Giải quyết các vấn đề về vốn:

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 82 - 83)

4. Một số giải pháp:

4.5 Giải quyết các vấn đề về vốn:

Trước đây công ty còn có thể trông chờ vào vốn do Nhà nước cấp và bổ sung, nhưng hiện nay sau khi tiến hành cổ phần hóa vốn nhà nước chỉ chiếm 31% tổng vốn của công ty. Việc cổ phần hóa đã góp phần tăng thêm nguồn vốn cho công ty từ việc huy động vốn của cán bộ công nhân viên trong công ty. Việc huy động vốn từ chính nội bộ công ty đã giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đưa vào kinh doanh, đồng thời nó cũng là cán cân chia đều quyền lợi và nghĩa vụ cho mỗi thành viên trong doanh nghiệp.

Ngoài ra để có vốn tiến hành hoạt động kinh doanh công ty có thể sử dụng một số biện pháp sau:

- Đẩy mạnh kinh doanh các mặt hàng hiện đang là thế mạnh để tạo nguồn tích trữ cho công ty. Đây là một biện pháp nhằm sắp xếp lại hoạt động kinh doanh, đổi mới trang thiết bị phát triển kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu.

- Triệt để khai thác nguồn vốn đang bị ứ đọng hay tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức khác.

- Vay vốn từ ngân hàng là giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề về vốn đặc biệt là trong ngắn hạn và trong điều kiện Nhà nước đang có nhiều chính sách ưu đãi về tỷ lệ lãi suất như hiện nay. Mặc dù, để thực hiện vay vốn từ ngân hàng công ty phải tiến hành nhiều thủ tục phức tạp.

Mặt khác, công ty cũng có thể sử dụng hình thức thanh toán chậm- đây cũng là một phương thức vay vốn nước ngoài. Tuy nhiên sử dụng phương thức này cần phải tính toán một cách hết sức cẩn thận vấn đề biến động tỷ giá. Nếu tỷ giá biến động lên thì biện pháp này sẽ không có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w