Đóng góp của sĩ phu nghệ an đối với lịch sử dân tộc trong thế kỷ XIX

27 563 0
Đóng góp của sĩ phu nghệ an đối với lịch sử dân tộc trong thế kỷ XIX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -------------------------------- TỐNG THANH BÌNH NHÀ MẠC VỚI CÔNG CUỘC ỔN ĐỊNH XÃ HỘI ĐẠI VIỆT TỪ 1527 ĐẾN 1546 Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC KHOA HỌC LỊCH SỬ VINH 2009 Luận văn đợc hoàn thành tại trờng Đại học Vinh Ngời hớng dẫn khoa học: PGS. Hoàng Văn Lân Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ, tại Trờng Đại học Vinh Vào hồi . giờ . ngày tháng 12 năm 2009 Có thể tìm đọc luận văn tại Th viện Trờng Đại học Vinh 182 - Đờng Lê Duẩn - Thành phố Vinh BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ, ĐỒNG TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN Tống Thanh Bình, Tính chính đáng của Vương triều Mạc, đã được đăng trên Tạp chí khoa học Công nghệ Nghệ An, số 4, năm 2009 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Đến nay, vấn đề nhà Mạc không còn là vấn đề mới nữa nhưng vẫn còn một vấn đề đáng bàn là: nhà Mạc tồn tại một cách chính đáng dựa vào những nguyên tắc nào? Tính chính đáng có hai nghĩa như sau: Thứ nhất: triều đại ấy được thừa nhận và được ủng hộ. Thứ hai: triều đại ấy có góp phần vào sự tiến triển của dân tộc. Dưới thời đại quân chủ, một triều đại được xác lập một cách chính đáng khi hội đủ ba điều kiện sau: Một là: Dòng họ của triều đại ấy phải có một lãnh thổ thuộc quyền quản lý của mình và làm chủ lãnh thổ đó. Hai là: Dân cư sống trên lãnh thổ đó phải theo về, ủng hộ và chấp thuận sự trị vì của dòng họ đó. Ba là: Triều đại có lãnh thổ, có nhân dân theo về ấy phải có một đường lối cai trị đất nước hay nói cách khác phải có những biện pháp tạo điều kiện cho xã hội ấy ổn định và phát triển. Bên cạnh đó, triều đại ấy phải được thiên triều Trung Hoa công nhận và truyền ngôi theo dòng đích con trưởng. Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam thời kỳ độc lập tự chủ từ nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê cho đến nhà Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ đều tồn tại một cách chính đáng và nhà Mạc cũng không phải ngoại lệ. Luận văn của tôi nhằm trình bày những vấn đề đó của nhà Mạc để chứng tỏ rằng nhà Mạc do Mạc Đăng Dung lập nên là một triều đại chính thống như các triều đại khác. 1.2. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc Hội thảo liên quan đến nhà Mạc như: nghiên cứu về nhân vật lịch sử, kinh tế công thương nghiệp, thành lũy nhà Mạc… tuy nhiên, vấn đề nhà Mạc với công cuộc ổn định xã hội Đại Việt từ 1527 đến 1546 vẫn chưa được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng, thỏa đáng, trong khi đây chính là một yếu tố quan trọng khi đánh giá về nhà Mạc vì dó là giai đoạn thịnh trị nhất của triều đại này. Thiếu sót này cần được khắc phục để trả lại những giá trị đích thực cho lịch sử. 1.3. Năm 1994, cuộc hội thảo tổ chức ở Kiến Thụy-Hải Phòng như một bước ngoặt trong việc nhìn nhận đánh giá lại nhà Mạc. Cộng với các cuộc hội thảo về Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã nghiên cứu một cách khách quan, đúng đắn nhà Mạc - thời đại ông đang sống. Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra là những quan điểm cũ về nhà Mạc trong các giáo trình và sách nghiên cứu vẫn chưa có sự thay đổi một cách thỏa đáng, cũng như việc tiến hành tu bổ và xây dựng quần thể di tích nhà Mạc xứng tầm một triều đại phong kiến đã tồn tại trong lịch sử Việt Nam mới chỉ bước đầu được triển khai. Hiện thực đó đã khiến cho nhà Mạc và thời kỳ lịch sử ấy trở nên nhạt nhòa, vì vậy, thực hiện luận văn tác giả mong được góp sức nhỏ bé của mình để khắc phục thiếu sót đó. 1.4. Trong bối cảnh đất nước đã bước vào thời kỳ hội nhập, những thách thức của công cuộc đổi mới và hội nhập toàn cầu đặt ra rất nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta cần vận dụng những bài học từ lịch sử. Nhà Mạc với công cuộc ổn định xã hội dẫu chưa được công nhận là một cuộc cải cách thực sự thì những thành tựu trong khoảng thời gian đó cũng cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào thực tiễn. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Có thể nói, đề tài về nhà Mạc đã thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều đề tài nghiên cứu khá sâu về những thành tựu mà nhà Mạc đã đạt được trong suốt thời gian tồn tại, tuy nhiên, vấn đề nhà Mạc với công cuộc ổn định xã hội Đại Việt từ 1527 đến 1546 đang còn là một khoảng trống chưa được nghiên cứu kĩ lưỡng. Đó không chỉ là trách nhiệm của chúng ta ngày hôm nay đối với các bậc tiền nhân, với lịch sử đã qua mà còn là trách nhiệm đối với hậu thế, khi những giá trị chân xác của lịch sử vẫn lặng im qua bao năm tháng mà chưa được tiếp cận. 2.1. Tác giả trong nước Không phải đến sử gia hiện đại theo lập trường và phương pháp luận sử học Macxit mới thừa nhận những giá trị của vương triều Mạc mà ngay từ thời phong kiến, công lao và đóng góp của triều đại này đã được thừa nhận dù ít nhiều chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Nho giáo. Các sử gia phong kiến thời Lê-Trịnh cũng nhiều lần công khai thừa nhận: “Mạc Đăng Dung một mình giữ binh quyền, từng bình được nhiều giặc lớn, uy quyền ngày càng thịnh…, lòng người ai cũng hướng về” [15, 260], “lúc này thần dân phần nhiều xu hướng về Đăng Dung, đều ra đón y vào kinh sư” [15, 264]; “Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn” [15, 276]. Hay tác giả Phạm Đình Hổ sống sau thời nhà Mạc hai thế kỷ cũng ghi nhận: “Cái đức chính của đời Minh Đức, Đại Chính nhà Mạc( niên hiệu của Mạc Đăng Dung và Mạc Đăng Doanh) vẫn còn cố kết ở lòng người chưa quên. Vậy nên vận trời đã về nhà Lê mà lòng người hướng theo nhà Mạc chưa hết” [21, 157]. Thậm chí, sau này dưới thời chúa Trịnh (1701), Trịnh Du - thăng hàm thái phó cũng bị cách chức chỉ vì “ngợi khen ngụy Mạc, chê bai chính sử đương thời” [65, 305]… Đây chính là cơ sở quan trọng để chúng ta có cách nhìn khách quan về nhà Mạc trong việc nhà Mạc thay thế nhà Lê và vai trò của dòng họ này trong việc duy trì trật tự xã hội trong một thời gian không phải là ngắn. Sử liệu về triều Mạc so với các triều đại phong kiến khác không nhiều, thậm chí bị xuyên tạc, vậy nên để tiếp cận sự thực lịch sử là điều khó khăn. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu gần đây đã góp phần làm sáng tỏ công lao của triều đại này đối với lịch sử. Trong đó, phải kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu đánh giá khách quan và đổi mới về nhà Mạc như: Tác giả Đinh Khắc Thuân với cuốn “Văn bia nhà Mạc” Nhà xuất bản Khoa học xã hội , Hà Nội, 1996 - đây là một trong những thành tựu và là cơ sở để nhiều nhà nghiên cứu dựa trên nguồn tư liệu văn bia khai thác và nghiên cứu về đề tài nhà Mạc. Cũng tác giả này trong “Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 2001 là công trình có giá trị khoa học cao. Trong tác phẩm này, tác giả đã nghiên cứu khá kĩ về triều Mạc trên hầu hết các lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, văn hóa - xã hội. Được trang bị một khối lượng lớn nguồn tài liệu có uy tín, với khả năng xử lý thông tin của mình, tác giả Đinh Khắc Thuân đã tái hiện một xã hội Đại Việt trong thế kỷ XVI khá đầy đủ khía cạnh. Tuy nhiên, trong tác phẩm này, tác giả nghiên cứu ở tầm khái quát trong 65 năm tồn tại của nhà Mạc nên vấn đề công cuộc ổn định xã hội Đại Việt trong ¼ thế kỷ chỉ được đề cập một cách khái lược. Hơn nữa, tác giả chọn cách tiếp cận vấn đề từ việc khai thác nguồn tư liệu thư tịch và văn bia nên sẽ không tránh khỏi sự hạn chế về mặt tư liệu. Mặc dù vậy, đây là một nguồn tư liệu quý cho chúng tôi sử dụng và khai thác để chứng minh những luận điểm trong đề tài của mình. Từ năm 1994, những quan điểm đánh giá lại về vương triều Mạc đã mở đầu cho một khuynh hướng nghiên cứu mới về nhà Mạc, qua đó nhà Mạc đã bắt đầu được khẳng định sự tồn tại chính thống của triều đại mình. Nhiều tác giả đã trình bày những quan điểm và ý tưởng rất thuyết phục khi nghiên cứu về nhà Mạc như GS. Phan Huy Lê, Cố GS Trần Quốc Vượng, Cố GS. Trương Hữu Quýnh, GS. Ngô Đăng Lợi, PGS.TS. Trần Thị Vinh, nhiều con cháu thuộc dòng họ Mạc như GS. Hoàng Lê, GS. Phan Đăng Nhật… Những bài nghiên cứu trên được tập hợp trong một số cuốn về nhà Mạc như : “Mạc Đăng Dung và vương triều Mạc”, Hội Sử học Hải Phòng 1996; “Vương triều Mạc 1527- 1592”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1993; “ Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử”, Hà Nội 1996; “Góp phần đổi mới quan điểm đánh giá vương triều Mạc” của tác giả Mạc Đường, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh 2005, … Mặc dù vậy, những tác phẩm trên mới chỉ là sự tập hợp những quan điểm nghiên cứu mà chưa thực sự đi sâu vào từng vấn đề cụ thể, đặc biệt là vấn đề công cuộc ổn định xã hội Đại Việt từ 1527 đến 1546 của nhà Mạc. Tuy vậy, đây là nguồn tư liệu hết sức phong phú mang lại cho tác giả nhiều cách tiếp cận và gợi mở nhiều vấn đề trong quá trình nghiên cứu. Trong nhiều tạp chí nghiên cứu, nhà Mạc được dành một sự ưu tiên đặc biệt khi có những chuyên đề, chuyên khảo về nhà Mạc khá công phu. Tiêu biểu như Tạp chí nghiên cứu lịch sử của Viện Sử học, tạp chí Cửa biển của hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hải Phòng, Tạp chí Xưa và Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam,… nhiều bài viết đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến nhà Mạc. Tuy nhiên, trong những công trình đó, vấn đề công cuộc ổn định xã hội Đại Việt trong hai mươi năm đầu cai trị của nhà Mạc lại không được tập trung nghiên cứu mà chỉ đề cập đến một cách khái quát. Trong khi vấn đề này có tầm quan trọng như một tiêu chí không thể thiếu trong việc đánh giá tính chính thống của một triều đại. Mặc dù vậy, đó là những tư liệu quý báu để tác giả tham khảo. 2.2. Tác giả nước ngoài Hầu hết các tác giả nước ngoài khi đề cập đến nhà Mạc đều khách quan đánh giá vị trí của nhà Mạc trong lịch sử. Tác giả Jonh K. Whitmore trong “Essays into Vietnamese Pasts” (SEAP Publications, 1995) đã nhận xét: “Mac Dang Dung (1483 - 1541) had also lived through the chaos of the century and was rising to power. Indeed, the 1521 inscription had perhaps been complied et his behest, and Dung was undoubtedly as desiruos as any restore what the Le kings had achieved ealier… This was Dung’s goal” [77, 122]. Xin tạm dịch “Mạc Đăng Dung (1483-1541) đã sống suốt thời kỳ khủng hoảng (hỗn loạn) của thế kỷ đó và đã tìm cách để tăng cường quyền lực. Năm 1521, sự thay thế đã có thể diễn ra trong khả năng của ông ta, và Dung đã xuất sắc phục hồi lại những cái mà các vua Lê trước đây đạt được. Đó chính là sự thắng lợi của Dung”. thể nói, những nguồn tài liệu trên là cơ sở quan trọng và là chỗ dựa để chúng tôi khai thác và chứng minh cho những ý tưởng, luận điểm của mình. 3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ vấn đề: Công cuộc ổn định xã hội Đại Việt của ba vị vua đầu triều Mạc (Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải) trong khoảng thời gian từ 1527 đến 1546. Đây không phải là khoảng thời gian dài nhưng lại là thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Mạc với những nỗ lực của nhà nước trong việc ổn định xã hội. Trong luận văn, tác giả đi từ phân tích sự xác lập vương triều Mạc cho đến những thành tựu nhà Mạc đạt được trong thời gian đầu trị vì, kết hợp với việc so sánh đối chiếu với giai đoạn trước và sau đó, tức là giai đoạn cuối Lê sơ và giai đoạn đầu thời Lê Trung Hưng để trả lời câu hỏi: nhà Mạc xuất hiện thời điểm đó trên chính trường có giải quyết được yêu cầu lịch sử đặt ra không? Thành tựu của triều đại này đối với lịch sử có ý nghĩa như thế nào đối với sự tồn vong của vương triều Mạc và xã hội Đại Việt thế kỷ XVI?. Trả lời những câu hỏi trên là nội dung cơ bản nhất của đề tài, có tác dụng dựng lại một thời kỳ đã qua và trả lại tầm vóc cho một triều đại đã có nhiều đóng góp với lịch sử - vương triều Mạc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ khoa học của đề tài nhằm làm rõ vấn đề sau: Sự xác lập quyền thống trị của nhà Mạc và sự ổn định của xã hội Đại Việt từ 1527 đến 1546. Đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến vai trò của Mạc Đăng Dung. Qua việc chú trọng tìm hiểu sự thay thế của nhà Mạc, tác giả muốn chỉ ra rằng: Việc lên ngôi của Mạc Đăng Dung là hoàn toàn chính đáng và hợp lẽ, đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Dẫu biết thời thế tạo anh hùng nhưng lịch sử đã chỉ ra rằng: Mạc Đăng Dung là người biết làm chủ thời thế, biết cách nắm lấy thời cơ cho mình và có trách nhiệm với vận mệnh lịch sử giao phó. Những nỗ lực, tâm huyết của một con người từ một người dân chài, thành một võ quan và trở thành hoàng đế đã phục hồi lại sức sống cho Đại Việt sau cơn khủng hoảng trầm trọng. Mạc Thái Tổ và con, cháu của mình đã toàn tâm toàn ý cho việc gây dựng và giữ vững cơ đồ của mình trong suốt một thời gian tồn tại. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tư liệu Luận văn được thực hiện dựa trên những nguồn tư liệu chủ yếu sau: - Tư liệu trong thư tịch cổ Việt Nam và Trung Hoa: Đại Việt sử toàn thư, Đại Việt thông sử, Lê triều dã sử, Lịch triều hiến chương loại chí, Thù vực chu tư lục… - Tư liệu được hậu duệ đời sau con cháu họ Mạc lưu giữ: Hợp biên thế phả họ Mạc… - Nhiều ấn phẩm của các nhà nghiên cứu gồm: sách, tạp chí, báo… liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu. - Tư liệu điền dã, tư liệu trên các website đã được xác minh, kiểm định. - Cuối cùng là các công trình nghiên cứu, các loại sách chuyên sâu về lịch sử Việt Nam, những kiến thức mang tính nền tảng của lịch sử dân tộc của nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận: Để giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra, chúng tôi dựa chủ yếu vào chủ nghĩa duy vật biện chứng, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chúng tôi đã sử dụng quán triệt để quan điểm sử học Macxit nhằm đánh giá khách quan về những đóng góp của vương triều Mạc đối với lịch sử dân tộc trong thế kỷ XVI. Đồng thời, quan điểm sử học Macxit cũng là kim chỉ nam để chúng tôi xử lý nguồn tư liệu được các sử gia phong kiến biên soạn, trên tinh thần khoa học và đảm bảo tính lịch sử. Về phương pháp cụ thể: trong luận văn, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp lịch sử, logic lịch sử, phương pháp đối chiếu, so sánh, phương . vấn đề liên quan do đề tài đặt ra. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Luận văn cố gắng biểu đạt những đóng góp của nhà Mạc đối với lịch sử dân tộc thế kỷ XVI trên. vật lịch sử. Chúng tôi đã sử dụng quán triệt để quan điểm sử học Macxit nhằm đánh giá khách quan về những đóng góp của vương triều Mạc đối với lịch sử dân

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan