Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
Trang 1MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, quan hệmậu dịch tự do được thực sự mở rộng, thương mại, trao đổi buôn bán giữa cácnước ngày càng đa dạng trên mọi lĩnh vực, ngành nghề Việt Nam cũng đã vàđang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc mởrộng các quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới Kim ngạch xuất nhậpkhẩu chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam
Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tếđáng khâm phục: năm 2006, tỷ lệ tăng trưởng đạt 8,17% , đứng thứ hai tạichâu Á; 3 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 10,48 tỉ USD, cảnước nhập khẩu gần 12 tỉ USD, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện,trong 10 năm qua Việt Nam đã giảm tỷ lệ người nghèo từ 60% dân số xuốngcòn 19% Bên cạnh đó, Việt Nam vừa chính thức trở thành thành viên trongTổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đạt kết quả phát triển con người đầyấn tượng, có mức GDP không ngừng tăng và đặt mục tiêu trở thành nước thunhập trung bình vào năm 2010 Một bộ phận người dân Việt Nam thuộc tầnglớp trung lưu có thu nhập cao tăng lên.
Ở các nước đang phát triển, thu nhập tăng và đô thị hoá nhanh là nhữngnguyên nhân chính làm thay đổi nhu cầu ăn uống của người dân Đó là yêucầu cao hơn cho bữa ăn, đặc biệt là nhu cầu về nhập khẩu thịt, các loại đồuống có cồn như rượu vang và các loại thực phẩm chế biến
Thực ra, văn hóa rượu ở Việt Nam đã có từ lâu đời trong tổng thể vănhóa ẩm thực của dân tộc nhưng về rượu vang vẫn còn ít người biết cảm thụ,thưởng thức Trong quá trình hội nhập quốc tế và bùng nổ du lịch, dòngkhách nước ngoài vào đầu tư, làm ăn và đi du lịch ở Việt Nam ngày càngtăng Do đó, nhu cầu về rượu vang trong tương lai gần sẽ ngày càng tăng,đây sẽ là cơ hội kinh doanh cho các nhà nhập khẩu rượu vang trong nước
Trang 2đặc biệt là TOCONTAP- một trong số những doanh nghiệp tiến hành hoạtđộng nhập khẩu rượu vang sớm ở Việt Nam Do đó với cơ hội thực tập tại
công ty TOCONTAP em đã chọn đề tài: “ Nhập khẩu và phân phối rượuvang của công ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI ” làm chuyên đề thực
3 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động kinh doanh nhập khẩu và phân phốirượu vang của công ty.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, em đã sử dụng kết hợpmột số phương pháp nghiên cứu như: tham khảo những tài liệu có liên quanđến quá trình kinh doanh nhập khẩu, phân phối sản phẩm rượu vang, thuthập thông tin trên báo chí, số liệu của công ty những năm gần đây Trên cơsở đó tiến hành các phân tích đánh giá ban đầu sơ bộ về hoạt động nhậpkhẩu rượu vang của công ty XNK TP TOCONTAP.
4 Kết cấu cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được chia thành 3 phần chính:
Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu và phân phối sản phẩm nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu rượu vang của công tyCP XNK TP TOCONTAP HANOI.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị tăng cường hoạt động kinhdoanh nhập khẩu rượu vang.
Trang 3CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
Như vậy có thể hiểu Nhập khẩu là quá trình đưa hàng hóa dịch vụ đượcsản xuất ở nước ngoài vào trong nước để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêudùng trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận, nối liền sản xuất vớitiêu dùng giữa các quốc gia
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra giữa các nước,các chủ thể kinh tế khác nhau trên phạm vi toàn cầu vì vậy, hoạt động nhậpkhẩu thường xuyên bị chi phối bởi các chính sách luật pháp của mỗi quốc gia,mỗi quốc gia quản lý hoạt động nhập khẩu thông qua các công cụ như: côngcụ thuế quan, hạn ngạch, giấy phép, công cụ hàng rào kỹ thuật, cấm nhậpkhẩu
Các quốc gia tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu nhằm mụcđích là có được hiệu quả cao từ việc nhập khẩu các loại hàng hóa phục vụ chotái sản xuất mở rộng và nâng cao đời sống nhân dân trong nước, người dân
Trang 4mỗi nước có cơ hội lựa chọn lớn hơn đối với các hàng hóa dịch vụ, đảm bảosự phát triển liên tục, nâng cao năng suất lao động, bảo vệ ngành sản xuấttrong nước, giải quyết vấn đề thiếu hụt trên thị trường trong nước Ngoài ra,hoạt động nhập khẩu còn đảm bảo nguồn nguyên liệu cho những ngành kinhtế mũi nhọn của mỗi nước phát triển ổn định khi mà khả năng sản xuất trongnước chưa đáp ứng được, tạo những năng lực mới cho sản xuất, khai thác lợithế so sánh của quốc gia, kết hợp hài hòa có hiệu quả giữa nhập khẩu với cảithiện cán cân thanh toán.
1.2 Lợi ích thu được từ hoạt động kinh doanh Nhập khẩu:
Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra sôi nổi, các quốc gia khôngngừng mở rộng quan hệ buôn bán, trao đổi với nhau, thương mại quốc tế ngàycàng phát triển Nhập khẩu với vai trò là một bộ phận của thương mại quốc tếcũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự lớn mạnh này Nó tác động tíchcực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tếmỗi quốc gia về sức lao động, vốn, tài nguyên, khoa học kỹ thuật Nhậpkhẩu thể hiện mối quan hệ kinh tế mức độ phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa cácnền kinh tế của các quốc gia trên thế giới do đó nhập khẩu có một vai trò rấtquan trọng đặc biệt là đối với các nước đang phát triển
Thứ nhất, Nhập khẩu làm đa dạng hoá hàng hoá như chủng loại, chất
lượng, giá cả , tăng khả năng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ Sự đa dạng hóasản phẩm một mặt cho phép người tiêu dùng được tiêu dùng những mặt hàngsản xuất ở nước ngoài phù hợp với nhu cầu sản xuất ở trong nước Đây là cơsở để bổ sung hàng hoá trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất đượcnhưng không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước Mặt khácsự cạnh tranh giữa nhiều nhà sản xuất như vậy dẫn đến những nỗ lực giảm giáthành sản xuất xuống mức thấp nhất có thể của nhà sản xuất Vì vậy ngườitiêu dùng được hưởng lợi từ mức giá cạnh tranh quốc tế đó.
Trang 5Thứ hai, Nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh
thương mại vì qua hoạt động nhập khẩu cung cấp cho nền kinh tế một lượnglớn hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu cần thiết bổ sung kịp thời những thiếuhụt, mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổnđịnh.
Thứ ba, Nhập khẩu tạo ra sự liên kết giữa các nền kinh tế trong nước
với nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốctế phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, giúp khai thác được lợi thế so sánhtrên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất Một sản phẩm có thể được hợp tác bởinhiều quốc gia, một quốc gia có thể xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ với cácquốc gia khác Họ có thể tập trung nguồn lực vào việc sản xuất và xuất khẩucác mặt hàng mà họ có lợi thế, nhập khẩu những mặt hàng mà họ không có lợithế Như vậy, nhập khẩu tạo ra sự phát triển vượt bậc trong sản xuất xã hội,tiết kiệm được chi phí và thời gian, tạo ra sự phát triển đồng đều về trình độxã hội, phá bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất và kinh doanh trong nước,phát huy nhân tố mới trong sản xuất nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức kinhtế có cơ hội tham gia và cạnh tranh trên thị trường.
Thứ tư, Nhập khẩu là kênh chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý.
Nhà đầu tư quốc tế mang theo vốn công nghệ và kỹ năng quản lý đến mộtnước với mong đợi thu được tỷ lệ lợi nhuận cao nhất thông qua khả năngnhập khẩu bán thành phẩm và xuất khẩu bán thành phẩm đó ra thị trường thếgiới một cách tự do Như vậy nhập khẩu còn có vai trò tích cực trong việcthúc đẩy xuất khẩu bởi vì nó cung cấp đầu vào cho sản xuất hàng hoá, nângcao chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoára thị trường nước ngoài
Thứ năm, Nhập khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sống nhân dân Nhập khẩu tạo ra năng lực sản xuất mới,
Trang 6đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, sản xuất ổn định đảm bảo đời sốngngười lao động, nhiều ngành nghề mới phát triển tạo thêm nhiều công ăn việclàm cho người lao động, đời sống được cải thiện, hạn chế các tệ nạn xã hội,tạo thu nhập và ổn định phát triển kinh tế xã hội.
1.3 Sự cần thiết khách quan tiến hành hoạt động kinh doanh Nhập khẩu:
1.3.1 Nguồn lực sản xuất khan hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuấtvà tiêu dùng trong nước:
Theo quy luật khan hiếm, nguồn lực xã hội là một phạm trù hữu hạn,ngày càng khan hiếm và cạn kiệt do con người ngày càng sử dụng nhiều cácnguồn lực sản xuất phục vụ các nhu cầu khác nhau của họ Trong khi cácnguồn lực sản xuất ngày càng giảm thì nhu cầu của con người ngày càng tăngvà không có giới hạn Do đó bắt buộc mọi doanh nghiệp phải lựa chọn chínhxác ba câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Thịtrường chỉ chấp nhận doanh nghiệp nào quyết định đúng loại sản phẩm với sốlượng và chất lượng phù hợp Mọi doanh nghiệp trả lời không đúng ba vấn đềtrên sẽ sử dụng các nguồn lực sản xuất lãng phí, không hiệu quả nguồn lựcsản xuất xã hội và không có khả năng tồn tại
1.3.2 Khoa học công nghệ phát triển là tiền đề đẩy mạnh hoạt động kinhdoanh nhập khẩu.
Sự phát triển của kỹ thuật sản xuất đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, nhiềuphương pháp chế tạo sản phẩm được tìm ra Kỹ thuật sản xuất phát triển chophép với cùng một nguồn lực đầu vào nhất định người ta có thể tạo ra nhiềunhững chủng loại sản phẩm khác nhau Điều này cho phép các doanh nghiệpcó khả năng lựa chọn kinh tế, lựa chọn sản xuất kinh doanh sản phẩm tối ưu.Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh caonhất , thu được nhiều lợi ích nhất Sự tăng trưởng kết quả kinh doanh của sảnxuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến các yếu tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng
Trang 7cơ cấu kinh tế nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế Tóm lại, nhờ vàosự phát triển của khoa học công nghệ hoạt động kinh doanh nhập khẩu củadoanh nghiệp sẽ được đẩy mạnh.
1.3.3 Thị trường nhập khẩu cạnh tranh ngày càng gay gắt:
Trong điều kiện còn có sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triểnkinh tế và năng suất lao động, tự do thương mại đã làm cho nhập khẩu củacác nước chậm phát triển tăng lên và nhiều hàng hóa nước ngoài trở nên cạnhtranh với hàng hóa trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh vớicác doanh nghiệp trong nước Do đó những doanh nghiệp trong nước để tồntại và phát triển phải luôn đổi mới để theo kịp sự thay đổi của môi trường,nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín Trongđiều kiện nguồn lực sản xuất khan hiếm, để tăng khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài một trong những biệnpháp để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước là nhập khẩu.
1.4 Các hình thức nhập khẩu chủ yếu:
Trên thị trường thế giới, những giao dịch ngoại thương đều được tiếnhành theo những cách thức nhất định, hoạt động nhập khẩu cũng được tiếnhành dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức đều có đặc điểm riêng,tùy từng trường hợp, chủng loại hàng hóa, các nhân tố tác động khác màdoanh nghiệp có thể chon lựa hình thức nhập khẩu phù hợp.
1.4.1 Nhập khẩu trực tiếp:
1.4.1.1 Khái niệm:
Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu độc lập của mộtdoanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu trực tiếp các hàng hóa và dịchvụ mà không qua một tổ chức trung gian nào.
1.4.1.2 Đặc điểm:
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập
Trang 8khẩu nhiều hơn so với các hình thức khác
Tuy nhiên đây là hình thức nhập khẩu mà tự doanh nghiệp đứng ranhập khẩu nên doanh nghiệp phải chịu mọi chi phí, rủi ro, tổn thất cũng nhưlợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu của mình Doanh nghiệp sẽ phảichịu mọi nghĩa vụ thuế liên quan đến lĩnh vực nhập khẩu như thuế nhập khẩu,thuế mặt hàng Do đó cần phải xem xét kỹ lưỡng từng bước, từ nghiên cứuthị trường, đầu vào, đầu ra, cho đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng, bánhàng, thu tiền về để tránh gây tổn thất Trong hợp đồng này doanh nghiệpphải tự bỏ vốn để thanh toán và phải cân nhắc các khoản thu chi để đảm bảokinh doanh có lãi.
1.4.2 Nhập khẩu liên doanh:
1.4.2.1 Khái niệm:
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hóa trên cơ sở liênkết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp ( trong đó có ít nhấtmột doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng để cùnggiao dịch và đề ra chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động nhậpkhẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho hai bêntheo nguyên tắc lãi cùng chia, lỗ cùng chịu.
1.4.2.2 Đặc điểm:
Ở hình thức này, các doanh nghiệp chịu ít rủi ro hơn so với hình thứcnhập khẩu trực tiếp bởi mỗi doanh nghiệp tham gia nhập khẩu liên doanh chỉphải góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bêncũng phân bổ theo số vốn góp Việc phân chia chi phí, các loại thuế theo tỷ lệgóp vốn, lãi lỗ tùy theo hai bên thỏa thuận phân chia.
Trong hình thức nhập khẩu liên doanh, doanh nghiệp đứng ra nhậpkhẩu hàng sẽ được tính kim ngạch nhập khẩu, nhưng khi đưa hàng về tiêu thụchỉ được tính doanh số trên số hàng tính theo tỷ lệ vốn góp và chịu thuế doanh
Trang 9thu trên doanh số đó Doanh nghiệp đứng ra nhập khẩu trực tiếp phải lập haihợp đồng: một hợp đồng mua hàng với nước ngoài và một hợp đồng liêndoanh với các doanh nghiệp khác.
1.4.3 Nhập khẩu ủy thác:
1.4.3.1 Khái niệm:
Nhập khẩu ủy thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp cóvốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một loại hàng hóa nhưng lạikhông có quyền tham gia nhập khẩu trực tiếp đã ủy thác cho một doanhnghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩutheo yêu cầu của mình Bên ủy thác sẽ tiến hành đàm phán với nước ngoài đểnhập khẩu hàng hóa theo yêu cầu của bên ủy thác và được nhận một khoảnthù lao gọi là phí ủy thác Hay nói cách khác, nhập khẩu ủy thác là doanhnghiệp nhập khẩu đóng vai trò trung gian nhập khẩu, làm thay cho đơn vị cầnnhập khẩu những thủ tục cần thiết để nhập hàng và hưởng phần trăm chi phíủy thác theo giá trị hàng nhập khẩu.
1.4.3.2 Đặc điểm:
Ở hình thức nhập khẩu này, doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu (bênnhận ủy thác) không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có), khôngphải nghiên cứu thị trường hàng nhập khẩu mà chỉ đóng vai trò là đại diệncho bên ủy thác giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký kết hợp đồng, làm thủtục nhập khẩu hàng cũng như thay mặt cho bên ủy thác khiếu nại, đòi bồithường với bên nước ngoài khi có tổn thất.
Bên nhận ủy thác phải tự nghiên cứu thị trường, lựa chọn mặt hàng, đốitượng giao dịch và chịu mọi chi phí có liên quan.
Khi nhập khẩu ủy thác thì các doanh nghiệp nhận ủy thác phải lập haihợp đồng: một hợp đồng ngoại giữa doanh nghiệp nhập khẩu với đối tác nướcngoài và một hợp đồng nội giữa doanh nghiệp nhận ủy thác với doanh nghiệp
Trang 10ủy thác Khi tiến hành nhập khẩu ủy thác thì doanh nghiệp chỉ được tính phíủy thác chứ không được tính doanh thu và không phải tính thuế doanh thu.
Hình thức nhập khẩu ủy thác có ưu điểm là mức độ rủi ro thấp, tráchnhiệm ít, người đứng ra nhập khẩu không phải là người chịu mọi trách nhiệmcuối cùng, đặc biệt là không cần vốn để mua hàng, phí ủy thác tuy ít nhưngnhận tiền nhanh, ít thủ tục và rủi ro.
1.4.4 Hình thức nhập khẩu hàng đổi hàng:
1.4.4.1 Khái niệm:
Hình thức nhập khẩu hàng đổi hàng là một trong những loại hình củabuôn bán đối lưu Đây là phương thức trao đổi hàng hóa, trong đó nhập khẩukết hợp chặt chẽ với xuất khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượnghàng trao đi có giá trị tương ứng bằng lượng hàng nhập về, thanh toán trongtrường hợp này không phải bằng tiền mà sử dụng bằng hàng hóa Mục đíchnhập khẩu ở đây không phải chỉ để thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà cònnhằm xuất khẩu được hàng, thu cả lãi từ hoạt động xuất khẩu.
Trang 11Hoạt động nhập khẩu này mang lại lợi ích hơn cho các bên liên quanbởi cùng một hợp đồng mà có thể tiến hành cùng một lúc cả hoạt động xuấtvà nhập, do đó mà có thể thu lãi từ cả hai hoạt động này.
Trong hợp đồng nhập khẩu đổi hàng thường có điều kiện đảm bảo đốilưu Sự đảm bảo này có thể được thực hiện bởi một trong những phương phápsau:
+ Dùng thư tín dụng đối ứng ( Reciprocal Letter of Credit): đây là mộtloại thư tín dụng mà trong nội dung của nó có các điều khoản quy định chung.Thư tín dụng đối ứng chỉ có hiệu lực khi người hưởng mở một thư tín dụngkhác có kim ngạch tương đương.
+ Dùng người thứ ba khống chế chứng từ sở hữu hàng hóa Người nàysẽ chỉ giao chứng từ đó cho người nhận hàng khi người này đổi lại một chứngtừ sở hữu hàng hóa có giá trị tương đương.
+ Phạt về việc giao thiếu hay giao chậm hàng,
1.4.5 Nhập khẩu theo đơn đặt hàng:
1.4.5.1 Khái niệm:
Nhập khẩu theo đơn đặt hàng là hình thức đơn vị ngoại thương chịumọi chi phí và mọi rủi ro để nhập khẩu hàng hoá cho đơn vị đặt hàng trên cơsở đơn đặt hàng của đơn vị đặt hàng còn đơn vị đặt hàng có nghĩa vụ nhậnhàng và trả tiền.
1.4.5.2 Đặc điểm:
Đơn vị ngoại thương phải kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài theođúng đơn đặt hàng về các mặt hàng, tên hàng, số lượng hàng, quy cách, chấtlượng sản phẩm, điều kiện kỹ thuật và thời hạn giao hàng.
Đối với hình thức này phương thức thanh toán thường áp dụng là:phương pháp nhờ thu có chấp nhận.
Trang 121.4.6 Nhập khẩu tái xuất:
1.4.6.1 Khái niệm:
Nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhậpkhẩu hàng hoá vào trong nướcnhưng không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước khácnhằm thu lợi nhuận, những hàng nhập khẩu này không được qua chế biến ởnước tái xuất Trong hoạt động nhập khẩu tái xuất luôn luôn có sự tham giacủa ba nước là: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất.
1.4.6.2 Đặc điểm:
Doanh nghiệp tái xuất phải thực hiện hai hợp đồng: hợp đồng nhậpkhẩu và hợp đồng xuất khẩu và không phải chịu thuế xuất nhập khẩu về cáchình thức kinh doanh.
Doanh nghiệp nhập khẩu ở nước tái xuất phải tính toán chi phí, ghépmối bạn hàng xuất và bạn hàng nhập, đảm bảo sao cho có thể thu được số tiềnlớn hơn tổng chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động này.
Doanh nghiệp xuất nhập tái xuất trực tiếp được tính kim ngạch xuấtkhẩu và nhập khẩu, doanh số bán tính trên giá trị hàng xuất khẩu, do đó vẫnphải chịu thuế doanh thu
Hàng hoá nhập khẩu không nhất thiết phải qua nước tái xuất mà có thểchuyển thẳng sang nước thứ ba, nhưng trả tiền phải luôn do nước tái xuất thutừ người nhập khẩu và trả cho nước xuất khẩu Nhiều khi người tái xuất cònthu được lợi thế về tiền hàng do thu nhanh trả chậm
Để đảm bảo thanh toán, hợp đồng tái xuất thường dùng thư tín dụnggiáp lưng (back to back L/C).
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp:
1.5.1 Chế độ chính sách chính trị, luật pháp trong nước và quốc tế:
Môi trường chính trị luật pháp bao gồm các văn bản dưới luật, các quyđịnh pháp luật về kinh doanh trong nước và quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp
Trang 13đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu Các yếu tố chính trị bao gồm sự ổn địnhcủa chính phủ, mức độ tham nhũng trong hệ thống chính trị, tiến trình chínhtrị có ảnh hưởng đến chính sách kinh tế Môi trường pháp lý lành mạnh là tiềnđề quan trọng cho các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, vừa điềuchỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không chỉ chú ý đến kết quảriêng mà còn chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội Môitrường pháp luật đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽđiều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh.
Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh mọi doanh nghiệp có nghĩa vụchấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật, đặc biệt là kinh doanhtrên thị trường quốc tế Bởi vì hoạt động nhập khẩu được tiến hành bởi cácchủ thể ở các quốc gia khác nhau do đó nó chịu sự tác động của chính sách,chế độ ở quốc gia đó, đồng thời nó cũng phải tuân thủ những quy định luậtpháp quốc tế chung Trong quá trình hoạt động nhập khẩu doanh nghiệp phảinắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành kinh doanh trên cơ sở tôntrọng luật pháp của nước đó.
1.5.2 Những yếu tố cạnh tranh:
Bao gồm các biến số như số lượng các đối thủ cạnh tranh của công tyvà chiến lược kinh doanh của chúng, cơ cấu giá thành, chất lượng sản phẩm.Đây là nhân tố có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu củatừng doanh nghiệp Ngoài ra còn tính đến việc cạnh tranh có ảnh hưởng nhưthế nào tới giá thành và mức độ sẵn có của các nguồn lực như lao động, vốntài chính, nguyên liệu thô Nếu có sự tồn đọng hàng hóa hay biến động về giácả hay có sự suy giảm về nhu cầu của một mặt hàng nào đó ở thị trường trongnước sẽ làm giảm ngay lập tức lượng hàng đó ở thị trường nhập khẩu vàngược lại Cuối cùng các yếu tố cạnh tranh còn liên quan tới tính cách, hànhvi cư xử và sở thích của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của công ty và
Trang 14các đối thủ cạnh tranh của nó.
1.5.3 Những biến động trong tỷ giá hối đoái:
Hoạt động nhập khẩu không phải là hoạt động trao đổi hàng hóa thôngthường bởi vì nó có sự tham gia trao đổi giữa các quốc gia, các chủ thể cóquốc tịch khác nhau và đặc biệt là sự góp mặt của các đồng tiền có giá trịkhác nhau Tỷ giá hối đoái là phương tiện so sánh về mặt giá trị tương đốigiữa các ngoại tệ Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, đồng nội tệ có giá trị giảmxuống so với đồng ngoại tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu vàngược lại Bởi vì, khi tỷ giá tăng lên với cùng một lượng ngoại tệ thu được doxuất khẩu có thể đổi được nhiều hơn đồng nội tệ, hàng xuất khẩu rẻ hơn tuynhiên hàng nhập khẩu đắt hơn, nên các nhà nhập khẩu hạn chế kinh doanhhàng nhập khẩu Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống có tác độnghạn chế xuất khẩu vì cùng một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu sẽ đổiđược ít hơn đồng nội tệ, đồng thời đây lại là cơ hội tốt cho hoạt động nhậpkhẩu
1.5.4 Hệ thống giao thông vận tải phát triển:
Hệ thống giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong sự phát triểncủa hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu diễn ra giữacác doanh nghiệp quốc gia khác nhau, xa cách nhau về không gian Do đó hệthống giao thông vận tải và thông tin liên lạc có vai trò to lớn đối với hoạtđộng nhập khẩu Vấn đề cung cấp hàng hóa đầy đủ, chính xác, kịp thời đã trởthành nhu cầu số một, là yếu tố đầu tiên tạo niềm tin, uy tín đối với kháchhàng Sự phát triển của hệ thống vận tải, thông tin liên lạc đã nói lên tầm quantrọng của việc vận tải hàng hóa Việc hiện đại hóa phương thức vận chuyển,bốc xếp, bảo quản góp phần làm an toàn, nhanh chóng trong quá trình nhậpkhẩu
Trang 151.5.5 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như: vănhóa, chính trị xã hội, công nghệ Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanhcủa doanh nghiệp đều ảnh hưởng tới các quyết định kinh doanh nhập khẩucủa doanh nghiệp Doanh nghiệp với điều kiện cơ bản của mình và căn cứ vàonhững biến động của các yếu tố đó mà cân nhắc lựa chọn phương án kinhdoanh phù hợp Đây là những nhân tố khách quan mà doanh nghiệp chỉ có thểnhận thức được chứ không thể tự mình tác động để làm nó biến đổi
2 Phân phối và xúc tiến bán sản phẩm:
Hoạt động nhập khẩu được thực hiện với nhiều khâu và nghiệp vụ khácnhau như: nghiên cứu tiếp cận thị trường, lựa chọn hàng hóa nhập khẩu, tiếnhành các giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng,và tổ chức bán sản phẩm nhập khẩu Tổ chức bán hàng nhập khẩu của doanhnghiệp ở trong nước là khâu cuối cùng trong việc thực hiện hợp đồng nhậpkhẩu nhưng lại là khâu quyết định cho thành công của thương vụ nhập khẩu.Tổ chức thực hiện tốt hoạt động bán hàng là một cách gián tiếp giảm chi phílưu thông, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1 Phân phối sản phẩm:
2.1.1 Bản chất và tầm quan trọng của kênh phân phối:
2.1.1.1 Khái niệm kênh phân phối:
Theo quan điểm tổng quát của Marketing, kênh phân phối là một tậphợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vàoquá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng Nói cách khác,đây là một nhóm các tổ chức cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sảnphẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng để người tiêu dùng hoặc người sử dụng côngnghiệp có thể mua và sử dụng
Tất cả những người tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành
Trang 16viên của kênh Các trung gian thương mại nằm giữa người sản xuất và ngườitiêu dùng cuối cùng là thành viên quan trọng trong nhiều kênh phân phối.
Có nhiều loại trung gian thương mại tham gia vào kênh phân phối vàthực hiện các chức năng khác nhau Chủ yếu bao gồm: nhà bán buôn, nhà bánlẻ, đại lý và môi giới, nhà phân phối
2.1.1.2 Vai trò của kênh phân phối:
Vai trò quan trọng của kênh phân phối là làm cho cung và cầu phù hợpmột cách trật tự và hiệu quả Nhờ quan hệ tiếp xúc, kinh nghiệm, việc chuyênmôn hóa và quy mô hoạt động mà những người trung gian sẽ đem lại cho nhàsản xuất nhiều lợi ích hơn so với khi họ tự làm lấy Việc sử dụng các trunggian thương mại trong kênh phân phối sẽ có hiệu quả hơn do tối thiểu hóa sốlần tiếp xúc Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được nhữngkhác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất vớinhững người tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ
2.1.1.3 Chức năng của các thành viên trong kênh phân phối:
Mỗi thành viên trong kênh phân phối thực hiện các chức năng khácnhau với những mức độ khác nhau Chức năng chủ yếu mà tất cả các thànhviên trong kênh phải thực hiện đó là:
- nghiên cứu thị trường: nhằm thu thập thông tin cần thiết để lập chiếnlược phân phối.
- Xúc tiến khuyếch trương cho những sản phẩm họ bán: soạn thảo vàtruyền bá những thông tin về hàng hóa.
- Thương lượng: để thỏa thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợitrong kênh Thỏa thuận về giá cả và những điều kiện phân phối khác.
- Phân phối vật chất: vận chuyển, bảo quản, dự trữ hàng hóa.
- Hoàn thiện hàng hóa: làm cho hàng hóa đáp ứng được những yêu cầucủa người mua.
Trang 17- Tài trợ: cơ chế tài chính trợ giúp cho các thành viên trong kênh thanhtoán
- San sẻ rủi ro: chia sẻ những rủi ro liên quan đến quá trình phân phối.Doanh nghiệp cần phải xác định phân chia chức năng của các thànhviên trong kênh hợp lý như vậy sẽ giảm được chi phí, nâng cao năng suất vàhiệu quả kinh doanh.
2.1.2 Cấu trúc và tổ chức kênh phân phối:
Cấu trúc kênh phân phối
+ chiều dài kênh phân phối: được đặc trưng bởi số cấp độ trung giantham gia vào kênh phân phối, mỗi một loại hình trung gian tham gia vào kênhphân phối được gọi là một cấp của kênh Kênh phân phối theo chiều dài baogồm:
- kênh A: kênh trực tiếp, kênh không cấp: nhà sản xuất bán hàng trựctiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, như: bán hàng qua truyền hình, thươngmại điện tử, trực tiếp tại các cửa hàng của nhà sản xuất Áp dụng trongtrường hợp phân phối hay bán những sản phẩm mau hỏng đòi hỏi thời gianlưu thông ngắn, những sản phẩm cồng kềnh, nặng nề đòi hỏi phải phân phốingắn để giảm tối đa quãng đường vận chuyển và số lần bốc dỡ
- Kênh B (kênh cấp 1): nhà sản xuất bán hàng qua nhà bán lẻ đếnngười tiêu dùng Áp dụng trong trường hợp: khi nhà bán lẻ có quy mô lớn vàcó khả năng kinh doanh để có thể mua được khối lượng lớn từ nhà sản xuất;khi chi phí lưu kho là quá đắt nếu phải sử dụng nhà bán buôn.
- Kênh C (kênh 2 cấp): xuất hiện thêm nhà trung gian thứ hai: nhà bánbuôn Có sự chuyên môn hóa và thỏa thuận trong kênh, khả năng kiểm soátcủa nhà sản xuất với giá sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng giảm Ápdụng phổ biến cho các sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ thông thường.
- Kênh D (kênh 3 cấp): là kênh dài nhất cho nên khả năng kiểm soát
Trang 18của nhà sản xuất rất hạn chế Áp dụng trong trường hợp khi có nhiều nhà sảnxuất nhỏ và nhiều nhà bán lẻ nhỏ, một đại lý được sử dụng để giúp phối hợpcung cấp sản phẩm với khối lượng lớn, lúc này trách nhiệm của đại lý là triểnkhai chính sách phân phối của doanh nghiệp ở khu vực mà họ phụ trách.
+ Chiều rộng của kênh phân phối: đặc trưng bởi số lượng trung gian ởmỗi cấp độ phân phối Có ba phương thức phân phối là:
-phân phối rộng rãi: Doanh nghiệp cố gắng bán sản phẩm qua càngnhiều trung gian càng tốt, thường áp dụng đối với các sản phẩm và dịch vụthông dụng.
-Phân phối chọn lọc: Nhà sản xuất chọn lọc một số trung gian đạt tiêuchuẩn nhất định, thường áp dụng đối với hàng mua có suy nghĩ, hàng có giátrị cao, không mua hàng thường xuyên.
-Phân phối duy nhất: Doanh nghiệp chỉ chọn một trung gian thươngmại duy nhất và yêu cầu đại lý bán một mặt hàng độc quyền Mục đích củanhà sản xuất muốn đại lý gắn bó chặt chẽ với một sản phẩm của họ, đại lý sẽbán tích cực hơn, đồng thời dễ dàng kiểm soát chính sách của người trunggian về việc định giá bán, tín dụng, quảng cáo và các dịch vụ khác.
Nếu doanh nghiệp kết hợp cả hai kiểu cấu trúc này thì có thể bao phủthị trường một cách nhanh chóng nhưng dễ gây xung đột trong kênh dẫn tớihậu quả làm phá vỡ kênh.
2.1.3 Các căn cứ lựa chọn kênh phân phối:
Vấn đề quan trọng đặt ra đối với mỗi người quản lý kênh phân phối làlựa chọn được kênh phân phối thích hợp cho sản phẩm của mình Trong mộtsố ngành, kênh phân phối đã phát triển qua nhiều năm và trở thành kênhtruyền thống Tuy nhiên, không phải kênh truyền thống là luôn có hiệu quả,trong nhiều trường hợp vẫn cần phải lựa chọn những kênh phân phối mới cóhiệu quả cao hơn Còn đối với trường hợp kênh phân phối sản phẩm chưa có
Trang 19sẵn thì tất yếu phải thực hiện việc lựa chọn kênh Những căn cứ chung để lựachọn kênh phân phối tối ưu cho sản phẩm là:
- Những mục tiêu của kênh: mục tiêu của kênh phân phối sẽ định rõkênh sẽ vươn tới thị trường nào? với mục tiêu nào? Những mục tiêu khácnhau đòi hỏi kênh phân phối khác nhau cả về cấu trúc lẫn cách quản lý.Những mục tiêu có thể là mức dịch vụ khách hàng, yêu cầu mức độ hoạt độngcủa các trung gian, phạm vi bao phủ thị trường Các mục tiêu được xác địnhphụ thuộc mục tiêu của Marrketing-mix và mục tiêu chiến lược tổng thể củacông ty.
- Đặc điểm của khách hàng mục tiêu: đây cũng là yếu tố quan trọngảnh hưởng tới việc lựa chọn kênh Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tớiviệc lựa chọn kênh Những yếu tố quan trọng cần xem xét về đặc điểm củakhách hàng là quy mô, cơ cấu, mật độ và hành vi khách hàng Khách hàngcàng ở phân tán về địa lý thì kênh càng dài Nếu khách hàng mua thườngxuyên từng lượng nhỏ, cũng cần kênh dài Mật độ khách hàng trên một khuvực địa lý càng cao càng nên sử dụng kênh phân phối trực tiếp
- Một yếu tố khác chi phối đến việc lựa chọn kênh đó là đặc điểm củasản phẩm Những sản phẩm dễ hư hỏng, thời gian từ sản xuất đến tiêu dùngngắn, cần kênh trực tiếp Những sản phẩm cồng kềnh, nặng nề đòi hỏi kênhphân phối ngắn để giảm tối đa quãng đường vận chuyển và số lần bốc dỡ.Những hàng hóa không tiêu chuẩn hóa cần bán trực tiếp, sản phẩm có giá trịđơn vị cao thường do lực lượng bán của công ty bán chứ không qua trunggian
- Các trung gian thương mại tham gia vào kênh có vai trò quan trọngtrong lựa chọn kênh phân phối Người quản lý kênh phải xem xét có nhữngloại trung gian thương mại nào trên thị trường, khả năng, mặt mạnh, mặt yếucủa các trung gian trong việc thực hiện nhiệm vụ của họ Các trung gian
Trang 20thương mại có khả năng khác nhau trong việc thực hiện quảng cáo, lưu kho,khai thác khách hàng và cung cấp tín dụng Vì vậy, doanh nghiệp cần phảiphân tích để lựa chọn loại trung gian thích hợp cho kênh phân phối sản phẩmcủa mình.
- Việc lựa chọn kênh phân phối cũng chịu ảnh hưởng bởi các kênh củacác đối thủ cạnh tranh Nhà sản xuất có thể lựa chọn những kênh phân phối cócùng đầu ra bán lẻ với các nhà cạnh tranh hay những kênh hoàn toàn khác vớikênh của họ Doanh nghiệp phải lựa chọn kênh phân phối có thể mang lại lợithế cạnh tranh so với kênh của đối thủ cạnh tranh Nhìn chung, cạnh tranhcàng mạnh thì nhà sản xuất càng gần những kênh có sự liên kết chặt chẽ.
- Đặc điểm của doanh nghiệp cũng là căn cứ quan trọng khi lựa chọnkênh phân phối Quy mô của doanh nghiệp sẽ quyết định quy mô thị trườngvà khả năng của doanh nghiệp tìm được các trung gian thương mại thích hợp.Nguồn lực của doanh nghiệp sẽ quyết định nó có thể thực hiện các chức năngphân phối nào và phải nhường cho các thành viên kênh khác những chức năngnào Dòng sản phẩm của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới kiểu kênh, dòng sảnphẩm càng đồng nhất thì kênh càng thuần nhất Chiến lược Marketing củadoanh nghiệp khác nhau thì kiểu kênh sử dụng cũng khác nhau.
- Các đặc điểm môi trường Marketing: Những thay đổi của môi trườngmarrketing ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ tới các quyết định lựa chọn kênh.Khi nền kinh tế suy thoái, nhà sản xuất thường sử dụng các kênh ngắn và bỏbớt những dịch vụ không cần thiết để giảm giá bán sản phẩm Những quyđịnh và ràng buộc pháp lý cũng ảnh hưởng đến kiểu kênh Luật pháp ngăn cảnviệc tổ chức các kênh có xu hướng triệt tiêu cạnh tranh và độc quyền
- Do đặc tính của sản phẩm, môi trường marketing ảnh hưởng đến bánhàng, nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng tiềm năng mà yêu cầu về mức độbao phủ thị trường trong phân phối sản phẩm sẽ thay đổi Do đó mức độ bao
Trang 21phủ thị trường cũng là căn cứ lựa chọn kênh phân phối Sự bao phủ thị trườngcủa hệ thống kênh phân phối được xem như một bảng biến thiên từ phân phốirộng rãi tới phân phối đặc quyền.
- Khi lựa chọn kênh phân phối, doanh nghiệp phải căn cứ vào yêu cầuvề mức độ điều khiển kênh Mức độ điều khiển kênh tỷ lệ thuận với tính trựctiếp của kênh Khi sử dụng các kênh gián tiếp, doanh nghiệp phải từ bỏ mộtsố yêu cầu điều khiển việc tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường.
- Ngoài ra, cũng cần phải căn cứ vào tổng chi phí phân phối của cả hệthống kênh khi lựa chọn một kênh Mục tiêu của doanh nghiệp là tối ưu hóahoạt động của cả hệ thống Doanh nghiệp phải lựa chọn được kênh phân phốicó tổng chi phí phân phối thấp nhất
2.2 Xúc tiến bán hàng:
Để hỗ trợ cho hoạt động bán hàng doanh nghiệp cần thực hiện các hoạtđộng như xúc tiến bán hàng hay các dịch vụ sau bán hàng Nó là một trongnhững công cụ thúc đẩy bán hàng và đặc biệt là các hàng hóa nhập khẩu cógiá trị cao.
2.2.1 Bản chất của xúc tiến hỗn hợp:
Xúc tiến hỗn hợp (promotion) là một trong bốn nhóm công cụ chủ yếucủa Marketing-mix mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thịtrường mục tiêu nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Bản chấtcủa các hoạt động xúc tiến chính là truyền tin về sự tồn tại của sản phẩm vàdoanh nghiệp, những đặc điểm có thể mua của sản phẩm tới khách hàng đểthuyết phục họ mua
Vì vậy có thể gọi đây là các hoạt động truyền thông Marketing Xúctiến hỗn hợp cung cấp thông tin cho khách hàng thông qua 5 công cụ chủ yếusau: Quảng cáo, xúc tiến bán, tuyên truyền, bán hàng cá nhân, Marketing trựctiếp
Trang 22Như vậy, để thực hiện được hoạt động xúc tiến khuyếch trương mộtcách hiệu quả, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ bản chất của truyền thôngMarketing và những phương thức thực hiện hoạt động truyền thông như thếnào
2.2.2 Các công cụ của xúc tiến bán:
Xúc tiến bán bao gồm 5 công cụ chủ yếu Trong mỗi loại bao gồm mộttập hợp các công cụ chuyên biệt để thực hiện truyền thông Marketing thíchhợp trong những thị trường cụ thể đối với những hàng hóa cụ thể.
2.2.2.1 Quảng cáo:
Quảng cáo bao gồm các hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đềcao về những ý tưởng, hàng hóa hoặc dịch vụ được thực hiện theo yêu cầucủa chủ thể quảng cáo và chủ thể phải thanh toán các chi phí
Đây là kiểu truyền thông có tính đại chúng, mang tính xã hội cao.Quảng cáo là một phương tiện có khả năng thuyết phục, tạo cơ hội cho ngườinhận tin so sánh thông tin với các đối thủ cạnh tranh làm tăng thêm sức thuyếtphục đối với khách hàng mục tiêu.
Quảng cáo không phải là sự giao tiếp đối thoại giữa doanh nghiệp vàkhách hàng Nó chỉ là hình thức thông tin một chiều: truyền tin về doanhnghiệp, hàng hóa và sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng mà thôi.
Quảng cáo có thể tạo ra hình ảnh cho hàng hóa, định vị nó trong ngườitiêu dùng, sử dụng quảng cáo để kích thích tiêu thụ nhanh, đồng thời thu hútkhách hàng phân tán về không gian với chi phí hiệu quả cho mỗi lần tiếp xúcquảng cáo.
2.2.2.2 Xúc tiến bán:
Xúc tiến bán qua các hình thức khuyến mại là những biện pháp tácđộng tức thời ngắn hạn để khuyến khích việc mua sản phẩm hay dịch vụ Baogồm các hoạt động như thông qua các cuộc thi, trò chơi, phần
Trang 23thưởng Chúng thu hút sự chú ý và thường xuyên cung cấp thông tin để dẫnkhách hàng tới sử dụng thử sản phẩm Khuyến khích việc mua hàng hóa nhờđưa ra những lợi ích phụ thêm do mua hàng hóa của doanh nghiệp.
Xúc tiến bán đem lại nguồn thông tin phản ứng đáp lại của người muasớm hơn Tuy nhiên, tác dụng của xúc tiến bán chỉ trong thời kỳ ngắn hạn,không phát huy tác dụng trong thời kỳ dài hạn.
2.2.2.3 Quan hệ công chúng:
Quan hệ công chúng: là việc kích thích một cách gián tiếp nhằm tăngnhu cầu về hàng hóa, dịch vụ hay tăng uy tín của một đơn vị kinh doanh bằngcách đưa ra những tin tức có ý nghĩa thương mại về chúng trên các ấn phẩm,các phương tiện thông tin đại chúng và miễn phí.
Hoạt động này có nhiệm vụ đảm bảo cho doanh nghiệp có danh tiếngtốt, hình ảnh tốt, xử lý các tin đồn, các hình ảnh bất lợi đã lan tràn ra ngoài.Nó có tác động sâu sắc đến mức độ hiểu biết của xã hội, có khả năng thuyếtphục người mua lớn và ít tốn kém hơn nhiều so với hoạt động quảng cáo.
2.2.2.4 Bán hàng cá nhân:
Bán hàng cá nhân bao gồm những mối quan hệ trực tiếp giữa người bánvới các khách hàng hiện tại và tiềm năng Hay nói cách khác bán hàng cánhân là sự giới thiệu bằng miệng về hàng hóa và dịch vụ của người bán hàngqua cuộc đối thoại với một hoặc nhiều khách hàng tiềm năng nhằm mục đíchbán hàng Tầm quan trọng của hoạt động bán hàng cá nhân phụ thuộc vào bảnchất sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng, giai đoạn trong quá trình mua.
Tham gia vào hoạt động bán hàng cá nhân bao gồm rất nhiều ngườitrong doanh nghiệp như người nhận đơn hàng, người bán trực tiếp
2.2.2.5 Marketing trực tiếp:
Marrketing trực tiếp là việc sử dụng một hoặc nhiều công cụ truyềnthông marketing để ảnh hưởng đến quyết định mua trực tiếp của khách hàng
Trang 24và tạo nên các giao dịch kinh doanh ở mọi địa điểm
Marketing trực tiếp cố gắng kết hợp cả 3 yếu tố quảng cáo, xúc tiếnbán, bán hàng cá nhân để có thể bán được hàng trực tiếp mà không qua trunggian Marketing trực tiếp sử dụng các phương tiện quảng cáo trả lời trực tiếpđể bán hàng và tìm hiểu về một khách hàng cụ thể nhằm thiết lập mối quan hệthường xuyên và đầy đủ với khách hàng.
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phối hợp xúc tiến:
2.2.3.1 Kiểu loại hàng hóa, thị trường:
Đối với loại hàng hóa, thị trường tiêu dùng cá nhân, quảng cáo manglại hiệu quả cao nhất, tiếp theo là xúc tiến bán, bán hàng cá nhân và cuối cùnglà tuyên truyền Bởi vì thông qua các phương tiện quảng cáo: báo, tạp chí,tivi, đài, pano, áp phích doanh nghiệp có thể cung cấp một lượng thông tintới nhiều khách hàng, hình thức truyền tải sinh động, ấn tượng dễ gây sự chúý lôi cuốn được khối lượng lớn khách hàng trung thành.
Đối với loại hàng hóa tư liệu sản xuất công cụ bán hàng cá nhân pháthuy hiệu quả cao nhất, tiếp theo là xúc tiến bán, quảng cáo và cuối cùng làtuyên truyền Đặc điểm của loại hàng hóa tư liệu sản xuất là sự phức tạp trongcách sử dụng, nhu cầu không phát sinh thường xuyên do đó việc trực tiếptiếp xúc với khách hàng sẽ làm tăng khả năng bán sản phẩm.
2.2.3.2 Chiến lược kéo hay đẩy:
Việc xác định thành phần của hệ thống truyền thông cũng như định vịtừng công cụ trong hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược marketingthuộc loại đẩy hay kéo của doanh nghiệp
Chiến lược đẩy là: hoạt động marketing tác động vào các các trung gianthương mại Chiến lược này yêu cầu phải sử dụng nhân viên bán hàng vàkhuyến khích hoạt động mua bán ở các trung gian trong kênh phân phối đểđẩy hàng hóa trong kênh ra thị trường Người sản xuất quảng cáo và xúc tiến
Trang 25bán đối với người bán buôn, người bán buôn quảng cáo và xúc tiến bán tớingười bán lẻ, người bán lẻ quảng cáo và xúc tiến bán tới người tiêu dùng
Chiến lược kéo: là hoạt động marketing của nhà sản xuất tác động trựctiếp vào người tiêu dùng sau cùng bằng việc tăng cường quảng cáo và xúctiến bán nhằm hình thành nhu cầu tập trung trên thị trường, tạo nên áp lực cầnthỏa mãn nhu cầu và hình thành sức kéo hàng hóa từ thị trường dọc theo kênhphân phối qua các thành viên trung gian.
Ở những cấp độ khác nhau của kênh phân phối phải sử dụng nhữngcông cụ truyền thông nhất định Hai chiến lược này sẽ có hiệu quả hơn khi cósự định vị cấu trúc truyền thông thích hợp.
2.2.3.3 Các giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm:
Các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống thích ứng với những phươngtiện truyền thông khác nhau Chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm: giai đoạnsản phẩm mới, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn bão hòa, giai đoạn suy thoái
Trong giai đoạn sản phẩm mới, hoạt động quảng cáo và tuyên truyềncàng thích hợp nhằm tạo ra sự nhận biết, tiếp theo là các hoạt động xúc tiếnbán và bán hàng cá nhân.
Trong giai đoạn tăng trưởng, quảng cáo và tuyên truyền càng thích hợpnhằm đẩy nhanh doanh số bán ra, các hoạt động khác có thể giảm tùy theođiều kiện
Trong giai đoạn bão hòa, hoạt động xúc tiến bán có tác dụng nhất Cáchoạt động khác có thể duy trì ở mức vừa đủ.
Trong giai đoạn suy thoái, các hoạt động truyền thông đều giảm và mộtsố bị loại trừ, xúc tiến bán trở nên quan trọng vì còn phát huy tác dụng tíchcực.
Ngoài ra, bản chất của các phương tiện truyền thông cũng có ảnhhưởng tới việc lựa chọn xúc tiến hỗn hợp Doanh nghiệp có thể sử dụng các
Trang 26công cụ xúc tiến một cách độc lập khi đã xác định được chính xác đối tượng,thị trường thích hợp và ít đối thủ cạnh tranh Như vậy sẽ đạt được hiệu quảcao, ít tốn kém chi phí Đối với những doanh nghiệp đưa ra nhiều mục tiêucho hoạt động truyền thông đối với công chúng hoặc doanh nghiệp hoạt độngtrong khu vực thị trường rộng có nhiều đối thủ cạnh tranh thì có thể tiến hànhhoạt động truyền thông phối hợp Doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều công cụxúc tiến, nhiều kiểu thông điệp một cách đồng thời hoặc xen kẽ nhằm tạo rakhả năng tiếp cận và truyền tin tới thị trường mục tiêu.
Kết Luận: Hoạt động kinh doanh nhập khẩu ngày càng diễn ra một
cách sôi nổi dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau Tùy thuộc vào từngdoanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động mà chọn ra một phương án phù hợp và cóhiệu quả nhất Để hoạt động kinh doanh nhập khẩu thực sự thành công vàhiệu quả thì công việc không kém phần quan trọng đó là tổ chức bán hàngnhập khẩu ở thị trường trong nước Phải tổ chức bán hàng sao để thu hồi vốnnhanh, an toàn, và giảm đến mức tối đa chi phí bán hàng
Trang 27CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨURƯỢU VANG CỦA CÔNG TY TOCONTAP HANOI1 Tổng quan về công ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI:
1.1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty CPXNK TPTOCONTAP:
1.1.1 Quá trình hình thành của công ty CPXNK TP Tocontap:
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm (VIET NAM NATIONALSUNDRIES IMPORT AND EXPORT JOINT STOCK COMPANY ) đượccấp giấy phép và con dấu hoạt động chính thức ngày 27 tháng 6 năm 2006.Tiền thân là Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm, một công ty xuất nhậpkhẩu hàng đầu của Việt Nam được thành lập theo Quyết định số333/TM/TCCB ngày 31/3/1993 của Bộ Thương mại Công ty cổ phần xuấtnhập khẩu Tạp phẩm kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty xuất nhậpkhẩu Tạp phẩm, cùng có tên gọi tắt là TOCONTAP HANOI Trụ sở chính củacông ty đặt tại 36 phố Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam
Tổng công ty XNK TP TOCONTAP HANOI chính thức đi vào hoạtđộng ngày 5 tháng 3 năm 1956 thuộc sự quản lý của Bộ thương mại ViệtNam, với số vốn ban đầu do Nhà nước cấp là 200 triệu Trong nửa thế kỷ xâydựng và hoạt động của mình, từ những đòi hỏi thực tế khách quan mà cơ cấutổ chức của công ty đã nhiều lần thay đổi Cụ thể:
Năm 1964, toàn bộ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty đượctách ra để thành lập công ty ARTEXPORT.
Năm 1972, tách các cơ sở sản xuất của công ty giao cho bộ Côngnghiệp nhẹ quản lý
Năm 1977, bộ phận XNH hàng dệt may được tách ra thành lập công tyTEXTIMEX ( hiện nay là Vinatex ).
Trang 28Năm 1985, tách mặt hàng dụng cụ kim khí và cầm tay thành lập côngty MECANIMEX.
Năm 1987, bộ phận da, giả da và giầy dép được tách ra thành lập côngty XNK da giầy LEAPRODEXIM
Từ năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, nhiều cán bộ chủ chốtcủa công ty đã đi vào miền Nam để thành lập chi nhánh Tocontap tại thànhphố Hồ Chí Minh
Năm 1990, chi nhánh Tocontap tại thành phố Hồ Chí Minh đã tách hẳnra thành lập công ty độc lập và trực thuộc Bộ thương mại lấy tên là TocontapSaigon.
Các kho tàng bến bãi của công ty trong quá trình hoạt động cũng đượcchuyển giao cho công ty giao nhận kho vận ngoại thương
Ngày 23/3/1993, Bộ Thương mại đã ra quyết định đổi tên Tổng công tyxuất nhập khẩu tạp phẩm thành Công ty XNK tạp phẩm.
Mặc dù liên tục có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức nhưng sự phát triểnkinh doanh của TOCONTAP HANOI luôn có những thay đổi thích ứng, kịpthời để vừa đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của nền kinh tế và quốc phòng đấtnước trong từng thời kỳ, vừa tự gây dựng nền móng để ngày càng phát triểnthành một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động xuất nhập khẩu thực sự có tiềmlực.
Công ty TOCONTAP HANOI có tài khoản tiền mặt Việt Nam và tàikhoản ngoại tệ tại các ngân hàng : Ngoại Thương Việt Nam, Ngoại thươngHải Phòng, Ngoại thương Thành Phố Hồ Chí Minh, Đầu tư và phát triển HàNội, Đầu tư và phát triển Hải Phòng, Xuất nhập khẩu Hà Nội, Nông Nghiệp&Phát triển nông thôn- chi nhánh Láng Hạ, Kỹ Thương Việt Nam.
Toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty đều tuân thủ theo luậtthương mại và các luật khác của Việt Nam.
Trang 291.1.2 Quá Trình phát triển công ty:
Trong suốt 50 năm phát triển, trải qua nhiều giai đoạn khó khăn thửthách nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của TOCONTAP đều để lạinhững dấu ấn đậm nét Thương hiệu TOCONTAP đã trở nên thân quen vớinhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt với các đơn vị sản xuất vàXNK Từ nguồn vốn Nhà nước giao ban đầu là 200 triệu VND, qua nhiều thếhệ xây dựng và chắt chiu đóng góp, đến nay nguồn vốn Nhà nước tại công tyđã lên đến gần 50 tỷ đồng
Trong thời kì từ năm 1958 đến 1975 kim ngạch xuất khẩu của công tyluôn chiếm khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu của cả nước Trong thời kì đổimới chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hoạt độngSXKD ban đầu còn gặp nhiều khó khăn vì chưa quen với cơ chế thị trườngcạnh tranh gay gắt, nhưng công ty đã kịp thời tìm ra hướng đi riêng cho mìnhvà liên tục từ năm 2000 đến nay luôn hoàn thành và vượt các chỉ tiêu đượcgiao, bảo tồn vốn, kinh doanh có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên đượcchăm lo và cải thiện Các chỉ tiêu về kim ngạch XNK, doanh thu, nộp lãi, nộpngân sách của những năm đầu thế kỷ 21 này đều tăng trên dưới 200% so vớicác năm của cuối thế kỷ 20 Cụ thể như sau:
Thời kỳ 1956-1960: thời kỳ đất nước vừa ra khỏi cuộc kháng trường kỳchống thực dân Pháp, nền kinh tế còn yếu kém, chủ yếu là nông nghiệp lạchậu, nền công nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng, kinh doanh XNK cònnhiều bỡ ngỡ nen kim ngạch XNK của công ty chưa cao Kim ngạch XNKbình quân mỗi năm đạt được 28,7 triệu Rúp, trong đó XK là 10,7 triệu Rúp,nhập khẩu là 18 triệu Rúp Kim ngạch XK của Tổng công ty thời kỳ này bìnhquân chiếm 20,8% tổng kim ngạch XK của toàn miền Bắc.
Thời kỳ 1961-1965: Kim ngạch XNK bình quân mỗi năm đạt 57,9 triệuRúp, trong đó XK bằng 29,5 triệu Rúp, NK bằng 28,4 triệu Rúp Kim ngạch
Trang 30XK bình quân chiếm 28,8% tổng kim ngạch XK của toàn miền Bắc.
Thời kỳ 1966-1970: Thời kỳ giặc Mỹ đã bắt đầu đánh phá miền Bắc,hoạt động xuất nhập khẩu cũng chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng công ty đãquyết tâm giữ vững và đẩy mạnh kim ngạch XNK Kim ngạch XNK giai đoạnnày bình quân mỗi năm đạt được 84,9 triệu Rúp, trong đó XK bằng 16,5 triệuRúp, NK bằng 68,4 triệu Rúp Kim ngạch XK của công ty bình quân chiếm33,5% tổng kim ngạch XK của cả miền Bắc.
Thời kỳ 1971-1975: Những năm đầu giặc Mỹ tăng cường ném bommiền Bắc, phong toả cảng biển Hải Phòng nhưng kim ngạch XNK của Côngty vẫn tăng nhanh, bình quân mỗi năm đạt 114,8 triệu Rúp, trong đó XK 32,3triệu Rúp, NK bằng 82,5 triệu Rúp Kim ngạch XK của công ty bình quânchiếm 39,4% tổng kim ngạch XK của cả miền Bắc.
Thời kỳ 1976-1980: Là thời kỳ đất nước vươn dậy sau chiến tranh,khắc phục hậu quả của bom đạn và từng bước đi lên Kim ngạch XNK bìnhquân mỗi năm đạt 217 triệu Rúp Trong đó XK đạt 75,7 triệu Rúp và NK đạt141,3 triệu Rúp Kim ngạch XK của công ty bình quân chiếm 27,8% tổng kimngạch XK của cả nước Đây là thời điểm đỉnh cao về kim ngạch củaTOCONTAP, từ năm 1978, kim ngạch của công ty không còn đạt như trướcdo toàn bộ bộ phận dệt may tách ra thành lập công ty TEXTIMEX.
Thời kỳ 1981-1985: Kim ngạch XNK bình quân mỗi năm đạt 64,3 triệuRúp Trong đó XK bằng 27 triệu Rúp, NK bằng 37,3 triệu Rúp.
Thời kỳ 1986-1990: Kim ngạch XNK bình quân mỗi năm đạt 69,1 triệuRúp Trong đó XK bằng 33,1 triệu Rúp, NK bằng 36 triệu Rúp.
Thời kỳ 1991-1995: Bắt đầu thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển hướngsang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN dưới sự chỉ đạo của NhàNước Công ty tiếp tục chia tách và cùng với sự chia tách đó là những mặthàng và những thị trường chủ yếu được bàn giao, hàng loạt cán bộ lãnh đạo
Trang 31và kinh doanh có khả năng và kinh nghiệm ra đi để xây dựng lực lượng nòngcốt của Công ty mới Kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt với nhiều công tythuộc nhiều thành phần kinh tế được thành lập cùng kinh doanh trong cùnglĩnh vực, ngành nghề nên kim ngạch của TOCONTAP bị thu hẹp lại Kimngạch XNK bình quân mỗi năm đạt 16,7 triệu USD, trong đó XK bằng 11,1triệu USD, NK bằng 5,6 triệu USD.
Thời kỳ 2001-2005: Thời kỳ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch hoá 5 năm,thời kỳ của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế Hoạt động kinh doanh củacông ty trong cơ chế thị trường đã được định hình, cơ chế khoán kinh doanhbắt đầu áp dụng từ năm 1998 đã phát huy tác dụng tốt, tình trạng làm ăn theocơ chế bao cấp đã dần chấm dứt Trong giai đoạn này kim ngạch XNK liêntục tăng trưởng
Trong lịch sử nửa thế kỷ xây dựng, tổng kim ngạch của công ty đạt2.956,75 triệu Rúp và USD trong đó XK: 1.013,8 triệu rúp và USD,NK:1.942,5 triệu rúp và USD.
TOCONTAP HANOI là một trong những công ty xuất nhập khẩu hàngđầu có quan hệ rộng rãi với các quốc gia khác trên thế giới Cho đến nayTOCONTAP HANOI đã thiết lập quan hệ kinh tế và kinh doanh quốc tế vớitrên 70 nước và vùng lãnh thổ, là một trong những công ty có chiều dài lịchsử phong phú và kinh nghiệm dồi dào trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế ởViệt Nam Hoạt động của TOCONTAP HANOI hiện nay không chỉ giới hạntrong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà còn bao gồm cả các lĩnh vực khác như đầutư, hợp tác, liên doanh, sản xuất, đại lý, vận tải…
Công ty TOCONTAP HANOI có chi nhánh tại thành phố Hải Phòng vàthành phố Hồ Chí Minh, có xí nghiệp TOCAN liên doanh với Canada, cócông ty TNHH Tocontap Handelsgesllschaft GmbH tại Bremen CHLB Đứcvà các đại diện thương mại tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia,
Trang 32Philipin, Thái Lan, CHLB Nga, CHLB Đức, Pháp, Anh, Hungary, Tiệp Khắc,Slovakia, Achentina, Cuba.
Mặc dù từ năm 2005, TOCONTAP phải khẩn trương tiến hành chuyểnđổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần- một công việc tốn nhiềuthời gian, công sức, phải giải quyết rất nhiều vấn đề tồn tại và các vấn đề phátsinh, nhưng hoạt động SXKD vẫn luôn hiệu quả Hiện công ty có quan hệ vớicác khách hàng tại trên 30 nước, là một cầu nối tin cậy giữa các nhà sản xuấtvà tiêu thụ hàng hóa Hai chi nhánh của công ty tại Hải Phòng và TP Hồ ChíMinh trước đây chỉ làm công tác giao nhận nhưng mấy năm gần đây đã tậptrung vào công tác kinh doanh, mọi hoạt động cũng theo cơ chế khoán và đãthực hiện được kim ngạch XNK đáng kể Ngoài xí nghiệp TOCAN chuyênsản xuất chổi quét sơn XK đi Canada, Mỹ, Úc, năm vừa qua công ty đã thànhlập thêm xí nghiệp liên doanh sản xuất giấy trang trí hoạt động ngay từ nhữngngày đầu của năm 2006.
Bên cạnh công tác kinh doanh XNK, các hoạt động khác củaTOCONTAP cũng đạt kết quả cao: Đảng bộ công ty được tặng danh hiệu “trong sạch vững mạnh” nhiều năm liền Công ty đã nhiều lần nhận được bằngkhen của Thủ tướng Chính phủ, cờ thi đua và bằng khen của Bộ Thương mạivà Huân chương Lao động bạng ba, hạng nhì Đặc biệt, năm 2005 với nhữngnỗ lực và thành tích đã đạt được, công ty được Nhà nước tặng thưởng Huânchương Lao động hạng Nhất.
Năm 2006 là năm mở đầu của thời kỳ mới, là thời điểm có tính bướcngoặt lịch sử khi TOCONTAP HANOI đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ củamột DNNN để hoạt động theo mô hình công ty cổ phần Mặc dù hoạt độngtheo mô hình mới không kém phần bỡ ngỡ nhưng trong 10 tháng đầu năm2006, TOCONTAP HANOI vẫn duy trì được phong độ cao, tổng kim ngạchXNK vẫn đạt 21 triệu USD Nguồn hàng XK của đơn vị vẫn tiếp tục hiện diện
Trang 33trên những thị trường truyền thống khai phá thêm thị trường mới khắp nơitrên thế giới như XK chổi quét sơn đi Canada, hàng may mặc đi Hungary,thảm cói đi Nhật, gạo đi Philipin và Indonesia… bằng thương hiệuTOCONTAP HANOI.
Có thể thấy rằng trong bất kỳ giai đoạn nào và trong bất kỳ hoàn cảnhnào, chiến tranh hay hoà bình, bao cấp hay mở cửa, hoạt động sản xuất kinhdoanh của TOCONTAP HANOI đều để lại những dấu ấn khó phai mờ,
1.2 Cơ cấu bộ máy quản trị của TOCONTAP HANOI:
TOCONTAP HANOI là đơn vị thuộc bộ Thương mại, có tư cách phápnhân, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinhdoanh Hoạt động và tuân thủ theo Luật Thương mại và các luật khác của ViệtNam.
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty:
1.2.1.1 Chức năng hoạt động của công ty:
TOCONTAP HANOI là một trong những công ty hàng đầu với chứcnăng chủ yếu là tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu, bao gồm:
- Tổ chức xuất khẩu trực tiếp các loại hàng hoá không thuộc danh mụchàng cấm.
1.2.1.2 Nhiệm vụ của công ty:
- Là một doanh nghiệp Cổ phần với số vốn Nhà nước chiếm 30%, công
Trang 34ty có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển tổng số vốn Nhà nước giao cho cũngnhư số vốn của các cổ đông của công ty, thực hiện chế độ hạch toán độc lập,tự chủ về tài chính.
- Công ty có nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu do nhà nước giao cho, cónhiệm vụ nộp ngân sách cho nhà nước.
- Công ty phải tiến hành kinh doanh theo đúng luật pháp, chịu tráchnhiệm về kinh tế và dân sự đối với các hoạt động kinh doanh và tài sản củamình.
- Phát huy ưu thế, uy tín của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế,củng cố, mở rộng các quan hệ kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuấttrong và ngoài nước.
PhòngTài chính kế toán
Phòng Tổ chức
lao động
PhòngHành chính quản
- Chi nhánh Hải Phòng- Chi nhánh TP
Hồ Chí Minh- Xí nghiệp
Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp
1,2,3,4,5,6,7
Trang 35nhiệm Tổng Giám đốc là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động hàng ngàycủa công ty đến tất cả các phòng, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong công tyvà chịu trách nhiệm trước Bộ Thương Mại Tổng Giám đốc thực hiện quyềnhạn và nhiệm vụ được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty vàcác Quyết định của Hội đồng quản trị Hiện nay tổng giám đốc công ty là ôngCao Văn Thuỷ.
Giúp việc cho tổng giám đốc là hai phó tổng giám đốc, thực hiện cácnhiệm vụ và công việc do Tổng giám đốc giao Một phó tổng giám đốc chịutrách nhiệm điều hành các phòng ban quản lý Một phó tổng giám đốc đượcuỷ nhiệm duyệt các phương án kinh doanh của công ty, các chi nhánh và cácphòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu.Tổng Giám đốc và/hoặc Phó Tổng giám đốcphê duyệt các phương án kinh doanh của các bộ phận kinh doanh và chịutrách nhiệm về tính hợp lý, chính xác của các quyết định phê duyệt này.Phương án kinh doanh và dự thảo hợp đồng phải được trình qua Phòng tổnghợp và phòng tài chính kế toán trước khi trình lên Tổng giám đốc hoặc PhóTổng giám đốc phê duyệt.
1.2.2.2 Phòng quản lý :
Trước kia, các phòng quản lý của công ty có 10 phòng ban quản lý,năm 1992 có 7 phòng và hiện nay được sắp xếp thu gọn lại còn 4 phòng
Phòng tổ chức lao động Phòng kế toán tài chính Phòng tổng hợp
Phòng hành chính quản trị.+ Phòng tổng hợp:
Phòng có chức năng tổng hợp các vấn đề đối nội đối ngoại, sản xuấtkinh doanh của công ty Luôn luôn nắm bắt kịp thời và phân tích số liệu,chính sách thông tin mới nhất ở trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động
Trang 36của công ty, cung cấp cho Tổng Giám đốc và các Phòng quản lý, kinh doanhđể kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty lập các báocáo tổng hợp trình Bộ chủ quản và các ngành liên quan, thẩm định cácphương án kinh doanh nhập khẩu trước khi trình cứu đồng thời hướng dẫn cácđơn vị xây dựng kế hoạch kinh doanh và báo cáo tổng hợp theo tháng, quý
Đồng thời phòng tổng hợp còn có nhiệm vụ biên dịch, phiên dịch cáctài liệu phục vụ cho kinh doanh, tìm kiếm và tìm hiểu các đối tác hợp tác kinhdoanh cho Công ty Xây dựng kế hoạch kinh doanh của cả Công ty và kếhoạch giao cho từng bộ phận trong Công ty Thống kê tình hình thực hiện kếhoạch của từng bộ phận kinh doanh, từng cá nhân để phục vụ cho việc trảlương theo quy chế khoán Thu thập thông tin về tình hình giá cả hàng hoá,tình hình biến động thị trường và các thông tin về luật pháp, tập quán thươngmại, vận chuyển ở các quốc gia, giúp ban giám đốc và các phòng kinh doanhnắm rõ tình hình và có các chính sách thích ứng.
Theo dõi, đôn đốc các bộ phận kinh doanh nộp thuế tại các cửa khẩuđúng hạn Thống kê các thiệt hại của các bộ phận kinh doanh và của công tydo một bộ phận kinh doanh khác trong Công ty gây ra việc cưỡng chế thuế donguyên nhân chủ quan, bất cẩn để có biện pháp xử lý bộ phận kinh doanh gâyra cưỡng chế.
Kiểm tra các phương án kinh doanh và dự thảo hợp đồng do các bộphận kinh doanh trình trước khi chuyển cho phòng Tài chính kế toán kiểm tratrực tiếp Phòng Tổng hợp phải kiểm tra số liệu tính toán trên phương án,kiểm tra các điều khoản hợp đồng xem có phù hợp với quy định của công ty,luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế không Nếu có sai sót, không phù hợpthì yêu cầu bộ phận kinh doanh sửa đổi Khi phương án được phê duyệt vàhợp đồng được uỷ quyền ký thì Phòng Tổng hợp vào sổ theo dõi của công ty.
Trang 37+ Phòng tổ chức lao động:
Phòng tổ chức lao động có chức năng tổ chức lao động trong công tytheo yêu cầu của Tổng giám đốc nhằm phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanhcủa Công ty Lập kế hoạch đào tạo, tuyển dụng lao động, bổ nhiệm, bãi nhiệmcác chức danh quản lý trong công ty, đề xuất việc chấm dứt hợp đồng laođộng với người lao động trong công ty theo quy chế tuyển dụng đề xuất củacác phòng ban và yêu cầu của Tổng giám đốc Ngoài ra, Phòng tổ chức laođộng có nhiệm vụ tiếp nhận để giải quyết hoặc đề xuất giải quyết lên Tổnggiám đốc các khiếu nại, tố tụng của người lao động, cán bộ quản lý về quyềnlợi của họ trong công ty Giải quyết các vấn đề về lao động, tiền lương, bảohiểm xã hội cho người lao động trên cơ sở tuân thủ Bộ luật Lao động, thoảước lao động tập thể và hợp đồng lao động.
+ Phòng kế toán tài chính:
Phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn các bộ phận kinhdoanh lập sổ sách theo dõi hoạt động mua bán, thanh toán, hạch toán nội bộtheo đúng quy định của công ty, chế độ chính sách của Nhà nước Kiểm tracác hoá đơn đầu vào để đảm bảo các chứng từ đầu vào hợp pháp, hợp lý, đúngnội dung công việc, đúng mục đích Thẩm định các phương án kinh doanh vàdự thảo hợp đồng do phòng Tổng hợp chuyển tới Phòng tài chính kế toánkiểm tra điều khoản thanh toán của hợp đồng có phù hợp không Lập sổ theodõi, kiểm tra, kiểm soát, các phương án kinh doanh đã được phê duyệt, đốichiếu số liệu, chứng từ với các bộ phận kinh doanh để đảm bảo các bộ phậnkinh doanh thu chi, hạch toán đúng, đủ theo phương án đã được phê duyệt.Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ đối chiếu chứng từ để giúp cho đơn vị hạchtoán chính xác, góp ý và chịu trách nhiệm với từng phương án kinh doanh cụthể, xác định hiệu quả từng phương án của từng bộ phận kinh doanh và của cảbộ phận kinh doanh làm cơ sở cho việc trả lương theo quy chế khoán Giám
Trang 38sát việc vay, sử dụng vốn vay và hoàn trả vốn vay của các bộ phận kinhdoanh Làm thủ tục bảo lãnh, vay vốn Ngân hàng hoặc các hình thức huyđộng vốn khác khi Công ty cần vay vốn kinh doanh Thường xuyên cập nhậtvà báo cáo Tổng giám đốc tình hình cân đối tài chính của Công ty Lập báocáo tài chính hàng năm và hàng quý theo quy định của Nhà nước và các báocáo nhanh khi cần thiết
+ Phòng hành chính quản trị:
Phòng quản trị có chức năng chính là phục vụ sản xuất kinh doanh củaCông ty, quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ tài liệu, hồ sơ chung Quản lý vàsử dụng các con dấu của Công ty theo đúng quy định của pháp luật Điềuđộng xe theo yêu cầu của các bộ phận trong công ty và theo quy định về quảnlý và sử dụng xe trong công ty Điều động các phương tiện, thiết bị đã muasắm để phục vụ cho hoạt động của Công ty một cách tiết kiệm, có hiệu quả,gìn giữ những tài sản hiện có, không để mất mát Đề xuất việc mua sắmphương tiện làm việc, các nhu cầu sinh hoạt của Công ty Phòng có nhiệm vụđảm bảo điều kiện làm việc, có biện pháp bảo vệ môi trường của công ty luônsạch đẹp và văn minh
+ Các phòng kinh doanh:
Trước đây TOCONTAP HANOI có 6 phòng nghiệp vụ gồm 3 phòngchuyên xuất và 3 phòng chuyên nhập Nhưng do tình hình thực tế có nhiềuthay đổi nên công ty chuyển chức năng phòng nghiệp vụ thành phòng xuấtnhập khẩu tổng hợp nhằm tận dụng mọi khả năng quan hệ giao dịch của cácthành viên trong toàn công ty.
Hiện nay công ty có 7 phòng XNK tổng hợp:
Các ngành hàng được phân chia theo các phòng như sau:
Phòng XNK 1: Chuyên kinh doanh XNK các loại giấy và bột giấynhư giấy báo, giấy viết, giấy ảnh và các loại sản phẩm điện tử (máy tính, máy
Trang 39in các loại ) và phụ tùng.
Phòng XNK 2: Chuyên kinh doanh XNK các loại văn phòng phẩm,các hoá mỹ phẩm, dụng cụ thể thao, xe gắn máy hàng thủy tinh pha lê, cácloại nhạc cụ, đồ chơi trẻ em, đay và các sản phẩm từ đay, chế phẩm hoá học,cao su và các sản phẩm từ cao su như săm lốp các loại.
Phòng XNK 3: Chuyên kinh doanh XNK các loại sản phẩm may mặc,hàng dệt kim, hàng len dạ và các loại nguyên liệu dùng cho ngành dệt nhưbông thiên nhiên, bông tổng hợp, tơ lụa tự nhiên, tơ len nhân tạo các loạiquần áo bảo hộ lao động và hàng thêu ren.
Phòng XNK 4: Chuyên kinh doanh XNK các mặt hàng điện tử giadụng như vô tuyến, điều hoà không khí, máy hút bụi các dụng cụ vănphòng, rượu, các loại sơn và các vật liệu sơn.
Phòng XNK 5: Chuyên kinh doanh XNK các thiết bị máy móc điện,dụng cụ cầm tay, dây điện và cáp điện, bóng đèn, thiết bị văn phòng, gia đìnhvà các sản phẩm văn hóa như máy quay phim, máy ảnh, các loại băng hình,băng ghi âm, phim kỹ thuật, các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Phòng XNK 6: Chuyên kinh doanh XNK các mặt hàng nông sản, cácloại rau quả, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ, các thiết bị y tế, các máymóc công nghiệp, các loại giày dép da và giả da, xe ôtô các loại.
Phòng XNK 7: Chuyên kinh doanh XNK các sản phẩm mây tre đan,gốm sứ, sơn mài, các loại túi xách, thảm len và đay, các vật trang trí, các loạibột ngũ cốc và thực phẩm (bơ, sữa, đồ hộp ), các thiết bị cho giáo dục vàcác thiết bị dụng cụ xây dựng
Các phòng kinh doanh có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các phương ánkinh doanh, ký kết hợp đồng, hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch được giao
Lãnh đạo mỗi phòng là một trưởng phòng, chịu trách nhiệm về mọihoạt động của phòng mình trước tổng giám đốc công ty.
Trang 40Trưởng phòng là người đại diện cao nhất cho Phòng kinh doanh, cóquyền hạn và trách nhiệm sau:
- Được chủ động giao dịch với các khách hàng trong và ngoài nướctrong giới hạn ngành nghề kinh doanh công ty được cấp phép với mục đíchtiến tới các hợp đồng kinh doanh có hiệu quả cho công ty.
- Được Tổng Giám đốc ủy quyền ký kết các hợp đồng mua bán, xuấtnhập khẩu, hợp đồng ủy thác, giao nhận vận chuyển, đại lý, dịch vụ… trên cơsở phương án kinh doanh và nội dung hợp đồng đã được phê duyệt
- Được sử dụng vốn kinh doanh của công ty theo phương án kinhdoanh đã được phê duyệt và theo khế ước vay vốn ký với công ty Chịu tráchnhiệm trước công ty về việc bảo toàn vốn vay để sử dụng kinh doanh
- Được quản lý, sử dụng lao động hiện có để thực hiện hoạt động kinhdoanh của phòng mình Phân công công việc cho cán bộ trong phòng mộtcách hợp lý, khoa học, để phát huy hết tiềm năng nhân lực phục vụ kinhdoanh.
Ngoài ra công ty còn có nhiều văn phòng đại diện ở trong nước cũngnhư ở nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch, buôn bán vàthăm dò thị trường Công ty có các chi nhánh sau:
- Chi nhánh TOCONTAP tại thành phố Hồ Chí Minh.- Chi nhánh TOCONTAP tại thành phố Hải Phòng.
- Một số văn phòng đại diện ở nước ngoài như CHLB Đức, CHLB Nga,Hungary, Séc…
- Xí nghiệp liên doanh sản xuất chổi quét sơn và con lăn tường giữaTOCONTAP và Canada gọi tắt là TOCAN.