Phân tích thực trạng các yếu tố cấu thành một điểm đến du lịch tại Việt Nam. Trong những thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, ngành du lịch đã được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau và ngày càng phổ biến trong đời sống nhân loại. Du lịch đóng vai trò hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nó trở thành một ngành “công nghiệp không có khói” mang lại thu nhập GDP cho nền kinh tế, giải quyết mọi công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được kỳ tích, thu hút được trên 18 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720 nghìn tỷ đồng. Ngày nay do sự phát triển kinh tế nói chung cùng với sự bùng nổ về dân số khắp nơi trên thế giới, quá trình đô thị hóa quá mức đã gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người. Bên cạnh những tác động tích cực mà những yếu tố trên đem lại cho con người thì có không ít những tác động tiêu cực con người phải hứng chịu như: thiên tai, ô nhiễm môi trường, căng thẳng… Chính vì vậy hoạt động du lịch ngày càng trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan của con người. Trong du lịch, điểm đến là một yếu tố quan trọng nhất trên nhiều phương diện. Bởi vì các điểm đến và hình ảnh của chúng hấp dẫn du khách, thúc đẩy sự thăm viếng và từ đó làm tăng sức sống cho toàn bộ hệ thống du lịch. Điểm đến là nơi xuất hiện các yếu tố du lịch quan trọng và gây ấn tượng nhất, là nơi tồn tại ngành du lịch đón khách và là nơi du khách có thể tìm được tất cả các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho chuyến viếng thăm của mình. Chính vì vậy, để tìm hiểu kĩ hơn về một điểm đến, nhóm 1 tiến hành nghiên cứu về đề tài “Phân tích thực trạng các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch Phú Quốc”. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Du lịch là gì? Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. 1.1.1. Tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ này sinh ra từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương – những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất cứ hoạt động kiếm tiền nào. Đó là quan niệm mà Hiệp hội quốc tế các chuyên gia về du lịch (AIEST) thừa nhận. Dưới góc độ du lịch là một hoạt động thì du lịch có thể được hiểu là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất là 24h và không quá một năm). Du lịch dưới góc độ là khách du lịch: Khách du lịch quốc tế (International tourist): Là một người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến. Khách du lịch nội địa (Domestic tourism): Là một người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó, trong thời gian ít nhất 24 giờ và không quá một năm với các mục đích có thể là giải trí, đi công việc, hội họp, thăm thân nhân ngoài hoạt động làm việc để lĩnh lương ở nơi đến. 1.1.2. Tiếp cận du lịch dưới góc độ là một ngành kinh tế Cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch phát triển từ hiện tượng có tính đơn lẻ của một bộ phận nhỏ trong dân cư thành hiện tượng có tính phổ biến và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội. Càng về sau các nhu cầu đi lại, ăn ở… của khách du lịch đã trở thành một cơ hội kinh doanh và du lịch được quan niệm là một hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách. Theo các học giả Mỹ McIntosh, Goeldner và Ritchie, du lịch là một ngành tổng hợp của các lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận chuyển và tất cả các yếu tố cấu thành khác kể cả xúc tiến quảng bá nhằm phục vụ các nhu cầu và mong muốn đặc biệt của khách du lịch. 1.1.3. Tiếp cận du lịch một cách tổng hợp Các quan niệm trên tiếp cận du lịch dưới góc độ một hiện tượng, một hoạt động với các yếu tố tách biệt thì các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm khách du lịch, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch, chính quyền sở tại và dân cư địa phương. Như vậy, để phản ánh một cách đầy đủ và toàn diện các hoạt động, các mối quan hệ của du lịch, theo cách tiếp cận này, du lịch được hiểu là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch. 1.2. Điểm đến du lịch là gì? Du lịch là hoạt động có hướng đích không gian. Người đi du lịch rời khỏi nơi cư trú của mình để đến nơi khác – một địa điểm cụ thể để thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi. Trên phương diện địa lý điểm đến du lịch được xác định theo phạm vi không gian lãnh thổ. Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà một du khách đang thực hiện hành trình đến đó tùy theo mục đích chuyến đi của người đó. Vậy khái niệm điểm du lịch là gì? Điểm đến du lịch (Tourism destination) là một trong những khái niệm rất rộng và đa dạng – được dùng để chỉ một địa điểm (place) có sức hút với tập du khách khác biệt cao hơn so với địa điểm cùng cấp so sánh xung quanh bởi tính đa dạng tài nguyên, chất lượng và một loạt các tiện nghi và hoạt động (trong đặc biệt quan trọng là hoạt động quản lý và marketing) cung cấp cho du khách; do ở đây tồn tại các yếu tố sơ cấp đặc thù (khí hậu, sinh thái, truyền thống văn hoá, các kiến thức truyền thống, loại hình vùng đất) cùng các yếu tố thứ cấp như các khách sạn, giao thông – vận tải và các khu vui chơi giải trí và hoạt động được quy hoạch và quản lý như một hệ thống “mở”. Điểm đến có thể hiểu đơn giản là các địa điểm du lịch như các công viên chủ đề, những câu lạc bộ khách sạn và các làng du lịch. Những nơi này có thể là các điểm đến cho một chuyến đi trong ngày, một kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày. Ở một khía cạnh khác, thì các quốc gia, các lục địa cũng được xem xét và chào bán như là các điểm đến du lịch (Uỷ ban lữ hành Châu âu (ETC)) và hiệp hội lữ hành khu vực Thái Bình Dương (PATA) có trách nhiệm tiếp thị cho Châu âu và khu vực Thái Bình Dương như là những điểm đến du lịch. Như vậy, các điểm đến du lịch cũng được coi là một dạng thức sản phẩm thị trường du lịch đặc biệt theo tiếp cận quản trị kinh doanh và marketing du lịch. Nhìn chung có các điểm đến sau: Các đô thị lớn, các trung tâm. Các trung tâm truyền thống được triển khai theo mục tiêu du lịch (các trung tâm tour du lịch cũng là dạng th