1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng nhân vật Tào Tháo trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung

41 2,9K 12
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 6,44 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỌI 2 KHOA NGỮ VĂN

NGUYEN THI TAM

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TÀO THÁO

TRONG TAM QUOC DIEN NGHIA

CUA LA QUAN TRUNG

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyên ngành : Văn học nước ngoài

Trang 2

Lời cảm ơn

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của mình tới cô giáo, TS Nguyễn Thị Bích Dung — người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ

bảo để tơi hồn thành khố luận này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ

văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học nước ngoài và các bạn sinh viên trong nhóm khóa luận đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành khố luận

Mặc dù đã cố gắng tìm tòi song khoá luận này không khỏi có những thiếu

sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 8 thang 5 nam 2009

Sinh viên :

Trang 3

Lời cam đoan

Khóa luận này hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Bích Dung Tôi xin cam đoan :

- Khoá luận này là kết quá nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi

- Những tư liệu được trích dẫn trong khoá luận là trung thực

- Kết quả nghiên cứư này không hề trùng khít với bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó

Nêu sai, tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm

Hà nội, tháng 05 năm 2009 Sinh viên:

Trang 4

Muc luc

Trang

Mở đầu ễ 1

1 Lí do chọn để tài - c cc Shin 1

2 Lich str van d6 cceeececcccccececeeeeeeeececeeseeteeeeeess 2

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu -‹‹ : 4

4 Mục đích nghiên cứu -: 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của khoá luận 5

7 Cấu trúc khoá luận ¿+ sc + Site 5 NOM AUN cece eee eee eee ete nent ees 6 CHUONG 1: VAT TAO THAO - TU’ LICH SU DEN VAN HOC 6

1.1 Hoàn cảnh ra đời của “Tam quốc diễn nghĩa” 6

1.2 Nhân vật Tảo Tháo từ lịch sử đến văn học 8

1.2.1 Nhân vật Tào Tháo trong lịch sử 8

1.2.1.1 Tào Tháo — một chính trị gia lỗi lạc 11

1.2.1.2 Tào Tháo — nhà quân sự tài ba 12

1.2.1.3 Tào Tháo — nhà cải cách 13

1.2.1.4 Tào Tháo — nhà thơ tài hoa 14

1.2.2 Tào Tháo - nhân vật văn học 17

CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TÀO THÁO 21

2.1 Khái niệm nhân vật văn học 21

2.2 Miêu ta nhân vật bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng 22

Trang 5

2.3.1 Không gian-thời gian, cơ hội nhân vật bộc lộ tính cách 23

2.3.2 Mối quan hệ giữa tình thế và tinh cách nhân vật 26

2.3.3 Nghệ thuật thể hiện tính cách qua hành động 29

2.3.4 Nghệ thuật thê hiện tính cách qua ngôn ngữ 34

2.3.5 Nghệ thuật khoa trương, so sánh 38

Trang 6

MO DAU

1 Lí do chọn đề tài

Cuộc khởi nghĩa nông dân quy mô lớn vào cuối đời Nguyên do Chu Nguyên Chương cầm đầu đã chấm dứt ách thống trị của người Mông Cổ trên lãnh thổ Trung Quốc và lập nên vương triều nhà Minh -vương triều phong kiến cuối cùng do giai cấp dia chủ người Hán nắm chính quyền Sự thành lập và các chính sách cai trị của nhà Minh đã ánh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội Trung Hoa lúc đó, trong đó có văn học đầu Minh (1368- 1464) Các nhà van nhu La Quan Trung, Thi Nai Am trên cơ sở kế thừa di san đời trước và vốn sống phong phú, tài năng sáng tạo đã viết nên hai bộ tiểu thuyết dài vĩ đại là Tam quốc chí diễn nghĩa và Thuý hứ truyện Sự ra đời của hai tác phẩm này đánh dấu một bước phát triển mới của nền văn học Trung Quốc với những chúng loại mới nhất là tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết lịch

sử Từ nền móng này, các tác giả đời Minh -Thanh đã tiếp tục phát triển và đạt được thành tựu

rực rỡ với những bộ tiểu thuyết lớn như “Tây du kí ” của Ngô Thừa Ân, “Hồng lâu mộng ” của Tào Tuyết Cần , tạo nên một trong những đỉnh cao của văn học Trung Quốc thời phong

kiến là tiêu thuyết Minh - Thanh

Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết ra đời sớm nhất ở Trung Quốc, vào khoảng cuối

Nguyên đầu Minh, do La Quán Trung sáng tác Tác giả tên La Bản (1330 ?- 14002) tự là Quán Trung, biệt hiệu Hồ Hải tản nhân, người Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây Hiện nay người ta vẫn chưa biết chính xác năm sinh và năm mắt của ông, chỉ biết ông sinh vào khoảng cuối đời Nguyên và mất vào đầu đời Minh Những tài liệu ghi chép về La Quán Trung còn lại rất ít Người ta chỉ biết rằng ông tính tình cô độc và có chí đồ vương Ngồi “Tam quốc diễn nghĩa”, ơng còn là tác giả của “ Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tàn Đường ngũ đại sử diễn

nghĩa”, “Bình yêu truyện ”, và vở tạp kịch “Tống Thái tổ long hồ phong vân hội ”, Có thé nói, La Quán Trung sáng tác không nhiều song với Tam quốc diễn nghĩa, tên tuổi và tác

phẩm của ông đã vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc đề đến với bạn đọc thế giới

Trang 7

hon 400 nhan vat cua tac pham, Tào Tháo là hình tượng nhân vật sinh động nhất và tính cách

cũng phức tạp nhất Xét trong tương quan với Lưu Bị, Tào Tháo là nhân vật phản diện, là điển hình của giai cấp thống trị tàn bạo và giảo quyệt Qua nhân vật này, người đọc sẽ thấy rất rõ quan điểm “ủng Lưu phán Tào”, “đế Thục khấu Ngụy ” của La Quán Trung khi xây dựng tác phẩm

Tam quốc diễn nghĩa được coi là “đệ nhất tài tử thư”, là một trong “tứ đại kì thư ” của

tiểu thuyết cô điển Trung Quốc Nó không chỉ được yêu thích ở Trung Quốc mà còn được đón

nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam Ở Việt Nam, Tam quốc đã

được đưa vào chương trình của các bậc học như phổ thông, cao đẳng, đại học Việc tìm hiểu

nhân vật Tào Tháo nói riêng, tác phẩm nói chung sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy tác phẩm trong nhà trường

2.Lịch sử vấn đề

Tam quốc diễn nghĩa được đánh giá là một trong những “ kì thư” của văn học Trung

Quốc, có vị trí và tầm ảnh hướng to lớn Đây không đơn thuần là một tác phẩm văn chương

mà nó còn rất có giá trị về mặt lịch sử và quân sự Vì thế, nhiều học giả Trung Quốc Và nước

ngoài đã dành thời gian và tâm huyết đề nghiên cứu bộ tiểu thuyết sử thi nổi tiếng này của La Quán Trung

Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã tìm được những bản khắc in cổ đời Minh, nhan đề: “Lí Trác Ngô tiên sinh phê bình Tam quốc chí”, “Lạp Ông bình duyệt hội tượng Tam quốc chí đệ nhất tài tử thư” Đây có lẽ là những bản khắc in kèm bình điểm đã qua tu chỉnh của các nhà văn thời cuối Minh, là những công trình nghiên cứu sớm nhất về “Tam quốc ”

Sang đến đời Thanh — Khang Hi, cha con Mao Luan —Mao Tén Cuong da tu định toàn

sách, nhuận sắc một lượt lời văn, gộp lại thành 120 hồi Cuối mỗi hồi đều có thêm lời bình điểm Đây chính là “ Đệ nhất tài tử thư Tam quốc”, là bản thông hành nhất cho đến hiện nay

Lỗ Tấn trong “ Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc ” (Lương Duy Tâm dịch, Lương Duy Thứ hiệu đính ) đã có những đánh giá về “Tam quốc diễn nghĩa ” trong đó có bàn về nhân vật Tào Tháo

Trang 8

Trong cuén “ St thi lich str va truyén théng van học dân gian Trung Quốc”, B.L.Riftin lại xem xét “ Tam quốc ” trên phương diện là một sử thi bác học trong mối quan hệ với truyền thống văn học đân gian Tác giả cuốn sách đã chỉ ra những ánh hưởng của các truyện kế dan

gian, các giai thoại, hí khúc, bình thoại viết về thời Tam quốc đối với tác phẩm “Tam quốc

diễn nghĩa ” đồng thời đề cập đến hệ tư tưởng, phương pháp sáng tác của La Quán Trung trong tiểu thuyết này

Ở Việt Nam, “Tam quốc diễn nghĩa ” cũng rất được yêu thích Từ người già đến trẻ nhỏ đều thích nghe kế chuyện Tam quốc, xem phim về thời Tam quốc Văn bản “Tam quốc diễn nghĩa ” được dịch sang tiếng Việt và phô biến rộng rãi Hiện nay, bộ tiểu tiểu thuyết đồ sộ này đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông qua một số đoạn trích tiêu biểu Việc nghiên cứu về tác giá La Quán Trung và “Tam quốc diễn nghĩa ” được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đề cập trong một số cuốn sách như:

Trần Xuân Đề trong “ Tiểu thuyết cô điển Trung Quốc ” đã đánh giá, xem xét các tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa trong đó có “Tam quốc ” ở nhiều khía cạnh như: nhân vật, ngôn

ngữ, hình thức kết cấu,

Ngô Nguyên Phi trong “ Nhân vật Tam quốc ” lại bàn luận, nhận xét về các nhân vật

chính trong từng hồi của tác phẩm Tác giả đã phân tích và chỉ ra ưu điểm, nhược điểm của mỗi nhân vật giúp người đọc có cái nhìn cụ thé, nhiều mặt về nhân vật “Tam quốc ”

“Tam quốc điễn nghĩa ” nói chung, Tào Tháo và các nhân vật của “Tam quốc ” nói riêng còn được phân tích, đánh giá trong những chuyên luận, những bài viết trên các báo, tạp

chí, Nó sẽ giúp người đọc có được cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ và chính xác hơn đối với

các vấn dé của tác phẩm này

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3.1 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của dé tài là tìm hiểu về hình tượng nhân vật Tào Tháo trong tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa ” của La Quán Trung

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa ”dựa theo bản hiệu chỉnh của

Trang 9

4 Mục đích nghiên cứu

Khoá luận này nhằm mục đích tìm hiểu về hình tượng nhân vật Tào Tháo để hiểu sâu hơn

về “Tam quốc diễn nghĩa ” nói riêng và tiêu thuyết Minh- Thanh nói chung

Qua đó, người viết rèn luyện khả năng tập nghiên cứu khoa học, khả năng nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm văn học

Khoá luận cũng nhằm mục đích phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy các trích đoạn của “Tam quốc diễn nghĩa ” ở trường phổ thông (như: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng)

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong khoá luận này, người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:

-Phương pháp khảo sát thống kê

-Phương pháp so sánh hệ thống -Phương pháp phân tích, bình giảng

6 Đóng góp của khoá luận

Chỉ ra độ chênh giữa con người Tào Tháo trong lịch sử với Tào Tháo, nhân vật văn học,

đánh giá một cách khách quan khoa học về nhân vật này

Nghiên cứu, phân tích được các biện pháp nghệ thuật cơ bản trong nghệ thuật xây dựng

nhân vật Tào Tháo của La Quán Trung

7 Cấu trúc khoá luận

Khoá luận gồm những phần :

-Phần mở đầu

-Phần nội dung gồm 2 chương:

Chương I:Nhân vật Tào Tháo từ lịch sử đến văn học

Chương 2: Các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật Tào Tháo

-Phần kết luận

Trang 10

NOI DUNG

CHUONG 1:

NHAN VAT TAO THAO TU LICH SU DEN VAN HOC

1.1 Hoàn cảnh ra đời của “Tam quốc diễn nghĩa”

Tam quốc diễn nghĩa hay còn gọi là “Tam quốc ” được La Quán Trung sáng tác vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh Bộ tiểu thuyết này gồm 120 hồi ( bản do cha con Mao Tôn Cương chỉnh lí ), kế về sự suy vong của nhà Hán, quá trình hình thành, phát triển và điệt vong của ba nhà Ngụy, Thục, Ngô trong suốt khoảng thời gian 97 năm, từ năm 183 đến năm 280, khi Tư Mã Viêm thống nhất Trung Quốc lập nên nhà Tấn

Tam quốc là tiêu thuyết lịch đầu tiên ở Trung Quốc, có ý nghĩa đặt nền móng cho tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa Nếu như ở tiểu thuyết lịch sử của nhà văn

Anh, w.Scott (1771- 1832), lịch sử chỉ là cái nền, còn nhân vật là hư cấu thì ở tiểu thuyết của

La Quán Trung, sự kiện và con người đều là của lịch sử Người ta nói rằng Tam quốc “ bảy thực ba hư ” chính là để khẳng định sự hư cấu trong tác phẩm là rất ít Phần hư cấu được tác giả sáng tạo hoặc lấy từ các tác phẩm văn học dân gian, còn lại phần “thực” lấy từ sử biên niên

Thoại bản giảng sử đời Tống Nguyên lấy đề tài Tam quốc được xem là cơ sở nền tảng của Tam quốc diễn nghĩa Bộ sử Tam quốc chí của Trần Thọ cùng những lời bình chú cuốn sách này của Bùi Tùng Chỉ trong Tam quốc chí chú được xem là căn cứ trực tiếp của tác phẩm Ngoài ra, trong số chính sử mà tác giá tham khảo còn phải đặc biệt nhắc tới Tư trị thông giám của Tư Mã Quang và Thông giám cương mục của Chu Hi Nguồn truyền thuyết dân gian về thời Tam quốc cũng là những tư liệu quý báu được La Quán Trung tổng hợp tham khảo

Sách cổ Đông kinh mộng hoa lục (Mạnh Nguyên Lão) thường nhắc đến những nghệ

nhân thuyết thoại cùng chuyện “thuyết tam phân ”, chuyện “thuyết ngũ đại sử ” Những câu chuyện kề về thời Tam quốc ở đời Đường vẫn còn khá phô biến Trong thơ Lí Thương Ân còn

Trang 11

xồm, khi cười Đặng Ngải nói lắp ) dé tả cảnh xem diễn tích Tam quốc ở đời Đường Như vậy có thể thấy giảng sử đề tài Tam quốc đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian Chuyện Tam

quốc đem diễn trong hí khúc đời Nguyên cũng bắt nguồn từ đó Tuy nhiên, các thoại bản

chuyện Tam quốc tương đối cổ hiện đã thất truyền Nay chỉ còn duy nhất bản “ Toàn tướng

Tam quốc chí bình thoại ” đo Tân An Ngư thị khắc in dưới thời Nguyên, niên hiệu Chi Trị

Tam quốc chí bình thoại được phát hiện boi nha Han hoc Nhat Ban Sionoia On trong thư

viện nội các Nhật Nội dung khác với chính sử quá nửa, văn chương thô giản, kém xa Tam quốc Chính vì thế, các nhà nghiên cứu cho rằng nó ra đời trước Tam quốc, là nguồn tham

khảo, kế thừa của Tam quốc

Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa của La Quán Trung xuất hiện chính xác vào thời

gian nào, đến nay vẫn chưa rõ Nhưng các nhà nghiên cứu ước đoán nó xuất hiện vào cuối Nguyên đầu Minh La Quán Trung chủ yếu sử dụng tài liệu chính sử mà Trần Thọ chép trong “ Tam quốc chí ” và thu dùng các tích chuyện Tam quốc từ thoại bản giảng sử lưu truyền trong dân gian và bảo lưu trong Nguyên khúc Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa bản khắc in năm đầu tiên đời Minh Gia Tĩnh (1522) Sách chia làm 24 quyền gồm 240 thiên, mỗi thiên có một câu thất ngôn làm đầu đề Bản khắc in này được xem là gần nhất với nguyên tác của La Quán Trung.“Lời văn viết không quá khó , lời thoại không quá nôm na ” ( Đường Ngu Tử

).Về sau này xuất hiện nhiều bản in khác nhau và cùng được lưu hành Đến đời Thanh —

Khang Hi, xuất hiện bản khắc in của cha con Mao Tôn Cương Cha con họ Mao đã tỉnh lược

những chỗ rườm rà, cắt bỏ những chỗ thừa lặp và chấp nhận tình trạng 120 hồi của bộ sách

Khi bản khắc in này xuất hiện thì gần như tất cả các bản in khác không còn lưu hành được

nữa Đây chính là bản thông hành nhất, được phổ biến rộng rãi nhất cho đến ngày nay và

chính là “Đệ nhất tài tứ thư Tam quốc ”

Như vậy, ta thấy quá trình hình thành sách trải qua cả ngàn năm, tính từ “Tam quốc chí ” (

Tấn -Trần Thọ ) qua thoại bản giảng sử Tống- Nguyên đến “ Tam quốc chí thông tục diễn

nghĩa ” ( Cuối Nguyên đầu Minh - La Quán Trung ) và đừng ở “Tam quốc ” ( Thanh — Mao Tôn Cương ) làm tác phẩm này trở thành một hiện tượng văn hoá đặc sắc trong lịch sử văn học Trung Quốc Hiện tượng đó cũng cho ta thấy nét riêng của truyền thống văn chương Trung Hoa trong đối sánh với truyền thống văn học phương Tây Như B.L.Rifin đã chỉ ra: “ chuyện

Trang 12

Quang, Chu Hi đã đi qua quãng thời gian hơn 700 năm Tam quốc là ví dụ tuyệt vời cho mối tương tác hết sức phức tạp giữa chính sử, dã sử, văn học viết hư câu, văn chương dân gian, và sinh hoạt văn hoá bình dân diễn ra trong một truyền thống văn hoá lớn — truyền thống Trung Hoa kéo dài qua bao thời đại ”.(dẫn theo Lê Huy Bắc — Lê Thời Tân)

1.2 Nhân vật Tào Tháo từ lịch sử đến văn học 1.2.1 Nhân vật Tào Tháo trong lịch sứ

“Nhắc đến Tào Tháo,Tào Tháo đến liền” là câu tục ngữ quen thuộc với người Trung

Quốc và người Việt Nam Khắp nam phụ lão ấu đều biết Tào

Tháo Nhưng nhận thức dân gian về nhân vật này lại không mấy tốt đẹp Tắt cả chỉ gói gọn

trong cụm từ “gian hùng một thời ” Nhận thức này chủ yếu đến từ Tam quốc diễn nghĩa của

La Quán Trung Tào Tháo không phải là một cái tên do nhà văn hư cấu, không đơn thuần là

một nhân vật văn học mà còn là con người của một thời kì lịch sử phức tạp Vì thế, trước khi sống đời sống của nhân vật tiểu thuyết, Tào Tháo đã sống với tư cách nhân vật lịch sử Một

câu hỏi đặt ra là: Tào Tháo, con ngươi của lịch sử có hoàn toàn trùng khít với con người ông trong văn học và nhận thức dân gian hay không?

Thực ra, bắt đầu từ triều Tắn, đã có những ý kiến khác nhau về Tào Tháo Vương Thâm trong Ngụy thư và Tư Mã Bưu trong Độc Hán thư đều khẳng định Tào Tháo là chính nhân, thậm chí còn công khai bảo vệ ông Trong khi đó, Tôn Thịnh trong Dị đồng tạp ngữ và Ngô Nhân trong Tào Man truyện thì lên án Tào Tháo vì những hành vi gian trá của ông ta Sử gia Đông Tấn Tập Tạc Xi gọi luôn Tào Tháo là kẻ thoán nghịch Từ Nam Bắc triều đến Tuỳ Đường, kẻ nói xấu, người bảo tốt Những chuyện này đều được ghi chép tường tận trong Tào

Tháo bình truyện của sử gia Trương Tác Diệu Có thé thấy, ý kiến thời đại và ý kiến lịch sử

đều có sự bất đồng về Tào Tháo

Đầu năm 1959, một cuộc tranh luận về Tào Tháo đã bùng phát khi Quách Mạt Nhược cho

đăng một loạt bài nhằm “sửa lại bản án oan cho Tào Tháo” Ông nói Tào Tháo là anh hùng

dân tộc vậy mà ““Từ khi Tam quốc ra đời cơ hồ đến đứa trẻ con ba tuổi cũng coi Tào Tháo là

xấu xa, là tên gian thần Đó quả là bóp méo lịch sử ” Tiền Bá Tán cũng nói: “Tam quốc quả

là cuốn sách báng bố Tào Tháo Tác giá không chỉ biến lịch sử Tam quốc thành một vở kịch

Trang 13

lại, có nhiều ý kiến lại cho rằng : Nhân vật lich sử Tào Tháo vốn là tàn bạo Hắn là một kẻ

theo chủ nghĩa ích kỉ tư lợi cực đoan

Ngày 21/2/2007, thành viên của hội thuyết giảng phổ biến khoa học Viện khoa học Trung

Quốc, ông Tham Nai Trừng đã diễn giảng với chủ đề : “Trả lại diện mạo thực trong lịch sử

của Tào Tháo” Mao Trạch Đông trong lời bình cuốn: Tư trị thông giám ( Tư Mã Quang ) đã

viết : “nói Tào Tháo là gian thần mặt trắng ,ấy là án oan mà quan niệm chính thống phong kiến làm ra, cái án ấy phải được lật lại” Thiên đầu tiên trong Tam quốc chí ( Trần Thọ) dành hắn làm truyện kí cho Tào Tháo, tức Vũ Đế kí Đây là truyện kí đầu tiên viết về Tào Tháo

trong lịch sử, ước dài khoảng hơn một vạn ba ngàn chữ Truyện kí ghi thuật lại một cách khách quan công quả của Tào Tháo trong may chục năm chinh chiến Tào Tháo sinh vào năm Đông Hán Vĩnh Thọ nguyên niên (155 ) và mất năm Kiến An thứ 25 ( 220 ) Tào Tháo là con Tào Tung Cha ông xuất thân trong gia đình bình thường, không có tiếng tăm, gia thế không được sử sách nêu rõ Có ý kiến cho rằng, Tào Tung nguyên có tên là Hạ Hầu Tung, sau làm con nuôi hoạn quan Tào Đằng- một trong những thái giám có thế lực trong triều Đông Hán,

được phong chức Phí Dinh hau , nên đổi lấy họ Tào

Tào Tháo tự là Mạnh Đức, tên gọi là A Man, còn có tên khác là Cát Lợi, người huyện

Tiêu nước Bái ( nay thuộc thành phố Hào Châu tỉnh An Huy) Khi Tào Tháo qua đời (năm 220

), con trai ông là Tào Phi lên kế ngôi Ngụy vương Không lâu sau, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp bị bức phải nhường ngôi, Tào Phi trở thành hoàng đế đầu tiên của vương triều Ngụy, sử gọi là

Ngụy Văn Đế, truy phong cha mình — Tào Tháo là Ngụy Vũ Đế Như vậy, lúc sinh thời Tào Tháo chưa hề được làm hoàng đế mà chỉ là Ngụy vương Khách quan nhìn nhận, Tào Tháo là

một chính trị gia lỗi lạc, một nhà lãnh đạo giỏi, nhà quân sự có tài và còn là một nhà thơ hào

hoa Tác giả Tam quốc chí- Trần Thọ gọi ông là “con người phi thường, kiệt nhân xuất thế” Nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông khâm phục Tào Tháo nhất trong các đế vương Trung Hoa và gọi ông là “vua của các vua ” Bay to quan điểm của mình về Tào Tháo, Lỗ Tấn khẳng định : “Tào Tháo là một con người có bản lĩnh, ít nhất cũng là anh hùng Tôi không phải đồng đáng của Tào Tháo nhưng tôi khâm phục ông ta ”.( Lỗ Tắn- Mối quan hệ giữa phong độ và văn chương Ngụy Tắn với thuốc và rượu ) Như vậy, có thê nói, Tào Tháo — con

người lịch sử là một tài năng nhiều mặt và đáng được hậu thế kính nề, ngợi ca

Trang 14

Tào Tháo là một trong những nhân vật có ảnh hưởng quyết định đến cục diện chính trị

Trung Hoa trong thời kì Tam quốc Vào thời Hán mạt, triều cương đồ nát, nhà vua thì bạc nhược, bắt tài dẫn đến chính sự rối ren, chư hầu nỗi loạn, đời sống của nhân dân vô cùng cực

khổ Trong bối cảnh đó, những nỗ lực chính trị của Tào Tháo có ý nghĩa tích cực nhằm 6n

định thiên hạ và đem lại cuộc sống yên bình, no ấm cho bách tính trăm họ Bằng những hoạt

động chính trị của mình, Tào Tháo đã thể hiện phẩm chất của một chính trị gia biết nhìn xa

trông rộng, sáng suốt , biết lo lắng cho vận mệnh của đất nước và nhân dân Về tài năng chính trị của Tào Tháo, nhà nghiên cứu Tào Hồng Toại đánh giá :

“Tào Tháo là nhà chính trị kiệt xuất thời phong kiến, xứng đáng được gọi bằng hai chữ anh hùng, mà tính cách nhiều mặt thể hiện ra bằng sự tàn nhẫn thiếu tính nhân ái, đó chính là

sự bổ sung hiệu quả cho thuộc tính gian hùng của ông”

“Trong hoạt động chính trị, Tào Tháo đã vận dụng khá nhiều tư tưởng Pháp gia, đề cao tài

trí, coi trọng năng lực mà không quá quan tâm đến đạo đức phẩm chất của người được sử

dụng Đây là một liều thuốc rất công hiệu, có hiệu quả vô cùng lớn trong việc cai quản, sửa đổi cục điện lỏng lẻo từ cuối thời Đông Hán trở lại ”

Trong cuộc đời chính trị của mình, Tào Tháo đã có nhiều hành động bị coi là tàn bạo, bất

nhân như: bức hiếp vua Hiến Đế, giết những người chống đối như Đồng Thừa, Phục Hoàn, Đồng quý phi, Phục hoàng hậu, thái y Cat Binh,

Đây không phải là chuyện hiếm có trong bat kì triều đình phong kiến nào.Trong hoàn

cảnh chính trị đương thời, những hành động trên của Tào Tháo là khó tránh khỏi Để củng cố

quyền lực và địa vị chính trị của mình, ông phải loại bỏ những kẻ đối nghịch Tào Tháo là con

người của chế độ phong kiến nên không thể vượt ra ngồi khn khổ của nó được

Tào Tháo cùng với Tôn Quyền, Lưu BỊ đứng đầu ba nhà Ngụy, Thục, Ngô tạo nên cục diện “Tam quốc phân tranh ” Xét trên phương diện chính trị, mục đích cuối cùng của Tào

Ngụy không khác với mục đích của Tôn Ngô và Lưu Thục Tất cả đều nhằm một cái đích cao

nhất là thống nhất Trung Quốc, chấm dứt cảnh đất nước bị chia cắt, nhân dân lầm than đói

khổ Về những thủ đoạn, biện pháp chính trị của Tào Tháo, ta không nên chỉ phán xét nó ở khía cạnh đạo đức theo quan điểm Nho giáo mà phải xét ý nghĩa của nó đối với lịch sử Thưc

tế, chúng ta không thể phủ nhận Tào Tháo là một chính trị gia lỗi lạc, có óc tô chức, hết sức

Trang 15

1.2.1.2 Tao Thao — Nha quan sw tai ba

Không chỉ là một nhà chính trị, Tào Tháo còn là một nhà cầm quân nổi tiếng thời Tam

quốc Những năm tháng nam chinh bắc phạt với những chiến thắng lẫy lừng, tạo nên nghiệp lớn của ông là sự minh chứng hùng hồn cho điều đó Về tài quân sự của Tào Tháo, Mao Tôn Cương dù rất thành kiến với ông cũng phải thừa nhận rằng: “Việc binh của Tôn Quyền do Đại đô đốc quyết đoán Việc quân của Lưu Huyền Đức do quân sư quyết đoán Chỉ có Tào Tháo là tự tay nắm quyền hành quân, một mình quyết đoán Tuy rằng có các mưu sĩ giúp mưu, nhưng phần quyết định cuối cùng bao giờ cũng do Tháo Tháo tỏ ra xuất sắc hon han bề tôi Thế thì

Lưu Bị, Tôn Quyền không thể ví được với Tháo vậy Cứ xem mỗi lần Tháo dự định mật ké,

ban đầu các tướng đều không hiểu, sau khi thành công, các tướng mới thán phục Đường Thái Tông có đề trên mộ Tháo rằng : “Nhất tướng chỉ trí hữu dư Lương nhiên! Lương nhiên

!°Khen như thế thật đúng”

Tào Tháo rất tinh thông binh pháp và đã vận dụng linh hoạt các phép tắc quân sự của Trung Hoa cô đại vào chiến trận, tạo nên tính biến hoá khó lường trong từng trận đánh và đây đối phương vào tình thế bị động Trong thời gian 25 năm (196-220), Tào Tháo đã bình định hết

các lộ chư hầu phương bắc như Lã Bố, anh em Viên Thuật, Viên Thiệu, Truong Tú , Ngoài

tài nam chinh bắc chiến thống nhất phương bắc, Tào Tháo còn có cống hiến to lớn cho cuốn

binh thư nổi tiếng Trung Quốc là Binh pháp Tôn Tứ với việc chú giải cuốn Binh pháp này, sử gọi là Ngụy Vũ Đế chú Tôn Tứ tự Tào Tháo thuộc nằm lòng cuốn sách này, lại biết ứng dụng hết sức linh hoạt trong cách điều binh khiến tướng Điều đó đã giúp ông giành được

nhiều thắng lợi quan trọng Sử sách trong lịch sử gọi Tào Tháo là nhà chính trị, nhà quân sự

kiệt xuất

1.2.1.3 Tào Tháo — nhà cải cách

Nhờ có nhãn quan chính trị sáng suốt và tài cầm quân, Tào Tháo đã nhanh chóng thu phục được các chư hầu phương Bắc và xây dựng được giang sơn của riêng mình Để có thể nhất thống Trung Hoa, Tào Tháo không chỉ củng có, tăng cường sức mạnh quân sự mà còn phải xây dựng được một hậu phương vững mạnh.Ông đã cho thi hành nhiều cải cách quan

trọng nhằm ồn định chính trị và khôi phục, phát triển kinh tế trong địa bàn cai quản của mình

Trang 16

chế cường hào, phát triển sản xuất, đôn đốc khai hoang, cho thực thi pháp chế, đề xướng tằn

tiện, biến một xã hội bị phá vỡ nghiêm trọng bắt đầu đi vào ôn định, khôi phục, phát triển”

Thời loạn lạc, nhiều chư hầu không quan tâm đến đơi sống Và Sự sống chết của nông

dân Khi cần lương thực thì chúng lùng sục dé giành lấy nhưng khi có được lại phung phí, đến

nỗi không còn lương thực để cướp đoạt thì tự tan rã — điển hình trong số đó là Viên Thuật

Trong khi nhiều quân phiệt chỉ dùng chính sách cướp đoạt của nông đân thì năm 196, Tào

Tháo đã cho thi hành chính sách đồn điền trong địa bàn của ông Sự chém giết giữa các tập

đoàn quân phiệt khiến đất đai khu vực Hoàng Hà bị hoang hố, trở thành đất vơ chủ Tào Tháo

đã đưa nông dân, binh lính đến khai khẩn, cày cấy Ở miền Bắc hoang vu, chỉ có phương thức

đồn điền, tổ chức lực lượng binh lính đóng đồn khai hoang mới có thể nhanh chóng khôi phục

sản xuất nông nghiệp Nông dân thuộc khu vực đồn điền được miễn phu phen tạp dịch, giảm

nhẹ thuế má Chính sách đồn điền của Tào Tháo đã góp phần khôi phục nông nghiệp, vừa giải

quyết khó khăn cho đời sống nông dân vừa đảm bảo lương thực cho quân đội Chính điều đó là một trong những yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng của Tào Tháo ở Trung ngyên Đông Ngô, Thục Hán sở đĩ cũng có đủ thực lực, giữ được thế chân vạc cân bằng với Tào Tháo và

con cháu ông sau này cũng là nhờ sớm học tập chính sách phát triển đồn điền theo mô hình

tương tự của Tào Tháo trong khu vực mà họ quản lý 1.2.1.4 Tào Tháo — nhà thơ tài hoa

Không chỉ là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà cải cách, Tào Tháo còn là một nhà thơ

nổi tiếng thời Tam quốc “Kiến An thất tử” châu tuần quanh ba cha con ông dựng lên một giai đoạn văn học phong phú, nhiều sinh lực Tào Tháo làm thơ trong những ngày chỉnh chiến binh

đao, đánh đông dẹp bắc nên thơ ông đề lại cho hậu thế không nhiều Hiện nay còn hơn 20 bài thơ, toàn dùng thể cổ Nhạc phủ nhưng có phong cách riêng độc đáo Qua thơ, ông cũng thể

hiện rõ tư tưởng chính trị của mình

Ông phản đối “những ông vua làm khổ dân, bắt đân đi phu, đóng thuế nặng”( bài: Độ quan sơn — Vượt quan sơn ); hi vọng có những ông vua hiền sáng suốt (bài: Đối tửu — Cùng uống rượu ); cảm thông với nỗi đau của dân chúng thời loạn Đông Hán Bài thơ Cảo lí hành- Bài

hành theo điệu Cáo lí, nhắc chuyện liên quân chia rẽ, miêu tả cảnh sống cơ cực của nhân dân

Trang 17

Bach cét 16 vu da

Thiên lí vô kê mình

( Xương trắng phơi ngoài đồng vắng Ngàn dặm không nghe thấy tiếng ga.)

Thơ của Tào Tháo còn biểu lộ ý chí quật cường và tỉnh thần tiến thủ tích cực của ông Bài Quy tuy thọ ( Rùa tuy thọ ) là tiếng nói lạc quan, tuy biết rõ đời người hữu hạn và kẻ anh hùng nào rồi cũng trở về với cát bụi Trong bài thơ này, tác giả dùng những ngôn từ hùng tráng :“Tuổi cao tráng chỉ càng cao, chí ngoài ngàn dặm Kẻ dạn dày công trạng, cuối đời hùng tâm tráng chí vẫn còn nguyên ”đê tỏ rõ thế thái của người dù đã già song vẫn tráng kiện

Bài Quan thương hái( Ngắm biển xanh ) nồi tiếng với việc lồng cảnh vật thiên nhiên dé thé

hiện ý chí tung hoành của bán thân Trong sự nghiệp của mình, tuy có nhiều thắng lợi nhưng Tào Tháo cũng gặp không ít thất bại Tuổi tác ngày càng cao mà chí lớn chưa thoả Trong bài Đoán ca hành ( Bài hành theo điệu Doan ca), ông đề lộ nỗi buồn “ ni sương buổi sớm, ngày

qua ngày thấy khổ nhiều hơn ”, khiến bài thơ mang âm điệu u uất

Thơ Tào Tháo về cơ bản học tập Nhạc phủ đời Hán nhưng cũng thẻ hiện cá tính sáng tạo

của thi nhân rất rõ rệt nên được coi là “ lão tướng dat U Yén,khi van tram hùng ” Những bài

thơ hay nhất của ông sử dụng lời lẽ thuần phác, ít dụng từ hoa mĩ, hình ảnh thơ rõ ràng và

giọng thơ bi tráng, hùng hồn khiến độc giả cảm thấy phấn chấn như được cổ vũ, khích lệ Dù

vậy, Tào Tháo cũng có một số bài thơ du tiên, tin vào số mệnh, nội dung và nghệ thuật tương

đối ít sức hấp dẫn

Đánh giá sự nghiệp thơ Tào Tháo, Nguyễn Hiến Lê viết: “Tào Tháo dùng binh giỏi mà văn thơ cũng hay Bài Đoản ca hành của ông, lời cực kì bi tráng Từ thời Xuân Thu tới đây, ta mới lại gặp một bài thơ tứ ngôn cảm khái như vậy ”

Theo học giả Dịch Xuân Tả người Trung Quốc thì: Tào Tháo “ là người có tài cao, hùng khí Đời ông là một cuộc chiến đấu trường kì nên văn chương của ông cũng từ đó mà ra

Những bài hay nhất như Khổ hàn hành( Bài hành tả cảnh lạmh buốt ) cũng là tác phẩm viết trong hoàn cảnh chiến đấu Bài Đoản ca hành (Bài hành viết theo điệu Đoán ca ) sáng tác

ngay trong đêm xảy ra trận Xích Bích”

Trang 18

Khổ hàn hành

Bắc thượng Thái Hàng sơn Nam tại hà nguy nguy

Dương trường bang khúc chuyết Xa luân vị chỉ tôi Thụ một hà tiêu sắt Bắc phong thanh chính bỉ Hùng bi đối ngã tôn Hồ báo hiệp lộ đề

Khê cóc thiểu nhân dân

Tuyết lạc hà phi phi Diêu canh trường thản tức

Viễn hành đa sơ hoài

Bài hành tả cánh lạnh buốt

Phía Bắc Thái Hàng sơn, Vòi vọi lên gian nan

Đường ruột dê uốn khúc,

Làm bánh xe vỡ tan

Cây cối sao hiu hắt,

Giỏ bắt rít trên ngàn

Gấu ngôi xốm ngó khách; Hồ bên đường gầm vang Tuyết rơi sao phơi phới, Hang hốc ít nhân dân Dài cổ nhiều hơn than vẫn, Đi xa đạ ngùi ngùi

Như vậy ,Tào Tháo trong lịch sử là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, nhà cải cách tiến bộ

và là một nhà thơ nổi tiếng, hào hoa Tào Tháo “ít nhất cũng là anh hùng” như đánh giá của Lỗ

Trang 19

tồn điện và cơng bằng hơn về nhân vật này, có được sự phân biệt chính xác trong đánh giá về Tào Tháo giữa con người thực và nhân vật văn học trong tiểu thuyết của La Quán Trung 1.2.2 Tào Tháo — nhân vật văn học

Viết Tam quốc diễn nghĩa La Quán Trung bị chỉ phối bởi hệ tư tưởng Nho giáo Trong tác phẩm, ông đành sự chú ý chủ yếu cho lí tưởng của ông vua L.N.Menshikov cũng cho rằng: “ý nghĩa chủ yêu của tiểu thuyết là quy định xem loại vua nào có thê lãnh đạo đất nước ” (Dẫn theo B.L.Riftin) Đối với La Quán Trung, chỉ có con người nào đó có được quyền lực một cách hợp pháp, có được mệnh Trời - động lực chủ yếu trong quá trình lịch sử theo quan

niệm phong kiến, thì mới được làm vua Chính vì vậy, trong Tam quốc diễn nghĩa, ông đã

dựng lên một Tào Tháo — kẻ thoán nghịch, hoàn toàn đối lập với Lưu BỊ - ông vua lí tưởng, người kế thừa chân chính của nhà Hán

Do sự chỉ phối của tư tưởng “ủng Lưu phản Tào”, La Quán Trung đã xây dựng hình tượng

Tào Tháo trong tiểu thuyết có nhiều điểm khác biệt với con người Tào Tháo lịch sử Đọc Tam

quốc, người đọc đễ nhận ra sự tương phản giữa hai người đứng đầu của hai tập đoàn Tào

Nguy và Lưu Thục Nếu như Lưu Bị là nhân vật chính diện, là một ông vua lấy chữ nhân

nghĩa, lấy đạo đức đẻ thu phục lòng người thì Tào Tháo là nhân vật phản diện, một kẻ gian

hùng, xảo quyệt, được coi là “gian tuyệt” — một trong “tứ tuyệt” của tác phẩm Tào Tháo xuất

hiện ngay từ hồi đầu tiên của Tam quốc diễn nghĩa Trong những hồi dau ké về việc chư hầu

hợp sức diệt loạn thần Đồng Trác, Tào Tháo là một nhân vật tích cực, một bề tôi trung thành,

biết lo lắng cho sự tồn vong của nhà Hán Những hồi tiếp theo, chan dung nhân vật được hoàn chinh dan bởi nhiều nét tính cách khác nhau Tào Tháo hiện lên với tính cách phức tạp, mang bộ mặt hung ác của chủ nghĩa ích kỉ cực đoan của giai cấp phong kiến thống tri, phan anh trung thành cuộc đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao hết sức phức tạp của thời đại “Tam quốc phân tranh” Điều này là yếu tố chủ yếu hình thành trong dân gian nhận thức tiêu cực về

Tào Tháo Người ta đặc biệt ác cảm thậm chí căm ghét nhân vật này Tô Đông Pha — người

thời Bắc Tống kể lại rằng: “Khi nghe kể Tam quốc, người nghe thấy Lưu Bị thua thi chau

mày, thậm chí chảy nước mắt, thấy Tào Tháo thua thì vui mừng hớn hở” Tuy nhiên, nếu đọc Tam quốc mà chỉ thấy cái xảo quyệt, tàn bạo của Tào Tháo mà không nhận ra những nét tích cực trong tính cách của ông ta thì sẽ khó có được sự khách quan, công bằng khi đánh giá nhân

Trang 20

con người có tài trí đặc biệt, có chí lớn trùm thiên hạ, nhãn quan sáng suốt, tác phong chiêu hiền đãi sĩ Vừa cao thượng vừa hiểm ác, Tào Tháo hiện lên trong tác phẩm nửa đáng phục, nửa đáng ghét Đây là nhân vật có tính cách phức tạp nhất, được xây dựng thành công nhất trong Tam quốc diễn nghĩa Hạ Chí Thanh khi phân tích nhân vật Tào Tháo trong Tam quốc đã có một cách tiếp cận phù hợp với thực tế tác phẩm và gợi cảm giác nhà phê bình sống cùng nhân vật trong tác phẩm Ơng khơng phân tích nhân vật Tào Tháo trong phạm vi toàn tiểu

thuyết mà trích trọn một đoạn, ở đó La Quán Trung khắc hoạ chân dung nhân vật một cách

khá tập trung Đó là đoạn Trường Giang đại yến đêm trăng, đêm trước khi ngọn lửa của Ngô

Thục đại phá quân Tào tại Xích Bích Hạ Chí Thanh viết: “Đối với La Quán Trung, đây có lẽ

là một trong nhitng man tiéw thuyét hod nhất trong tác phẩm Chính sử không thấy kí tải về bữa đại tiệc này Thế nhưng việc xây dựng màn tiệc này hoàn toàn hợp với tính cách Tào Tháo

— trước trận đại chiến mà thắng lợi đã được dự trù, nhất định cần phải sửa soạn một buổi thịnh

yến Vào thời đó, cho dù là ở Trung Quốc hay quốc gia nào, một người tuổi đã 55 không còn được coi là tráng niên nữa, thế mà Tào Tháo vẫn còn trên yên ngựa rong ruồi binh nhung Vì

thế, những lời Tháo nói trong bữa tiệc tỏ rõ tư thế tự đánh giá phong độ anh hùng cái thế, niềm

tự đắc tin vào chiến thắng trong tầm tay.( )Những độc giả chắc như đỉnh đóng cột Tào Tháo

trong Tam quốc chỉ là tên đại ác đại gian chỉ chứng tỏ bản thân thiếu đi một sự thụ cảm và thấu hiểu những đoạn tự sự xuất sắc như đoạn vừa dẫn mà thôi ” (đẫn theo Lê Huy Bắc - Lê Thời Tân) Gian trá, bạo ngược, quyền mưu cùng hùng tài đại lược được tập trung kết tụ lại

trong hình tượng Tào Tháo, cô đúc thành bản sắc gian hùng như là màu nét cơ bản trong chân dung nhân vật này Tuy nhiên, sẽ là hời hợt, phiến điện nếu ta tin chắc rằng đây rốt cục chỉ là hình tượng một nhân vật phản diện - tên gian hùng đa nghi đại ác và cũng không còn ý vị gì

khi đọc Tam quốc của La Quán Trung

Trang 21

phân biệt tỉnh táo và đánh giá khách quan hơn, công bằng hơn về Tào Tháo trong tư cách là

nhân vật lịch sử hay nhân vật văn học

Các nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa đều được miêu tả nhằm tạo nét nhất phiến trong tính cách nhưng Tào Tháo là trường hợp ngoại lệ Bằng các biện pháp nghệ thuật đặc trưng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, tác giả đã dựng lên một Tào Tháo có tính cách phức

tạp và sinh động nhất Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật Tào Tháo sẽ giúp ta thấy rõ hơn

sự đa dạng trong tính cách của nhân vật này

CHƯƠNG 2:

CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TÀOTHÁO

2.1 Khái niệm nhân vật văn học

Nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng, là linh hồn của tác phẩm văn học Thông

qua nhân vật, nhà văn thể hiện tư tưởng, chủ đề và dụng ý nghệ thuật của mình Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về “nhân vật ”

Từ điển văn học ( tập 2 ) : “ Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu

điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất

hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ Nhân vật, do đó, là nơi tập trung giá trị tư tưởng — nghệ thuật của tác phâm văn học” ( 5, tr.86)

Với định nghĩa này, nhân vật được nhìn từ khía cạnh vai trò, chức năng của nó đối với tác

phẩm và từ mối quan hệ của nó với các yếu tố hình thức tác phẩm Đây là định nghĩa tương

Trang 22

Từ điến thuật ngữ văn học: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu ta trong

tác phẩm văn học Đó là những nhân vật có tên như: Cám, Tấm, Thạch Sanh Đó là những nhân vật không tên như :thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiéu ” (3, tr.235 )

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tất cả đều khang định: nhân vật văn học là

thành tố quan trọng trong tác phẩm, là phương tiện để nhà văn phản ánh đời sống và được nhà văn xây dựng bằng những yếu tố nghệ thuật độc đáo Nghiên cứu về tác phẩm văn chương cần phải tiếp cận nhân vật để chỉ ra cái mới trong ngòi bút nhà văn và đưa ra kết luận về những đóng góp riêng của nhân vật đó

2.2 Miêu tả nhân vật bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng

Nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng các phương tiện nghệ

thuật Các phương thức thể hiện nhân vật hết sức đa dạng Dùng chỉ tiết để miêu tá ngoại hình

là một trong những cách thức thể hiện nhân vật của nhà văn Tam quốc diễn nghĩa có hơn 400 nhân vật nhưng không phải nhân vật nào cũng được chú ý miêu tả về ngoại hình Người

đọc chỉ biết được vài nét đặc trưng nhất về hình dáng của những nhân vật chính, nhân vật

trung tâm của truyện Trong Tam quốc, Tào Tháo hiện lên là người: “mình cao bảy thước,

mắt nhỏ râu dai"(8.tap 1,tr.42) So véi các nhân vật khác, Tào Tháo không phải là con người có vóc dáng cao lớn Người đọc chỉ nhận biết được vẻ ngoài của nhân vật này với ba đặc điểm

nổi bật mà ấn tượng nhất chính là đôi “mắt nhỏ” Đây là một chỉ tiết tiêu biểu giàu ý nghĩa

tượng trưng Nó gợi cho ta nghĩ tới sự gian hùng, nham hiểm và khó đoán trong con người Tào Tháo Có người nói rằng: Phải chăng y thuộc vào loại tỉ hi mắt lươn mà dân gian Việt Nam thường nhận xét là: #rai thì trộm cướp, gái buôn chồng người? Với Lưu Bị thì khác Nhà

văn miêu tả cụ thé va tỉ mi hơn: “tính ơn hồ, ít nói, mừng giận không hề lộ ra mat .Ké dang

người thì mình cao bảy thước rưỡi, hai tai chảy xuống gan vai, hai tay buông khỏi đầu gối, mắt

trông thấy được tai, mặt đẹp như ngọc, môi đỏ như son ”(8.tập I,tr.35) Qua cách miêu tả này người đọc có thể thấy được sự ưu ái, yêu mến của nhà văn dành cho “người anh hùng” Lưu BỊ La Quán Trung đã rất thành công trong việcsử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng quen thuộc của văn học cỗ Trung Hoa nhằm khắc hoạ chân dung nhân vật Tào Tháo Qua đó,

nhà văn kín đáo bày tỏ thái độ phê phán của mình với nhân vật này

Trang 23

tính cách gian hùng, khó lường của Tào Tháo mà còn tạo sự hấp dẫn , cuốn hút cho người đọc khi tiếp cận với tác phẩm và nhân vật Tam quốc diễn nghĩa

2.3 Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật Tào Tháo

2.3.1 Không gian - thời gian, cơ hội nhân vật bộc lộ tính cách

Không gian — thời gian nghệ thuật là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thé

hiện tính chỉnh thể của nó” (3,tr.160) Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng

xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong không gian - thời gian Trong một tác phẩm văn học, nhân vật xuất hiện và hoạt động gắn liền với một bối cảnh và môi trường cụ thể nào đó

Không gian - thời gian là điều kiện, là cơ hội để nhân vật bộc lộ tính cách con người mình

Trong Tam quốc diễn nghĩa, quan niệm thứ bậc chi phối nghệ thuật miêu tá, tạo nét “nhất

phiến” trong tính cách các nhân vật Tuy nhiên 6 trong trường hợp Tào Tháo, nhà văn đã phá vỡ quy tắc đó để tạo nên một nhân vật có tính cách phức tạp: gian xảo, đa nghỉ, tàn bạo nhưng

cũng rất thông minh, nhiều mưu mẹo quyền biến Những nét tính cách đó do nhiều yếu tố tác

động và hình thành nên trong đó không gian - thời gian Ở đây chúng ta có thể xem sự tác động của những yếu này ở hai mức độ rộng hẹp khác nhau

Không gian - thời gian rộng là những yếu tố của bối cảnh lịch sứ, ở đó nhân vật sống và hoạt động Tào Tháo sinh ra vào năm 155 và mất năm 220, đó là khoảng thời gian nhà Hán suy yếu “ giặc giã nôi lên như ong” Cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân của ba anh em Trương Giác làm cho triều đình nhà Hán có nguy cơ sụp đồ Nhà vua lo sợ, phát lệnh gọi quân các châu quận về tran áp Hoàng Cân Tiếp đó là cuộc xung đột giữa Hà Tiến và Kiến Thạc dẫn đến việc Đồng Trác kéo quân về Lạc Dương và tác oai tác quái Quân 17 nước chư hầu, đứng đầu là

Viên Thiệu kéo về kinh thành diệt Đồng Trác Sau đó, họ quay ra thanh toán, tiêu diệt lẫn nhau, cuối cùng còn lại ba nước mạnh hơn cả là Ngụy, Thục, Ngô và tạo nên thế chân vạc “

Tam quốc phân tranh” Diệt xong các chư hầu phương Bắc, nước Ngụy kéo xuống phương

Nam diệt hai nước Thục, Ngô thực hiện chí lớn thống nhất thiên hạ Qua bảy thập kỉ hỗn hiến,

Thục, Ngô lần lượt bị diệt vong nhưng cuối cùng Tư Mã Viêm — một tướng nhà Ngụy đã

thống nhất Trung Hoa lập lên nhà Tấn, chấm dứt cục diện “Tam quốc phân tranh”(năm 280) Chính bối cảnh lịch sử phức tạp của thời Hán mạt và những năm tháng nam chinh bắc phạt

Trang 24

Không gian - thời gian hẹp có thể hiểu là địa điểm, mốc thời gian cụ thể nhân vật xuất

hiện và thể hiện mình gắn liền với một sự việc một diễn biến nào đó Đó có thé là không gian chiến trường, không gian bên bàn tiệc, không gian o Hứa đô, Mỗi thời điểm ở mỗi địa điểm

khác nhau đều là điều kiện để nhân vật thể hiện mình Từ đó, chân dung Tào Tháo hiện lên hoàn chỉnh hơn chân thực hơn với những nét bản chất nhất.Ở đây, người viết chỉ xin một dẫn

chứng về sự tác động của không gian - thời gian hẹp đối với việc bộc lộ tính cách của Tào

Tháo Trước trận Xích Bích lịch sử, Tào Tháo có tổ chức đại yến vào một đêm trăng sáng trên

dòng Trường Giang :

“Bấy giờ là ngày 15 tháng l1 mùa đông năm Kiến An thứ 13, trời quang mây tạnh, gió lặng sóng yên Tào Tháo ra lệnh:

— Bày tiệc rượu, sắp dàn nhạc trên thuyên lớn, ta muốn gặp các tướng đêm nay

Troi dan toi, trăng hiện lên trên đỉnh núi đông vằng vặc như ban ngày Dòng Trường Giang vắt ngang nh dải lụa trắng Tháo ngôi trên thuyểền lớn, tả hữu mấy trăm người gắm vóc, vác giáo dài cầm kích sáng đứng hâu hai bên ” (§ tập 2, tr 193)

Ở thời điểm này lực lượng của Tào Ngụy tiến xuống phương Nam đánh Ngô với lực lượng hùng mạnh thiện chiến nhiều tướng giỏi, mưu sĩ tài năng Chính vì thế Tào Tháo đã nghĩ đến ngày khải hoàn, đưa được hai nàng Kiều của Đông Ngô về đài Đồng Tước, an hưởng tuổi già Trong không gian đẹp tràn ngập ánh trăng trên dòng Trường Giang rộng lớn, Tào Tháo lòng đầy cảm khái, đã cao hứng làm một bài thơ:

“Cuộc vui có được là mấy chốc?

Có khác chỉ hạt móc sang ngày Nguon sau lai lang voi day ,

Giải phiền hoạ co rượu này làm vui! Tràng áo xanh ngậm ngùi lòng tớ, Hươu ngoài đồng hớn hở gọi nhau Khách ta, ta đã gặp nhau

Gảy đàn thổi sáo ngõ hau thém vui !” (8.tap 2, tr.195)

Đây là bài thơ nổi tiếng trong số các bài thơ còn lại của Tào Tháo, một bài thơ xướng

Trang 25

một nhà chính trị, quân sự trong con người Tào Tháo Chất nghệ sĩ được bộc lộ trong một

khung cảnh đẹp nên thơ Nhưng khi Lưu Phúc nói rõ điềm chẳng lành gợi lên từ bài thơ thì

Tào Tháo nổi trận lôi đình :

“Mày sao dám bẻ tao?

Nói rồi phóng một ngọn mâu đâm chết Lưu Phúc Ai cũng kinh hãi, bữa tiệc cũng tan” <8 tập 2 tr 196 >

Điều này khiến ta cảm nhận sâu hơn những nét tính cách con người Tào Tháo trong cảnh

nộ khí đẳng đằng cầm giáo đâm người và cảnh hối hận tự trách sau lúc tỉnh rượu Một con

người tính tình phức tạp, khó đoán, cực kì tự phụ, chính trị gia kiêm thi nhân hiện lên mon một

bên bàn tiệc: “Khoáng đạt quảng đại mà bạo ngược hung tàn, ít nhiều không giấu nổi niềm lo lắng trước tuổi già ngấp nghé ,thoáng qua một chút mệt mỏi ,bi quan trong tâm hồn”

(1 tr79)

Cả bộ tiểu thuyết đồ sộ nhưng qua ví dụ trên, ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của

không gian - thời gian đối với sự thể hiện tính cách nhân vật của Tào Tháo Đó là những yếu

tố quan trọng có vai trò cơ sở, điều kiện để nhân vật bộc lộ tính cách một cách tự nhiên, bản

chất nhất

2.3.2 Mối quan hệ giữa tình thế và tỉnh cách nhân vật

Tình thế là tình hình và xu thế, về mặt có lợi hay không có lợi cho những hoạt động nào

đó của con người Đặt trong một tình huống nhưng mỗi người lại có một cách ứng xử khác

nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có tính cách con người Mặt khác, ở một mức độ nào đó, tình huống sẽ quy định cách xử sự của nhân vật, giúp nhân vật bộc lộ bản chất của

mình Tam quốc diễn nghĩa viết về thời đại “Tam quốc phân tranh”, nhiều mâu thuẫn đan cài

trong xã hội do đó không ít nhân vật bị đặt trong tình thế khó khăn mà cách giải quyết có thể

liên quan đến tính mạng của bản thân mình hoặc của rất nhiều người khác Nhân vật Tào Tháo

không phải là một ngoại lệ thậm chí tình thế có quan hệ chặt chế đến việc thé hiện tính cách nhân vật này Khác với các nhân vật khác của Tam quốc đều được miêu tả để tạo nét nhất phiến trong tính cách (là nhân vật loại hình ), Tào Tháo thuộc kiểu nhân vật phức tạp, đa biến

Tại trận Quan Độ, Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu, phát hiện được tài liệu bí mật, trong

đó có ghi tên tuổi các quan tướng, binh sĩ của Tào làm nội ứng cho Thiệu Tả hữu xui bắt giết

Trang 26

cũng chưa chắc đã giữ nổi thân mình, huống hỗ người khác ”.(8.tập1, tr584) Đôi với hành

động này của Tào Tháo, Mao Tôn Cương cho rằng đó là hành động của kẻ gian hùng Ông viết: “Hán Lưu Tú đốt hết thư tín của bọn phản tặc, để họ yên tâm mà sống” Đó là lòng khoan

dung sau khi thiên hạ thái bình Còn Tào Tháo đốt hết thư từ để mọi người hết áy náy trở về

với mình, đó là ông yêu người trong lúc tình thế chưa yên Một bên là rộng lượng, một bên là quyền mưu Việc làm giống nhau nhưng cái dụng tâm không giống nhau Đế vương có khí tượng của đề vương, gian hùng có mánh khoé của gian hùng” ( 6.tr.160 )

Thực ra, trong tình thế lúc bấy giờ, Tào Tháo không thể làm khác được, Lực lượng Viên

Thiệu còn mạnh mà những người có tên trong danh sách là những văn quan võ tướng đang ở

bên cạnh hoặc ở hậu phương của Tào Tháo Trong lúc lực lượng quân địch còn mạnh, cuộc

chiến đấu chưa ngã ngũ mà đã vội thanh trừng nội bộ, sẽ gây nên những hậu quá khó lường

trước được Người đọc thấy được sự thông minh, biết nhìn xa trông rộng và nghệ thuật dùng người của Tào Tháo: biết thêm bạn bớt thù để phục vụ cho mục đích lâu dài là thống nhất

Trung Hoa

Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc nói riêng, Tam quốc diễn nghĩa nói chung thường đặt

nhân vật trong tình thế có sự xung đột sâu sắc giữa hai lực lượng mới và cũ, tiến bộ và phản

động làm địa bàn cho nhân vật hoạt động, bộc lộ bản chất của mình Trận Xích Bích oai hùng

được miêu tả trong suốt bảy hồi (từ hồi 44 đến hồi 50) của tiểu thuyết Tuy đây là câu chuyện

có thật trong lịch sử và là chiến dịch quan trong có tính chất quyết định sự thắng bại của ba tập đồn Ngụy, Thục, Ngơ nhưng câu chuyện không dừng ở mức độ tự thuật thống kê La Quán Trung còn khắc hoạ hàng loạt nhân vật trong đó có Tào Tháo trong sự phát triển mâu thuẫn và sự giằng co của cuộc đấu tranh chính trị phức tạp khi đó Trước khi đại chiến Xích Bích bùng

nỗ Tào Tháo diệt được Lã Bó, tiêu trừ anh em họ Viên, bình định được Liêu Đông đánh bại Lưu Bị, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác So với Lưu Bị, Tôn Quyền thì lực lượng của tập đoàn Tào Tháo chiếm ưu thế tuyệt đối Lưu Bị tuy có Quan Vũ, Trương Phi, Triệu

Trang 27

mới bảo vệ được lực lượng, tạo được khả năng đánh tan âm mưu nuốt ching Giang Dong cua

Tào Tháo La Quán Trung khắc họa tính cách nhân vật trong thé đấu tranh gay go như vậy Ngô Thục liên minh, Chu Du, Gia Cát Lượng phối hợp thực hiện liên hoàn kế đại phá quân Tao bang hoa cong ở Xích Bích Trước thực tế đó, Tào Tháo hết sức cảnh giác và chủ động đưa người vào quân Ngô dò la tin tức Khi quân Ngô cử Hám Trạch sang Tào dâng thư trá hàng của Hoàng Cái, Tháo ngồi trên ghế xem đi xem lại tờ thư hơn chục lượt, rồi bỗng đưng đập tay xuống án, trợn mắt nỗi giận lên mà nói rằng :

- “ Hoang Cai ding ké khé nhuc sai ngươi đến dâng thư trá hàng ,dám to gan đánh trồng qua cửa nhà sắm phải không? ” ( 8 tập 2 tr 178)

Tào Tháo “xem đi xem lại hơn chục lượt” cho thấy ông hết sức cần trọng và cảnh giác với kẻ thù Tào Tháo tỉnh thông binh pháp do đó đã nhận thấy đây là một âm mưu của kẻ địch

Tuy nhiên, Tào Tháo lại có tính kiêu căng, tự phụ, đa nghi nên đã tin lời Hám Trạch và mắc kế liên hoàn của Chu Du, bị thất điên bát đảo ở trận Xích Bích làm 83 van quân Tào bị đánh tan tác bởi ngọn lửa của Ngô Thục

Như vậy, tình huống và tính cách nhân vật có quan hệ qua lại với nhau Qua mỗi tình huống, bản chất của nhân vật càng hiện lên rõ nét và sống động hơn, chân thực hơn Xây dựng tình thế của nhân vật trong các diễn biến là một trong những phương thức quan trọng đề khắc

hoạ tính cách nhân vật của nhà văn

2.3.3 Nghệ thuật thể hiện tinh cach qua hành động

Mỗi cá nhân đều có cá tính và bản sắc riêng Qua hành động, việc làm con người bộc lộ

những nét tính cách đặc trưng và bản chất nhất của riêng mình Tính cách nhân vật không chỉ

bộc lộ qua chân dung, ngoại hình, mà “thường bộc lộ nhiều nhất qua hành động, việc làm”

(4.tr.291)

Tả hành động đề khắc họa tính cách nhân vật là một trong những đặc điểm nghệ thuật

nổi bật của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc trong đó có Tam quốc diễn ngĩa của La Quán Trung Tác giả không đứng ở vị trí người thir ba dé giới thiệu nhân vật mà thông qua việc

miêu tả hành động của nhân vật để khắc hoạ tính cách của nó Chính điều đó đã góp phần tạo

Trang 28

hoàn chỉnh Tào Tháo đa tài nhưng cũng gian trá, đa nghi Xảo trá, tàn bạo và cơ trí, đũng cảm thống nhất trong con người Tào Tháo Càng cơ mưu thì càng xảo quyệt, càng dũng cảm thì càng tàn bạo Hàng loạt những hành động của Tháo đã bộc lộ rõ bản chất gian hùng của nhân vật này

Thời trẻ, Tháo chỉ thích săn bắn, ham múa hát, nổi tiếng là một tay cơ biến quyền mưu Người chú thấy Tháo chơi bời vô độ giận lắm bèn mách với anh trai là Tào Tung - cha Tháo Bị cha mắng, Tháo nghĩ kế trả thù chú Một lần, lúc thấy chú đến, Tháo giả tảng nằm quay ra đất, làm như bị trúng phong Chú thấy Tháo vậy cả sợ, liền báo cho cha Tháo biết Khi cha

đến hỏi, Tháo trả lời:

“Thưa cha, thuở bé đến giờ con có bệnh ấy đâu! Chẳng qua chú con ghét con, cho nên

đặt điều ra thế ” (8.tập1,tr.43)

Dù còn nhỏ tuổi nhưng Tháo đã dám dối cha lừa chú, hành động đi ngược với lễ giáo phong kiến Cái gian của Tào Tháo đã có mầm mống từ thuở thiếu niên

Khi Đồng Trác hoành hành, làm loạn triều cương, Tào Tháo cùng tham gia vào việc bàn bạc tìm kế trừ Đồng Trác Trong khi các quan chỉ ngồi bất lực than khóc, không tìm được

cách diệt loạn thần thì Tào Tháo đứng lên hiến kế giết giặc Khi hành động không thành, bị

Đồng Trác phát hiện, Tháo đã ứng biến rất nhanh :

“Tháo tôi có con đao quỷ xin dâng thừa tướng ” ( 8.tap 1, tr 97)

Phải là một người hết sức dũng cảm cảm biết vì dân vì nước Tào Tháo mới hành động như vậy Và qua đây, Tào Tháo cũng thê hiện sự thông minh, biết ứng biến trong những tình thế nguy cấp để thoát thân Đặt trong bối cánh lúc đó, hành động dâng dao lừa Đồng tặc của

Mạnh Đức là một hành động vì chính nghĩa của người anh hùng, rất đáng được tôn trọng, ngợi

ca

Tuy nhiên trong cuộc đời mình, Tào A Man cũng có rất nhiều hành động bộc lộ tính đa

nghỉ, gian xảo và tàn bạo của mình Trên đường trốn chạy khỏi sự truy đuôi của Đồng Trác,

Tào Tháo đã nương nhờ ở nhà Lã Bá Sa, bạn của cha Tháo Khi Bá Sa đi mua rượu, “Tháo với

Cung ngôi ở nhà, chợt nghe thấy sau nhà có tiếng mài dao Tháo bảo Tran Cung rằng:

— L& Ba Sa đối với tôi không thân thiết gì lắm Chuyện này đáng nghỉ đấy!

Trang 29

Tháo bảo Trần Cung :

—_ Đúng rồi! Nếu ta không hạ thủ trước, thì sẽ bị bắt mất !

Tháo và Cung hai người cùng rút gươm đi thẳng vào, gặp người nào trong nhà thì giết người ấy, giết một lúc tám người Khi vào đến trong bắp, chỉ thấy một con lợn trói bốn vó, sắp

đem chọc tiết ”.(8 tap 1 tr 100 )

Sau đó, Tào Tháo lại giết nốt cả Bá Sa Hành động giết cả nhà Lã Bá Sa cho thấy tính đa

nghỉ thái quá và sự tàn bạo, nhẫn tâm trong con người Tào Tháo Tháo đã làm theo phương châm của mình là “7hà /a phụ người chứ không để người phụ ta” Từ đây, bản chất nham hiểu, tàn bạo của nhân vật này càng bộc lộ rõ và ở mức độ cao hơn, đáng sợ hơn

Một lần phải hành quân qua ruộng lúa của dân, Tháo căn đặn không ai được làm tồn hại dù chỉ là một nhành lúa trên cánh đồng Nhưng sau đó, con ngựa của Tháo lại bị bầy chim đang ăn trên ruộng bay vút lên khiến nó hoảng sợ, giẫm đạp nát một góc ruộng Tào Tháo rút gươm kề cổ mình trong tư thế chuẩn bị tự sát thì quan quân xúm lại can ngăn Ông bèn cắt

chỏm tóc trên đầu và noi: “ ta tam tha tội cho mình, nhưng dùng tóc dé thay dau” Thue chat,

đây cũng chỉ là một thủ đoạn, một kĩ xảo chính trị của Tào Tháo mà thôi Cắt tóc thay đầu là hành động thẻ hiện sự xảo trá song cũng rất thông minh của Tào Tháo

Không chỉ thế, Tào Tháo còn mượn đầu Vương Hậu - viên quan trông coi việc cấp phat

lương để lấy lòng quân sĩ, giả mê giết lính hầu vì sợ khi ngủ có kẻ ám hại Thậm chí, Tháo còn làm nhiều việc tan bạo khác như: chèn ép vua Hiến Đế, giết thái y Cát Bình, treo cô Đông quý

phi đang mang long thai, đánh Phục hoàng hậu đến chết, Tất cả những hành động đó đã

chứng minh hùng hồn cho tính cách đa nghĩ, tàn bạo, bất nhân của Tào Tháo Sự nham hiểm

đến đáng sợ của Tháo còn thể hiện một cách chân thực qua hành động “đôi khi phải giết người

đáng tha và tha kẻ đáng giết” như lời Phạm Tăng — quân sư của Hạng Vũ Nễ Hành chửi Tháo công khai, thậm tệ giữa đám đông, Tháo không giết mà mượn tay Hoàng Tổ giết Dương Tu chưa chửi Tào Tháo câu nào nhưng cuối cùng lại bị giết vì một lí do không đáng giết Vì theo

Tháo: “Người chửi ta ai cũng biết cả Không giết họ được tiếng độ lượng Nhưng người biết rõ

được ý nghĩ riêng của ta mà không giết là nguy vì không thể lừa ai được nữa”

Khi xem xét những hành động của Tào Tháo, ta không chỉ thấy cái nham hiểm, tàn bạo, xảo quyệt mà còn thấy được một phương diện khác rất đáng trân trọng ở nhân vật này Đó là

Trang 30

điều đó qua câu chuyện nàng Thái Diệm bị bắt sang Hung Nô, nhớ Trung nguyên làm mười

tám khúc kèn rợ Hồ gửi về, Mạnh Đức nghe, thôn thức nỗi lòng, xót xa cho thân phận nhi nữ

bèn đưa ngàn vàng lên phương Bắc chuộc về Trần Lâm — người viết hịch kế tội Tào Tháo khi còn ở bên Viên Thiệu, cũng được tha chết vì văn chương sắc sảo, hiểm thấy Thái độ chiêu hiền đãi sĩ, trọng đụng người tài của Tào Tháo giải thích vì sao ông có một đội ngũ các văn quan võ tướng đông đảo và tài năng như vậy Và tất cá họ đều đồng sức đồng lòng vì ông

Điển Vi lấy thân mình bảo vệ Tào Công Tào Hồng liều mạng hộ vệ cho Tào Tháo rút lui khi bị thua Đồng Trác, trong lúc nguy cấp đã nói: Thiên hạ có thể không có tôi nhưng không thể không có ông! Tâm lòng trọng đãi hiền tài của Tào Tháo thể hiện cụ thể và sinh động nhất qua những hành động của ông đối với Quan Vũ “Có lẽ rằng cổ kim chưa có ai tiếp người thành

kính bằng Tào Tháo tiếp Quan Vũ Chu Văn Vương ăn chay nằm đất đi về mấy lượt để đón Khương Tử Nha, Lưu Bị “ tam cé thảo lư” tuy có chí thành nhưng đó là điều ai cũng có thé làm được Tào Tháo tiếp Quan Vũ đem cả tắm lòng thành kính ra tiếp, nhưng Quan Vũ như thế mà không sợ các tướng bắt bình qủa Tào Tháo có cách xử sự phi thường vậy” (6 tr

134)

Mặc dù có giao ước nhưng Tào Tháo vẫn tìm mọi cách đẻ giữ Quan Vũ ở lại với mình,

“cứ ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn”, ban cho tước Hán Thọ đình hầu, tặng áo bào, túi gdm bọc râu, ngựa Xích Thế Sự biệt đãi của Tào Tháo dành cho Quan Công thể

hiện thái độ yêu mến, trân trọng của ông đối với hiền sĩ trong thiên hạ Khi Quan Vũ biết tin

Lưu Bị đang ở bên Viên Thiệu, Tào Tháo lại tìm cách không để Quan Vũ ra đi như: không cho gặp mặt, không cấp giấy thông quan Về điều này, Mao Tôn Cương trong “Thánh thần ngoại thư” có viết: “Điêu ngoa nhất của Tào Tháo là không cấp giấy thông quan cho Quan Vũ Nếu

Quan Vũ bị các cửa ải giết đi ắt Tháo nói: “Đâu phải tại ta” Như thế, Tháo vẫn được tiếng

nhân từ, yêu hiền đãi sĩ Thật là gian hùng! Kẻ tiểu nhân dù có lên mặt anh hùng, rốt cuộc cũng không che mắt được người đời”

Mao Tôn Cương có thành kiến với Tào Tháo nói riêng tập đoàn Tào Ngụy nói chung vì thế không khỏi có cái nhìn khắt khe, tiêu cực đối với hành động này của Tào Tháo Bùi Tùng Chỉ cho rằng: “Tào Tháo sau khi nghe tin Vũ không ở lại, không trừng trị ông ta, vẫn cứ trung thành với lời hứa của mình Làm sao điều này lại có thể xảy ra? Đây thật là lòng cao thượng

Trang 31

Tào Tháo biết nhìn người, biết dùng người và biết cách lấy lòng họ Một việc điển hình là

trong trận Uyên Thành, Tào Tháo mắt con cả là Tào Ngang, cháu Tào An Dân và tướng Điển

VI; nhưng khi nhớ tới trận này, ông khóc Điền Vi nhiều hơn cả Trong trận Quan Độ, khi Hứa

Du bỏ Viên Thiệu sang theo hàng, ông đã không kịp xỏ giày mà đi chân dat ra don Day là uw điểm hơn hắn của Tào Tháo so với Lưu Bị và Tôn Quyền Điều đó cho thấy tài năng, sự thông minh và biết nhìn xa trông rộng của Tào Tháo trong Tam quốc của La Quán Trung

Bằng việc miêu tả việc làm, hành động, tác giả đã khắc họa một cách sinh động, chân thực tính cách phức tạp, vừa tích cực vừa tiêu cực của nhân vật Tào Tháo Day chính là nhân

vật được xây dựng thành công nhất Tam quốcvà góp phần tạo nên sức cuốn hút của tác phẩm 2.3.4 Nghệ thuật thể hiện tính cách qua ngôn ngữ

Ngôn ngữ nhân vật là “lời nói của nhân vật trong các tác phẩm thuộc các loại hình tự sự

và kịch Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng

nhằm thẻ hiện cuộc sống và cá tính nhân vật”

(3.tr214)

Ngôn ngữ nhân vật bao gồm cả ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc chỉ chú ý nhiều tới miêu tả hành động nhân vật mà chưa quan tâm miêu tả

diễn biến nội tâm nhân vật(đến “Hồng Lâu Mộng — Tao Tuyết Cần” đã có sự miêu tả nội tâm

nhân vật ) Do đó, ngôn ngữ nhân vật trong Tam quốc, ta chỉ xét tới ngôn ngữ đối thoại Qua lời nói, nhân vật bộc lộ cá tính của mình

Tào Tháo xuất hiện trên vũ đài chính trị trong Tam quốc với câu nói nỗi tiếng : “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta” Câu nói này chính là phương châm xử thế của Tào Tháo Đứng trên lập trường nhân đạo, rõ ràng đây là thứ triết lí nhân sinh biểu hiện tính cách ích kỉ hại nhân, tàn ác của tập đoàn phong kiến thống trị Nhưng xét ở góc độ khác, câu nói đó thể hiện ý thức của Tào Tháo trong sự nghiệp, luôn luôn dành phần chủ động trong mọi việc

Câu nói vừa cho thấy cái tàn ác, bất nhân ở Tào Tháo vừa khẳng định bản lĩnh và thái độ dám

chấp nhận tất cá ở con người này

Ở hồi thứ 21, Tào Tháo và Lưu Bị cùng “uống rượu luận anh hùng” Những lời đối thoại giữa hai nhân vật đã bộc lộ phần nào tính cách của mỗi người đồng thời cũng là sự đối sánh

Trang 32

hic thi bay, lúc thì nắp Lúc to thì nổi mây phun mù, lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra

thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì lấn núp dưới sóng Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến hoá, cũng như là người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bồn bể'.(§.tập 1,tr 410) Sở di Thao

dám nói như vậy vì ông đã liếc mắt qua cả thiên hạ và thay rõ đâu là anh hùng, hào kiệt Lưu

Bị dẫn ra nhiều quân phiệt có thế lực mạnh lúc đó và đánh giá họ là những anh hùng của thời bấy giờ như: Viên Thuật — “binh lương nhiều”, Viên Thiệu -“ bốn đời làm tam công, hồ đữ

hùng cứ ở Kí Châu, bộ hạ nhiều tay giỏi”, Lưu Biểu —“ nỗi tiếng trong tám kẻ tuấn kiệt, uy

danh khắp cả chín châu”, Tôn Sách — “ sức lực đương khoẻ, đứng đầu xứ Giang Đông”, Lưu

Chương ở Ích Châu Nhưng Tào Tháo lại có nhìn nhận khác hắn Tháo cho rằng: Viên Thuật chỉ là “ xương khô trong ma, chi nay mai là ta bắt được!”, Viên Thiệu thì “ ngoài mặt mạnh

bạo, trong bụng nhút nhát, thích mưu mẹo mà khơng quyết đốn, làm việc lớn lại lo đến bản thân, thấy lợi nhỏ thì lại quên mình”, Lưu Biểu thì “ có hư danh nhưng không có thực tài ”,

Tôn Sách thì chỉ “nhờ danh tiếng của bố”, Lưu Chương chỉ “như con chó giữ nhà” Ở đây, ta thấy có sự tương phán rõ rệt trong cách đánh giá về những nhân vật có thế lực mạnh lúc đó

Cá năm người Lưu Bị nêu tên và đưa cả lí do để khiến họ có thể được xem là anh hùng thì đều

bị Tào Tháo phản bác bằng những lời lẽ xem thường

Dễ nhận thấy, Lưu Bị tỏ ra rất khôn ngoan khi dốc sức đề cao những người khác Trước tiên, Lưu Bị thể hiện một thái độ hết sức cung kính với Tào thừa tướng: “Bị này được nhờ ơn thừa tướng làm quan trong triều, anh hùng trong thiên hạ thực không được biết ” Kèm theo đó

là sự nhún mình hết sức: “Bị này là người trần mắt thịt, biết đâu được anh hùng” Qua cách đối

đáp này, người đọc sẽ nhận ra ngay sự chủ động, đầy tự tin của Lưu Bị trước mắt Tào Tháo Lưu Bị càng tự hạ mình, Tào Tháo càng hiện lên đầy vẻ ngạo mạn, đây tự tin vào khá năng của mình trước bất cứ đối thủ nào Kèm theo các nhận định không hề che giấu suy nghĩ thực

của mình, người kể còn khắc hoạ Tào Tháo ở tư thế nhận lời đề xuất của Lưu Bị, là “cười” rồi

“lại cười” Rõ ràng, phong thái của Tào Tháo là an nhiên, tự tại

Đến đây, ta thấy cả nét tính cách của Tào Tháo lẫn Lưu Bị đều được khắc hoạ thống nhất Với Tào Tháo thì từ một người mang tâm hồn nghệ sĩ biết hứng thú uống rượu với mơ xanh -

một cái thú tao nhã của một thi nhân, Tào Tháo chuyền sang tư cách một thủ lĩnh Có nghĩa

Trang 33

lay lại vẻ tự tin và một mực xử sự lép về trước Tào Tháo Người đọc hào hứng theo dõi câu chuyên bên bàn rượu của hai nhân vật và tin chắc rằng Lưu Bị đã lừa được Tào Tháo, đã khiến

Tháo tin rang minh chỉ là anh chàng vui thú với việc làm vườn mà không có chút chí hướng

nhòm ngó thiên hạ nữa

Song ngay lúc mọi chuyện hoài nghi và thăm dò ngỡ như không còn nữa vì cả Tào Tháo và Lưu Bị lúc này dường như đã hoàn toàn cởi mở và an bài rằng Tào Tháo là anh hùng còn Lưu Bị không phải anh hùng khi Lưu Bị thú nhận: “Ngoài những người ấy ra, Bị thực không

còn biết ai nữa” Lúc này, Tào Tháo mới thể hiện quan điểm của mình về người anh hùng:

“Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia ”(8§.tập1, tr412) Với Tào Tháo, anh hùng phải là người nuôi chí lớn trong

tim óc, phải có mưu cao kế giỏi, có tài bao trùm cả vũ trụ, có chí nuốt cả đất trời Quan niệm này thể hiện chí tung hoành thiên hạ, hoài bão lớn lao, dám nghĩ dám làm trong thời loạn của

Ngụy vương Tào Tháo Cuối cùng, Tháo chi han vao Luu Bi va minh ma khang dinh : “Anh

hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ co ste quan va Théo ma théi”.Sau cau noi nay, dau co dé phòng đến đâu Lưu Bị cũng không khỏi giật mình hoảng hốt Việc đánh rơi thìa đũa đã chứng

tỏ trạng thái hoảng sợ ấy Dẫu có cố làm vườn, dẫu có giả ngây ngô khéo đến đâu, Lưu Bị

cũng không qua mắt được Tào Tháo Với câu khẳng định đó, Tào Tháo đã thăm dò được bựng của Lưu Bị đồng thời ta cũng thấy được khả năng quan sát và đoán biết người khác rất tỉnh tế và chính xác của nhân vật này Qua câu nói đó và cả cái cười hỏi : “Trượng phu cũng sợ sắm

a!” sau khi Lưu BỊ giải thích việc đánh rơi thìa đũa là vì sắm to quá, Tào Tháo đã bộc lộ sự

khôn ngoan và thói kiêu căng, tự phụ của một kẻ gian hùng

Trong tác phẩm, Tào Tháo còn đối thoại với nhiều nhân vật có những địa vị khác nhau

như: các quan văn võ và quân lính dưới quyền, dân chúng, kẻ thù, Tắt cá những lời nói đó

đều nhằm thể hiện tính cách phức tạp, nhiều mặt của nhân vật: khi chân thành tha thiết, khi

Trang 34

hết cả dân Lạc Dương ước mấy trăm vạn đưa sang Trường An và các chư hầu thì chỉ đóng

quân ở một chỗ, không hề có động tĩnh gì, Tào Tháo đã đến nói với Viên Thiệu: - “Thang giặc

Đồng Trác đốt cả cung thất, ăn hiếp vua, bắt vua dời ngôi, trong nước rồi động, dân không

biết theo di Ay là lúc trời làm no mạt đó, nhân lúc này chỉ đánh một trận là yên thiên hạ, sao

các ông không đánh? ”.(§ tap 1, tr.127)

Những lời Tào Tháo nói thể hiện tắm lòng lo lắng cho Hán đế, cho sự tồn vong của nhà Hán và thái độ nóng lòng muốn trừ giặc cho dân cho nước Qua lời nói và sau đó là hành động cụ thể, Tào Tháo đã thể hiện những phẩm chất hơn hắn những quân phiệt khác lúc đó, là bầy tôi trung thành của nhà Hán, có những hành động tích cực vì triều đình

Nhưng khi trở thành thừa tướng của nhà Hán thì Tào Tháo lại lộng quyền, bức hiếp vua

nhà Hán Phát hiện ra tờ mật chiếu và tờ nghĩa trạng chống lại mình, Tào Tháo đã “ đeo gươm

vào cung, mặt hằm hầm giận” Tháo hỏi:

- “Đồng Thừa mưu làm phản, bệ hạ biết không? Vua tảng nghe nhãng, nói:

- Đồng Trác bị giết rồi kia ma! Tháo quát to:

-Không phải Đồng Trác mà là Đồng Thừa!

Vua run cẩm cập, Tháo nói:

-Cắn ngón tay lấy máu viết mật chiếu đã quên rồi à?” (8.tap 1, tr.466)

Nếu tách cuộc đối thoại này thành một đoạn văn độc lập với toàn bộ tiểu thuyết của La

Quán Trung, người đọc sẽ khó có thể hình dung đó lại là một cuộc đối thoại giữa bề tôi với

nhà vua của mình Ngôn ngữ của Tào Tháo trong đoạn này là ngôn ngữ của một tên tặc thần tiếm quyền thiên tử Nó hoàn toàn phù hợp với tính cách bất nhân, tàn bạo của Tháo

Tào Tháo trong Tam quốc là nhân vật được xây dựng với tính cách phức tạp, nhiều chiều

Chính điều đó là yếu tố tạo nên sức sống cho hình tượng nhân vật và sự lôi cuốn, hấp dẫn đối

với bạn đọc nhiều thế hệ La Quán Trung đã kết hợp sử dụng một cách linh hoạt, tài tình các

phương thức, biện pháp thê hiện nhân vật Tào Tháo trong đó phải kế đến nghệ thuật khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại

Trang 35

Khoa trương, so sánh là một trong những biện pháp nghệ thuật quen thuộc, được sử dụng phô biến trong văn học nói chung, tiểu thuyết cô điển Trung Quốc nói riêng Đây là những phương thức đem lại hiệu qua cao trong việc miêu tả nhân vật, thể hiện tư tưởng chủ đề của

tác phẩm văn học

Khoa trương (còn gọi là phóng đại, ngoa dụ) là “Một phương thức tu từ, một thủ pháp nghệ thuật dựa trên cơ sở phóng đại, cường điệu kích thước, quy mô, tính chất của đối tượng hay hiện tượng được miêu tả” (3,tr.212) giúp tăng cường sức mạnh biều hiện cho hình tượng

được nói đến trong tác phẩm Thực chất, khoa trương là thủ pháp nghệ thuật nói quá sự thật

nhằm đạt được hiệu quả nghệ thuật nào đó Trong tiểu thuyết Minh — Thanh như: Thuỷ hử, Tây du kí, yếu tố khoa trương, phóng đại được các tác giả sử dụng với tần số khá lớn đồng thời cũng là thủ pháp quan trọng dé khắc hoạ những nhân vật điển hình với nét tính cách điển hình như: Võ Tòng, Tôn Hành Gia, Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nghệ thuật khoa trương được sử dụng phổ biến và có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc hoạ chân dung nhân vật, trong đó có nhân vật Tào Tháo

Để làm nổi bật tội ác và tô đậm tính cách tàn bạo của Tào Tháo, tác giả đã lấy khoa

trương, phóng đại làm biện pháp hữu hiệu Khi mới phát cờ gióng trống, xây dựng sự nghiệp,

Tháo khới binh đánh Từ Châu đẻ trả thù cho cha Tháo dựng cờ “Báo thù tuyết hận”, ra lệnh làm có thanh Từ Châu “Hễ đánh được thành trì nào, bao nhiêu nhân dân trong thành đem

giết nhẫn để báo thù cho cha fa”(§.tập1, tr 202) Sát hại cha Tháo là cá nhân Trương khái, đư đáng Khăn vàng chứ không phải quan dân Từ Châu Vì thế, việc Tháo giết hại người dân vô

tội để báo thù là một tội ác dã man, đáng bị lên án “Tào Thao di đến đâu cũng cho quân tàn

hại dân chúng đến đáy, đào mô cuốc má người ta, ai ai cũng sọ” Đánh Từ Châu, Tào Tháo đã “giết máy chục vạn trai gái Tứ Thuỷ, làm cho nước sông không chảy được” Các huyện Thử Lự ,Huy Lăng, Hạ Khâu “đều bị làm có, chó gà cũng chết hết, ngoài đường không còn người di”

Trong Ngụy chi — “Dao Khiém truyén” ghi lai su viéc nay hét sire don gian nhu sau :

“Năm 193, Thái Tổ - Tào Tháo cử quân đánh Đào Khiêm, hạ hơn mười thành Đánh to tại

Bành Thành, quân Đào Khiêm thua chạy có hơn vạn quân chết, nước Tứ Thuỷ không chảy

Trang 36

Nhw vay,tir “hon van quan chét”(Dao Khiém truyén) dén “may chuc van’(Tam quéc dién nghĩa),từ “quân”chết (Đào Khiêm truyện)đến “mấy chục vạn trai gái” (Tam quốc diến nghĩa) mà trai gái cũng có nghĩa là quần chúng nhân dân vô tội La Quán Trung đã vận dụng thủ pháp khoa trương nhằm vạch trần bản chất tàn ác, giết người không ghê tay của Tào Tháo Thành phan va con số những người bị giết ở Từ Châu là minh chứng hùng hồn cho nét tính cách tàn

bạo, độc ác của Tào A Man

Sau trận Xích Bích, khi men theo đường nhỏ Hoa Dung, gặp lúc nước đọng thành vũng, bùn lầy ngập vó ngựa, đường khó đi, quân lính đều mệt mỏi, nằm lăn ra đường Tháo không những khôngđộng viên quân sĩ mà còn thét ngựa giẫm lên trên mà đi, chết hại không biết bao nhiêu, tiếng khóc vang cả đường sá Những tướng sĩ có mặt ở Hoa Dung lộ cùng Tào Tháo là những người vừa thoát khỏi biển lửa Xích Bích Họ là những người may mắn giữ được mạng sống và dùng chút sức lực cuối cùng có gắng trở về đoàn tụ với gia đình Thế nhưng, để thoát thân được nhanh nhất, Tào Tháo đã chà đạp lên mạng sống của họ, những người đã chiến đấu vì quyền lợi của ông ta Tác giá tiêu thuyết đã phóng đại con số thương vong của tàn quân nhà

Ngụy dưới vó ngựa của Tào Tháo ở đường Hoa Dung nhằm làm nổi bật su ich ki đến bất

nhân, đáng sợ của nhân vật này

Trần Lâm khi còn ở bên Viên Thiệu đã giúp Thiệu viết một bài hịch dài kế tội Tào Tháo

với những lập luận chặt chẽ, sắc sảo bày tỏ thái độ tố cáo mạnh mẽ và sự khinh bỉ, căm ghét

đến tột độ Thế nhưng trong bước đường cùng trở về với Tào Tháo, Trần Lâm không những

không bị giết mà còn được trọng dụng bởi có tài văn chương hiếm có Trong Tam quốc, có một số câu chuyện không thấy có trong chính sử nhưng dưới ngòi bút của La Quán Trung, những câu chuyện ấy được viết khá sinh động, có tính chất cường điệu, chứng minh lòng trọng

nhân tài của Tào Tháo, như việc Tháo tha Trương Liêu:

Võ sĩ dẫn Trương Liêu đến, Tháo trỏ vào Liêu mà bảo rằng: -_ Thằng này trông quen quen!

Liêu đáp:

- Phải, gặp nhau trong thành Bộc Dương, đã quên rồi tr? Tháo cười mà hỏi rằng:

- Thé ra may con nho a?

Trang 37

- Nhung rat dang tiéc! Thao hoi: - Tiéc cdi gi? Liéu dap: - Tiéc hém dy lửa không cháy to đốt chết thằng quốc tặc là mày! Tháo giận lắm, mắng rằng: - Tướng đã thua sao dám làm nhục ta? Nói xong tuốt kiếm định chém Trương Liêu Huyền Đức nói:

- Người có lòng son như thế nên giữ lại Thảo ném kiếm xung đất,cười nói:

- _ Ta cũng biết Văn Viễn trung nghĩa, nên đùa tí thôi Nói xong cởi trói, cởi áo mình mặc cho Trương Liêu, mời lên ngôi Trương Liêu cảm động trước lòng tốt của Thảo

va dau hang Thdo.(8.tap 1, tr.388)

La Quán Trung sử dụng nghệ thuật phóng đại khi nói về thái độ của Tào Tháo đối với những người hiền sĩ nhằm khẳng định nhân vật này rất biết cách nhìn người, dùng người và luôn trọng đãi nhân tài Day là một trong những điểm tích cực nồi bật ở Tào Tháo.Ông chủ trương thực hiện chính sách “duy tài thị cử” để tuyên chọn người tài vào bộ máy nhà nước của nhà Ngụy

Trong Tam quốc, tác giả còn sử dụng biện pháp khoa trương cho nhiều nhân vật khác

như: Trương Phi, Triệu Tử Long, Không Minh, nhằm tập trung khắc hoạ nét điển hình, nhất

phiến trong tính cách của mỗi nhân vật Với Tào Tháo, biện pháp này càng tô đậm thêm sự

phức tạp, vừa tích cực vừa tiêu cực, vừa đáng trọng vừa đáng ghét luôn tồn tại đan cài nhau

trong tính cách của nhân vật Đồng thời, qua nghệ thuật khoa trương, tác giả còn kín đáo bày tỏ thái độ của mình đối với con người Tào Tháo cũng như từng hành độnh của nhân vật này trong tác phẩm

Cùng với khoa trương, so sánh là biện pháp được sử dụng phổ biến trong Tam quốc diễn

nghĩa Khi miêu tá nhân vật, tác giả luôn đặt nó trong một hệ thống, một sự đối sánh nào đó

Trang 38

Nhân vật Tào Tháo, ở mọi trường hợp, tác giả luôn có ý so sanh tinh hon han ctia nhdn vật

này với bọn quân phiệt khác Mặc dù mới mộ quân nhưng Tào Tháo đã đứng ra phát hịch cần vương gửi đi các quận Đây là điều Viên Thiệu muốn làm nhưng không làm được, bởi Thiệu không phải là đối thủ của Tháo “Tào Tháo mừng lắm, làm ngay tờ kêu gọi phát di các đạo, roi dựng một lá cờ trắng, dé hai chữ: Trung nghĩa dé chiêu tập binh mã

Không được máy ngày, thiên hạ kéo đến ứng mộ đông như nước chảy” (8.tap1, tr 104)

Tào Tháo đã nhanh chóng giành quyền chủ động Dù không đóng vai minh chủ nhưng uy

tín của Tháo rất lớn Lúc này, Tào Tháo chỉ có một bụng vì dân vì nước, là con người lỗi lạc

có con mắt tỉnh đời và biết chiêu hiền đãi sĩ, phẩm cách vượt xa anh em Viên Thiệu Chính vì thế, ngay khi mới dựng cờ khởi nghĩa, đã có nhiều anh tài văn võ về với Tào Thao, hi sinh tinh

mạng của mình cho nghiệp lớn của ông ta

Tại hội nghị các chư hầu bàn việc đánh đẹp Đồng Trác, Tháo nói với Viên Thiệu:

- _ “Nay Đồng tặc đã kéo về Trường An rồi,ta nên thừa thé ma đuổi theo bắt nó mới phải, Bản Sơ lại đóng quân ở đây, là cớ làm sao?( )

Chie hau déu nói:

- Takhong nén khinh déng Tháo giận nói rằng:

- Đồ trẻ con cả, không đáng cùng mưu đồ việc lớn! ”.(8.tập 1, tr 126)

Trong khi Viên Thiệu và các chư hầu khác đều do dự và lo sợ, Tào Tháo lại đầy nhiệt huyết

và hết sức quyết đoán Trong mắt Tào Tháo, những chư hầu kia chỉ là những kẻ hèn nhát chỉ lo giữ mình, chỉ là “đồ trẻ con” mà thôi Những kẻ đó chỉ biết sống an phận và hưởng thụ cho cá nhân mình mà không dành tâm huyết đề “trị quốc bình thiên hạ”cứu lấy giang sơn nhà Hán,

là loại người “không đáng để cùng mưu đồ việc lớn” Chỉ với một đoạn văn ngắn nhưng ta

cũng thấy rõ sự hơn hắn của Tào Tháo về chí khí, óc phân tích, lòng quyết tâm, dũng cảm, Tào Tháo đa nghỉ còn Viên Thiệu thì hay hồ nghi Tào Tháo đa nghỉ bởi vì biết phân tich và

quyết đoán được bởi vì biết tổng hợp Còn Thiệu thì hồ nghỉ lại hẹp hòi nên không thể làm

được việc lớn Sự hơn hắn của Tào Tháo được chứng minh một cách thuyết phục bằng VIỆC

Trang 39

Trong Tam quốc, Tào Tháo và Lưu Bị luôn được đặt trong thế đối sánh, tương phản

nhau Dưới ngòi bút của La Quán Trung, Tào Tháo hiện lên với tính cách tàn bạo, xảo trá, là

một kẻ gian hùng còn Lưu Bị lại là con người nhân hoà, là ông vua anh minh, thương yêu trăm

họ và là một anh hùng Cách sống và hoạt động của Tàơ Tháo và Lưu Bị cũng hoàn toàn đối

lập nhau Lưu Bị khẳng định rằng: “Tháo dĩ cấp, ngô dĩ khoan; Tháo dĩ bạo, ngô dĩ nhân;

Tháo dĩ quyệt, ngô dĩ trung” Phương châm xử thế của Tào Tháo là “?hà ứz phụ người chứ không để người phụ ta” bởi “người không vì mình thì trời tru đất diệt” Trái ngựơc lại, Lưu Bị “Thà chết chứ không làm người phụ nghĩa”.Tuy nhiên, giữa hai hình tượng nhân vật này thì

hình tượng Tào Tháo có tính chân thực và sống động hơn Lưu Bị khiêm tốn, nhân nghĩa

nhưng đôi khi bạn đọc nhận thấy có chỗ giả tạo trong con người ông ta.Với Lưu Bị, người ta chỉ yêu mến mà không cảm phục Bằng biện pháp so sánh, tác giả đã làm nổi rõ nhiều đặc điểm, thuộc tính của nhân vật, giúp người đọc có những ấn tượng thâm mĩ phong phú về nhân vật Tào Tháo trong Tam quốc

Nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng phương tiện nghệ thuật

Các phương tiện thể hiện nhân vật cũng hết sức đa dạng, phong phú Trong Tam quốc diễn

nghĩa, La Quán Trung đã sử dụng một cách khéo léo, linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật đề

xây dựng thành công một trong những nhân vật sống động nhất, hấp dẫn nhất của bộ tiểu

thuyết — nhân vật Tào Tháo Tính cách phức tạp của Tào Tháo được thể hiện cụ thể ở nhiều

phương diện và trong nhiều mối quan hệ khác nhau Tào Tháo là một nhân vật tính cách và là nhân vật được La Quán Trung xây đựng thành công nhất trong Tam quốc diễn nghĩa

KÉT LUẬN

Tam quốc là một tác phẩm lừng danh trong kho tàng tiêu thuyết chương hồi Trung Hoa

Khi tác phẩm ra đời, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng với Tam quốc, La Quán Trung không chỉ đặt nền móng mà đã hoàn chỉnh thể loại tiểu thuyết mà lịch sử văn học thế giới quen gọi là

Trang 40

Quốc Với tác phâm này, La Quán Trung đã dựng lại một thời kì lịch sử loạn lạc với máu, nước mắt và những chiến công - thời kì '“Tam quốc phân tranh”

1 Tam quốc diễn nghĩa ngoài giá trị văn học to lớn còn rất có giá trị về mặt lịch sử và quân sự Sự ra đời của tác phẩm này cũng có nét đặc biệt so với nhiều tiểu thuyết khác Nhà

văn khơng hồn tồn hư cấu, sáng tạo các tình tiết, biến cố và nhân vật trong tác phẩm Nhiều

nhà nghiên cứu cho rằng: “Tam quốc bảy thực ba hư” là nhằm khẳng định nguồn gốc của bộ

sách này Nó có cơ sở trực tiếp từ sử biên niên như:Tam quốc chí — Trần Thọ,Tư trị thông

giám — Tư Mã Quang, sách của Bùi Tùng Chi, Chu Hi, và chịu ảnh hưởng của hí khúc,

giảng sử, bình thoại lấy đề tài Tam quốc, những giai thoại về thời Tam quốc lưu hành trong dân gian

Trong hơn 400 nhân vật của Tam quốc, Tào Tháo là hình tượng nhân vật được xây dựng

thành công nhất Tuy nhiên, do chịu sự chỉ phối của tư tưởng “ủng Lưu phản Tào”, tác giả đã

khắc hoạ Tào Tháo thành một kẻ gian hùng, nham hiểm, tàn bạo, khác xa với con người Tào Tháo trong lịch sử - nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, nhà cải cách và nhà thơ hào hoa Tìm

hiểu tường tận vấn đề này sẽ giúp ta có được sự đánh giá khách quan, công bằng hơn về nhân

vật Tào Tháo

2 Trong Tam quốc diễn nghĩa cũng như đa số các tiểu thuyết cô điển Trung Quốc, nhân

vật chưa thật sự được chú ý miêu tả ngoại hình Nhân vật Tào Tháo chỉ được phác hoạ vài nét

sơ sài về hình đáng nhưng nó cũng góp phần vào việc thể hiện tính cách phức tạp, khó đoán

biết của nhân vật này Miêu tả ngoại hình nhân vật là một biện pháp quan trọng để bộc lộ tính

cách của nhân vật văn học như trong “ Hồng lâu mộng” - Tào Tuyết Cần, truyện ngắn của

A.Sekhoy,

3.Tào Tháo không mang tính nhất phiến trong tính cách mà luôn có sự kết hợp, xen cài

của nhiều nét tính cách khác nhau, vừa tích cực lại vừa tiêu cực Đề thể hiện được tính cách Tào Tháo một cách sinh động, phong phú, tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện nghệ thuật như: sự tác động của không gian - thời gian, tình huống đối với tính cách nhân vật, các biện pháp khắc hoạ tính cách nhân vật qua hành động, qua ngôn ngữ, biện pháp khoa trương, so sánh,

Việc nghiên cứu, tìm hiểu về hình tượng nhân vật Tào Tháo sẽ giúp ta hiểu hơn nhiều vấn

Ngày đăng: 21/09/2014, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w