ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN --- LÊ THỊ HOÀNG LIỄU TIẾP CẬN CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG QU
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ HOÀNG LIỄU
TIẾP CẬN CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA
HUYỆN BÌNH CHÁNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ HOÀNG LIỄU
TIẾP CẬN CÁC CHƯƠNG TRÌNH
CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BAN ĐẦU CỦA NGƯỜI
DÂN ĐỊA PHƯƠNG QUA HỆ
THỐNG Y TẾ CÔNG TẠI
HUYỆN BÌNH CHÁNH
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Tân Quý Tây, xã Hưng Long
huyện Bình Chánh Tp Hồ Chí Minh năm 2007
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác
Số liệu được phân tích và dẫn chứng trong đề tài là kết quả nghiên cứu thực địa tôi đã tiến hành thực hiện trên xã Tân Quý Tây và xã Hưng Long huyện Bình Chánh Tp
Hồ Chí Minh từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 9/2008
Tp Hồ chí minh, ngày 16 tháng 10 năm 2008
Tác giả luận văn
Lê Thị Hoàng Liễu
Trang 4Lời Cảm Ơn
Với tình cảm trân trọng tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Xã Hội Học, Quý thầy cô trường Đại
học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn đã tận tình giảng dạy tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Phạm Đức Trọng đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên khoa Xã hội học trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, Ban giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Bình Chánh, cán bộ nhân viên y tế huyện, xã, ấp của Trung tâm y tế dự phòng huyện Bình Chánh đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, những người thân và gia đình đã dành nhiều tình cảm và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2008
Lê Thị Hoàng Liễu
Trang 5CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BYT : Bộ Y Tế
BHYT : Bảo hiểm y tế
CSSK : Chăm sóc sức khỏe
CSSKSS : Chăm sóc sức khỏe sinh sản
CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CSVBVSKND : Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
CĐ : Cao đẳng
ĐKKV : Đa khoa khu vực
HTYTQG : Hỗ trợ y tế quốc gia
Trang 6
Trang PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
1.2.Tình hình Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam .11
1.3.Các khái niệm 17
1.4 Các lý thuyết liên quan 20
1.5 Phương pháp, đối tượng nghiên cứu 24
1.6 Giả thuyết nghiên cứu 24
1.7 Nội dung nghiên cứu 25
1.8 Khung phân tích 26
1.9 Phương pháp chọn mẫu 27
1.10.Các bước tiến hành .27
2.11.Phạm vi nghiên cứu .29
Chương 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
2.1.Thực trạng của Trạm Y tế .30
2.2 Mô tả đặc điểm nhóm người trong mẫu nghiên cứu 37
2.3 Hiểu biết của người dân địa phương về các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu 40
2.4 Các chính sách về y tế được triển khai tại địa phương .55
2.5.Tiếp cận và nhận xét của người dân về dịch vụ y tế công tại địa phương .57
2.6.Nhu cầu của người dân đối với hệ thống y tế công tại địa phương 68
2.7.Nhận xét kết quả nghiên cứu 77
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN 81
KHUYẾN NGHỊ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .84
Trang 7PHỤ LỤC 1 ( Bảng hỏi )
PHỤ LỤC 2 ( Kết quả tóm tắt phỏng vấn sâu) PHỤ LỤC 3 ( Bảng kết quả xử lý số liệu)
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên Bảng
Trang Bảng 2.1Nhóm tuổi trong nghiên cứu 37
Bảng 2.2 Trình độ học vấn .38
Bảng 2.3 Nghề nghiệp và thu nhập 39
Bảng 2.4 Kiến thức của người dân về sữa mẹ 40
Bảng 2.5 Kiến thức của người dân về bệnh tiêu chảy 42
Bảng 2.6 Kiến thức người dân về chăm sóc thai phụ 44
Bảng 2.7 Kiến thức người dân về chương trình sức khỏe trẻ em 46
Bảng 2.8 Kiến thức người dân tiêm chủng mở rộng 48
Bảng 2.9 Kiến thức người dân về mắc các bệnh qua đường ăn uống 49
Bảng 2.10 Kiến thức người dân về bệnh sốt xuất huyết .50
Bảng 2.11 Nguồn cung cấp kiến thức .53
Bảng 2.12 Số lần tiếp cận dịch vụ y tế địa phương 57
Bảng 2.13 Người dân đánh giá vị trí trạm y tế theo thu nhập, trình độ học vấn 60
Bảng 2.14 Cảm nhận của người dân được tiếp đón và thái độ phuc vụ tại trạm y tế 62
Bảng 2.15 Người dân đánh giá chất lượng cung cấp dich vụ trạm y tế 65
Bảng 2.16 Ý kiến của người dân về sự cần thiết của trạm y tế & y tế tư nhân 68
Bảng 2.17 Sự lựa chọn dịch vụ y tế của người dân 71
Bảng 2 18 Nhu cầu của người dân đối với trạm y tế 74
Bảng 2.19 Đánh giá kiến thức của người dân về các chương trình sức khỏe ban đầu 77
Trang 9DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu Tên Biểu
Trang Biểu đồ 2.1 Tình hình cơ sở vật chất trạm y tế 32
Biểu đồ 2.2 Trang thiết bị tram y tế 33
Biểu đồ 2.3Tình trạng nhân sự trạm y tế Tân quí tây và Hưng long 36
Biểu đồ 2.4 Tình trạng cơ sở, trang thiết bị, nguồn thuốc của trạm y tế Hưng long, Tân quí tây 37
Biểu đồ 2.5 Kiến thức người dân về sữa mẹ 41
Biểu đồ 2.6 Kiến thức người dân về bệnh tiêu chảy và chăm sóc người bệnh 44
Biểu đồ 2.7 Kiến thức người dân về chăm sóc thai phụ 45
Biểu đồ 2.8: Kiến thức về chương trình sức khỏe trẻ em 47
Biểu đồ 2.9 Kiến thức người dân về phòng bệnh trong chương trình TCMR 49
Biểu đồ 2.10: Kiến thức về bệnh sốt xuất huyết .52
Biểu đồ 2.11: Kiến thức phòng bệnh sốt xuất huyết 53
Biểu đồ 2.12: Nguồn cung cấp kiến thức 55
Biểu đồ 2.13 Mức độ tiếp cận dịch vụ y tế công tại địa phương 59
Biểu đồ 2.14 Người dân đánh giá vị trí trạm y tế 61
Biểu đồ 2.15 Nhận xét của người dân về thái độ phục vụ của trạm y tế 65
Biểu đồ 2.16 Đánh giá người dân về chất lượng dịch vụ tại trạm y tế .67
Biểu đồ 2.17 Sự cần thiết của trạm y tế 70
Biểu đồ 2.18 Lựa chọn dịch vụ y tế của người dân khi có nhu cầu 73
Biểu đồ 2.19 Kiến thức của người dân về CSSKBĐ 79
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
“Sức khỏe là vốn quý nhất của con người” xã hội muốn có nguồn lực tốt về thể chất tinh thần phải được chăm sóc từ khi mới hình thành trong bụng mẹ, từng thế hệ nối tiếp, thế hệ sau phải tốt hơn thế hệ trước về thể
chất, tinh thần, để đảm bảo duy trì cho phát triển xã hội, chăm sóc nâng cao
chất lượng dân số là một trong những tiêu chí hàng đầu của quốc gia, với
những cam kết được ký kết với tổ chức y tế thế giới, Việt Nam đã từng bước cải tiến toàn bộ hệ thống y tế từ cấp cơ sở địa phương đến trung ương theo
những tiêu chí cải thiện chất lượng sức khỏe và cùng hướng tới mục tiêu có
được nguồn dân số chất lượng đáp ứng nhu cầu duy trì và phát triển xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, là một thành phố năng động nên thu hút hàng ngàn người dân từ khắp nơi đến để sinh sống, làm việc, chăm sóc sức khỏe, bệnh viện, trung tâm chuyên khoa quá tải, bệnh nhân chờ đợi, là một việc tất nhiên sẽ xảy ra, vì
các cơ sở bệnh viện, từ năm 1975 cho đến nay chưa tăng thêm bệnh viện, chỉ những cơ sở cũ, được xây dựng lại hoặc nâng cấp, cung không đủ cầu, làm
cho người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi vì chờ đợi, yếu sức vì bệnh tật
khi có nhu cầu đến bệnh viện Nên việc tập trung xây dựng cơ sở vật chất
trang bị trang thiết bị nhân sự cho tuyến trạm để giải quyết nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ban đầu là mục tiêu của thành phố đặt ra và đang giải quyết
cho các quận huyện, đặc biệt là những huyện vùng ven ngoại thành, nơi tập
trung các khu công nghiệp
Thực hiện chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu, từ những năm đầu
thập kỷ 90 ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh nói chung và trung tâm y tế
huyện Bình Chánh nói riêng đã tiếp nhận và triển khai nhiều chương trình y
tế để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong huyện đạt được nhiều kết quả đáng kể Tuy nhiên mục tiêu của chương trình chăm sóc sức khỏe
ban đầu đã đề ra vẫn chưa đạt được Các chương trình chăm sóc sức khỏe
ban đầu mới định hướng đến cộng đồng chứ chưa dựa vào cộng đồng Người
Trang 11dân được tiếp nhận các chương trình y tế định hướng trước mà chưa có sự
khảo sát của ngành y tế vì vậy đôi khi lãng phí và kém hiệu quả
Trong “Phụ nữ chủ nhật “ số 20, ngày 27 tháng 05 năm 2007 có bài
Bà điểm huyện Hốc Môn được trang bị tương đối đầy đủ cho công tác khám
và chẩn đoán điều trị ban đầu với trung bình mỗi ngày có được 50 bệnh
nhân, nhưng khi đề cập đến các trạm y tế trực thuộc các quận nội thành thì
số lượng bệnh nhân giảm xuống trung bình mỗi ngày chỉ 20 bệnh nhân, có
trạm như trạm y tế phường 8 quận 5, trạm y tế phường 8 quận 10, thì số
lượng bệnh nhân lại ít hơn nữa, thường thì bệnh nhân không đến trạm
Trạm Y Tế là tuyến đầu tiên trong hệ thống y tế, thực hiện chức năng
nhiệm vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, trong đó việc khám
chữa bệnh thông thường, cấp cứu, phân loại bệnh hướng dẫn người dân đi
đến những bệnh viện chuyên khoa đúng với bệnh trạng là hoạt động thường
xuyên của trạm y tế thì lại luôn trong tình trạng vắng khách Vì sao có một
cơ sở y tế ngay tại địa phương, gần nhà, không mất nhiều thời gian chờ đợi,
được thực hiện các chính sách y tế, người dân lại không đến, do đó tôi thực
hiện đề tài:
“Tiếp cận các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu của người
cứu được thực hiện tại xã Tân quý tây , xã Hưng long huyện Bình chánh
Tp.Hồ Chí Minh năm 2007
Nhằm mục tiêu:
-Tìm hiểu kiến thức của người dân về các chương trình chăm sóc sức
khỏe ban đầu và các chương trình y tế cộng đồng
-Mức độ tiếp cận của người dân đối với các họat động trạm y tế
-Tìm hiểu nhu cầu của người dân đối với các họat động của trạm y tế
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 “ Điều tra y tế quốc gia 2001-2002” của Việt Nam do Bộ Y tế và
“Điều tra y tế quốc gia 2001-2002” là dự án hỗ trợ y tế quốc gia do
Sida Thụy Điển tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới cùng với sự giúp đỡ
của các Chính phủ Hà Lan và Nhật Bản Mục đích cơ bản của cuộc Điều tra
Y tế Quốc gia là cung cấp thông tin cơ bản nhất từ phía hộ gia đình trong
việc tiếp cận các dịch vụ y tế địa phương và chất lượng họat động của các cơ
sở y tế trên địa bàn xã để Bộ y tế và các ngành có liên quan đến y tế - xã hội
xây dựng chính sách, thực thi và đánh giá kết quả của các chính sách nhằm
đạt được các mục tiêu y tế đã đặt ra Mẫu điều tra được chọn trên phạm vi 61
tỉnh/thành, phân bổ cả ở thành thị, nông thôn, ven biển, miền núi bao gồm
36.000 hộ gia đình trong 1.200 xã/phường, 1.195 phòng khám đa khoa khu
vực hoặc Trạm Y tế xã, 1.171 nhân viên y tế thôn bản và 1.489 thầy thuốc tư
nhân
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá chất lượng dịch vụ y tế công,
thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm y tế xã/phường và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng nhằm cung cấp thông tin cho các nhà lập
chính sách để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Phương pháp nghiên cứu trong “Điều tra y tế quốc gia 2001-2002”
thực hiện phương pháp định lượng, thu thập số liệu qua các bảng kiểm trạm
y tế dựa theo các tiêu chí quy định chuẩn của trạm y tế do Bộ y tế ban hành
Kết hợp với định tính được thể hiện qua các bảng khảo sát cán bộ y tế cơ sở,
dân địa phương nhiều câu hỏi mở, để người được khảo sát đưa những ý kiến,
nhận định vấn đề
Trang 13Kết quả nghiên cứu tỉ lệ trạm có đủ cơ cấu cán bộ theo quy định là rất thấp, chỉ đạt 13 % ở khu vực thành thị và 11,5% ở khu vực nông thôn Trạm
y tế xã có cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ y tế (có nhà
trạm được xây dựng bán kiên cố trở lên mà trong tình trạng không cần sửa
chữa; có nước sạch, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn và có điện) còn đạt ở tỉ
lệ thấp, chỉ 19,4% ở khu vực thành thị và 8,1% ở khu vực nông thôn.Về trang thiết bị y tế còn tới 3% số trạm y tế xã vẫn còn thiếu các trang thiết bị cho khám chữa bệnh thông thường, trang thiết bị chỉ đạt khoảng 9,9%, trong
đó ở khu vực thành thị chỉ đạt 5% và ở khu vực nông thôn chỉ là 10,8%
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu của các trạm y tế vùng miền trên cả nước
thì đều thiếu hụt so với tình hình thực tế, nhu cầu công việc và nhu cầu tiếp cận của người dân, từ đó người dân ít hài lòng với dịch vụ trạm y tế, qua
đánh giá cho thấy tỉ lệ người dân hài lòng với cơ sở vật chất và trang thiết bị của trạm y tế không cao (32% đối với những người sử dụng dịch vụ nội trú
và 26% đối với những người sử dụng dịch vụ ngoại trú)
Trong “ Điều tra y tế quốc gia 2001-2002” đưa ra những chỉ số thiếu hụt về nguồn lực, cơ sở vật chất trang thiết bị và cho đó cũng là một trong
những nguyên nhân giải thích cho tình trạng quá tải trong khám chữa bệnh ở các bệnh viện do hệ thống chuyển tuyến bị phá vỡ trong khi trạm y tế xã lại
là cơ sở y tế đầu tiên của hệ thống y tế tiếp cận với người dân trong cộng
đồng Để phân tích chất lượng dịch vụ một cách toàn diện, trong nghiên cứu này chỉ chú trọng phân tích chất lượng đầu vào của dịch vụ y tế tại trạm y
tế xã/phường theo chuẩn quốc gia Ở các tuyến khác số liệu không được thu thập đầy đủ nên không phân tích được chất lượng dịch vụ một cách toàn diện cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại các tuyến
này Chất lượng dịch vụ y tế có thể được đánh giá trực tiếp thông qua việc
đo lường các kết quả thay đổi về sức khoẻ, chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh tại trạm y tế xã hiện nay là một vấn đề cần phải được xem xét, một hạn chế của nghiên cứu này đó là không trả lời được câu hỏi lý do nào là lý do
Trang 14chính khiến người dân không hài lòng với các dịch vụ y tế mà họ nhận được,
do thông tin này không được thu thập trong cuộc điều tra
1.1.2 Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Bình “ Nghiên cứu
tình hình hoạt động của các trạm y tế phường tại quận Hải Châu,
Trong nghiên cứu này tác giả đã tổ chức điều tra khảo sát thu thập số
liệu 13 phường trong địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, trong đó
có 600 mẫu khảo sát người dân về kiến thức chăm sóc sức khỏe ban đầu và
khả năng tiếp cận dịch vụ y tế tại trạm y tế, trong nghiên cứu tác giả áp dụng
phương pháp định tính và định lượng, thiết kế nghiên cứu theo phương pháp
mô tả cắt ngang, đánh giá trực tiếp và đánh giá gián tiếp dịch vụ chăm sóc
sức khỏe ban đầu
Kết quả nghiên cứu của tác giả đã đánh giá được kiến thức người dân
hiểu và biết một số nội dung về chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt trên 85%, có
64,17% số người trong mẫu nghiên cứu tiếp cận dịch vụ y tế tại trạm, tác giả
đưa ra nguyên nhân bệnh viện tuyến trên quá tải là do người dân ít sử dụng
dich vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm y tế, do chất lượng phục vụ trạm
y tế chưa đáp ứng yêu cầu của người dân Phần kết luận của tác giả đã đưa ra
những chỉ số cho rằng trạm y tế trong địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng đạt chuẩn theo quy định của Bộ y tế Không có phần giải thích lý do
vì sao chất lượng phục vụ trạm y tế không đáp ứng nhu cầu của người dân
trong địa bàn quận Hải Châu
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Bình đã đưa ra được thực trạng
cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực được trang bị cho 13 phường trên địa
bàn quận Hải Châu, tác giả đã đưa ra được chỉ số tiếp cận dịch vụ y tế của
người dân trong diện khảo sát, trong phần nghiên cứu tác giả đi sâu đánh giá
về phần đầu vào của trạm y tế, tác giả không chú trọng đến phần giải thích vì
sao người dân cho là chất lượng phục vụ trạm y tế chưa đạt yêu cầu, chất
Trang 15lượng đó phụ thuộc vào yếu tố hành vi ứng xử của viên chức đối với người
dân hay phụ thuộc vào yếu tố chuyên môn Nên trong phần kết quả nghiên
cứu tác giả không đề cập đến người tiếp cận dịch vụ y tế
Mục tiêu chính của tác giả trong nghiên cứu này là đánh giá mức độ
hài lòng của người dân địa phương về dịch vụ y tế công trạm y tế qua cung
cách thái độ phục vụ của viên chức tại trạm y tế Tác giả sử dụng phương
pháp định lượng kết họp định tính trong khảo sát bằng bảng hỏi đối người
dân cư ngụ tại 16 xã thuộc huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, tác
giả thực hiện việc đánh giá tình hình tiếp cận các chương trình chăm sóc sức
khỏe ban đầu của người dân huyện Bình Chánh về mức độ hài lòng của
người dân đối với dịch vụ y tế công tại địa phương Kết quả nghiên cứu trên
1.470 phiếu của người dân trong mẫu đánh giá mức độ hài lòng của người
dân về dịch vụ y tế công tại trạm y tế : bình quân đánh giá sự hài lòng trên
số mẫu đạt 53,46%, chỉ số người dân khi có nhu cầu cần đến trạm y tế 55%
Đề tài nghiên cứu này tác giả đã đưa ra được giải thích các số liệu
trong mẫu, theo kết quả của tác giả thì nhu cầu người dân đối với trạm y tế
luôn có, mặc dù sự hài lòng không đạt bằng chỉ số nhu cầu Khi so sánh chỉ
số mong đợi của người dân được phục vụ tốt khi đến trạm y tế chiếm 54,1%
trên tổng số mẫu, trong khi đó chỉ số kiến nghị trang bị thêm các máy móc
trang thiết bị cho trạm chiếm 44,8% , trong đó phần nào đã đưa ra được
nguyên vọng của người dân trong mẫu nghiên cứu, họ cần được đối xử, phục
vụ đúng như những tiêu chí ngành y tế đặt ra cho người viên chức, bên cạnh
đó phải được trang bị những máy móc trang bị tối thiểu đáp ứng được nhu
cầu thông thường của người dân
Kết quả nghiên cứu không có số liệu, giải thích nơi cung cấp dịch vụ,
nên trong phần kết luận tác giả chưa đưa được lý do tại sao người dân trông
chờ vào dịch vụ y tế cơ sở, nhưng không tiếp cận, lại tiếp tục đến với bệnh
Trang 16viện huyện, bệnh viện thành phố với nhu cầu đơn giản, trạm y tế có thể giải
quyết được
động của trạm y tế xã dựa trên các chuẩn quốc gia về y tế xã tại
Tác giả dùng phương pháp thống kê toàn bộ hoạt động 12 trạm y tế
đưa vào thang đo Likert để nhận xét đánh giá từng hoạt động chăm sóc sức
khỏe ban đầu của trạm y tế Mục tiêu chính của tác giả là đánh giá hiệu quả
hoạt động của trạm y tế, tác giả nghiên cứu mức độ đạt được của trạm y tế
theo chuẩn quy định của Bộ y tế Kết quả nghiên cứu tác giả cho rằng người
dân tiếp cận dịch vụ y tế với tỷ lệ 116,93%, vượt chỉ tiêu, trạm y tế hoạt
động có hiệu quả, đánh giá về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nguồn lực
tác giả cho rằng trạm y tế chưa đạt, còn thiếu so với quy định
Đề tài nghiên cứu của tác giả chỉ dựa vào những số liệu thu thập tại
trạm y tế qua các báo cáo dựa theo bảng điểm chuẩn của Bộ y tế, điều này
chỉ có ý nghĩa trong báo cáo thống kê, tác giả không nghiên cứu đối tượng
thụ hưởng, tiếp cận dịch vụ, tác giả cũng không nghiên cứu thực tế đối
tượng thực hiện nhiệm vụ tại trạm y tế, toàn bộ nghiên cứu chỉ dựa trên bảng
số liệu có sẵn từ nguồn số liệu báo cáo định kỳ năm của trạm y tế, nên phần
kết quả nghiên cứu của tác giả, tác giả chỉ đánh giá nhận định theo cách
chung của báo cáo, chưa đưa được số liệu cụ thể giải thích tại sao trạm y tế
hoạt động hiệu quả , người dân tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu
tại trạm y tế, mức độ tiếp cận thực sự của người dân là bao nhiêu, hoàn toàn
không có, nên toàn bộ nghiên cứu của tác giả nghiên hẳn về nhận xét báo
cáo thống kê
động chăm sóc sức khỏe ban đầu của các trạm y tế xã huyện Bình
Tác giả đã nghiên cứu toàn bộ hiện trạng của trạm y tế về cơ sở vật
chất, trang thiết bị, nguồn lực, thuốc thiết yếu, kiến thức cán bộ y tế về các
Trang 17chương trình chăm sức khỏe ban đầu, mức độ tiếp cận của người dân địa
phương đối với các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu theo kiến thức,
thái độ, hành vi Nguồn số liệu của tác giả thu thập dựa vào nội dung bảng
điểm, tiêu chuẩn đánh giá trạm y tế của Bộ y tế qua kiểm tra năm 2007
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang cùng
với phương pháp định tính và định lượng
Kết quả nghiên cứu tác giả đã chứng minh được sự tác động của nguồn
lực đối với việc khám chữa bệnh của người dân địa phương qua các chỉ số
mối liên hệ giữa nguồn lực với khám chữa bệnh, tác giả cho rằng chỉ số “số
lượng cán bộ y tế cơ sở /1000 dân có mối tương quan chặt chẽ trong việc
khám chữa bệnh ban đầu của người dân địa phương“
Đề tài nghiên cứu của tác giả đã cung cấp nguồn số liệu tương đối thực
tế với hiện trạng của trạm y tế, cơ sở ban đầu cho việc đánh giá thực trạng
của nơi cung cấp dịch vụ, tác giả cũng đã nghiên cứu mức độ tiếp cận của
người dân địa phương theo kiến thức, thái độ, hành vi đưa ra được những
giải thích cụ thể rõ ràng các yếu tố tác động của nơi cung cấp dịch vụ với
người tiếp cận dịch vụ Trong kết quả nghiên cứu tác giả đã phát hiện số
lượng cán bộ y tế của trạm y tế là một trong những yếu tố chính tác động
đến việc cung cấp dịch vụ, tác giả chỉ đưa ra dẫn chứng cụ thể có mối tương
quan, chưa làm rõ được vì sao nguồn nhân lực của trạm y tế luôn thiếu,
không có chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi tiếp cận dịch vụ
tại trạm y tế
1.1.6 Sơ lược các nghiên cứu về những yếu tố tác động việc sử dụng dịch vụ y tế tại cộng đồng
Nghiên cứu những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn việc sử
dụng dịch vụ y tế của các hộ gia đình khi có người bị bệnh, giúp cho việc tổ
chức hệ thống cung ứng dịch vụ y tế phù hợp hơn và đáp ứng được yêu cầu
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân Điều quan trọng là người sử dụng dịch
vụ y tế sẽ có tác động đến hoạt động cung ứng dịch vụ y tế, chứ không phải
người cung ứng dịch vụ y tế quyết định Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng,
Trang 18hiệu quả dịch vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân của trạm y tế xã, cần phải nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng cùng xu hướng thay đổi cách sử
dụng dịch vụ của người dân trong cộng đồng
Trong thời kỳ tập trung bao cấp, nhu cầu sử dụng dịch y tế tại tuyến
xã là rất cao, hằng năm ở nước ta có khoảng 20 triệu lượt người khám, chữa bệnh ngoại trú và cứ 7- 10 người đi khám bệnh mới có một người phải vào viện điều trị ngoại trú, phần lớn còn lại chỉ mắc những chứng bệnh thông
thường được trạm y tế xã hướng dẫn và điều trị khỏi bệnh tại nhà và tại trạm
y tế [15]
Trong thời kỳ đổi mới nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe ban đầu ở
Việt Nam của Trung tâm nhân lực y tế và UNICEF 1993 cho biết số người
ốm trong vòng 2 tuần đầu có nhu cầu khám chữa bệnh tại cộng đồng là 88,8% Trong đó có 38,70% đến trạm y tế xã, 24,30% đến các dịch vụ y tế
tư nhân, 21,80% tự chữa tại nhà, 20% chữa ở thầy lang và cúng lễ [26]
Kết quả theo dõi điểm chấm kiểm tra trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến xã của PGS Trương Việt Dũng và cộng sự năm 1999 [24], qua theo dõi 80 hộ gia đình tại tuyến xã ở 7 vùng sinh thái cho biết tỷ
lệ hộ gia đình có đến trạm y tế xã trung bình là 23,5%; trong đó:
-Lý do đến trạm y tế xã chủ yếu là khám chữa bệnh chiếm tỷ lệ 37,8%, cao nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (57,3%), thấp nhất ở Duyên hải miền Trung (8,6%)[24]
-Lý do tiếp đó là đến trạm y tế để tiêm chủng (22,7%), với mức giao động ở các vùng từ 9,7% (vùng núi phía Bắc) đến 41,9% (Duyên hải miền Trung) Đến trạm y tế xã với lý do mua thuốc chữa bệnh đứng hàng thứ 3
chiếm tỷ lệ 19,1 %, cao nhất ở miền núi phía Bắc (22,6%), thấp nhất ở Tây nguyên (1,8%) [24]
Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, ở vùng địa lý, xã hội khác nhau thì mô hình sức khỏe và bệnh tật cũng khác nhau Do đó, khó có thể đưa ra những
số liệu chính xác về nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nhân
dân tại cộng đồng, vì ngay cả một vùng địa lý xã hội thu nhỏ thì diễn biến
Trang 19bệnh tật cũng thay đổi theo mùa, điều kiện khí hậu thời tiết, những biến động về xã hội, yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân còn rất cao thể hiện qua tỷ lệ mắc bệnh, nhất là bệnh mãn tính, các bệnh nhiễm trùng, cùng với sự quá tải của bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương
Việt Nam được đánh giá khá tốt việc giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, nhưng công tác chăm sóc bà mẹ trẻ em vẫn còn
nhiều tồn tại Tỷ lệ tử vong mẹ tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao Theo ước tính, hàng năm Việt Nam có từ 1.200- 1.800 bà mẹ tử vong liên quan
đến sinh đẻ và thai nghén [33]
Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng dịch vụ y tế trên thế giới cho thấy quyết định của người bệnh đi đâu, làm gì khi đau ốm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ y tế, giá thành, loại bệnh, mức độ bệnh cũng
như khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế và khả năng tiếp cận với các dịch vụ
y tế của người dân
Trong một cuộc điều tra tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế ở trẻ
em Philippin cho thấy 5,5% sử dụng y học hiện đại, 11% sử dụng y học cổ
truyền, 36% tự xử lý Các tác giả cho thấy rằng chi phí là yếu tố nhỏ không đáng kể, việc lựa chọn y học cổ truyền không phụ thuộc vào thu nhập mà
phụ thuộc vào trình độ của người mẹ [38]
Tại Việt Nam từ những năm 1990 nước ta đã có nhiều cuộc nghiên
cứu về việc sử dụng dịch vụ y tế Trong nghiên cứu đã đưa ra nhiều mô hình dịch vụ y tế khác nhau, tùy theo vùng địa lý, theo các đặc trưng của người
bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh Các nghiên cứu đưa ra kết quả chung là hình thức tự mua thuốc về nhà tự điều trị chiếm tỷ lệ cao giao động từ 30-
50%, với lý do chủ yếu như bệnh nhẹ (62,23%), Trạm y tế xã xa (11,3%),
mất thời gian chờ đợi nơi khác; nhu cầu khám chữa bệnh của người dân cũng đa dạng: ở bệnh viện (26,66%) [38]
Trong một cuộc điều tra về sử dụng dịch vụ y tế tỉnh Quãng Ninh cho thấy 35% tự mua thuốc, 31% số người ốm sử dụng dịch vụ y tế Nhà nước,
Trang 2022% tự chữa, 12% chữa ở y tế tư nhân Nhìn chung sự lưa chọn dịch vụ y tế
của người dân không đồng điều [26]
Theo nghiên cứu của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và tổng cục thống
kê về cách ứng xử của người dân khi bị bệnh cho thấy 15,05% người ốm đến
với y tế công, 19,47% đến với y tế tư nhân, 65,08% là tự chữa, thường gặp ở
nhóm thu nhập thấp, trên 75% người nghèo không đến khám chữa bệnh;
trong đó có 55% ở người giàu tự chữa bệnh [15]
1.2 TÌNH HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU TẠI VIỆT NAM
1.2.1 Tình hình chung
Hưởng ứng tuyên ngôn Alma – Ata năm 1978 của Tổ chức y tế thế giới
“chăm sóc sức khỏe cho mọi người” đã triển khai 8 nội dung cơ bản chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho mọi người dân tại cộng đồng và kêu gọi chính phủ
tất cả các nước, đặc biệt chú trọng các nước chậm phát triển quan tâm chỉ
đạo, hỗ trợ ngân sách và cam kết thực hiện nội dung chăm sóc sức khỏe ban
đầu Tại các nước cần huy động sự tham gia của tất cả các thành viên trong
xã hội, các ban ngành đòan thể quần chúng cùng tham gia việc bảo vệ và
nâng cao sức khỏe của người dân [44]
Căn cứ vào tình hình cụ thể ở Việt Nam, ngành y tế nước ta đã đề ra
10 điểm trong nôi dung chăm sóc sức khỏe ban đầu như sau:
- Giáo dục sức khỏe
- Kiện toàn mạng lưới y tế
- Cung cấp nước sạch và thanh khiết môi trường
- Tiêm chủng mở rộng chủ yếu phòng 6 bệnh lây truyền ở trẻ em
- Phòng chống các bệnh dịch lưu hành ở địa phương
- Cải thiện bữa ăn, dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh
- Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình
- Bảo đảm thuốc thiết yếu, chủ yếu là thuốc nam và áp dụng các
phương pháp không dùng thuốc châm cứu xoa bóp, dinh dưỡng, thể dục
- Chữa bệnh và xử trí các vết thương thông thường tại nhà
- Quản lý sức khỏe
Trang 21Là thành viên của hội đồng Alma – Ata, Việt nam hòan tòan nhất trí với bản tuyên ngôn và hưởng ứng nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu của Tổ
chức y tế thế giới bởi vì: tuyên ngôn Alma- Ata phù hợp với quan điểm và
đường lối y tế của đảng ta
Để thực hiện trọng tâm số một của ngành về chăm sóc sức khỏe ban
đầu Bộ y tế chỉ thị thủ trưởng y tế các cấp từ trung ương đến cơ sở, phải
tham mưu cho Đảng và Ủy ban nhân dân các cấp liên kết các ngành, các đòan thể chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu, cụ thể phải làm các việc sau :
- Các cấp y tế, trạm y tế cơ sở, cần báo cáo đầy đủ với cấp ủy và chính quyền, nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu, để phục vụ có hiệu quả
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, để có chủ trương thành lập Ban chỉ đạo do chính quyền trực tiếp làm trưởng ban, y
tế làm phó ban, các ngành và đòan thể làm ủy viên có phân công trách nhiệm
cụ thể [12]
- Tiến hành điều tra cơ bản đặc điểm tình hình về mọi mặt của địa phương và từ đó lập kế hoạch hành động
- Sớm kiện tòan mạng lưới y tế cơ sở, đào tạo, huấn luyện, dạy nghề,
ổn định đời sống cán bộ, trang thiết bị trạm y tế
- Tuyên truyền rộng rãi và mạnh mẽ về chăm sóc sức khỏe ban đầu,
động viên các tổ chức, đoàn thể, hội viên Hội chữ thập đỏ cùng tham gia
- Chỉ đạo điểm xây dựng điển hình
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá và giúp đỡ công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu ở cơ sở, thôn, ấp, đội sản xuất
- Tranh thủ sự chỉ đạo và giúp đỡ của y tế tuyến trên, kể cả chuyên
khoa đầu ngành và các trường đào tạo cán bộ y tế cũng như các tuyến y tế
Trang 22trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục
vụ về chuyên môn y tế Bảo vệ sức khỏe là sự nghiệp của nhân dân Tất cả
công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật để
gìn giữ sức khỏe cho mình và cho mọi người Năm quan điểm khẳng định
trong Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhiều văn
kiện quan trọng khác đã nêu khái niệm và biện pháp thực hiện công bằng
trong chăm sóc sức khỏe mà chủ yếu là làm thế nào để người nghèo được
khám chữa bệnh, được hưởng chăm sóc y tế khi cần thiết
Năm 1993, tại kỳ họp thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có
Nghị quyết về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân, trong đó nhấn mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và
củng cố y tế cơ sở là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của ngành y tế [2]
Năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 46/ NQ-TW về định
hướng chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình mới
xác định rõ: “Chăm sóc sức khỏe ban đầu là một công tác trọng yếu để đạt
được các mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tử vong, giảm suy dinh dưỡng;
tăng cường sức khỏe và thể lực; tăng tuổi thọ, tăng điều kiện để mọi người
dân đều được hưởng một cách công bằng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe”
[21] Để thực hiện tốt quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhiệm vụ
trọng tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu, ngành y tế đã có nhiều văn bản chỉ thị
các cấp y tế từ trung ương đến địa phương tích cực, chủ động tham mưu cho
cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, hội đoàn thể địa phương thực hiện xây
dựng, kiện toàn hệ thống y tế trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở
1.2.2 Tình hình thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của thành phố Hồ Chí Minh
Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, những chủ trương chính sách cải
cách của chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố từng bước khôi
phục lại và phát triển các quan hệ kinh tế thị trường với cả nước và thế giới
Sự phát triển kinh tế đã góp phần nâng cao mức sống, sự quan tâm và khả
năng của người dân trong việc chăm lo sức khỏe, cũng đã tăng cường khả
Trang 23năng chăm lo của Nhà nước cho sự phát triển ngành y tế của thành phố Tuy
nhiên quá trình đổi mới và phát triển của thành phố đã phát sinh vấn đề y tế :
sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp và đô thị hóa dẫn đến sự ô nhiễm
môi trường tự nhiên và xã hội (với sự gia tăng các tệ nạn ma túy, mại
dâm…) sự phân hóa giàu nghèo làm gia tăng số người sống lang thang ; sự
thay đổi lối sống của một bộ phận dân cư khá giả …tất cả đã tạo nên một bối
cảnh đặc thù cho hệ thống y tế
Với tinh thần phát huy quyền tự quyết định của từng cộng đồng trong
việc lựa chọn những vấn đề sức khỏe ưu tiên và huy động sự tham gia của
cộng đồng giải quyết những vấn đề sức khỏe ưu tiên đã được xác định Tinh
thần trên được thể hiện bằng sự ra đời của nhiều chương trình sức khỏe đặc
thù của một thành phố công nghiệp có mật độ dân số cao, bên cạnh những
chương trình y tế Quốc gia Tuy nhiên, đòi hỏi chất lượng khám chữa bệnh
của người dân ngày càng cao, dẫn đến sự quá tãi ở một số cơ sở chuyên
khoa, bệnh viện tuyến trên Mặt khác, sự thay đổi cơ cấu bệnh tật cũng càng
bộc lộ rõ hơn các vấn đề về sức khỏe: béo phì, ung thư, bệnh tim mạch và
chấn thương nhất là tai nạn giao thông ngày càng nặng nề hơn Đại dịch
HIV/ AIDS tiếp tục phát triển nhanh, đe dọa nghiêm trọng thành quả phát
triển kinh tế xã hội của thành phố Nhiều dịch bệnh nguy hiểm như SARS,
viêm phổi do H5N1 đã xuất hiện khả năng quản lý ngày càng trở nên bất
cập trước sự gia tăng nhu cầu và tính đa dạng trong dinh dưỡng, thực phẩm
đáp ứng cho nhu cầu của toàn xã hội Tất cả đã tạo nên một nhu cầu chăm
sóc sức khỏe cộng đồng rất đặc thù của thành phố vừa tồn tại những vấn đề
cũ, vừa nảy sinh ra những vấn đề mới đan xen nhau tạo ra tính đa dạng và
phức tạp, đòi hỏi các biện pháp đáp ứng phải vừa có tính xã hội hóa rộng rãi
vừa có tính chuyên môn sâu, kỷ thuật cao
1.2.3 Tình hình thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của huyện Bình Chánh
Trang 24Bình chánh là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, huyện là cửa ngõ phía Nam của thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền
Tây, phía Tây giáp huyện Bến Lức- Long An, Đông giáp huyện Cần Giuộc, Đường quốc lộ 1A chạy dài theo trục dọc của Huyện suốt thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh miền Tây Diện tích đất tự nhiên của Huyện là 252,69
km2 trong đó có 67.3 % là đất trồng lúa và 32,7% là đất trồng hoa màu
Nhiệt độ trung bình hàng năm giao động từ 24 0C cho tới 380C Lượng mưa trung bình hàng năm vào 2840 mm với mùa mưa kéo dài từ tháng 8 cho tới
tháng 11 Từ tháng 1 cho tới tháng 6 thời tiết nóng và khô ráo [6]
- Huyện có một thị trấn (Tân Túc) là nơi đặt trụ sở các cơ quan, đoàn thể của huyện như UBND, Trung tâm y tế, Phòng giáo dục, Phòng Nông nghiệp- phát triển nông thôn, Hiệp hội phụ nữ… dưới huyện là các xã Tổng
số có 15 xã và 01 thị trấn Dưới xã có các ấp, tổ Có tất cả 80 ấp, khu phố,1.266 tổ nhân dân Về mặt địa lý, huyện Bình Chánh cánh Bắc và Nam
+ Cánh Nam: 10 xã (Tân túc, Tân kiên, Bình chánh, Tân quý tây, Hưng long, Quy đức, Đa phước, Phong phú, Bình hưng, An phú tây)
+ Cánh Bắc: 06 xã.(Tân nhựt, Phạm văn hai, Lê minh xuân, Bình lợi, Vĩnh lộc A, Vĩnh lộc B )
+ Có 02 Khu công nghiệp (Vĩnh lộc và Lê minh xuân)
Theo báo cáo của Ủy ban dân số gia đình trẻ em huyện Bình chánh
năm 2007 dân số toàn huyện có 320.428 người dân được sống trong 42.789
hộ gia đình Nữ giới chiếm hơn 50% tổng số (51,59 %); 34,2% trong số này đang ở độ tuổi sinh đẻ Tỷ lệ trẻ từ 0-14 tuổi là 38.7% Người cao tuổi(>60
tuổi) chiếm 8.3% [7]
Cấp xã : có 15 xã và 01 thị trấn
- Về cơ sở: Tất cả 16 xã thị trấn của huyện Bình chánh đều có trạm y
tế xã, hầu hết các trạm y tế của huyện đều có thể coi là khá tốt về mặt vị trí
và cơ sở vật chất
- Về phương tiện: các trạm y tế xã có tương đối đầy đủ phương tiện để phục vụ khám chữa bệnh và CSSK cho cộng đồng
Trang 25- Về nhân sự : Mạng lưới y tế xã cĩ một đội ngủ cán bộ y tế khá mạnh, cĩ 143 cán bộ, trong đĩ cĩ 16 bác sỹ, 32 y sĩ, 16NHS, 16 dược tá và
39 y tá- trung bình mỗi xã cĩ từ 7-8 CBYT xã, ngịai ra UBND các xã cịn
hợp đồng thêm một số CBYT khác để phục vụ ở trạm y tế
- Cĩ 112 y tế ấp (chữ thập đỏ) phục vụ 80 ấp trên địa bàn huyện được hưởng phụ cấp 70.000đ/ tháng và các khỏang thù lao khác từ các chương trình Y tế cộng đồng
Mạng lưới y tế được xây dựng và cũng cố qua các thời kỳ, đặc biệt
trong thời kỳ đổi mới và sau nghị quyết TW4, về cơ bản, mạng lưới y tế trong thời gian qua đáp ứng được nhu cầu chăm sĩc người dân nĩi chung,
khống chế dịch bệnh, gĩp phần ổn định về mặt chính trị, xã hội [2] Trước
năm 2003 huyện Bình Chánh cĩ 20 trạm y tế, do đơ thị hĩa, cơng nghiệp
hĩa, số dân đã tăng đến mức một xã được đơ thị hĩa cĩ đến 40, 50 ngàn dân,
do đĩ năm 2003 thực hiện việc chia tách Bình chánh thành quận Bình tân và huyện Bình chánh, nên từ năm 2003 đến nay huyện Bình chánh cĩ 16 trạm y
tế, 01 phịng khám khu vực và 01 Bệnh viện huyện thực hiện các nội
dung chăm sóc sức khỏe ban đầu
Thực hiện chiến lược chăm sĩc sức khỏe ban đầu, từ những năm đầu
của những năm 2000 cho đến nay ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh nĩi chung và trung tâm y tế huyện Bình chánh nĩi riêng đã tiếp nhận và triển
khai nhiều chương trình y tế để chăm sĩc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân
trong huyện đạt được những kết quả đáng kể
Nhìn chung mạng lưới y tế cơ sở huyện Bình chánh đáp ứng một phần lớn nhu cầu chăm sĩc sức khỏe của người dân trong huyện và vùng lân cận Mặc dù thành quả đáng khích lệ, tuy nhiên trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, tình hình hệ thống y tế cơ sở đang gặp nhiều khĩ khăn và cịn nhiều vấn đề
tồn tại
1.3 CÁC KHÁI NIỆM
1.3.1 Khái niệm về sức khỏe
Trang 26Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới, sức khỏe là một trạng thái
hoàn toàn thoải mái của con người về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không
phải chỉ là bệnh tật Việc chăm sóc sức khỏe không những mang lại hạnh
phúc cho mỗi người mà còn vì sự hưng thịnh của một xã hội Do đó chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe trước hết là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia
đình và cũng là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng [47]
1.3.2 Khái niệm về chăm sóc sức khỏe ban đầu (chương trình y tế cộng đồng)
Từ những năm 1970, các nhà xã hội học đã nghiên cứu và nhận thấy
trên thế giới còn nhiều bất công, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
cộng đồng Vì vậy, năm 1977 tại Hội đồng y tế thế giới đã đề ra mục tiêu”
sức khỏe cho mọi người đến năm 2000” nhằm giảm bớt những bất công trên
và giúp mọi người giàu cũng như nghèo đều được chăm sóc sức khỏe [46]
Ngày 12 tháng 09 năm 1978, Hội nghị quốc tế về chăm sóc sức khỏe
ban đầu đi đến thống nhất lấy chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến cơ sở làm
trọng tâm của hệ thống y tế và kêu gọi các quốc gia cùng thực hiện nội dung
của chăm sóc sức khỏe ban đầu
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới: chăm sóc sức khỏe ban đầu
là sự chăm sóc thiết yếu được phổ biến đến mọi cá nhân và gia đình trong
cộng đồng với những biện pháp mà cộng đồng có thể chấp nhận, với phí tổn
cộng đồng chấp nhận được, phù hợp với ngân sách địa phương, những biện
pháp mà cộng đồng có thể chấp nhận phải có cơ sở khoa học, đơn giản dễ
thực hiện, ít tốn kém, hiệu quả cao và thiết thực Như vậy, chăm sóc sức
khỏe ban đầu là sự tiếp xúc đầu tiên của cá nhân và gia đình với hệ thống y
tế, giúp mọi người bảo vệ và không ngừng nâng cao sức khỏe, phòng tránh
bệnh tật, cải thiện môi trường sống của địa phương Mỗi quốc gia có thể tự
đề ra nội dung thích hợp với hoàn cảnh của mình, nhưng trước mắt có 08 nội
dung quan trọng mà y tế thế giới đề nghị ưu tiên giải quyết
Tùy khả năng và hoàn cảnh mỗi địa phương, chọn những vấn đề cấp
thiết nhất, giải quyết theo thứ tự ưu tiên, không nhất thiết phải giải quyết 8
Trang 27nội dung trên cùng một lúc Do đó, bất cứ ở đâu, nước giàu cũng như nghèo,
ai cũng có thể tổ chức chăm sóc sức khỏe ban đầu ở địa phương mình
1.3.3 Khái niệm về kiến thức hành vi cộng đồng trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới: Kiến thức hành vi cộng
đồng trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là về vấn đề có liên quan
đến sức khỏe, những hiểu biết được thu nhận từ gia đình, giáo dục, từ mối
quan hệ giao tiếp, được nghe, nhìn trên các phương tiện truyền thông đại
chúng Những kiến thức đó sẽ được cộng đồng (số đông của người dân cùng
sinh sống trên một khu vực) áp dụng trong đời sống hàng ngày, ví dụ như:
hưởng ứng việc phòng chống sốt xuất huyết “mọi người phải vệ sinh môi
trường trong nhà, xung quanh nhà, ngũ mùng, diệt muỗi’, đó là áp dụng kiến
thức vào hành vi Qua đó tổ chức y tế thế giới cũng cho rằng vai trò truyền
thông trong y tế cộng đồng giữ vai trò then chốt, vì người dân, cộng đồng có
nhận được thông tin, hiểu được thông tin và nhận thức được sự lợi ích, thì họ
mới thực hiện các hoạt động hưởng ứng trong đời sống hàng ngày
Hiện nay trên các phương tiện truyền thông đại chúng, sự xuất hiện
của các chương trình mang nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe được
mang tính thường xuyên và liên tục, nên từ đó kiến thức của người dân,
cộng đồng trong xã hội được nâng cao và cũng là một trong những yếu tố
chính cho việc nâng cao chất lượng dân số
Theo Chỉ thị 06 về hệ thống tổ chức y tế địa phương, trạm y tế là đơn
vị y tế đầu tiên tiếp xúc, triển khai thực hiện các chương trình chăm sóc sức
khỏe ban đầu đến người dân, thực hiện các chế độ chính sách về y tế cho
cộng đồng và là đơn vị y tế đầu tiên giải quyết các vấn đề có liên quan đến
sức khỏe được gọi là hệ thống y tế công tại địa phương, tuyến thứ hai là
trung tâm y tế quận huyện (bệnh viện), tuyến thứ ba là bệnh viện và trung
Trang 28tâm chuyên khoa đầu ngành của thành phố thuộc hệ thống y tế công nhà nước Các hoạt động trạm y tế thực hiện theo các mục tiêu chung của quốc
gia trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân Kinh phí
hoạt động trạm y tế do kinh phí địa phương cấp theo quy định [1]
Người dân khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu tiếp cận trạm y
tế không phải đóng viện phí theo quy định, vì đó là những chương trình mục tiêu quốc gia Bên cạnh đó, trạm y tế địa phương là nơi thực hiện các mục
tiêu của các dự án về y tế như: HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản, sức khỏe vị
thành niên
1.3.5 Khái niệm về dịch vụ y tế công
Dịch vụ y tế công là nơi cung cấp những hoạt động phục vụ thiết yếu cho sức khỏe của con người, những hoạt động đó được phân chia rõ thành
hai nhóm : phòng bệnh và chữa bệnh [12]
Hoạt động phòng bệnh là những hoạt động phục vụ để phòng tránh
các bệnh dịch nguy hiểm, những bệnh thường có mức độ lây nhiễm cao trong cộng đồng, các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dân số từ lúc định hình trong bụng mẹ, những hoạt động đó thường được gọi là chương trình
chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình y tế cộng đồng Chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu có những hoạt động được gọi là dịch vụ y tế công như: khám trẻ sơ sinh, cân đo, theo dõi sức khỏe thai phụ (khám thai
định kỳ), tiêm chủng theo định kỳ các bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh xã hội Chương trình y tế cộng đồng bao gồm các hoạt động thực hiện trong cộng đồng có sự hợp tác của người dân
để phòng tránh các bệnh dịch như: sốt xuất huyết, cúm gia cầm trên người,
tiêu chảy cấp Các hoạt được nêu trên thường được phục vụ tại trạm y tế địa phương, người dân hưởng ứng thực hiện, được cấp phát nguồn thuốc tiệt khuẩn, các phương tiện phòng tránh, thông thường các chương trình chăm
sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống bệnh xã hội, y tế cộng đồng thực hiện
miễn phí, được nhà nước cấp kinh phí theo đầu người dân và sự hỗ trợ của tổ chức y tế thế giới, của các tổ chức phi chính phủ
Trang 29Hoạt động khám chữa bệnh là các hoạt động khám, chẩn đoán, phát
hiện và điều trị bệnh, được tổ chức tại các cơ sở công lập và tư nhân Các
hoạt động kèm với kỹ thuật y tế cao như: Khám chẩn đoán qua các phương
tiện, công cụ hiện đại của máy móc (chẩn đoán cận lâm sàng như : city Scaner, chụp cắt lớp, xét nghiệm) được điều trị bằng thuốc hoặc phải trải qua tiểu phẫu, hoặc phẫu thuật, các hoạt động này được thực hiện tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa do nhà nước quản lý hoặc bệnh viện phòng khám đa khoa do tư nhân quản lý Đối với dịch vụ y tế công tại bệnh viện
công lập người dân tiếp cận phải đóng một phần viện phí, bệnh viện thanh
toán trực tiếp với người dân bằng tiền mặt hay thẻ bảo hiểm y tế Trạm Y tế cũng là nơi khám chữa bệnh, nhưng được gọi là tuyến ban đầu trong hệ thống y tế công, để hướng dẫn người dân thực hiện việc khám chữa bệnh
theo bệnh trạng và khả năng thực hiện của trạm y tế, của bệnh viện tuyến
huyện, tuyến thành phố
1.4 CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
- Sức khỏe là một vấn đề xã hội, chăm sóc sức khỏe vừa là một nhu
cầu xã hội thiết yếu vừa là một hành động xã hội Theo Max Weber hành
động xã hội là một hành động có ý thức chủ thể có thể một cá nhân hoặc một nhóm người có mối liên quan tương tác hoặc định hướng vào những hoạt
động của người khác, nhóm xã hội khác Một hành động xã hội luôn biểu lộ hai đặc tính cơ bản đó là tính hợp lý về mục đích, bị chi phối chủ yếu bởi
yếu tố chủ quan của chủ thể và tính hợp lý về giá trị bị chi phối bởi những
yếu tố khách quan đó là các chuẩn mực dựa trên một giá trị xã hội nào đó
[31], [46]
Max Weber cho hành động xã hội là hành động được chủ thể gắn cho
nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, hành động có tính đến hành vi của người
khác, và vì vậy được định hướng tới người khác trong đường lối quá trình
của nó, theo Weber có 4 loại hành động xã hội : hành động hợp lý theo mục đích, hành động hợp lý theo giá trị, hành động cảm tính, hành động theo truyền thống [18]
Trang 30Trong chăm sóc sức khỏe cũng vậy, mỗi cá nhân khi thực hiện hành
động này trước hết ý thức rất rõ lợi ích của nó đối với bản thân mình, đồng
thời cũng có sự nhận biết được sự mong muốn trông đợi của xã hội đối với
họ
Y tế là một thiết chế xã hội, một hệ thống các quan hệ xã hội ổn định tạo nên một khuôn mẫu xã hội, được xã hội thừa nhận, vận động xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội đó là chăm sóc sức khỏe cho con người Cũng như mọi thiết chế xã hội khác, thiết chế y tế không phải bất biến, nó
luôn biến đổi để thích ứng với sự không ngừng của xã hội [46]
Vận dụng lý thuyết hành động xã hội của Max Weber vào đề tài nghiên cứu cho thấy hành động của nhân viên y tế tại trạm y tế được thực
hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn, hoặc những hành động vẫn thực
hiện nhưng “làm để mà làm, làm cho có“, hành động biểu lộ những cảm xúc như sự đồng cảm chia sẽ với người bệnh, hay những hành động thường ngày vẫn làm tuân thủ theo thói quen, thường lệ
- Tiếp cận lý thuyết chọn lựa hợp lý của Coleman “hành động có mục đích của cá nhân hướng tới một mục tiêu; và do đó cả hành động định hình
bởi các giá trị hay các sở thích , các cá nhân chọn lựa các hành động đó sẽ
tối đa hóa các lợi ích hay sự thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của họ để giải thích, chứng minh cho tần suất tiếp cận dịch vụ y tế công tại địa phương của người dân, đánh giá chất lượng phục vụ [18]
Người dân khi có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, họ luôn có lựa chọn,
sự lựa chọn nơi tiếp cận mà họ được thỏa mãn về mặt tinh thần và vật chất
Về mặt tinh thần họ cảm thấy yên tâm và cho rằng sự lựa chọn của
mình là đúng, cái đúng đó phù hợp theo suy nghĩ của cá nhân, thực hiện hành vi của cá nhân, nên việc thỏa mản đó chỉ phù hợp đối với cá nhân này, nhưng đối với cá nhân khác thì không, trong chăm sóc sức khỏe có người
quan niệm rằng khi bệnh thì nên đi đến bệnh viện để được chăm sóc tốt hơn,
an tâm hơn khi đến nới khác Nhưng cũng có cá nhân khác cho là cứ đến
tiệm thuốc mua thế là xong, khỏi phải chờ đợi, cứ sử dụng thuốc đã dùng đợt
Trang 31trước cho đợt bệnh này, theo cá nhân này, suy nghĩ đó là sự lựa chọn hợp lý,
cứ thế mà hành động
Về mặt vật chất, từ trong suy nghĩ cho là sự lựa chọn của mình là đúng, cá nhân cảm thấy hài lòng với phí tổn mình đã tiêu tốn và tự làm cho bản thân an lòng với những gì mà đã nhận được
Việc quá tải của bệnh viện tuyến trên, phần chính là do sự lựa chọn
của người dân đối với hệ thống y tế sẵn có tại địa phương, đơn vị được xem
là nơi đầu tiên để người dân tiếp cận trong ngành y tế, vì tại trạm y tế triển
khai thực hiện toàn bộ các chương trình chăm sóc sức khỏe đến người dân,
nhưng với cơ sở vật chất của một số trạm y tế xuống cấp, nhân viên y tế thì
đa việc, họ kiêm nhiệm nhiều phần việc, không mang tính chuyên môn hóa như người dân gặp nhân viên y tế trong bệnh viện, làm cho người dân có sự đắn đo trong lựa chọn dịch vụ y tế ở đâu là thích hợp nhất cho mình, qua so sánh, niềm tin của người dân sẽ nghiêng hẳn về nơi được xem là được phục
vụ theo hình thức chuyên môn hóa chứ không phải là nơi đa việc
Theo Herbert Blumer, xã hội được định hình từ vô số tương tác của
các cá nhân tính cách đặc thù của tương tác xã hội là ở chỗ: “con người giải thích hay “xác định” hành động của người khác thay vì đơn thuần phản ứng lại với hành động của người khác” Phản ứng của chúng ta đối với hành vi
của người khác dựa trên ý nghĩa của hành vi mà chúng ta gán cho người đó Thực tại được định hình bởi nhận thức, đánh giá và định nghĩa của chúng ta
Ý nghĩa của hành vi đó được định hình thông qua các tương tác giữa các cá nhân Thực tại xã hội được cấu trúc từ các tương tác xã hội của chúng ta
[18]
Trong tương tác xã hội giữa tổ chức xã hội và cá nhân trong xã hội đã tạo nên biểu tượng tương tác, hành vi của nhân viên trạm y tế khi thực hiện chức năng nhiệm vụ, tương tác với người tiếp cận qua giao tiếp, mang tính
chất cung cầu, cách thức phục vụ, hành vi, cử chỉ trong giao tiếp, khung cảnh trong giao tiếp, đã tạo cho người dân một hình ảnh để nghĩ về nơi mình đến, nơi cần thiết mà mình lựa chọn để đến
Trang 32Cấu trúc của trạm y tế hay thiết chế của tổ chức xã hội cũng đã đặt ra một số hạn chế đối với hành vi con người, chuẩn mực của người cán bộ y tế được quy định theo nội quy của trạm, của đơn vị đặt ra, dù theo cá nhân nào
đó trong số cán bộ viên chức trạm y tế không thích cách nói chuyện hay thái
độ của người tiếp cận, họ vẫn phải hạn chế một số cử chỉ biểu lộ hành vi
không thích, hành vi đó cũng tùy thuộc vào sự kiềm chế của cá nhân, khả
năng dung hòa và sự thích ứng Người tiếp cận cũng trong trạng thái không thích cách ứng xử hay thái độ phục vụ của viên chức trạm, họ cũng phải có
sự kiềm chế, chuẩn mực của họ được quy định hình thành trong tương tác
giữa cá nhân với nhóm tổ chức xã hội Tuy nhiên trong quá trình tương tác
không tuân thủ theo những quy định, khuôn mẫu chuẩn mực, nó diễn biến
theo quá trình tiếp nhận xử lý thông tin của từng cá nhân, để từ đó có được
hình ảnh của sự tương tác
Hành động của trạm y tế hay nói cách khác các hoạt động từng cá nhân, viên chức trạm y tế thực hiện, trong quá trình giao tiếp, tác động vào
suy nghĩ của người tiếp cận, từ đó người tiếp cận có một phạm trù trong sự
lựa chọn khi có nhu cầu, những hình ảnh hoạt động của trạm y tế, cách thức thực hiện nhiệm vụ của nhân viên trạm y tế đưa vào trong ý nghĩ, khi trong
tình huống cảm nhận có nhu cầu, thì những hình ảnh xuất hiện trong suy nghĩ từng người, từ hình ảnh đó người tiếp cận sẽ có những suy tưởng về
việc mình nhận được sự đáp ứng của nhu cầu, khi nhu cầu được biểu lộ bằng ngôn ngữ cử chỉ với người có mối liên hệ gia đình, xã hội, ảnh hưởng đó sẽ xuất hiện những suy nghĩ mới, suy tưởng đến hình ảnh mới cũ đan xen, từ
đó từ người tiếp cận cùng với người có ảnh hưởng trong sự tương tác, sẽ có cùng mục đích, và cùng hướng theo những biểu tượng tương tác trong suy
nghĩ để đi đến hành động thực hiện mục đích Từ đó người tiếp cận cứ nhìn vào những gì thực tế như cơ sở trạm y tế, nhân lực tại trạm, những hình ảnh
sẽ liên tục xuất hiện trong ý nghĩ, từng người sẽ có suy nghĩ khác nhau, người này thì muốn đến trạm y tế khi có nhu cầu, người kia thì không muốn
Trang 33đến trạm, vì những lý do chính bản thân của người đó tự giải thích qua tương tác của suy nghĩ hành động
1.5.1.Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang khảo sát, đánh giá định
lượng (bảng hỏi) kết hợp định tính (câu hỏi mở, phỏng vấn sâu bán cơ cấu)
1.5.2 Đối tượng nghiên cứu
* Nhóm đối tượng cung cấp dịch vụ y tế
Viên chức làm việc tại trạm y tế xã Hưng long và Tân quý tây, cán bộ UBND xã, ban giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Bình chánh
* Nhóm đối tượng sử dụng dịch vụ y tế
Các hộ dân ở 2 xã được chọn, ưu tiên đối tượng nữ trong giai đoạn
mang thai, có con dưới 1 tuổi Phỏng vấn người dân theo bảng câu hỏi đã
chuẩn bị trước về một số nội dung liên quan kiến thức CSSKBĐ và vệ sinh
phòng bệnh, nhận xét về thái độ phục vụ, chất lượng phục vụ của trạm y tế
- Người dân hiểu được mục đích của các chương trình chăm sóc sức
khỏe ban đầu và các chương trình y tế cộng đồng
- Người dân hài lòng về cung cách thái độ phục vụ của viên chức y tế trạm y tế
- Các hoạt động trạm y tế chưa đáp ứng nhu cầu của người dân địa
phương, người dân ít đến trạm y tế khi có nhu cầu về sức khỏe
1.7 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Kiến thức của người dân về các chương trình y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình y tế cộng đồng
- Mức độ tiếp cận các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu tại hệ thống y tế công địa phương (trạm y tế)
Trang 34- Đánh giá của người dân về cung cách thái độ phục vụ của viên chức
đ a ph ng
đ i vi các chng trình chm sóc sc
kh e ban đ u á
v y t công ti
đ a
D báo nhu cu ngi dân và đ xut gii pháp cho h thng y
t công ti đ a phng
H thng y
t công cp
c s ti
đ a phng
Trang 35hội (lao, da liễu, tâm thần , HIV/AIDS ), trẻ em khuyết tật, người khuyết tật
- Một xã có 4 ấp, mỗi ấp chọn 25 hộ theo tiêu chí trên, bước nhảy của khoảng cách mẫu tùy theo tình hình thực tế (ví dụ như ấp 1 có 5 tổ, mỗi tổ
chọn được 20 hộ gia đình theo tiêu chí chọn nêu trên, sẽ tính theo khoảng
- Phỏng vấn sâu giám đốc hoặc phó giám đốc trung tâm y tế Bình Chánh về công tác cấp kinh phí, hỗ trợ, chỉ đạo việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hiện quyền lợi cho cán bộ y tế cơ sở
Trang 36-Tiến hành khảo sát người dân, phỏng vấn sâu các đơn vị cung cấp
dịch vụ y tế trong địa bàn nghiên cứu, thời gian thực hiện từ ngày 15 tháng
06 năm 2008 kết thúc ngày 20 tháng 06 năm 2008
- Rà soát kiểm tra toàn bộ các thông tin thu thập trên phiếu, biên bản ghi nhận phỏng vấn sâu, tìm ra các lỗi ghi chép chưa chính xác, đến địa bàn, gặp gỡ đối tượng trong phiếu khảo sát để điều chỉnh thông tin theo nội dung bảng hỏi
-Tiến hành việc thiết kế cơ sở số liệu trong SPSS, nhập thông tin được
mã hóa vào cơ sở số liệu, làm sạch số liệu, xử lý thông tin
1.10.1Thu thập thông tin
Thu thập thông tin từ các báo cáo sẵn có của địa phương năm 2007,
sách, báo tham khảo, các báo cáo kết quả nghiên cứu, các thông tư, nghị định, nghị quyết được ban hành trong lĩnh vực y tế
Để thực hiện toàn bộ số liệu đáp ứng cho nội dung nghiên cứu của đề tài, theo mục tiêu của đề tài, chúng tôi thiết kế bảng hỏi phòng vấn, đưa ra
những thông tin có nhiều sự lựa chọn kết hợp với câu hỏi mở, để thu thập
thêm những thông tin minh họa cho giải thích phần số liệu
-Nhận xét của người dân về thái độ phục vụ của viên chức trạm y tế
- Đánh giá của người dân về chất lượng phục vụ của trạm y tế
Trang 37-Nhu cầu của người dân đối với dịch vụ y tế cơ sở
Trang 38KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 THỰC TRẠNG CỦA TRẠM Y TẾ
Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Nhà nước, mạng lưới y tế xã,
(sau đây đươc gọi là trạm y tế xã) có 1 vị trí và vai trò rất quan trọng Trạm
y tế xã là nơi người dân có thể tiếp cận sớm nhất các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe Chức năng nhiệm vụ của trạm y tế xã là thực hiện chăm sóc sức khỏe
ban đầu, cung cấp các dịch vụ thiết yếu ban đầu, phát hiện sớm và phòng
chống dịch bệnh, đỡ đẻ thường, cung cấp thuốc thiết yếu, vận động nhân dân
thực hiện các biện pháp KHH-GĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản Tuy nhiên
trên thực tế, rất nhiều trạm y tế không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ
của mình và một số trạm y tế xã chủ yếu chỉ thực hiện các hoat động phòng
chống bệnh và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia
Theo chuẩn quốc gia, trạm y tế đạt chuẩn về vị trí phải thuận tiện cho
người dân đi lại, cơ sở vật chất phải được bố trí phù hợp với từng hạng mục
công trình theo quy định của Bộ y tế, trang thiết bị phải được cung ứng theo
chuẩn của trạm y tế, nguồn lực được phân bổ theo thông tư 08, dựa trên cơ
sở dân số trên địa bàn xã, tuy nhiên trong quy định bắt buộc mỗi trạm phải
có 01 bác sĩ, 01 NHSTH hoặc y sỹ sản nhi [9], [45] Phỏng vấn sâu 02
trưởng trạm của 02 xã “ trạm y tế chúng tôi đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật
chất trang bị theo danh mục dành cho tuyến trạm, tuy nhiên phần nguồn lực thì phải công nhận rất mỏng, mỗi chức danh chỉ có 01, nên mỗi lần cấp cứu
trường hợp 4 trang 103] Phần số liệu đánh giá thực trạng của trạm y tế, sử
dụng nguồn số liệu được rút trích từ trong đề tài “Đánh giá kết quả hoạt
động chăm sóc sức khỏe ban đầu của các trạm y tế xã huyện Bình Chánh
thành phố Hồ Chí Minh năm 2007” Tác giả Lê Văn Gắt [30]
-87,50% trạm y tế xã bố trí gần trục giao thông và ở khu vực trung
tâm xã
- Có 87,50% trạm y tế xã đủ diện tích đạt chuẩn của Bộ Y tế
Trang 39- Chỉ có 62,50% trạm y tế có khối nhà chính đạt chuẩn của Bộ Y tế
-Có 75,00% trạm được cấp kinh phí để duy tu, bảo dưỡng hàng năm
2.1.1 Cơ sở trạm y tế [xem phụ lục 3 bảng 1 trang 107]
Kết quả nghiên cứu thực trạng tại 16 trạm y tế xã, thị trấn 87,50% trạm y tế xã được bố trí gần trục giao thông và khu vực trung tâm của xã
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến khám, chữa bệnh và hưởng thụ các dịch vụ y tế Qua nghiên cứu có 14/16 trạm y tế xã đạt chuẩn
về diện tích đất chiếm 87,50.%, có 02 trạm y tế diện tích quá hẹp không đạt chuẩn của Bộ Y tế (Trạm y tế Tân Túc, Phong Phú) Việc quy họach đất để
xây dựng trạm y tế mặc dầu đã được quan tâm hơn trước đây, nhưng ở địa
bàn đô thị, thị trấn do quỹ đất hạn chế nên thường xuyên không đạt chuẩn
Yếu tố tổng thể công trình, có 10/16 trạm y tế đạt chuẩn chiếm 62,50% trạm y tế không đạt chuẩn là do không có phong trào trồng và bảo
vệ cây xanh, bóng mát, hệ thống sân chơi và vườn thuốc nam không đảm
bảo
Khối nhà chính, có 62,50% trạm y tế đạt chuẩn, nhờ vào sự quan tâm của chính quyền địa phương, tạo quỷ đất, tuy nhiên tỷ lệ thấp so với huyện
lân cận như: huyện Hốc môn đạt 75% [41]
Có 6/16 trạm y tế xã có khối nhà chính chưa đạt chuẩn, tập trung vào những xã nằm ở vùng khó khăn, đời sống nhân dân nghèo nên đầu tư xây
dựng còn hạn chế, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền ở đây chưa đúng mức
Hệ thống kỹ thuật, hạ tầng có 02/16 trạm y tế chưa đạt chuẩn chiếm 12,50 % , những trạm y tế xã không đạt, còn khó khăn trong bố trí phòng ốc, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn
Việc cấp kinh phí để duy tu, bảo dưỡng cho các trạm y tế xã còn hạn
chế 75 % (13/16) trạm y tế được UBND xã cấp kinh phí duy tu bảo dưỡng
hàng năm, số kinh phí được cấp rất ít so với nhu cầu thực tế, 13 trạm được
cấp chỉ đủ làm công tác vệ sinh, chống dột Điều này cho thấy còn nhiều cấp
Trang 40ủy Đảng, chính quyền xã chưa quan tâm đến sự xuống cấp của hạ tầng trạm
y tế xã, coi đây là một việc của ngành y tế
Biểu đồ 2.1 Tình hình cơ sở vật chất trạm y tế [ số liệu phụ lục 3 phụ bảng 1 trang 107]
2.1.2 Trang thiết bị [xem phụ lục 3 bảng 2& 2a trang 108]
Nội dung trang thiết bị cơ bản phục vụ cho khám chữa bệnh tuyến đầu Dụng cụ khám bệnh chuyên khoa, thiết bị các chương trình tại trạm y tế
xã có 13/16 y tế xã 81,25%) đạt yêu cầu, 13/16 trạm y tế xã đạt yêu cầu
trang thiết bị truyền thông, nội thất và trang thiết bị thông dụng Trạm y tế
xã đạt điểm cao nhất là 5 điểm, thấp nhất là 2,2 điểm Điều này thể hiện sự đầu tư chưa đồng bộ, vẫn còn một số trạm y tế thiếu thiết bị truyền thông
100% trạm y tế đạt chuẩn trang thiết bị (toàn bộ đạt từ khá đến tốt)
Về cơ bản, các trạm y tế xả đủ trang thiết bị thông thường theo quyết định số 437/BYT của Bộ trưởng bộ y tế về việc ban hành: “Danh mục trang thiết bị
y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu
vực, trạm y tế xã và y tế thôn ấp” [8] Điều đó đã nói lên sự quan tâm của
ngành y tế huyện Bình Chánh đầu tư cho y tế xã là rất lớn với mục đích đảm bảo đủ trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân Tuy vẫn còn thiếu trang thiết bị về sản phụ khoa, các chương trình mục tiêu,