1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” pot

98 229 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

1 Luận văn: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8 1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại ( NHTM ). 8 1.2. Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng ( TDNH ). 9 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm TDNH. 9 1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng 10 1.3. Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu( TDTTXK ). 13 1.3.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu. 14 1.3.2. Vai trò của tín dụng tài trợ xuất khẩu. 15 1.3.3. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu. 18 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu. 26 Tóm tắt chương 1 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 32 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 32 2.1.1. Một số thông tin chính về NHNTVN 32 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNTVN. 33 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tại NHNTVN. 34 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản của NHNTVN. 32 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN. 40 2.2.1. Các quy định về hoạt động TDTTXK tại NHNTVN. 40 2.2.2. Các chính sách về TDTTXK tại NHNTVN. 42 2.2.3. Thực trạng hoạt động TDTTXK tại NHNTVN trong những năm gần đây (2003 – 2006 ). 46 2.3. Đánh giá về hoạt động TDTTXK tại NHNTVN. 60 2.3.1. Những kết quả đạt được. 60 3 2.3.2. Những khó khăn và tồn tại. 64 2.3.3. Nguyên nhân 66 Tóm tắt chương 2 71 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 73 3.1. Chiến lược xuất khẩutín dụng tài trợ xuất khẩu của Việt Nam. 73 3.1.1. Chiến lược xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010. 73 3.1.2. Chiến lược tín dụng tài trợ xuất khẩu của ngành ngân hàng. 75 3.2. Chiến lược phát triển NHNTVN đến năm 2015. 76 3.2.1. Định hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2015 của NHNTVN. 76 3.2.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN. 77 3.3. Tín dụng tài trợ xuất khẩu của một số ngân hàng cạnh tranh 78 3.4. Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN. . 82 3.4.1. Giải pháp về nghiệp vụ tín dụng. 82 3.4.2. Các giải pháp khác. 87 Tóm tắt chương 3 94 KẾT LUẬN 95 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Hình 2.1.T ổng nguồn vốn huy động 32 Hình 2.2. Doanh số TT XNK 34 Hình 2.3. Số thẻ lưu hành 35 Hình 2.4. Doanh số thanh toán thẻ 39 Hình 2.5. Tổng doanh số ngoại tệ mua bán 39 Hình 2.6. Doanh số cho vay xuất nhập khẩu theo kỳ hạn tại NHNT 48 Bảng 2.1.Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại NHNT 32 Bảng 2.2. Cơ cấu vốn huy động theo VNĐ và ngoại tệ tại NHNT từ năm 2003 - 2006 33 Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng DS TTXNK 35 Bảng 2.4. Quy mô TDTTXNK tại NHNTVN từ năm 2003 – 2006 47 Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ tài trợ xuất khẩu theo VNĐ và ngoại tệ tại NHNTVN. 50 Bảng 2.6. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo mặt hàng tại NHNTVN. 52 Bảng 2.7. Tỷ trọng các mặt hàng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN. 52 Bảng 2.8. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo thành phần kinh tế. 55 Bảng 2.9. Doanh số thanh toán xuất khẩu tại NHNTVN. 58 Bảng 2.10. Tình hình chiết khấu chứng từ hàng xuất tại NHNTVN. 59 5 LỜI MỞ ĐẦU 1.Lí do lựa chọn đề tài. Qúa trình quốc tế hoá tiếp tục diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới: trong sản xuất, thương mại đầu tư, tài chính, các hoạt động dịch vụ, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hoá và lối sống…Thông qua các hoạt động trên các nước xích lại với nhau hơn, gắn bó với nhau nhiều hơn. Chính điều đó làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận không tách rời và tuỳ thuộc vào nhau. Sự biến động xảy ra ở bất kỳ nước nào đó tất yếu sẽ dẫn tới sự tác động tới các quốc gia khác trên thế giới. Đặc điểm này đặt ra một yêu cầu tất yếu là mỗi quốc gia cần phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế đối ngoại để có được một khuôn khổ phù hợp cho sự phát triển. Nhận thức được vấn đề đó, Đảng và Nhà Nước ta đã thực hiện chính sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế, tiến hành hàng loạt các biện pháp cải cách, đổi mới nền kinh tế quốc dân để đảm bảo Việt Nam thực hiện thắng lợi đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kể từ khi mở cửa, hoạt động ngoại thương của Việt Nam diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết, trong đó hoạt động xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng đã góp phần to lớn vào sự đổi mới đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước cũng như đáp ứng đầy đủ hơn nu cầu sản xuất và tiêu dùng. Vậy phải tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu - một động lực quan trọng để hội nhập kinh tế. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là: do khả năng tài chính có hạn mà các doanh nghiệp xuất khẩu không phải lúc nào cũng có đủ tiền để thanh toán hàng nhập khẩu, các dây chuyền thiết bị phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu hoặc không đủ vốn thu mua, chế biến hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh quan hệ vay mượn và sự giúp đỡ tài trợ của xã hội. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ( NHNTVN ) ngay từ khi được 6 thành lập đã là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm: cho vay tài trợ xuất nhập khẩu các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác ( vận tải, bảo hiểm,…), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ,…Vì vậy trong nhiều năm qua với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng đối ngoại, NHNTVN luôn được đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất, ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối. Hiện nay NHNTVN vẫn đang từng bước hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt cùng với sự phát triển của ngoại thương, NHNTVN đã và đang tìm nhiều biện pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu ( TDTTXK ), vừa để tài trợ các doanh nghiệp trong nước, vừa phát huy lợi thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại, vừa đem lại nguồn lợi nhuận lớn lao cho ngân hàng, giúp ngân hàng đứng vững trong cạnh tranh. Tuy nhiên hoạt động TDTTXK của NHNTVN vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa phù hợp với yêu cầu xuất khẩu của Việt Nam. Do đó việc nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động TDTTXK tại NHNTVN là một yêu cầu cấp bách về phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Được sự giới thiệu của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và sự cho phép của quý NHNTVN, em đã được thực tập tại trụ sở chính NHNTVN – 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu về hoạt động TDTTXK của ngân hàng và nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động đó đối với sự phát triển của ngân hàng nói riêng và với sự phát triển kinh tế nước ta nói chung. Do vậy đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” đã được em lựa chọn là đề tài để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Trên cơ sở xác định bản chất và vai trò của tín dụng ngân hàng ( TDNH ) đối với hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là thực trạng hoạt động TDTTXK của NHNTVN, mục đích nghiên cứu chuyên đề là đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động TDTTXK tại NHNTVN. 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động TDTTXK tại NHNTVN. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là: Chuyên đề khảo sát hoạt động TDTTXK tại NHNTVN từ năm 2003 đến năm 2006. 4. Kết cấu của chuyên đề. Tên chuyên đề: “ Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam”. Để đạt được các mục đích trên, ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Lời cam đoan; Mục lục; Danh mục các bảng số liệu, hình vẽ, chữ viết tắt; Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục, thì chuyên đề được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung về hoạt động TDTTXK tại ngân hàng thương mại ( NHTM ). Chương 2: Thực trạng và đánh giá hoạt động TDTTXK tại NHNTVN. Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động TDTTXK tại NHNTVN. 8 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại ( NHTM ). Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Qúa trình phát triển kinh tế tạo điều kiện và đòi hỏit sự phát triển của ngân hàng. Đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Trải qua rất nhiều biến động lịch sử của lịch sử cũng như cùng với sự phát triển kinh tế, các hình thức ngân hàng cũng có sự thay đổi. Ở giai đoạn đầu: từ thế kỷ 15 - cuối thế kỷ 18: các ngân hàng hoạt động với quy mô nhỏ, độc lập với nhau, chưa tạo thành hệ thống và hoạt động chưa ổn định. Mỗi ngân hàng đều có những chức năng nhiệm vụ giống nhau như: nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán chi trả, phát giấy bạc và lưu thông và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác ( đổi tiền, chuyển tiền, ) Ở giai đoạn 2: từ thế kỷ 18 - thế kỷ 20: Nhà Nước ban hành các đạo luật đối với các hoạt động của ngân hàng để hạn chế số lượng các ngân hàng được phép phát hành tiền và lưu thông. Sang thế kỷ 18, 19 ở các nước công nghiệp Châu Âu, việc phát hành tiền vào lưu thông được giao cho một số ngân hàng lớn. Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Nhà Nước ban hành đạo luật cho phép một ngân hàng duy nhất – đó là tiền đề của ngân hàng trung ương sau này được phép phát hành giấy bạc. Các ngân hàng còn lại cùng với quá trình phát triển trở thành NHTM. Giai đoạn 3: từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay: Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hàng hoá, của công nghệ thông tin, và sự đa dạng hoá của các đối thủ cạnh tranh là các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các NHTM đã đa dạng hoá và mở rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ theo mô hình ngân hàng đa năng hiên đại. 9 1.2. Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng ( TDNH ). 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm TDNH. 1.2.1.1. Khái niệm. Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Ngay cả trong quan hệ tài chính, tuỳ theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có nội dung riêng. Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay. Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả giữa hai chủ thể. Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng. Trong một số ngữ cảnh cụ thể thì thuật ngữ tín dụng còn đồng nghĩa với thuật ngữ cho vay. Mục đích cuối cùng là muốn xem tín dụng là một chức năng cơ bản của ngân hàng. Vì vậy trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: “ Tín dụng là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay ( ngân hàng và các định chế tài chính khác ) và các bên đi vay ( cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác ), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán ”. Trong nền kinh tế thị trường , nếu lấy tiêu thức “ chuyển nhượng ” làm căn cứ để phân chia các hình thức tín dụng thì có hai loại đó là tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Tín dụng thương mại là hình thức cho vay bằng hàng hoá; Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các cá nhân và doanh nghiệp. 1.2.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng. Xuất phát từ khái niệm tín dụng ngân hàng, tín dụng ngân hàng có một số 10 đặc điểm sau: Thứ nhất, trong quan hệ tín dụng, ngân hàng thể hiện rõ vai trò trung gian tài chính, là người đứng giữa thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ các chủ thể có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế ( ngân hàng là người đi vay ) và sử dụng vốn đầu tư cho các doanh nghiệp thì ngân hàng lại là người cho vay. Thứ hai, TDNH đối với đối tượng cho vay là tiền tệ nên không chịu sự ngăn cản về phương hướng tức là có thể cho vay đối với tất cả các ngành kinh tế ( ngành đó hoạt động có hiệu quả, phương án sản xuất có tính khả thi ). Mặt khác, với quy mô lớn về vốn nên các NHTM có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn lớn ở các quy mô khác nhau với các thời hạn khác nhau: ngắn hạn, trung và dài hạn. Thứ ba, TDNH khác với tín dụng thương mại về hình thức, quy mô và thời gian hoạt động, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. TDNH giúp khắc phục một số hạn chế của tín dụng thương mại về mặt không gian và địa lý, về quy mô tín dụng, về trường hợp khi đến hạn trả tiền nếu vì một lý do nào đó mà người mua không có hoặc không đủ tiền trả. Mối quan hệ gắn bó này là nhờ thông qua việc thực hiện nghiệp vụ chiết khấutái chiết khấu thương phiếu tại các ngân hàng khi đối tác có thương phiếu và có nhu cầu về tiền của mình. Sự phát triển của các hình thức tín dụng, nhất là TDNH nhiều thập kỷ qua và cho đến nay trên thế giới đã có nhiều thay đổi và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Qúa trình vận động và phát triển của TDNH gắn liền với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, TDNH ngày càng đóng vai trò quan trọng trong vai trò là trung gian điều phối luồng tiền tệ để nền kinh tế hoạt động một cách ổn định và phát triển. 1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng. Vai trò của tín dụng ngân hàng được thể hiện qua những mặt sau: 1.2.2.1. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển của mình, nên để [...]... kinh tế 1.3 Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu( TDTTXK ) 14 1.3.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu Ngày nay, xuất khẩu luôn được các quốc gia ( dù ở bất cứ trình độ phát triển nào) coi trọng như động lực ”của nền kinh tế quốc dân Khi cạnh tranh xuất khẩu ngày càng trở nên quyết liệt, các nhà xuất khẩu cần tới sự tài trợ của các cơ cấu tài chính hiện đại và mạnh... bộ tài sản cho thuê Ngày nay các ngân hàng thường lập công ty tài chính riêng để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp và làm phong phú thêm hoạt động của mình 1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu Hoạt động TDTTXK của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố khác nhau Muốn thúc đẩy hoạt động TDTTXK phát triển thì ngân hàng phải xác định được yếu tố nào tác động nhiều đến ngân. .. cần thiết để phân tích thực trạng hoạt động TDTTXK tại NHNTVN trong chương 2 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 2.1.1 Một số thông tin chính về NHNTVN Tên tiếng việt: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Tên tiếng anh: Banh for Foreign of Vietnam Tên viết tắt tiếng anh: Vietcombank Trụ sở chính:... hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu; …Sự biến động của bất kỳ nhân tố nào trong số các nhóm nhân tố trên đều cũng đều tác động đến hoạt động TDTTXK của ngân hàng Nó sẽ tác động là thu hẹp hoặc là mở rộng hoạt động TDTTXK của ngân hàng  Chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà Nước Các hoạt động kinh tế nói cung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng chịu sự tác động. .. thư bảo lãnh của ngân hàng Hình thức tài trợ, khi ngân hàng phát hành thư bảo lãnh, tức là ngân hàng đã cấp cho khách hàng một sự tín nhiệm tài chính trong việc ngân hàng cam kết bồi thường cho khách hàng khi có tổn thất xảy ra Sự tín nhiệm tài chính này lớn hay nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào địa vị, uy tín và độ tín nhiệm của ngân hàng 24 như thế nào Khi bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng chỉ cho vay... thức tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ, đối tượng tài trợ là các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác Gía trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn Tài trợ của ngân hàng trong lĩnh vực xuất khẩu là hình thức cho vay mang lại hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh,bởi vì: Đồng vốn ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp xuất. .. của ngân hàng được mở rộng và phát triển Nếu Nhà Nước dùng chính sách tiền tệ mở rộng thì NHTM được cấp thêm vốn dự trữ, khả năng tài trợ của ngân hàng gia tăng Các ngân hàng có thể có chính sách TDTTXK tự do hơn Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thực dương luôn là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng Hoạt động TDTTXK chủ yếu diễn ra theo hình thức cho vay ngoại tệ, nên việc ngân hàng. .. ngân hàng, khai thác tốt các nguồn vốn tài trợthực hiện tài trợ lại cho khách hàng Chính những hoạt động này là tiền đề thúc đẩy hoạt động TDTTXK Với thực tiễn môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện tại: các yếu tố trên rất quan trọng Để thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mĩ và gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng Mĩ sẽ được nới lỏng các quy định về hoạt động của ngân. .. khả năng huy động vốn khó khăn, nguồn vốn tài trợ của ngân hàng bị hạn chế, hoạt động của ngân hàng bị thu hẹp, trong đó có hoạt động TDTTXK Thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở khu vực Đông Nam Á đã chứng minh điều đó Hoạt động của các ngành, các lĩnh vực của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt hoạt động của hệ thống ngân hàng đã bịảnh hưởng sâu sắc Hàng loạt các ngân hàng của Hàn... TDTTXK là hoạt động tài trợ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp này thu mua, chế biến, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu trên cơ sở hoạt động tín dụng của ngân hàng Đây là một cách nhìn chung về TDTTXK, tuy nhiên ở cụ thể ở mỗi nước lại có cách phương thức thực hiện riêng, nhưng theo xu thế ngày một hội nhập như hiện nay thì hoạt động TDTTXK . triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN. 77 3.3. Tín dụng tài trợ xuất khẩu của một số ngân hàng cạnh tranh 78 3.4. Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại. Luận văn: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN. của tín dụng ngân hàng 10 1.3. Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu( TDTTXK ). 13 1.3.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng tài trợ xuất khẩu. 14 1.3.2. Vai trò của tín dụng

Ngày đăng: 25/03/2014, 06:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Hường ( 2003 ), Giáo trình Kinh doanh quốc tế - tập 2, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội Khác
2. GS. TS. Lê Văn Tư ( 2005 ), Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội Khác
3. GS. TS. Lê Văn Tư ( 2005 ), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội Khác
4. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến ( 2005 ), Thanh toán quốc tế & tài trợ ngoại thương, Nxb Thống kê, Hà Nội.II. Tài liệu của NHNTVN Khác
1) Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( 29 / 03 / 2002 ), Quyết định số 407 / QĐ – NHNT – HĐQT của Hội đồng quản trị NHNTVN về việc ban hành hướng dẫn về quy chế cho vay đối với khách hàng, Hà nội Khác
2) Ngân hàng Nhà Nước ( 22 / 04 / 2005 ), Quyết định 493 / QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, Hà nội Khác
3) Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( 12 / 08 / 2002 ), Quyết định số 130 / QĐ – NHNT về quy trình nghiệp vụ cho vay tại NHNTVN Khác
4) Cẩm nang tín dụng của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Khác
5) Bản cáo bạch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ( 2006 ) Khác
6) Báo cáo thường niên NHNTVN năm 2003, 2004, 2005. III. Tài liệu khác Khác
2) Bản cáo bạch của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV ) – 2005 Khác
3) Bản cáo bạch của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – 2004 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1.Tổng nguồn vốn huy động        Bảng 2.1.Tốc độ tăng trưởng vốn huy động - Luận văn: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” pot
Hình 2.1. Tổng nguồn vốn huy động Bảng 2.1.Tốc độ tăng trưởng vốn huy động (Trang 36)
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn huy động theo VNĐ và ngoại tệ  tại NHNT từ năm 2003 – 2006 - Luận văn: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” pot
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn huy động theo VNĐ và ngoại tệ tại NHNT từ năm 2003 – 2006 (Trang 37)
Hình 2.5. Tổng doanh số ngoại tệ mua bán - Luận văn: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” pot
Hình 2.5. Tổng doanh số ngoại tệ mua bán (Trang 39)
Bảng 2.4. Quy mô TDTTXNK tại NHNTVN từ năm 2003 – 2006 - Luận văn: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” pot
Bảng 2.4. Quy mô TDTTXNK tại NHNTVN từ năm 2003 – 2006 (Trang 47)
Hình 2.6. Doanh số cho vay xuất nhập khẩu theo kỳ hạn tại NHNT - Luận văn: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” pot
Hình 2.6. Doanh số cho vay xuất nhập khẩu theo kỳ hạn tại NHNT (Trang 48)
Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ tài trợ xuất khẩu theo VNĐ và ngoại tệ tại NHNTVN. - Luận văn: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” pot
Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ tài trợ xuất khẩu theo VNĐ và ngoại tệ tại NHNTVN (Trang 50)
Bảng 2.6. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo mặt hàng tại NHNTVN. - Luận văn: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” pot
Bảng 2.6. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo mặt hàng tại NHNTVN (Trang 52)
Bảng 2.7. Tỷ trọng các mặt hàng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN. - Luận văn: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” pot
Bảng 2.7. Tỷ trọng các mặt hàng tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN (Trang 52)
Bảng 2.8. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo thành phần kinh tế. - Luận văn: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” pot
Bảng 2.8. Cơ cấu tài trợ xuất khẩu theo thành phần kinh tế (Trang 55)
Bảng 2.9. Doanh số thanh toán xuất khẩu tại NHNTVN. - Luận văn: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” pot
Bảng 2.9. Doanh số thanh toán xuất khẩu tại NHNTVN (Trang 58)
Bảng 2.10. Tình hình chiết khấu chứng từ hàng xuất tại NHNTVN. - Luận văn: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” pot
Bảng 2.10. Tình hình chiết khấu chứng từ hàng xuất tại NHNTVN (Trang 59)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w