1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an) (Luận án tiến sĩ)

239 115 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 239
Dung lượng 12,51 MB

Nội dung

Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an)Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an)Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an)Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an)Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an)Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an)Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an)Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an)Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an)Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an)Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an)Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an)

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

-o0o -LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP AN NINH TẠI TỔNG CỤC HẬU CẦN

KỸ THUẬT (BỘ CÔNG AN)

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

TRẦN TUẤN MINH

Hà Nội – 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án tiến sỹ có tiêu đề: “Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an)” là

công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu được sử dụng trong Luận án cónguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả Luận án

Trần Tuấn Minh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sựhướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đếnBan giám hiệu, khoa Sau Đại học, khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, bộ mônĐầu tư và Chuyển giao công nghệ - Trường đại học Ngoại thương, Cục Quản lýcông nghiệp an ninh và doanh nghiệp Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn,PGS.TS Nguyễn Văn Hồng, đã trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiêncứu và hoàn thành luận án

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thànhluận án

Tôi xin chân thành cảm ơn

Hà nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả Luận án

Trần Tuấn Minh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x

DANH MỤC BẢNG xi

DANH MỤC HÌNH xiii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu : 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu: 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu: 3

4 Phương pháp nghiên cứu: 4

4.1 Nguồn dữ liệu: 4

4.2 Phương pháp nghiên cứu: 5

5 Kết cấu của đề tài: 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 8

1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 8

1.1.1 Các nghiên cứu về nội hàm của chuyển giao công nghệ: 8

1.1.2 Các nghiên cứu về mô hình chuyển giao công nghệ: 9

1.1.3 Các nghiên cứu về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh 10

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 12

1.2.1 Các nghiên cứu về chuyển giao công nghệ: 12

1.2.3 Các nghiên cứu về công nghiệp an ninh và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh 13

1.2.4 Về phương pháp nghiên cứu: 14

1.3 Khoảng trống nghiên cứu của đề tài 15

1.3.1 Về nội dung nghiên cứu: 15

Trang 6

1.3.2 Về phương pháp nghiên cứu: 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP AN NINH 17

2.1 Các vấn đề chung về công nghiệp an ninh và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh 17

2.1.1 Các khái niệm liên quan: 17

2.1.1.1 Định nghĩa về công nghệ 17

2.1.1.2 Khái niệm về chuyển giao công nghệ 21

2.1.1.3 Khái niệm về an ninh và công nghiệp an ninh 25

2.1.1.4 Khái niệm về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh 30

2.1.2 Đặc điểm chuyển giao công nghệ trong công nghiệp an ninh 30

2.1.2.1 Đặc điểm của công nghiệp an ninh 31

2.1.2.2 Đặc điểm của chuyển giao công nghệ trong công nghiệp an ninh: .34 2.1.3 Các lý thuyết về công nghiệp an ninh 35

2.1.3.1 Lý thuyết về thị trường công nghiệp an ninh 35

2.1.3.2 Lý thuyết của Carlos Martí Sempere và Vincent Boulanin về ranh giới của ngành công nghiệp an ninh 38

2.1.4 Quy trình chuyển giao công nghệ 43

2.2 Sự cần thiết và nội dung của chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh 47

2.2.1 Sự cần thiết phải chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh 47

2.2.2 Hình thức, kênh và đối tượng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh 49

2.2.2.1 Hình thức chuyển giao công nghệ 49

2.2.2.2 Kênh và đối tượng chuyển giao công nghệ 51

2.3 Các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh 53

2.3.1 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ 53

Trang 7

2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công

nghiệp an ninh 57

2.3.3 Đánh giá kết quả CGCN trong lĩnh vực công nghiệp an ninh 60

2.3.3.1 Khái niệm về kết quả chuyển giao công nghệ 60

2.3.3.2 Tiêu chí xác định kết quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh 60

2.3.4 Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh 63

2.3.4.1 Xây dựng mô hình 63

2.3.4.2 Các giả thiết nghiên cứu 64

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP AN NINH TẠI TỔNG CỤC HẬU CẦN KỸ THUẬT -BỘ CÔNG AN 65

3.1 Khái quát chung về Tổng cục Hậu cần kỹ thuật BCA và Cục Quản lý công nghiệp an ninh và doanh nghiệp 65

3.1.1 Giới thiệu chung về Tổng cục Hậu cần kỹ thuật - Bộ Công an 65

3.1.1.1 Giới thiệu chung 65

3.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hậu cần kỹ thuật - Bộ Công an 66

3.1.2 Giới thiệu chung về Cục Quản lý Công nghiệp an ninh và doanh nghiệp 68

3.1.3 Năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ của các đơn vị trong Tổng cục Hậu cần kỹ thuật (Bộ Công an) 69

3.2 Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh thực hiện qua Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật 71

3.2.1 Cơ sở pháp lý về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CNAN 71

3.2.2 Quy trình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật BCA 74

3.2.2.1 Sơ đồ quy trình 74

3.2.2.2 Giải thích sơ đồ quy trình 75

3.2.3 Tình hình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật BCA 79

Trang 8

3.2.3.1 Số lượng hợp đồng chuyển giao công nghệ 79

3.2.3.2 Hình thức và kênh chuyển giao 82

3.2.3.4 Đối tượng chuyển giao 86

3.2.3.5 Sản phẩm, phương tiện kỹ thuật được chuyển giao 87

3.3 Kết quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CNAN tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật BCA 88

3.3.1 Tính kinh tế 88

3.3.1.1 Chi phí chuyển giao công nghệ 88

3.3.1.2 Khả năng thương mại hóa các sản phẩm công nghệ 89

3.3.2 Giá trị gia tăng kiến thức 91

3.3.2.1 Hoàn thiện các kiến thức và tay nghề 91

3.3.2.2 Khả năng ứng dụng và cải biến công nghệ 91

3.3.2.3 Tính hiện đại của công nghệ 92

3.3.3 Giá trị gia tăng sản xuất 94

3.3.3.1 Thời gian thực hiện chuyển giao công nghệ và ứng dụng sản xuất .94 3.3.3.2 Năng lực sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu của ngành và môi trường của Việt Nam 95

3.4 Đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật BCA 95

3.4.1 Kết quả đạt được 95

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 97

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP AN NINH TẠI TỔNG CỤC HẬU CẦN KỸ THUẬT 103

4.1 Mẫu điều tra và kết quả thống kê mẫu điều tra 103

4.1.1 Mẫu điều tra 103

4.1.2 Đối tượng được điều tra và phương pháp điều tra 103

4.1.3 Mã hóa thang đo và kết quả thống kê 103

4.1.3.1 Mã hóa thang đo: 103

4.1.3.2 Kết quả thống kê mẫu phiếu điều tra 105

4.2 Kết quả phân tích thống kê các biến độc lập 109

Trang 9

4.2.1 Nhóm yếu tố về Công nghệ chuyển giao 109

4.2.2 Nhóm yếu tố về Đặc điểm của bên nhận chuyển giao công nghệ 110

4.2.3 Nhóm yếu tố về Đặc điểm của bên chuyển giao công nghệ 111

4.2.4 Nhóm yếu tố về Chính phủ 112

4.2.5 Nhóm yếu tố về Môi trường giao tiếp giữa hai bên 113

4.2.6 Nhóm yếu tố về Môi trường bên ngoài 114

4.3 Kết quả phân tích thống kê các biến phụ thuộc 115

4.3.1 Giá trị gia tăng về kinh tế 115

4.3.2 Giá trị gia tăng về kiến thức 115

4.3.3 Giá trị gia tăng trong sản xuất 117

4.4 Kết quả phân tích kiểm định và hồi quy 117

4.4.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo: 117

4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 118

4.4.2.1 Phân tích EFA đối với các biến độc lập 118

4.4.2.2 Phân tích EFA đối với các biến phụ thuộc 123

4.4.3 Phân tích tương quan Pearson 126

4.4.4 Phân tích hồi quy và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy 126

4.4.4.1 Mô hình hồi quy 126

4.4.4.2 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy 127

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP AN NINH THỰC HIỆN THÔNG QUA TỔNG CỤC HẬU CẦN KỸ THUẬT (BỘ CÔNG AN) 133

5.1 Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và thế giới, cơ hội và thách thức đối với chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh 133

5.1.1 Bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và thế giới 133

5.1.2 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh 134

5.1.2.1 Cơ hội 134

5.1.2.2 Thách thức 134

Trang 10

5.2 Quan điểm, mục tiêu và định hướng thúc đẩy công nghệ trong lĩnh vực

công nghiệp an ninh 135

5.2.1 Quan điểm và mục tiêu thúc đẩy công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh 135

5.2.1.1 Quan điểm: 135

5.2.1.2 Mục tiêu: 135

5.2.2 Định hướng 2030 137

5.3 Các giải pháp hoàn thiện và thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh thực hiện qua Tổng cục Hậu cần –Kỹ thuật (Bộ Công an) 138

5.3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 138

5.3.1.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh, đảm bảo môi trường chính trị, xã hội ổn định 138

5.3.1.2 Thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và các đơn vị CAND trong chuyển giao công nghệ 141

5.3.1.3 Ban hành cơ chế hình thành thị trường công nghiệp an ninh ở trong nước 144

5.3.1.4 Đổi mới, sắp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp an ninh 146

5.3.1.5 Đảm bảo môi trường chính trị văn hóa xã hội phù hợp và an toàn cho hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CNAN 147

5.3.1.6 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 148

5.3.1.7 Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học công nghệ cao 149

5.3.2 Nhóm giải pháp cấp vi mô 150

5.3.2.1 Nâng cao năng lực của bên tiếp nhận chuyển giao công nghệ 150

5.3.2.2 Đa dạng hóa các đối tác chuyển giao 151

5.3.2.3 Giải pháp về vốn và phương thức huy động vốn 151

5.3.2.4 Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực để tiếp nhận và vận hành công nghệ 152

5.3.2.5 Xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng CGCN 153

5.3.2.7 Đa dạng các công nghệ chuyển giao 155

Trang 11

KẾT LUẬN 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC 169

Trang 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 13

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Cơ cấu công nghiệp an ninh 40

Bảng 2.2 Phân biệt chuyển giao công nghệ dọc và ngang 50

Bảng 2.3 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ 56

Bảng 3.1 Mức độ hiện đại trong các hợp đồng CGCN tại Tổng cục IV 93

Bảng 3.2 Thời gian chuyển giao và sản xuất đại trà trong các hợp đồng CGCN tại Tổng cục IV 94

Bảng 4.1 Mã hóa các biến 104

Bảng 4.2 Thống kê đối tượng khảo sát theo giới tính 105

Bảng 4.3 Thống kê đối tượng khảo sát theo độ tuổi 106

Bảng 4.4 Thống kê đối tượng khảo sát theo trình độ 106

Bảng 4.5 Thống kê đối tượng khảo sát theo thâm niên công tác 107

Bảng 4.6 Thống kê đối tượng khảo sát theo vị trí công việc 107

Bảng 4.7 Thống kê đối tượng khảo sát theo vị trí tham gia trong Dự án 108

Bảng 4.8 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về đặc điểm công nghệ chuyển giao 109

Bảng 4.9 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về đặc điểm Bên nhận chuyển giao 110

Bảng 4.10 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về đặc điểm Bên chuyển giao .111 Bảng 4.11 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về môi trường chính phủ 112

Bảng 4.12 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về môi trường giao tiếp 113

Bảng 4.13 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về môi trường bên ngoài 114

Bảng 4.14 Kết quả đánh giá về giá trị gia tăng kinh tế của DA CGCN trong lĩnh vực CNAN 115

Bảng 4.15 Kết quả đánh giá về giá trị gia tăng kiến thức của DA CGCN trong lĩnh vực CNAN 116

Bảng 4.16 Kết quả đánh giá về giá trị gia tăng trong sản xuất của DA CGCN trong lĩnh vực CNAN 117

Bảng 4.17 Thống kê các biến độc lập trước và sau khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha 118

Trang 14

Bảng 4.18 Thống kê các biến phụ thuộc trước và sau khi chạy kiểm định

Cronbach’s Alpha 118

Bảng 4.19 Sự thay đổi của các biến sau các lần xoay 119

Bảng 4.20 Phân tích hệ số KMO và Kiểm định Bartlett 119

Bảng 4.21 Phân tích Tổng phương sai trích 119

Bảng 4.22 Ma trận xoay các biến độc lập 120

Bảng 4.23 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett 123

Bảng 4.24 Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc 124

Bảng 4.25 Ma trận xoay các biến độc lập 124

Bảng 4.26 Phân tích tương quan Pearson 126

Bảng 4.27 Mô hình hồi quy 127

Bảng 4.28 Thống kê tóm tắt mô hình 127

Bảng 4.29 Phân tích ANOVA 128

Trang 15

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Khoảng trống nghiên cứu của đề tài Luận án 15 Hình 2.1 Tổng quan về thị trường an ninh: đặc trưng cung và cầu 36 Hình 2.2 Mô hình năm giai đoạn trong chuyển giao công nghệ quốc tế 46 Hình 2.3 Các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh 64 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an 67 Hình 3.2 Quy trình nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục IV 74 Hình 3.3 Số lượng hợp đồng chuyển giao công nghệ theo nhu cầu nội bộ trong các đơn vị thuộc Tổng cục IV 80 Hình 3.4 Số lượng hợp đồng CGCN theo nhu cầu nội bộ và theo kênh ủy thác 81 Hình 3.5 Số lượng hợp đồng CGCN theo hình thức chuyển giao công nghệ tại Tổng cục IV 82 Hình 3.6 Tỷ lệ chuyển giao công nghệ theo các kênh trực tiếp và gián tiếp năm

2014 và 2017 83 Hình 3.7 Tỷ trọng trang thiết bị y tế được chuyển giao trong các dự án ODA

và hợp đồng chuyển giao công nghệ tại 4 bệnh viện thuộc Tổng cục IV 84 Hình 3.8 Sự thay đổi về đối tác chuyển giao công nghệ phục vụ công tác chiến đấu tại Tổng cục IV 85 Hình 3.9 Đối tượng CGCN tại Tổng cục IV tính theo số hợp đồng chuyển giao 86 Hình 3.10 Phân bố chi phí CGCN ở các phương thức chuyển giao tính theo tỷ trọng hợp đồng chuyển giao 88 Hình 5.1 Thị trường công nghiệp an ninh tại Việt Nam 145

Trang 16

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, trong bối cảnhhội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, năng lực và tiềm lực khoa học của nước ta,của Bộ công an nói chung và của Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật (Tổng cục IV) nóiriêng đã được nâng cao không ngừng Hàm lượng công nghệ trong nhiều sản phẩm

đã làm tăng chất lượng và tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giúpnâng cao năng lực cạnh tranh của các đơn vị trong và ngoài ngành công an Đội ngũcán bộ khoa học được tạo điều kiện tốt hơn về hạ tầng và trang thiết bị nghiên cứuthông qua các chương trình đầu tư của nhà nước và của Bộ công an Hệ thống các tổchức khoa học công nghệ được hỗ trợ và tạo điều kiện thuân lợi để chuyển đổi cơcấu quản lý sao cho phù hợp với tình hình đặc điểm của từng đơn vị Thị trườngcông nghệ từng bước đã được hình thành, thúc đẩy hoạt động ứng dụng và chuyểngiao công nghệ, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, gắn kết quảnghiên cứu khoa học với thực tiễn hoạt động của ngành công an

Để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn mới, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư chokhoa học công nghệ, khoa học công nghệ cần được phát triển theo hướng coi pháttriển và ứng dụng kết quả chuyển giao công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trongnhững động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ Tổ quốc và giữvững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

Theo quy định chức năng, nhiệm vụ các đơn vị trong Tổng cục Hậu cần-Kỹthuật của Bộ Công an một số trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phải được tiếnhành sản xuất hàng loạt ở trong nước và khái niệm « công nghiệp an ninh » được đặt

ra và được coi là một ngành công nghiệp mũi nhọn, nó có vai trò quan trọng trong

sự phát triển bền vững sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình hiện nay.Tuy nhiên, ngành công nghiệp an ninh của chúng ta đang đứng trước nhiều cơhội và thách thức lớn hơn bao giờ hết Nhìn chung, hệ thống các cơ sở nghiên cứu,sản xuất hiện tại của ngành công nghiệp an ninh có quy mô nhỏ, chưa tương xứngvới yêu cầu phục vụ chiến đấu và xây dựng lực lượng của ngành Công an trong giaiđoạn mới Các sản phẩm phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí chuyên dùng, công

Trang 17

cụ hỗ trợ trang bị cho các đơn vị, địa phương còn rất thiếu về số lượng và chất lượngchưa cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị và trình độ công nghệ của đa số các cơ sởnghiên cứu, sản xuất có hàm lượng công nghệ cao thấp Hiện nay, trang bị vật chất

kỹ thuật của ngành công nghiệp an ninh mới đáp ứng được 50% - 60% nhu cầuVấn đề đặt ra là làm thế nào để có ngành công nghiệp an ninh lớn mạnh đểphát triển bền vững đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp Bảo

vệ an ninh tổ quốc Nhiều thương vụ chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào ViệtNam nhằm phục vụ hoạt động của các lực lượng công an, đảm bảo an ninh kinh tế -

xã hội của quốc gia Tuy nhiên, trong các thương vụ này, hầu hết phía Việt Namchưa tiếp cận được với các nước sở hữu công nghệ nguồn, kết quả là hạn chế khảnăng hấp thụ và phát triển năng lực công nghệ từ các công nghệ chuyển giao quốc

tế Vì vậy NCS mạnh dạn nghiên cứu đề tài «Chuyển giao công nghệ trong lĩnh

vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần - Kỹ Thuật (Bộ Công an)», nhằm

mục đích thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ tại Tổng cục Hậu cần - KỹThuật (Bộ Công An) trong một ngành công nghiệp non trẻ như ngành công nghiệp

an ninh, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo trật tự an toàn xã hộitrong tình hình hiện nay ở Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu :

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là nhằm nghiên cứu luận cứ khoa học và và

đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy chuyển giao công nghệ quốc tế tronglĩnh vực công nghiệp an ninh ở Bộ công an

Câu hỏi nghiên cứu:

- Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh là gì? Tại sao cần

chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh?

- Thực trạng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh thựchiện qua Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an) hiện nay như thế nào?

- Có những nhân tố nào tác động đến chuyển giao công nghệ quốc tế tronglĩnh vực công nghiệp an ninh?

- Cần thực hiện các giải pháp gì để thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong lĩnhvực công nghiệp an ninh tại Tổng cục IV?

Trang 18

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm và nhằm đạt được mục tiêu và trả lờicác câu hỏi nghiên cứu, 4 nhiệm vụ cụ thể đã được xác định như sau:

(i) Hệ thống hóa và bổ sung lý luận về chuyển giao công nghệ (xác định nộihàm, các kênh chuyển giao công nghệ và sự cần thiết phải chuyển giao công nghệtrong lĩnh vực công nghiệp an ninh)

(ii) Thực trạng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh thựchiện thông qua Tổng cục IV Bộ Công an

(iii) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ quốc tế tronglĩnh vực công nghiệp an ninh bằng cách sử dụng bảng câu hỏi điều tra XHH Phântích các yếu tố tác động đến CGCN trong lĩnh vực CNAN

(iv) Cung cấp các khuyến nghị về giải pháp nhằm thúc đẩy CGCN trong lĩnhvực an ninh tại Tổng cục IV

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận án nghiên cứu hoạt động chuyển giao công nghệ quốc tế trong lĩnh vựccông nghiệp an ninh được thực hiện qua Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Bộ Côngan)

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: các hoạt động chuyển giao công nghệ của các đơn vị trong vàngoài Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật thuộc Bộ Công an Đối với các dự án của cácđơn vị ngoài Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật thuộc Bộ Công an, Luận án chỉ nghiêncứu các dự án CGCN mà Tổng cục là người được ủy quyền thực hiện nhận chuyểngiao

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu hoạt động chuyển giao công nghệ trongcông nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật thuộc Bộ Công an trongkhoảng thời gian từ năm 2009 (thời gian chính thức thành lập Tổng cục Hậu cần kỹthuật) đến năm 2017 Trong giai đoạn này, hầu như các hoạt động chuyển giao côngnghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh đều được thực hiện thông qua Cục Côngnghiệp an ninh và doanh nghiệp, và Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là cơ quan chủquản của Cục Trong năm 2018, mặc dù về cơ cấu tổ chức, Tổng cục Hậu cần - Kỹ

Trang 19

thuật hiện không còn tồn tại, nhưng hoạt động quản lý về công nghiệp an ninh vẫnthuộc trách nhiệm của Cục Công nghiệp an ninh, do vậy, các kết quả nghiên cứu vềhoạt động chuyển giao công nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Bộ Công

an vẫn có giá trị cả về thực tiễn và lý luận

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu về chuyển giao công nghệ dưới góc độ củangười tiếp nhận công nghệ hơn là người chuyển giao, bởi vì các đơn vị trong Tổngcục Hậu cần – Kỹ thuật của Bộ Công an thường đóng vai trò là người tiếp nhận hoặcđóng vai trò là trung gian tiếp nhận trong hoạt động chuyển giao công nghệ quốc tế.Bên cạnh đó, do phạm vi về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp

an ninh quá rộng, tác giả chỉ tập trung vào trọng tâm nghiên cứu là phân tích các yếu

tố tác động đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh, đượcthực hiện qua đầu mối là Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ công an) trong giai đoạn

từ năm 2009 đến năm 2017 Trên cơ sở đó, đánh giá những yếu tố nào tác động lớnnhất đến CGCN trong lĩnh vực CNAN, và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thúcđẩy các hoạt động này trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay (từnăm 2018), cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật đã được thay đổi

4 Phương pháp nghiên cứu:

Các phân tích và nhận định trong Luận án cũng căn cứ vào các văn bản pháp luật

về công nghiệp an ninh của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, của Bộ Công an

và Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Bộ Công an)

Ngoài ra, tác giả cũng dựa vào các số liệu thống kê, cũng như các luận điểmnghiên cứu của các báo cáo và tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoàinước về tình hình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh

* Dữ liệu sơ cấp

Trang 20

Các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra bằng bảngcâu hỏi Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi các đơn vị trong Tổng cục Hậu cần - Kỹthuật (Bộ Công an), như: các doanh nghiệp, các Viện Nghiên cứu, các bệnh viện vàcác cục phục vụ quản lý nhà nước, các đối tác và khách hàng trong và ngoài ngànhlực lượng vũ trang của Tổng cục IV.

- Các thông tin trong bảng hỏi: NCS xây dựng một bảng hỏi nhằm tìm hiểuhoạt động chuyển giao công nghệ của các đơn vị trong Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật

và các khách hàng của họ là ai, tìm hiểu xem các đơn vị này đã học tập được những

gì, cải tiến và đổi mới công nghệ chuyển giao như thế nào, chi phí của chuyển giaocông nghệ trong các dự án CGCN, năng lực vận hành và năng lực đổi mới côngnghệ chuyển giao, số lượng các dự án CGCN và tỷ lệ vận hành trơn tru, số lượngcác giải pháp, sáng kiến phát triển từ các dự án CGCN

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

* Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Nghiên cứu tại bàn (Phương pháp nghiên cứu tài liệu): Để thu thập dữ liệu

thứ cấp, NCS sử dụng phương pháp này để tìm kiếm, tổng hợp từ các nguồn nhưsách, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, các báo cáo tổng hợp của Bộ công an, Tổngcục Hậu cần – Kỹ thuật, các website của các cơ quan ban ngành và các doanhnghiệp trong ngành cũng như của các tạp chí trong và ngoài nước Các dữ liệu thuthập được theo phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá thực trạngchuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần –

Kỹ thuật (nay thuộc quản lý của Cục Công nghiệp an ninh)

- Điều tra khảo sát: NCS sử dụng phương pháp này để thu thập được các dữ

liệu sơ cấp, thu thập các ý kiến đánh giá sâu vào lĩnh vực nghiên cứu

+ Mẫu nghiên cứu:

Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra với số mẫu là 300 phiếu,đối tượng được điều tra là các cá nhân tham gia vào các dự án chuyển giao côngnghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh Số phiếu thu về là 251 phiếu, đạt tỷ lệ83,67% Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu theo cụm, theo đó, mỗi đơn vịtham gia khảo sát được coi là một cụm Tác giả thực hiện điều tra với 35 đơn vịtrong và ngoài Tổng cục, tương đương với 35 cụm khảo sát Đối với các cụm có ít

Trang 21

dự án chuyển giao công nghệ, tác giả phát phiếu đối với mỗi cụm là 5 - 10 phiếu.Đối với các đơn vị thường xuyên thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ, sốphiếu phát ra là 20 Như vậy, mẫu khảo sát đã bao quát hầu hết các đối tượng thamgia hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh (được thựchiện thông qua Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Công an)).

+ Đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp tại Cục H59 (Cục quản lý công

nghiệp an ninh và doanh nghiệp), các viện nghiên cứu, các bệnh viện, các cục phục

vụ quản lý nhà nước và các đơn vị trực thuộc các cục tại Tổng cục Hậu cần - Kỹthuật, các khách hàng và đối tác của Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (bao gồm các đơn

vị lực lượng vũ trang trong ngành và ngoài ngành như: công an các đơn vị, địaphương; hải quan; quân đội) Những người được hỏi là những người đã và đangtham gia vào các dự án chuyển giao công nghệ an ninh

+ Thời gian điều tra tiến hành trong 4 tháng, từ tháng 7/2017 đến tháng

11/2017 Kết quả điều tra sau khi đã làm sạch, thu được 251 phiếu có thể sử dụng đểtiến hành chạy phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy bằng phẩn mềm SPSS

20

* Phương pháp phân tích dữ liệu

Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp định tính: Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả,phân tích và tổng hợp để phân tích các dữ liệu thứ cấp, cũng như sử dụng công cụphần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20 để tổng hợp, phân tích dữ liệu sơ cấp Tác giả

sử dụng phương pháp này với các tiêu chí như giá trị dự án, số lượng dự án, số trungbình, tần suất, tỷ lệ để mô tả thực trạng chuyển giao công nghệ, và đánh giá kếtquả chuyển giao công nghệ trong công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần – kỹthuật Các đánh giá về thực trạng chuyển giao công nghệ trong công nghiệp an ninhcũng dựa trên một số các nhận định, báo cáo và tự đánh giá của các đơn vị trongTổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Bộ Công an) thời gian qua

- Phương pháp định lượng: NCS sử dụng phương pháp kiểm tra độ tin cậythang đo (hệ số Cronbach’s alpha), phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA –Exploratory Factor Analysis), sau đó thực hiện hồi quy đa tuyến tính xem có mốiquan hệ tuyến tính giữa một biến phụ thuộc duy nhất (kết quả chuyển giao công

Trang 22

nghệ) và các biến độc lập khác nhau (các yếu tố ảnh hưởng) nhằm ước lượng vàkiểm định các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực côngnghiệp an ninh.

5 Kết cấu của đề tài:

Ngoài danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận, phụ lục, tài liệutham khảo, Luận án được kết cấu thành 5 chương như sau:

- Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án

- Chương 2 Tổng quan về Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp

Chương 3 đi sâu vào phân tích thực trạng chuyển giao công nghệ và đánh giáhoạt động CGCN trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần – Kỹthuật (Bộ Công an)

Chương 4 phân tích các yếu tố ảnh hưởng ban đầu, xây dựng các nhân tố khámphá qua mô hình hồi quy bội, cùng những kiểm định, để xác định nhân tố khám pháảnh hưởng chủ yếu đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh,

từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp

Chương 5 đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và thúc đẩy chuyểngiao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật(Bộ Công an)

Trang 23

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

1.1.1 Các nghiên cứu về nội hàm của chuyển giao công nghệ:

Ở nước ngoài khái niệm chuyển giao công nghệ được biết đến từ rất lâu, và

chuyển giao công nghệ được coi như là một trong những mũi nhọn hàng đầu để pháttriển kinh tế Đã và đang có rất nhiều các công trình nghiên cứu chuyên sâu vềchuyển giao công nghệ trên các nước

Khi đề cập đến chuyển giao công nghệ, hầu hết các tác giả trên thế giới đều đềcập đến các khái niệm về công nghệ và chuyển giao công nghệ và các vấn đề liênquan Mỗi tác giả lại tiếp cận các thuật ngữ này trên các góc nhìn khác nhau.Tyhanyi và Roath (2002), Mascus (2003) coi công nghệ là thông tin, do vậy chuyểngiao công nghệ chính là chuyển giao thông tin từ người giao sang người nhận

Hawthome (1971), Galbraith (1972), Pacey (1983) và Goulet (1989), Levin(1996), Reisman (2006) coi công nghệ là các ứng dụng khoa học, công cụ và ứngdụng kiến thức để giải quyết một vấn đề nhất định, do vậy chuyển giao công nghệđược định nghĩa như là một ứng dụng của công nghệ mới để sử dụng mới hoặc chongười sử dụng mới (Rodrigues, 1985)

Nhiều tác giả khác lại xem xét công nghệ như một quá trình (Woolgar, 1987;Methe,1991) hoặc một “vòng cấu trúc” (OECD, 1992) Từ các quan điểm trên, các

lý thuyết về chuyển giao công nghệ đã phát triển các định nghĩa về chuyển giaocông nghệ, trong đó, đề cập đến CGCN như là một quá trình mà theo đó một tổ chứcthông qua một sự đổi mới được thực hiện bởi một tổ chức khác (Roger, 1962), hay

là một quá trình học tập (Shiowattana, 1987), một quy trình kỹ thuật-xã hội hàm ýviệc chuyển giao kỹ năng văn hóa kèm theo sự chuyển động của máy móc, thiết bị

và công cụ (Levin, 1993); quá trình mà theo đó các ý tưởng và lý thuyết di chuyển

từ phòng thí nghiệm đến thị trường (Phillips, 2002); Bất kỳ quá trình nào mà mộtbên có thể tiếp cận được các thông tin kỹ thuật của một bên khác và học và hấp thụ

nó thành công vào sản xuất (Mascus, 2003)

Ở góc độ này, NCS tổng hợp, tiếp thu nghiên cứu của các tác giả trước để xácđịnh khái niệm cũng như phạm vi của công nghệ, phục vụ cho mục đích nghiên cứu

Trang 24

của mình.

Về chuyển giao công nghệ quốc tế (ITT): Do ITT liên quan đến chính trị, kinh

tế, thương mại, văn hóa, công nghệ, pháp luật và như vậy, mỗi nhà nghiên cứu đãnghiên cứu ITT từ một quan điểm khác nhau Mặc dù 50 năm đã trôi qua bây giờ, lýthuyết của ITT vẫn chưa hình thành một hệ thống hoàn chỉnh và độc lập (Xu, 2007).Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, các

mô hình chuyển giao và phát triển kinh tế nghiên cứu hiện có thiếu một mối quan

hệ tích hợp giữa lý thuyết khác nhau Một số lý thuyết ITT là đơn phương và phântán (Xu, 2007)

NCS tiếp thu các nghiên cứu trước một cách có chọn lọc để phục vụ cho mụcđích nghiên cứu của mình

Về phương pháp tiếp cận chuyển giao công nghệ, nhiều tác giả đứng trên góc

độ của người tiếp nhận chuyển giao công nghệ (Li.Q, 2014; Sanjay Kumar et al,2015; Astrid Szogs, 2010; Rashid Ali Al-Saadi, 2010), song cũng có một số côngtrình đứng ở vị trí của người chuyển giao công nghệ để nghiên cứu (Bozeman, 1994;Geisler và Clements, 1995; Sandelin, 1994; Phillip H Phan and Donald S Siegel,

2004 ) Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu dưới góc độ của chuyển giao côngnghệ quốc tế (Xu, 2007; Li.Q, 2014; ), trong khi các công trình khác lại tập trungvào phân tích chuyển giao công nghệ nội bộ hoặc trong nội địa, chuyển giao kiếnthức từ các phòng thí nghiệm hay trường học đến các doanh nghiệp (Carayannis,Rogers, Kurihara & Allbritton, 1998; Steffensen, Rogers & Speakman, 1998; Everett

M Rogers, Jing Yin, Joern Hoffmann, 2000)

Trong Luận án, NCS sẽ tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các tácgiả trên, và đứng ở góc độ của bên tiếp nhận công nghệ để thực hiện các phân tích

1.1.2 Các nghiên cứu về mô hình chuyển giao công nghệ:

Có một số học giả nước ngoài tiếp cận dưới góc độ mô hình định tính, và từ đóxây dựng một số mô hình, như Mô hình Behrman và Wallender (1976) đề xuất mộtquá trình bảy giai đoạn trong chuyển giao công nghệ quốc tế liên quan đến các tậpđoàn đa quốc gia; Dahlman và Westphal (1981) với mô hình 9 giai đoạn với trọngtâm tập trung vào sự tham gia chuyển nhượng ở tất cả các giai đoạn của dự ánCGCN Mô hình của Schlie, Radnor, và Wad: Schlie et al (1987) đề xuất một mô

Trang 25

hình chung đơn giản, phác họa bảy yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch,thực hiện và thành công cuối cùng của bất kỳ dự án chuyển giao công nghệ nào.Chantramonklasri (1990) đề xuất một mô hình năm giai đoạn phù hợp cho hoạt độngchuyển giao công nghệ ở các nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ Mỗi một mô hình

có tính ứng dụng riêng, và cũng có những ưu nhược điểm riêng Tuy nhiên, đặcđiểm chung của các mô hình này là chưa có một đánh giá cụ thể về mặt định lượng

để biết được mức độ tác động của các yếu tố đến sự thành công/ hiệu quả củachuyển giao công nghệ

Khi xem xét mục đích của chuyển giao công nghệ: nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả chuyển giao công nghệ và các yếu tố ảnh hưởng (Li.Q, 2014; Sanjay Kumar

et al, 2015; Astrid Szogs, 2010; Rashid Ali Al-Saadi, 2010)., trong khi các nghiên

cứu khác lại tập trung vào năng lực công nghệ hoặc đổi mới công nghệ (Tang MingFeng, 2009; Jean-francois Eck, 2011), khả năng hấp thụ công nghệ (Reddy andZhao, 1990); Cohen and Levinthen, 1990 ; Gibson and Smilor, 1991; Keller, 2004;Gopalakrishnan and Santoro, 2004; Santoro and Bierly, 2006; Arvanitis and Woerter,2009; Kneller và cộng sự, 2010)

NCS dựa trên các mô hình của Schlie và cộng sự và phân tích của một số tácgiả khác như Li.Q để xây dựng mô hình nghiên cứu của mình trên cơ sở phân tíchđịnh lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chuyển giao công nghệtrong lĩnh vực công nghiệp an ninh, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp

Các nghiên cứu trên hoặc chỉ đánh giá ở góc độ hiệu quả, hoặc đánh giá các tácđộng đến hiệu quả Trong Luận án, NCS thực hiện đánh giá ở cả hiệu quả (với chỉtiêu hiệu quả được đo bởi các chỉ tiêu khác nhau) và đánh giá các yếu tố tác độngảnh hưởng đến hiệu quả chuyển giao công nghệ

1.1.3 Các nghiên cứu về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh

Về công nghiệp an ninh, không có nhiều nghiên cứu về ngành công nghiệp mới

này, một số tác giả nổi bật trong lĩnh vực này bao gồm ASIS Foundation, 2013;Vincent Boulanin, 2012; Ecorys research and Consulting, 2009; Martí Sempere, C.,

2010 Tuy nhiên, các nghiên cứu này thường hoặc đứng dưới góc độ của ngành côngnghiệp quốc phòng, hoặc đứng dưới góc độ của công nghiệp an ninh chung (bao

Trang 26

gồm cả quân sự và dân sự (trong đó có an ninh tại các lực lượng vũ trang và an ninh

tư nhân tại các công ty chuyên cung cấp dịch vụ an ninh)

Trong nghiên cứu của mình, NCS chỉ tiếp cận ở góc độ của ngành công nghiệp

an ninh tại các lực lượng vũ trang, (cụ thể là tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật thuộc

Bộ Công an), không tiếp cận ở góc độ quân sự (quốc phòng) hoặc tại các công tydịch vụ an ninh tư nhân Đây cũng là một đề tài mới và chưa được nhiều tác giảnghiên cứu nên đây cũng có thể được coi là một điểm mới trong nghiên cứu

Về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh, hiện nay chưa

thấy có nghiên cứu nào về vấn đề này Tuy nhiên, chỉ có một số công trình nghiêncứu của các tác giả khác lại tập trung vào ngành công nghiệp quốc phòng, chứkhông đề cập đến góc độ ngành công nghiệp an ninh (James B Rose, B.S, 1995),hoặc có nghiên cứu lại đề cập đến góc độ tác động của chuyển giao công nghệ đếnnền an ninh quốc gia như nghiên cứu của Wayne M Johnson (1998) Các nghiêncứu này, hoặc không đề cập đến an ninh dân sự công cộng (của các lực lượng vũtrang), hoặc chỉ đề cập chung chung của chuyển giao công nghệ đối với nền kinh tếnói chung, trong đó có một phần nhỏ về an ninh quốc gia, không đề cập đến tínhhiệu quả của chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh Đây lànhững khoảng trống trong nghiên cứu mà NCS có thể khai thác

1.1.4 Về phương pháp nghiên cứu:

Nhiều công trình nghiên cứu về chuyển giao công nghệ sử dụng phương phápnghiên cứu định tính, song có một số tác giả đã sử dụng các mô hình định lượng đểđánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ như Li.Q (2014), Rashid Ali Al-Saadi(2010) hoặc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích hệ thống (AHP) nhưSanjay Kumar et al (2015) hoặc phương pháp phân tích thực nghiệm như AnaCarina Araújo và Aurora A.C Teixeira (2013)

NCS dựa trên các nghiên cứu về mô hình định lượng để đánh giá hiệu quả vàtác động của các yếu tố đến hiệu quả chuyển giao công nghệ

Nói tóm lại, vấn đề chuyển giao công nghệ ở môi trường Việt Nam nói chung vàchuyển giao công nghệ cho lực lượng vũ trang nói riêng chưa được nghiên cứu nướcngoài nào đề cập tới Chưa có đề tài nào đề cập đến một cách đầy đủ, hệ thống, toàndiện sâu sắc về các hoạt động chuyển giao công nghệ cũng như hiệu quả của chuyển

Trang 27

giao công nghệ trong công nghiệp an ninh tại Việt Nam nói chung và tại Tổng cụcHậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an nói riêng Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, đềtài của Luận án là một đề tài mới

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Quốc hội đã thông qua Luật chuyển giao công nghệ từ năm 2006, đến năm

2017, ban hành Luật chuyển giao công nghệ mới, tuy nhiên vấn đề về chuyển giao

công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh vẫn còn khá mơ hồ với nhiều người

1.2.1 Các nghiên cứu về chuyển giao công nghệ:

Có khá nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này ở Việt Nam, các tác giảhoặc nhóm tác giả, thông qua các công trình nghiên cứu của mình, như các sách,giáo trình, luận án (Hồ Sỹ Hùng, 1996), bài viết trên các tạp chí đã thể hiện khá rõ

về cơ sở lý luận của chuyển giao công nghệ (Bộ môn Quản lý công nghệ, 2013), cũngnhư các nghiên cứu thực nghiệm trong một số lĩnh vực nhất định (Phạm ĐứcNghiệm và cộng sự, 2011), tổng kết các kinh nghiệm chuyển giao công nghệ trên thếgiới cho Việt Nam (Đặng Kim Nhung, 1994; Shoichi Yamashita; Lưu Quý Tân dịch,1994) hoặc các thực trạng chuyển giao công nghệ ở Việt Nam (Phan Xuân Dũng,2004) hoặc trong các lĩnh vực quản lý (Ngô Văn Quế, 2001), hoặc liên quan đến các

dự án đầu tư quốc tế (Hà Thị Ngọc Oanh, 2006)

Nhiều tài liệu sách, giáo trình về chuyển giao công nghệ cũng góp phần làmphong phú thêm các nội dung liên quan đến chuyển giao công nghệ như Giáo trìnhChuyển giao công nghệ của Vũ Chí Lộc (2016), Sách chuyên khảo Công nghệ vàchuyển giao công nghệ của Phan Xuân Dũng (2017)

Tuy nhiên, nhìn chung, các nghiên cứu này thường đề cập một cách chungchung về chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, chưa có đề tài đề cập đến vấn đềchuyển giao công nghệ trong một ngành đặc thù như công nghiệp an ninh Tuy vậy,các vấn đề về lý luận và kết quả nghiên cứu của các tác giả trên sẽ được NCS lựachọn một cách có chọn lọc để đưa vào nghiên cứu của mình

1.2.2 Các nghiên cứu về mô hình chuyển giao công nghệ

Các nghiên cứu về mô hình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp

an ninh tại Việt Nam hầu như rất ít Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, bản thântác giả (NCS) cũng đã có một vài báo cáo liên quan, trong đó có một bài báo về mô

Trang 28

hình các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp

an ninh năm 2018 và nghiên cứu về hiệu quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vựccông nghiệp an ninh (năm 2018), trong đó xác định các yếu tố cấu thành nên hiệuquả chuyển giao công nghệ Kết quả của hai nghiên cứu này sẽ được NCS sử dụng

và đưa vào Luận án

1.2.3 Các nghiên cứu về công nghiệp an ninh và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh

Trong lĩnh vực công nghiệp an ninh, các văn bản pháp luật của Việt Nam, cũng

như của Bộ Công an cũng nhiều lần nhắc đến thuật ngữ này, song vẫn chưa có địnhnghĩa rõ ràng, còn thiếu quy chuẩn, cũng như các quy định cụ thể về lĩnh vực côngnghiệp mới này

Về nội dung này, hầu như chưa có nghiên cứu nào trong nước đề cập đến,ngoại trừ một số văn bản của các cơ quan quản lý như Bộ Công an, Tổng cục Hậucần Kỹ thuật Trong đó, Đề án “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, anninh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, được thôngqua trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Nghị quyết 06, Thông báo kết luận25/TB-TW, ngày 11-4-2017 của Bộ Chính trị (khóa XII) và Đề án “Phát triển côngnghiệp an ninh” được Thủ tướng Chính phủ thông qua năm 2015 là những văn bản

đề cập đến công nghiệp an ninh Luận án này được thực hiện trên cơ sở những hệthống văn bản pháp luật này

Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu riêng lẻ về lĩnh vực an ninh và công nghiệp

an ninh của nhiều tác giả, được Hội đồng lý luận Bộ Công an Việt Nam tập hợp vàxuất bản năm 2014 và một số nghiên cứu của Trần Đại Quang, Nguyễn Quang Yêm(2015) có nêu ra một số vấn đề về sản phẩm công nghiệp an ninh và định nghĩa về côngnghiệp an ninh Các lý luận và dữ liệu nghiên cứu của các tác giả này cũng được NCS

sử dụng làm tài liệu tham khảo trong Luận án Song các lý luận về chuyển giao côngnghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh hầu như còn rất thiếu, NCS chưa tìm thấynghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống và toàn diện về chuyển giao công nghệ tronglĩnh vực công nghiệp an ninh

Hiện nay, chỉ có một vài nghiên cứu về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vựccông nghiệp an ninh, nhưng phần lớn chỉ được thực hiện dưới góc độ phân tích về

Trang 29

công nghiệp quốc phòng Trang cacnuoc.vn cũng đã chấm phá vài nét về chuyểngiao công nghệ quân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa Các phân tích trong bài có một

số luận điểm phù hợp với nghiên cứu của NCS, do vậy, đã được tham khảo trongLuận án

1.2.4 Về phương pháp nghiên cứu:

Phần lớn các nghiên cứu về chuyển giao công nghệ trong nước sử dụngphương pháp định tính Cũng đã có một số bài nghiên cứu của các tác giả trongnước sử dụng đến phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó chủ yếu xác địnhcác yếu tố ảnh hưởng đến xúc tiến chuyển giao công nghệ (Nguyễn Thị Vân Anh,2015) hoặc trong chuyển giao từ các cơ sở nghiên cứu đến doanh nghiệp, chưa đềcập đến chuyển giao trong lĩnh vực công nghiệp an ninh

NCS đã tổng hợp và tham khảo các phương pháp nghiên cứu đang được sửdụng hiện nay trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và sử dụng phương pháp điềutra khảo sát để thu được các dữ liệu sơ cấp nhằm làm rõ các yếu tố tác động đếnchuyển giao công nghệ, từ đó làm cơ sở cho các phân tích, các đề xuất và giải phápnhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp anninh

Tóm lại, trong vài năm trở lại đây, các hoạt động về chuyển giao công nghệ

trong ngành công nghiệp an ninh là tương đối nhiều, tuy nhiên vẫn chưa có một cái

nhìn sâu về những vấn đề lý luận và thực tiễn của chuyển giao công nghệ trong lĩnhvực này Vẫn còn thiếu các đề tài khoa học nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực chuyểngiao công nghệ, nhất là chuyển giao công nghệ trong lực lượng vũ trang, góp phầnphát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình mới hiện nay Vấn

đề làm sao để chuyển giao công nghệ thực sự có hiệu quả, nhằm thúc đẩy sự pháttriển ngành công nghiệp mới, non trẻ như ngành công nghiệp an ninh? Câu hỏi nàycần được nghiên cứu một cách nghiêm túc

Qua tổng kết các công trình nghiên cứu tại Việt Nam, có thể nhận thấy, chưa có

đề tài nào nghiên cứu về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninhtại Việt Nam và tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Bộ Công an) Đây cũng là nhữngkhoảng trống mà NCS có thể tận dụng để thực hiện các nghiên cứu của mình

Trang 30

1.3 Khoảng trống nghiên cứu của đề tài

Trong các công trình nghiên cứu trên tác giả nhận thấy một số khoảng trốngtrong nghiên cứu, có thể liệt kê như sau:

1.3.1 Về nội dung nghiên cứu:

Chưa có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về lĩnh vực công nghiệp anninh, chủ yếu là về công nghiệp quốc phòng Tại Việt Nam hiện nay, khái niệm côngnghiệp an ninh còn mơ hồ, và thường được hiểu trong phạm vi của công nghiệpquốc phòng Do vậy, chưa có nghiên cứu nào về công nghiệp an ninh tại Việt Nam,hơn nữa là tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật

Mặc dù trên thế giới và tại Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu vềchuyển giao công nghệ, ở nhiều góc độ khác nhau, song nghiên cứu về chuyển giaocông nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh cũng khá hiếm trên thế giới, và chủyếu tiếp cận ở góc độ của công nghiệp quốc phòng, hoặc an ninh tư nhân do tính bảomật của đề tài này Tại Việt Nam, tác giả chưa thấy có công trình nào nghiên cứu vềmảng đề tài này Đây là những khoảng trống về mặt nội dung cho nghiên cứu củaLuận án.

Hình 1.1 Khoảng trống nghiên cứu của đề tài Luận án

Nguồn: tác giả đề xuất

1.3.2 Về phương pháp nghiên cứu:

Trang 31

Các công trình nghiên cứu trên thế giới sử dụng khá nhiều phương pháp địnhtính, định lượng hoặc kết hợp cả hai, các công trình nghiên cứu tại Việt Nam lại chủyếu sử dụng phương pháp định tính Luận án mạnh dạn tiếp thu và sử dụng có chọnlọc phương pháp nghiên cứu định lượng trong phân tích các yếu tố tác động đếnchuyển giao công nghệ trong lĩnh vực đặc thù như công nghiệp an ninh, từ đó đưa racác giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động này, đảm bảo sựphát triển của ngành công nghiệp an ninh trong những năm tiếp theo.

Trang 32

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG

LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP AN NINH 2.1 Các vấn đề chung về công nghiệp an ninh và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh

2.1.1 Các khái niệm liên quan:

2.1.1.1 Định nghĩa về công nghệ

Có nhiều định nghĩa và khái niệm khác nhau về công nghệ trong nhiều nghiêncứu liên quan đến chuyển giao công nghệ Bản chất của công nghệ là năng động(Sazali, 2012), do vậy các cuộc thảo luận về các khái niệm công nghệ là rất quantrọng trong việc có được một sự hiểu biết rõ ràng về bản chất của công nghệ và xácđịnh các yếu tố của công nghệ Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc xácđịnh khái niệm về công nghệ là không dễ dàng (Reddy và Zhoa, 1990); do đó côngnghệ đã được xác định từ những quan điểm khác nhau Nghiên cứu hiện có vềchuyển giao công nghệ và chuyển giao công nghệ quốc tế đã thu hút được các nhànghiên cứu từ mặt cắt ngang của ngành bao gồm cả tổ chức quản lý, khoa học chínhtrị, kinh tế, xã hội học, nhân chủng học, tiếp thị và gần đây là trong lĩnh vực quản lýcông nghệ (Cusumano và Elenkov, 1994; Zhoa và Reisman, 1992) Thuật ngữ "côngnghệ" là khái niệm trừu tượng nên khá khó để giải thích, quan sát và đánh giá(Blomstrưm và Kokko, 1998) Bất kể các nghiên cứu sâu rộng thực hiện về chủ đềnày, nhiều tác giả lại phân tích theo các chuyên ngành dọc khác nhau và thườngkhông có mô hình cố định được chấp nhận (Reddy và Zhoa, 1990) Lan và Young(1996) nhấn mạnh rằng định nghĩa công nghệ đang thay đổi theo tác giả và bối cảnhcủa ngành Bởi vì điều này nên các khái niệm, các biến và biện pháp có liên quanđển nghiên cứu thường là khác nhau khi xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khácnhau (Kumar et al., 1999)

Khái niệm về công nghệ không chỉ liên quan đến công nghệ mà là hiện thâncủa sản phẩm nhưng nó cũng được kết hợp với những kiến thức hoặc thông tin của

nó sử dụng, ứng dụng và quá trình phát triển sản phẩm (Lovell, 1998; Bozeman,2000)

Các khái niệm đầu tiên của công nghệ như các thông tin cho rằng công nghệnày thường được áp dụng và dễ dàng để tái sản xuất và tái sử dụng (Arrow, 1962)

Trang 33

Tuy nhiên, Reddy và Zhoa (1990) cho rằng những khái niệm đầu tiên của công nghệmâu thuẫn với một loạt các nghiên cứu về chuyển giao công nghệ quốc tế mà chorằng "công nghệ được hình thành như thông tin cụ thể liên quan đến các đặc điểm vàtính hiệu suất của quá trình sản xuất và thiết kế sản phẩm" Họ cũng cho rằng quytrình công nghệ sản xuất, hoạt động được thể hiện trong các thiết bị hay phương tiện

để sản xuất một sản phẩm xác định Mặt khác, việc thiết kế sản phẩm hoặc sản phẩmcông nghệ là điều được thể hiện trong các sản phẩm đã hoàn thành Pavitt (1985)cho thấy rằng công nghệ chủ yếu là các kiến thức khác biệt về một ứng dụng cụ thể,thường không được hệ thống hóa và phần lớn là tích lũy trong các doanh nghiệp.Như vậy, dựa trên lập luận này, công nghệ được coi là 'tài sản vô hình "hay" sảnphẩm cụ thể' của một công ty, là cơ sở tạo ra khả năng cạnh tranh của một công ty vànhìn chung sẽ được phát huy trong điều kiện đặc biệt (Dunning, 1981) Tihanyi vàRoath (2002) đề xuất rằng công nghệ có thể bao gồm thông tin không dễ dàng táisản xuất và chuyển nhượng Dựa trên lập luận này công nghệ được xem là "kiếnthức ngầm (Polanyi, 1967) hoặc sản phẩm cụ thể, bí mật hay kiến thức được biếtđến bởi một tổ chức" (Nonaka, 1994)

Công nghệ là tài sản vô hình của công ty là bắt nguồn từ trong thói quen vàkhông phải là dễ dàng để chuyển do quá trình học tập dần dần và chi phí cao hơn kếthợp với chuyển kiến thức ngầm (Rodasevic, 1999) Kiến thức công nghệ có giá trị

và là tài sản vô hình của công ty, không bao giờ dễ dàng được chuyển từ một công tysang công ty khác vì quá trình học tập công nghệ là cần thiết để đồng hóa và quốc tếhóa công nghệ chuyển giao (Lin, 2003) Rosenberg và Frischtak (1985) cũng coicông nghệ thông tin có liên quan đến các đặc điểm và tính chất hoạt động của cácquá trình sản xuất và thiết kế sản phẩm; do đó công nghệ là ngầm và tích lũy trong

tự nhiên Burgelman et al (1996) giới thiệu công nghệ như các kiến thức lý thuyết

và thực tiễn, kỹ năng, và hiện vật mà có thể được sử dụng để phát triển các sảnphẩm và dịch vụ cũng như sản xuất và hệ thống phân phối

Công nghệ này cũng được thể hiện trong người, vật liệu, quá trình nhận thức

và vật chất, trang thiết bị, máy móc và công cụ (Lin, 2003) Dựa trên khái niệm củaSahal (1981), Bozeman (2000) lập luận rằng công nghệ và tri thức là không thể táchrời chỉ đơn giản bởi vì khi một sản phẩm công nghệ được chuyển giao hoặc lan tỏa,

Trang 34

sự hiểu biết nằm trong các thành phần của công nghệ cũng sẽ được khuếch tán Cácthực thể vật lý không thể được đưa vào sử dụng mà không có sự tồn tại của cơ sởkiến thức cố hữu và phụ trợ.

MacKenzie và Wajcman (1985) xác định công nghệ là sự tích hợp của các đốitượng vật lý hay hiện vật, các quá trình có liên quan đến các đối tượng vật lý Nhữngyếu tố này không phải là yếu tố đặc biệt và là tách rời, nhưng tạo thành một 'webliền mạch' nối các thành phần tạo nên công nghệ (Woolgar, 1987) Trong xác địnhthời hạn công nghệ, tất cả ba yếu tố phải được hiểu là liên kết với nhau và một sựthay đổi trong một yếu tố sẽ ảnh hưởng đến hai yếu tố khác Định nghĩa mới nhấtđược đưa ra bởi Mascus (2003) đã mở rộng khái niệm về công nghệ mà công nghệđược định nghĩa là "các thông tin cần thiết để đạt được một kết quả sản xuất nhấtđịnh từ một phương tiện đặc biệt của việc kết hợp hoặc chế biến được lựa chọn đầuvào bao gồm các quá trình sản xuất, cơ cấu tổ chức trong nội bộ hãng, kỹ thuật quản

lý, và các phương tiện tài chính, phương pháp tiếp thị hoặc bất kỳ sự kết hợp củanó” Các học giả khác như Tepstra và David (1985) cho thấy công nghệ mà là một

hệ thống văn hóa liên quan đến các mối quan hệ giữa con người và môi trường của

họ Từ quan điểm hệ thống Afriyie (1988) định nghĩa công nghệ như bao gồm: 1)kiến thức về hệ thống cơ bản; 2) hệ thống hỗ trợ kỹ thuật (phần mềm); và 3) cáccông nghệ về vốn (phần cứng) Quan điểm này xem là công nghệ nhận sự cần thiết

để xác định các yếu tố khác nhau của công nghệ của từng quốc gia được bổ sung và

hỗ trợ lẫn nhau

Các khái niệm, định nghĩa của các học giả trong và ngoài nước đề cập đến mộtkhía cạnh nhất định trong nội hàm của công nghệ Tuy nhiên, theo tác giả Luận án,công nghệ bao gồm tất cả các kiến thức được thể hiện trong các vật thể, vật chất,mang đến các thông tin về quy trình, bí quyết hoặc giải pháp có kèm theo công cụ,phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm Các công cụ này được tổchức và sắp xếp với nhau theo cách thức nhất định, tùy thuộc vào các môi trường cụthể mà được sắp xếp theo cách thức khác nhau, nhằm đạt tới một mục tiêu nhất địnhcủa một tổ chức

Trang 35

Như vậy, có thể định nghĩa công nghệ là một tập hợp các kiến thức, các thông

tin hoặc cách thức tổ chức, kết hợp với các công cụ - phương tiện ở một mức độ nhất định để đạt tới mục tiêu cụ thể của một tổ chức.

Theo đó, công nghệ được chia thành 4 thành phần chính, bao gồm: vật tư kỹthuật (T- Technoware), con người (H- Humanware), thông tin (I – Inforware) và tổ

chức (O – Orgaware) (UN-ESCAP, 1989).

+ Phần vật tư kỹ thuật (T): thành phần công nghệ được thể hiện dưới hình thứccác công cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện và các cấu trúc hạ tầng xây dựng nhưnhà xưởng… Các công cụ này có thể tồn tại dưới dạng độc lập hoặc một dây chuyềncông nghệ, ứng với một quy trình công nghệ nhất định Đây là thành phần đóng vaitrò cơ bản, có chức năng làm tăng sức mạnh cho con người, kể cả sức mạnh cơ bắp

và sức mạnh trí tuệ (Bộ môn Quản lý công nghệ, 2013).

+ Phần con người (H): thành phần này được thể hiện ở khả năng công nghệ củacon người vận hành sử dụng công nghệ, bao gồm: các kiến thức, kinh nghiệm, kỹnăng do học hỏi, tích lũy được trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tốchất của con người như tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đứclao động Thành phần này đóng vai trò cơ cấu chấp hành với chức năng là vận hành

phần vật tư kỹ thuật (Bộ môn Quản lý công nghệ, 2013).

+ Phần thông tin (I): thành phần công nghệ được hàm chứa trong các dữ liệu đã

được tư liệu hóa để sử dụng trong các hoạt động công nghệ, bao gồm: các dữ liệu vềmáy móc, về phần con người và phần tổ chức Thành phần này đóng vai trò truyền

động của công nghệ (Bộ môn Quản lý công nghệ, 2013).

+ Phần tổ chức (O): thành phần công nghệ được hàm chứa trong khung thể chế đểxây dựng cấu trúc tổ chức, những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sựphối hợp của các cá nhân hoạt động trong công nghệ, kể cả những quy trình tuyểndụng, đào tạo, đề bạt, thù lao khen thưởng, kỷ luật và sa thải, bố trí sắp xếp thiết bịnhằm sử dụng tốt nhất phần vật tư kỹ thuật và phần con người Thành phần này đóng

vai trò động lực của công nghệ (Bộ môn Quản lý công nghệ, 2013).

Việc hiểu biết về các thành phần công nghệ sẽ cho phép xác định được các đặcđiểm của công nghệ, cũng như xác định các giải pháp nhằm đổi mới công nghệ, đảmbảo công nghệ phù hợp với sự thay đổi của môi trường trong một tổ chức nhất định

Trang 36

2.1.1.2 Khái niệm về chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ quốc tế là một đề tài nghiên cứu khoa học được quantâm rộng rãi từ những năm 1960 (Alkhafaji, 1986) Các định nghĩa và khái niệm vềchuyển giao công nghệ đã được thảo luận theo nhiều cách khác nhau dựa trên cáclĩnh vực nghiên cứu và theo mục đích của nghiên cứu (Bozeman, 2000) Gibson vàSmilor, (1991) chuyển giao công nghệ thường được xem như là một quá trình hỗnloạn, mất trật tự, liên quan đến các nhóm và các cá nhân có thể giữ quan điểm khácnhau về giá trị sử dụng và tiềm năng của công nghệ Theo họ, công nghệ thườngkhông có ý nghĩa hoặc giá trị cố định Các nhà nghiên cứu, các nhà phát triển vàngười dùng có thể có những nhận thức khác nhau về công nghệ Lý thuyết vềchuyển giao công nghệ cho thấy rằng việc chuyển giao công nghệ là một quá trìnhphức tạp, khó khăn, ngay cả khi quá trình này diễn ra theo các chức năng khác nhautrong một sản phẩm duy nhất của một công ty duy nhất (Zaltman và cộng sự, 1973;.Kidder, 1981; Smith và Alexander, 1988 ) Chuyển giao công nghệ thường đượccông nhận là một quá trình phức tạp cần có thời gian để phát triển (Agmon và vonGlinow, 1981)

Tuy nhiên, các lý thuyết kinh tế, ví dụ như mô hình tăng trưởng Solow (năm1957), thường coi công nghệ như các yếu tố được thể hiện trong các sản phẩm hoặcquy trình; trong đó công nghệ được xem như kế hoạch chi tiết, máy móc, hoặc cácvật liệu có thể dễ dàng sao chép và chuyển giao (Lin, 2003) Các lý thuyết vềchuyển giao công nghệ và chuyển giao công nghệ quốc tế được mở rộng và đa dạngtrong các ngành khác nhau bao gồm khoa học chính trị, kinh tế, xã hội học, chínhsách công, tiếp thị và quản lý công nghệ (Kumar và cộng sự, 1999) Các vấn đề cóthể xảy ra trong quá trình chuyển giao công nghệ bao gồm sự phù hợp của côngnghệ, hợp tác và xung đột giữa các quốc gia chuyển nhượng, sự thành công củachuyển giao công nghệ, và những lợi ích xã hội và kinh tế của chuyển giao côngnghệ cho cả nhà cung cấp và các nước tiếp nhận (Katz, 1985; Lall, 1982) Cácnghiên cứu trước đây đã coi chuyển giao công nghệ như việc truyền bí quyết phùhợp với điều kiện địa phương, với sự hấp thụ hiệu quả và phổ biến cả trong và giữacác quốc gia (Chung, 2001; Kanyak, 1985) Baranson (1970) định nghĩa chuyểngiao công nghệ như việc truyền bí quyết (kiến thức), cho phép các doanh nghiệp tiếp

Trang 37

nhận công nghệ chuyển giao có thể sản xuất một sản phẩm cụ thể hoặc cung cấp mộtdịch vụ cụ thể So với việc bán máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ đòi hỏimột mối quan hệ bền vững giữa hai doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhấtđịnh nhằm mục đích cho phép các doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ sản xuất cácsản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả chi phí ở mức nhất định (Reddy vàZhoa, 1990) Điều này phù hợp với lập luận trước đó của Chesnais (1986), người lậpluận rằng việc chuyển giao công nghệ không chỉ chuyển giao bí quyết kỹ thuật (kiếnthức) cần thiết để sản xuất các sản phẩm đến người nhận mà còn tạo ra năng lực đểlàm chủ, phát triển và sau đó sản xuất độc lập các sản phẩm công nghệ Hoffman vàGirvan (1990) lập luận rằng khi tiếp nhận chuyển giao công nghệ, các nước đangphát triển phải nhận thức được ba mục tiêu chính cần đạt được: 1) giới thiệu các kỹthuật mới bằng cách đầu tư các nhà máy mới; (2) việc cải tiến kỹ thuật hiện có và(3) các thế hệ tri thức mới.

Thuật ngữ "chuyển giao công nghệ" có nhiều cách diễn đạt, nó thường được sửdụng để mô tả các quá trình mà các ý tưởng và khái niệm này được chuyển từ phòngthí nghiệm đến thị trường (Phillips, 2002; Williams & Gibson, 1990), việc chuyểngiao kiến thức và khái niệm từ phát triển sang các nước kém phát triển công nghệ(Derakhshani, 1983; Putranto et al, 2003) và việc chuyển giao các hoạt động sángtạo cho người dùng phổ thông (Van Gigch, 1978) Autio và Laamanen (1995) đềxuất một định nghĩa rộng hơn bằng cách cho rằng việc chuyển giao công nghệ liênquan đến mục tiêu định hướng tương tác giữa hai hay nhiều thực thể xã hội, trong đótập hợp kiến thức công nghệ vẫn được duy trì ổn định hoặc tăng cường thông quaviệc chuyển giao một hoặc nhiều thành phần của công nghệ Levin (1996) xem xétchuyển giao công nghệ là việc áp dụng các nguyên tắc khoa học để giải quyết vấn đềthực tế Từ góc độ khoa học xã hội, Levin (1993) định nghĩa chuyển giao công nghệnhư là một quy trình kỹ thuật-xã hội hàm ý việc chuyển giao kỹ năng văn hóa kèmtheo sự chuyển động của máy móc, thiết bị và công cụ Định nghĩa này bao gồmviệc chuyển giao công nghệ bao gồm cả chuyển động vật lý của hiện vật và cũngđồng thời, chuyển giao kỹ năng văn hóa tiềm ẩn trong đó Đa số các nghiên cứutrước đây đã xác định chuyển giao công nghệ là một quá trình truyền tải hoặcchuyển động của tri thức Nó liên quan đến quá trình làm thế nào một tổ chức hay

Trang 38

một quốc gia chuyển thành tựu khoa học, công nghệ, ứng dụng mới vào thiết kếcông nghệ, và các kiến thức kỹ thuật có thể được sử dụng trong sản xuất (Chun2007) Công nghệ này cũng có thể được chuyển từ nơi này sang nơi khác hoặc từmột trường đại học đến một doanh nghiệp (Solo và Rogers, 1972) Việc chuyển giaocông nghệ thành công cuối cùng sẽ dẫn đến một sự tích sâu hơn và rộng hơn cáckiến thức (Shiowattana, 1991) Khái niệm chuyển giao công nghệ không chỉ thể hiệnmối quan tâm về việc chuyển giao kiến thức công nghệ, thông tin mà còn quan tâmđến khả năng người nhận công nghệ để tìm hiểu và tiếp thu công nghệ vào các chứcnăng sản xuất (Maskus, 2003).

Hall và Johnson (1970) xác định chuyển giao công nghệ là một hệ thống côngnghệ cho dù nó được thể hiện ở người, sự vật (sản phẩm) hay tiến trình Farhang(1997) cho thấy rằng việc chuyển giao công nghệ trong các trường hợp nhất định đòihỏi không chỉ chuyển giao kiến thức, công nghệ dưới các hình thức quy trình, kếhoạch chi tiết, sản phẩm và đặc điểm kỹ thuật của vật liệu sản xuất, mà còn phảichuyển giao cả bí quyết kỹ thuật và kỹ thuật nhân viên có năng lực cao

Khi đánh giá về lý thuyết chuyển giao công nghệ từ các ngành khác nhau,Zhoa và Reisman (1992) cho rằng các nhà kinh tế thường định nghĩa chuyển giaocông nghệ trên cơ sở các tính chất của kiến thức chung mà trọng tâm chính là cácbiến có liên quan đến sản xuất và thiết kế (Arrow, 1969; Dosi, 1988) Đối với cácnhà xã hội học, họ có xu hướng liên kết chuyển giao công nghệ để đổi mới và xemcông nghệ như là “một thiết kế cho hành động cụ thể làm giảm sự không chắc chắncủa các mối quan hệ nhân quả có liên quan để đạt được một kết quả mong muốn"(Rogers, 1962; Rogers và Shoemaker, 1971) Các nhà nhân chủng học có xu hướngxem rộng chuyển giao công nghệ trong bối cảnh biến đổi văn hóa và cách thức côngnghệ ảnh hưởng đến sự thay đổi Zhoa và Reisman (1992) xác định rằng phần lớncác lý thuyết về chuyển giao công nghệ cũng đã được đóng góp bởi các nhà nghiêncứu quản lý Họ cho rằng các ngành kinh doanh có xu hướng tập trung vào các vấn

đề như giai đoạn chuyển giao công nghệ, thiết kế và các giai đoạn liên quan đến bánhàng (Teese, 1976; Hồ 1979) Mặt khác, các nhà nghiên cứu quản lý có xu hướngtập trung vào chuyển giao trong nội bộ ngành và các mối quan hệ giữa chuyển giao

Trang 39

công nghệ và chiến lược (Rabino, 1989; Chiesa và Manzini, 1996; Laamanen vàAutio, 1996; Lambe và Spekman, 1997).

Tầm quan trọng ngày càng tăng của chuyển giao công nghệ đã tạo ra khoảngcách rất lớn giữa các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách (Bozeman, 2000) và,trong vài thập kỷ qua, các nghiên cứu về chủ đề này đã phát triển mạnh mẽ, với một

số tác giả đề xuất các nguyên tắc phân loại và định nghĩa

Tuy nhiên, đây là một khái niệm phức tạp, đa ngành và định nghĩa của nó vẫncòn chưa cố định (SOETE và Weel, 1999) Công nghệ thường được xem như là mộtcông cụ (Bozeman, 2000) Sahal (1981, 1982, tại Bozeman, 2000) mô tả công nghệnhư là một "cấu hình", nhấn mạnh ý tưởng rằng việc chuyển giao công nghệ khôngchỉ về sản phẩm mà còn về việc sử dụng và ứng dụng của nó Chuyển giao côngnghệ cũng là đa ngành trong tự nhiên và có thể xảy ra trong mọi lĩnh vực của kiến thức, vượt ranh giới của các ngành và lĩnh vực (Reisman, 2005) Các nhà kinh tế, xãhội học, nhân chủng học, kỹ sư và các nhà lý thuyết quản lý đã góp phần kiến thức

cơ bản của lý thuyết chuyển giao công nghệ nhưng mỗi một nghiên cứu lại xác địnhmột vai trò, một định nghĩa và phân loại riêng phản ánh tư duy quan điểm riêng của

họ Điều này đã dẫn đến nhiều định nghĩa phù hợp với các nguyên tắc và mục đíchcủa nghiên cứu (Zhao và Reisman, 1992) Reddy và Zhao (1990) lập luận rằng cáccông trình trước năm 1990 đã không nhấn mạnh các khía cạnh chính trị quốc tế,giao dịch thương mại và các vấn đề hoạt động, và không xem xét các kích thướcngang và dọc của việc chuyển giao Trong thực tế, với phụ thuộc lẫn nhau giữa cácthành phần ngang và dọc, sự đóng góp của chuyển giao công nghệ hiếm khi có thểđược cô lập (Reddy và Zhao, 1990)

Các khái niệm về chuyển giao công nghệ khá đa dạng và phong phú, tùy thuộcvào môi trường và góc độ nghiên cứu khác nhau, song thường có một điểm chung làthể hiện sự di chuyển công nghệ ra khỏi môi trường hiện có của nó, có thể bao gồmchuyển giao từng thành phần cấu thành hoặc toàn bộ công nghệ Mục đích của việcchuyển giao công nghệ là nhằm giúp cho bên tiếp nhận công nghệ chuyển giao nângcao năng lực công nghệ ở một trình độ nhất định, từ đó có thể ứng dụng và hoànthiện công nghệ này vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, và đạt được một kếtquả nhất định nào đó về mặt kinh tế xã hội

Trang 40

Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, tác giả cho rằng: “Chuyển giao công

nghệ là việc di chuyển một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ theo các chế độ pháp lý nhất định nhằm tạo ra một năng lực công nghệ nhất định cho bên nhận công nghệ”.

Theo khái niệm này, việc di chuyển có thể được thực hiện bằng cách chuyểngiao các thiết bị kỹ thuật, máy móc, hoặc chuyển giao thông tin được lưu trữ trongcác công thức, bảng biểu, sơ đồ Việc chuyển giao có thể bao gồm các phương thứcnhư chuyển giao sản phẩm hoặc chuyển giao các tài liệu, thực hiện đào tạo vậnhành, sử dụng hoặc nâng cao năng lực tiếp nhận của bên tiếp nhận công nghệ Cácchế độ pháp lý trong chuyển giao có thể bao gồm hoạt động mua bán quyền sử dụnghoặc quyền sở hữu đối với công nghệ, quyền cải tiến, quyền phân phối sản phẩm,quyền xuất khẩu sản phẩm gắn liền với công nghệ Việc chuyển giao công nghệthành công phụ thuộc vào cơ sở pháp lý, năng lực, thiện chí của bên chuyển giao và

kỹ năng đàm phán, năng lực nhận công nghệ, nỗ lực quyết tâm có được công nghệcủa bên nhận công nghệ (Nguyễn Vân Anh, 2015) Đi kèm với việc chuyển giao vềcác quyền liên quan đến sở hữu và định đoạt công nghệ, các thành phần công nghệnhư thiết bị, thông tin, quy trình và cách thức tổ chức – vận hành công nghệ cũngđược chuyển giao theo các điều kiện mua bán của công nghệ nhất định Các điềukiện này phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa bên chuyển giao và bên tiếp nhậncông nghệ chuyển giao

2.1.1.3 Khái niệm về an ninh và công nghiệp an ninh

* Khái niệm về an ninh

Trong ngôn ngữ hàng ngày, an ninh là được trạng thái có hoặc cảm thấy an

toàn Nó bao hàm một sự vắng mặt của các mối đe dọa hoặc thiếu sự dễ bị tổn thương (Concise Oxford English Dictionary) Khái niệm này khá rộng và mở, áp

dụng cho một phạm vi rộng về các đối tượng điều chỉnh An ninh được xem như mộtvấn đề phổ biến trong các lĩnh vực xã hội, có khả năng liên quan đến nhiều khíacạnh của cuộc sống hàng ngày Frédéric Gros coi an ninh là sự bảo vệ của con ngườitrong "chất lượng cuộc sống của họ" (qualité de vivants) (GROS, Frédéric, 2001).Cho đến cuối chiến tranh lạnh, sự hiểu biết về khái niệm an ninh vẫn chịu ảnh

hưởng bởi tư tưởng chính trị thống trị, trong đó, an ninh (bảo mật) được xem là một

Ngày đăng: 03/04/2019, 09:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w