Các quy định về hoạt động TDTTXK tại NHNTVN

Một phần của tài liệu Luận văn: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” pot (Trang 40 - 42)

2.2.1.1. Nguyên tắc tài trợ.

 Việc tài trợ phải trên cơ sơ thẩm định rõ khách hàng.

Đây là nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc vô cùng quan trọng trong công tác tín dụng, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quyết định tín dụng cũng như những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Ở trong hoạt động TDTTXK phần lớn khách hàng trả nợ bằng doanh thu từ việc xuất khẩu. Do đó bên cạnh việc đánh giá chất lượng sản phẩm xuất khẩu cũng cần xem xét xem sản phẩm của khách hàng có phù hợp với các chuẩn mực và quy định của nước nhập khẩu, với nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu hay không.

 Đối với các khoản vốn vay thì phải được hoàn trả cả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết.

Để thực hiện nguyên tắc này ngân hàng và khách hàng phải thoả thuận với nhau số tiền vay, lãi suất, đặcbiệt là thời hạn vay. Việc định ra kỳ hạn nợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất, thời gian giao hàng, thời gian tiêu thụ hàng hoá…

 Vốn tài trợ phải được sử dụng đúng mục đích như đã cam kết khi xin tài trợ, có hiệu quả kinh tế.

Trong đơn xin tài trợ, khách hàng phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn tài trợ cũng như hiệu quả kinh doanh, cụ thể ở đây là mục đích sử dụng vốn để phục vụ và thực hiện hoạt động xuất khẩu. Trong quá trình tài trợ, ngân hàng sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích như đã thẩm định không.

 Vốn tài trợ phải được đảm bảo bằng tài sản tương đương.

thứ hai để thu nợ nên NHNT yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi cần thiết.

2.2.1.2. Đối tượng tài trợ.

 Tài trợ bằng ngoại tệ: trong trường hợp tài trợ xuất khẩu NHNT tài trợ cho nhà xuất khẩu để:

- Thanh toán tiền hàng, tạm tái xuất hoặc thanh toán với nước ngoài. - Thanh toán bảo lãnh và thanh toán trả nợ nước ngoài do NHNT bảo lãnh.

- Góp vốn bổ sung, liên doanh, chi trả chi phí vận tải, bảo hiểm.

 Tài trợ bằng đồng nội tệ: trong trường hợp tài trợ xuất khẩu NHNT tài trợ cho nhà xuất khẩu để:

- Thu gom hàng hoá để xuất khẩu hoặc sản xuất để xuất khẩu. - Tài trợ bắt buộc để thanh toán bảo lãnh của NHNT bảo lãnh.

- Mua ngoại tệ để nhập khẩu dây chuyền thiết bị, công nghệ, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất xuất khẩu.

- Nộp thuế xuất khẩu.

2.2.1.3. Điều kiện được tài trợ vốn để thực hiện hoạt động xuất khẩu.

Để được NHNT tài trợ xuất khẩu, các doanh nghiệp phải thoả mãn các điều kiện sau:

- Có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

- Thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền. - Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,có giấy phép hành nghề của cơ quan quản lý chuyên môn.

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải có đủ vốn pháp định. - Doanh nghiệp Nhà Nước phải có đủ vốn do Nhà Nước giao.

- Được phép kinh doanh xuất khẩu, hoặc có hợp đồng uỷ thác xuất khẩu. - Dự án theo tính toán có hiệu quả kinh tế,có tính khả thi, xác định được nguồn trả nợ.

- Chấp nhận thực hiện đúng các quy định về tài trợ của NHNT.

L/C,…)

2.2.1.4. Phương thức cho vay tài trợ xuất khẩu.

- Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và NHNT làm thủ tục vay vốn cần thiết, áp dụng cho khách hàng không vay vốn thường xuyên và chưa đủ độ tin cậy để cho vay theo hạn mức.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: NHNT và khách hàng thoả thuận một mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh và được áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vốn thường xuyên có tín nhiệm đối với ngân hàng. Đây là phương thức cho vay được áp dụng phổ biến ở NHNT.

- Cho vay theo dự án đầu tư. - Cho vay hợp vốn.

- Cho vay trả góp.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” pot (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)