1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.docx

96 588 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 179,25 KB

Nội dung

Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại ( NHTM ) 7

1.2 Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng ( TDNH ) 8

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm TDNH 8

1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng 9

1.3 Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu( TDTTXK ) 12

1.3.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu 13

1.3.2 Vai trò của tín dụng tài trợ xuất khẩu 14

1.3.3 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu 17

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu 25

Tóm tắt chương 1 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 31

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 31

2.1.1 Một số thông tin chính về NHNTVN 31

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNTVN 32

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tại NHNTVN 33

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản của NHNTVN 32

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN 39

2.2.1 Các quy định về hoạt động TDTTXK tại NHNTVN 39

2.2.2 Các chính sách về TDTTXK tại NHNTVN 41

2.2.3 Thực trạng hoạt động TDTTXK tại NHNTVN trong những năm gần đây (2003 – 2006 ) 45

2.3 Đánh giá về hoạt động TDTTXK tại NHNTVN 59

2.3.1 Những kết quả đạt được 59

Trang 2

2.3.2 Những khó khăn và tồn tại 63

2.3.3 Nguyên nhân 65

Tóm tắt chương 2 70

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 71

3.1 Chiến lược xuất khẩu và tín dụng tài trợ xuất khẩu của Việt Nam 71

3.1.1 Chiến lược xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 71

3.1.2 Chiến lược tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngành ngân hàng 73

3.2 Chiến lược phát triển NHNTVN đến năm 2015 74

3.2.1 Định hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2015 của NHNTVN 74

3.2.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN 75

3.3 Tín dụng tài trợ xuất khẩu của một số ngân hàng cạnh tranh 76

3.4 Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN 80

3.4.1 Giải pháp về nghiệp vụ tín dụng 80

3.4.2 Các giải pháp khác 85

Tóm tắt chương 3 92

KẾT LUẬN 93

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Hình 2.1.Tổng nguồn vốn huy động 32

Hình 2.2 Doanh số TT XNK 34

Hình 2.3 Số thẻ lưu hành 35

Hình 2.4 Doanh số thanh toán thẻ 38

Hình 2.5 Tổng doanh số ngoại tệ mua bán 38

Hình 2.6 Doanh số cho vay xuất nhập khẩu theo kỳ hạn tại NHNT 47

Bảng 2.1.Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại NHNT 32

Bảng 2.2 Cơ cấu vốn huy động theo VNĐ và ngoại tệ tại NHNT từ năm 2003 - 2006 33

Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng DS TTXNK 35

Bảng 2.4 Quy mô TDTTXNK tại NHNTVN từ năm 2003 – 2006 46

Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ tài trợ xuất khẩu theo VNĐ và ngoại tệ tại NHNTVN 49

Bảng 2.6 Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo mặt hàng tại NHNTVN 51

Bảng 2.7 Tỷ trọng các mặt hàng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN 51

Bảng 2.8 Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo thành phần kinh tế 54

Bảng 2.9 Doanh số thanh toán xuất khẩu tại NHNTVN 57

Bảng 2.10 Tình hình chiết khấu chứng từ hàng xuất tại NHNTVN 58

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1.Lí do lựa chọn đề tài.

Qúa trình quốc tế hoá tiếp tục diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới: trong sảnxuất, thương mại đầu tư, tài chính, các hoạt động dịch vụ, trong lĩnh vực giáodục đào tạo, văn hoá và lối sống…Thông qua các hoạt động trên các nước xíchlại với nhau hơn, gắn bó với nhau nhiều hơn Chính điều đó làm cho nền kinh tếthế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộphận không tách rời và tuỳ thuộc vào nhau Sự biến động xảy ra ở bất kỳ nướcnào đó tất yếu sẽ dẫn tới sự tác động tới các quốc gia khác trên thế giới Đặcđiểm này đặt ra một yêu cầu tất yếu là mỗi quốc gia cần phải mở cửa ra thịtrường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triểnkinh tế đối ngoại để có được một khuôn khổ phù hợp cho sự phát triển

Nhận thức được vấn đề đó, Đảng và Nhà Nước ta đã thực hiện chính sáchkinh tế mở, hội nhập kinh tế, tiến hành hàng loạt các biện pháp cải cách, đổi mớinền kinh tế quốc dân để đảm bảo Việt Nam thực hiện thắng lợi đổi mới xâydựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Kể từ khi mở cửa, hoạt độngngoại thương của Việt Nam diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết, trong đó hoạt độngxuất khẩu với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng đã góp phần to lớn vào sự đổimới đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hànghoá trong nước cũng như đáp ứng đầy đủ hơn nu cầu sản xuất và tiêu dùng

Vậy phải tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu - một động lực quan trọng để hộinhập kinh tế Tuy nhiên vấn đề đặt ra là: do khả năng tài chính có hạn mà cácdoanh nghiệp xuất khẩu không phải lúc nào cũng có đủ tiền để thanh toán hàngnhập khẩu, các dây chuyền thiết bị phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩuhoặc không đủ vốn thu mua, chế biến hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh quan hệvay mượn và sự giúp đỡ tài trợ của xã hội

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ( NHNTVN ) ngay từ khi được

Trang 5

thành lập đã là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tạithời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm: cho vay tài trợxuất nhập khẩu các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác ( vận tải, bảo hiểm,…), thanhtoán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ,…Vì vậy trong nhiềunăm qua với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng đối ngoại,NHNTVN luôn được đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất, ngân hàng hàng đầutrong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối.Hiện nay NHNTVN vẫn đang từng bước hoàn thiện hoạt động kinh doanh củamình cho phù hợp với tình hình mới Đặc biệt cùng với sự phát triển của ngoạithương, NHNTVN đã và đang tìm nhiều biện pháp thúc đẩy hoạt động tín dụngtài trợ xuất khẩu ( TDTTXK ), vừa để tài trợ các doanh nghiệp trong nước, vừaphát huy lợi thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại, vừa đem lạinguồn lợi nhuận lớn lao cho ngân hàng, giúp ngân hàng đứng vững trong cạnhtranh Tuy nhiên hoạt động TDTTXK của NHNTVN vẫn còn bộc lộ nhiều hạnchế và chưa phù hợp với yêu cầu xuất khẩu của Việt Nam Do đó việc nghiêncứu và tìm kiếm các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động TDTTXK tạiNHNTVN là một yêu cầu cấp bách về phương diện lý luận cũng như thực tiễn.

Được sự giới thiệu của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và sự cho phépcủa quý NHNTVN, em đã được thực tập tại trụ sở chính NHNTVN – 198 TrầnQuang Khải, Hà Nội Trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu về hoạt độngTDTTXK của ngân hàng và nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động đó đối với

sự phát triển của ngân hàng nói riêng và với sự phát triển kinh tế nước ta nói

chung Do vậy đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất

khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” đã được em lựa chọn là đề tài

để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Trên cơ sở xác định bản chất và vai trò của tín dụng ngân hàng ( TDNH )đối với hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là thực trạng hoạt động TDTTXKcủa NHNTVN, mục đích nghiên cứu chuyên đề là đưa ra một số giải pháp nhằmthúc đẩy hoạt động TDTTXK tại NHNTVN

Trang 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động TDTTXK tạiNHNTVN

Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là: Chuyên đề khảo sát hoạt độngTDTTXK tại NHNTVN từ năm 2003 đến năm 2006

4 Kết cấu của chuyên đề.

Tên chuyên đề: “ Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩutại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam”

Để đạt được các mục đích trên, ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Lời camđoan; Mục lục; Danh mục các bảng số liệu, hình vẽ, chữ viết tắt; Danh mục tàiliệu tham khảo; Phụ lục, thì chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung về hoạt động TDTTXK tại ngân

hàng thương mại ( NHTM )

Chương 2: Thực trạng và đánh giá hoạt động TDTTXK tại NHNTVN Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động TDTTXK tại NHNTVN

Trang 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại ( NHTM ).

Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM gắn liền với sự hình thành vàphát triển của nền sản xuất hàng hoá Qúa trình phát triển kinh tế tạo điều kiện

và đòi hỏit sự phát triển của ngân hàng Đến lượt mình, sự phát triển của hệthống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế Trải qua rấtnhiều biến động lịch sử của lịch sử cũng như cùng với sự phát triển kinh tế, cáchình thức ngân hàng cũng có sự thay đổi

Ở giai đoạn đầu: từ thế kỷ 15 - cuối thế kỷ 18: các ngân hàng hoạt độngvới quy mô nhỏ, độc lập với nhau, chưa tạo thành hệ thống và hoạt động chưa

ổn định Mỗi ngân hàng đều có những chức năng nhiệm vụ giống nhau như:nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán chi trả, phát giấy bạc và lưu thông và thựchiện các dịch vụ ngân hàng khác ( đổi tiền, chuyển tiền, )

Ở giai đoạn 2: từ thế kỷ 18 - thế kỷ 20: Nhà Nước ban hành các đạo luậtđối với các hoạt động của ngân hàng để hạn chế số lượng các ngân hàng đượcphép phát hành tiền và lưu thông Sang thế kỷ 18, 19 ở các nước công nghiệpChâu Âu, việc phát hành tiền vào lưu thông được giao cho một số ngân hànglớn Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Nhà Nước ban hành đạo luật cho phépmột ngân hàng duy nhất – đó là tiền đề của ngân hàng trung ương sau này đượcphép phát hành giấy bạc Các ngân hàng còn lại cùng với quá trình phát triển trởthành NHTM

Giai đoạn 3: từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay: Cùng với sự phát triển nhanhchóng của nền kinh tế hàng hoá, của công nghệ thông tin, và sự đa dạng hoá củacác đối thủ cạnh tranh là các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các NHTM đã đadạng hoá và mở rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ theo mô hình ngân hàng đanăng hiên đại

Trang 8

Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệmsang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyểndịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay.

Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sảntrên cơ sở hoàn trả giữa hai chủ thể

Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chínhcung cấp cho khách hàng Trong một số ngữ cảnh cụ thể thì thuật ngữ tín dụngcòn đồng nghĩa với thuật ngữ cho vay

Mục đích cuối cùng là muốn xem tín dụng là một chức năng cơ bản củangân hàng Vì vậy trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàngthì tín dụng được hiểu như sau: “ Tín dụng là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặchàng hoá) giữa bên cho vay ( ngân hàng và các định chế tài chính khác ) và cácbên đi vay ( cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác ), trong đó bên cho vaychuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theothoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi chobên cho vay khi đến hạn thanh toán ”

Trong nền kinh tế thị trường , nếu lấy tiêu thức “ chuyển nhượng ” làmcăn cứ để phân chia các hình thức tín dụng thì có hai loại đó là tín dụng thươngmại và tín dụng ngân hàng Tín dụng thương mại là hình thức cho vay bằnghàng hoá; Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chứctín dụng khác với các cá nhân và doanh nghiệp

1.2.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng.

Xuất phát từ khái niệm tín dụng ngân hàng, tín dụng ngân hàng có một số

Trang 9

Thứ ba, TDNH khác với tín dụng thương mại về hình thức, quy mô vàthời gian hoạt động, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và bổ sungcho nhau TDNH giúp khắc phục một số hạn chế của tín dụng thương mại vềmặt không gian và địa lý, về quy mô tín dụng, về trường hợp khi đến hạn trả tiềnnếu vì một lý do nào đó mà người mua không có hoặc không đủ tiền trả Mốiquan hệ gắn bó này là nhờ thông qua việc thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và táichiết khấu thương phiếu tại các ngân hàng khi đối tác có thương phiếu và có nhucầu về tiền của mình.

Sự phát triển của các hình thức tín dụng, nhất là TDNH nhiều thập kỷ qua

và cho đến nay trên thế giới đã có nhiều thay đổi và phát triển cả về chiều rộnglẫn chiều sâu Qúa trình vận động và phát triển của TDNH gắn liền với sự vậnđộng và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội Trong nền kinh tế thị trường,TDNH ngày càng đóng vai trò quan trọng trong vai trò là trung gian điều phốiluồng tiền tệ để nền kinh tế hoạt động một cách ổn định và phát triển

1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng.

Vai trò của tín dụng ngân hàng được thể hiện qua những mặt sau:

1.2.2.1 Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.

Trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, không phải lúc nàodoanh nghiệp cũng có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển của mình, nên để

Trang 10

đảm bảo cho sản xuất kinh doanh bình thường, họ tìm đến ngân hàng hay cácđịnh chế tài chính để nhận được sự tài trợ về nguồn vốn Như vậy thông quaviệc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng đã góp phần giúpcác doanh nghiệp không những đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn

có thể mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học – kĩthuật và công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo khả năng và khuyếnkhích đầu tư vào các ngành,các lĩnh vực các công trình lớn có ý nghĩa đối vớiquốc kế dân sinh

Hơn nữa hoạt động tín dụng ngân hàng còn tạo điều kiện để duy trì mốiliên hệ hữu cơ giữa sản xuất, lưu thông hàng hoá và tiêu dùng xã hội Nó làmcho lưu thông hàng hoá mở rộng thị trường trong và ngoài nước

Hiện nay, khoa học – kĩ thuật và công nghệ phát triển, bùng nổ như vũbão, chu kì sản phẩm ngày càng rút ngắn lại thì tín dụng ngân hàng càng trở nênquan trọng hơn Nhờ nguồn vốn tín dụng của ngân hàng mà doanh nghiệp có thểtiếp cận được với những công nghệ tiên tiến, hiện đại, từ đó giúp các nước đang

và chậm phát triển có thể thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với chiến lược đi tắt đón đầu

-Như vậy, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất pháttriển nhanh chóng là điều không thể phủ nhận

1.2.2.2 Tín dụng ngân hàng đóng vai trò tích cực thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất.

Trong nền kinh tế mở, các doanh nghiệp phải đối đầu với sự cạnh tranhngày càng gay gắt Họ không chỉ cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước màcòn phải cạnh tranh với đối thủ nước ngoài Để chiến thắng trong cạn tranh, cácdoanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính mạnh để thực hiện các hoạt động nhưđổi mới dây chuyền công nghệ, mua sắm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượngsản phẩm, hạ giá thành sản phẩm…Do vậy các doanh nghiệp có tiềm lực tàichính thường có nhiều lợi thé hơn, và họ có nguồn vốn lớn nên có thể dễ dang

mở rộng sản xuất kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường Kết quả là các công ty

Trang 11

lớn càng lớn mạnh hơn,và các doanh nghiệp nhỏ do không đủ khả năng cạnhtranh nên có thể bị phá sản hoặc bị các công ty lớn mua lại Để tồn tại thì cácdoanh nghiệp nhỏ đã tự nguyện liên doanh, liên kết hay sáp nhập lại với nhauhoặc cùng với các công ty lơn thành lập nên các công ty cổ phần, hùn vốn lạivới nhau để tạo ra lượng vốn lớn Như vậy do cạnh tranh mà dẫn đến sự liên kếthay sáp nhập này, và tín dụng ngân hàng là phương tiện để tập trung các khoảntiền nhàn rỗi trong xã hội, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất.

Mặt khác, để mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải tríchmột phần lợi nhuận để thành lập quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển, tái sảnxuất kinh doanh Nhưng do đặc điểm của chu chuyển vốn, vốn của doanh nghiệpluôn được luân chuyển liên tục để tạo ra lợi nhuận , nên khi một cơ hội kinhdoanh xuất hiện, mà chờ có nguồn vốn đủ lớn để thực hiện tái sản xuất thì sẽmất nhiều thời gian, và có khi bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh Trong khi đó doanhnghiệp có thể sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng Như vậy, tín dụng ngân hàngđóng vai trò tích tụ vốn trước một bước giúp cho doanhnghiệp tiết kiệm thờigian trong sản xuất kinh doanh, nắm bắt kịp các cơ hội kinh doanh

1.2.2.3 Tín dụng ngân hàng góp phần quan trọng vào quá trình tiết kiệm chi phí lưu thông của xã hội.

Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của các giao dịch quốc tế, và cácyêu cầu ngày càng cao về đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro đối với các bêntham gia giao dịch thì các hoạt động thanh toán quốc tế cũng ngày càng pháttriển với các phương thức, phương tiện thanh toán đa dạng, nhanh chóng và tiệnlợi hơn.Nhờ đó, thông qua cơ chế thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng làmgiảm giao dịch tiền mặt nên có thể thực hiện được một khoản chi phí cho việclưu thông tiền mặt Đồng thời nhờ vào các phương tiện thanh toán khác nhưlà:séc, thương phiếu, hối phiếu nên có thể mở rộng được quy mô lưu thônghàng hoá; tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông, bảo quản tiền, ghi chép sổ, làmtăng tốc độ chu chuyển vốn, tài sản xã hội được đảm bảo an toàn hơn Đây làbước tiết kiệm quan trọng nhất mà tín dụng đã đạt được thông qua hoạt động của

Trang 12

tệ, ổn định giá cả Tất cả những tác động đó của tín dụng ngân hàng đều giúp tiếtkiệm một lượng lớn lưu thông trong xã hôi.

1.2.2.4 Tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện chính sách xã hội và là phương tiện để Nhà Nước thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Thông qua tín dụng ngân hàng , Nhà nước tài trợ cho các đối tượng chínhsách xã hội như học sinh, sinh viên, các hộ nông dân nghèo, các hộ sản xuất, cácngành nghề thủ công truyền thống bằng quỹ Tính dụng ngân hàng là công cụquan trọng trong việc tổ chức đời sống dân cư Dân cư sử dụng tín dụng để tiếtkiệm, tăng dự trữ của cải và cũng thông qua tín dụng để cải thiện nâng cao mứcsống

Ngoài ra, tín dụng ngân hàng là công cụ để cân đối thu chi ngân sách củaNhà Nước và góp phần điều chỉnh lượng tiền cung ứng trong lưu thông, bảođảm sự cân đối tiền hàng, giữ cho tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý vàkiểm soát thị trường giá cả và sức mua của đồng tiền Nó cũng là phương tiệnđược dùng để tài trợ cho các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn vươn ra thịtrường nước ngoài, nâng cao mức độ cạnh tranh của nền kinh tế

1.3 Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu(TDTTXK ).

Trang 13

1.3.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu.

Ngày nay, xuất khẩu luôn được các quốc gia ( dù ở bất cứ trình độ pháttriển nào) coi trọng như “động lực ”của nền kinh tế quốc dân Khi cạnh tranhxuất khẩu ngày càng trở nên quyết liệt, các nhà xuất khẩu cần tới sự tài trợ củacác cơ cấu tài chính hiện đại và mạnh để thắng thế cạnh tranh trong điều kiệnngày càng nhiều biến cố rủi ro Mà ngân hàng chính là một trung gian tài chính

uy tín và hoạt động có hiệu quả cho nên đã dẫn đến quan hệ vay mượn giữa mộtbên là ngân hàng với một bên là doanh nghiệp có nhu cầu về vốn

Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có quan điểm thống nhất về TDTTXKdẫu cho rằng chỉ ở mặt khái niệm Điều này đương nhiên sẽ rất khó cho việc sửdụng khái niệm TDTTXK Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các khái niệmTDTTXK tuỳ thuộc vào các chuyên đề, nội dung phản ánh Tuy nhiên, có thểhiểu TDTTXK là hoạt động tài trợ của ngân hàng đối với các doanh nghiệptrong lĩnh vực xuất khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp này thu mua, chế biến,sản xuất và tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu trên cơ sở hoạt động tín dụng của ngânhàng Đây là một cách nhìn chung về TDTTXK, tuy nhiên ở cụ thể ở mỗi nướclại có cách phương thức thực hiện riêng, nhưng theo xu thế ngày một hội nhậpnhư hiện nay thì hoạt động TDTTXK của các nước đang ngày càng đi theonhiều tiêu chuẩn chung của thế giới

Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế thì TDTTXKcũng ngày càng đa dạng và phong phú Hình thức đơn giản đầu tiên là ngânhàng cho vay trực tiếp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu như cho vay để bổsung vốn lưu động, thu mua, chế biến, sản xuất hàng hoá xuất khẩu theo các hợpđồng đã kí kết; cho vay thanh toán nguyên liệu…Ngân hàng mở rộng hình thứccho vay trung và dài hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu Ngânhàng cho vay để mua sắm thiết bị, cải tiến công nghệ, ứng dụng các thành tựukhoa học và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tínhcạnh tram trên thị trường quốc tế

Ngân hàng còn thực hiện đứng ra bảo lãnh các đơn vị xuất khẩu để giúp

Trang 14

cho họ có thể thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế lớn Với sự bảo lãnhcủa ngân hàng các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài loại bỏ được những longại đối với doanh nghiệp xuất khẩu ( về uy tín, khả năng thực hiện hợp đồng ),

và doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tốt Nếu doanhnghiệp có hối phiếu hay các chứng từ có giá trong tay có thể đưa đến ngân hàng

để chiết khấu Ngân hàng sẽ mua lại bộ chứng từ và có quyền đòi nhà nhậpkhẩu theo hối phiếu và các giấy tờ đó

Như vậy, do trình độ kỹ thuật nghiệp vụ ngày càng phát triển, các phươngthức thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng thì hoạt động TDTTXK cũng pháttriển mạnh với sự ra đời của nhiều hình thức, phục vụ tích cực và có hiệu quảcho hoạt động xuất khẩu

1.3.2 Vai trò của tín dụng tài trợ xuất khẩu.

Nếu xét hoạt động TDTTXK trên từng giác độ của ngân hàng, của doanhnghiệp và của nền kinh tế thì chúng ta sẽ thấy vai trò quan trọng của nó đượcbiểu hiện rõ nét

1.3.2.1 Đối với nền kinh tế đất nước.

TDTTXK góp phần làm tăng trưởng kinh tế đất nước cả về mặt lượng vàchất Thông qua việc huy động vốn và cho vay, tín dụng tài trợ xuất nhập khẩunói chung và TDTTXK nói riêng tác động trực tiếp đến quan hệ tích luỹ - tiêudùng và đầu tư - tiết kiệm, góp phần quan trọng vào khai thác các nguồn lực xãhội nhằm thực hiện GDP thực tế cân bằng GDP tiềm năng, từ đó tác động đếntăng trưởng kinh tế Đối với các nước đang phát triển thì tốc độ công nghiệp hoá

- hiện đại hoá phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng Đặc biệt là đối với các dự án,chương trình lớn phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, cần nhập khẩu thiết bịcông nghệ mới, hiện đại, nguồn vốn tài trợ xuất khẩu thường chiếm từ 70% -80% tổng mức vốn đầu tư Bằng cơ chế lãi suất ưu đãi và nguồn trung – dài hạn,ngân hàng có thể tập trung cho các dự án này nhằm đẩy mạnh tốc độ côngnghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

Chúng ta cũng biết khi một nước tham gia vào phân công lao động quốc

Trang 15

tế thì cơ chế ngoại thương sẽ tạo ra hiệu quả cho các bên tham gia Cơ chế đósinh ra từ lợi thế so sánh dựa trên cơ sở khác biệt giữa chi phí cơ hội một mặthàng của các nước tham gia TDTTXK góp phần khai thác lợi thế so sánh vàlàm tăng kim ngạch xuất khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu theo yêucầu của thị trường, quá trình lưu thông hàng hoá xuất khẩu diênc ra trôi chảyhơn, từ đó tăng tính năng động của nền kinh tế Với nguồn vốn tài trợ xuất khẩucủa ngân hàng, doanh nghiệp có điều kiện đổi mới dây chuyền công nghệ, máymóc thiết bị sản xuất hàng xuất khẩu nên chất lượng sản phẩm hàng hoá đượcnâng cao, giá thành sản phẩm hạ, tạo khả năng cạnh tranh với hàng hoá của cácnước khác và kinh doanh có lãi Sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng đã tácđộng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung.

1.3.2.2 Đối với doanh nghiệp.

Trong các giao dịch ngoại thương, có những hợp đồng ngoại thương được

ký kết với giá trị lô hàng lớn, và có thể được thực hiện trong thời gian tương đốilâu Điều đó đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải có nguồn vốn tương đối lớn và ổnđịnh để đáp ứng các yêu cầu từ quá trình thu mua nguyên vật liệu đầu vào, chếbiến, sản xuất, vận chuyển đến người nhập khẩu – quá trình này có thể kéo dàihàng năm, có khi nhiều hơn Doanh nghiệp không thể tập trung hết toàn bộnguồn lực của mình vào một hoạt động, mà doanh nghiệp cũng cần phải phân bốnguồn vốn vào các hoạt động kinh doanh sản xuất khác, do đó nhu cầu tài trợvốn từ ngân hàng của doanh nghiệp là rất cần thiết

Trong bất kỳ một hoạt động ngoại thương nào thì điều khoản thanh toáncũng được chú trọng rất nhiều Nếu doanh nghiệp đã có được sự tài trợ từ pháingân hàng có nghĩa là xác định được ngân hàng phục vụ cho mình, thì doanhnghiệp sẽ tạo được lợi thế trong quá trình đàm phán, thương lượng và ký kết hợpđồng Bởi vì với sự tài trợ của ngân hàng thì doanh nghiệp có sự hậu thuẫn tolớn không chủ về vốn mà còn cả kinh nghiệm thanh toán và uy tín trên trườngquốc tế - điều này giúp doanh nghiệp nhập khẩu sẽ an tâm hơn và tin vào khảnăng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp xuất khẩu Như vậy TDTTXK là giải

Trang 16

pháp giúp doanh nghiệp thực hiện được các hợp đồng (đặc biệt là các hợp đồng

có giá trị lớn với các doanh nghiệp nhập khẩu có uy tín)

Ngoài ra, TDTTXK còn làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp trong quátrình thực hiện hợp đồng Thông qua nguồn vốn tài trợ của ngân hàng, doanhnghiệp có thể mua hàng đúng thời vụ, gia công, chế biến, sản xuất và giao hàngđúng thời điểm, thương vụ được thực hiện trôi chảy, từ đó nâng cao sức cạnhtranh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới

1.3.2.3 Đối với ngân hàng thương mại.

TDTTXK của NHTM là hình thức tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn liền vớithời gian thực hiện thương vụ, đối tượng tài trợ là các doanh nghiệp xuất khẩutrực tiếp hoặc uỷ thác Gía trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn Tài trợ của ngânhàng trong lĩnh vực xuất khẩu là hình thức cho vay mang lại hiệu quả cao, antoàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh,bởivì:

Đồng vốn ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu gắn liền vớithương vụ Trong nhiều trường hợp, vốn tài trợ được thanh toán thẳng cho bênthứ ba, mà không qua bên xin tài trợ, như: thanh toán tiền hàng nhập khẩu, thanhtoán tiền nguyên vật liệu cho các đại lý gom hàng cho người xuất khẩu…Rõràng việc làm này tránh được tình trạng người xin tài trợ sử dụng vốn sai mụcđích, hạn chế được rủi ro tín dụng

Đối với TDTTXK ngắn hạn, thi thời gian tài trợ gắ liên với thời gian thựchiện thương vụ Thời gian thực hiện thương vụ đối với người xuất khẩu là thờigian kể từ lúc gom hàng xuất đi cho đến lúc nhận được tiền thanh toán củangười mua Kỳ hạn tài trợ ngắn phù hợp với kỳ hạn huy động vốn của cácNHTM thường là dưới một năm Điều này giúp ngân hàng tránh được rủi ro vềthanh khoản

TDTTXK nâng cao tính an toàn cho ngân hàng thông qua việc quản lý thucác nguồn thanh toán Đối với người xuất khẩu, khi ngân hàng chuyển bộ chứng

từ giao hàng để đòi tiền người nhập khẩu nước ngoại đã chỉ định việc thanh toán

Trang 17

tiền hàng phải thông qua tài khoản của người xuất khẩu mở tại ngân hàng Dovậy nguồn thu để tra các khoản tài trợ dược ngân hàng quản lý hết sức chặt chẽ,tránh được tình trạng xoay vốn của doanh nghiệp trong thơi gian vốn tạm thờinhàn rỗi, dễ xảy rủi ro.

Hiệu quả của ngân hàng trong tài trợ xuất khẩu thể hiện thông qua lãisuất Có nhiều loại lãi suất trong quá trình tài trợ: lãi cho vay thanh toán, lãichiết khấu chứng từ, lãi vay bắt buộc ( bằng mức lãi quá hạn)…Tiền lãi thu caothì thường giá trị tài trợ ở mức vừa và lớn Ngoài ra, thông qua tài trợ xuất khẩu,ngân hàng còn mở rộng được quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nướcngoài, nâng cao uy tín ngân hàng trên trường quốc tế, đây cũng là hiệu quả

1.3.3 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu.

Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế thì TDTTXKcũng ngày càng đa dạng và phong phú với sự ra đời của nhiều hình thức nhằmphục vụ tích cực và có hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu Mỗi loại hình thức tàitrợ có các hình thức thực hiện khác nhau, phương tiện sử dụng khác nhau, nguồntài trợ khác nhau và mức giá khác nhau nên người yêu cầu cần cân nhắc kỹ đểtránh bị nhầm lẫn

Căn cứ vào thời hạn tài trợ thì hoạt động TDTTXK có thể được chiathành TDTTXK ngắn hạn và TDTTXK trung – dài hạn Nếu căn cứ vào mức độtín nhiệm đối với khách hàng thì có thể chia thành TDTTXK có bảo đảm vàTDTTXK không có bảo đảm

Trong chuyên đề này, TDTTXK sẽ được phân chia dựa trên căn cứ vàophương thức thanh toán

1.3.3.1 Tài trợ trong khuôn khổ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ( L/C).

Tín dụng chứng từ là một thoả thuận được một ngân hàng phát hành theoyêu cầu của người yêu cầu ( người mua / người nhập khẩu ), theo đó, ngân hàngcam kết sẽ thay mặt khách hàng của mình thực hiện thanh toán cho người hưởng( người bán / người xuất khẩu ) thông qua một ngân hàng thứ hai một số tiền

Trang 18

nhất định trong mộ khoảng thời gian nhất định trên cơ sở xuất trình bộ chứng từtheo yêu cầu phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng.

Như vậy, L/C không những là công cụ thanh toán, công cụ bảo đảm thanhtoán mà còn là công cụ tín dụng Đây là công cụ được các ngân hàng sử dụngphổ biến hiện này để thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu Đối với việc tài trợ xuấtkhẩu theo L/C thí được thể hiện qua các hình thức sau:

 Cho vay thực hiện hàng xuất theo L/C đã mở

Khi nhận được L/C do ngân hàng mở L/C phát hành theo yêu cầu của nhànhập khẩu, nhà xuất khẩu có thể dựa vào đó để để nhờ ngân hàng phục vụ mìnhcấp một khoản tín dụng để thực hiện xuất hàng theo L/C quy định Trên cơ sở L/

C đã được chấp nhận ngân hàng có thể cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu để tiếptục sản xuất , nghĩa là sẵn sàng chấp nhận chiết khấu các hối phiếu của L/C này

Đối với L/C trả chậm cũng được sử dụng như một phương tiện đ vay Nhàxuất khẩu có thể nhận được tiền dưới dạng tín dụng chuyển nhượng toàn bộquyền thụ hưởng L/C cho ngân hàng cấp phát tín dụng, đặc biệt thuận lợi hơnkhi đó là L/C trả chậm có xác nhận

 Cho vay chiết khấu hoặc ứng trước chứng từ hàng xuất khẩu: để đáp ứngnhu cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng có thể thương lượng với ngânhàng, thực hiện chiết khấu toàn bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền khi bộ chứng từđược thanh toán

- Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất là hình thức ngân hàng tài trợ nhànhập khẩu thông qua việc mua lại hoặc cho vay trên cơ sở giá trị bộ chứng từxuất khẩu hoàn hảo được người xuất khẩu trình Có hai hình thức chiết khấu:

+ Chiết khấu miễn truy đòi ( chiết khấu đóng ): ngân hàng mua lại bộchứng từ xuất khẩu hoàn hảo của nhà xuất khẩu Gía mua sẽ thấp hơn giá trị bộchứng từ, do ngân hàng tính trừ lại phí chiết khấu và thời gian cần thiết trungbình để đòi tiền nhà nhập khẩu nước ngoài.Nhà xuất khẩu sau khi bán hẳn bộchứng từ cho ngân hàng, nhận tiền và không còn trách nhiệm hoàn trả, tráchnhiệm thu tiền và quyền sử dụng số tiền thu được hoàn toàn thuộc ngân hàng Ở

Trang 19

Việt Nam, các ngân hàng ít sử dụng hình thức chiết khấu này vì nó tiềm ẩnnhiều rủi ro cho ngân hàng.

+ Chiết khấu được phép truy đòi ( chiết khấu mở ): ngân hàng thực hiệncho vay trên cơ sở người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo Thời giancho vay được tính bằng thời gian cần thiết trung bình để đòi tiền nhà nhập khẩunước ngoài Khi đó, trách nhiệm người xuất khẩu vẫn còn cho đến khi ngânhàng đòi được tiền từ nhà nhập khẩu Khi chiết khấu được tính dưới hình thứclãi chiết khấu, tính theo ngàyvà mức phí dĩ nhiên thấp hơn trong trường hợpchiết khấu miễn truy đòi vì rủi ro ngân hàng phải chịu thấp hơn

Tác dụng hoạt động chiết khấu của ngân hàng nhằm tài trợ vốn lưu độngcho người xuất khẩu để đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục, không bị giánđoạn trong thời gian chờ nhà nhập khẩu nước ngoài thanh toán tiền hàng Phạm

vi chiết khấu bộ chứng từ thường chỉ được áp dụng trong phương thức thanhtoán quốc tế tín dụng chứng từ, do phương thức này có sự ràng buộc chặt chẽviệc giao hàng của nhà xuất khẩu và trách nhiệm thanh toán của nhà nhập khẩuthông qua các ngân hàng phục vụ các bên, rủi ro thấp hơn các phương thứcthanh toán quốc tế khác

- Tín dụng ứng trước tiền trước khi bộ chứng từ được thanh toán: đó làviệc tạm ứng cho quyền thừa hưởng thanh toán trong khuôn khổ thanh toán tíndụng chứng từ Thời gian cho thanh toán là một quá trình khá dài, nên nhà xuấtkhẩu cũng cần một khoản tài trợ của ngân hàng, đó là khoản tín dụng ứng trước.Đối với tín dụng ứng trước loại này , những giấy tờ có giá theo lệnh hoặc nhữnggiấy tờ chính như vận đơn, hoá đơn thương mại, hợp đồng bao hiểm… đều lànhững vật thế chấp cho ngân hàng Do đó, tất cả giấy tờ có giá theo lệnh đềuphải có mệnh giá chuyển nhượng khống hoặc chuyển nhượng cho ngân hàngcấp tín dụng ứng trước Một khi những giấy tờ có giá trị trên không cho phépchuyển nhượng thì người vay vốn phải sử dụng những hình thức thế chấp khác.Mức độ cấp vốn ứng trước phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu

Trang 20

+ Khả năng cạnh tranh của hàng hoá và giá trị của hàng hoá dự kiến + Chính sách kinh tế và chính sách chính trị của nước nhập khẩu đối vớingân hàng nhà xuất khẩu.

+ Những rủi ro về tỉ giá hối đoái

- Tín dụng ứng trước dưới hình thức mua lại bộ chứng từ thanh toán:Sau khi hoàn tất nghĩa vụ xuất chuyển hàng hoá cho người mua, người xuấtkhẩu lập bộ chứng từ thanh toán, lúc này nhà xuất khẩu có toàn quyền sở hữu bộchứng từ thanh toán này Đồng thời ở họ xuất hiện nhu cầu bù đắp vốn để tiếptục quá trình kinh doanh trong khoảng thời gian xuất chuyển hàng đến khi nhànhạp khẩu chấp nhận bộ chứng từ và đồng ý trả tiền Trong trường hợp như vậy,nhà xuất khẩu có thể đem bán bộ chứng từ thanh toán này cho ngân hàng Việcngân hàng mua lại bộ chứng từ thanh toán này tức là đã chấp nhận cấp mộtkhoản tín dụng cho nhà xuất khẩu Trị giá khoản tín dụng ứng trước này phụthuộc vào trị giá bộ chứng từ, loại hàng hoá mua bán thể hiện trên chứng từ,…Thông thường các ngân hàng mua với giá khoảng 70 – 80% trị giá bộ chứng từ.Ngân hàng vẫn có quyền truy đòi đối với nhà xuất khẩu khi bộ chứng từ gửi đikhông thu được tiền

1.3.3.2 Tài trợ trong khuôn khổ phương thức nhờ thu kèm chứng từ.

So với tín dụng chứng từ, nhờ thu ít được sử dụng hơn trong thanh toán vìđây là phương thức thanh toán có lợi cho bên mua Từ lúc gửi các chứng từ tớingân hàng

( ngân hàng bên nhà xuất khẩu ) cho tới khi xuất trình với người thanh toán cóthể mất một khoảng thời gian nhất định Đối với các doanhnghiệp xuất khẩu,thông thường buôn bán hàng hoá từ dầu tới cuối có thể cần đến một khoản tíndụng tạm thời vì lý do thời gian vận chuyển và các điều kiện thanh toán khácnhau ở phía người mua cũng như ở phía người bán.Trong cả hai trường hợp,ngân hàng của nhà xuất khẩu đều có thể tạm ứng trước tương tự như phươngthức tín dụng chứng từ Nhà xuất khẩu có thể chuyển nhượng quyền lợi từ sự uỷnhiệm cho ngân hàng thu chứng từ Nhưng giá trị của sự chuyển nhượng nàyphụ thuộc rất lớn vào khả năng thanh toán của người vay tín dụng vì không có

sự bảo đảm chắc chắn rằng các chứng từ của người phải thanh toán được chấp

Trang 21

nhận và vào giá trị hàng hoá được thanh toán.Nếu nhà nhập khẩu được giao cácchứng từ khi chấp nhận một hối phiếu đòi nợ, thì có thể kèm theo việc chiếtkháu hối phiếu ở ngân hàng nhà xuất khẩu cũng như ngân hàng nhà nhập khẩu.

1.3.3.3 Tài trợ trên cơ sở hối phiếu.

Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện của nhà xuất khẩu kýphát cho nhà nhập khẩu, yêu cầu nhà nhập khẩu khi nhìn thấy hối phiếu hoặcđến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tươnglai phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hối phiếu hoặc theo lệnhcủa người hưởng lợi trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu Tài trợ trên cơ sở hối phiếu có hai hình thức phổ biến sau:

 Chiết khấu hối phiếu ( Bill discounting )

Tín dụng chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn đượcthực hiện dưới hình thức khách hàng chuyển quyền sở hữu thương phiếu chưađáo hạn cho ngân hàng nhận về một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ

đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí chiết khấu Thực chất của hình thức này làngân hàng tiến hành mua lại các hối phiếu thương mại đang trong thời kỳ chưađến hạn thanh toán Nét đặc trưng của nghiệp vụ này là ngân hàng sẽ chiết khấutrừ đi tiền lãi ngay khi chiết khấu và chỉ chuyển cho khách hàng số tiền còn lại.Các ngân hàng sẽ xác định khối lượng tín dụng cấp ra ( giá trị chiết khấu ) căn

cứ vào mệnh giá của hối phiếu được áp dụng làm đối tượng chiết khấu trừ đi lợitức chiết khấu và lệ phí nhờ thu mà ngân hàng chiết khấu hưởng Công thức xácđịnh như sau:

TCK = M (1+ L CK

3600×t)−P

Trong đó: TCK: giá trị chiết khấu

M : mệnh giá hối phiếu

LCK: lãi suất chiết khấu ( theo năm )

T : thời gian chiết khấu ( theo ngày )

P : lệ phí

Trang 22

Khi kết thúc thời hạn chiết khấu, ngân hàng sẽ đòi tiền ở người có nhiệm

vụ trả tiền hối phiếu

 Chấp nhận hối phiếu ( Banker’s acceptance )

Chấp nhận hối phiếu là một nghiệp vụ thông thường trong quá trình lưuthông hối phiếu Trong thời hạn quy định, bên bán phái xuất trình cho bên mua

để họ ký chấp nhận trả tiền hối phiếu Tuy nhiên, nghiệp vụ ngân hàng chấpnhận hối phiếu ở đây lại bàn ở một khía cạnh khác: khía cạnh tài trợ của ngânhàng đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Tín dụng chấp nhận hối phiếu xảy ratrong trường hợp bên bán thiếu tin tưởng khả năng thanh toán của bên mua, họ

có thể đề nghị bên mua yêu cầu một ngân hàng đứng ra chấp nhận trả tiền hốiphiếu do bên bán ký phát Nếu ngân hàng đồng ý, điều đó cũng có nghĩa là ngânhàng đã chấp nhận cấp một khoản tín dụng cho bên mua để họ thanh toán chobên bán khi hối phiếu đến hạn Đây là một sự đảm bảo về tài chính cho bên bán,đương nhiên nếu đến thời hạn thanh toán bên mua có đủ tiền, thì ngân hàng thực

sự không phải ứng tiền ra, khoản tín dụng này chỉ là hình thức Với sự chấpnhận của ngân hàng, nhà xuất khẩu trên cơ sở đó có được sự bảo đảm chắc chắn

về khả năng thanh toán và họ có thể đem hối phiếu chiết khấu tại bất kỳ ngânhàng nào Khả năng thương mại của hối phiếu lúc này rất lớn, tạo điều kiệnthuận lợi cho nhà xuất khẩu được hưởng một tỷ lệ chiết ưu đãi

1.3.3.4 Bảo lãnh.

Trong mua bán quốc tế, đôi khi do không nắm rõ hoặc không tin tưởngnhau, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu có ngân hàng đứng ra bảolãnh giao hàng hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh là một trong các nghiệp vụ của ngân hàng, là cam kết của ngânhàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả tiền cho người hưởng bảo lãnh, nếu ngườiđược hưởng bảo lãnh không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã thoảthuận với người hưởng bảo lãnh được quy định cụ thể trong thư bảo lãnh củangân hàng

Trang 23

Hình thức tài trợ, khi ngân hàng phát hành thư bảo lãnh, tức là ngân hàng

đã cấp cho khách hàng một sự tín nhiệm tài chính trong việc ngân hàng cam kếtbồi thường cho khách hàng khi có tổn thất xảy ra Sự tín nhiệm tài chính này lớnhay nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào địa vị, uy tín và độ tín nhiệm của ngân hàngnhư thế nào Khi bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng chỉ cho vay trừu tượng,nghĩa là ngân hàng không bỏ ra một khoản vốn nào cả, mà chỉ lấy uy tín, danh

dự của ngân hàng ra cho vay, làm cơ sở cho vay và thu phí bảo lãnh Khi nhàxuất khẩu không giao hàng hay giao hàng không đủ, không đúng, vi phạm hợpđồng thì nhà nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng thanh toán bảo lãnh Bảo lãnhngân hàng là nhằm ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh trong các dịch vụmua bán không thường xuyên, đồng thời bù đắp những thiệt hại về mặt tài chínhcho người thụ hưởng một cách nhanh chống và chắc chắn

1.3.3.5 Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu khác.

 Tín dụng bao thanh toán ( Factoring )

Đây là hình thức tài trợ đặc biệt dành cho nhà xuất khẩu, ngân hàng sẽmua lại các chứng từ thanh toán, các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán để trởthành chủ nợ trực tiếp đứng ra đòi nợ nhà nhập khẩu ở nước ngoài Hiện naytrên thế giới nghiệp vụ bao thanh toán được thực hiện tại các ngân hàng hoặcthành lập ra các công ty riêng gọi là công ty Factoring chuyên mua lại các khoản

nợ Thông thường người mua lại các khoản phải thu phát sinh từ những hợpđồng xuất khẩu gọi là người bao thanh toán (nhà Factor ), và người bán là ngườinhượng Như vậy, nhà Factor sẽ giữ trọn bộ chứng từ của nhà xuất khẩu, họ sẽphụ trách toàn bộ việc quản lý và theo dõi tiến độ thu nợ, xử lý các hoá đơn vàtheo dõi việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu khi đến hạn Ngay sau khi nhậnđược hoá đơn của nhà xuất khẩu, nhà Factor sẽ thanh toán ngay cho nhà xuấtkhẩu một tỷ lệ % trị giá hoá đơn ( thường từ 75% - 85% ), phần còn lại sẽ đượccam kết thanh toán sau một thời hạn nhất định ( sau khi trừ đi các chi phí, lãisuất và hoa hồng ) Tuỳ theo tính chất hoàn hảo của chứng từ, tình hình tài chính

Trang 24

và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu mà ngân hành quyết định tỷ lệ mua

nợ cao hay thấp đối với nhà xuất khẩu Có hai loại:

- Factoring tương đối: là nhà Factor sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu,nhưng với thoả tuận là nhà xuất khẩu vẫn chịu trách nhiệm rủi ro nếu nhà nhậpkhẩu không trả tiền

- Factoring tuyệt đối: nhà Factor gánh chịu mọi rủi ro nếu nhà nhậpkhẩu không trả tiền

Tín dụng bao thanh toán giúp nhà xuất khẩu có vốn ngay để hoạt dộng sảnxuất kinh doanh của mình dù bán thu tiền ngay hay bán chịu, đồng thời giúp nhàxuất khẩu không phải bận tâm vào việc quản lý thanh toán phức tạp kéo dài thờigian Vì vậy nhà xuất khẩu phải trả một khoản phí khá cao khi được bao thanhtoán.Nhìn chung tín dụng bao thanh toán đặc biệt thích hợp với các giao dịch ápdụng phương thức thanh toán ghi sổ, cho phép người mua hưởng tín dụng cungứng hoặc gặp khó khăn trong việc thu nợ tiền hàng từ nhà nhập khẩu nướcngoài

 Tín dụng thuê mua ( Leasing )

Thuê mua là hình thức tài trợ vốn ra đời ở Mĩ vào năm 1952, sau đó thâmnhập vào Châu Âu đầu những năm 1960 và dần dần hiện nay đang được cácnước trên thế giới áp dụng

Thuê mua là hình thức thuê tài sản dài hạn mà trong thời gian đó ngườicho thuê chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho người sử dụng Ngườithuê có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian thuê và khi kết thúcthời hạn họ có thể được quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được mua lại tài sản thuêhay được quyền thuê tiếp Điều này tuỳ thuộc vào thoả thuận của hai bên khi kýkết hợp đồng thuê Có hai loại hình thức thuê: cho thuê vận hành và cho thuê tàichính

- Cho thuê tài chính: là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông quaviệc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác Bên đi thuê được chuyểnquyền sở hữu tài sản hoặc tiếp tục thuê khi kết thúc thời hạn thuê

Trang 25

- Cho thuê vận hành: Bên đi thuê thuê máy móc, thiết bị trong thời gianngắn để sử dụng vào mục đích tạm thời Mọi rủi ro và lợi ích đem lại đối vớiquyền sở hữu tài sản cho thuê vẫn thuộc người cho thuê.

So với hình thức cho vay truyền thống, hình thức thuê mua này có ưuđiểm sau:

- Các doanh nghiệp sẽ không phải bỏ tiền mua thiết bị ngay lập tức màtrả tiền thuê thiết bị theo định kỳ, tạo điều kiện cho các doanh nghiẹp chủ độnghơn về vốn để tập trung sản xuất Hình thức này có ý nghĩa nhất đối với doanhnghiệp không đủ vốn nhưng vẫn có thể đi thuê thiết bị để sản xuất và dùng mộtlợi thu được từ tài sản để trả tiền thuê định kỳ

- So với đi vay ngân hàng, việc thế chấp để được thuê máy móc thiết bịđơn giản hơn nhiều do thiết bị thuê thộc quyền sở hữu của bên cho thuê trongsuốt thời gian thuê, nên khi bên thuê không trả được nợ, bên cho thuê có thể láylạitoàn bộ tài sản cho thuê Ngày nay các ngân hàng thường lập công ty tài chínhriêng để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp và làm phong phú thêm hoạt động củamình

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu.

Hoạt động TDTTXK của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố khácnhau Muốn thúc đẩy hoạt động TDTTXK phát triển thì ngân hàng phải xác địnhđược yếu tố nào tác động nhiều đến ngân hàng và mức độ ảnh hưởng đó như thếnào Nếu lấy ngân hàng làm ranh giới, thì các yếu tố này có thể được chia thànhcác yếu tố bên trong ngân hàng và các yếu tố bên ngoài ngân hàng

1.3.4.1 Các yếu tố bên trong ngân hàng.

Nhóm yếu tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến mô hình tổ chứcquản lý của ngân hàng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tín dụng,năng lực tài trợ của ngân hàng,….Những yếu tố này mạnh hay yếu sẽ đòi hỏicác nhà quản trị của ngân hàng phải tìm ra hình thức tổ chức, sắp xếp sao chophù hợp với năng lực hiện có của ngân hàng

 Mô hình tổ chức quản lý và các quy trình nghiệp vụ

Trang 26

Hoạt động của ngân hàng có thuận lợi và đạt hiệu quả cao không thì yếu

tố đầu tiên phải xem xét đến là bộ máy tổ chức quản lý và các quy trình nghiệp

vụ được thực hiện trong ngân hàng như thế nào Bộ máy tổ chức và các quytrình nghiệp vụ quy định quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận và sự phốihợp giữa các bộ phận trong việc thực hiện nghiệp vụ TDTTXK Tổ chức bộ máy

và các quy trình nghiệp vụ phù hợp sẽ nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chếrủi ro trong công tác tín dụng

 Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng

Do nghiệp vụ TDTTXK liên quan đến thông lệ, tập quán quốc tế và luậtpháp quốc gia, do đó cán bộ tín dụng, trước hết thạo ngôn ngữ nghiệp vụ, tinhthông nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm thực tế Đây là yếu tố quan trọng để thuhút khách hàng đến với ngân hàng Các cán bộ này phải được đào tạo kĩ càngtheo hướng chuyên nghiệp hoá, ví dụ như: chuyên gia thanh toán hàng xuất,chuyên gia tài trợ xuất khẩu theo hình thức chiết khấu, chuyên gia bảo lãnh…Một khi khách hàng được phục vụ niềm nở với trình độ chuyên môn cao đápứng mọi yêu cầu phức tạp nhất, họ sẽ cảm thấy hài lòng và chọn ngân hàng làmnơi giao dịch Mặt khác trình độ cán bộ vững sẽ xử lý các kỹ thuật nghiệp vụmột cách chính xác và hạn chế rủi ro cho ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạtđộng

 Công nghệ của ngân hàng

Công nghệ ngân hàng liên quan đến toàn bộ cở vật chất và mạng lướitruyền thông, thanh toán Hệ thống mạng máy tính và các chương trình ứngdụng của nó có liên quan chặt chẽ đến chất lượng hoạt động và các sản phẩm tàitrợ xuất khẩu Việc nối mạng thông tin cũng giúp cho ngân hàng quảng bá hoạtđộng và các sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng, thu hút thêm nhiềukhách hàng đến với ngân hàng, khai thác tốt các nguồn vốn tài trợ và thực hiệntài trợ lại cho khách hàng Chính những hoạt động này là tiền đề thúc đẩy hoạtđộng TDTTXK

Trang 27

Với thực tiễn môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện tại: các yếu tố trênrất quan trọng Để thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mĩ và gia nhập WTO,các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng Mĩ sẽ được nới lỏng cácquy định về hoạt động của ngân hàng nước ngoài, cho phép cung cấp các dịch

vụ mà ngân hàng nước ngoài hơn hẳn các NHTM Việt Nam về công nghệ, trình

độ quản lý thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu…, được phép tái cấp vốn

và tái chiết khấu từ ngân hàng trung ương Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàngViệt Nam phải thực hiện tái cơ cấu theo đúng yêu cầu của WTO Đây thực sự làmột thách thức buộc các NHTM Việt Nam phải chuyên môn hoá và phát triểndịch vụ ngay từ bây giờ để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn Trong đó, tàitrợ xuất nhập khẩu là vấn đề nhạy cảm nhất vì gắn liền với các yếu tố côngnghệ, nguồn vốn, trình độ quản lý

 Năng lực tài trợ của ngân hàng

Năng lực tài trợ của ngân hàng phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng.Đối với bất kỳ một tổ chức tài chính nào thì nguồn vốn là yếu tố xương sống.Nguồn vốn của một tổ chức tín dụng bao gồm: vốn ngân sách Nhà Nước; vốnhuy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế, từ việc phát hành trái phiếu, trong đóvốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn Việc thực hiện hoạtđộng TDTTXK đòi hỏi vốn lớn, nếu nguồn vốn của ngân hàng nhỏ không đápứng được nhu cầu về vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ tìm đến với cácngân hàng khác có đủ khả năng cung ứng Do vậy để thực hiện tốt hoạt độngTDTTXK thì ngân hàng phái có tiềm lực về nguồn vốn lớn mạnh

 Hệ thống ngân hàng đại lý

Xu hướng phát triển mở rộng thị trường hoạt động, phạm vi giao dịch,đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh và uy tín củangân hàng là một xu thế tất yếu của bất kỳ ngân hàng nào trong điều kiện kinh tếhội nhập hiện nay Để làm được điều đó thì quy mô kinh doanh của ngân hàngphải đủ lớn để tạo uy tín trên thương trường, trên cơ sở đó hình thành các mốiquan hệ ngân hàng đại lý trong các dịch vụ ngân hàng quốc tế Các ngân hàng

Trang 28

đại lý ở các nước không chỉ là đối tác kinh doanh quan trọng, mà còn là tai mắt

và nguồn cung cấp thông tin và tư vấn đáng tin cậy về khách hàng ở nước ngoàitrong các thương vụ và các giao dịch khác có liên quan

 Uy tín của ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế

Một ngân hàng có uy tín lớn là ngân hàng có các hoạt động đa dạng vàphong phú cả về quy mô và chất lượng, điều này sẽ thu hút số lượng lớn cáckhách hàng đến với ngân hàng Trong hoạt động TDTTXK, uy tín của ngânhàng càng đống vai trò quan trọng, cam kết của ngân hàng sẽ trực tiếp ảnhhưởng đến quá trình thực hiện của giao dịch thương mại Cam kết do một ngânhàng có uy tín phát hành sẽ dễ dàng được chấp nhận, giảm các chi phí khôngcần thiết cho người mua và người bán, gây lòng tin đối với khách hàng, từ đó sẽ

có nhiều khách hàng đến với ngân hàng hơn, phát triển được các hoạt động củangân hàng nói chung cũng như hoạt động tài trợ xuất khẩu nói riêng Uy tín củangân hàng được đánh giá qua các chỉ tiêu như khả năng thanh toán, kĩ thuật xử

lý nghiệp vụ, quy mô của nguồn vốn huy động và cho vay, sự đa dạng hoá cácsản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ ngân hàng…

1.3.4.2 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng.

Nhóm yếu tố này bao gồm chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hộicủa Nhà Nước; môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước; tìnhhình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu;…Sự biến độngcủa bất kỳ nhân tố nào trong số các nhóm nhân tố trên đều cũng đều tác độngđến hoạt động TDTTXK của ngân hàng Nó sẽ tác động là thu hẹp hoặc là mởrộng hoạt động TDTTXK của ngân hàng

 Chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà Nước

Các hoạt động kinh tế nói cung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêngchịu sự tác động lớn bởi chủ trương chính sách, đường lối phát triển kinh tế củaNhà Nước

- Về mặt tích cực: chính sách vĩ mô của Nhà Nước có thể tạo điều kiệnTDTTXK của ngân hàng được mở rộng và phát triển Nếu Nhà Nước dùng

Trang 29

chính sách tiền tệ mở rộng thì NHTM được cấp thêm vốn dự trữ, khả năng tàitrợ của ngân hàng gia tăng Các ngân hàng có thể có chính sách TDTTXK tự dohơn Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thực dương luôn là đòn bẩy thúc đẩyhoạt động tín dụng của ngân hàng Hoạt động TDTTXK chủ yếu diễn ra theohình thức cho vay ngoại tệ, nên việc ngân hàng Nhà Nước mở rộng biên độ điềuhành tỷ giá linh hoạt và đưa các quy định mới về quản lý trạng thái ngoại tệ mộtcách chặt chẽ sẽ tạo cho các NHTM tăng mua ngoại tệ từ thị trường, đáp ứng tốthơn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng xuất nhập khẩu.

- Về mặt tiêu cực: Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà Nước có thể gây ranhiều rủi ro cho hoạt động TDTTXK của ngân hàng Nếu Nhà Nước không cóchiến lược hướng về xuất khẩu thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuấtnhập khẩu rất hạn chế Từ đó dẫn đến hoạt động tài trợ của ngân hàng đạt hiệuquả không cao, lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống Khi Nhà Nước áp đặt mộthàng rào thuế quan, phi thuế quan sẽ cản trở sự phát triển của hoạt động xuấtnhập khẩu, như vậy nhu cầu tài trợ cũng giảm

Tóm lại, cơ chế chính sách của Nhà Nước có ảnh hưởng trực tiếp đến tìnhhình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp – khách hàng của ngân hàng.Trong môi trường kinh doanh mà cơ chế chính sách hay thay đổi sẽ tác động đếnchiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách tín dụng củangân hàng, tạo ra nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng

 Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước

Đất nước, khu vực mà có nền kinh tế rơi vào khủng hoảng hoặc luôn bịbiến động mạnh về kinh tế, chính trị dễ dẫn đến sự mất lòng tin của các nhà đầu

tư trong và ngoài nước, mất lòng tin của nhân dân Như vậy làm khả năng huyđộng vốn khó khăn, nguồn vốn tài trợ của ngân hàng bị hạn chế, hoạt động củangân hàng bị thu hẹp, trong đó có hoạt động TDTTXK Thực tiễn cuộc khủnghoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở khu vực Đông Nam Á đã chứng minh điều

đó Hoạt động của các ngành, các lĩnh vực của các quốc gia trong khu vực, đặcbiệt hoạt động của hệ thống ngân hàng đã bịảnh hưởng sâu sắc Hàng loạt các

Trang 30

ngân hàng của Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia rơi vào phá sản do không thu lạiđược các khoản nợ, không tài trợ được để bù đắp chi phí khi nhu cầu tiêu dùnggiảm Tình hình chính trị, xã hội bất ổn cũng như thiên tai, dịch hoạ cũng lànguyên nhân bất khả kháng gây ra rủi ro đối với các khoản tài trợ của ngânhàng.

 Các yếu tố từ phía doanh nghiệp xuất khẩu như: tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ kinh doanh, hành vi đạođức của doanh nghiệp Do hoạt động TDTTXK có liên quan đến thông lệ, tậpquán quốc tế và luật pháp quốc gia nên đòi hỏi cả doanh nghiệp và ngân hàngphải có trình độ nhất định về các yếu tố đó Mặt khác để nhận được nguồn vốntài trợ của ngân hàng thì các doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được các điềukiện mà ngân hàng đưa ra Việc doanh nghiệp giả mạo các chứng từ để nhậnđược tài trợ của ngân hàng hoàn toàn có thể xảy ra Do đó yếu tố hành vi đạođức của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TDTTXK củangân hàng

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, chuyên đề đã trình bày một số vấn đề lí luận chung

về TDTTXK :

_ Sự ra đời và phát triển của NHTM

_ Khái niệm, đặc điểm và vai trò của TDNH

_ TDTTXK: khái niệm, vai trò, các hình thức TDTTXK và các yếu tốảnh hưởng đến hoạt động TDTTXK

Đây sẽ cơ sơ lí luận cần thiết để phân tích thực trạng hoạt độngTDTTXK tại NHNTVN trong chương 2

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

2.1.1 Một số thông tin chính về NHNTVN.

Tên tiếng việt: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Tên tiếng anh: Banh for Foreign of Vietnam

Tên viết tắt tiếng anh: Vietcombank

Trụ sở chính: số 198, đường Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, thànhphố Hà Nội

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 105922

Vốn điều lệ: QĐ số 1476/2001/QĐ – NHNN do Ngân hàng Nhà Nước banhành ngày 26 tháng 11 năm 2001 chuẩn y vốn điều lệ của NHNT là 1.100.000triệu đồng Việt Nam Vốn điều lệ của NHNT được bổ sung theo từng thời kỳ:tại thời điểm 31/12/2004 là 4.206.527 triệu đồng Việt Nam, tại thời điểm31/12/2005 là 4.279.127 triệu đồng Việt Nam

Lĩnh vực kinh doanh: huy động vốn, hoạt động tín dung, dịch vụ thanhtoán và ngân quỹ, các hoạt động khác bao gồm: góp vốn, mua cổ phần, tham gia

Trang 32

thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối và vàng, cung ứng dịch vụ tư vấn tàichính tiền tệ…

Thời gian hoạt động: 99 năm kể từ ngày Thống đốc NHNN ký quyết địnhlai NHNT theo quyết định số 286/QĐ – NH5 ngày 21/9/1996

Mã số thuế: 0100112437 tại Cục thuế Hà Nội

Tài khoản Việt Nam đồng số 453100301 mở tại Sở giao dịch Ngân hàngNhà Nước

Qúa trình phát triển của NHNT chia làm 3 giai đoạn như sau:

 Giai đoạn 1963 – 1975: Trong giai đoạn này, NHNT hoàn thànhnhiệm vụ đối nội và đối ngoại được Nhà nước giao phó là tiếp nhận viện trơhnước ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở Miền Bắc xã hội chủnghiã và chuyển tiền phục vụ cuộc chiến đấu giải phóng Miền Nam

 Giai đoạn 1975 – 1990: Sau ngày giải phóng Miền Nam, NHNT đãtham gia tiếp quản các ngân hàng cũ hoàn tất thủ tục pháp lý thực hiện quyềnvai trò hội viên của Việt Nam tại IMF, WB, ADB, xác định quyền sở hữu tài sảnquốc gia đối với các tài sản là hàng hoá, ngoại tệ hiện đang ở bên ngoài Tronggiai đoạn khó khăn của nền kinh tế đất nước trước việc bị Mĩ cấn vận, viện trợcủa các nước xã hội chủ nghĩa bị giảm sút, cán cân thương mại mất cân đốinghiêm trọng, cán cân thanh toán quốc tế luôn bội chi, NHNT đã thực hiện chủtrương mở rộng đầu tư cho xuất khẩu, kiến nghị Nhà Nước ban hành các cơ chếkhuyến khích xuất khẩu, mở rộng dịch vụ thua mua ngoại tệ thông qua cơ chế

Trang 33

thưởng ngoại tệ, cơ chế cấp quyền sử dụng ngoại tệ góp phần tạo nguồn cungngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu vàlương thực.

 Giai đoạn 1990 đến nay: ngày 14 tháng 11 năm 1990, NHNTVNđược chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạtđộng kinh tế đối ngoại sang một NHTM Nhà Nước hoạt động đa năng và tự docạnh tranh với các loại hình NHTM và các tổ chức tài chính khác Với bề dàykinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi quá độ,NHNT đã từng bước tiếp cận, nhanh chóng thích nghi với kinh tế thị trường, giữvững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTMVN Đặc biệt, NHNT luôn đượcđánh giá là ngân hàng có uy tín và hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực kinhdoanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ tài chính, ngân hàngquốc tế khác NHNT là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngânhàng Việt Nam và là thành viên của nhiều hiệp hội ngân hàng khác như Hiệp hộiNgân hàng Châu Á, Câu lạc bộ Ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương, tổ chứcthanh toán toàn cầu SWIFT, tổ chức thanh toán thẻ Visa, MasterCard Tới nay,NHNT đã có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 1450 ngân hàng và định chế tàichính 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Ngoài ra NHNT còn là NHTMduy nhất tại Việt Nam được tạp chí “ The Banker ”- tạp chí ngân hàng uy tíntrong giới tài chính quốc tế của Anh Quốc bình chọn là “ Ngân hàng tốt nhấtcủa Việt Nam ” trong 5 năm 2000 –2004 Song song phát triển các nghiệp vụ vàsản phẩm ngân hàng, NHNT tiếp tục mở rộng hệ thống mạng lưới nhằm đáp ứngtốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng Tính đến năm 2006, hệ thống NHNT baogồm: 67 chi nhánh, 01 sở giao dịch, 52 phòng giao dịch và 04 công ty con trựcthuộc trên toàn quốc; 02 phòng đại đại diện và 01 công ty con ở nước ngoài, vớiđội ngũ cán bộ lên tới trên 63000 người Tại thời điểm cuối năm 2006, tổng tàisản của NHNT đạt 171.862 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 62.400 tỷ đồng

Với bề dày thành tựu của hơn 40 năm xây dựng và phát triển cùng với kếtquả đạt được sau 5 năm triển khai Đề án tái cơ cấu ( 2000 – 2005 ), NHNT đang

Trang 34

trên con đường trở thành một tập đoàn tài chính đa năng đáp ứng tốt nhất nhữngchuẩn mực về quản trị và tài chính quốc tế, hoạt động sâu rộng và có vị thế hơnnữa trên toàn cầu dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực chấtlượng cao đồng thời giữ vững vai trò tiên phong hàng đầu trong tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế của đất nước.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tại NHNTVN.

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức.

 Hội sở chính: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành tại trụ sở chính NHNT gồm có: hội đồng quản trị; ban kiểm soát ( gồm phòng kiểm toán nôibộ), tổng giám đốc và bộ máy giúp việc

 Sở giao dịch hay chi nhánh: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giaodịch, chi nhánh của NHNT gồm có: giám đốc; các phó giám đốc; trưởng phòng

kế toán; các phòng chuyên môn nghiệp vụ; các phòng giao dịch; bộ phận kiểmtra và kiểm toán nội bộ

 Đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hànhcủa đơn vị sự nghiệp và văn phòng đại diện NHNT do Hội đồng quản trị NHNTquy định phù hợp với quy định của pháp luật

 Công ty trực thuộc: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty trựcthuộc thực hiện theo quy địn của Chính Phủ đối với từng loại hình công ty trựcthuộc được phép thành lập

2.1.3.2 Bộ máy quản lý.

 Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của NHNT HĐQT củaNHNT có 5 thành viên chuyên trách do Thống đốc NHNN bổ nhiệm, miễnnhiệm, trong đó có Chủ tịch HĐQT; 1 thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc;

1 thành viên HĐQT kiêm Trưởng Ban kiểm soát Nhiệm kỳ của các thành viênhội đồng quản trị là 05 năm

 Ban kiểm soát: do HĐQT thành lập ra để kiểm tra, giám sát các hoạt độngcủa NHNT Số thành viên của Ban kiểm soát tối thiểu là 5 người, trong đó ítnhất có 1 nửa thành viên là chuyên trách, có một thành viên do Bộ trưởng Bộ

Trang 35

Tài chính giới thiệu, một thành viên doThống Đốc NHNN giới thiệu Số lượngthành viên Ban kiểm soát do HĐQT quyết định

 Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc: Tổng giám đốc là đại diện pháp nhâncủa NHNT, là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật

về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ và quyền hạn quy định

Bộ máy giúp việc Tổng giám đốc gồm: các Phó Tổng giám đốc; Kế toán trưởng,các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ; phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ ( gọi tắt

là phòng Kiểm tra nội bộ )

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản của NHNTVN.

2.1.4.1 Hoạt động huy động và quản trị vốn.

Trong giai đoạn 2003 – 2006, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãisuất trong nước và trên thị trường thế giới, tình hình lạm phát , cạnh tranh vềhuy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước gây ảnh hưởng tới công táchuy

động vốn của các NHTM nói chung và NHNT nói riêng Trước biến động vềgiá huy động vốn trên thị trường, NHNT đã chủ động áp dụng chính sách lãisuất linh hoạt trê cơ sở cung - cầu vốn trên thị trường, tích cự cải thiện lãi suấtcho vay – huy động, và chênh lệch lãi suất giữa các chi nhánh, phát triển nhiềucông cụ huy động vốn mới,…Các biện pháp đó góp phần giảm thiểu tác động thịtrường lên công tác huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quảntrị vốn Với những nỗ lực đó, năm 2006 NHNT đã huy động được khoảng160.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2005, mức tăng trưởng huy động vốntrung bình của NHNT là 15%/năm, và hiện nay chiếm khoảng 20% thị phầntoàn ngành

Hình 2.1.Tổng nguồn vốn huy động Bảng 2.1.Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Trang 36

Cơ cấu vốn huy động của NHNTqua các năm từ 2003 – 2006 cũng có sựchuyển biến Năm 2006, cơ cấu vốnVNĐ/ Ngoại tệ thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng nội tệ, giảm đồng ngoại

tệ ( 54/46 ), trong đó đáng chú ý là vốn huy động từ thị trường liên ngân hàngtăng gấp 2 lần so với năm 2005

Bảng 2.2 Cơ cấu vốn huy động theo VNĐ và ngoại tệ

Năm 2006 là năm thứ 3 liên tiếp, NHNT thực hiện chủ trương “ tăngtrưởng tín dụng thận trọng, tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới áp dụngcác chuẩn mực quốc tế ” Với chủ trương vậy, NHNT đã triển khai và đưa ra cácđịnh hướng, các chính sách tín dụng đúng đắn phù hợp với môi trường kinh tế -kinh doanh, với khả năng và nguồn lực của ngân hàng Tốc độ tăng trưởng tíndụng của NHNT trong 4 năm qua có xu hướng giảm

Xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng nằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của NHNT, phù hợp với tốc độ tăng trưởng chậm của ngành và 4 NHTM, tăng trưởng tín dụng trung bình của NHNT trong 4 năm gần đây khoảng 28%/năm, và tín dụng của NHNT chiếm khoảng 11% thị phần toàn ngành

2.1.4.3 Hoạt động thanh toán quốc tế.

Nguồn: Bản cáo bạch của NHNTVN.

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động so với năm trước (%)

Trang 37

-Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà

NHNT luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong toàn ngành Trong

những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước liên tục tăng trưởng với

tốc độ cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu

qua NHNT Tính từ năm 2002 đến năm 2006, hoạt động thanh toán của NHNT

luôn duy trì tỷ trọng 28% xuất nhập khẩu của cả nước và mức tăng trưởng bình

quân là 26%/năm

Hình 2.2 Doanh số TT XNK Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng DS TTXNK

Các mặt hàng xuất khẩu có thị phần thanh toán chủ yếu qua NHNT là:

dầu thô, gạo, thuỷ sản; trong khi các mặt hàng nhập khẩu mà VCB chiếm thị

phần thanh toán lớn là: xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị

2.1.4.4 Hoạt động kinh doanh thẻ.

Trong những năm qua, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ của NHNT đã

phát triển với tốc độ rất nhanh, mỗi tháng thu hút được hàng chục nghìn khách

hàng mới NHNT đã và đang khẳng định vị trí hàng đầu trong hoạt động kinh

doanh thẻ, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và tiện ích gia tăng cho khách

hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại ( như: dịch vụ thẻ Connect 24, dịch vụ

thương mại điện tử VCB – P cho phép khách hàng mua thẻ Internet, thẻ điện

thoại, thanh toán tiền điện, cước Internet, phí bảo hiểm,…) NHNT là thành viên

chính thức và đối tác chiến lược tin cậy hàng đầu tai Việt Nam với các tổ chức

thẻ hàng đầu trên thế giới Visa, MasterCard, American Express, JCB, Dinner

Club, sắp tới là China Union Pay Thị phần thanh toán thẻ, phát hành thẻ quốc tế

và phát hành thẻ nội địa của NHNT chiếm khoảng 50%, 40% và 60% thị phần

Nguồn: Phòng thanh toán XK, NK - NHNTVN

Trang 38

toàn ngành Hiện nay, NHNT sở hữu mạng lưới ATM lớn nhất trong toàn hệthống chiếm gần 50% tổng số máy ATM trên toàn quốc ( gần 600 máy ) với hơn

5000 điểm chấp nhận thẻ

Hình 2.3 Số thẻ lưu hành Hình 2.4 Doanh số thanh toán thẻ

Nguồn: Phòng thanh toán thẻ

ngoại tệ NHNTVN 2.1.4.5 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Trong giai đoạn 2003 – 2006, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNT

có nhiều thuận lợi, làm kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, nguồn kiều hốidồi dào, tỷ giá USD/VNĐ khá ổn định Còn trên thị trường quốc tế, lãi suất liêntục biến động, nên NHNT đã cơ cấu lại tài sản theo lãi suất, kỳ hạn nhằm giảmthiểu rủi ro – có ý nghĩa rất lớn Trong những năm qua, NHNT đã chú trọng ứngdụng các sản phẩm phái sinh nói chung, nghiệp vụ hoán đổi lãi suất nói riêngvào việc phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với danh mục tài sản, kịp thời đáp ứngnhu cầu ngoại tệ của khách hàng

Hình 2.5 Tổng doanh số ngoại tệ mua bán

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 0

5 10 15 20 25 30

Trang 39

Tóm lại, kết quả thu được từ các hoạt động kinh doanh cùng với việc triểnkhai các chính sách, đường lối phát triển đúng đắn, phù hợp với môi trường kinh

tế - kinh doanh, với khả năng và nguồn lực của mình, NHNTVN ngày càngkhẳng định vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Và thương hiệuNHNTVN đã được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến như là một biểutrưng của hệ thống NHTM Việt Nam

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN.

2.2.1 Các quy định về hoạt động TDTTXK tại NHNTVN.

2.2.1.1 Nguyên tắc tài trợ.

 Việc tài trợ phải trên cơ sơ thẩm định rõ khách hàng

Đây là nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc vô cùng quan trọngtrong công tác tín dụng, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quyết định tíndụng cũng như những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải Ở trong hoạt độngTDTTXK phần lớn khách hàng trả nợ bằng doanh thu từ việc xuất khẩu Do đóbên cạnh việc đánh giá chất lượng sản phẩm xuất khẩu cũng cần xem xét xemsản phẩm của khách hàng có phù hợp với các chuẩn mực và quy định của nướcnhập khẩu, với nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu haykhông

 Đối với các khoản vốn vay thì phải được hoàn trả cả gốc và lãi theo đúngthời hạn đã cam kết

Để thực hiện nguyên tắc này ngân hàng và khách hàng phải thoả thuậnvới nhau số tiền vay, lãi suất, đặcbiệt là thời hạn vay Việc định ra kỳ hạn nợphải phù hợp với chu kỳ sản xuất, thời gian giao hàng, thời gian tiêu thụ hànghoá…

 Vốn tài trợ phải được sử dụng đúng mục đích như đã cam kết khi xin tàitrợ, có hiệu quả kinh tế

Trong đơn xin tài trợ, khách hàng phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn tàitrợ cũng như hiệu quả kinh doanh, cụ thể ở đây là mục đích sử dụng vốn đểphục vụ và thực hiện hoạt động xuất khẩu Trong quá trình tài trợ, ngân hàng sẽkiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích như đã thẩm địnhkhông

Trang 40

 Vốn tài trợ phải được đảm bảo bằng tài sản tương đương.

Tuy đây không phải là nguyên tắc chủ yếu nhất nhưng để có thêm nguồnthứ hai để thu nợ nên NHNT yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo khicần thiết

2.2.1.2 Đối tượng tài trợ.

 Tài trợ bằng ngoại tệ: trong trường hợp tài trợ xuất khẩu NHNT tài trợcho nhà xuất khẩu để:

- Thanh toán tiền hàng, tạm tái xuất hoặc thanh toán với nước ngoài

- Thanh toán bảo lãnh và thanh toán trả nợ nước ngoài do NHNT bảolãnh

- Góp vốn bổ sung, liên doanh, chi trả chi phí vận tải, bảo hiểm

 Tài trợ bằng đồng nội tệ: trong trường hợp tài trợ xuất khẩu NHNT tài trợcho nhà xuất khẩu để:

- Thu gom hàng hoá để xuất khẩu hoặc sản xuất để xuất khẩu

- Tài trợ bắt buộc để thanh toán bảo lãnh của NHNT bảo lãnh

- Mua ngoại tệ để nhập khẩu dây chuyền thiết bị, công nghệ, nguyênliệu phục vụ cho sản xuất xuất khẩu

- Nộp thuế xuất khẩu

2.2.1.3 Điều kiện được tài trợ vốn để thực hiện hoạt động xuất khẩu.

Để được NHNT tài trợ xuất khẩu, các doanh nghiệp phải thoả mãn cácđiều kiện sau:

- Có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động theo phápluật Việt Nam

- Thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền

- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,có giấy phép hành nghề của

cơ quan quản lý chuyên môn

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải có đủ vốn pháp định

- Doanh nghiệp Nhà Nước phải có đủ vốn do Nhà Nước giao

- Được phép kinh doanh xuất khẩu, hoặc có hợp đồng uỷ thác xuất khẩu

- Dự án theo tính toán có hiệu quả kinh tế,có tính khả thi, xác định đượcnguồn trả nợ

Ngày đăng: 20/09/2012, 16:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.4. Quy mô TDTTXNK tại NHNTVN từ năm 2003 – 2006 - Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.docx
Bảng 2.4. Quy mô TDTTXNK tại NHNTVN từ năm 2003 – 2006 (Trang 46)
Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ tài trợ xuất khẩu theo VNĐ và ngoại tệ tại NHNTVN. - Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.docx
Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ tài trợ xuất khẩu theo VNĐ và ngoại tệ tại NHNTVN (Trang 49)
Bảng 2.8. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo thành phần kinh tế. - Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.docx
Bảng 2.8. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo thành phần kinh tế (Trang 54)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w