Chiến lược tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngành ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.docx (Trang 73 - 74)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG

3.1.2. Chiến lược tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngành ngân hàng.

Trong báo cáo của thủ tướng Phan Văn Khải trình bày trước Quốc Hội khoá XI nêu rõ: “Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, bên cạnh việc chỉ đạo thực hiện những biện pháp khuyến khích đã ban hành trong thời gian vừa qua, Chính Phủ sẽ bổ sung chính sách tạo thêm thuận lợi cho xuất khẩu, nhấtlà về tín dụng, tiếp thị, tỷ giá và kết hối; hình thành và phát triển quỹ tín dụng xuất khẩu; tiếp tục soát xét và loại bỏ những thủ tục rườm rà, làm lỡ cơ hội buôn bán và tăng chi phí giao dịch cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh xuất nhập khẩu ”.

Thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu chiến lược trên, ngành ngân hàng đã cũng định hướng nhiều giải pháp quan trọng như xây dựng và thực thi một chính sách tiền tệ và các công cụ chính sách tiền tệ có hiệu quả phù hợp với cơ chế thị trường thông qua các công cụ thị trường mở, lãi suất, tỷ giá…Nâng cao hiệu lực quản lý của NHNN thông qua việc tăng cường có hiệu quả chức năng quản lý, thanh tra giám sát của NHNN đối với các tổ chức tín dụng, và đặc biệt là cơ cấu lại và phát triển các loại hình NHTM ở Việt Nam.

Tín dụng ngân hàng cần được tập trung đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng kinh tế công nông nghiệp. Đó là cơ sở quan trọng để tăng tỷ trọng sản phẩm côngnghiệp xuất khẩu có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao. Đối với khu vực I - sản xuất nguyên liệu: tận dụng khai thác các mặt hàng cần nhiều sức lao động, ưu thế về tài nguyên và điều kiện tự nhiên, nhưng về lâu dài cần phải hoạch định tổng thể, vùng, khu vực, ưu tiên vốn đầu tư tập trung cho nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Tín dụng cho khu vực này chủ yếu sử dụng nguồn vốn tại chỗ và huy động trong nước; khu vực II – công nghiệp sơ chế, cần đầu tư cho nông thôn, miền núi một phần sản xuất cho tiêu dùng, một phần cung cấp nguyên liệu cho cơ sở chế biến tinh ở khu vực thành thị. Đối với công nghiệp tinh chế cần hình thành tại các trung tâm thành thị thuận tiện giao thông vận tải, tiếp cận thông tin thương mại, sản phẩm chủ yếu cho xuất khẩu. Khu vực này có thể đầu tư từ nguồn vốn vay nước ngoài để đổi mới công nghệ thiết bị hiện đại.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.docx (Trang 73 - 74)