Luận Văn: Đặc điểm của các yêú tố cấu thành hệ thống Quân chủ phong kiến Việt Nam
Lời nói đầu Xét về hình thức chính thể thì các nhà nước phong kiến nói chung đều có một hình thức chính thể là Quân chủ phong kiến. Chính thể quân chủ ở các nhà nước phong kiến Việt Nam trải qua hai giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn đầu từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV (trước thời Lê sơ), sự tập chung quyền lực nhà nước vào tay vua mới ở mức độ hạn chế. Tổ chức bộ máy nhà nước của mấy triều đại đầu tiên còn rất đơn giản, với những vị vua còn mang đậm dáng dấp của những vị thủ lĩnh và phong cách cai trị đậm màu dân dã. Đến giai đoạn cuối thế kỉ XV trở đi, chính thể Quân chủ đã phát triển thành Quân chủ chuyên chế. Từ đầu thời Lê sơ, cùng với việc Nho giáo trở thành nền tảng lí luận của nhà nước Quân chủ chuyên chế, trở thành hệ tư tưởng chính thống, giai cấp phong kiến đã bắt tay vào xây dựng chính thể Quân chủ chuyên chế của mình. Với cuộc cải tổ thành công của Lê Thánh Tông, nhà nước Quân chủ chuyên chế được hoàn thiện. Đến triều Nguyễn tính chuyên chế của nền Quân chủ được tăng cường một bước mới. Cùng với sự phát triển của nhà nước Quân chủ chuyên chế thì hệ thống Quân chủ phong kiến Việt Nam càng ngày càng được hoàn thiện và mang những đặc điểm rất khác biệt, và cũng chính là những đặc điểm của các yếu tố cấu thành nên hệ thống Quân chủ ấy đó là: Vua – nhân vật trung tâm; Quan lại, quý tộc và hệ thống pháp luật lễ nghi. Cũng như nhà nước phong kiến khác, nhà nước phong kiến Việt Nam là thể chế chính trị bảo vệ quyền lực và quyền lợi của giai cấp thống trị. Trong đó vua là nguời nắm mọi quyền lực nhà nước, là chủ sở hữu tối cao ruộng đất công trong cả nước. Trong thể chế chính trị đó có hai mối quan hệ cơ bản: Vua –bầy tôi (quý tộc, quan lại); Vua – thần dân. Quyền lợi và quyền lực của giai cấp phong kiến, của nhà nước và các vị quân vương được thể hiện và thực hiện bằng quân đội, đội ngũ quý tộc quan liêu, lễ nghi và luật pháp. Để tìm hiểu thêm về chế độ phong kiến Việt Nam em chọn đề tài “Đặc điểm của các yêú tố cấu thành 1 1 hệ thống Quân chủ phong kiến Việt Nam”. Các đặc điểm của từng yếu tố em xin trình bày kĩ trong phần nội dung. Bài làm của em còn nhiều thiếu xót. Rất mong các thầy cô trong tổ bộ môn góp ý thêm.Em xin chân thành cảm ơn!Cấu trúc bài làmI/ Vua _ nhân vật trung tâm của nền Quân chủ 1. Đặc điểm về tên gọi và các bậc của vua 2. Đặc điểm về địa vị và quyền lực của vua 3. Đặc điểm về phương thức truyền ngôi vuaII/ Quan lại quý tộc _ yếu tố giữ vai trò quan trọng sau vua 1. Đặc điểm về nguồn gốc quan lại, quý tộc 2. Đặc điểm về tước phẩm quan lại 3. Đặc điểm về vai trò, chức năng quan lạiIII/ Pháp luật và lễ nghi 1. Lễ nghi là pháp luật 2. Đạo đức và pháp luật 3. Đặc điểm về quy trình, kĩ thuật làm luật2 2 I/ Vua – là nhân vật trung tâm của nền Quân chủ Trong chế độ Quân chủ phong kiến phương Tây cũng như phương Đông, không có sự phân chia quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tất cả các cơ quan và quan lại chỉ giữ vai trò phụ tá thực thi quyền lực của vua mà thôi. Các đặc điểm của vua- một nhân vật trung tâm trong hệ thống được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:1. Các bậc vua và những tên gọi về vua khá cầu kì và trở thành truyền thống, thể hiện vị trí độc tôn của vua trong xã hội. Theo quan niệm của phong kiến Trung Hoa vua có hai bậc là bậc Đế và bậc Vương. Vua có nhiều tên gọi khác nhau:*Tên huý: Là tên gọi của vua trước khi lên ngôi. Từ khi lên ngôi không ai còn đựơc gọi tên ấy nữa. Ví như vua Lê Thái Tổ có tên huý là Lê Lợi.*Tên hiệu: Là tên mỗi vị vua thường đặt cho mình khi lên ngôi. Như Lê Hoàn khi lên ngôi lấy tên hiệu là Minh Kiều ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu hoàng đế.*Tên thuỵ: là tên người con lên kế vị đặt cho vua. Đinh Bộ Lĩnh có tên thuỵ là Tiên Hoàng Đế sử sách thường gọi là Đinh Tiên Hoàng.*Miến hiệu : Là tên đặt ra sau khi vua chết, đây là tên nơi thờ vua. Sử sách sau này thường gọi tên vua bằng Miến hiệu.*Niên hiệu của vua: Là tên năm khi lên ngôi. Mỗi vua có thể có một niên hiệu hoặc có nhiều niên hiệu kế tiếp nhau. Như Lê Thánh Tông đã đặt cho mình hai niên hiệu: Quang Thuận (1460 – 169) và Hồng Đức (1470- 1497) Từ thời Tây Sơn và nhà Nguyễn, mỗi vị vua đều chỉ đặt một niên hiệu nên sử sách thường gọi những vị vua này bằng niên hiệu. Như Nguyễn Huệ gọi là vua Quang Trung. Như vậy, các bậc và tên gọi của vua thể hiện một phần quyền lực, và nó có ý nghĩa liên quan đến từng giai đoạn lịch sử trị vì của vị vua ấy.3 3 2. Địa vị và quyền của vua thể hiện sự tối cao của quyền lực, vua là nguồn gốc của luật pháp, là người đứng đầu bộ máy hành chính và là vị quan toà tối cao. ***Về địa vị của vua Trong chế độ phong kiến, vua được coi là Thiên tử - là con trời, là đại diện cho trời cai trị dân đồng thời là đaị diện cho nhân dân trước trời đất. Địa vị và chức năng của vua do trời định, vua chỉ đứng dưới một người là trời và đứng trên muôn dân. Nhà nước phong kiến nhiều khi được xem là của vua. Đây là đặc điểm rất cơ bản của vua phong kiến. Trong thời kì Quân chủ, mọi quyền hành đều tập trung trong tay hoàng đế, đó là đặc điểm mang tính dân tộc và tính phương Đông truyền thống. Với địa vị như vậy thì nhà vua nắm trọn Vương quyền và Thần quyền: Việc nắm Vương quyền thể hiện: Chỉ có vua là người duy nhất có quyền đặt ra luật pháp; Vua có toàn quyền bổ nhiệm, thăng giáng, thưởng phạt, thuyên chuyển, quy định quyền hạn trách nhiệm và lương bổng đối vơí quan laị trong cả nước; Vua là người có quyền quết định cuối cùng với tất cả các vụ án trong mọi trường hợp… Ngoài Vương quyền vua còn nắm Thần quyền được thể hiện: Chỉ có vua mới có quyền tế trời vì chỉ có vua là con trời; Vua là người đứng đầu bách thần trong cả nước, có quyền phong chức tước cho cả thần thánh, điều động thần thánh. Ngoài ra vua còn nắm quyền lực về kinh tế, có quyền sở hữu tối cao với ruộng đất trong cả nước. Triều Nguyễn còn đặt ra lệ ‘Tứ bất’’ nhằm hạn chế sự phân chia quền lực quân chủ: Bất lập Tể tướng (đã quy định từ thời Lê ThánhTông); Bất lập Hoàng Hậu (Gia Long, Bảo Đại có lập hoàng hậu); Bất lập Trạng Nguyên (thi Đình không lấy Trạng Nguyên); Bất lập Thái Tử (không phong vương).4 4 Bên cạnh đó, vua còn có một số đặc điểm thể hiện ở những ưu quyền như: Tên huý của vua không ai được nhắc tới; Những cái gì thuộc về vua khi nhắc tới phải dùng những phụ từ đặc biệt như: Thánh ý, thánh chỉ, long thể, ngọc tỷ, ngự thiện…; Vua là người duy nhất trong nước được mặc áo sắc vàng, mặc áo thêu rồng, trâm cài búi tóc bằng vàng. Tất cả những đặc quyền trong phục sức thể hiện vị trí độc tôn của nhà vua trong xã hội; Vua thường được thần thánh hoá trong cuộc sống cũng như trong sử sách.…vv… Như vậy có thể nói đặc điểm rất cơ bản cua vua trong hệ thống Quân chủ phong kiến đó là địa vị và quyền của vua là vô tận. Trong chế độ phong kiến Việt Nam điều này thể hiện rõ nhất ở thời vua Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, nói như vậy nhưng quyền lực của vua cũng không thể là vô hạn tuyệt đối, nó thường bị hạn chế bởi một số yếu tố như nhiều lúc vua cũng phải quan tâm đến nhân dân trong một số chính sách bởi bổn phận của vua là phải biết thương dân như con, quan tâm đến đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó những tập quán chính trị, những quy tắc sử xự truyền thống có sức sống lâu bền, nên các vị vua khi hành động xử sự thì khó có thể trái nguyên tắc ấy. Mặt khác, trong chế độ phong kiến có chế độ nghị đình, khi có quyết định quan trọng vua phải tham khảo ý kiến quan lại lớn trong triều đình. Để hợp lòng dân, ngoài dùng luật pháp cai trị, vua còn dùng đức trị, lấy nhân đức nhân ái để cảm hoá giáo dục dân chúng. Mỗi lời nói, việc làm của vua đều có mục tiêu răn dạy mọi người. Dân nổi loạn, mùa màng thất bát…các đế vương tự cho mình là đức mỏng tài hèn, nên mặc dù uy quyền tuyệt đối và có luật pháp trong tay vua vẫn tự kiềm chế mình. Bên cạnh đó, chế độ khoa cử phải căn cứ vào sự đỗ đạt của nho sỹ để tuyển bổ quan lại và còn tính tự quản của làng xã, vì thế nó đã hạn chế quyền lực của vua khi lan xuống cấp cơ sở, như dân gian ta vẫn có nói “phép vua thua lệ làng”.5 5 3. Phương thức truyền ngôi trong chế độ phong kiến xuất phát từ quan niện nước là của vua, luôn thống nhất và vĩnh cửu: Việc truyền ngôi vua tuy không được ghi thành văn, nhưng nó đã trở thành tập quán chính trị tồn tại rất bền vững từ xưa, và cũng là đặc điểm cơ bản của ngôi vua. Việc truyền ngôi vua thường tuân theo ba quy tắc đó là: Chỉ truyền cho một người, nguyên tắc trọng nam và trọng trưởng. Có thể hiểu ba nguyên tắc này như sau: Quốc gia muốn thống nhất thì chỉ có một người làm vua mà thôi, ngôi vua muốn không được truyền sang dòng họ khác thì chỉ truyền ngôi cho con trai mà thôi. Bên cạnh đó còn quy định ngôi vua chỉ có thể truyền cho con trai trưởng hoặc cháu trai trưởng. Như vậy, theo quan niệm và nguyên tắc trên thì đất nước sẽ luôn thống nhất và trường tồn cùng sự cai trị của dòng họ đã được trời định đoạt cho. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều vụ biến chính trong hoàng tộc khi có sự tranh giành quyền lực để được lên ngôi vua. Tuy nhiên, ở chế độ phong kiến Viêt Nam, thì ba nguyên tắc này cũng không được thực hiện triệt để. Như thái hậu Dương Vân Nga đã trao áo bào cho Lê Hoàn lên ngôi khi biết chỉ có ông là có khả năng là người đứng đầu thiên hạ trong hoàn cảnh đất nước như vậy. Rồi vào thời Lý, năm 1225, vua Lý Huệ Tông đã truyền ngôi cho con gái là Chiêu Thánh rồi vào chùa đi tu. Đây có thể nói là một sự đặc biệt chưa từng có trong chế độ phong kiến Việt Nam và cũng trở thành duy nhất trong lịch sử.II/ Quan lại và quý tộc - yếu tố giữ vai trò quan trọng sau vua. Trong chế độ phong kiến thì các đời vua dựng nước tất cả phải đặt các quan để làm thay việc trời, sáng tỏ nghiệp chúa. Các đời đặt tên quan không giống nhau nhưng trước sau đều đi đến thịnh trị.(lịch triều hiến chương loại chí)1. Nguồn gốc quan lại quý tộc được sát hạch kĩ càng để chọn người hiền tài. đây không phải là một đẳng cấp thuấn nhất ổn 6 6 định mà luôn phát triển mở rộng bổ xung về số lượng và chất lượng, địa vị của họ gắn với mỗi triều đại.Tuyển chọn và sử dụng quan lại là tiêu chí phản ánh trình độ tổ chức, tầm nhìn, sự đổi mới hay bảo thủ của một thể chế (trước hết là người đứng đầu) với các nhiệm vụ xây dựng đất nước theo từng thời kỳ. Đi kèm với quan lại là quý tộc, đó là những người có quan hệ đặc biệt với vua như họ hàng, có công lao lớn với đấy nước và với vua, hoặc có quan hệ gần gũi thân thích với vua. Nếu xét về tuyển bổ, thì quan lại có nguồn gốc như tiến cử người tài đức, nhiệm cử con cháu quý tộc quan lại, khoa cử để chọn người đỗ đạt, và trong đó có cả việc mua bán chức tước để làm quan. Tuy nhiên, ở các triều đại thịnh thì phần đông quan được tuyển từ khoa cử như ở đời Lê thánh Tông và Minh Mạng. Phan Huy Chú viết: “như thế thì các chức các ty ai cũng phải là phường nho học, văn hoá do đó mà thịnh vậy” Hiến Tông năm Cảnh Thống thứ nhất(1498) có sắc chỉ “Từ nay cấp sự trung 6 khoa và giám sát Ngự Sử có khuyết thì lại bộ chọn các quan trong ngoài, viên nào do tiến sĩ xuất thân, thanh liêm, siêng năng, ngay thẳng có chính tích thì tạm bổ vào. Sau một năm cấp sự trung 6 khoa cộng đồng xét lại việc làm của viên ấy, tâu lên đội chỉ, có thể làm nổi việc thì cho lưu nhiệm, không làm nổi thì đổi bổ chức khác”;… “ngự Sử đài sát hạch không công thì quan lục khoa lấy đủ sự thực ra hặc, lại bộ bổ không được người xứng đáng, khoa đài che dấu đều phải trị tội cả”.(lịch triều hiến chương loại chí) Thánh Tông năm Hồng Đức thứ 8 đã khiến quan trong triều mỗi người đề cử một viên huyện quan có tính cương trực hay chống kẻ gian tà. Bên cạnh đó còn có lệ khảo khoá, cứ đến thời hạn văn võ quan ở trong kinh, quan tỉnh ở ngoài đều chiếu sự trạng công lao, lầm lỗi trong chức sự, làm một bản tự trình bày để làm căn cứ thưởng phạt thăng giáng. “ Bấy giờ các quan đều 7 7 làm việc giỏi gọi là đời thịnh trị, đó chẳng phải là hiệu quả của thưởng phạt nghiêm minh sao”_Phan Huy Chú. Tuy nhiên, có đội ngũ quan lại không phải là quý tộc,trong đội ngũ quan lại không ít quan lại nộp thóc để được bổ dụng. Đây cũng là một đặc điểm của việc tuyển bổ quan lại trong chế độ Quân chủ. Lê Thánh Tông năm Quang Trị thứ nhất (1460) có chỉ dụ: “cho các hạng quan dân ở các động, sách, trang trong huyện, phủ, lộ, trấn người nào chứa được nhiều thóc tình nguyện dâng lên, đến trình với ty cai quản làm sổ tấu trình, tuỳ theo số thóc ít nhiều ban cho quan tước”.2. Tước phẩm quan lại rất phức tạp bao gồm nhiều loại tước vị và thang bậc. Trong chế độ phong kiến quan lại được ban tước phẩm, và đặc điểm nổi trội ở đây là chế độ tước vị của quan lại rất phức tạp, tước phẩm quan lại ở Việt Nam được mô phỏng như nhà nước phong kiến Trung Hoa. Tước phẩm của quan lại và quý tộc chỉ có vua mới có quyền được ban, điều này càng thể hiện sự độc tôn của vua trong nền Quân chủ. Tuy nhiên, sự ban tước được xem xét rất kĩ lưỡng trước khi có chỉ dụ. Ví như tước Vương chỉ ban cho những người có công lao thật đặc biệt hoặc họ hàng thân thích của vua. Tước phẩm thì phức tạp bao gồn nhiều tước vị, mỗi loại gồn nhiều thang bậc, có hai loại chủ yếu là phẩm và tước. Tước gồm nhiều bậc như vương, hầu, bá,tử, nam. Trong mỗi tước lại có nhiều bậc nhỏ như tước công có quốc công, quận công… Phẩm gồm 9 bậc (cửu phẩm), mỗi bậc lại chia thành hai bậc nhỏ là chánh và tòng. Trong chế độ phong kiến Việt Nam, do chính quyền trung ương mạnh nên các tước vị không được cha truyền con nối, khi phạm lỗi lầm có thể bị tước phẩm. Và thường thì các bậc minh quân vẫn có phương thức để tuyển được những nhân tài cho đất nước từ khoa cử và tiến cử.8 8 3. Vai trò và chức năng quan lại đều nhằm thực thi quyền lực và nền cai trị của vua, tạo nên một trật tự quan liêu, một trật tự chính trị cơ bản của chế độ quân chủ. Bộ máy quan lại chính là công cụ để thực hiện quyền lục của vua. Chức năng quan lại là tư vấn, phụ tá và thực thi quyền lực. Chức năng tư vấn cho vua vẫn thể hiện rõ nét ở phương thức nghị đình, quan lại giúp vua giải quyết công việc được giao, có thể nhân danh vua để thực thi pháp luật, rồi tấu trình kết quả với vua… Nhìn chung bộ máy quan lại với nhiều thứ bậc đã tạo nên một trật tự quan liêu, một trật tự chính trị cơ bản của chế độ quân chủ, tất cả đề để thực thi quyền lực và nền cai trị của vua. Tuy nhiên, không phải như vậy mà quan lại có mọi quyền hành hách dịch, mà chế độ Quân chủ phong kiến rất coi trọng tới khả năng và sự trung thành trong tâm và cách làm việc của quan lại. Trong lịch triều hiến chương loại chí có viết: Năm 1832, Minh Mạng lập Đô Sát viện để có lời nói thẳng. Chức năng là: Phàm hoàng thân quốc thích, quan viên lớn nhỏ có làm điều bất công, bất pháp, thực trạng tham nhũng hay liêm khiết, hay hoặc dở của quan chức trong ngoài, cùng các chương tấu có ý kiến không theo công lý đều được tham hặc. Thi hương, thi hội nếu có sự ngấm ngầm, chạy vạy, đút lót, gửi gắm cũng phải hặc, phàm các hặc tâu đều phải rõ sự thật, không phải nghe bơi bắt bóng vì hiềm riêng mà làm bậy, bới chuyện. Như vậy Đô Sát viện là cơ quan giám sát cao nhất của triều Nguyễn tạo nên hệ thống giám sát chặt chẽ, tăng cường được hiệu lực cơ chế Quân chủ tập quyền. Tầng lớp quý tộc quan liêu được hưởng nhiều quyền, đặc lợi, được phong chức, ban tước phẩm, được hưởng lương hằng năm, được cấp bổng lộc bằng ruộng đất để hưởng thuế.III/ Pháp luật và lễ nghi9 9 Trong chế độ Quân chủ phong kiến do ảnh hưởng của đạo Nho mà lễ nghi và luật pháp đã trở thành hai yếu tố cơ bản kết dính các yếu tố của nền Quân chủ, bao gồm quan hệ vua - tôi, vua quan - dân chúng, cơ cấu bộ máy nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo nên trật tự quan liêu, trật tự đẳng cấp, trật tự gia trưởng. Nói tới luật pháp của chính thể Quân chủ phong kiến, phải nói tới vai trò của Hoàng đế. Những lời phái, chiếu chỉ của vua đếu có giá trị pháp lý tối cao. Lê Thái Tổ – người sáng lập ra triều hậu Lê mặc dù chỉ ở ngôi có 5 năm ngắn ngủi nhưng ông đã đặt nền móng vững chắc cho triều đại của mình. Ông đề cao vai trò của pháp luật trong đạo trị nước. Ngay năm đầu tiên lên ngôi ông đã lệnh cho các tướng và các quan: ‘’Từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật, người mà không có pháp để trị thì loạn. Cho nên, bắt trước đời xưa đặt ra pháp luật để dạy các quan, dưới đến nhân dân cho biết thế nào là thiện ác, điều thiện thì làm, điều ác thì lánh, chớ có phạm pháp’’. Nho giáo từng bước đưa vào đời sống chính, và trở thành hệ tư tưởng chính trị pháp lí của giai cấp phong kiến. Từ đó, nhà nước phong kiến lấy Nho giáo làm mẫu mực cho việc dựng nước trị dân, làm khuôn vàng thước ngọc để xây dựng các thiết chế chính trị và luật pháp vì mục tiêu cơ bản của Nho giáo là bảo vệ chính thể Quân chủ phong kiến. Nho giáo đề cao nguyên tắc Tôn quân quyền để xây dựng nhà nước tập quyền với quyền lực vô hạn của vua. Pháp luật phong kiến có các đặc điểm chung là pháp luật đẳng cấp và đẳng quyền; Là pháp luật của kẻ mạnh; Và mang tính chất hà khắc, dã man, tuy nhiên cũng mang tính đạo đức Nho giáo.1. Lễ nghi được coi như là luật pháp, vi phạm lễ nghi là vi phạm pháp luật. Lễ nghi trong chế độ phong kiến như quy chế về các loại phẩm phục của đế vương, quý tộc quan lại như quần áo, mũ, xe, kiệu, người hầu…Bên cạnh đó còn có nghi lễ tín ngưỡng: Các lễ tế trời đất, lễ tế bốn mùa, lễ thờ tôn miếu, lễ giỗ 10 10 [...]... đó làm cho hình phạt trong luật hình phong kiến nói chung đều có tính phổ biến Kết luận Như vậy cùng với sự phát triển của chính thể Quân chủ phong kiến thì nhà nước phong kiến Việt Nam ngay càng được hoàn thiện và với những đặc điểm rất riêng của những yếu tố cấu thành nên hệ thống Quân chủ đã tạo nên nét đặc thù 12 12 Tuy dân tộc ta nhỏ bé hơn nhiều so với phong kiến Trung Hoa, nhưng chúng ta vẫn có... phong kiến, trong đó, hàng đầu là nguyên tắc Tôn Quân quyền, tư tưởng trung quân bắt buộc với thời Quân chủ Trong chế độ Quân chủ phong kiến thì đạo đức rất được coi trọng, thậm chí bất cứ hành vi nào mà vi phạm đạo đức thì nhà nước đều cho là vi phạm pháp luật Trong các bộ luật nổi tiếng thời Quân chủ đều có những quy định thể hiện sự coi trọng đạo đức, đặc biệt là đạo đức trong gia đình về quan hệ. .. vẫn có những nền văn hoá riêng tạo nên dấu ấn của người Việt Việc tìm hiểu sâu về chế độ Quân chủ phong kiến Việt Nam sẽ cho chúng ta một tầm kiểu biết mới và để ta có thể tự hào về một thời đại hào hùng của dân tộc Việt Tài liệu tham khảo: *** Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam Trường đại học luật Hà Nội 2006 *** Đại cương lịch sử Việt Nam – tập 1, nhà xuất bản Giáo dục 2004 Trương... tang…và các nghi lễ lên ngôi, tấn phong như tấn phong thái thượng hoàng, hoàng thái hậu, lập hoàng hậu Trong pháp luật của chế độ phong kiến thì hương ước và pháp luật có sự đồng hợp tạo ra trật tự ổn định xã hội Nhà nước phong kiến chấp nhận hương ước tức là chấp nhận những hạt nhân hợp lý và những mặt tích cực của nó Dùng nó để cam thiệp vào làng và nắm làng, đưa luật pháp và chính sách của nhà nước... của nhà nước cùng hệ tư thưởng Nho giáo vào hương ước; Tạo sự dung hoà giữa luật pháp và hương ước; Giữa phép nước và lệ làng 2 Đạo đức và pháp luật trong chế độ Quân chủ phong kiến hoà đồng với nhau Khi Nho giáo đi vào đời sống, những lễ nghi của Nho giáo, các quy phạm pháp luật và các quy tắc đạo đức dần hoà trộn với nhau tạo nên mạng lưới vô hình và hữu hình điều chỉnh hành vi xử sự của con người trong... phân chia thành các ngành luật như thời cận đại sau này Tính bảo thủ trong luật thể hiện các nhà làm luật thường coi các bộ luật ban hành từ đời vua trước là khuôn vàng thước ngọc nên luật thường được chép lại hoặc chỉ thay đổi chút ít so với các triều đại trước Một điểm cũng đễ dàng nhận thấy là nhà làm luật phong kiến có quan niệm quá cứng nhắc về hình phạt Hình phạt là chế tài phổ biến với các hành... xuất bản Giáo dục 2004 Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn *** Lịch triều hiến chương loại chí – tập 1 Phan Huy Chú ***Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam 13 13 Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1998 ***Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỉ XV đến XVIII Nhà xuất bản khoa học xã hội 1994 *** Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 2(370) năm 2007 ***** ******* ******... thủ và tiếp thu của các đời vua trước, về cơ bản chưa có sự phân chia các ngành luật Vua là người duy nhất có quyền định ra luật pháp tuy nhiên vua thường không phải là người soạn thảo Quan lại sẽ soạn thảo thuộc lĩnh vực của mình phụ trách rồi tấu trình lên vua phê chuẩn và ban hành Các quý tộc quan lại cũng có quyền sáng kiến lập pháp và phải tấu trình lên vua xem xét Chế tài trong các quy phạm pháp... như: Con cháu có nghĩa vụ vâng lời dạy bảo của ông bà cha mẹ, phụng dưỡng ông bà cha mẹ, vi phạm nghĩa vụ này là bị coi là mắc tội thập ác (điều 2, 17, 76, 161 bộ luật Gia Long) Rồi con cháu còn có quyền và nghĩa vụ bảo vệ ông bà cha mẹ, có quyền che giấu tội cho ông bà cha mẹ Quy định này không trái với nguyên tắc tố cáo tội phạm mà thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với ân nghĩa gia đình theo . chế độ phong kiến Việt Nam em chọn đề tài Đặc điểm của các yêú tố cấu thành 1 1 hệ thống Quân chủ phong kiến Việt Nam . Các đặc điểm của từng yếu tố em. thể thì các nhà nước phong kiến nói chung đều có một hình thức chính thể là Quân chủ phong kiến. Chính thể quân chủ ở các nhà nước phong kiến Việt Nam trải