luận tập trung vào nghiên cứu sự kiện xung đột quân sự Nga - Gruzia, Nga công nhận độc lập Nam Ossetia Abkhazia. Tác động của đến quan hệ Nga - phương Tây nói chung Nga - Mỹ nói riêng. 4. Nguồn tư liệu sử dụng trong khoá luận Như đã nêu ở trên, đây là đề tài về một vấn đề cụ thể còn đang rất mới mẻ, các diễn biến của vấn đề này vẫn đang tiếp diễn nên nguồn tài liệu khai thác được vẫn đang rất hạn chế. Ngoài các sách mang tính chất tham khảo như đã giới thiệu phần lịch sử nghiên cứu vấn đề, khoá luận được tiến hành chủ yếu trên cơ sở nguồn tư liệu từ Thông tấn xã Việt Nam, các báo như: Nhân dân, An ninh thế giới…các nguồn trên mạng internet… Bên cạnh đó, liên quan đến với vấn đề này chúng tôi còn tham khảo nhiều công trình nghiên cứu khác như: luận văn tốt nghệp đại học “Bước đầu tìm hiểu tình hình Tresnia (Liên bang Nga) từ 1991 đến nay” của tác giả Lại Thị Hương, luận văn thạc sỹ lịch sử “Các cuộc “cách mạng sắc màu” ở Gruzia, Ucraina Cưrơgưxtan” của tác giả Phạm Thị Bình ở Thư viện trường Đại học Vinh. 5. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận chủ yếu dựa vào phương pháp duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh quan điểm đường lối của Đảng ta làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Mặt khác, là đề tài thuộc chuyên ngành lịch sử nên nội dung được thể hiện theo trình tự thời gian cụ thể. Do vậy, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: phương pháp lịch sử, phương pháp logic kết hợp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu…một mặt để xử lý các nguồn thông tin để dựng lại sự kiện, mặt khác rút ra những kết luận, nhận xét ban đầu. Về cơ bản, đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp khoa học, chân thực khách quan. 6. Đóng góp của khoá luận Thông qua khoá luận này chúng tôi sẽ cung cấp những hiểu biết về cuộc khủng hoảng chính trị ở Gruzia nói riêng diễn biến “hoà bình nóng” trên thế giới hiện nay nói chung thông qua làm rõ nguyên nhân diễn biến, tác động của sự kiện Nga công nhận độc lập cho Nam Ossetia Abkhazia thuộc Gruzia. Giúp người đọc có cái nhìn xác thực hơn về mối quan hệ Nga - Mỹ cũng như chính sách đối ngoại của hai nước từ sau chiến tranh lạnh đến nay liên quan đến lợi ích quốc gia của họ. Giúp người đọc có những hiểu biết ban đầu về một trật tự mới sau cuộc chiến Gruzia - Nga. Cũng thông qua khoá luận này, chúng tôi hy vọng góp phần làm cho bạn đọc có cái nhìn cảnh giác đối với các hoạt động diễn biến hoà bình của Mỹ tại Việt Nam. 7. Bố cục của khoá luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phụ lục, khoá luận bao gồm 3 chương:

Ngày đăng: 22/12/2013, 14:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Quỳnh Anh (5/9/2008), "Nga thực sự bước ra khỏi cuộc khủng hoảng hậu Xô viết", Báo Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nga thực sự bước ra khỏi cuộc khủng hoảng hậu Xô viết
[2]. Vũ Anh (6/9/2008), "Quan hệ Nga - Mỹ khó khăn vì Gruzia", Báo Đất Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Nga - Mỹ khó khăn vì Gruzia
[3].Gia Bảo (17/9/2008), "Xung đột Nam Ossetia: Tổng thống Gruzia đã lừa dối", Báo Thể thao - văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xung đột Nam Ossetia: Tổng thống Gruzia đã lừa dối
[4]. Việt Bách (31/8/2008) "Nga không có ý định thôn tính các vùng đất của Gruzia", Báo Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nga không có ý định thôn tính các vùng đất của Gruzia
[5]. Thanh Bình (8/3/2008), "Nam Ossetia và Abkhazia yêu cầu được công nhận độc lập với Gruzia", Báo Lao Động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Ossetia và Abkhazia yêu cầu được công nhận độc lập với Gruzia
[6]. A.P.Cochetcop (2004), "Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI
Tác giả: A.P.Cochetcop
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
[7]. Bạch Dương (21/8/2008), "Quan hệ quốc tế sau chiến sự Gruzia", Báo Tổ Quốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ quốc tế sau chiến sự Gruzia
[8]. Hương Giang (20/8/2008), "Xung đột tại Nam Ossetia: cuộc chiến đầy Những bất ngờ", thế giới 24 giờ qua Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xung đột tại Nam Ossetia: cuộc chiến đầy Những bất ngờ
[9]. Hồng Hà (18/8/2008), "Cuộc chiến chớp nhoáng Nga - Gruzia và những bài học", Báo Tuổi Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc chiến chớp nhoáng Nga - Gruzia và những bài học
[10]. Bích Hạnh (3/8/2008), "Chung quanh cuộc xung đột vũ trang ở Gruzia", Báo Nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chung quanh cuộc xung đột vũ trang ở Gruzia
[11]. Hà Mỹ Hương (2006), "Nước Nga trên trường quốc tế, hôm qua -hôm nay - ngày mai", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Nga trên trường quốc tế, hôm qua -hôm nay - ngày mai
Tác giả: Hà Mỹ Hương
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
[12]. Nguyễn Thái Uyên Hương (2005), "Can thiệp nhân đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ", NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Can thiệp nhân đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ
Tác giả: Nguyễn Thái Uyên Hương
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2005
[13]. Nguyễn Thị Lân (18/8/2008), "Toàn cảnh cuộc chiến Nga - Gruzia", Báo Đời Sống Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cảnh cuộc chiến Nga - Gruzia
[14]. Phương Linh (29/8/2008), "Không ai thắng trong cuộc chiến Gruzia", Báo Tuyên giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không ai thắng trong cuộc chiến Gruzia
[15]. Thùy Linh (27/8/2008), "Nam Ossetia muốn trở thành một phần lãnh thổ của Nga", Báo Điện tử http://www.intinfo.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Ossetia muốn trở thành một phần lãnh thổ của Nga
[16]. Nguyễn Văn Lập (2002), "Quan hệ Nga - Mỹ vừa là đối tác, vừa là đối thủ", NXB Thông Tấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Nga - Mỹ vừa là đối tác, vừa là đối thủ
Tác giả: Nguyễn Văn Lập
Nhà XB: NXB Thông Tấn
Năm: 2002
[17]. Nguyễn Văn Lập (2002), "Trật tự thế giới sau 11/9 (sự chuyển hướng hoạt động trong chính sách)", NXB Thông Tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trật tự thế giới sau 11/9 (sự chuyển hướng hoạt động trong chính sách)
Tác giả: Nguyễn Văn Lập
Nhà XB: NXB Thông Tấn
Năm: 2002
[18]. Lê Minh (2008), "G20 - bước đầu hướng tới trật tự thế giới mới", báo An ninh thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: G20 - bước đầu hướng tới trật tự thế giới mới
Tác giả: Lê Minh
Năm: 2008
[19]. Nhật Minh (30/8/2008), "Sự lựa chọn không dễ dàng", Quốc tế - sự kiện Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự lựa chọn không dễ dàng
[20]. Nguyễn Nhâm - Lê Thành (28/8/2008), "Căng thẳng Quan hệ Nga -Mỹ sau cuộc chiến tranh 5 ngày tại Nam Ossetia và nguy cơ đối đầu Nga - Mỹ" báo An ninh thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Căng thẳng Quan hệ Nga -Mỹ sau cuộc chiến tranh 5 ngày tại Nam Ossetia và nguy cơ đối đầu Nga - Mỹ

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w