Tóm tắt luận án Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an).Tóm tắt luận án Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an).Tóm tắt luận án Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an).Tóm tắt luận án Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an).Tóm tắt luận án Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an).
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
- -TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC CÔNG
NGHIỆP AN NINH TẠI TỔNG CỤC HẬU CẦN
KỸ THUẬT (BỘ CÔNG AN)
Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9.31.01.06
TRẦN TUẤN MINH
Hà Nội – 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học:
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện trường Đại học Ngoại thương
Trang 3-1 Trần Tuấn Minh, 2014, Nghiên cứu xây dựng phương án kết nối, giám sát các thông số nhiệt độ, độ ẩm trong các kho lưu trữ, tổng kho của Bộ qua mạng Internet, Đề tài khoa học và công Bộ Công an
2 Trần Tuấn Minh, 2017, Hiệu quả chuyển giao công nghệ trong công nghiệp an ninh, Tạp chí tài chính, kỳ2 tháng 12 năm 2017, tr 31 - 33
3 Trần Tuấn Minh, 2018, Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh, Tạp chí tài chính, kỳ 1 tháng 3 năm 2018 (677), tr29 - 32.
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, trong bối cảnhhội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, năng lực và tiềm lực khoa học của nước ta,của Bộ công an nói chung và của Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật nói riêng đã đượcnâng cao không ngừng Hàm lượng công nghệ trong nhiều sản phẩm đã làm tăngchất lượng và tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giúp nâng caonăng lực cạnh tranh của các đơn vị trong và ngoài ngành công an Đội ngũ cán bộkhoa học được tạo điều kiện tốt hơn về hạ tầng và trang thiết bị nghiên cứu thôngqua các chương trình đầu tư của nhà nước và của Bộ công an Hệ thống các tổchức khoa học công nghệ được hỗ trợ và tạo điều kiện thuân lợi để chuyển đổi cơcấu quản lý sao cho phù hợp với tình hình đặc điểm của từng đơn vị Thị trườngcông nghệ từng bước đã được hình thành, thúc đẩy hoạt động ứng dụng và chuyểngiao công nghệ, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, gắn kếtquả nghiên cứu khoa học với thực tiễn hoạt động của ngành công an
Để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn mới, sử dụng có hiệu quả nguồn lựcđầu tư cho khoa học công nghệ, khoa học công nghệ cần được phát triển theohướng coi phát triển và ứng dụng kết quả chuyển giao công nghệ là quốc sáchhàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế-xãhội, bảo vệ Tổ quốc và giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
Theo quy định chức năng, nhiệm vụ các đơn vị trong Tổng cục Hậu cần-Kỹthuật của Bộ Công an một số trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phải được tiếnhành sản xuất hàng loạt ở trong nước và khái niệm « công nghiệp an ninh » đượcđặt ra và được coi là một ngành công nghiệp mũi nhọn, nó có vai trò quan trọngtrong sự phát triển bền vững sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hìnhhiện nay
Tuy nhiên, ngành công nghiệp an ninh của chúng ta đang đứng trước nhiều
cơ hội và thách thức lớn hơn bao giờ hết Nhìn chung, hệ thống các cơ sở nghiêncứu, sản xuất hiện tại của ngành công nghiệp an ninh có quy mô nhỏ, chưa tươngxứng với yêu cầu phục vụ chiến đấu và xây dựng lực lượng của ngành Công antrong giai đoạn mới Các sản phẩm phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khíchuyên dùng, công cụ hỗ trợ trang bị cho các đơn vị, địa phương còn rất thiếu về
số lượng và chất lượng chưa cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị và trình độ côngnghệ của đa số các cơ sở nghiên cứu, sản xuất có hàm lượng công nghệ cao thấp.Hiện nay, trang bị vật chất kỹ thuật của ngành công nghiệp an ninh mới đáp ứngđược 50% - 60% nhu cầu
Trang 5Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có ngành công nghiệp an ninh lớn mạnh đểphát triển bền vững đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệpBảo vệ an ninh tổ quốc Nhiều thương vụ chuyển giao công nghệ từ nước ngoàivào Việt Nam nhằm phục vụ hoạt động của các lực lượng công an, đảm bảo anninh kinh tế - xã hội của quốc gia Tuy nhiên, trong các thương vụ này, hầu hếtphía Việt Nam chưa tiếp cận được với các nước sở hữu công nghệ nguồn, kết quả
là hạn chế khả năng hấp thụ và phát triển năng lực công nghệ từ các công nghệ
chuyển giao quốc tế Vì vậy NCS mạnh dạn nghiên cứu đề tài «Chuyển giao
công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần - Kỹ Thuật (Bộ Công an)», nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động chuyển giao công
nghệ tại Tổng cục Hậu cần - Kỹ Thuật (Bộ Công An) trong một ngành côngnghiệp non trẻ như ngành công nghiệp an ninh, từ đó góp phần phát triển kinh tế -
xã hội và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong tình hình hiện nay ở Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu :
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là nhằm nghiên cứu luận cứ khoa học và
và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy chuyển giao công nghệ quốc tếtrong lĩnh vực CNAN ở Bộ công an
Câu hỏi nghiên cứu:
- Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh là gì? Tại sao
cần chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh?
- Thực trạng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninhthực hiện qua Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an) hiện nay như thế nào?
- Có những nhân tố nào tác động đến chuyển giao công nghệ quốc tế tronglĩnh vực công nghiệp an ninh?
- Cần thực hiện các giải pháp gì để thúc đẩy chuyển giao công nghệ tronglĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an)?
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm và nhằm đạt được mục tiêu và trảlời các câu hỏi nghiên cứu, 4 nhiệm vụ cụ thể đã được xác định như sau:
(i) Hệ thống hóa và bổ sung lý luận về chuyển giao công nghệ (xác định nộihàm, các kênh chuyển giao công nghệ và sự cần thiết phải chuyển giao công nghệtrong lĩnh vực công nghiệp an ninh)
(ii) Thực trạng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninhthực hiện thông qua Tổng cục IV Bộ Công an
Trang 6(iii) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ quốc tếtrong lĩnh vực công nghiệp an ninh bằng cách sử dụng các case studies và bảngcâu hỏi Phân tích các yếu tố tác động đến CGCN trong lĩnh vực CNAN
(iv) Cung cấp các khuyến nghị về giải pháp nhằm thúc đẩy CGCN tronglĩnh vực an ninh tại Tổng cục IV
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu hoạt động chuyển giao công nghệ quốc tế trong lĩnhvực công nghiệp an ninh được thực hiện qua Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (BộCông an)
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: các hoạt động chuyển giao công nghệ của các đơn vị trong
và ngoài Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật thuộc Bộ Công an Đối với các dự án củacác đơn vị ngoài Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật thuộc Bộ Công an, Luận án chỉnghiên cứu các dự án CGCN mà Tổng cục là người được ủy quyền thực hiện nhậnchuyển giao
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu hoạt động chuyển giao công nghệ trongcông nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật thuộc Bộ Công an trongkhoảng thời gian từ năm 2009 (thời gian chính thức thành lập Tổng cục Hậu cần
kỹ thuật) đến năm 2017
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu về chuyển giao công nghệ dưới góc độcủa người tiếp nhận công nghệ hơn là người chuyển giao, bởi vì các đơn vị trongTổng cục Hậu cần – Kỹ thuật của Bộ Công an thường đóng vai trò là người tiếpnhận hoặc đóng vai trò là trung gian tiếp nhận trong hoạt động chuyển giao côngnghệ quốc tế
4 Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Nguồn dữ liệu:
* Dữ liệu thứ cấp:
Các tài liệu được sử dụng để tham khảo trong Luận án bao gồm: Các sốliệu, dữ liệu thống kê về các dự án tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoàicủa các đơn vị thuộc Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật – Bộ Công an và các dự án màTổng cục thực hiện dưới sự ủy quyền của các đơn vị ngoài Tổng cục Số liệuthống kê được lấy trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2017
Các phân tích và nhận định trong Luận án cũng căn cứ vào các văn bảnpháp luật về công nghiệp an ninh của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, của
Bộ Công an và Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Bộ Công an)
Trang 7Ngoài ra, tác giả cũng dựa vào các số liệu thống kê, cũng như các luận điểmnghiên cứu của các báo cáo và tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoàinước về tình hình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh.
- Các thông tin trong bảng hỏi: NCS xây dựng một bảng hỏi nhằm tìm hiểuhoạt động chuyển giao công nghệ của các đơn vị trong Tổng cục Hậu cần - Kỹthuật và các khách hàng của họ là ai, tìm hiểu xem các đơn vị này đã học tập đượcnhững gì, cải tiến và đổi mới công nghệ chuyển giao như thế nào, chi phí củachuyển giao công nghệ trong các dự án CGCN, năng lực vận hành và năng lực đổimới công nghệ chuyển giao, số lượng các dự án CGCN và tỷ lệ vận hành trơn tru,
số lượng các giải pháp, sáng kiến phát triển từ các dự án CGCN
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Nghiên cứu tại bàn (Phương pháp nghiên cứu tài liệu): Để thu thập dữ
liệu thứ cấp, NCS sử dụng phương pháp này để tìm kiếm, tổng hợp từ các nguồnnhư sách, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, các báo cáo tổng hợp của Bộ công an,Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, các website của các cơ quan ban ngành và cácdoanh nghiệp trong ngành cũng như của các tạp chí trong và ngoài nước Các dữliệu thu thập được theo phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu, đánh giáthực trạng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cụcHậu cần – Kỹ thuật (nay thuộc quản lý của Cục Công nghiệp an ninh và doanhnghiệp)
- Điều tra khảo sát: NCS sử dụng phương pháp này để thu thập được các
dữ liệu sơ cấp, thu thập các ý kiến đánh giá sâu vào lĩnh vực nghiên cứu
+ Mẫu nghiên cứu:
Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra với số mẫu là 300phiếu, đối tượng được điều tra là các cá nhân tham gia vào các dự án chuyển giaocông nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh Số phiếu thu về là 251 phiếu, đạt tỷ
lệ 83,67% Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu theo cụm, theo đó, mỗi đơn vịtham gia khảo sát được coi là một cụm Tác giả thực hiện điều tra với 35 đơn vịtrong và ngoài Tổng cục, tương đương với 35 cụm khảo sát Đối với các cụm có ít
dự án chuyển giao công nghệ, tác giả phát phiếu đối với mỗi cụm là 5 - 10 phiếu
Trang 8Đối với các đơn vị thường xuyên thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ, sốphiếu phát ra là 20 Như vậy, mẫu khảo sát đã bao quát hầu hết các đối tượng thamgia hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh (đượcthực hiện thông qua Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Công an)).
+ Đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp tại Cục H59 (Cục quản lý công
nghiệp an ninh và doanh nghiệp), các viện nghiên cứu, các bệnh viện, các cụcphục vụ quản lý nhà nước và các đơn vị trực thuộc các cục tại Tổng cục Hậu cần -
Kỹ thuật, các khách hàng và đối tác của Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (bao gồmcác đơn vị lực lượng vũ trang trong ngành và ngoài ngành như: công an các đơn
vị, địa phương; hải quan; quân đội) Những người được hỏi là những người đã vàđang tham gia vào các dự án chuyển giao công nghệ an ninh
+ Thời gian điều tra tiến hành trong 4 tháng, từ tháng 7/2017 đến tháng
11/2017 Kết quả điều tra sau khi đã làm sạch, thu được 251 phiếu có thể sử dụng
để tiến hành chạy phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy bằng phẩn mềmSPSS 20
* Phương pháp phân tích dữ liệu
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp định tính: Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, mô
tả, phân tích và tổng hợp để phân tích các dữ liệu thứ cấp, cũng như sử dụng công
cụ phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20 để tổng hợp, phân tích dữ liệu sơ cấp.Tác giả sử dụng phương pháp này với các tiêu chí như giá trị dự án, số lượng dự
án, số trung bình, tần suất, tỷ lệ để mô tả thực trạng chuyển giao công nghệ, vàđánh giá kết quả chuyển giao công nghệ trong công nghiệp an ninh tại Tổng cụcHậu cần – kỹ thuật Các đánh giá về thực trạng chuyển giao công nghệ trong côngnghiệp an ninh cũng dựa trên một số các nhận định, báo cáo và tự đánh giá củacác đơn vị trong Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Bộ Công an) thời gian qua
- Phương pháp định lượng: NCS sử dụng phương pháp kiểm tra độ tin cậythang đo (hệ số Cronbach’s alpha), phương pháp phân tích nhân tố khám phá(EFA – Exploratory Factor Analysis), sau đó thực hiện hồi quy đa tuyến tính xem
có mối quan hệ tuyến tính giữa một biến phụ thuộc duy nhất (kết quả chuyển giaocông nghệ) và các biến độc lập khác nhau (các yếu tố ảnh hưởng) nhằm ước lượng
và kiểm định các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực côngnghiệp an ninh
5 Kết cấu của đề tài:
Ngoài danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận, phụ lục, tài liệutham khảo, Luận án được kết cấu thành 5 chương như sau:
- Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án
Trang 9- Chương 2 Tổng quan về Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực côngnghiệp an ninh
- Chương 3 Thực trạng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp
an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật Bộ Công an
- Chương 4 Phân tích các yếu tố tác động tới chuyển giao công nghệ tronglĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật Bộ Công an
- Chương 5 Giải pháp hoàn thiện chuyển giao công nghệ trong lĩnh vựccông nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật Bộ Công an
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Có nhiều nghiên cứu nước ngoài đề cập đến chuyển giao công nghệ, nhưmột số tác giả như Tyhanyi và Roath (2002), Mascus (2003), Li.Q (2014); SanjayKumar và cộng sự, (2015); Astrid Szogs (2010); Rashid Ali Al-Saadi (2010),Bozeman, (1994); Geisler và Clements (1995); Sandelin (1994); Phillip H Phan
và Donald S Siegel (2004), Schlie et al (1987), tiếp cận trên nhiều góc độ khácnhau Về mô hình CGCN, nhiều tác giả tiếp cận ở góc độ mô hình định tínhBehrman và Wallender (1976), Dahlman và Westphal (1981), Chantramonklasri(1990) Song cũng có nhiều tác giả đã nghiên cứu dưới góc độ mô hình địnhlượng, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến CGCN như Li.Q (2014); SanjayKumar và cộng sự (2015); Astrid Szogs (2010); Rashid Ali Al-Saadi (2010); TangMing Feng (2009); Jean-francois Eck (2011), Kneller và cộng sự (2010)
Không có nhiều nghiên cứu về công nghiệp an ninh và chuyển giao côngnghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh, chủ yếu các nghiên cứu tiếp cận dướigóc độ an ninh quốc phòng Các tác giả chủ yếu trong vấn đề này bao gồm: ASISFoundation (2013); Vincent Boulanin (2012); Ecorys research and Consulting(2009); Martí Sempere, C (2010), James B Rose, B.S (1995), Wayne M.Johnson (1998) Các nghiên cứu này, hoặc không đề cập đến an ninh dân sự côngcộng (của các lực lượng vũ trang), hoặc chỉ đề cập chung chung của chuyển giaocông nghệ đối với nền kinh tế nói chung, trong đó có một phần nhỏ về an ninhquốc gia, không đề cập đến tính hiệu quả của chuyển giao công nghệ trong lĩnhvực công nghiệp an ninh Đây là những khoảng trống trong nghiên cứu mà NCS
có thể khai thác
Trong nghiên cứu của mình, NCS chỉ tiếp cận ở góc độ của ngành côngnghiệp an ninh tại các lực lượng vũ trang, (cụ thể là tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ
Trang 10thuật thuộc Bộ Công an), không tiếp cận ở góc độ quân sự (quốc phòng) hoặc tạicác công ty dịch vụ an ninh tư nhân Đây cũng là một đề tài mới và chưa đượcnhiều tác giả nghiên cứu nên đây cũng có thể được coi là một điểm mới trongnghiên cứu NCS dựa trên các mô hình của Schlie và cộng sự và phân tích của một
số tác giả khác như Li.Q để xây dựng mô hình nghiên cứu của mình trên cơ sởphân tích định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chuyển giaocông nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Có khá nhiều công trình nghiên cứu về CGCN ở Việt Nam, các tác giả hoặcnhóm tác giả, thông qua các công trình nghiên cứu của mình, như các sách, giáotrình, luận án, bài báo v.vv (của các tác giả như Hồ Sỹ Hùng (1996), Phạm ĐứcNghiệm và cộng sự (2011), Đặng Kim Nhung (1994); Shoichi Yamashita; LưuQuý Tân dịch (1994), Phan Xuân Dũng (2004), Ngô Văn Quế (2001), Hà ThịNgọc Oanh (2006), Vũ Chí Lộc (2016), Phan Xuân Dũng (2017) v.v Song hầunhư đa số các công trình đều chưa xây dựng mô hình CGCN và nghiên cứu ở góc
độ định tính, chỉ có một số ít nghiên cứu dưới góc độ định lượng như của NguyễnVân Anh (2012), Phạm Đức Nghiệm và cộng sự (2011) Các nghiên cứu đa số đềcập một cách chung chung về chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, chưa có đề tài
đề cập đến vấn đề chuyển giao công nghệ trong một ngành đặc thù như côngnghiệp an ninh
Về công nghiệp an ninh (CNAN) và CGCN trong CNAN hầu như rất ítnghiên cứu trong nước đề cập đến các nội dung này, ngoại trừ một số văn bản củacác cơ quan quản lý như Bộ Công an, Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật Bên cạnh đó,
có một số nghiên cứu riêng lẻ về lĩnh vực an ninh và công nghiệp an ninh củanhiều tác giả, được Hội đồng lý luận Bộ Công an Việt Nam tập hợp và xuất bảnnăm 2014 và một số nghiên cứu của Trần Đại Quang, Nguyễn Quang Yêm (2015)
có nêu ra một số vấn đề về sản phẩm công nghiệp an ninh và định nghĩa về côngnghiệp an ninh Các lý luận và dữ liệu nghiên cứu của các tác giả này cũng đượcNCS sử dụng làm tài liệu tham khảo trong Luận án Song các lý luận về chuyểngiao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh hầu như còn rất thiếu, NCSchưa tìm thấy nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống và toàn diện về chuyểngiao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh
Qua tổng kết các công trình nghiên cứu tại Việt Nam, có thể nhận thấy,chưa có đề tài nào nghiên cứu về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực côngnghiệp an ninh tại Việt Nam và tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Bộ Công an).Đây cũng là những khoảng trống mà NCS có thể tận dụng để thực hiện các nghiêncứu của mình
Trang 111.3 Khoảng trống nghiên cứu của đề tài
Trong các công trình nghiên cứu trên tác giả nhận thấy một số khoảng trống
trong nghiên cứu, có thể liệt kê như sau: (i) Về nội dung nghiên cứu: Chưa có
nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về lĩnh vực công nghiệp an ninh, chủ yếu
là về công nghiệp quốc phòng Tại Việt Nam hiện nay, khái niệm công nghiệp anninh còn mơ hồ, và thường được hiểu trong phạm vi của công nghiệp quốc phòng
Do vậy, chưa có nghiên cứu nào về công nghiệp an ninh tại Việt Nam, hơn nữa là
tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật; (ii) Về phương pháp nghiên cứu: Các công trình
nghiên cứu trên thế giới sử dụng khá nhiều phương pháp định tính, định lượnghoặc kết hợp cả hai, các công trình nghiên cứu tại Việt Nam lại chủ yếu sử dụngphương pháp định tính Luận án mạnh dạn tiếp thu và sử dụng có chọn lọc phươngpháp nghiên cứu định lượng trong phân tích các yếu tố tác động đến chuyển giaocông nghệ trong lĩnh vực đặc thù như công nghiệp an ninh, từ đó đưa ra các giảipháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động này, đảm bảo sự phát triểncủa ngành công nghiệp an ninh trong những năm tiếp theo
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP AN NINH
2.1 Các vấn đề chung về công nghiệp an ninh và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh
2.1.1 Các khái niệm liên quan:
“Công nghệ là một tập hợp các kiến thức, các thông tin hoặc cách thức tổ chức, kết hợp với các công cụ - phương tiện ở một mức độ nhất định để đạt tới mục tiêu cụ thể của một tổ chức”.
“Chuyển giao công nghệ là việc di chuyển một phần hoặc toàn bộ công
nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ theo các chế độ pháp lý nhất định nhằm tạo ra một năng lực công nghệ nhất định cho bên nhận công nghệ”
Công nghiệp an ninh (CNAN) là hệ thống các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa trang bị phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ, công nghệ thông tin, vũ khí chuyên dụng… phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng công an và phục vụ nhu cầu an ninh, an toàn xã hội (Hội đồng lý luận Bộ
Công an Việt Nam, 2014).Trong phạm vi nghiên cứu của mình, đứng dưới góc độcủa một người làm trong ngành công an, tác giả Luận án áp dụng định nghĩa củaHội đồng lý luận Bộ Công an Việt Nam, bởi trong khái niệm cũng đã đề cập đếnvấn đề an ninh kép, bao gồm cả an ninh quân sự (trong các đơn vị an ninh của nhànước) và vấn đề an ninh dân sự
Trang 12““Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh là Chuyển
giao công nghệ là việc di chuyển một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ theo các chế độ pháp lý nhất định nhằm mục đích phục vụ công tác chiến đấu của lực lượng công an và đáp ứng nhu cầu đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội ”.
Như vậy, chuyển giao công nghệ không chỉ thực hiện trong ngành an ninhcông (lực lượng công an, cảnh sát) nhằm mục đích nâng cao năng lực hoạt động,đảm bảo phục vụ công tác đảm bảo an toàn xã hội của ngành, mà còn có thể thựchiện trong lĩnh vực an ninh dân sự (tại các công ty an ninh tư nhân), đáp ứng nhucầu tự bảo vệ của người dân Tuy nhiên, ở góc độ của Luận án, tác giả chỉ đề cậpđến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh trong ngành anninh công (nghĩa là trong phạm vi hoạt động của các lực lượng an ninh như công
an, cảnh sát) Mặc dù vậy, sản phẩm chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực côngnghiệp an ninh công cũng đồng thời mang tính lưỡng dụng, có nghĩa là vừa phục
vụ cho công tác nghiệp vụ của ngành công an, vừa mang tính ứng dụng trong cáclĩnh vực dân sự khác
2.1.2 Đặc điểm chuyển giao công nghệ trong công nghiệp an ninh
* Đặc điểm của công nghiệp an ninh: (i) Tính bảo mật; (ii) Tính lưỡngdụng; (iii) Tính kinh tế; (iv) Tính khoa học
* Đặc điểm của chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh:(i) Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh ngày càng đa dạnghơn; (ii) Gia tăng hợp tác, chuyển giao công nghệ toàn cầu trong lĩnh vực côngnghiệp an ninh; (iii) Xu hướng chuyển giao các công nghệ lưỡng dụng
2.1.3 Các lý thuyết về công nghiệp an ninh
Hiện nay, mới chỉ xuất hiện một số lý thuyết về công nghiệp an ninh Các lýthuyết này cũng đặt ra nền tảng để phát triển ngành công nghiệp mới này Tuynhiên, NCS chưa thấy có lý thuyết về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực côngnghiệp an ninh Các lý thuyết về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực côngnghiệp an ninh được dựa trên cơ sở các mô hình lý thuyết (quy trình) về chuyểngiao công nghệ nói chung (được trình bày ở phần 1.1.3)
2.1.3.1 Lý thuyết về thị trường công nghiệp an ninh
Công ty Ecorys research and Consulting, 2009, trong phân tích tính cạnhtranh của ngành công nghiệp an ninh của EU đã xây dựng mô hình thị trườngcông nghiệp an ninh (hay khu vực an ninh) tiếp cận trên các góc độ: (i) Cách tiếpcận về các mối đe dọa an ninh; (ii) Cách tiếp cận từ phía cầu; (iii) Cách tiếp cận từphía cung; (iv) Phạm vi chung của khu vực an ninh
Trang 13Thông qua mô hình này, các tác giả đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh,phân biệt an ninh quân sự và an ninh phi quân sự, làm rõ hơn về ranh giới vốn khámong manh giữa hai hình thức này.
2.1.3.2 Lý thuyết của Carlos Martí Sempere và Vincent Boulanin về ranh giới của ngành công nghiệp an ninh
Dựa trên các phân tích phân loại theo các rủi ro của Carlos Martí Sempere(2010) về ranh giới của ngành công nghiệp an ninh khi phân tích ngành côngnghiệp an ninh của EU, Vincent Boulanin (2012) đã phát triển các tham chiếu đểphân loại các ngành công nghiệp an ninh Theo Vincent Boulanin, nên sử dụngthuật ngữ “các ngành công nghiệp an ninh” thay cho tên gọi “ngành công nghiệp
an ninh” do sự đa dạng, cũng như khó phân định ranh giới của ngành này Việcphân loại này, theo các tác giả, sẽ cho phép các nhà nghiên cứu phân tích rõ hơncác ngành công nghiệp an ninh khác nhau
2.1.4 Quy trình chuyển giao công nghệ
Trên thế giới các quy trình chuyển giao công nghệ được thực hiện theonhiều mô hình khác nhau
Quy trình 1: Mô hình Behrman và Wallender: Behrman và Wallender(1976) đã đề xuất một quá trình bảy giai đoạn trong chuyển giao công nghệ quốc
tế liên quan đến các tập đoàn đa quốc gia, mô hình bao gồm 7 giai đoạn
Quy trình 2: Mô hình Dahlman và Westphal: Dahlman và Westphal (1981)thực hiện nghiên cứu ở Hàn Quốc, và dựa trên kinh nghiệm của họ về các nướccông nghiệp hóa trong những năm 1980, ở vùng Viễn Đông, đã đề xuất một quátrình mô hình gồm chín giai đoạn từ nghiên cứu khả thi trước khi đầu tư đến xử lý
sự cô và sắp xếp công việc
Quy trình 3 : Mô hình của Schlie, Radnor, và Wad: Schlie et al (1987) đềxuất một mô hình chung đơn giản, phác họa bảy yếu tố có thể ảnh hưởng đến việclập kế hoạch, thực hiện và thành công cuối cùng của bất kỳ dự án chuyển giaocông nghệ nào, bao gồm các bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng, côngnghệ và cơ chế chuyển giao, môi trường bên chuyển nhượng và môi trường bêntiếp nhận, môi trường xung quanh cả hai bên
Quy trình 4: Mô hình của Chantramonklasri: Mô hình của Dahlman vàWestphal đã được cải thiện hơn nữa khi Chantramonklasri (1990) đề xuất một môhình năm giai đoạn từ nghiên cứu tiền đầu tư và tính khả thi đến bắt đầu sản xuấtthương mại
Trên thực tế, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng quốc gia, quy trình hay
mô hình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh được thựchiện khác nhau Tại Trung Quốc, việc chuyển giao công nghệ đối với các sản
Trang 14phẩm công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh được thực hiện thông qua các
cơ quan quản lý, song tại Pháp, từng đơn vị trong lực lượng công an hoặc doanhnghiệp có thể tự thực hiện chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp anninh thông qua thị trường CNAN mà không cần thực hiện qua công đoạn xin giấyphép từ cơ quan quản lý (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt)
2.2 Sự cần thiết và nội dung của chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh
2.2.1 Sự cần thiết phải chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh
Một là, các diễn biến về chính trị ngày càng phức tạp
Hai là, Tội phạm công nghệ cao có xu hướng gia tăng và ngày càng tinh vi hơn
Ba là, Tốc độ thay đổi như vũ bão của công nghệ trên thế giới
Bốn là, Sự mâu thuẫn giữa tăng nhu cầu về an ninh và tình trạng lạc hậu trong các sản phẩm và dịch vụ an ninh cung cấp
2.2.2 Hình thức, kênh và đối tượng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh
2.2.2.1 Hình thức chuyển giao công nghệ
Công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh có thể được chuyển giaotheo chiều dọc và theo chiều ngang
Chuyển giao công nghệ theo chiều dọc: Các công nghệ trong lĩnh vực công
nghiệp an ninh dân sự có thể được hợp tác chuyển giao theo hình thức này nhằmtiết kiệm chi phí nghiên cứu, cũng như đẩy nhanh công nghệ ra thị trường, làmgiảm tính hao mòn vô hình của công nghệ và sản phẩm công nghệ trong bối cảnhtốc độ thay thế công nghệ ngày càng nhanh như hiện nay
Chuyển giao công nghệ theo chiều ngang Các nước đang và chậm phát
triển thường nhập công nghệ theo chiều ngang do hạn chế về năng lực nghiên cứucông nghệ cũng như hạn chế về vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển côngnghệ Việc đảm bảo an ninh, an toàn trong quốc gia phần lớn là phụ thuộc vào cáccông nghệ và sản phẩm công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài
2.2.2.2 Theo kênh và đối tượng chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ quốc tế có thể được thực hiện theo hai kênh: kênhtrực tiếp và kênh gián tiếp Đối với các sản phẩm công nghiệp an ninh, cách thứcchuyển giao cũng được thực hiện thông qua hai kênh này
Đối tượng công nghệ chuyển giao
Đối tượng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh cũnggiống như các lĩnh vực công nghiệp khác, bao gồm: (i) các bí quyết kỹ thuật (bí
Trang 15quyết công nghệ); (ii) các phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số,bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; (iii) giảipháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ; (iv) máy móc, thiết bị đi kèm mộttrong các đối tượng trên.
Trong nhiều trường hợp, do các nước chủ sở hữu thường muốn giữ bí quyết
kỹ thuật, nên đa số đối tượng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp
an ninh thường là chuyển giao sản phẩm, máy móc thiết bị, ít khi chuyển giao các
2.3 Các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CNAN
2.3.1 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ
Có nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệtrong nhiều lĩnh vực khác nhau Tổng hợp các nghiên cứu của Kumaraswamy vàShrestha (2002), Malik (2002), Lin và Berg (2001), Fisher và Ranasinghe (2001),Cohen và Levinthal (1990), Fosfuri và TRIBO (2008), Todorova và Durisin(2007), Tsai (2001), Deeds (2001), Jones và Craven (2000), Lim và Klobas(2000), Lệ Hoa (2001), Madu (1989) và Lai và Tsai (2009), Zhou và Sun (2005),Odigie (2012) và Megantz (2002), Sun và Scott (2005), Li.Q (2014) cho thấy mỗitác giả khi nghiên cứu chuyển giao công nghệ lại nhìn ở một góc độ khác nhau,theo các mô hình chuyển giao công nghệ khác nhau Do vậy, quan điểm về cácyếu tố tác động đến kết quả (hay sự thành công) trong chuyển giao công nghệ làkhác nhau Trong Luận án này, tác giả dựa trên cơ sở mô hình chuyển giao côngnghệ của Schlie, Radnor, và Wad (1987), và các kết quả nghiên cứu của Li Q.(2014), Kumaraswamy và Shrestha (2002), Malik (2002) để xây dựng mô hìnhcác yếu tố tác động đến hiệu quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực côngnghiệp an ninh
Trang 16Do lĩnh vực công nghiệp an ninh là một lĩnh vực đặc thù, khá mới và cũng
có tính bảo mật nên hầu như chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực này, hơn nữa lại
là vấn đề chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh Chính vìvậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu vấn đề này trên nền tảng nhiều nghiên cứu vềchuyển giao công nghệ và áp dụng trong lĩnh vực đặc thù như công nghiệp anninh
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CNAN
Căn cứ vào nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giaocông nghệ, tác giả Luận án đưa ra 6 nhóm yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quảchuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh như sau: (i) Đặc điểmcủa công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh; (ii) Môi trường bên ngoài (baogồm các môi trường về chính trị, văn hóa, xã hội); (iii) Chính phủ; (iv) Đặc điểmbên chuyển giao công nghệ; (v) Đặc điểm bên tiếp nhận công nghệ; (vi) Môitrường giao tiếp giữa hai bên
Về đặc điểm công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh được thể hiện
thông qua một số tiêu chí như: (1) có tính phức tạp cao, đòi hỏi trình độ công nghệ ở mức cao mà trong nước chưa sản xuất được; (2) có tính lưỡng dụng, có
thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực dân sự và
an ninh quốc gia; (3) có tính kế thừa và phù hợp với công nghệ hiện tại của đơn
vị thụ hưởng
Các đặc điểm của bên chuyển giao công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới kết
quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh Các đặc điểm này
được thể hiện thông qua: (1) khả năng sẵn sàng thực hiện hợp đồng chuyển giao; (2) có thái độ hợp tác tốt; (3) có kinh nghiệm chuyển giao; (4) có khả năng
quản lý và sở hữu công nghệ nguồn; (5) có đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ đối với
công nghệ được chuyển giao
Các đặc điểm của bên nhận chuyển giao bao gồm: (1) khả năng sẵn
sàng tiếp nhận và học hỏi công nghệ; (2) hiểu biết rõ về bên chuyển giao và công nghệ được chuyển giao; (3) đầy đủ kinh nghiệm để tiếp thu và vận dụng
công nghệ; (4) đầu tư đầy đủ vào hoạt động R&D để có thể kiểm soát công nghệ, cải biến, hoàn thiện công nghệ; (5) có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để tiếp nhận
và vận hành công nghệ; (6) Đội ngũ nhân lực có đủ kỹ năng và trình độ cần thiết
để tiếp nhận và vận hành công nghệ; (7) khuyến khích và tạo ra môi trường học
tập cho nhân viên
Yếu tố chính phủ có tác động đến hoạt động chuyển giao công nghệ trong
lĩnh vực công nghiệp an ninh thông qua các hoạt động như: (1) ban hành chính
Trang 17sách khuyến khích DN tìm hiểu các bí quyết kỹ thuật nước ngoài; (2) khuyến
khích bên tiếp nhận công nghệ liên kết với các đơn vị nghiên cứu và hỗ trợ DN
hấp thu các kiến thức công nghệ; (3) khuyến khích DN đầu tư hiệu quả vào hoạt
động R&D; (4) hỗ trợ về mặt tài chính; (5) bảo vệ quyền lợi cho DN khi tham
gia CGCN; (6) ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật rõ ràng đối với công nghệ được chuyển giao; (7) hỗ trợ tìm kiếm các nguồn cung cấp công nghệ và xúc
tiến hoạt động chuyển giao công nghệ; (8) quy định có hệ thống để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; (9) quy định về quy trình chuyển giao công nghệ trong
lĩnh vực công nghiệp an ninh; (10) ban hành cơ chế hình thành thị trường công
nghiệp an ninh ở trong nước; (11) tham gia giám sát trực tiếp vào dự án chuyển
giao công nghệ Yếu tố Chính phủ được tách riêng ra khỏi các môi trường bênngoài bởi đặc thù của ngành công nghiệp an ninh là chịu sự tác động lớn của Nhànước
Để các hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra thành công, cần đảm bảo
môi trường giao tiếp giữa hai bên: (1) tạo ra sự thông hiểu lẫn nhau: (2) có cam
kết chắc chắn về việc thực hiện nghĩa vụ của hai bên; (3) có sự tin tưởng lẫn nhau; (4) có sự giao tiếp dễ dàng và thuận lợi; (5) các bên sẵn sàng trong việc
hỗ trợ, đào tạo và vận hành công nghệ chuyển giao; (6) có sự giám sát chặt chẽ
dự án chuyển giao; (7) có thể được thực hiện thông qua bên thứ ba
Môi trường bên ngoài (chính trị - xã hội - văn hóa) có thể tác động thông
qua: (1) sự ổn định về chính trị; (2) sự khác biệt về văn hóa giữa hai quốc gia.
Đặc thù của ngành công nghiệp an ninh là liên quan đến rủi ro
2.3.3 Đánh giá kết quả CGCN trong lĩnh vực công nghiệp an ninh
Đứng dưới góc độ nghiên cứu của mình, NCS cho rằng, kết quả chuyển
giao công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp an ninh, được thể hiện ở khả năng đáp ứng được các mục tiêu xác định của bên nhận chuyển giao về kinh tế, chính trị và xã hội.
Từ việc xây dựng định nghĩa về kết quả chuyển giao công nghệ, nhiềunghiên cứu đã đưa ra các tiêu chí xác định chuyển giao công nghệ Dựa vào cácnghiên cứu của Chen (2011), Teece (1976), Staikarn (1981), Mansfield (1982),Leonard-Barton & Sinha (1993), Davenport & Prusak (1998), Bhatia (1998),Pursell (2000), Rouach (2003), Waroonkun & Stewart (2008), Mohamed và cộng
sự (2010), tác giả Luận án cho rằng, kết quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vựccông nghiệp an ninh phải được đo bằng các chỉ tiêu về giá trị gia tăng về mặt kinh
tế, giá trị gia tăng trong ứng dụng sản xuất sản phẩm công nghiệp an ninh, gia tăngnăng lực hấp thụ kiến thức của bên tiếp nhận công nghệ từ các công nghệ chuyểngiao
Trang 18Về chỉ tiêu kinh tế, kết quả chuyển giao công nghệ được thể hiện ở các giá
trị gia tăng mà công nghệ chuyển giao mang lại về mặt (i) phù hợp về chi phí và
chất lượng công nghệ, (ii) tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp an
ninh và (iii) đáp ứng khả năng thương mại hóa công nghệ chuyển giao.
Về sản xuất, kết quả chuyển giao công nghệ được thể hiện ở các giá trị gia
tăng trong hoạt động sản xuất, thông qua các chỉ tiêu về (i) đẩy nhanh thời gian
từ khi chuyển giao đến khi sản phẩm được áp dụng vào sản xuất đại trà, (ii) tăng
năng lực sản xuất sản phẩm của bên tiếp nhận chuyển giao, (iii) công nghệ phù hợp với môi trường Việt Nam mà không cần các công đoạn xử lý tiếp theo: (iv)
sản phẩm sản xuất từ công nghệ chuyển giao có tính hiện đại, đồng bộ và phù
hợp với nhu cầu trong ngành và của toàn xã hội Các chỉ tiêu về sản xuất cũng
đồng thời thể hiện chất lượng của công nghệ chuyển giao
Về khả năng hấp thụ kiến thức, công nghệ được chuyển giao trong các dự
án cần đảm bảo được các tiêu chí: (i) hoàn thiện các kiến thức và tay nghề cho người lao động; (ii) đảm bảo tính bảo mật trong các hoạt động nghiệp vụ của ngành công nghiệp an ninh; (iii) giúp bên tiếp nhận công nghệ có khả năng ứng
dụng và cải biến các tính năng công nghệ để đưa vào hoạt động sản xuất của
ngành trong dài hạn; (iv) giúp rút ngắn khoảng cách công nghệ trong lĩnh vực
công nghiệp an ninh của Việt Nam so với các nước khác, đảm bảo hiệu quả trongcông tác đảm bảo an ninh tại Việt Nam
2.3.4 Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh
Mô hình các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vựccông nghiệp an ninh được xác định theo dạng hồi quy tuyến tính như sau:
Y = β0 + β1.X1 + β2.X2 + β3.X3 + β4.X4 + β5.X5 + β6.X6 + ε
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc, thể hiện kết quả của chuyển giao công nghệ
β0: hệ số chặn, là hằng số
β1, β2, β3, β4, β5,β6: các hệ số hồi quy tương ứng với các biến độc lập
X1, X2, X3, X4, X5, X6: các biến độc lập, tương ứng với các biến Đặc điểmcủa công nghệ được chuyển giao, Đặc điểm của Bên chuyển giao công nghệ, Đặcđiểm của Bên nhận chuyển giao công nghệ, Chính phủ, Môi trường giao tiếp giữahai bên, Môi trường bên ngoài
ε : sai số
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONGLĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP AN NINH TẠI TỔNG CỤC HẬU CẦN KỸTHUẬT - BỘ CÔNG AN
Trang 193.1 Khái quát chung về Tổng cục Hậu cần kỹ thuật BCA và Cục Quản
lý công nghiệp an ninh và doanh nghiệp
3.1.1 Giới thiệu chung về Tổng cục Hậu cần kỹ thuật - Bộ Công an
Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật trực thuộc Bộ Công an Việt Nam, là cơ quanchiến lược đầu ngành tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công an về công tác Hậu cần,
Kỹ thuật trong toàn ngành Công an Nhân dân Mô hình tổ chức của Tổng cục Hậucần – kỹ thuật hiện nay có 29 đơn vị trực thuộc Tổng cục, chia làm 4 khối: Khốicác đơn vị giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, khối cácviện nghiên cứu, khối các bệnh viện và khối các doanh nghiệp
3.1.2 Giới thiệu chung về Cục Quản lý Công nghiệp an ninh và doanh nghiệp
Cục QL CN an ninh và DN (H59) là một đơn vị thuộc Tổng cục Hậu cần và
Kỹ thuật (Bộ Công an) Cục được thành lập vào năm 2015 theo Quyết định1136/QĐ-BCA ngày 6 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an Theo đó,Cục Quản lý Công nghiệp an ninh và Doanh nghiệp có trách nhiệm giúp Tổng cụctrưởng Tổng cục IV thống nhất quản lý về công nghiệp an ninh, doanh nghiệp vàđơn vị sự nghiệp công lập có thu, cơ sở sản xuất trong CAND; xây dựng và triểnkhai các dự án đầu tư nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị, phương tiện phục vụcông tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng CAND; tổ chức thực hiện đầu tư pháttriển và quản lý hạ tầng công nghiệp an ninh theo quy định của Nhà nước và của
3.2 Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh thực hiện qua Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật
3.2.1 Cơ sở pháp lý về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CNAN
Hệ thống chính sách liên quan đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vựccông nghiệp an ninh chủ yếu dựa vào các cơ sở pháp lý sau đây:
(i) Hệ thống các văn bản quy định về chuyển giao công nghệ
(ii) Hệ thống các văn bản về công nghiệp an ninh
Các quy định về cổ phần hóa hoạt động của các doanh nghiệp nhà nướctrong lĩnh vực an ninh; Các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong từnglĩnh vực nhất định