1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng nhân vật nữ trong kim bình mai của tiếu tiếu sinh (2016)

68 330 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN - PHẠM THỊ HẢI HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG KIM BÌNH MAI CỦA TIẾU TIẾU SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nước ngoài HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tổ bộ môn Văn học nước ngoài Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới các thầy, cô trong khoa, tổ, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Bích Dung – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này Khóa luận của tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn Tôi xin chân thành cảm ơn Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2016 Sinh viên Phạm Thị Hải MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 3 3 Mục đích nghiên cứu 6 4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 7 5 Phương pháp nghiên cứu 7 6 Đóng góp của khóa luận 7 7 Bố cục khóa luận 7 NỘI DUNG 8 CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG KIM BÌNH MAI 8 1.1 Vài nét về Tiếu Tiếu Sinh và Kim Bình Mai 8 1.2 Khái niệm nhân vật và hình tượng nhân vật 1.2.1 Khái niệm nhân vật văn học 11 1.2.2 Khái niệm hình tượng nhân vật 1.3 Cơ sở hình thành nhân vật nữ trong Kim Bình Mai 1.4 Đặc điểm nhân vật nữ trong Kim Bình Mai 18 1.4.1 Nhân vật nữ và những khát vọng “nổi loạn” 19 1.4.2 Nhân vật nữ với số phận bất hạnh 26 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG KIM BÌNH MAI 32 2.1 Miêu tả ngoại hình nhân vật nữ trong Kim Bình Mai với thủ pháp ước lệ tượng trưng 32 2.2 Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật nữ trong Kim Bình Mai 39 2.2.1 Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ 39 2.2.2 Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật thông qua hành động 46 2.2.3 Nghệ thuật thể hiện tính cách thông qua việc khắc họa tâm lý nhân vật 53 KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Lý do khoa học 1 Nhắc đến thành tựu nổi bật của văn học cổ điển Trung Quốc người ta thường nhắc đến: Tản văn trước Tần, thơ Đường, từ Tống, kịch Nguyên, Tiểu thuyết Minh Thanh Minh Thanh là thời đại hoàng kim của tiểu thuyết Với các bộ: Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Liêu Trai chí dị, Kim Bình Mai, Hồng lâu mộng… tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa đã đạt đến trình độ mẫu mực, bởi vậy được gọi là tiểu thuyết cổ điển Tiến trình phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Kim Bình Mai có một vị trí khá quan trọng Ra đời cuối đời Minh Kim Bình Mai đánh dấu bước chuyển biến của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc từ tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử sang tiểu thuyết lấy đề tài từ cuộc sống thường ngày làm đề tài phản ánh, từ tiểu thuyết là công sức chắp nối của nhiều người, có căn cứ trong sử sách, truyền thuyết và truyện kể dân gian sang tiểu thuyết do cá nhân sáng tác Trước Hồng lâu mộng hơn 100 năm, Kim Bình Mai được coi là tiểu thuyết mở đường cho tiểu thuyết xã hội Trung Quốc và được công nhận là “Con chim én báo hiệu mùa xuân của thể loại truyện dài do cá nhân sáng tác” Việt Nam – Trung Quốc là hai nước có truyền thống gần gũi và gắn bó lâu dài, trải qua quá trình lịch sử và giao lưu văn hóa, các tác phẩm văn học Trung Hoa đã đi vào đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt Nam Song do nhiều nguyên nhân khác nhau có những tác phẩm còn khá xa lạ như tiểu thuyết Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh Ngay sau khi ra đời, tiểu thuyết này đã mở ra cuộc tranh luận xã hội hết sức rộng lớn, quyết liệt Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế XX ở Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế về Kim Bình Mai; các nhà nghiên cứu đã nhất trí đánh giá “Đây là tác phẩm hiện thực chủ nghĩa vĩ đại” 2 Trong Kim Bình Mai tác giả đã xây dựng khá nhiều hình tượng nhân vật, nhưng nổi bật nhất là hình tượng nhân vật nữ Đọc Kim Bình Mai, nhân vật nữ để lại cho độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc Tác giả Kim Bình Mai đã vượt ra ngoài lễ giáo đề cao cuộc sống chăn gối của người phụ nữ xem đó là quyền chính đáng mà họ được hưởng, đồng thời trực tiếp phản ánh xã hội, vạch trần những mảng cuộc sống hiện thực Vì vậy người viết chọn đề tài “Hình tượng nhân vật nữ trong Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh” để qua đó đem đến cái nhìn chân thực, sâu sắc và sinh động hơn về một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử Trung Quốc – giai đoạn Minh Thanh 1.2 Lý do sư phạm Văn học Trung Quốc là một bộ phận quan trọng và chiếm thời lượng giảng dạy chủ yếu trong phần Văn học nước ngoài của chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông Trong đó, tiểu thuyết chương hồi là một trong những thể loại tiêu biểu của Văn học Trung Quốc Việc tìm hiểu tiểu thuyết Kim Bình Mai giúp giáo viên có một có một cái nhìn phong phú toàn diện hơn về tiểu thuyết chương hồi – thể loại được đưa vào chương trình phổ thông Tìm hiểu Kim Bình Mai cũng giúp giáo viên hình thành rõ nét hơn những hiểu biết về xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thế kỷ XVIII đang trên đà xuống dốc, suy tàn Kim Bình Mai có hai đặc điểm mà các tiểu thuyết trước đây chưa hề có: một là, tác phẩm do cá nhân một văn nhân sáng tác Hai là, nó miêu tả tỉ mỉ nhiều cảnh tượng trong cuộc sống thường ngày Bởi vậy, Kim Bình Mai đánh dấu bước chuyển, bước phát triển trong lịch sử phát triển của tiểu thuyết dài Trung Quốc Bên cạnh đó, rèn luyện cho học sinh một thế giới quan, nhân sinh quan tốt đẹp, lành mạnh, biết có thái độ lên án, phê phán những hành động sai trái trong xã hội, có cái nhìn đa diện để đánh giá đúng bản chất của một hiện tượng, biết trân trọng những giá trị tốt đẹp của con người, nhất là khi Việt Nam đag trên đà hội nhập và phát triển 3 2 Lịch sử vấn đề Kim Bình Mai ngay sau khi ra đời đã làm náo động văn đàn, đã có biết bao cuộc tranh luận về chủ đề, tư tưởng của cuốn truyện Nó nhận được nhiều luồng ý kiến khen chê từ nhiều góc độ khác nhau Vậy nên, tiểu thuyết này đã thu hút khá nhiều nhà nghiên cứu không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước khác trong đó có Việt Nam Nhiều năm qua ở Trung Quốc các công trình nghiên cứu về Kim Bình Mai đã đạt được những thành tựu đáng kể Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng: Kim Bình Mai có nội dung mang tính hiện thực sâu sắc, diện mạo của nó miêu tả rất đa dạng mang đặc trưng của thời đại cuối Minh nên tác phẩm có giá trị cao và có vị trí xứng đáng trong lịch sử phát triển tiểu thuyết Tác giả mượn câu chuyện thịnh suy trong một gia đình thị dân, tả một xã hội dục vọng tràn lan, đạo đức suy đồi để vạch trần sự hủ bại và đen tối của xã hội lúc bấy giờ Trong cuốn Văn học Trung Quốc tập 3, các tác giả Dư Quan Anh, Phạm Ninh (1995) và cũng trong cuốn Văn học Trung Quốc tập 3 (2000) của các tác giả Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh đều cho rằng: Mô tả nhiều chi tiết về đời sống là thành tích nổi bật của bộ tiểu thuyết So với tiểu thuyết trước kia là đã rời trung tâm miêu tả từ tình tiết của câu chuyện sang hình tượng nhân vật, đó là một dấu ấn quan trọng, một bước tiến bộ rất lớn Đồng thời nhân vật là những con người bình thường, cá tính không phải thiên phú mà hoàn toàn gắn với hoàn cảnh sinh hoạt và mọi hoàn cảnh sinh hoạt trong cuộc sống Kể cả khi nói đến tình tiết câu chyện thì cũng diễn ra bình thường, không có những biến động lớn và không hề thêu dệt Tác giả đã triệt để sử dụng bút pháp ấy để xây dựng nên những nét tính cách đa dạng, nổi bật và có tính chất điển hình của các nhân vật Đến đây, các nhân vật đời thường được chú ý hơn ở tiểu thuyết, nó không bị các anh hùng che lấp như 4 trước nữa Các tác giả còn cho rằng nhà văn có tài trong việc sử dụng ngôn ngữ: “Phong cách ngôn ngữ của tác giả trong sáng, dí dỏm, đời thường chứng tỏ tác giả hết sức thành thạo ngôn ngữ sinh hoạt trong nhân dân đương thời, hơn nữa lại có tài chau chuốt gọt đẽo” [1.239] Nhà văn, nhà phê bình, học giả Lỗ Tấn vào những năm đầu thế kỷ XX trong cuốn Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc đã nghiên cứu tác phẩm ở nhiều góc độ Trước tiên, ông xếp Kim Bình Mai vào loại truyện thế thái nhân tình xuất hiện ngay trong lúc thịnh hành của tiểu thuyết thần ma Loại tiểu thuyết này thuật những chuyện phong lưu và xen với cảnh buồn vui, tan hợp, tả thói đời nóng lạnh thông thường và khẳng định: “Trong các sách thế tình, có truyện Kim Bình Mai là có tiếng nhất” Nó là “sách về tình đời”, nói cho hết tình giả hay thật, ý nghĩa xã hội chân chính của tác phẩm từ đó nổi bật lên Trong cuốn Văn học Trung Quốc của tác giả Trịnh Ân Ba, Trịnh Thu Lôi cho rằng: “Tác phẩm có bố cục cầu kì, các tình tiết phức tạp đan xen nhau một cách chặt chẽ có thứ tự” Ở Việt Nam cũng có khá nhiều bài viếtnghiên cứu về tiểu thuyết Kim Bình Mai Phương Lựu (1996), Kim Bình Mai – đôi điều mới lạ, Văn hóa văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ ở Việt Nam, Nxb Hà Nội Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra những điểm “lạ” của Kim Bình Mai (nhan đề là do tên ba người phụ nữ ghép lại, tên tác giả Tiếu Tiếu Sinh là một danh ngữ chung có nghĩa là “thầy cười” hay “ông bông đùa”…) Bên cạnh đó, Phương Lựu đề cập đến những đóng góp mới mẻ của Kim Bình Mai trong lịch sử phát triển tiểu thuyết Trung Quốc – Đây là tác phẩm đầu tiên do văn nhân sáng tác viết về những con người bình thường nhỏ bé thuộc tầng lớp thành thị trong xã hội Minh Trong cuốn Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, năm 1996, Nxb Giáo dục, tác giả Trần Xuân Đề đã khẳng định sự ra đời của Kim Bình Mai đánh dấu 5 bước phát triển mới của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nó đặt nền móng cho sự ra đời của những bộ tiểu thuyết dài về sau như Nho lâm ngoại sử, Hồng lâu mộng… Lương Duy Thứ (2000), Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Ở đây, Lương Duy Thứ đề cập đến những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển rực rỡ của tiểu thuyết nói chung; khẳng định Kim Bình Mai là tác phẩm tả chân hiện thực cuối Minh Từ đó tác giả đi đến kết luận Kim Bình Mai là tác phẩm mở đầu một khuynh hướng văn học mới – khuynh hướng đời thường, trân trọng cái “nhân dục”, chống lại đạo đức phong kiến cũ của xã hội Lương Duy Thứ (1989), Kim Bình Mai – một tác phẩm hiện thực phê phán có giá trị, Tạp chí văn học số 3 Trong bài viết này, Lương Duy Thứ đưa ra quan niệm xoay quanh câu hỏi tác giả Kim Bình Mai là ai? Thêm vào đó, tác giả dẫn dắt những ý kiến để chứng minh Kim Bình Mai là một tác phẩm mang tính hiện thực rõ nét, xây dựng được những nhân vật có tính cách phức tạp, gần với con người đời thường Tác giả Nguyễn Huy Khánh trong cuốn Khảo luận tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa cho rằng: “về phương diện phản ánh mặt trái của xã hội phong kiến, tác giả đã thành công một phần về nghệ thuật tả chân khá cao Những nhân vật trong truyện đều được tác giả vẽ lên như sống, người nào ra người đó, không gượng ép, không giả tạo Những chi tiết được tác giả nghiên cứu kĩ và dựng lên khá éo le, gay cấn, khúc chiết…” [9.180] Gần đây khi viết “Lời giới thiệu” cho cuốn Kim Bình Mai, Nxb Văn hóa – Thông tin, tái bản năm 2002, Giáo sư Lê Đức Niệm bổ sung một số ý kiến để hoàn thiện và hệ thống hơn cho bài viết trong lần xuất bản trước (năm 1989) Tác giả cùng thống nhất ý kiến với một số nhà nghiên cứu Trung Quốc nêu trên và đi sâu phân tích một số nhân vật chính để chứng minh tài năng 6 chất là ả đang mắng Bình Nhi Như Ý được Tây Môn Khánh yêu quý, Kim Liên ghen tức lắm liền tìm cách gây sự với Như Ý Ả ta cãi nhau với Như Ý, khi bị chạm nọc thì lồng lộn lên, chỉ sấn ngay tới, một tay túm chặt tóc Như Ý, một tay đánh túi bụi rồi mắng chửi… Tuy ghen tuông khắc nghiệt và nóng tính nhưng Phan Kim Liên cũng là người rất lắm mưu mô và khôn khéo Ả thấy Tây Môn Khánh yêu quý Xuân Mai – người hầu của mình Kim Liên tạo cơ hội cho Tây Môn Khánh gặp gỡ, ái ân với Xuân Mai để níu giữ Tây Môn Khánh Ả gian dâm với Kính Tế, Xuân Mai biết được liền bắt Xuân Mai gian dâm cùng với Kính Tế cùng mình để không lộ chuyện Bình Nhi cũng là một nhân vật được tác giả giành nhiều trang viết, tính cách được khắc họa rõ nét qua hành động Qua hành động của Bình Nhi ta thấy hiện lên một con người mặc dù rất ích kỉ và ham mê thú vui nhục thể nhưng Bình Nhi lại biết cách đối xử, tỏ ra mình là người ôn nhu, dịu dàng Bình Nhi không ngần ngại phản bội chồng, đẩy chồng vào bước đường cùng Nàng ta đã lén lút dấu chồng qua lại với Tây Môn Khánh, còn sai a hoàn bắc thang cho Tây Môn Khánh trèo tường sang với mình và còn ra dấu hiệu riêng để hắn ta biết Chồng mất chưa lâu nhưng nàng ta không tỏ ra buồn khổ gì, trái lại sang nhà Tây Môn Khánh ăn tiệc và uống rất nhiều rượu, Nguyệt nương nói: Bình Nhi đag có tang chồng mà không hề kiêng cữ gì Trong lúc uống rượu nàng ta và Tây Môn Khánh còn mắt qua mày lại quá lộ liễu.Trong khi chờ đợi Tây Môn Khánh nàng ta đã lấy Tương Trúc Sơn, được khoảng hai tháng thì không hiểu tại sao Bình Nhi lại đuổi Trúc Sơn ra ngủ ở tiệm thuốc, không cho ngủ chung với mình nữa Nàng ta lại tơ tưởng tới Tây Môn Khánh Bình Nhi cũng khéo léo, biết lấy lòng người khác, “Bình Nhi biết Xuân Mai là a hoàn thân tín được cả Kim Liên và Tây Môn Khánh yêu quý, bèn cho Xuân Mai một cái kẹp bằng vàng” Bình Nhi tặng Nguyệt nương và các 50 người thiếp khác mỗi người một cây trâm chữ “thọ” Khi các bà vợ của Tây Môn Khánh tới nhà chơi “Bình Nhi biết Nguyệt nương thích đèn, bèn sai mua thật nhiều đèn lồng đẹp treo lên lầu… Bình Nhi đích thân đón tiếp và còn mời ca nữ tới hát mua vui” Khi về làm vợ Tây Môn Khánh Bình Nhi như một con người khác, tỏ ra là người đoan chính, biết điều, hòa nhã với mọi người Đại An nói: “Lục nương tôi là người rất tốt tính tình thì khiêm nhường, ăn nói hiền hòa, gặp ai cũng cười chẳng mất lòng ai…” Vì sợ con thức giấc bởi tiếng đánh mắng Thu Cúc của Kim Liên và mặc dù biết là Kim Liên nói xiên nói xẻo mình, nhưng chỉ vội bịt chặt hai tai Tố Quan, sợ con giật mình thức giấc, rồi sai người sang thưa với Kim Liên Phan bà mẹ của Kim Liên mỗi lần tới chơi lại được Bình Nhi tiếp đãi thiện tình, lại tặng nhiều thứu đồ Trước khi Bình Nhi mất, nàng đã tặng kỷ vật lại cho mọi người và đêm hôm đó Bình Nhi và đám gia nhân cứ khóc than tâm sự cho tới gần sáng… Chính bởi vậy mà Bình Nhi chiếm được lòng yêu của Tây Môn Khánh Ngay cả khi Bình Nhi mất rồi Tây Môn Khánh vẫn nhớ thương khôn nguôi, còn cho người vẽ bức truyền thần của Bình Nhi… Xuân Mai càng thể hiện rõ con người tà dâm, độc ác của mình qua những hành động của ả Bản tính độc ác của Xuân Mai được ươm mầm từ khi nàng còn là một a hoàn và đến khi trở thành phu nhân danh giá, bản tính đó càng bùng phát mãnh liệt hơn Khi còn là a hoàn của Kim Liên cậy được chủ yêu nên tỏ ra vênh váo, không coi ai ra gì cùng với Kim Liên hành hạ đánh đập Thu Cúc Ả ta không những bao che cho Kim Liên làm những việc xấu xa mà còn trực tiếp làm cùng với chủ Cả Xuân Mai và Kim Liên cùng gian dâm với Kính Tế Xuân Mai cũng rất khéo léo trong việc chọn những lúc Tây Môn Khánh vui để xin gì được nấy “Các nương nương đều có xiêm y mới, mỗi người mấy bộ, còn chúng tôi thì chẳng có xiên y nào ra hồn… Gia gia thuận thì tôi cũng xin may cho tôi một bộ bằng gấm đại hồng và một bộ bằng đoạn 51 màu bạch” Khi về nhà Chu Thủ Bị trở thành phu nhân quyền quý, Xuân Mai mua Tuyết Nga về để làm người hầu và tiện cho việc hành hạ: “Xuân Mai nổi giận đùng đùng, túm ngay lấy tóc Tuyết Nga dấn đầu xuống đánh mà mắng” Sau đó sai người bán Tuyết Nga vào kĩ viện thật là độc ác hết mức Để thỏa mãn sự dâm đãng của mình Xuân Mai đã đưa Kính Tế về phủ, để đề phòng chồng nghi ngờthì dặn Kính Tế rằng: “Tôi dặn chàng điều này, nên nhớ kỹ, lão gia có hỏi thì phải nói chàng là em cô cậu của tôi, tôi lớn hơn chàng một tuổi” Cũng từ đó, Kính Tế và Xuân Mai thông gian với nhau mới đầu còn lén lút dấu mọi người sau thì công khai chỉ dấu mình Chu Thủ Bị Để che mắt chồng ả ta còn lấy vợ cho Kính Tế Xuân Mai và Kính Tế một bên xuất thân nghèo hèn nay được giàu sang ham trò hưởng thụ, một bên vốn là phường hiếu sắc giỏi chuyện nguyệt hoa Một bên quen với hành động lẳng lơ của chủ cũ là Kim Liên, một bên bắt bắt trước thói đa tình của cha vợ là Tây Môn Khánh Thôi thì ý tình dạt dào không sao kể hết Tuy vây, ở Xuân Mai ta vẫn thấy chút tình người, tình thương đồng điệu Khi có quyền uy nàng vẫn nghĩ tình cũ mà giúp Nguyệt nương giải quyết chuyện công Khi về lại nhà Tây Môn Khánh xin phép được qua hoa viên để thăm lại phòng cũ của Ngũ nương: “Xuân Mai chậm bước, nhìn lại cảnh xưa, trong lòng không khỏi bâng khuâng xúc động” Khi Kim Liên bị đuổi khỏi nhà thì sầu thương, khóc lóc xin Chu Thủ bị cưới Kim Liên về, rồi khi Kim Liên chết không ai chôn cất Xuân Mai đã sai người chôn cất cho Kim Liên Đến tiết thanh minh, Xuân Mai giả vờ nằm mộng mà khóc thút thít bảo với chồng rằng mơ thấy mẫu thân để hôm sau đi tảo mộ cho Kim Liên cho trọn tình chị em Những việc làm này minh chứng cho chút tình còn vương sót trong con người Xuân Mai Các bà vợ khác của Tây Môn Khánh cũng được tác giả khắc họa tính cách qua hành động Như Lý Kiều Nhi nguyên là một ca nhi được Tây Môn 52 Khánh cưới về làm vợ Vẫn bản chất của một kỹ nữ xưa nay chỉ biết bòn rút của cải của khách, lấy son phấn thanh sắc làm kế sinh nhai nên nhìn thấy tiền thì mắt sáng lên: Trong khi Tây Môn Khánh vừa chết, Nguyệt nương sinh con đau dữ dội mê đi “Kiều Nhi bèn thò tay vào cái rương mở sẵn từ nãy, lấy cắp năm đĩnh bạc tốt loại Nguyên Bảo, đem về phòng mình cất giấu” Từ đó Kiều Nhi ăn cắp nhiều đồ quý giá ngầm chuyển về nhà Khi bị Nguyệt nương phát hiện, buồn thẹn quá hóa giận, kiếm cớ cãi nhau với Nguyệt nương, hôm sau giả vờ thắt cổ tự tử… Nguyệt nương cho gọi Lý bà trả Kiều Nhi về ca viện Kiều Nhi về tới nhà thì vui vẻ lắm Hôm sau về làm đệ nhị phòng của Trương Nhị Hay Tôn Tuyết Nga là vợ của Tây Môn Khánh nhưng lại thông gian với đầy tớ là Lai Vượng Không những vậy còn cho Lai Vượng nhiều nữ trang và quần áo “Tôi còn ít tư trang nữa, sẽ đưa cho chàng để chàng tìm mua một căn nhà kha khá mà ở trước Khi nào không thể ở trong nhà này nữa, tôi sẽ ra ngoài với chàng kết nghĩa vợ chồng” Rồi đêm đến Tuyết Nga leo thang vượt tường mà chốn đi Khi bị Xuân Mai bán vào kĩ viện, mới đầu Tuyết Nga không chịu tiếp khách nhưng sau đó “ngày ngày theo đồng bạn đi tới các phòng tại tửu lầu đàn hát, chuốc rượu mua vui cho khách” Từ đó: “Dập dìu lá gió cành chim, Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh” Nguyệt nương người phụ nữ truyền thống, người phụ nữ luôn giữ đúng chuẩn mực lễ giáo phong kiến, là người vợ hiền, người chủ nhà đúng mực, biết quán xuyến gia đình Luôn khuyên ngăn chồng trước những việc xấu, luôn đứng ra giải hòa, phân minh cho các tiểu thiếp… “Trong khi Tây Môn Khánh đi Đông Kinh thì Nguyệt nương ở nhà, thấy nhà nhiều đàn bà, e tiếng thị phi xảy tới, nên ra lệnh cho Bình An đóng cổng ngoài, cổng trong Mỗi khi Kính Tế có việc vào nhà trong, Nguyệt nương đều sai Xuân Hồng theo ra theo vào Mọi việc trong nhà Nguyệt nương nhất nhất kiểm soát chặt chẽ…” Lúc chồng mất, 53 gia sự rối loạn, người thì ngoại tình, làm chuyện đồi bại; gia nhân, a hoàn tìm mọi cách lừa lọc, phản chủ… Nhưng Nguyệt nương vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắc, vững lòng trước những lời quyến rũ, cưỡng đoạt, đe dọa Những con hầu nguời ở trong nhà đều không biết thân, biết phận của mình Vắng mặt chủ thì lên mặt vênh váo với người khác Trước mặt thì nịnh hót, sau lưng thì làm đủ trò ma quái: gian dâm với nhau, gian dâm với bà chủ, gian dâm với ông chủ, chửi bới đánh lộn nhau, ăn trộm đồ của chủ Ngọc Tiêu là a hoàn trong nhà thì lén lút hẹn hò, gian dâm với Thư Đồng ngay sau lưng chủ Thu Cúc là a hoàn của Kim Liên thì suốt ngày chỉ lo rình rập, nói xấu chủ, mách Tây Môn Khánh và Nguyệt nương mọi chuyện của Kim Liên Những người được chủ yêu như: Xuân Mai, Huệ Liên, Như Ý… thì lên mặt, hách dịch với người khác Huệ Liên: “cậy được Tây Môn Khánh yêu quý, ngày càng tỏ ra kiêu căng, quên hẳn mình là phận tôi đòi, khinh miệt tất cả gia nhân trong nhà, coi thường từ viên quản lí tiệm thuốc tới con rể Tây Môn Khánh là Trần Kính Tế Lại thường sai người mua phấn son, đồ trang sức công khai, mắng chửi các gia nhân, a hoàn khác thậm tệ” Trong gia đình, chủ không đứng đắn, không tốt đẹp, chuyên làm những chuyện xấu xa, đồi bại nên gia nhân cũng hỗn láo, phản chủ 2.2.3 Nghệ thuật thể hiện tính cách thông qua việc khắc họa tâm lý nhân vật Tiếu Tiếu Sinh thành công ở nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật Các nhân vật hiện lên rất sống động, với nội tâm sâu sắc Nội tâm là toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật; những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình Nhà văn có thể trực tiếp biểu hiện nội tâm nhân vật bằng ngôn ngữ của chính mình với tư cách người kể chuyện, hoặc có thể sử dụng độc thoại nội tâm, độc thoại trong nội tâm 54 Kim Bình Mai đem đến cho văn học Trung Quốc một luồng gió mới Tiểu thuyết này không xây dựng những nhân vật anh hùng mang màu sắc huyền thoại mà tập trung vào những con người hết sức bình dị, đời thường Trong Kim Bình Mai ta bắt gặt một Phan Kim Liên tàn ác, lắm mưu mô nhưng không kém phần khéo léo Ả cậy mình có nhan sắc thì chê bai người chồng quê mùa, xấu xí Khi gan dâm với Tây Môn Khánh bị chồng phát hiện ả không chút run sợ bày mưu và chính tay giết chồng mình Đã vậy ả còn rất giỏi che giấu: mọi người đến chia buồn “Kim Liên vờ hết lời cảm tạ… còn mời hai vị cao tăng ở chùa Báo Ân tới tụng kinh cho người chết” Rồi vờ kêu khóc để che mắt mọi người xung quanh Phan Kim Liên là người ghen tuông rất khắc nghiệt Ả biết Tây môn Khánh thông dâm với Huệ Liên thì tức giận lắm nhưng không làm gì được Khi Huệ Liên chết đi rồi, Thu Cúc tìm thấy chiếc hài của Huệ Liên, tưởng là hài của Phan Kim Liên, Kim Liên quát ầm ĩ “con khốn kia, mày nói cái gì vậy? Mày gọi dâm phụ đó là nương nương phải không? ” Vì Bình Nhi có con trai được Tây Môn Khánh yêu quý thì đem lòng đố kị, ghen tức Ả ta rắp tâm chăm chút cho con mèo Tuyết Sư Tử của mình với mục đích hại Tố Quan Tố Quan bị mèo cắn, “trong thâm tâm ả mừng rỡ vô hạn… Kim Liên thấy hả hê và khấp khởi trong lòng tuy bề ngoài vẫn cố tỏ vẻ giận dữ” Tuy ghen tuông khắc nghiệt, nóng tính nhưng Kim Liên lại rất khéo Ả biết làm ầm lên dọa người khác nhưng cũng biết lấy giọng nũng nịu làm xiêu lòng người Trong cách hành động, nói năng, ả biết phân biệt người ra để đối xử Khi mới về nhà Tây Môn Khánh nàng tỏ ra biết điều “mới sáng sớm là tới phòng Nguyệt nương giúp may vá, thêu thùa bợ đỡ, nịnh nọt một điều Đại nương, hai điều chị cả làm Nguyệt nương hài lòng vô cùng” Ả lập mưu giết chồng để lấy người khác Nhưng khi ả thấy Tây Môn Khánh gian dâm với Bình Nhi thì tức giận lắm, nhưng suy nghĩ rồi ả lại che dấu cho Tây Môn 55 Khánh vì ả biết đó là cơ hội để ả ép Tây Môn Khánh thỏa mãn những yêu cầu của ả Khi Tây Môn Khánh gian dâm với Như Ý, ả giận mắng Tây Môn Khánh nhưng khi Tây Môn Khánh có vẻ tức giận thì ả khôn ngoan, biết là già néo đứt dây, bèn nói: “Tôi đâu có cai quản chàng, có điều là tôi không thích chàng qua mặt tôi để con dâm phụ đó cứ vác mặt lên Được rồi chàng nói vậy chẳng hẹp hòi gì, nhưng từ nay phàm con dâm phụ đó xin xỏ chàng cái gì, chàng cũng phải nói cho tôi biết, chàng muốn tới với nó cũng phải cho tôi biết” Tây Môn Khánh đi lại với Xuân Mai, biết không thể ngăn được “Kim Liên tỏ ra yêu quý a hoàn này hơn trước, chỉ sai làm việc nhẹ nhàng”, vì thế Kim Liên lại được yêu quý hơn Phan Kim Liên rất tinh nhạy, hễ Tây Môn Khánh có tình ý với ai là ả biết liền vì thế ả lấy cớ để Tây Môn Khánh đáp ứng những yêu cầu của ả Là thiếp thứ 5 của Tây Môn Khánh nhưng Phan Kim Liên khéo léo giở đủ các món nghề để chiều chuộng Tây Môn Khánh, giành Tây Môn Khánh cho riêng mình Tiếu Tiếu Sinh đặc biệt chú trọng khắc họa tâm Lý của Phan Kim Liên trong mối quan hệ với Tây Môn Khánh để làm nổi bật hình ảnh một con người tuy xảo quyệt nhưng vẫn có những nỗi lòng yếu mềm với cảm giác cô đơn, lạnh lùng, trống trải: “Bấy lâu nay chăn phỉ thúy cô đơn, gối phù dung lạnh lẽo vì Tây Môn Khánh không đoái hoài, đêm đêm thường giải buồn bằng cách làm bạn với cây đàn tì bà” Thật là: “Chờ ai phòng lạnh đêm khuya Đàn này ai oán, lòng kia hững hờ” Sau đó hát khúc “Nhị phạm giang nhi thủy”, hát rằng: “Ngậm ngùi ngồi tựa bình phong Nỗi nhớ đằng đẵng mơ màng ngủ quên” 56 Nghe tiếng lộp độp như tiếng vó ngựa, Kim Liên tưởng Tây Môn Khánh về bảo Xuân Mai ra coi nhưng không phải Kim Liên ôm đàn lặng lẽ, ngọn đèn cũng mờ dần, một mình một bóng thổn thức hát rằng: “Giận thay cho kẻ bạc tình Trời sâu vẫn chỉ riêng mình ngẩn ngơ” Khi Xuân Mai – a hoàn thân tín nhất của Kim Liên bị đi bán, chủ tớ phải chia li, Kim Liên thấy trống vắng trong lòng, cô đơn “bàng hoàng không nói được lời nào, chỉ thấy hai hàng lệ dài mãi” Sau khi Xuân Mai đi thì tiếc nhớ, thương tâm Đó là chút tình nghĩa con người nơi Kim Liên Trong Kim Bình Mai, có thể nói Kim Liên là nhân vật được xây dựng sống động và có cá tính nhất Từ ngôn ngữ đến hành động của Kim Liên đều rất sinh động và riêng biệt Ta không thể lẫn Kim Liên với bất cứ người vợ nào khác của Tây Môn Khánh cũng như với các nhân vật khác trong tác phẩm Bình Nhi được tác giả xây dựng là một nhân vật có tính cách không nhất quán mà có sự biến đổi lớn Nếu như trước khi về làm vợ Tây Môn Khánh Bình Nhi hiểm độc, máu lạnh, sẵn sàng phản bội chồng thì sau khi vào nhà Tây Môn Khánh, tính cách nàng thay đổi hẳn Khi Hoa Tử Hư mất: “Đưa tang xong, Lý Bình Nhi lập bàn thờ chồng ở nhà nhưng lòng dạ lúc nào cũng chỉ tơ tưởng đến Tây Môn Khánh” Chờ đợi không thấy Tây Môn Khánh tới, Bình Nhi cảm thấy: “rời rã biếng ăn,biếng ngủ, đêm nằm trằn trọc không yên, chợp mắt đi lại thấy Tây Môn Khánh tới gọi cổng” Bình Nhi từ đó mê sảng nằm mơ toàn thấy ma quỷ Thân hình tiều tụy, nằm liệt giường, cơm cháo chẳng ăn Sau đó thì Bình Nhi lại tái giá với Tương Trúc Sơn Mới đầu hai người tâm đắc hòa hợp lắm, nhưng sau không hiểu tại sao Bình Nhi lại đuổi Trúc Sơn đi và “ngày đêm lại tơ tưởng tới Tây Môn Khánh” Ở Bình Nhi ta vẫn thấy một người mẹ hết lòng thương con Tình mẫu tử thiêng liêng nơi Bình Nhi được thể hiện rõ khi con ốm, rồi khi mẹ con âm 57 dương cách biệt Khi Tố Quan khó chịu trong người, lười ăn biếng ngủ, đêm thường hay giật mình khóc thét vì thế Bình Nhi không có lòng dạ nào đi đâu, cứ ở phòng săn sóc con Khi con phải chịu đau đớn, Bình Nhi “suốt mấy ngày cũng chẳng chịu ăn chút gì vào bụng, chỉ ngày đêm ôm chặt con vào lòng mà khóc ròng ròng” Ở đây tình thương, tình yêu đã vượt lên tất cả, cái chết của Tố Quan là nhát dao cứa sâu vào trái tim người mẹ: “Con ơi, tan nát lòng mẹ mất rồi… con giết mẹ rồi, mẹ cũng đến chết theo con chứ không sống như thế này được đâu” Vì con mà Bình Nhi đã phải nhẫn nhịn, gồng mình dồn nén những khi bị cạnh khóe, xỉa xói: Khi nghe Đại Thư nói Kim Liên nói xấu mình với Nguyệt nương “Bình Nhi đang bệnh mà vẫn gắng gượng làm việc nay nghe Đại Thư nói vậy thì chân tay tự nhiên bủn rủn, cầm cây kim không nổi, ngồi lặng đi hồi lâu chảy nước mắt” Khi Tố Quan bị kinh động bởi tiếng đánh mắng Thu Cúc của Kim Liên, “Bình Nhi chỉ biết hai tay bịt chặt tai con, nước mắt chảy ra, tức giận cực độ mà không dám nói” Tố Quan chết đi, Kim Liên lại mượn cớ mắng Thu Cúc mà cạnh khóe Bình Nhi “Bình Nhi nghe rõ hết nhưng không dám nói gì, chỉ thấy lòng quặn đau mà nước mắt trào ra” Tính cách Bình Nhi có sự biến đổi lớn như vậy phải chăng đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả Khi nhân vật đã đạt được, thỏa mãn dục vọng của bản thân nên nhân vật tỏ ra ôn nhu hơn Xuân Mai nhân vật đại diện cho tầng lớp vong bản, tính cách nàng phát triển theo hoàn cảnh cụ thể Xuân Mai từ thân phận tôi đòi nhờ xinh đẹp, khéo léo trở thành một phu nhân cao quý, vàng đeo, ngọc giắt đầy người Ở Xuân Mai cái xảo quyệt, cái tàn bạo tồn tại cùng tình nghĩa, tình yêu thương Lúc ở nhà Tây Môn Khánh, cậy thế được yêu thương, Xuân Mai tìm mọi cách để bắt nạt kẻ dưới Sau này, khi về phủ Chu Thủ Bị; bản tính hách dịch cậy quyền thế ấy càng được phát triển, bộc lộ rõ hơn Xuân Mai hành hạ Tuyết Nga để thỏa mãn sự ích kỷ; dối gạt Chu Thủ Bị, cho Kính Tế vào phủ để làm 58 điều xằng bậy… Nhưng Xuân Mai không hoàn toàn mất hết chữ tình Nàng vẫn khắc ghi ân nghĩa với Kim Liên, nên khi Kim Liên bị đuổi khỏi nhà Tây Môn Khánh cầu xin chồng bỏ tiền ra đón Kim Liên về ở cùng, rồi khi Kim Liên bị giết “Xuân Mai vật vã kêu khóc mấy ngày không ăn không ngủ”, trong giấc mơ nhớ về người cũ, nàng “thương cảm khóc lóc tới tận sáng” Đó là chút tình cảm đáng trọng nơi Xuân Mai Tác giả xây dựng Nguyệt nương với tính cách đại diện cho người phụ nữ truyền thống, đoan chính, tiết hạnh Cũng là phụ nữ, cũng phải sống kiếp chồng chung nên Nguyệt nương thông cảm, chia sẻ với những người thiếp khác Nguyệt nương luôn nhớ tới sinh nhật của những thiếp khác và tổ chức tiệc rồi còn giục Tây Môn Khánh đêm đó nên đến với họ Như hôm sinh nhật Ngọc Lâu, Nguyệt nương nói: “Muội muội phải uống một lượt ba chung lớn mới được Đêm nay gia gia sẽ tới với muội”, rồi lại quay sang bảo Kim Liên và Bình Nhi: “Lát nữa tiệc tan, tôi sẽ đích thân đưa gia gia và tam muội vào phòng” Nguyệt nương luôn đứng ra khuyên bảo mọi người: “Tôi không biết chuyện của các dì ra sao, nhưng theo tôi thì mỗi người nên bớt lời đi một chút cho nhà cửa yên vui là hơn” Nguyệt nương cũng là người vợ hiền, thủy chung, hiểu chồng: “Tôi thấy chàng hơi say nhưng cũng có vẻ như đang giận ai, hay là trong tiệc đã có điều tiếng gì với ai chăng?” Khi chồng ốm Nguyệt nương hết lòng lo lắng, bi cảm khôn nguôi, ngày đêm khấn vái Khi chồng chết một lòng thủ tiết với chồng, vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắc trước mọi bão tố Là người mộ đạo, Nguyệt nương thường cho mời các sư bà về giảng kinh kệ, cũng chính bởi vậy mà Nguyệt nương mới có phúc về sau Trong Kim Bình Mai, tác giả còn rất thành công khi khắc họa tâm lí một loạt các nhân vật khác Những bà mối như mụ Vương, mụ Phùng, Tiết tẩu, Văn tẩu… thì làm bà mối nhưng lại chuyên nghề dụ dỗ đàn bà con gái, 59 xúi bẩy thói lăng loàn xấu xa Nhiều lần nhận tiền của người này lừa vợ của người kia đem tới rồi lén lút tác thành cho đôi bên để kiếm tiền Mụ Vương nhận tiền của Tây Môn Khánh, bày kế cho Tây Môn Khánh tán tỉnh Phan Kim Liên: “trước hết hãy mua một xấp lụa xanh, một xấp lụa trắng đem tới cho tôi… Nếu cô ta từ chối thì việc coi như bỏ Còn nếu cô ta vui vẻ bảo là cô ta may cho mà không cần gọi thợ may, như vậy là việc đã được một phần Rồi tôi sẽ mời cô ta sang đây may cho tôi, nếu cô ta bằng lòng tức là việc đã được hai phần Tôi sẽ dọn tiệc rượu mời cô ta… nếu cô ta im lặng tức là nhận lời, như thế là việc đã được ba phần…” Vương bà đã bày kế cho Tây Môn Khánh một cách tỉ mỉ, công phu từng bước một Từ việc đến giờ nào, nói gì, hành động gì… đây là một mưu kế thực sự hoàn hảo được tính đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất và thực sự mọi việc đã diễn ra như định liệu của mụ Vương Mụ Vương bày mưu cho Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên giết Võ Đại: “bây giờ tên lùn đó đang bệnh thập tử nhất sinh, mình nhân đó mà hạ thủ là hay nhất Muốn vậy thì đến hiệu thuốc của ngài lấy một ít bột Tỳ Sương, là chất độc cực mạnh, đưa cho đại nương hòa vào nước cho tên lùn đó uống Uống vào xong thì bụng đau như cắt mà chết Sau đó mình đem các tang vật hỏa thiêu trong nhà như vậy là vô tông, vô tích… đợi lúc nương tử mãn tang chồng thì ngài cưới về mà sống với nhau trọn đời” Mưu kế của mụ Vương đã làm cho Võ Đại chết oan, Phan Kim Liên và Tây Môn Khánh thì lấy được nhau Mụ lập mưu hại người như thế chỉ vì tiền mà thôi Mụ Phùng nhận tiền của Tây Môn Khánh, xúi bẩy vợ Hàn Đạo Quốc thông dâm với Tây Môn Khánh Còn Văn tẩu dùng lời ngọt ngào hoa mỹ để nói về Tây Môn Khánh nhằm lấy lòng Lâm thái thái rồi xúi bẩy bà ta gian dâm với Tây Môn Khánh Những bà mối này chỉ vì tiền mà xúi bẩy con gái nhà người ta làm chuyện xằng bậy Họ rất biết cách đánh vào tâm lý con người để xúi dục làm 60 chuyện đồi bại Lời lẽ thì tâng bốc, nịnh hót ngọt ngào hầu như ai nghe cũng tin theo Như vậy trong Kim Bình Mai, hình tượng nhân vật nữ được khắc họa sống động hơn, mới mẻ hơn và hoàn thiện hơn so với trước đây Tiếu Tiếu Sinh đã sử dụng thành công tổng hợp những biện pháp nghệ thuật như: bút pháp ước lệ, tượng trưng để miêu tả ngoại hình nhân vật, hay nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động, tâm lí nhân vật… Để góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống nhân vật nữ đẹp, những mỹ nhân của văn học Trung Quốc Đồng thời tác giả đã xây dựng được các nhân vật điển hình, có cá tính rất riêng Qua đó ta thấy được tài năng và những đóng góp của nhà văn cho thể loại tiểu thuyết nói riêng và văn học Trung Quốc nói chung 61 KẾT LUẬN 1 Hình tượng nhân vật khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật Nói đến hình tượng nghệ thuật người ta nói tới hình tượng con người, bao gồm hình tượng con người tập thể Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lập lại, vừa có khả năng bao quát, bộc lộ bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của người nghệ sỹ Trong Kim Bình Mai hình tượng nhân vật nữ có nét độc đáo riêng Nghiên cứu đề tài “Hình tượng nhân vật nữ trong Kim Bình Mai của Tiếu Tiếu Sinh” Chúng tôi muốn làm nổi bật những nét độc đáo của hình tượng nhân vật nữ Từ đó hiểu một cách sâu sắc giá trị của tác phẩm và tưu tưởng của nhà văn khi xây dựng hệ thống nhân vật này bên cạnh các nhân vật nam 2 Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đi vào tìm hiểu cơ sở xuất hiện, đặc điểm của hình tượng nhân vật nữ trong tác phẩm Kim Bình Mai Sự xuất hiện của các nhân vật nữ đóng vai trò trung tâm của tác phẩm dựa trên quy luật vận động nội tại văn xuôi Trung Quốc cũng như bối cảnh xã hội đương thời Nét nổi bật ở các nhân vật này là tư tưởng “nổi loạn”, giải phóng cá tính, vượt ra ngoài đạo đức, lễ giáo phong kiến Từ đó ta thấy được tư tưởng tiến bộ của tác giả khi xây dựng hình tượng nhân vật nữ Qua đó tác phẩm tạo nên bước cách tân mới cho văn học,“nhân vật trong tiểu thuyết sống một cách tự nhiên và lãnh đủ tất cả những nếm trải trong cuộc đời” 3 Bên cạnh đó, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi còn chú ý đếm những nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tiếu Tiếu Sinh Tác giả đã xây dựng một loạt các nhân vật điển hình, có cá tính riêng Trong Kim Bình Mai, các nhân vật đều thông qua hành động để biểu hiện tính cách, thông qua ngôn ngữ để bộc lộ tâm lí và cá tính Cùng với đó là nghệ thuật 62 khắc họa ngoại hình thông qua biện pháp tả với bút pháp ước lệ tượng trưng Nhờ đó, một lần nữa chúng ta hiểu sâu hơn về đặc sắc nghệ thuật và tài năng của Tiếu Tiếu Sinh trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ Có thể nói đây là một tiểu thuyết xã hội mà người viết đã vượt khuyết điểm của thể loại chương hồi khác Tác giả là người viết truyện chứ không phải người thuật truyện, vì thế những sự việc tiếp diễn đều do nhân vật tự bộc lộ Tính cách nhân vật tương đối rõ nét Với giá trị mà tiểu thuyết Kim Bình Mai đã đạt được, nó xứng đáng là cái mốc đánh dấu sự phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, đưa tiểu thuyết cổ điển gần hơn với tiểu thuyết hiện đại Kim Bình Mai chắc hẳn sẽ là “mảnh đất” hấp dẫn thu hút nhiều cây bút đi tìm giá trị đích thực của tác phẩm với nhiều góc độ, nhiều hướng nghiên cứu khác 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Dư Quan Anh, Phạm Ninh, Tiền Trung Thư (1995), Lịch sử văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục 2 Trịnh Ân Ba, Trịnh Thu Lôi (2002), Văn học Trung Quốc, Lê Hải Yến dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội 3 Trần Xuân Đề (1996), Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb Giáo dục 4 Trần Xuân Đề (2002), Lịch sử Văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục 5 Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1996), Lí luận Văn học tập 2, Nxb Giáo dục 6 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 7 Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên (2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới 8 Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh (2000), Lịch sử văn học Trung Quốc tập 3, Nxb Phụ nữ 9 Nguyễn Huy Khánh (1991), Khảo luận tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, Nxb Văn học 10 Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà (1986), Lí luận văn học tập 1, Nxb Giáo dục 11 Phương Lựu (1996), Văn hóa văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ ở Việt Nam, Nxb Hà Nội 12 Nguyễn Khắc Phi, Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo (2002), Lịch sử văn học Trung Quốc, Nxb Đại học Sư Phạm 13 Lỗ Tấn (1987), Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, Nxb Văn hóa 14 Lương Duy Thứ (1989), “Kim Bình Mai, một tác phẩm hiện thực có giá trị”, Tạp chi Văn học số 3 ... điểm hình tượng nhân vật nữ Kim Bình Mai Chương 2: Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật nữ Kim Bình Mai NỘI DUNG CHƯƠNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG KIM BÌNH MAI. .. CHƯƠNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG KIM BÌNH MAI 1.1 Vài nét Tiếu Tiếu Sinh Kim Bình Mai 1.2 Khái niệm nhân vật hình tượng nhân vật 1.2.1 Khái niệm nhân vật văn học ... Khái niệm hình tượng nhân vật 1.3 Cơ sở hình thành nhân vật nữ Kim Bình Mai 1.4 Đặc điểm nhân vật nữ Kim Bình Mai 18 1.4.1 Nhân vật nữ khát vọng “nổi loạn” 19 1.4.2 Nhân vật nữ với số

Ngày đăng: 01/01/2020, 21:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dư Quan Anh, Phạm Ninh, Tiền Trung Thư (1995), Lịch sử văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học TrungQuốc
Tác giả: Dư Quan Anh, Phạm Ninh, Tiền Trung Thư
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
2. Trịnh Ân Ba, Trịnh Thu Lôi (2002), Văn học Trung Quốc, Lê Hải Yến dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Trung Quốc
Tác giả: Trịnh Ân Ba, Trịnh Thu Lôi
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2002
3. Trần Xuân Đề (1996), Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Tác giả: Trần Xuân Đề
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
4. Trần Xuân Đề (2002), Lịch sử Văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Văn học Trung Quốc
Tác giả: Trần Xuân Đề
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
5. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1996), Lí luận Văn học tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận Văn học tập 2
Tác giả: Hà Minh Đức, Lê Bá Hán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điểnthuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
7. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên (2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học bộ mới
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
8. Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh (2000), Lịch sử văn học Trung Quốc tập 3, Nxb Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Trung Quốctập 3
Tác giả: Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2000
9. Nguyễn Huy Khánh (1991), Khảo luận tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa
Tác giả: Nguyễn Huy Khánh
Nhà XB: NxbVăn học
Năm: 1991
10. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà (1986), Lí luận văn học tập 1, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học tập 1
Tác giả: Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
11. Phương Lựu (1996), Văn hóa văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ ở Việt Nam, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ ởViệt Nam
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1996
12. Nguyễn Khắc Phi, Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo (2002), Lịch sử văn học Trung Quốc, Nxb Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn họcTrung Quốc
Tác giả: Nguyễn Khắc Phi, Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2002
13. Lỗ Tấn (1987), Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, Nxb Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc
Tác giả: Lỗ Tấn
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1987
14. Lương Duy Thứ (1989), “Kim Bình Mai, một tác phẩm hiện thực có giá trị”, Tạp chi Văn học số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kim Bình Mai, một tác phẩm hiện thực có giá trị”
Tác giả: Lương Duy Thứ
Năm: 1989

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w