1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính chất bất phân văn sử triết trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung luận văn tốt nghiệp đại học

42 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 217 KB

Nội dung

Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn ====*****==== hoàng thị huế tính chất bất phân văn sử triết trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: văn học nớc ngoài Vinh 2011 Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn ====*****==== tính chất bất phân văn sử triết trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: văn học nớc ngoài Giáo viên hớng dẫn: ths. Phan thị nga Sinh viên thực hiện: hoàng thị huế Lớp: 48B Văn Mã số sinh viên: 0756042463 Vinh 2011 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Mục đích nghiên cứu .6 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Cấu trúc khoá luận .7 NỘI DUNG 7 Chương 1: Văn- sử- triết bất phân một đặc điểm loại hình của văn học Trung Quốc cổ- Trung đại .8 1.1 Nội hàm khái niệm “bất phân văn- sử- triết” 8 1.2 Tính chất bất phân văn- sử- triết một trong những đặc điểm loại hình của văn học cổ- Trung đại Trung Quốc .10 Chương 2: Biểu hiện của tính chất bất phân văn- sử- triết trong Tam quốc diễn nghĩa .14 2.1 Tam quốc diễn nghĩa một tác phẩm văn học xuất sắc 14 2.2 Tam quốc diễn nghĩa một tác phẩm có giá trị lịch sử .20 2.3 Tam quốc diễn nghĩa một kho tàng tri thức- kinh nghiệm .27 Chương 3: Nguyên nhân – ý nghĩa của hiện tượng bất phân văn- sử - triết trong Tam quốc diễn nghĩa .31 3.1 Nguyên nhân 31 3.2 Ý nghĩa của hiện tượng bất phân văn- sử- triết trong Tam quốc diễn nghĩa .32 KẾT LUẬN .35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 4 LỜI CẢM ƠN Đề tài khoa học này được hoàn thành trước hết nhờ sự cố gắng tìm tòi, khám phá của bản thân tôi, nhưng điều đó sẽ không trở thành hiện thực nếu không có sự tận tình giúp đỡ của cô giáo Phan Thị Nga. Vì thời gian và nguồn tư liệu có hạn, lại lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên khoá luận chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Xin kính mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ dạy quý báu, cần thiết của thầy cô và bạn bè. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo hướng dẫn: Phan Thị Nga cùng các thầy cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Vinh đã ủng hộ, động viên tôi trong quá trình hoàn thành khoá luận. Vinh, ngày 5 tháng 5 năm 2011 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Huế 5 A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Nhắc đến thành tựu văn học cổ điển Trung Quốc không thể không nhắc đến tiểu thuyết Minh – Thanh với những bộ tiểu thuyết bất hủ như Tam quốc chí diễn nghĩa, Thuỷ Hử, Tây Du Ký, Kim Bình Mai, Nho Lâm ngoại sử từ lâu đã trở thành những tài sản vô cùng quý giá của nền văn học Trung Quốc nói riêng, văn học thế giới nói chung. Trong các bộ tiểu thuyết này, Tam quốc chí diễn nghĩa có một vị trí cực kì quan trọng, cuốn tiểu thuyết xuất sắc cho thể loại tiểu thuyết giảng sử. Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung tác phẩm văn xuôi lịch sử. Hình thành trên hai cơ sở tác phẩm văn học chức năng hành chính (Tam quốc chí của Trần Thọ) và tác phẩm văn học dân gian (thoại bản). Bởi vậy Tam quốc diễn nghĩa mang vóc dáng của văn học dân gian và các vóc dáng của sử thi anh hùng. Tác phẩm được đánh giá bộ “bách khoa toàn thư” của chế độ phong kiến Trung Quốc, do đó từ trước đến nay tác phẩm dành được rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà lí luận, phê bình văn học trên toàn thế giới. Tam quốc diễn nghĩa đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và được bạn đọc mọi lứa tuổi yêu thích dù dung lượng khá đồ sộ bao gồm 75 vạn chữ. Bộ tiểu thuyết này còn được các nhà tiểu thuyết dựng thành phim có sức cuốn hút người xem khắp năm Châu. Dù đã được ra đời cách đây 600 năm nhưng những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Tam quốc diễn nghĩa vẫn luôn hấp dẫn người đọc. Đặc điểm nổi bật của nền văn học Trung Hoa thời kỳ cổ Trung đại sự gắn bó chặt chẽ truyện dân gian với sử kí. Ở phương Đông, từ lâu người ta cũng thấy hiện tượng bất phân văn- sử- triết trong mỗi tác phẩm văn học. Tam quốc diễn nghĩa từ lâu được coi kiệt tác văn học của nhân 6 loại. Nhân tố tạo nên sự thành công và sức sống mãnh liệt của tác phẩm chính tài năng nghệ thuật của tác giả. Tài năng nghệ thuật ấy thể hiện trên rất nhiều bình diện khác nhau. Một trong những nhân tố góp phần tạo nên sự thành công nhiều mặt của tác phẩm chính sự dung hợp ba yếu tố văn học, lịch sử, tư duy triết học trong tác phẩm. Đặc điểm này còn được các nhà khoa học gọi hiện tượng “ bất phân văn- sử - triết”. Tam quốc diễn nghĩa bộ tiểu thuyết trường thiên gồm 120 hồi, kể về câu chuyện xảy ra trong lịch sử gần 100 năm (từ năm 184 đến năm 280). Tác phẩm viết về vô số sự việc, sự kiện, biến cố. Số lượng nhân vật trong tác phẩm cũng khiến người ta hết sức kinh ngạc (hơn 400 nhân vật), trong đó hầu hết các nhân vật chính đều trở thành nhân vật điển hình cho một nét tính cách nào đó. Tác phẩm có kết cấu hùng vĩ, mạch lạc, rõ ràng với rất nhiều sự kiện, nhân vật, thuộc các phe đối địch nhau. Tất cả đều được khắc họa một cách đầy đủ và trọn vẹn ở nhiều chương- hồi, đoạn. Mặc dù các sự kiện trong tác phẩm rất nhiều nhưng khi đọc không thấy cảm giác dài và rối mà người đọc có thể dễ dàng nắm bắt cốt truyện trong tính hệ thống. Tác phẩm đề cập đến mâu thuẫn chính của ba tập đoàn Ngụy- Thục- Ngô (từ năm 184 đến năm 280), mâu thuẫn trong nội bộ tập đoàn và mâu thuẫn trong tính cách nhân vật. Tam quốc diễn nghĩa được đánh giá bộ “bách khoa toàn thư” của chế độ phong kiến Trung Quốc. Từ trước đến nay tác phẩm này giành được rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà lí luận, phê bình văn học trên toàn thế giới. Trong khoá luận này, chúng tôi muốn chỉ ra và lý giải hiện tượng văn- sử- triết bất phân trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa. Với hy vọng giúp độc giả có cái nhìn mới hơn, sâu sắc hơn về tài năng nghệ thuật cũng như lối tư duy còn mang tính nguyên hợp của La Quán Trung nói riêng, các tác giả thời cổ- Trung đại nói chung. 7 Việc nghiên cứu Tam quốc diễn nghĩa dựa trên cái nhìn nguyên hợp một hướng đi khá mới mẻ. Nhưng thật sự cần thiết khi khai thác, tìm hiểu về giá trị của tác phẩm, về nền văn hoá Trung Hoa để có thể có sự giao lưu- hội nhập giữa các nước trong khu vực Châu Á thuận lợi, hiệu quả hơn. 2 Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay, Tam quốc diễn nghĩa nói riêng và tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc nói chung đối tượng thu hút sự chú ý của nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vì thế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm này. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: 1. B. L. Ripstin, Sử thi lịch sử và truyền thống văn học dân gian Trung Quốc, NXB Thuận Hóa- Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2002. 2. Trần Xuân Đề, Những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất Trung Quốc, NXB T.P.HCM, 1991. 3. Trần Xuân Đề, Lịch sử văn học Trung Quốc, NXB Giáo dục, 2002. 4. Nguyễn Khắc Phi- Lương Duy Thứ, Văn học Trung Quốc (tập 2), NXB Giáo dục, 1988. 5. Nguyễn Khắc Phi- Thơ văn cổ Trung Hoa, mảnh đất quen mà lạ, NXB Giáo dục, 1988. 6. Lương Duy Thứ, Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. Những công trình này đã tiến hành nghiên cứu tác phẩm trên nhiều phương diện khác nhau. 8 B.L.Ríptin (nhà Hán học người Nga). người đã có nhiều năm nghiên cứu về văn học phương Đông nói chung, văn học Trung Quốc nói riêng. Với công trình nghiên cứu mang tên Sử thi lịch sử và truyền thống văn học dân gian Trung Quốc Ríptin đã cho ta thấy rõ hơn về nguồn gốc, những yếu tố ảnh hưởng đến La Quán Trung khi sáng tác Tam quốc diễn nghĩa. Trần Xuân Đề trong cuốn Những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất Trung Quốc, đã khái quát những đặc sắc nghệ thuật trong việc xây dựng nhân vật đó là: “Từ hành động khắc họa tính cách nhân vật”. Lương Duy Thứ trong cuốn Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc đã khẳng định: “Sức lôi cuốn của tác phẩm còn do tài năng miêu tả chiến tranh của tác giả. Dĩ nhiên đây chiến tranh của Trung Cổ…” Tác giả Trần Xuân Đề trong Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc chỉ ra rằng: “Kinh nghiệm giữa đấu sức và đấu trí đấu dũng được tác giả của Tam quốc diễn nghĩa chứng minh đầy đủ”. Bên cạnh những công trình nghiên cứu đã kể trên còn có các luận án, luận văn, tìm hiểu về Tam quốc diễn nghĩa. Có thể kể tên một số luận án, luận văn ở trường Đại học Vinh như: 1. Hình tưọng nhân vật Tào Tháo trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Trần Văn Hùng, ĐHV, 2001. 2. Hình tượng nhân vật Không Minh trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Nguyễn Thị Thanh Hà, ĐHV, 2004. 3. Hình tượng các nhân vật lý tưởng trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Hoàng Thị Loan, ĐHV, 2004. 4. Nghệ thuật miêu tả chiến tranh trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Mai thị Thắm, ĐHV, 2009. 9 Nhìn lại quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về Tam quốc diễn nghĩa chúng ta thấy những công trình này đều nghiên cứu tác phẩm từ cái nhìn khái quát, không ngoài đánh giá những thành công, đặc sắc về nội dung- nghệ thuật của tác phẩm. Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào thực sự nghiên cứu về tính chất bất phân văn- sử- triết trong Tam quốc diễn nghĩa một cách toàn diện và hệ thống. Tiếp thu thành quả của người đi trước, khoá luận của chúng tôi nghiên cứu vấn đề bất phân văn- sử - triết trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung nhằm bổ sung thêm một hướng nhìn khi khám phá giá trị của tác phẩm. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tam quốc diễn nghĩa tên đầy đủ Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa một tiểu thuyết trường thiên nổi tiếng của văn học Trung Quốc, tổng cộng 75 vạn chữ, hơn 400 nhân vật với 120 hồi. Trong khuôn khổ cho phép của khoá luận và phạm vi của đề tài người viết cố gắng đi sâu tìm hiểu về phương thức tư duy mang tính tổng hợp, khái quát, biện chứng được biểu hiện ở tính chất bất phân văn- sử- triết trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận này tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa (3 tập) của La Quán Trung, (Bản dịch của Phan Kế Bính, NXB Văn học, 2002). 4 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một đặc điểm mang tính chất loại hình của văn hóa Trung Quốc Trung đại nói chung, văn học Trung Quốc Trung đại nói riêng: tính chất bất phân văn- sử- triết nhằm chỉ ra những biểu hiện bất phân văn- sử- triết trong Tam quốc diễn nghĩa và lí giải nguyên nhân của 10 . Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn ====*****==== hoàng thị huế tính chất bất phân văn sử triết trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung Khoá luận tốt nghiệp. điểm mang tính chất loại hình của văn hóa Trung Quốc Trung đại nói chung, văn học Trung Quốc Trung đại nói riêng: tính chất bất phân văn- sử- triết nhằm

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w