GÂY mê nội KHÍ QUẢN TRONG PHẪU THUẬT nội SOI ổ BỤNG tại BỆNH VIỆN đa KHOA hợp lực năm 2021 (2)

43 45 0
GÂY mê nội KHÍ QUẢN TRONG PHẪU THUẬT nội SOI ổ BỤNG tại BỆNH VIỆN đa KHOA hợp lực năm 2021 (2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2 1.1. Một số nét về gây mê hồi sức: 2 1.2. Lịch sử của phẫu thuật nội soi hiện đại 2 1.3. Danh sách một số phẫu thuật nội soi ổ bụng thường được thực hiện ngày nay 4 1.4. Lợi ích của phẫu thuật nội soi so với mổ mở 4 1.5. Ảnh hưởng của sinh lý của bơm hơi ổ bụng 4 1.6. Thăm khám trước khi gây mê: 8 1.7. Chỉ định, chống chỉ định của phương pháp gây mê nội khí quản. 9 1.8. Chống chỉ định của phẫu thuật nội soi ổ bụng. 9 1.9. Dược lý học của thuốc gây mê. 10 1.10. Một số biến chứng thường gặp trong quá trình gây mê và sau phẫu thuật. 15 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu và và tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: 20 2.2. Thiết kế nghiên cứu 20 2.3. Phương pháp tiến hành 20 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá. 22 E. Giai đoạn sau mổ: 23 2.6. Xử lý số liệu: 24 3.1. Đặc điểm chung 25 3.2. Đánh giá thời gian phẫu thuật. 26 3.3. Các biến chứng trong thời kỳ khởi mê 26 3.4. Biến chứng trong quá trình gây mê. 26 3.5. Biến chứng sau khi rút ống nội khí quản 27 3.6. Ảnh hưởng của quá trình gây mê tới hô hấp và tuần hoàn 27 3.7. Các biến chứng của phẫu thuật nội soi. 28 3.8. Đánh giá thời gian nằm viện 29 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 29 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Phân loại phẫu thuật 25 Bảng 2: Phân loại giới tính. 25 Bảng 3: Phân loại về độ tuổi. 25 Bảng 4: Đánh giá thời gian phẫu thuật. 26 Bảng 5: Các biến chứng trong thời kỳ khởi mê 26 Bảng 6: Các biến chứng trong quá trình gây mê. 26 Bảng 7: Các biến chứng sau khi rút ống nội khí quản. 27 Bảng 8: Ảnh hưởng của quá trình gây mê tới SpO2, EtCO2 27 Bảng 9: Ảnh hưởng của quá trình gây mê đến mạch, huyết áp 28 Bảng 10: Đánh giá các biến chứng của phẫu thuật nội soi. 28 Bảng 11: Đánh giá thời gian nằm viện 29 ĐẶT VẤN ĐỀ Gây mê nội khí quản là kĩ thuật gây mê toàn thân được thực hiện bằng cách đặt một ống thông làm bằng cao su hay chất dẻo đi từ miệng hoặc mũi vào trong khí quản của bệnh nhân với mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật. Kỹ thuật này nhằm mục đích duy trì thông thoáng đường hô hấp trên, hút khí quản dễ dàng, dễ dàng hỗ trợ hay chỉ huy hệ hô hấp; đồng thời đảm bảo hô hấp trong suốt cuộc gây mê toàn thân. Như vậy, khi gây mê nội khí quản, bệnh nhân sẽ mất tri giác tạm thời dưới tác dụng của 1 hoặc nhiều loại thuốc gây mê. Nói cách khác, trong quá trình phẫu thuật bệnh nhân sẽ ngủ và không nhớ gì về quá trình phẫu thuật, làm giảm bớt lo ây, gánh nặng về tâm lý trong phẫu thuật. Gây mê nội khí quản được áp dụng khá rộng rãi trông các loại phẫu thuật như Phẫu thuật sinh mổ, Phẫu thuật vùng tai mũi họng, Phẫu thuật vùng đầu, sọ não, Phẫu thuật vùng bụng trên, dạ dày, tắc ruột, Phẫu thuật lớn, kéo dài, cần hồi sức tích cực, Phẫu thuật vùng hậu môn, tử cung, bàng quang, Phẫu thuật cần kiểm soát đường thở như khoang lồng ngực, máy thở, dùng thuốc giãn cơ… Hiện nay, tại Bệnh Viện Đa Khoa Hợp Lực triển khai phẫu thuật ổ bụng nội soi có bơm thán khí vào ổ bụng như: phẫu thuật cắt ruột thừa viêm, khâu lỗ thủng dạ dày… được áp dụng khá rộng rãi, mang lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian phẫu thuật, quan sát tổng thể, hạn chế sự xâm lấn từ vết mổ, rút ngắn thời gian hồi phục và điều trị. Nhưng, phẫu thuật nội soi cần ổ bụng cần phải bơm khí CO2 vào ổ bụng để cải thiện phẫu trường. Bơm CO2 vào ổ bụng gây ra những tác động bất lợi do tăng thán khí, thay đổi huyết động và thông khí do áp lưc tăng cao. Để đánh giá một cách khách quan những ưu nhược điểm của phương pháp trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Gây mê nội khí quản trong phẫu thuật nội soi ổ bụng tại Bệnh Viện Đa Khoa Hợp Lực năm 2021” với các mục tiêu sau: 1. Khảo sát, đánh giá hiệu quả của quá trình gây mê nội khí quản trong phẫu thuật 2. Đánh giá những biến động, biến chứng xảy ra trước, trong và sau quá trình gây mê CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số nét về gây mê hồi sức: Gây mê hồi sức (ANESTHESIA – REANIMATION) là một chuyên khoa có nhiệm vụ phối hợp với phẫu thuật viên tiến hành cuộc mổ thuận lợi và giữ cho người bệnh an toàn về sức khỏe trong mổ và sau mổ, gây mê hồi sức bao hàm hai lĩnh vực: gây mê và hồi sức Gây mê là việc đưa vào cơ thể người bệnh một lượng thuốc mê, thuốc ngủ, an thần… hay thuốc tê (trong gây tê) bằng các kỹ thuật khác nhau để làm cho người bệnh ngủ sâu không biết cảm giác đau, mềm cơ trong thời gian cần thiết giúp phẫu thuật thuận lợi, cuộc phẫu thuật thành công. Bệnh nhân ở mức độ mê hoàn toàn hay chỉ an thần tùy thuộc vào tính chất phẫu thuật, phụ thuộc vào liều lượng thuốc mê, thuốc ngủ, an thần cần thiết mà bác sỹ gây mê đưa vào người bệnh nhân, trong quá trình trước, trong và sau mổ khi cần thiết. Trước mổ, trong mổ và kể cả sau mổ do quá trình bệnh lý, do tác động của quá trình phẫu thuật gây sang chấn, chảy máu, tác dụng bất lợi của thuôc mê, thuốc tê phảu dùng, do tình trạng bệnh lý của cơ quan đích, bệnh lý đi kèm, bệnh nhân tuổi già, trẻ nhỏ… mà có thể có các rối loạn về tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, chuyển hóa…. Thậm chí đôi khi đe dọa đến tính mạng người bệnh, người gây mê phải dùng kiến thức, kinh nghiệm và cả trang thiết bị máy móc để thực hiện công tác hồi sức để đưa các chỉ số sinh lý, huyết động của cơ thể bệnh nhân về cân bằng, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. 1.2. Lịch sử của phẫu thuật nội soi hiện đại Trường hợp sử dụng nội soi ổ bụng chẩn đoán lâm sàng trên người đầu tiên được thực hiện bởi H.Jacobaeus vào năm 1910. Cho tới thập kỷ 70 do có sự cải tiến về công nghệ và an toàn thiết bị cho nên phẫu thuật nội soi phụ khoa qua đường ổ bụng được thực hiện thường quy hơn. Lần đầu tiên vào năm 1983 tác giả Semm đã thực hiện phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi, và vào năm 1985 tác giả Muhe đã thực hiện phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Từ đó phẫu thuật nội soi đã nhanh chóng phát triển và mở rộng bao gồm nhiều loại phẫu thuật khác nhau. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là sử dụng loại dụng cụ chính xác để giảm kích thước vết mổ cũng như giảm tổn thương mô xung quanh và thường thực hiện dưới nội soi. Phẫu thuật nội soi (laparoscopy) là kỹ thuật thường sử dụng nhất để chẩn đoán và phân loại giai đoạn, là phẫu thuật cấp cứu cũng như chương trình bao gồm cắt thực quản (oesophagectomy), cắt nữa đại tràng (hemicolectomy), cắt gan (liver resection), cắt dạ dày (gastrectomy), cắt thận (nephrectomy), cắt tuyến tiền liệt tận gốc (radical prostatectomy), cắt bàng quang (cystectomy) và cắt thân đuôi tụy (distal pancreatectomy) (Gerges FJ, 2006; Doyle PW, 2009). Ngoài ra, phẫu thuật robot (robotic surgery) đang ngày càng phổ biến hơn. Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm hơn mổ hở. Nó giảm đáp ứng stress, giảm chảy máu trong mổ, giảm tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ sau mổ, suy giảm chức năng hô hấp và biến chứng phổi ít hơn, ít đau và khó chịu sau mổ và thời gian nằm viện ngắn và thẩm mỹ hơn (Haque Z, 2004; Lee JY, 2014; Gerges FJ, 2006; Doyle PW, 2009). Phẫu thuật nội soi có nhược điểm là giới hạn tầm nhìn phẫu trường, thời gian phẫu thuật dài hơn, thay đổi sinh lý bệnh do bơm hơi ổ bụng, khó đánh giá lượng máu mất nhưng lợi ích vượt qua những nhược điểm này (Arulpragasam SP, 2013; Safran DB, 1994). Phẫu thuật nội soi cần bơm khí vào ổ bụng để có tầm nhìn phẫu thuật. Thông thường bơm từ 2,55 lít khí CO2 (Gerges FJ, 2006). Phẫu thuật ổ bụng cần áp lực trong ổ bụng (IAP: intraabdominal pressure) lên đến 15 mmHg. CO2 được sử dụng vì không gây cháy, giá rẻ, loại thải nhanh hơn các khí khác và hòa tan trong máu rất cao nên làm giảm nguy cơ thuyên tắc khí. Bất lợi là hấp thu CO2 vào máu gây tăng thán khí và toan hô hấp. Gây mê cho những phẫu thuật nội soi chọn lọc thường thực hiện trên bệnh nhân trẻ khỏe mạnh như khâu treo thành trước dạ dày vào thành bụng trước (gastropexy), cắt buồng trứng (ovariectomy) có vẻ đơn giản, nhưng phẫu thuật nội soi có thể gây thay đổi hệ thống đáng kể, ngay cả ở bệnh nhân khỏe mạnh và có thể bị các biến chứng (Gutt CN, 2004; Fors D, 2010). Gây mê cho các phẫu thuật nội soi không chọn lọc như cắt tuyến thượng thận (adrenalectomy), cắt túi mật, thắt shunt cửa chủ (portosystemic shunt ligation), sinh thiết khối u và sinh thiết

... có bệnh lý ổ bụng có định phẫu thuật để chẩn đoán hay điều trị Khoa Ngoại Khoa Gây mê hồi sức BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỢP LỰC Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: - Tất bệnh nhân >= 16 tuổi có định phẫu thuật. .. đổi huyết động thơng khí áp lưc tăng cao Để đánh giá cách khách quan ưu nhược điểm phương pháp trên, tiến hành thực đề tài “ Gây mê nội khí quản phẫu thuật nội soi ổ bụng Bệnh Viện Đa Khoa Hợp. .. thuật Gây mê nội khí quản áp dụng rộng rãi trông loại phẫu thuật Phẫu thuật sinh mổ, Phẫu thuật vùng tai mũi họng, Phẫu thuật vùng đầu, sọ não, Phẫu thuật vùng bụng trên, dày, tắc ruột, Phẫu thuật

Ngày đăng: 29/07/2021, 15:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Liều lượng - cách dùng:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan