1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN văn học SO SÁNH NHÂN vật mẹ xứ sở TRONG TRUYỀN THUYẾT của NGƯỜI CHĂM và NGƯỜI VIỆT ở TỈNH KHÁNH hòa

12 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 92 KB

Nội dung

Trong tín ngưỡng dân gian người Việt, tục thờ Nữ thần và thờ Mẫu có vai trò, vị trí khá quan trọng. Nó đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống thường nhật. Có một điểm văn hóa chung đầy lí thú và thích hợp nhất cho sự lí giải về hiện tượng tiếp xúc hai nền văn hóa truyền thống. Đó là tục thờ Đạo mẫu. Dân tộc Việt cũng từng trải qua chế độ mẫu hệ nên truyền thuyết của người Việt cũng không thể không kể về văn hóa mẹ.

Trang 1

SO SÁNH NHÂN VẬT MẸ XỨ SỞ TRONG TRUYỀNTHUYẾT CỦA NGƯỜI CHĂM VÀ NGƯỜI VIỆT Ở KHÁNH

1 TÌM HIỂU SƠ NÉT VỀ TỤC THỜ ĐẠO MẪU VÀ HIỆNTƯỢNG TRUYỀN THUYẾT THIÊN Y A NA

1.1 TỤC THỜ ĐẠO MẪU

Trong tín ngưỡng dân gian người Việt, tục thờ Nữ thần và thờ Mẫu có vai trò, vị trí khá quan trọng Nó đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống thường nhật Có một điểm văn hóa chung đầy lí thú và thích hợp nhất cho sự lí giải về hiện tượng tiếp xúc hai nền văn hóa truyền thống Đó là tục thờ Đạo mẫu Dân tộc Việt cũng từng trải qua chế độ mẫu hệ nên truyền thuyết của người Việt cũng không thể không kể về văn hóa mẹ Người Việt tôn kính Mẹ Âu Cơ, Bà Nữ Oa, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải…Tôn thờ họ là những bà mẹ linh thiêng, ban sự sinh sôi, ban phúc lành cho dân chúng Văn hóa Chăm cũng có nét tương đồng ấy Họ đã tôn thờ Nữ thần Pô Nagar thành một Bà mẹ thị tộc, thành Bà Chúa Chàm Cho nên, khi tiếp xúc với văn hóa Việt, tín ngưỡng tôn vinh Đạo Mẫu đã được phổ biến cho cả hai dân tộc.

Bà Thiên Y được miêu tả như một nữ thánh nhiều lần hóa kiếp, trong đó rõ nhất là bà hiện thân thành cây kỳ nam để qua

Trang 2

Trung Hoa lánh nạn Tại đây, bà lấy một ông hoàng làm chồng rồi cùng hai con quay trở về quê cũ để khai hóa dân chúng Đồng thời, bà cũng không ngần ngại sử dụng quyền lực siêu nhiên ban phước lành cho dân để nhân dân tôn kính và ngưỡng mộ Nhà nghiên cứu

văn hóa Việt – Chăm Parmentier đã nói về vấn đề này: “ Để cómột giải thích đơn giản về hệ thống chư thần mà họ quen thuộclắm, người Việt đã coi hình ảnh nữ thần Pô Nagar cũng như hìnhtượng bất cứ vị thần nào” Kết luận này cũng có phần hợp lí để lí

giải một trong những lí do khiến cho truyền thuyết về Nữ thần Pô Nagar Việt hóa thành truyền thuyết Thiên Y A Na Những quyền hạn và thiên chức của một mẫu thần ban sự sống và đại phúc cho muôn dân như bất cứ một thánh mẫu của truyền thuyết dân tộc nào: Tiên Thiên Thánh Mẫu, Tây Vương Mẫu, Nữ Oa, Âu Cơ Cho nên, trong đời sống tâm linh của người Việt, họ đã xem bà như một vị cứu tinh đã đồng háo Bà trở thành Bà mẹ xứ sở.

Trong quá trình Nam tiến của nhà Lý, Trần, đặc biệt đến nhà Nguyễn, hàng loạt những cuộc di cư ồ ạt đến vùng đất phương Nam, trong đó có mảnh đất Khánh Hòa ở Nam Trung Bộ Người dân mới đã gặp ngay một bà mẹ quen thuộc ở vung đất lạ Họ gửi gắm người mẹ Việt trong bà mẹ Chăm, họ sẵn sàng tôn thờ Bà theo tinh thần thờ mẹ vốn có của mình Vì thế, Nữ thần Pô Nagar, một quốc mẫu của xứ Kau Thara, đã được cả người Việt và người Chăm thờ phụng và tôn vinh là Bà mẹ xứ sở của hai dân tộc đang

Trang 3

cùng sinh sống Người dân bản địa gọi nữ thần bằng cái tên rất Việt: Thiên Y A Na, Thiên Y Thánh Mẫu, và cả hai cùng gọi thánh mẫu với tên rất gần gũi mà đầy cung kính là Bà (lễ vía Bà, Tháp Bà, Lễ hội tháp Bà,…)

1.2 HIỆN TƯỢNG TRUYỀN THUYẾT THIÊN Y A NA

Theo bài nghiên cứu Thiên Y A Na hay sự tiếp nhận Bà Chúa Chăm của vương triều Nho giáo Việt Nam, thì nguồn gốc của Nữ thần Pô Nagar trong bia kí Chăm là nữ thần đại biểu ẩn dưới hình dạng của Bhagavati Umâ, tức nữ thần Saakti, vợ thần Siva Vì văn hóa Chăm ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ nên hình tượng nữ thần Saakti đã đi vào đời sống tinh thần của họ qua truyền thuyết Nữ thần Pô Nagar.

Từ vị nữ thần Sâkti của Ấn Độ đến nữ thần Pô Nagar của người Chăm là một quá trình Chăm hóa phức tạp, và từ nữ thần Pô Nagar của dân tộc Chăm đến Bà Thiên Y A Na của người Việt cũng là một quá trình Việt hóa đặc sắc trên thực tế, những ai nghiên cứu về văn hóa Pô Nagar ở Khánh Hòa đều có một kết luận

chung về quá trình chuyển hóa từ nữ thần Pô Nagar (Chăm) sangThiên Y Thánh Mẫu (Việt) là một quá trình tiếp xúc văn hóa độcđáo có một không hai trên đất Việt.

Chúng ta có thể thấy rằng: Thực tế tôn giáo và nền văn hóa cảu hai dân tộc đã làm cho thể loại truyền thuyết dân gian có sự biến chuyển theo quy luật khách quan Đó là sự vận động, biến đổi

Trang 4

trong sự thống nhất Thống nhất đến nỗi khó phân biệt và nhận diện.

Dân tộc Chăm thờ Pô Nagar là vị thần của cây cỏ, đất đai, sự sống Thần là bà mẹ tối cao ban phúc lành cho muôn dân Chính quan niệm tốt đẹp như thế khiến cho người Việt mới sinh cơ lập nghiệp trên mảnh đất này mới dễ dàng tiếp nhận, tôn sùng và thờ cúng Bà như chính Người mẹ vĩ đại của mình

2 SO SÁNH NHÂN VẬT NGƯỜI MẸ XỨ SỞ TRONGTRUYỀN THUYẾT CỦA NGƯỜI CHĂM VÀ NGƯỜI VIỆTỞ KHÁNH HÒA

Truyền thuyết về Người Mẹ xứ sở ở Khánh Hòa hiện nay tồn tại rất nhiều dị bản sau khi khảo sát, có được tất cả là 8 dị vản thuộc hai nhóm:

- Truyền thuyết người Chăm kể (nhóm 1) - Truyền thuyết người Việt kể (nhóm 2).

Con số 8 chưa là tất cả nhưng qua đó cũng thấy rằng đề tài truyền thuyết này là đề tài trung tâm của truyền thuyết Khánh Hòa, được giới nghiên cứu quan tâm nhiều hơn cả.

Chúng tôi nhận thấy ở nhóm truyện kể thứ 1 tuy có nhiều chi tiết khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có nét tương đồng về nội dung cốt truyện: “Pô Nagar là một vị thần sáng tao ra các xứ sở người Chăm Bà lấy chồng, sinh con và hay đi đây đi đó giúp đỡ nhân dân Sau khi hoàn thành trọng trách, bà đã bay về trời nghỉ

Trang 5

ngơi” Tuy nhiên trong nhóm truyện kể thứ 2 (nhóm truyền thuyết do người Việt kể) lại tồn tại ở hai dạng khác biệt: Truyền thuyết Thiên Y A Na (hay Thiên Y thánh mẫu) kể về cô bé mồ côi được ông bà tiều phu nhận làm con nuôi Sau nàng lấy Thái tử Bắc hải, rồi bỏ chồng trở về quê giúp đỡ nhân dân trồng cây, dệt vải, biết đủ trăm nghề Cuối cùng, nàng bay về trời còn Truyền thuyết Tinh vệ Mễ Nương kể rằng: “Nàng Tinh Vệ là con gái của vua Hùng Vợ chồng bà không ở trong cung son mà đi đây đó để khai hóa nhân dân, trong đó có xứ Cù Huân Một trận đại hồng thủy xảy ra, hai vợ chồng lãnh đạo nhân dân hăng hái chống lũ cứu nhà cửa, ruộng vườn hai vợ chồng cũng tử nạn tại đây Họ được nhân dân tôn kính gọi là Thiên Y Thánh Mẫu”.

Xét một cách chi tiết, cụ thể, hai nhóm văn bản có những chi tiết hoàn toàn khác nhau khi kể về một nhân vật lịch sử được tôn vinh là bà mẹ xử sở chẳng hạn, nổi bật nhất là cách kể về nguồn gốc, hành tích của Bà khác nhau Liệu văn bản nào được công nhận chính thống? Văn bản nào được xem có trước? Vì sao lại xuất hiện nhiều nhóm truyền thuyết khác nhau đến vậy? Điều này vẫn còn đang bị bỏ ngỏ.

2.1 SỰ KHÁC NHAU

1 Thứ nhất, vì truyền thuyết này ra đời sau, khá muộn so vớitình hình xã hội lúc bấy giờ nên nó đã không còn mangnhiều dấu ấn của thể loại huyền thoại như nhóm văn bản 1.

Trang 6

Những yếu tố thần kì về nguồn gốc nhân vật, những công trạng tái tạo cuộc sống muôn loài của Bà mẹ cũng không còn Thay vào đó các mô típ này được kể một cách thực tế hơn Ít nhất cũng có một vài chi tiết lấy từ cảm hứng lịch sử dân tộc: Bà Tinh Vệ ( Mỵ Nương) sinh ra ở vùng đất phía Bắc, bà là con gái của vua Hùng Càn Vương Rồi bà Tinh Vệ cũng phải cùng nhân dân lao động, cùng nhân dân chiến đấu bảo vệ vùng đất đến hơi thở cuối cùng, chứ không phải được hóa về trời như một thánh nữ.

2 Thứ hai, các chi tiết xây dựng truyện được miêu tả tỉ mỉvà cụ thể hơn so với truyện kể Nữ thần Pô Nagar của người

Chăm Khi xã hội tiến đến thời kì mới, tư duy nhận thức của con người sẽ cao hơn so với loài người thời mông muội Ý thức giải thích các chi tiết của cuộc sống cũng có ý nghĩa rõ ràng hơn Ở một vài chi tiết tương đồng, truyện có cách lý giải khác hẳn với nhóm truyện kể 1, nhưng cụ thể và khá hợp lý hơn Chẳng hạn, chi tiết cây trầm hương đã được kể như sau: “Hai vợ chồng ghé vào vùng đất Cù Lao Huân đã thấy loại cây này, khi đốt lên nghe mùi thơm, có thể xua tan độc khí Hai ông bà lấy nó để chữa bệnh cho nhân dân” Còn chi tiết về cây dưa cũng được kế rất rõ ràng: “Bà Tinh Vệ lấy giống dưa trồng ở Trường Sa (của nước Việt ngày xưa) để trồng ở thôn Đại Điền Về sau, người ta gọi nơi đây là Cánh

Trang 7

Đồng Dưa” Hay chi tiết hai vợ chồng giúp dân chống lũ thể hiện được cá tính mạnh mẽ và cương quyết của nhân vật: “Thấy mọi người, nhất là Khánh Long tỏ vẻ ái ngại, trù trừ cưa quyết, Tinh Vệ hét lớn: “Thời xưa đã dạy: “Nhân định thắng thiên”, hễ đồng tâm quyết chí cùng nhau thì nhất định sẽ thành cồng được thôi, mau lên”.

3 Các chi tiết về nguồn gốc, sự xuất hiện chính và cách kếtthúc truyện Bà mẹ xứ sở đã không còn mang dấu ấn củathần thoại như truyền thuyết Nữ thần Pô Nagar nữa, mà cóvẻ mang hơi hướng của truyện cổ tích hơn Bà mẹ xứ sở

không xuất thân từ nguồn gốc cao quý mà lại là một cô bé mồ côi mười ba tuổi, lưu lạc khắp nơi, may được vợ chồng ông lão tiều phu nhận làm con nuôi Sau Bà mới hóa thân vào cây trầm để đi đến vùng biển Bắc, gặp nhân duyên với Thái tử Bắc Hải về sau, Bà đem văn minh học được ở xứ sở người để khai hóa chúng dân Đại An Cuối cùng, sau khi hoàn thành trách nhiệm Bà cũng không phải bị trừng phạt như nhóm văn bản 1 kể, cũng không hi sinh trong cơn lũ như cách kể cùng nhóm, mà bay về trời nghỉ ngơi, thỉnh thoảng hiển linh về thăm chốn cũ Rõ ràng mô típ nhân vật xuất thân từ nguồn gốc nghèo khổ, tội nghiệp là một mô típ quen thuộc, thường thấy ở truyện cổ tích thần kì hơn là truyền thuyết Chính cách kể nhân vật có nguồn gốc vô danh, đáng thương

Trang 8

này là cách kéo nhân vật xuống với đời thường, gần gũi với nhân dân Sau đó, phủ lên nhân vật một lớp hào quang công trạng, một lớp áo huyền bí để nhằm tôn vinh, ngưỡng mộ nhân vật có công với xứ sở Cách xây dựng nhân vật như thế rất phù hợp với ý thức lý tưởng hóa, khát vọng nhân văn của người Việt trong cuộc sống buổi đầu trên đất mới.

4 Theo truyền thuyết ghi trên bia kí Chăm, bà Pô Nagar có đến

79 ông chồng, sinh ra 38 người con gái, sau này những người con đều trở thành nữ thần ở các vùng đất Chăm để tiếp tục sự nghiệp khai hóa và bảo trợ cho dân tộc của mẹ mình Chi tiết

này phản ánh hiện thực về xã hội theo chế độ mẫu hệ của

loài người nói chung và dân tộc Chăm nói riêng trải qua

trước kia Chỉ có điều rất nhiều dân tộc từ từ đã xóa bỏ nó vàphát triển sang chế độ phụ hệ, trong đó có người Việt.

Nhiều vùng Chăm vẫn giữ tập tục mẫu hệ cho đến ngày nay Quả thật vậy, trong các truyện kể của nhóm thứ nhất đều có chi tiết này Khi tiếp xúc với nền văn hóa Việt, nhân dân đã Việt hóa những yếu tố này cho phù hợp với sự thay đổi chung của thời đại và nền văn hóa bản địa Chi tiết “Bà Chúa đã lấy một người chồng là Thái tử Bắc Hải và sinh ra hai con, một trai tên là Tri, một gái tên là Qúy” đã thay thế Như vậy, tổ chức gia đình của một vị thần cũng không còn nét đặc biệt như trước mà đã được miêu tả như những gia đình bình

Trang 9

thường của người Việt Bà Thiên Y chỉ lấy một người chồng, sinh có hai con, trai gái đều đủ cả, và hai người con cũng mang những cái tên rất bình thường, rất Việt Quả đây là một sự thay đổi táo bạo của người kể chuyện dân gian Kinh tế -xã hội loài người đã chuyển sang hình thái phong kiến từ rất lâu, hơn nữa trên một mảnh đất có tiếp xúc hai nền văn hóa, trong đó người Việt chiếm đại đa số, thì cuộc sống không còn chấp nhận chế độ mẫu hệ và đa phu nữa Xã hội dần dần chuyển sang chế độ phụ hệ, rồi nam quyền, đề khẳng định sức mạnh của người đàn ông Chính vì vậy, truyện kể cũng thay đổi.

5 Bà Chúa đã có gia đình, có sự nghiệp hiển hách nhưng đã

không ở lại xứ sở người để hưởng thụ mà quay trở về quê hương sinh sống, đem văn minh tiến bộ học tập được để khai hóa dâ chúng Và cuối cùng, Bà đã bay về trời nghỉ ngơi sau khi đã làm xong nhiệm vụ cao cả ấy Cách xây dựng tình tiết này biểu lộ một tinh thần dân tộc rất sâu sắc nó cũng cho

thấy tập quán của người Việt sống trọng tình nghĩa Dù đi

đâu, về đâu, dù sống giàu sang hay nghèo khó, họ cũng nhớ về cội nguồn của mình.

6 Ở nhóm truyện kể của người Việt, có xuất hiện mô típ hóa

kiếp và mô típ khúc gỗ trôi: Bà Thiên Y A Na hóa thân vào cây trầm, theo dòng nước lũ trôi ra biển, về sau cũng nhập

Trang 10

vào cây trầm trôi ra biển Bắc trở lại quê hương Chi tiết này mang ý nghĩa nhân sinh Đó là chuỗi quá trình luân hồi, chuyển kiếp của con người theo triết lý Phật giáo Thiên Y A Na có nhiều kiếp và mỗi kiếp sẽ có một linh vật để nhập hồn ở truyền thuyết này là một khúc gỗ trầm vì đây là đặc sản riêng của vùng đất, mà sau này nói đến Khánh Hòa người ta còn có tên gọi là Xứ Trầm Hương.

7 Ở nhóm truyện kể của người Việt, có sự phong hiệu của cáctriều đại phong kiến đối với Bà mẹ xứ sở: Hồng nhơn phổtế linh cảm diệu thông, Mặc tướng trang huy thượngđẳng thần, Hồng nhân phổ tế linh ứng thương đẳng trần;phong sắc chỉ cho Bà là Thiên Y A Na Thánh Mẫu

2.2 SỰ GIỐNG NHAU

- Cả hai nhóm truyện này đều có kết cấu cốt truyện gồm: xuất thân, công trạng, bay về trời, hiển linh.

- Cả hai nhóm truyện kể đều xây dựng mối hữu duyên giữa

- Xét theo sự thật lịch sử, vùng đát từ miền Trung trở vào Nam xưa kia không phải của người Việt mà là vùng đất lâu đời

Trang 11

của người Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp họ lập vương quốc từ rất lâu, tạo nên những nền văn minh riêng biệt, rực rỡ văn hóa – tín ngưỡng của họ ảnh hương văn hóa Ấn Độ khá rõ nét Những biểu hiện này không chỉ để lại dấu ấn trong văn học dân gian mà còn để lại rất nhiều dấu tích trong các lĩnh vực khác nhau cho đến tận ngày nay Đến thời Nguyễn (năm 1653), người Việt mới xem là đất của mình, cư dân ở phía đàng ngoài đã tập trung sống ở đây thành một cộng đồng hòa hợp với cư dân bản địa người Chăm Trong một thời gian khá dài của cả hai cộng đồng giao lưu, tiếp xúc văn hóa với nhau.

Theo dòng vận động của lịch sử, một khi phải rời xa vùng đất cha ông, đi đến sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đất hoàn toàn khác lạ, người Việt đã đem theo văn hóa của mình để làm vốn sống Hơn nữa, khi tiếp xúc với những con người có tiếng nói, văn hóa, tín ngưỡng khác mình, người Việt phải ứng dụng nền văn hóa của mình một cách triệt để Vì văn hóa ông cha là chỗ dựa tinh thần, động viên, an ủi, họ khẳng định tư cách độc lập của cộng đồng ngay từ buổi đầu đến nơi đây, đứng trước một truyền thuyết sừng sững về Bà mẹ thị tộc Chăm, người Việt đã dùng trí tưởng tượng bay bổng và lòng tôn kính người mẹ kể thêm một truyền thuyết nữa về đấng tối cao của cộng động

Ví dụ, để phù hợp với hiện thực lịch sử và cuộc sống ở vùng đất mới, truyền thuyết Tinh Vệ Mễ Nương về cơ bản cũng có

Trang 12

những chi tiết được xây dựng trùng khớp với các truyền thuyết của nhóm văn bản 1 chẳng hạn, chi tiết kể công trạng và những phẩm chất của nhân vật cũng thống nhất với nhau: bà Tinh Vệ Mễ Nương cùng với nhân dân trồng lúa, trồng dưa, khai thác trầm hương chưa bệnh, giúp dân chống lại nạn lũ lụt…bà hết lòng yêu thương dân chúng, đem những điều tốt đẹp để giáo hóa cho dân, không ngại gian khổ cùng nhân dân lao động và chiến đấu chinh phục thiên nhiên Nhưng nhìn chung cách xây dựng các chi tiết này khác hẳn nói cụ thể hơn, mang đặc trưng của thời đại và văn hóa Việt hơn.

- Xét qua nhiều chứng tích văn hóa còn tồn tại đến ngày nay ở Khánh Hòa, có thể khẳng định rằng văn hóa của cộng đồng người Việt đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Chăm nhiều hơn và truyền thuyết về Bà mẹ xứ sở là một minh chứng xác đáng Và cũng có một điều đặc biệt là yếu tố mở của văn hóa Việt đó là sự dung hợp văn hóa một ccahs tự nguyện của cả hai cộng đồng cư dân, chứ không phải là đồng hóa theo kiểu cưỡng ép Người Việt đến đây chung sống chứ không phải đồng hóa người Chăm, nên quá trình tiếp xúc văn hóa đã đi theo quy luật tự nhiên Những đặc sắc, tiến bộ của văn hóa Chăm đều được cư dân Việt tiếp thu một cách tích cực tiếp nối sự giao thoa ấy, truyền thuyết về Bà mẹ xứ sở Thiên Y A Na sẽ không còn là của riêng ai mà là của chung cho cả hai dân tộc cùng sống trên một vùng đất Khánh Hòa.

Ngày đăng: 31/07/2021, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w