đề tài Hình tượng nhân vật thị dân trong Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh với mong muốn sẽ khám phá được phần nào những điều mà tác giả muốn nói và thê hiện trong tác phẩm.. tác giá cũng
Trang 1LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường
Đại học sư phạm Hà Nội 2, trong tổ bộ môn văn học nước ngoài Tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô trong khoa, trong tô, đặc biệt
là cô Nguyễn Thị Bích Dung - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi xin cảm ơn những đóng góp của các bạn sinh viên khoa Ngữ văn - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Tôi xin trân trọng cảm ơn
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 nam 2011
Tác giả
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung
Kết quả này không trùng với bất kỳ kết quả của tác giả nào đã được công bô Nêu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2011
Tác giả
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Q02 2201111 1201211111 1115111 1111550111111 5 50111111 ra 1
1 Ly do chon dé tai cccccceceesssscccececceeececeeeensrssseesecaeeeeceesaes 1
II P AcisŸ‹ì(v:0›'s aaiiiiiiiađaẳäẢ 1 1.2 Lý do sư phạm -cc se Sàn vs ky 1
bo ai HH 2
3 Mục đích nghiên cứu cv nh vn 3
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát - 5+ c 5c 5c S2+ 2+ +<ss<2 3 4.1 Đối tượng nghiên cứu - - c1 111 1S SS S9 S S995 52111111111 xrr 3 4.2 Phạm vi khảo sát -. - c2 22232212 3
5 Phương pháp nghiên cứu -. c + set 3
6 Đóng góp của khóa luận - Sen sx, 3
7 Bố cục của khóa luận -cc c1 1H S ST ng TT ng 4 )'20900 21 5 CHUONG 1: DAC DIEM CUA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT THỊ DÂN IÌ:\9)I€E ý 8/70(//0//T7NNNnNGaẢ 5 1.1 Vài nét về tác gid ca Kim Bình Mai ẲẶẶ 2S cv 5
1.2 Nguyên nhân xuất hiện hình tượng thị dân :+5: 8 1.2.1 Nguyên nhân khách quan -. . -c<c << s+ 9 1.2.2 Nguyên nhân chủ quan -c << s s1 sx + 10
1.3 Đặc điểm của nhân vật thị dân trong Kửứn Bình Mai L2 1.3.1 Khái niệm thị đân - ¿+ c1 1111 E S121 S 1232585555251 11x 1x ce 12 1.3.2 Đặc điểm của nhân vật thị dân + ¿+2 22222 c++csse 14 CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT THỊ DÂN TRONG KIM BÌNH MAI - 55c SSSSSs+s+ssses 28 2.1 Khái niệm nhân vật văn học -: 28
Trang 42.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật thị dân trong Kửm Binh
2.2.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình
Trang 5MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Lý do khoa học
Trong quá trình giao lưu văn hóa Việt — Trung, do nhiều nguyên nhân,
có những mảng văn hóa, những tác phẩm văn học nồi tiếng trên thế giới mà
lại rất xa lạ với Việt Nam Kim Bình Mai là một ví dụ Ngay sau khi ra đời
tiểu thuyết này đã làm náo động văn đàn, đã có biết bao cuộc tranh luận về
“chú ý” (ngày nay gọi là chủ đề tư tưởng) của cuốn truyện Cuối những năm
80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX ở Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế về Kửm Bình Mai, các nhà nghiên cứu đã nhất trí đánh giá
“Đây là tác phẩm hiện thực chú nghĩa vĩ đại” Vì thể, tìm hiểu tiểu thuyết này sẽ đem đến cho chúng ta cái nhìn chân thực, sâu sắc và sinh động hơn về một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử Trung Quốc - giai đoạn Minh — Thanh
1.2 Lý do sư phạm
Việc tìm hiểu tiểu thuyết Kim Bình Mai sẽ giúp người giáo viên tương
lai có cái nhìn chân thực về văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Trung Quốc dé từ đó có thể liên hệ, mở rộng, giới thiệu cho học sinh những bông hoa rực rỡ nhất trên cánh đồng tiểu thuyết Trung Hoa Đồng thời cũng giúp
các em có cái nhìn đúng đắn trong học tập và trong cuộc sống, biết xây dựng cho mình lối sống phù hợp, lành mạnh; trân trọng những giá trị tốt đẹp của con người, nhất là khi Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển
Tác phâm văn chương hấp dẫn người đọc trước hết bởi tư tưởng, cõi lòng nhà văn gửi gắm trong đó Mỗi tác phẩm văn học ra đời là tâm huyết, là kết quả của biết bao thể nghiệm, trăn trở, dan vat, hi vọng, đớn đau của người
nghệ sĩ về cuộc sống, về con người Xuất phát từ suy nghĩ trên nên tôi chọn
Trang 6đề tài Hình tượng nhân vật thị dân trong Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh với mong muốn sẽ khám phá được phần nào những điều mà tác giả muốn nói và thê hiện trong tác phẩm
2 Lịch sử vấn đề
Ngay từ thế kỷ trước, Kửn Bình Mai đã được địch ra tiếng Pháp, tiếng Anh rồi tiếng Đức cùng một lúc với các truyện Ngọc Kiều Lê, Bình Sơn Lãnh Yến, Hảo Cầu truyện Tác phẩm này từng xôn xao dư luận một thời, vì thế đã có không ít bài nghiên cứu về nó:
Phương Lựu (1996), Kim Bình Mai — đôi điều mới lạ, Văn hóa văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ ở Việt Nam Nxb Hà Nội Trong bai viét nay, tác giả đã chỉ ra những điểm “4” của Kửm Bình Mai (nhan đề là do tên ba người phụ nữ ghép lại, tên tác giả Tiếu Tiếu Sinh là một danh ngữ chung có nghĩa là “£hẩy cười” hay “ông bông đùa”, ) Bên cạnh đó, Phương Lựu đề cập đến những đóng góp mới mẻ của Kim Binh Mai trong lịch sử phát triển tiểu thuyết Trung Quốc — Đây là tác phẩm đầu tiên do văn nhân sáng tạo viết
về những con người bình thường nhỏ bé thuộc tầng lớp thành thị trong xã hội Minh
Lương Duy Thứ (2000), Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Ở đây, Lương Duy Thứ đề cập đến những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển rực rỡ của tiểu thuyết nói chung; khẳng
định Kim Bình Mai là tác phẩm tả chân hiện thực cuối Minh Từ đó tác giả đi đến kết luận Kửn Binh Mai là tác phẩm đánh dấu sự mở đầu một khuynh hướng văn học mới — khuynh hướng đời thường, trân trọng cái “nhân dục”, chống lại những đạo đức phong kiến cũ của xã hội
Lương Duy Thứ (1989), Kim Bình Mai — một tác phẩm hiện thực phê
phán có giá trị, Tạp chí văn học số 3 Trong bài viết này, Lương Duy Thứ đưa
ra quan niệm xoay quanh câu hỏi tác giả Kim Bình Mai là ai? Thêm vào đó,
Trang 7tác giá cũng dẫn dắt những ý kiến để chứng minh Kim Bình Mai là một tác phẩm mang tính hiện thực rõ nét, xây dựng được những nhân vật có tính cách phức tạp, gần với con người đời thường
Các bài viết trên tập trung vào một khía cạnh của Kửn Bình Mai, tuy
nhiên đều mới ở dạng khái quát Trong khóa luận này, người viết đi sâu tìm
hiểu hình tượng nhân vật thị dân, qua đó làm nổi bật nét đặc sắc, tài năng và
quan niệm của tác giả trong việc xây dựng các nhân vật
3 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài Hình tượng nhân vật thị dân trong Kim Bình Mai cúa Tiễu Tiéu Sinh người viết nhằm làm nỗi bật những nét độc đáo trong quan niệm thấm mĩ của tác giả khi xây dựng nhân vật Qua đó, thấy được tài năng và những đóng góp của nhà văn cho nền văn học dân tộc Trung Hoa nói riêng và văn học nhân loại nói chung
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hình tượng nhân vật thị dân trong Kửm Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh 4.2 Phạm vi khảo sát
Kim Binh Mai do Hai Dang — Ngoc Quang — Manh Linh dich, giao su
Lê Đức Niệm hiệu đính và giới thiệu (2008), Nxb Văn học
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát
Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu
Phương pháp tông hợp và nâng cao vấn đề
6 Đóng góp của khóa luận
Chỉ ra những nguyên nhân xuất hiện hình tượng nhân vật thị dân, những
đặc điểm của nhân vật thị dân Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật thị dân Từ đó thấy được tài năng cũng như những đóng góp mới mẻ của
Trang 8tác giả trong việc khám phá cuộc sống, khám phá con người
7 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Đặc điểm của hình tượng nhân vật thị dân trong Kửmn Binh
Mai
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật thị dân trong Kửn Bình Mai
Trang 9NOI DUNG
CHUONG 1: DAC DIEM CUA HINH TUQNG NHAN
VAT THI DAN TRONG KIM BINH MAI
1.1 Vài nét về tác giả của Kim Bình Mai
Thời Vạn Lịch (1573 - 1620) triều Minh ở Trung Quốc, vào năm 1610 tại
Tô Châu xuất hiện bộ tiểu thuyết chương hồi dài Kửm Bình Mai đã làm cho nhiều người xôn xao bàn luận Giữa lúc vườn hoa tiểu thuyết nở rộ, biết bao
văn nhân đã lay dé tai tir truyén ké dan gian, dién nghia lich str, các triéu dai
với biết bao giai nhân, tài tử, đế vương, khanh tướng Kim Bình Mai ra đời đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử tiểu thuyết cô điển Trung Quốc bởi đây là tác phẩm đã xây dựng được những nhân vật đặc trưng thời đại, miêu tả được những hoạt động tất yếu của các nhân vật trong hoàn cảnh điển hình của xã hội phong kiến ruỗng nát Đây cũng là tác phâm đầu tiên “/ấy cái chuyện một gia đình làm trung tâm, đề cập đến một môi trường xã hội rộng
lớn, mặt đối mặt với đời sống, thấm đượm mùi vị cuộc đời chứ không phải
siêu phàm xa lạ như trước kia” [10, 59]
Vấn đề tác giả của Kửn Bình Mai là ai cho đến nay vẫn đang làm đau đầu các nhà nghiên cứu Có rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh câu hỏi này: Căn cứ bản Kim Bình Mai từ thoại có bài tựa của Hân Hân Tử nói: tác giả là Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh Cũng có người cho rằng Hân Hân Tử là một tên khác của Tiếu Tiếu Sinh (Tiếu là cười, còn Sinh là tiếng tự xưng hoặc tiếng gọi người trẻ tuổi) Tác phẩm của Tiếu Tiếu Sinh chỉ thấy có một bài Ngư du xuân thúy bảo tồn được trong tập tranh đời Minh là Hoa doanh cẩm trận (Trại hoa trận gắm)
Từng có người đoán là Triệu Nam Trinh (1551 - 1627) hoặc Tiết Ứng Kỳ
Trang 10(1550 - ?) nhưng chưa đưa ra được chứng cớ chính xác
Giáo sư Chu Tinh sau mấy chục năm chuyên nghiên cứu ở khoa Trung
văn trường Đại học sư phạm Thiên Tân, trong cuốn khảo chứng của mình xuất bản tháng 10 — 1980 cho rằng tác giả Kim Bình Mai là Vương Thế Trinh (1526 - 1590) đỗ tiến sĩ đưới triều Gia Tĩnh, làm quan đến Hình bộ thượng thu, tac gia cua Gia Tinh di lai thi phu truyện, Yêm Châu sơn nhân tứ bộ cáo, Độc thư hậu, Vương thị thư uyễn, Hoa uyến Thật ra, từ cuối thời Minh đã có người đưa ra ý kiến này Người ta cho rằng cha Vương Thế Trinh
bị cha con tế tướng Nghiêm Cao, Nghiêm Tung hãm hại, nên ông làm sách để chửi ngầm Nghiêm Tung hồi nhỏ tên là Khánh (cùng tên với Tây Môn Khánh
— nhân vật chính) hiệu là Đông Lâu (Tây Môn đối với Đông Lâu) “Có người còn viết hẳn một cuốn sách (Ngô Hàm: Độc sử hạp kỷ) khảo cứu tường tận các nhân vật để đi đến cái thuyết gọi là “Khổ hiếu” (Gian khổ báo hiểu) nói rằng cha Vương Thế Trinh bị tên nịnh thần Đường Thuận Chỉ dèm pha với Nghiêm Tung mà bị hại Để báo thù cho cha, Thế Trinh đóng cửa ba năm, soạn ra truyện Kim Bình Mai đem dâng Thuận Chỉ Tên này có thoi quen thấm nước miếng vào đẫu ngón tay để giỏ sách Thế Trinh ngầm tẩm thuốc độc vào từng trang sách, Thuận Chỉ trúng độc mà chết” [10, 56]
Năm 1981, giáo sư Từ Sóc Phương trường Đại học Hàng Châu đăng bài noi rang tac gia Kim Binh Mai la Ly Khai Tién (1501 - 1568)
Dau nim 1984, tan chimg cia Truong Vién Phan duge Té L6 thu xa xuat ban trong đó tác giả khẳng định rằng Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh chính là Giả Tam Cận, nhà văn huyện Dịch đời Minh
Tháng 7 — 1984, Phúc Đán học báo công bố liền hai bai: Tac gid Dé Long kháo và Tác giả Đề Long khảo tực của Hoàng Lâm Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, Hoàng Lâm đã phát hiện được Đồ Long - một người nguyên quán huyện Ngân tỉnh Chiết Giang, từng làm quan ở Bắc Kinh, từng ký tên là
Trang 11Tiếu Tiếu Sinh ở hai cuốn sách đời Minh là Sơn rung nhất tịch thoại (Một buổi chuyện trò trong núi) và Biến địa kim (Vàng khắp nơi) Đồ Long (1542 -
1605), tự là Trường Khanh, lại có một tự nữa là Vĩ Chân, hiệu là Xích Thủy,
đỗ tiến sĩ dưới triều Vạn Lịch, từng làm tri huyện Thanh Phố, tri huyện Dĩnh Thượng, và chủ sự bộ lễ
Năm 1985, Nguyên mạo thám sách (Tìm kiếm diện mạo ban đầu) của
Ngụy Tử Vân được Học sinh thư cục Đài Loan xuất bản, ông Đồng Van dé
tựa có nhắc lại bài viết Bình Mai dữ Vương Thế Trinh của Ngô Hàm cũng từng đề cập tới một Đồ Xích Thủy nỗi tiếng về tạp kịch và văn chương, mà Xích Thủy chính là hiệu của Đồ Long Ông lấy đó để khẳng định thêm khả năng thừa nhận Đồ Long là tác giả
Đối với một “câu đó” đặt ra gần bốn thế kỷ nay, việc khẳng định câu trả lời nào hoàn toàn chính xác là điều không dễ Vì thế trong khóa luận này người viết xin theo quan điểm của phần đa các nhà nghiên cứu — coi Tiếu Tiếu Sinh là tác giả của Kim Bình Mai
Tiếu Tiếu Sinh (2 - ?) người huyện Dịch tỉnh Sơn Đông Lan Lăng chính
là tên cũ của huyện Dịch Căn cứ vào lời lẽ trong tác phẩm có thê thấy tác giả dùng tiếng Sơn Đông hết sức thành thạo Chắc ông đã sống ở Bắc Kinh, quen
thuộc phong cảnh, đời sống Bắc Kinh Từ cảnh vật bầu trời, cho đến vườn tược, hỗ ao, sự trang trí nội thất hầu như đều lấy Bắc Kinh làm bối cảnh Tác
giả không những có trình độ văn hóa mà lại có khả năng sáng tác, nhờ thâm
nhập cuộc sống xã hội, sành sỏi các hình thức văn nghệ dân gian, chịu khó tìm tòi học hỏi các sản phẩm lưu hành nơi thành thị hồi đó như hí kịch, tiểu
thuyết, ca khúc cho nên ông đã có vốn để viết bộ tiêu thuyết dài về nhân
tình thế thái
Tiếu Tiếu Sinh đã dựa vào câu chuyện từ hồi 23 đến hồi 26 của Thúy Hứ truyện rồi mở rộng và sáng tạo thêm Tuy dựa vào một số chỉ tiét cua Thity
Trang 12Hir song tac gia đã dày công sáng tạo thành một cuốn tiểu thuyết hàng trăm hồi Cuốn tiểu thuyết này đã vượt qua sự sàng lọc của thời gian và dư luận, khẳng định được vị trí của mình Nhà Hán học Xô viết — viện sĩ Đông phương học Ayđolin đánh giá: “Qua 100 chương sách, trước mắt bạn đọc diễn ra lịch
sử cuộc đời nhàn dật và tội lỗi của Tây Môn Khánh, một kẻ giàu có hãnh tiễn cùng với vợ y và các nhân tình của y Cứ nhìn bề ngoài thì nhà văn kế một cách thẳng thừng như nhau về tội ác đầm máu của tên vô lại, những trò ăn chơi , những thụ vui phóng đãng của nó và đôi khi trong những cảnh dâm
đật, nhà văn đã vượt ra ngoài giới hạn được chấp nhận Tuy nhiên, không có
cơ sở để nghỉ ngờ sự thành thật của tác giả khi ông nói rằng: công khai mô tả những điều xấu xa là cỗ gắng để ngăn ngừa bạn đọc sa vào con đường tội lỗi Không thể đồng ÿ với những người nhiệt thành bảo vệ dao lÿ phong kiến cho
Kim Binh Mai là “dâm thư”, sự thực các đoạn miêu tả cảnh dâm dật ở đây chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong khối lượng chung của cuốn sách Sự đánh
giá này chỉ thích ứng với hàng loạt bộ tục Kim Bình Mai, phỏng Kim Bình Mai ra đời sau no” [9, 997 - 998]
1.2 Nguyên nhân xuất hiện hình tượng thị dân
Hình tượng nhân vật thị dân đem đến một nét mới cho văn học Trung
Quốc bấy giờ - đưa con người đời thường vào trong tác phẩm văn chương nghệ thuật Tiểu thuyết này không miêu tả xã hội từ đời sống cung đình (như
Tam Quốc), từ sự vật lộn của những kẻ sống ngoài lề xã hội, không được sự
che chở của pháp luật (như Thủy Hử), từ đời sống tỉnh thần đổ vỡ của một gia đình quý tộc (như Hồng Lâu Mộng) mà nó tập trung sự chú ý vào cuộc sống sinh hoạt đời thường của một con buôn hãnh tiến — sản phẩm của xã hội tiền tư bản cuối Minh Dù nhà Minh chủ trương áp dụng triệt để chính sách
“trọng nông ức thương” đê tập trung quyền binh thế lực, nhưng không ngăn được xu thế thời đại “một khi nhân tô làm biến đổi xã hội được hình thành thì
Trang 13tự nó có một sức mạnh không gì ức chế nổi” Sự biến đỗi đó đã đem lại cho văn học những hình tượng thấm mĩ mới như Biêlinxki nói: “Nghệ thuật can phải theo trình độ phát triển cua lich str” [1, 139]
Trong Kim Binh Mai, hình tượng thị dân được tác giả chọn làm nhân vật
trung tâm bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
1.2.1 Nguyên nhân khách quan
Nhà Minh (1368 - 1644) là triều đại Hán tộc cuối cùng của Trung Quốc Trừ mấy chục năm đầu dựng nước, để loại trừ tình trạng hỗn loạn trong
xã hội do Mông Nguyên gây ra, Chu Nguyên Chương đã dần dần tập trung mọi quyền bính vào tay mình, nhà Minh trở thành chế độ độc tài chuyên chế
Đó là một chế độ phản động và lỗi thời khi mà trong lòng xã hội đã phát triển những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa và cùng với nó, những tư tưởng dân chủ chống phong kiến đang được truyền bá rộng rãi
Nha Thanh (1644 - 1911) là triều đại ngoại tộc thứ hai (sau Mông Cổ) thống trị Trung Quốc Khi người Mãn Thanh vào thống trị, chúng kế thừa tất
cả chế độ chuyên chế của triều cũ để lại Mọi quyền hành về quân sự, tài
chính, ngoại giao đều tập trung vào tô chức gọi là “Hi nghi vwong dai than bàn về chính sự” của bọn quý tộc Mãn Thanh Tổ chức này do vua Thanh trực tiếp nắm giữ Quan lại các cấp có người Mãn và người Hán nhưng không phải là “Mãn Hán nhất thể” như chúng tuyên truyền mà chỉ là âm mưu lấy Hán trị Hán, lấy Hán trị Di của bọn chiếm đóng Khi các nước đề quốc nhảy vào Trung Quốc, chính quyền Mãn Thanh liền quỳ gối đầu hàng và xã hội Trung Quốc nhanh chóng biến thành kỳ hình quái dạng: nửa phong kiến, nửa
thuộc địa
Bên cạnh một chế độ chính sách chuyên chế lỗi thời và phản động thì
sự hình thành và phát triển những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ra đời của tầng lớp thị dân
Trang 14Kinh tế tư bản chủ nghĩa đã có mầm mống từ thời Tống — Nguyên, sang Minh — Thanh thi phat triển khá mạnh Một mặt, đó là sự phát triển công thương nghiệp trong nước Đời Minh đã có những xưởng dệt, xưởng nhuộm
có hàng nghìn thợ, đời Thanh có những mỏ như mỏ Mông Tự (thời Kiền Long) có hàng vạn thợ Sự giao lưu hàng hóa, buôn bán với nước ngoài cũng rất phát đạt Đến thời kỳ này, nhà Thanh đã có cả một đội thương thuyền rất
lớn đi các nước Đông Nam Á và cả Châu Phi Mặt khác, sự xâm nhập của chủ
nghĩa tư bản phương Tây ngay từ thế kỷ XVI được coi là thời kỳ tích lũy của chủ nghĩa tư bản; thương nhân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh lần lượt đến Trung Quốc đề tiến hành giao lưu buôn bán Sự phát triển đó đã làm xuất hiện những đô thị sầm uất với một tầng lớp thị dân đông đảo
Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển cũng tạo điều kiện cho
việc nảy sinh một ý thức hệ mới chống lại ý thức hệ phong kiến truyền thống Thời Thanh đã có cuộc “Vận động Khải mông” tuyên truyền tư tưởng dân chủ chống phong kiến, nêu khẩu hiệu “zuộng đất là của chung” (Vương Phu Chỉ), “sam nữ bình đẳng” (Đường Ngoa) Điều này đã tạo nên màu sắc mới mẻ cho hàng loạt các tác phẩm văn học
1.2.2 Nguyên nhân chủ quan
Tên tác giả “Tiếu Tiếu Sinh” có nghĩa là “£hẩy cười” hay “ông bông dia” Van biết rằng trong xã hội phong kiến Trung Quốc, chỉ có các nhà thơ,
từ, phú mới được trọng vọng, còn các tiêu thuyết gia nói chung đều bị rẻ rúng (Nghĩa gốc của hai chit “tiéu thuyết” là “nói nhảm nhí”, tiêu thuyết bị khinh
rẻ như một loại “ngụy thư”, “nôm na mách qué”, “loại tạp nham ” ) nhưng
La Quán Trung, Thi Nại Am, Ngô Thừa Ân vẫn công khai danh tính của mình như thường Kửn Bình Mai đã từng bị người đời ghép vào loại “đêm thw” nên người sáng tác nó cũng phải lánh mặt giấu tên dưới cái biệt hiệu “2hẩy cười” hay “ông bông đùa” Đây không phải khiêm nhường mà như trêu tức
Trang 15khiến độc giả phải phỏng đoán, không ngừng kiếm tìm
Sau thời Gia Tĩnh, kinh tế có chiều phát triển, xã hội phồn vinh, không khí đô thị tấp nập, náo nhiệt, tầng lớp thị dân ngày càng thêm đông đảo, các văn nhân có địp gần gũi, khám phá đời sống xã hội Theo cuốn Minh thuc luc (Q.361) ghi chép thì nghề dệt ở Tô Châu bấy giờ đã có quy mô lớn “xưởng nhuộm khi tan tầm có hàng nghìn thợ ra về”, xã hội thịnh vượng, nhu cầu văn
hóa mới cũng phát triển Thời Vạn Lịch, ngành xuất bản mở mang, nghề in
phát đạt, nhiều tiểu thuyết và hí khúc được in ra với những tập sách trình bày rất đẹp Kim Bình Mai đã trình làng sau khi trải qua nhiều thử thách, búa rìu của dư luận
Bằng ngòi bút tràn đầy hơi thở hiện thực cộng với sức sáng tạo độc
đáo, tác giả đã đem đến cho người đọc một cuốn sách đầy giá trị “Sách này
mô tả quan phú cấu kết với Tây Môn Khánh hoành hành bạo ngược, chà đạp
biết bao phụ nữ bộ mặt đen tối của xã hội đời Minh, cùng với sự hoang dâm tàn bạo của bọn quan lại ác bá cấu kết với thương nhân” Hiện thực được
phản ánh trong Kửm Bình Mai là bộ mặt thật của xã hội phong kiến thời Minh
từ sau Chính Đức đến giữa Vạn Lịch, là thời kỳ mà nàng Kiều đẹp người đẹp nết phải lưu lạc giang hồ sống cuộc đời mấy thân phận Đó là thời kỳ đồng tiền tỏ rõ uy thế vạn năng của nó Một kẻ có tiền như Tây Môn Khánh có thể thành ông vua một vùng Hắn giết Võ Đại cướp Phan Kim Liên mà vô sự Hắn gian dâm với Lý Bình Nhi rồi vu oan giá họa đuổi chồng chị ta cướp đoạt hết tài sản mà cả họ nhà chồng không ai đám hé răng Hắn thu nạp côn đồ, vu cáo Tưởng Trúc Sơn, đưa ra công đường đánh cho sống đở, chết dở Hắn bức hiếp Tống Huệ Liên, bày kế hãm hại Lai Vượng, cậy quyền đánh chết Tống Nhân Tội trạng chồng chất nhưng hắn vẫn ung dung vô sự vì hắn đã khéo hối
lộ Thái Kinh mua được chức Đề hình Thiên hộ, lại biết cách bỏ vàng mua mĩ
nữ dâng Định Quản đề kết giao quyền quý Tác giả muốn thông qua nhân
Trang 16vật điển hình Tây Môn Khánh để vạch trần sự xấu xa bì ổi của xã hội phong
kiến đương thời Sự ruỗng nát nằm ngay ở chốn cung đình, bọn hoạn quan ÿỷ
thế làm điều xang bay ngay canh nha vua, gian than nup bong long vang dé
tranh quyền đoạt vị, bọn thái sư chuyên quyền bạo ngược Qua những hành vi bạo tàn đầy tội ác của bấy nhiêu nhân vật, tác giả vẽ lên một thế giới quỷ sứ tối tăm, tàn bao — thé giới ấy chính là thời đại mà tác giả đang sống - thời đại
mà mối quan hệ giữa con người với con người hết sức kỳ quặc —- quan hệ được xây dựng trên tiền tài và thế lực Điều này cũng được Nguyễn Du đề cập đến trong Truyện Kiểu:
“Trong tay sẵn có đồng tiền Dâu lòng đổi trắng thay đen khó gi”
Hay Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khẳng định:
“Còn bạc, còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi ”
1.3 Đặc điểm của nhân vật thị dân trong Kửm Binh Mai
Văn học là tắm gương phản ánh thời đại, thể hiện suy ngẫm, khám phá, tìm tòi của người nghệ sĩ Trước thực tại lịch sử xã hội, mỗi văn nhân lại chọn
cho mình một lối đi, một cách tiếp cận riêng Điều này tạo nên sự phong phú,
đa dạng cho văn chương
Trong thời kỳ lịch sử đặc biệt của xã hội Trung Quốc - khi mằm mống kinh tế tư bản đã nảy mầm và phát triển, bên cạnh những tầng lớp cũ, trong xã hội còn xuất hiện một loại người mới - tầng lớp thị dân — đem đến một diệm mạo mới cho tiểu thuyết Trung Quốc
1.3.1 Khái niệm thị dân
Theo Từ điển Bách khoa điện tử Wikipedia, Thi dân: là người dân thành thị thời phong kiến chuyên sống bằng nghề thủ công hoặc buôn bán nhỏ (tang lop thị dân, lỗi sống thị dân)
Trang 17Đọc Kửừn Bình Mai, người ta phát hiện được một loại “người hùng ”
mới của xã hội Trung Quốc Không phải là Tào Tháo lắm mưu mô thủ đoạn
để chèo lái giang sơn, không phải là Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông trừ yêu diệt quái thực hiện lý tưởng mà là một nhà buôn đời thường — nhờ giỏi buôn bán mà lắm tiền, nhờ có tiền mà có quyền thế xoay chuyền cả đời sống
xã hội Đây là kiểu người hùng mới, con đẻ của các đô thị tư bản chủ nghĩa mới hình thành ở Trung Quốc Lỗ Tấn khẳng định đây là một tác phẩm “2á chân đời sống hiện thực từ giữa đến cuối Minh khi mà cuộc sống phóng đãng hưởng thụ trở thành thời thượng Nó xứng đáng được gọi là tác phẩm hiện thực phê phán có giá trị” [10, 57J bởi đã nắm đúng biêu tượng đột xuất của
xã hội phong kiến cuối Minh — nhà buôn hãnh tiến, từ đó mô tả một bức tranh
xã hội phức tạp, phong phú Tiểu thuyết này cũng đánh dấu sự mở đầu một khuynh hướng văn học, đó là khuynh hướng trân trọng cái “nhân dục” (chống lại đạo đức phong kiến giả đối) đo Vương Dương Minh đề xướng
Tư tưởng dân chủ manh nha trong lòng xã hội phong kiến từ rất lâu nhưng đến thời Tống mới có cơ hội nảy mầm và phát triển với những đòi hỏi mới thách thức những tiêu chuẩn đạo đức, lễ giáo phong kiến Đến thời Minh
- Thanh, khi Lý học càng được suy tôn, đạt đến đỉnh cao địa vị thì phong trào đòi giải phóng cá tính đã bùng lên mạnh mẽ, chống lại những luật lệ, giáo lý
hà khắc trói buộc con người Các nhà tư tưởng cho rằng “Thiền lý ngụ tr
nhân đục ”, các dục vọng về ăn uống, trai gái là chính đáng
Trong Kửn Bình Mai, Tiếu Tiếu Sinh thông qua mạch hoạt động xã hội của nhân vật điển hình Tây Môn Khánh đề miêu tả trạng thái tỉnh thần của
đủ hạng người trong xã hội thành thị: xu phụ, bợ đỡ như Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đại; du côn mất dạy như Trương Thắng, Lưu Nhị; cậu nhỏ cô sen như Lai Vượng, Thu Cúc; cô đầu, gái điểm như Lý Quế Thư, Vương Kinh; và đủ các
hạng người ăn bám: thái giám, môn quan, sư sãi, ni cô, đạo sĩ, bà mỗi Tât
Trang 18cả đều được khắc họa một cách tỉ mi, tường tận tạo thành một bức tranh chi tiết về xã hội thành thị lúc bấy giờ
1.3.2 Đặc điểm của nhân vật thị dân
a Ý thức cầu tài mạnh mẽ
Cầu tài nghĩa là cầu cho có được nhiều tiền của Thế kỷ XVI, ở Trung Quốc, khi chủ nghĩa tư bản từng bước khẳng định sức sống, vị thế của mình thì tiền tệ, hàng hóa được đề cao nên kẻ có nó cũng được tôn kính Tiền tệ, hàng hóa là cái thiện tối cao, cho nên người có nó cũng là thiện
Trước vận hội mới, mỗi người dân nói chung, và đặc biệt ở tầng lớp thị
dân, ý thức phát tài và tâm lý cầu lợi bùng lên mạnh mẽ, trở thành mục đích
sống của họ Người thị dan trong Kim Binh Mai không hề quay lưng lại với
lợi lộc, họ đặt lợi ích lên hàng đầu; bắt chấp cả đạo đức lễ nghĩa truyền thống Người ta làm gì cũng nghĩ đến mỗi lợi trước mắt, đến ngay lòng tin, chữ tín cũng được đem ra mặc cả, đối trao Tất cả những điều đó chứng tỏ sức trỗi dậy của những mầm mống chủ nghĩa tư bán khiến cho những chuẩn mực đạo đức phong kiến phải thay đổi
Tây Môn Khánh là người kinh doanh có kinh nghiệm với nhiều mánh lới làm ăn Người ta cho rằng đây là đại biêu cho thế lực phong kiến hợp nhất trong mình cả ba vai quan liêu, ác bá, phú thương, đặc biệt là đã phản ánh đặc
trưng của thương nhân mới phất lên trong điều kiện kinh tế hàng hóa sau hai
triều vua Gia Tĩnh và Vạn Lịch Vương triều nhà Minh Xuất thân là một tên
tài chủ bị phá sản sau đó xoay sang mở hiệu thuốc trước công huyện, Tây Môn Khánh không từ một thủ đoạn gian dối lừa đảo nào để buôn bán kiếm lãi Nhờ có của, hắn đã làm quen với bọn quan lại, xúi giục người ta đi kiện
đứng giữa kiếm tiền Mặt khác, hắn lại khom lưng uốn gối, nịnh hót quan trên, nhờ thế mỗi ngày một phất Tây Môn Khánh cứ tiễn từng bước vững chắc trên con đường tài lộc đầy hanh thông
Trang 19Bản chất là một con buôn, với tâm lý thực dụng, Tây Môn Khánh tranh thu, tan dung moi cach dé kiếm lời Khi Hoa Tử Hư đánh Từ Thiên hộ, rồi bị kiện, Tây Môn Khánh nhận lời giúp bạn và cũng là người anh em kết nghĩa của mình Y đưa cho Trầm đại quan hai đĩnh bạc để lo lót, nhưng khi gặp Hoa
Tử Hư, Tây Môn Khanh than nhién: “Hong roi! Tram dai quan cho biét ho
Từ tổ cáo anh ÿ thế Hoa thái giám, giữa nhà kĩ nữ uống rượu, đánh người vô
cớ Quan huyện giận lắm, lập tức ra lệnh bắt anh đó Cũng may, Trầm đại quan đã biết nhị ca là anh em kết nghĩa với tôi nên đã giấu trát gọi vào một chỗ Ông ta nói vụ này gay đây, mà quan huyện tham tiền lắm, muốn xong việc phải có hai trăm lạng” (r 51, chương 3, tập I) Với mưu lược, sự tính toán, Tây Môn Khánh đã lấy không được một trăm tám mươi lạng bạc, cùng một trăm lạng Hoa Tử Hư cảm ơn, lại còn được thêm tiếng bạn tốt, người huynh đệ hết lòng vì nghĩa Tây Môn Khánh kinh doanh ngay trên chính tình bằng hữu Hắn không ngần ngại biến bạn mình thành công cụ trong nước cờ
kiếm lời của bản thân
Là một người giỏi tính toán, Tây Môn Khánh biết đầu tư, lợi dụng thời
cơ trong kinh doanh: “Ứng nhị gia cho biết có một thương gia muốn bán gấp
một số lụa quý với giá năm trăm lạng Tôi trả bốn trăm năm chục lạng rồi
nhờ hắn thương lượng Mình có nhà ở đường Sư Tủ, tôi thấy ở đó buôn bán được thì tại sao không dùng nhà ấy mở tiệm buôn tơ lụa vải vóc, cho gia nhân trông coi lấy lời, vừa khỏi cắt cử người coi nhà ” (tr 296, chương 34, tập 7) Sự tính toán của Tây Môn Khánh là sự tính toán của một người có đầu óc biết tận dụng cơ hội sao cho kiếm lời nhiều nhất Với Tây Môn Khánh, đồng tiền có sức hấp dẫn vô biên Chẳng thế mà khi vừa thoát khỏi rắc rối ở vụ Miêu Thanh, Tây Môn Khanh “đã ứính ngay đến chuyện làm ăn kiếm lợi” (tr
493, chương 50, tập 1) Bởi vậy, nhân dịp tiếp đón Thái Ngự sử, hắn rào trước đón sau, tỏ bày mong muốn, ý định của mình: “7hân gia của chúng tôi
Trang 20là Kiều đại hộ từ năm ngoái đã lo việc cung cấp lương thực, nay lại muốn xin đại quan nhân giúp đỡ về việc buôn muối ở Dương Châu” (ir 499, chương
50, iập 1) Thái Ngự sử quyết định: “sẽ ưu tiên cho ngươi trước các thương gia khác một tháng” Thấy mục đích đạt được, Tây Môn Khánh mừng rỡ:
“Thế thì may mắn quá, chúng tôi chỉ dám xin mười ngày là đủ” Nhờ khôn
ngoan, nhanh nhạy, mưu lược, Tây Môn Khánh được độc quyền buôn bán,
kiếm được món lời lớn, nhét đầy hầu bao của mình
Đặt lợi ích lên hàng đầu, coi đồng tiền là mục đích, là lẽ sống: Tây Môn Khánh dùng mọi thủ đoạn, mưu mô để kiếm tiền Tiếu Tiếu Sinh khẳng định cầu lợi không xấu Cái mà tác giả lên án, phê phán là cách làm giàu bằng con
đường bất chính, chỉ nghĩ đến mối lợi trước mắt mà quên mất đạo đức, nhân
nghĩa Ngay trong truyện, Trĩ Tiết từng cất lời “ca tụng, tôn vinh” đồng tiền:
“Bạc ơi, bạc hỡi, mày quả là qu) nhất trên đời nên sáng lấp la lấp lánh thế này” (tr 620, chương 57, tập 1) Ánh sáng của bạc trở thành thứ ma lực hấp dẫn vô cùng khiến người ta mê muội Trong Kửm Bình Mai, tất cả mọi người
từ quan lại, dân đen đến sư sãi, nBƯỜI hầu, con hát đều tìm mọi cách chuộc
lợi cho bản thân, mong sao nhét cho “đầy túi tham” của mình Nhà văn đã xây dựng một thế giới nhân vật, từ đó khái quát hiện thực cả một xã hội bị chỉ phối bởi đồng tiền: “Ngẫm cho cùng thì xã hội điên đảo, mọi vật cũng đảo điên, con người cũng chẳng biết tin ai được, ai ai cũng bằng mọi cách hòng kiếm cho đây túi” (tr 388, chương 41, tập 1) Tình bạn bè, nghĩa vợ chồng cũng được xây dựng bằng đồng tiền, vì đồng tiền Lúc còn sống, Tây Môn Khánh đối đãi với Bá Tước không khác gì anh em ruột thịt, hết lòng giúp đỡ:
“Đã là huynh đệ với nhau rồi thì vay nợ vay nẵn làm gì” (r 111, chương 68, tập 2) Nhưng khi Tây Môn Khánh chết, Bá Tước tìm mọi cách lừa Nguyệt nương mưu lợi cho bản thân Với y, chỉ có tiền là đáng quý, người nào có tiền
là đáng trọng
Trang 21Hay như Lý Kiều Nhi, chồng vừa chết, gia sự rối ren “Kiểu Nhỉ tranh thủ lấy năm đĩnh bạc loại tốt đem về phòng” Tác giả cay đẳng bóc trần bản
chất của Kiều Nhi: “Kiểu Nhỉ vốn là ca nhỉ kĩ nữ chỉ biết bòn rút của khách
làng chơi Kiều Nhỉ về ở với Tây Môn Khánh chẳng qua vì tiền, nay danh lợi
đã hết thì bỏ đi chứ làm gì có tình nghĩa gì” (tr 336, chương 81, tập 2) Đúng
như lời Quế Thư nói với Kiều Nhỉ: “Có cháu mình là ca nữ thì người nào
giàu, có thế lực thì tìm đến” (r 335, chương 81, tập 2) Như vậy, đồng tiền
có khả năng thao túng tất cả, khiến mọi giá trị đảo điên, trắng đen lẫn lộn, ranh giới thật — giả bị xóa nhòa Tiền chính là thước đo phẩm giá, góp phần định lại thang giá trị, quyết định cách xử thế của tằng lớp thị dân nói riêng và
cả xã hội nói chung
b Coi nhẹ những giá trị đạo đức, lễ giáo phong kiến
Thời Minh — Thanh, để củng cố tôn ti trật tự phong kiến, thủ tiêu tỉnh thần phản kháng của nhân dân, giai cấp thống trị đã thi hành chính sách văn hóa vô cùng tàn bạo: đề cao tam cương ngũ thường, khuyên răn con người khép mình vào khuôn phép, đề cao chủ tĩnh, tránh suy nghĩ bậy bạ Nhưng ở Kim Bình Mai, ta bắt gặp cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, đi ngược lại với những đạo đức phong kiến cũ Tác phẩm này minh chứng cho một thời kỳ lịch sử vô cùng đặc biệt — thời kỳ nảy mầm của kinh tế tư bản chủ nghĩa, thời kỳ rạn nứt của những cương thường phong kiến truyền thống, thời kỳ con người đòi hỏi cởi trói khỏi những ràng buộc phong kiến ngàn năm để được sống cho mình Tầng lớp thị dân, nhất là những gia đình thương nhân, trong cuộc sống
ít bị ràng buộc của lễ giáo Người ta chẳng phải lo nghĩ nhiều đến đạo đức, lễ nghĩa trước kia; họ sống và hướng thụ vì con người cá nhân của mình Với khuynh hướng đời thường trân trọng cái “hân dục”, Kim Binh Mai đã khám phá đời sống, khám phá con người ở những gì thực nhất, đời nhất Nhân vật trong tiểu thuyết này không che giấu những ham muốn, họ sẵn sàng bộc lộ
Trang 22những khát khao, rung cảm sâu kín nhất của bản thân và tìm mọi cách để đạt được mục đích Những rào cản của đạo đức, lễ giáo bị phá tan, đạp bằng
Trong ửm Bình Mai, Tiếu Tiếu Sinh đã xây dựng thành công hình tượng Tây Môn Khánh đại biểu cho quá trình lịch sử phát tích của giai cấp lưu manh hoặc thổ hào trong xã hội phong kiến Trung Quốc từ xưa đến nay
Ở Tây Môn Khánh ta bắt gặp một lối sống phóng túng, một cuộc đời phóng
đãng, không chịu bó buộc của bất cứ luật lệ hà khắc nào Khi nhìn thấy Kim Liên, “sững sở trước nhan sắc tuyệt trần”, Tây Môn Khánh tìm mọi cách làm
quen, gặp gỡ mong chiếm được người đẹp, thỏa mãn ham muốn, bỏ qua mọi lời bàn tán của dân chúng, bỏ qua thực tại Kim Liên đang sống với chồng Tuy bên cạnh có biết bao người đẹp nhưng Tây Môn Khánh vẫn rắp tâm chiếm Bình Nhi — vợ người anh em kết nghĩa của y “Để /hực hiện âm mưu này, Tây Môn Khánh thường đưa tiền để bọn Bá Tước, Hy Đại rủ họ Hoa di choi, mà thường đi qua đêm không về Ở nhà Tây Môn Khánh thường tựa của nhìn sang nhà họ Hoa” (r 135, chương 14, tập 1) Han con ding mưu kế chia rẽ vợ chồng Huệ Liên, gây nên kết cục bi thảm cho một gia đình Không chỉ tìm mọi cách thỏa mãn sắc dục, Tây môn Khánh còn kiếm tiền bằng nhiều thủ đoạn Trong tình bạn, chữ tín, sự chân thành là quan trọng, là tiêu chuẩn hàng đầu, nhưng đối với Tây Môn Khánh, tình bạn cũng
được quy đổi ra vật chất - tiền bạc Hắn sẵn sàng lừa bạn đề chuộc lợi cho
bản thân, làm giàu cho mình
Xã hội phong kiến đặt ra biết bao luật lệ hà khắc trói buộc con người, nhất là người phụ nữ Người ta bắt ne, bắt nét người phụ nữ, nào là: “&»ông
đi giữa đường, không đứng giữa của, không ngôi giữa chiếu ” (hành bất trung
đạo, lập bất trung môn, tọa bat trung tịch), thậm chí “cười không được hở
răng” Với cách nhìn đó, người phụ nữ chỉ được phép cắm cung, bó chân, cha
mẹ đặt đâu con ngồi đấy, nam nữ trao nhau vật gì tuyệt đối không được chạm
Trang 23tay (Nam nữ thụ thụ bat thân: chữ thụ thứ nhất là đưa, chữ thụ thứ hai là nhận,
thân là dụng chạm da thịt) Người phụ nữ không được phép sống cho riêng mình bởi “Z4i gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” Cuộc sông của họ cũng giống như cuộc sống ký sinh, hoàn toàn phụ thuộc vào người
khác Họ không được phép thể hiện những rạo rực tâm hồn, tất nhiên đòi hỏi
tình dục phải là điều cấm kị Nhưng con người rút cục vẫn là con người và
văn học là nhân học Mọi sự trói buộc đó chỉ là giả dối
Trong Kim Bình Mai hầu hết các nhân vật nữ đều không tuân phục theo đạo đức, lễ giáo phong kiến Con người cá tính được đặt lên hàng đầu, họ sẵn sàng phá rào đề sống vì mình
Kim Liên là người phụ nữ có nhan sắc, có tài nhưng lấy phải người chồng xấu xí, quê mùa, vì thế Kim Liên không an phận “?hường hay kiếm cớ cãi cọ, d cho rằng xinh đẹp như mình thì phải lấy chong gidu có, tài giỏi nên chẳng chịu giúp chẳng, suốt ngày chỉ lo trang điểm rồi than thân trách phận” (tr 33, chương 1, tập 1) Chinh vi thé khi gap V6 Tong — em trai V6 Dai — một trang si hùng dũng, lẫm liệt, khôi ngô tuấn tú, Kim Liên đem lòng tơ
tưởng Nàng đã phá bỏ mọi rào cán lễ giáo, bộc lộ tâm trạng thực của mình Ả
tìm mọi cách để thỏa mãn dục vọng, ham muốn; thậm chí giết chồng để được lấy chồng: “Kim Liên cho lập bàn thờ chông trên lầu, giữa có bài vị ghỉ
“Vong phu Võ Đại lang chỉ linh” Nhưng cũng từ đó, Kim Liên và Tây Môn Khánh không cần gặp nhau ở nhà mụ Vương nữa mà ngang nhiên vui thú với nhau trước bàn thờ Võ Đại Mới đầu còn giữ ý hàng xóm đàm tiểu, sau công khai nghiễm nhiên sống như vợ chông ” (r 87 - 88, chương 7, tập 1)
Những tưởng khi về làm vợ Tây Môn Khánh, đạt được mục đích của mình, Kim Liên sẽ an phận, làm tròn nghĩa vụ của một người vợ, nhưng trái
lại, ả vẫn tìm mọi cách để thỏa mãn ham muốn Ở Kim Liên, con người bản năng chỉ phối tất ca A san sàng thông dâm, quyến rũ gia nhân trong nhà, bắt
Trang 24chấp địa vị, danh dự của mình Khuôn phép, đạo đức bị phá vỡ ngay từ trong suy nghĩ
Xã hội phong kiến quy định: “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”, nhưng ở Kửn Bình Mai lại khác Bình Nhi vốn là vợ lẽ của Lương
Trung Thư, khi phủ Đại Danh bị các anh hùng Lương Sơn đánh phá, nhân lúc
hỗn loạn, ả cướp hết đồ đạc chạy trốn, lấy chồng là Hoa Tử Hư Và trước sự
chinh phục của Tây Môn Khánh, Bình Nhi xiêu lòng, đề rồi khi chồng gặp nạn,
đã không đắn đo bày tỏ với Tây Môn Khánh: “?rước sau gì tôi cũng là vợ chàng” (r 143, chương 15, tập 1) Bình Nhi bỏ qua liêm sỉ, không đề tâm đến khuôn phép, đạo lý: “Xin chàng rủ lòng thương, em góa bụa giờ đây không còn nơi nương tựa, chỉ biết trông cậy vào chàng, xin chàng đừng chê, em nguyện làm phận con ăn kẻ ở” (tr 153, chương 17, tập 1)
Xuân Mai là a hoàn thân tín của Kim Liên, khi còn ở nhà Tây Môn Khánh tuy không có danh phận nhưng vì được Tây Môn Khánh yêu quý, bênh
vực nên ả quên mắt địa vị tôi đòi của mình, luôn ức hiếp người khác Về làm
vợ Chu Thủ Bị, sống trong nhung lụa, giàu sang, là phu nhân của một mệnh quan lớn trong triều nhưng Xuân Mai vẫn không thay đôi, ả tìm mọi cách gặp
gỡ, làm chuyện đổi bại với Kính Tế Để che mắt mọi người, gạt chồng, Xuân
Mai nhận Kính Tế là em mình cho hắn được về sống trong phủ, hai người có thé gặp gỡ nhau thường xuyên Chồng chết, Xuân Mai bỏ mặc tang chồng, chỉ quan tâm đến thú vui nhục thể, thỏa mãn ham muốn Mọi việc làm của nàng đều đi ngược khuôn phép, lễ giáo
Hay Lâm thái thái, là mẹ của Vương Tam, ở phủ Vương Chiêu Tuyên — địa vị cao quý, danh vọng tột đỉnh nhưng cũng quên mắt danh phận của mình:
“Bà ta lấy cớ con trai chuyên la cà các nhà hát nên thường đi lễ phật tại các
am sư nữ, để nhờ người mai mối chuyện mây mưa” (tr 127, chương 69, tập 2) Nghe Văn tấu tâu kế về Tây Môn Khánh, Lâm thái thái thấy xốn xang bồi
Trang 25hồi Gặp Tây Môn Khánh thấy “tướng mạo khôi vĩ, mặc cực kỳ trang nhã”, lòng vừa ý mười phần, nhìn mãi không chán mắt Trong lần gặp mặt đầu tiên, sau tiệc rượu linh đình, hai nguoi “/d loi du yém” Lam thai thái không màng
đến địa vị mà chỉ cốt sao thỏa mãn mình Khi Vương Tam nhận Tây Môn
Khánh làm nghĩa phụ, tác giả thốt lên câu hỏi “Nghĩa phụ hay nhân tình của
mẹ?” Mọi giá trị đạo đức ở đây bị băng hoại, đảo lộn; bị đánh đổi bằng ham
muốn, bản năng
Ái Thư cũng là một minh chứng rõ nét cho hình ảnh người phụ nữ không chịu bó buộc bởi lễ giáo Vốn ban đầu đến với Kính Tế không phải vì tình yêu; nàng không đề tâm đến thân phận nữ nhi, “đừng lời ngon ngọt, lấy khóe mắt đưa tình môi chai Kinh Té chi một lát sau Ái Thư đã xích lại ngôi sát vào Kính Tế” Mọi quy định, lễ giáo bị phá bỏ Sau này, khi Kính Tế chết,
dù không là vợ, cũng chưa là thiếp nhưng Ái Thư quyết một lòng một dạ cùng Cát Thị để tang Kính Tế: “Tôi xin phu nhân và thư thư hãy thương mà cho tôi theo về phủ để cùng được trông nom bài vị cho Trấn lang, không về theo cha
mẹ nữa Nay mai nếu tôi có chết đi thì cũng được coi như vợ bé của chàng” (tr 589, chương 99, tập 2) Ái Thư đã bỏ mặc lễ giáo mà sống theo tiếng lòng, sống theo con tim mình Nàng nguyện làm vợ Kính Tế dù không bao giờ
được cưới hỏi
Kính Tế là con rễ của Tây Môn Khánh nhưng lại thông dâm với Kim Liên, đóng vai “hiển đế kiêm nhân tình” của 4 Mọi chuyện vỡ lở, y không ngần ngại: “?rước hết tôi phải bỏ Tây Môn đại thư rồi đòi lại số tiền mà tôi
đã gửi nhà đó sau đó tôi sẽ giả tên họ, cưới nàng về để hai ta sống mãi bên nhau” (r 394, chương 86, tập 2) Nếu như nàng Kiều trong Truyện Kiểu (Nguyễn Du) hi sinh chữ tình để làm tròn chữ hiếu, trọn đạo làm con, thì Kính
Tế lại khác Khi về nhà, cha chết được ba hôm, mẹ nói: “Phải đem linh cữu
cha về quê mai táng cho trọn nghĩa” (tr 410, chương 88, tập 2), Kính Tế nghĩ
Trang 26thầm: “7bề này thì chậm mắt việc cưới Kim Liên, tốt nhất là chở của cải vàng bạc về trước, cưới Kim Liên xong hãy đem linh cữu của cha về cũng chưa muộn” (r 410, chương 88, tập 2) Như vậy, đặt trong tình huống lựa chọn
“bên tình, bên hiếu bên nào nặng hơn ”, lựa chọn giữa bổn phận, trách nhiệm
với gia đình và hạnh phúc riêng tư, Kính Tế đã không ngần ngại lựa chọn chữ tình, chọn sống cho riêng mình Ở đây, cá nhân, bản ngã con người được đặt lên trên đạo đức, lễ giáo Con người sống cho mình, vì mình không chịu ràng buộc của khuôn phép, đạo đức, lẽ thường xã hội
Nhắc đến sư sãi - những người đã một lòng quy y cửa phật, người ta
nghĩ đến sự thanh tịnh, thoát tục Nhung trong Kim Binh Mai, su sai, dao cô
lại sẵn sàng phá giới Những quy tắc cửa thiền cũng không mạnh bằng bản năng, họ vẫn sống một cuộc sống rất người với đầy đủ những ham muốn,
nhục dục trần thế nhất, người nhất Tiết đạo cô trước kia đã từng một lần lấy
chồng, vợ chồng làm nghề bán bánh chưng ở trước cửa Hoàng Thành Vốn dĩ
là người lang lơ trắc nết, hồi đó bà ta thường mắt qua mày lại với các hòa thượng trong chùa, được các hòa thượng này hay mang đồ chay ra cho ăn, lại lấy tiền cũng của phật tử bốn phương đưa cho bà ta để may sắm VỀ sau chồng chết, do quen thuộc với chốn cửa thiền nên bà ta tính toán rồi cạo đầu
đi tu làm sư bà Người ta thường nói phải có duyên thì mới bén cửa thiền, thế nhưng Tiết đạo cô đi tu để dễ bề làm những việc không minh bạch “chuyên thậm thụt ra chỗ các nhà quyên thế, dùng lời lẽ giả dối dé lita gạt đám đàn bà cơn gái giàu sang” (r 634, chương 58, tập 1) Hay “đại đồ đệ Kim Tông Minh của Nhiệm đạo sĩ, năm nay ngoài ba mươi tuổi cũng chẳng phải là người tốt đẹp gì, thường la cà ở các thanh lâu tửu điễm và các nha ca kp” (tr
493, chương 93, tập 2) Rồi Thạch Bá Tài “chẳng phải là tu hành chân chính, tính tình tham tiền, hiếu sắc thường tìm cách quyến rũ thí chủ đàn bà vào phương trượng để bọn Ân Thiên Tích gian giao và mình cũng dự phân” (r
Trang 27368, chương 84, tập 2) Cửa chùa vốn là nơi gửi gắm cuộc đời để quên duyên
trần, là chốn diệt dục Song trong tiểu thuyết này sư sãi, đạo sĩ tuy ở cửa thiền
nhưng không hề tuân theo quy tắc, lễ giáo nhà phật; họ tìm mọi cách phá vỡ
nó để thỏa mãn ham muốn của mình
Tiểu Tiếu Sinh đã vẽ lên một bức tranh sinh động về cuộc sống thường ngày của tầng lớp thị dân Họ sống tự do theo con người bản năng, không bị
gò bó bởi khuôn phép, đạo lý Họ sống cho riêng mình, vì mình, sẵn sàng gạt
bỏ tất cả để thỏa mãn những mong muốn sâu kín nhất Đọc tác phẩm này ta thấy hầu hết các nhân vật đều sống ngoài khuôn phép, đạo đức xã hội Có lẽ chỉ mình Nguyệt nương là người tuân theo, sống đúng với đạo lý Vốn là người đảm đang, hiền thục, khi lấy Tây Môn Khánh nàng đã làm tròn bốn phận, trách nhiệm của một người vợ; biết cách giữ hòa khí cho cái gia đình vốn nhiều chuyện thị phi Ở Nguyệt nương ta gặp hình ảnh một phụ nữ truyền thống, trung trinh, tiết hạnh; không chỉ lo cho chồng, thương con mà còn cảm thông chia sẻ với những người thiếp khác bởi nàng hiểu những tủi cực mà người phụ nữ phái gánh chịu, nhất là cảnh “kiếp chồng chung — kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” Lúc chồng mất, gia sự rối loạn, người thì ngoại tình, làm chuyện đồi bại; gia nhân, a hoàn tìm mọi cách lừa lọc, phản chủ nhưng Nguyệt nương vẫn giữ tắm lòng thủy chung son sắc không xiêu lòng trước bat
kỳ sự quyến rũ, hành động cưỡng đoạt, đe dọa nào Nguyệt nương như một đóa sen thanh khiết, sống trong xã hội nhơ bân, điên đảo nhưng vẫn vẹn phẩm chất đáng quý, đáng trọng Đúng là “gẩn bùn mà chẳng hôi tanh mui bun” Thực tại xã hội, khi người ta suy tôn Lý học, đề cao “?zm tòng tứ đức” , “tam cương ngũ thường”, “trung hiểu tiết nghĩa”; những người trong giai cấp phong kiến hễ mở miệng là “nhân, nghĩa, liêm, chính” song những thứ đạo đức này qua sự miêu tả của nhà văn trong Kim Binh Mai r6 rang đã hoàn toàn phá sản Tất cá đạo đức phong kiến bị phủ bằng một lớp sơn hào nhoáng
Trang 28bị bóc trần bằng những quan hệ con người trong tác phâm
c Tâm lý thích hưởng thụ
Tầng lớp thị dân xuất hiện với những đòi hỏi mới về đời sống tinh than cộng lối sống coi nhẹ những giá trị đạo đức lễ giáo phong kiến đã hình thành tâm lý thích hưởng thụ trong cuộc sống Họ không từ chối lạc thú vật chất và những thú vui tinh thần Những bữa tiệc liên tiếp diễn ra hết ngày này tháng khác: “Nhân ngày đẹp trời, Ngọc Lâu và Kim Liên tới phòng Bình Nhi đánh
cờ đến trưa, Ngọc Lâu rủ: Chúng mình đánh cò ăn tiền tổ chức liên hoan cho vui vẻ” (r 209, chương 24, tập 1) Nguyệt nương về, đề nghị “nhân thời tiết đẹp mỗi người đứng ra làm tiệc một ngày để chiêu đãi, cứ như thế luân phiên nhau” (tr 210, chương 24, tập ï) Ngày nhận chức, Tây Môn Khánh
“cho mở tiệc lớn tại nhà, cho gọi ca nữ, nhạc công xuất sắc tới cả một ngày tiệc tùng tới tối khách khứa mới về” (tr 280, chương 32, tập 1) Lo lang, ban rộn đời thường dường như không có chỗ tồn tại, cuộc sống trong nhà Tây
Môn Khánh là sự chảy trôi của tiệc lớn, tiệc nhỏ với “rượu chảy như nước
suối, thức ăn dọn lên tới tấp” (tr 290, chương 33, tập 1) đũng như lời Văn tau tấu ca ngợi: “Đêm đên hàn thực, ngày ngày nguyên tiêu” (r 135, chương 70, tập 2)
Dân gian có câu: “Ăn /ết quanh năm không bằng rằm tháng giêng ” Tết Nguyên tiêu là ngày có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với Việt Nam mà với cả người dân Trung Quốc bởi đây là tết hướng thiên cầu phúc Trong tiểu thuyết này, tác giả đã miêu tả chân thực không khí rộn ràng của ngày rằm ở nha Tây Môn Khanh: “Hang tram kiểu đèn cùng nhau khoe sắc, ánh sáng vô cùng rực rỡ, lộng lẫy, tiếng đàn, tiếng hát du dương trầm bồng khiến cho khách đi đường đều phải dừng chân ngó lại Tây Môn Khánh đầu đội mũ Trung tĩnh, mình mặc áo đoạn bạch trông thật phong lưu sang trọng ngất ngưởng ngôi đầu tiệc vừa uống rượu và ra lệnh cho Đại An, Cầm Đông thả
Trang 29đèn hoa” (tr 449, chương 47, tập 1) Ngay cả cảnh vật cũng trở nên đầy sức sống, mới mẻ hơn Vằng trăng lơ lửng trên không, chị Hằng như cũng muốn làm duyên cùng thiên hạ khiến cho trời thật trong sáng, gió xuân hây hây Thiên hạ nô nức đồ ra đường chơi xuân:
“Đây đường vang tiếng nói cười Tết Nguyên tiêu rực rỡ nơi phượng thành”
Không chỉ bộc lộ qua những bữa tiệc, thú vui nghe hát, mà sự hưởng
thụ còn bộc lộ qua cách trang trí, xây dựng nhà cửa Sau khi cưới Bình Nhi,
“Tây Môn Khánh có thêm nhiều của cải nên ra sức mua sắm nhà cửa đất đai, trang hoàng nhà cửa lộng lẫy sang trọng Tiền bạc xuất ra như nước” (Ir
193, chương 2], tập 1) Từ khi đẻ được con trai lại ngay dịp đó được làm quan, cho là mình có phúc lớn, Tây Môn Khánh xây một nơi cao ráo sang trọng làm nơi thờ cúng thánh thần Đó là “một tòa nhà rất đẹp ngoài cổng trông toàn đào liễu, xung quanh xây tường bao, cảnh trí vô cùng đẹp mắt” (Ir
484, chương 49, tập 1) Khi đến dự khánh thành gia miếu nhà Tây Môn Khánh, từ xa các quan khách đã nhìn thấy “những ngọn tùng bách cao ngất xanh tươi, xung quanh miễu xây tường cao bằng đá, các bậc thêm thì xây toàn bằng đá trắng bạch ngọc Trên cổng miéu treo một tắm biển sơn son thiếp vàng giữa sân miễu là hòn giả sơn vĩ đại, cây lá rườm rà và tươi tốt” (r 485, chương 49, tập 1) Men theo ngòi bút của tác giả, người đọc sẽ thấy
một bức tranh cụ thể, chân thực, sinh động hơn về gia miếu của Tây Môn
Khánh: “7rong hoa viên, Tây Môn Khánh đã cho làm ba gian nhà bên trong trang trí đẹp đề, có đây đủ bàn ghế, giường nằm và bàn trang điểm để bọn đàn bà con gái mỗi lần ra miễu thì có chỗ trang điển nghỉ ngơi riêng biệt” (r 486, chương 49, tập 1) Cuộc sống xa hoa vương giả len lỏi vào khắp chốn, muôn nơi
Kim Bình Mai tuy có nhân mối từ Thúy Hứ, nhưng chỉ đơn thuần là