Hiện tượng tội phạm là hiện tượng xã hội pháp lý luôn ở trạng thái động vậy nên việc phòng chống hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. Để phòng chống được, trước tiên ta phải hiểu rõ về hiện tượng tội phạm. Sau đây tôi xin đi sâu vào đề bài: “Phân tích các đặc trưng cơ bản của hiện tượng tội phạm, cho ví dụ cụ thể gắn với tội phạm xâm phạm tình dục (Bài làm có ít nhất 5 điều luật của 5 văn bản pháp luật được trích dẫn).”
Trang 1
BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
.………
TIỂU LUẬN MÔN:
XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Phân tích các đặc trưng cơ bản của hiện tượng tội phạm, cho ví dụ cụ thể
gắn với tội phạm xâm phạm tình dục (Bài làm có ít nhất 5 điều luật của 5
văn bản pháp luật được trích dẫn).
Hà Nội, 7/2021
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện tượng tội phạm là hiện tượng xã hội- pháp lý luôn ở trạng thái động vậy nên việc phòng chống
hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay Để phòng chống được, trước tiên ta phải hiểu rõ về hiện tượng tội phạm Sau đây tôi xin đi sâu vào đề bài:
“Phân tích các đặc trưng cơ bản của hiện tượng
tội phạm, cho ví dụ cụ thể gắn với tội phạm xâm phạm tình dục (Bài làm có ít nhất 5 điều luật của
5 văn bản pháp luật được trích dẫn).”
PHẦN NỘI DUNG
1 Khái niệm
1.1 Tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong Bộ luật hình sự và phải
Trang 3chịu hình phạt Tội phạm là hiện tượng xã hội được nhiều ngành khoa học nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau
1.2 Hiện tượng tội phạm
Hiện tượng tội phạm là hiện tượng xã hội- pháp
lý luôn ở trạng thái động, xuất hiện trong xã hội
có giai cấp, là thể thống nhất các tội phạm được thực hiện trong xã hội nhất định và ở thời kì nhát định, có các nguyên nhân, các đặc điểm định lượng và định tính của nó đồng thời có tính độc lập tương đối
1.3 Đặc trưng của hiện tượng tội phạm 1.3.1 Quyết định xã hội
Hiện tượng tội phạm, trước hết, là một hiện tượng xã hội, có quá trình hình thành, phát sinh,
tồn tại và phát triển cùng với quá trình vận động,
phát triển của bản thân xã hội Hiện tượng tội
Trang 4phạm chỉ có thể xuất hiện, tồn tại trong xã hội loài người, có nguồn gốc từ thực tiễn đời sống xã hội, mang nội dung xã hội, có các nguyên nhân
xã hội của nó và chịu sự quyết định bởi chính thực tế xã hội Chính vì vậy, hiện tượng tội phạm mang tính quyết định xã hội và điều đó nói lên bản chất xã hội của hiện tượng này
Mặt khác, hiện tượng tội phạm mang tính quyết định xã hội còn vì nó được hình thành xuất phát
từ những hành vi phạm tội được thực hiện bởi những cá nhân - thành viên của xã hội, biểu hiện mặt trái, mặt tiêu cực trong hành vi của con người, nghĩa là nó có tính độc lập tương đối
1.3.2 Pháp lý hình sự của hiện tượng tội
phạm
Hiện tượng tội phạm không chỉ là một hiện
tượng xã hội, mà còn là một hiện tượng pháp lí và
Trang 5luôn mang tính pháp lí hình sự Không thể phán xét, đánh giá về tội phạm nói chung, các hành vi phạm tội cụ thể nói riêng một cách cảm tính hay tuỳ tiện, mà cần phải căn cứ vào các nguyên tắc, quy định của pháp luật hình sự Trong hệ thống pháp luật do nhà nước ban hành, chỉ có Bộ luật Hình sự quy định về tội phạm và hình phạt, đưa
ra định nghĩa khái niệm tội phạm, rằng tội phạm không chỉ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, mà còn là hành vi trái với pháp luật hình sự Hiện tượng tội phạm, với tư cách là thể thống nhất các tội phạm được thực hiện trong một xã hội nhất định, không chỉ là hiện tượng nguy hiểm cho xã hội, mà còn là hiện tượng trái với các nguyên tắc, quy định của pháp luật hình sự Đặc trưng này nói lên bản chất pháp lý hình sự của hiện tượng tội phạm Nó có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ, quá
Trang 6trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật hình
sự theo hướng tội phạm hóa hay không tội phạm hóa những hành vi xã hội nào đó đều có tác động nhất định tới hiện tượng tội phạm
1.3.3 Biến đổi về mặt lịch sử
Hiện tượng tội phạm cũng như những hiện
tượng xã hội khác luôn luôn ở trạng thái động, nghĩa là nó thường xuyên vận động, biến đổi và thay đổi qua các giai đoạn, thời kì lịch sử nhất định Điều đó có thể được thể hiện qua sự thay đổi trong các quan điểm, quan niệm về hiện tượng tội phạm, về các dấu hiệu nội dung của tội phạm, tính chất và mức độ của hành vi phạm tội ở các thời điểm lịch sử khác nhau Sự thay đổi đó thường đi đôi và gắn liền với sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế - xã hội của xã hội, những biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu xã
Trang 7hội - nghề nghiệp qua các hình thái kinh tế - xã hội hoặc trong từng giai đoạn lịch sử nhất định của một xã hội
1.3.4 Giai cấp của hiện tượng tội phạm
Hiện tượng tội phạm chỉ xuất hiện trong các xã
hội có giai cấp, gắn liền với sự ra đời của nhà nước và quá trình phân tầng Xã hội trong xã hội Pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, cầm quyền trong xã hội Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ các giá trị, lợi ích vật chất hay tinh thần của giai cấp mình, mỗi giai cấp nắm quyền thống trị đều đề ra chính sách pháp luật hình sự, ban hành bộ luật hình sự, trong đó quy định những hành vi và nhóm hành vi nào là tội phạm và không phải là tội phạm; quy định tính chất, mức
độ của mỗi loại tội phạm, đối tượng xã hội nào phải chịu và không phải chịu sự trừng phạt Với tư
Trang 8cách là thể thống nhất các tội phạm được thực hiện trong một xã hội nhất định, hiện tượng tội phạm, do đó, cũng mang tính giai cấp Đặc trưng này nói lên bản chất giai cấp của hiện tượng tội phạm
1.3.5 Xác định theo không gian và thời
gian
Về nguyên tắc, không thể đề cập hiện tượng tội
phạm và các loại tội phạm một cách chung chung, mà hiện tượng tội phạm phải luôn được xác định rõ ràng về mặt vị trí địa lí, trong một khung cảnh xã hội nhất định và vào một khoảng thời gian nhất định Điều đó có nghĩa rằng, hiện tượng tội phạm là hiện tượng phải được xác định theo không gian và thời gian
2 Phân tích về đặc trưng của hiện tượng tội phạm
Trang 92.1 Quyết định xã hội
Đặc tính xã hội của tội phạm là tình trạng tội phạm là hiện tượng xã hội còn bởi vì nó được hình thành từ các hành vi phạm tội của những con người cụ thể sống trong xã hội gây ra, chống lại toàn bộ xã hội hay một bộ phận xã hội, thậm chí chống lại chính bản thân người đó Do tính chất phức tạp của các mối quan hệ xã hội, pháp luật chỉ có khả năng mô hình hóa những nhu cầu xã hội khách quan đã mang tính điển hình, phổ biến
và thông qua đó để tác động tới các quan hệ xã hội khác hướng các quan hệ đó phát triển theo hướng đã được nhà nước xác định Tình hình tội phạm được hình thành từ những hành vi xã hội được luật hình sự xem là tội phạm và do những cá nhân sống trong xã hội thực hiện dưới tác động qua lại của nhiều mối quan hệ xã hội đa dạng
Trang 10phức tạp mà chủ yếu là những quan hệ xã hội tiêu cực
2.2 Pháp lý hình sự của hiện tượng tội
phạm
Vì tội phạm bao giờ cũng được quy định trong luậtt hình sự, mà tình trạng phạm tội là tổng hợp tất cả những hành vi phạm tội xảy ra trong xã hội
có giai cấp cho nên tình trạng phạm tội cũng mang đặc tính lháp luật hình sự Tuỳ theo mỗi quốc gia mà khái niệm tội phạm được quy định khác nhau, tuy nhiên nói chung tội phạm bao giờ cũng được quy định trong luật hình sự Những hành vi cụ thể có ảnh hưởng đến tình trạng phạm tội, do đó việc xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật trong một nhà nước pháp quyền có vai trò to lớn trong toàn bộ cuộc đấu tranh chống tôi phạm Tội phạm là khái niệm được định nghĩa bởi
Trang 11đạo luật hình sự, những hành vi tạo nên tình hình tội phạm trong xã hội là những hành vi bị luật hình sự cấm đoán bằng việc đe doạ áp dụng hình phạt
2.3 Biến đổi về mặt lịch sử
Chủ nghĩa Mác-Lê nin cho rằng: một hiện tượng trong xã hội và trong tự nhiên không phải tự nhiên mà có và nó cũng không phải là bất biến
mà nó luôn có sự vận động, thay đổi Điều này hoàn toàn đúng tình trạng tội phạm - một hiện tượng xã hội Với tính cách là hiện tượng xã hội thì tình trạng tội phạm luôn có sự thay đổi phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử, xã hội nhất định Điều đó thể hiện trên các khía cạnh như nội dung, đặc điểm dấu hiệu của tình trạng tội phạm được thay đổi mỗi khi có sự thay đổi từ hình thái kinh
tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác,
Trang 12thậm chí ngay trong một hình thái kinh tế xã hội nhưng vào các thời kỳ khác nhau mỗi khi có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, phân tầng xã hội, cơ cấu giai cấp thì tình trạng tội phạm cũng khác nhau Tình hình tội phạm luôn có sự vận động và thay đổi từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến tinh vi hiện đại
2.4 Giai cấp của hiện tượng tội phạm
Đặc tính giai cấp của tình trạng tội phạm thể hiện ở nguồn gốc ra đời, ở những nguyên nhân, điều kiện phát sinh và nội dung của từng tội phạm cụ thể Đây là đặc tính hết sức quan trọng,
nó quyết định bản chất của tình trạng tội phạm Trong giai cấp thống trị trong xã hội sẽ quy định hành vi nào bị xem là tội phạm và hệ thống các biện pháp trừng trị căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi đó đối với lợi ích của giai
Trang 13cấp mình, đồng thời chính giai cấp thống trị có toàn quyền đề ra những trình tự thủ tục áp dụng cho các hoạt động điều tra truy tố xét xử các hành vi phạm tội và người phạm tội
2.5 Xác định theo không gian và thời
gian
Xác định theo không gian, người ta thường đề cập hiện tượng tội phạm trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia - nơi pháp luật hình sự có hiệu lực chung, thống nhất và phân biệt với các quốc gia khác Cùng một hành vi xảy ra, ở nước này bị coi
là tội phạm trong khi ở nước khác lại không bị coi
là tội phạm; hoặc cùng một hành vi phạm tội, ở nước này bị coi là tội phạm nghiêm trọng nhưng ở nước khác lại chỉ coi là tội phạm ít nghiêm trọng Xác định theo thời gian, hiện tượng tội phạm hay một loại tội phạm cụ thể có thể được nhìn
Trang 14nhận khác nhau tuỳ thuộc vào sự thay đổi trong chính sách pháp luật hình sự của các quốc gia ở các khoảng thời gian khác nhau Chẳng hạn, cùng một hành vi xảy ra, trước đây hành vi đó bị quy định là tội phạm, nhưng nay không còn quy định
là tội phạm nữa; hoặc cùng một hành vi phạm tội, trước đây bị pháp luật hình sự quy định là tội phạm nghiêm trọng, nhưng trong giai đoạn hiện nay chỉ bị coi là tội phạm ít nghiêm trọng
3.Ví dụ về đặc trưng của hiện tượng tội phạm
Ngày 31/12/2019 sinh nhật tròn 18 tuổi của M tổ chức tại một Villa ở Hải Phòng, M có mời các bạn của mình cùng một vài người em Trong đó có Y
là bạn nam cùng lớp (năm nay đã 18 tuổi) và N là
em gái họ hàng xa của M (năm nay 12 tuổi) Khi đến buổi tiệc Y đã chú ý đến N vì nhỏ nhắn và
Trang 15xinh xắn, Y đã chủ động tiếp cận và mời nước N.
Vì là bạn của chị họ nên N cũng không đề phòng
và hết sức vui vẻ trò chuyện cùng Y Tới gần nửa đêm không thấy N đâu, M đi tìm và phát hiện Y đang xâm phạm tình dục N trong khi N đang trong trạng thái bất tỉnh Sau đó M đã gọi công an tới làm việc và gia đình N đã kiện Y Tại cơ quan điều tra, Y khai báo rằng đã cho thuốc mê vào ly nước ép trước khi mời N uống, sau đó đã tự ý quan hệ tình dục với N hai lần, Y còn khai thêm 3 năm trước bạn của mình cũng có hành vi giao cấu với bạn cùng lớp nhưng chỉ bị xử lý nhẹ và vì xem trên Internet thấy rằng hiếp dâm ở Ấn Độ chỉ hơn 85% số vụ bị truy tố và chỉ 27% bị kết án nên nghĩ rằng ở Việt Nam cũng sẽ không bị gì nặng vậy nên mới có hành động như thế Còn về phía N, sau khi tỉnh dậy và biết mình bị xâm hại, N đã
Trang 16hoảng loạn và có biểu hiện tâm lý không ổn định
và đã được kết luận bị rối loạn tâm thần và hành
vi 45% Với hành vi này của Y, ta có thể thấy:
Về những đặc trưng:
- Quyết định xã hội: vì từng thấy bạn mình đã có hành vi xâm hại người khác nhưng chỉ bị hình thức phạt nhẹ (vì lúc đó bạn của Y mới 15 tuổi)
Y không biết điều đó nên nghĩ rằng việc hiếp dâm là tội nhẹ, vậy nên Y đã làm hành vi phạm tội như bạn mình Đây là hành vi biểu hiện rõ của đặc trưng quyết định xã hội, Y đã nhìn và học theo hành vi xấu của bạn mình
- Pháp lý hình sự của hiện tượng tội phạm: N được kết luận bị rối loạn tâm thần và hành vi 45% Nếu như ở Khoản 2 Điều 141 của Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ quy định tỉ lệ tổn thương là
Trang 1711% đến 45% nhưng khi sửa đổi vào năm 2017 thì tỉ lệ đã tăng lên 31% đến 60%
- Biến đổi về mặt lịch sử: Y khai rằng ngoài việc học theo hành vi của bạn thì Y còn học theo hành vi xâm phạm tình dục trên Internet Ngày xưa không có Internet nên vấn đề trẻ vị thành niên xâm phạm tình dục trẻ khác là hoàn toàn không có, nhưng ngày nay vì sự phát triển quá lớn mạnh của Internet nên vấn đề khiến trẻ học theo rất nhanh khác xa với lịch sử
- Giai cấp của hiện tượng tội phạm: Y khai rằng vì thấy ở Ấn Độ việc xử lý vụ xâm phạm tình dục rất ít nên cho rằng Việt Nam cũng vậy Điều này hoàn toàn sai, mỗi đất nước mỗi giai cấp hoàn toàn khác nhau Có thể ở Ấn Độ vì tệ nạn xâm phạm tình dục quá nhiều nên vấn đề giải quyết rất khó khăn Nhưng ở Việt Nam thì khác,
Trang 18việc xử lý là bắt buộc và đúng luật Không có chuyện bỏ qua cho những kẻ có hành vi như vậy
- Xác định theo không gian và thời gian: Y đã khai rằng mình đã xâm phạm N 2 lần, vậy là số lần phạm tội là 02
Đầu tiên, hiện tại Y đã đủ 18 tuổi và hành vi của
Y đã phạm vào Điều 141 của Bộ luật Hình sự
2015 sửa đổi, bổ sung 2017 Thứ hai, Y đã xâm phạm tình dục N, trong khi đó N mới 12 tuổi vậy nên Y đã phạm vào Khoản 5 Điều 4 Luật Trẻ em
2016 sửa đổi, bổ sung 2018 Thứ ba, Y đã xâm phạm N trong lúc N đang bị mất khả năng nhận thức vì đã bị Y chuốc thuốc mê, theo đó Y sẽ bị xét xử theo áp dụng tại Điểm b Khoản 7 Điều 3 NĐ06/2019/NQ-HĐTP Thứ tư, những hành vi của
Y sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo Khoản 1 Điều
Trang 19155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 Cuối cùng, Y sẽ phải bồi thường cho N theo quy định tại Điều 584
Bộ luật Dân sự 2015
PHẦN KẾT LUẬN
Hoạt động phòng chống tội phạm muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi trước hết phải luôn luôn tiến hành đồng bộ các biện pháp đấu tranh phòng chống hiện tượng tội phạm và hành vi sai lệch Cùng với công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội được đẩy mạnh; an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang 20TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự, Hà Nội, 2015;
2. Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội,
2015;
3. Bộ luật Hình sự, Hà Nội, 2015 sửa đổi
bổ sung 2017;
4. Luật Trẻ em, Hà Nội, 2016 sửa đổi bổ
sung 2018;
5. Nghị Quyết 06/2019/NQ-HĐTP, Hà Nội, 2019;
6 Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội
học, Nxb CAND, Hà Nội, 2010;
7. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình xã hội
học pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2020;