Phương hướng, nhiệm vụ phát triển của công ty trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 72 - 74)

Kế hoạch phát triển của ngành thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và phương hướng phát triển của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP nói riêng hoà nhập với chiến lược phát triển của ngành kinh tế Việt Nam theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập với ASEAN, khu vực và giao lưu quốc tế. Sự phát triển của công ty gắn liền với sự phát triển của ngành kinh doanh xuất nhập khẩu, gắn liền với tiến trình hội nhập của Việt Nam. Trong thời gian tới, công ty vẫn duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh với kế hoạch đặt ra ngày càng cao.

Với sự ban hành và có hiệu lực của luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài của nước cộng hoà XHCN Việt Nam và hệ thống các văn bản chính sách dưới luật về đổi mới công tác xuất nhập khẩu trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên chính thức WTO, có vị trí vai trò ngày càng cao trong khối ASEAN, quan hệ ngoại giao và buôn bán với Hoa Kỳ được mở rộng khi Hiệp định thương mại Việt– Mỹ được ký kết vào tháng 7 năm 2000 cùng với yêu cầu, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển công tác xuất nhập khẩu, công ty có phương hướng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh cụ thể như sau:

1.1 Về thị trường:

- Tiếp tục duy trì và tăng cường quan hệ buôn bán với các thị trường truyền thống của công ty.

- Tìm hiểu và tiến tới ký kết hợp đồng với chủ hàng mới. Ngoài việc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, công ty còn đẩy mạnh các hình thức xuất nhập khẩu khác như: uỷ thác, tạm nhập, tái xuất, gia công… nhằm mở rộng

thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu tạo ưu thế cạnh tranh, tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá và nâng cao thu nhập.

- Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chổi sơn và các mặt hàng khác theo sự khuyến khích của nhà nước. Xem xét mở rộng thêm hoạt động của xí nghiệp TOCAN và khả năng đầu tư sản xuất tại Lào.

- Gắn sản xuất với xuất nhập khẩu, chủ động tham gia quản lý chất lượng, giá cả hàng hoá xuất khẩu sang các nước với sức cạnh tranh mới.

- Tận dụng các chỉ tiêu tham gia trả nợ của nhà nước, tiếp tục tìm cách mở rộng thị trường, củng cố thị trường đã có, phát triển một số khu vực thị trường mới như: Bắc Mỹ, Trung Cận Đông…

- Đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng truyền thống, sản phẩm nông sản như: gạo, hồ tiêu, các sản phẩm làm từ mây tre đan sang các nước như: Philippin, Nhật Bản, các nước Châu Mĩ

- Tập trung kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng, dịch vụ phục vụ cho ngành y tế như: nhập gói thầu cung cấp vật tư trang thiết bị y tế, xây dựng, hàng tiêu dùng…

1.2. Về quản lý:

- Công ty sàng lọc và tinh giảm bộ máy, tăng cường phát huy tính chủ động, sáng tạo của cá nhân và tập thể trong công ty. Nâng cao trình độ, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.

- Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tài chính, hạch toán nhằm mang lại kết quả cao trong hoạt động kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của công ty. Quản lý, sử dụng tài sản và phương tiện cho tích cực và có hiệu quả.

- Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phấn đấu giảm chi phí kinh doanh để tăng lợi nhuận cho Công ty.

ngoại ngữ.

- Tiếp tục thực hiện cơ chế khoán, giao chỉ tiêu kim ngạch đến từng phòng, từng cá nhân.

- Phấn đấu đạt kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 là 48.400.000 USD

Trong đó: Xuất khẩu: 17.400.000 USD Nhập khẩu: 31.000.000 USD

- Doanh thu dự kiến năm 2007 là 670 tỷ đồng.

- Lợi nhuận dự kiến: 4,10 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w