- Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, một số quy định còn thiếu hợp lý. Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ đang gây khó khăn, vướng mắc cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra còn thiếu sự thống nhất trong các văn bản mà vẫn chưa được hiệu chỉnh gây cản trở cho việcmở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một số quy định còn xa rời thực tiễn như: mức dư nợ cao nhất cho một khách hàng không quá 15% và 10 khách hàng không quá 70% vốn tự có của ngân hàng – là chưa có cơ sở vững chắc. Ngoài ra việc NHNN ban hành quá nhiều văn bản can thiệp quá sâu vào hoạt động của ngân hàng làm giảm tính chủ động và quyết đoán trong mỗi quyết định cho vay.
Việc không cho các doanh nghiệp có nợ quá hạn vay đã đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn. Quy chế chính sách của Nhà Nước trong việc xử lí các tài sản thế chấp còn nhiều bất cập khiến ngân hàng không thể tự mình đứng ra bán tài sản thế chấp để thu nợ, tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thất lớn cho ngân hàng ví làm mất cơ hội kinh doanh.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu còn làm ăn kém hiệu quả.
Đối với các DNNN lớn thường tư tưởng hoá tính khả thi của dự án, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà Nước, làm ăn kém hiệu quả, năng lực tài chính thấp do vốn lưu động thấp- do đó dễ gây rủi ro cho ngân hàng. SME vẫn còn tình trạng sử dụng vốn vay không có hiệu quả cộng với tình hình tài chính cũng như các điều kiện bảo đảm tiền vay chưa đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng và thông tin cung cấp cho ngân hàng chưa đủ độ tin cậy nên gây khó khăn trong việc thẩm định và quyết định cho vay. Hiện nay phổ biến tình trạng vốn tự có của doanh nghiệp ít nhưng chức năng,nhiệm vụ và phạm vi hoạt động rất lớn. Nhiều khách hàng không hiểu biết các thông lệ quốc tế, thiếu kinh nghiệm đàm phán, ký kết hợp đồng nên chịu nhiều điều khoản thua thiệt. Như vậy, khả năng tài chính, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ về ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng cũng là một nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển hoạt động TDTTXK tại NHNT.
- Sự biến động về kinh tế, chính trị của khu vực và trên thế giới.
Sự tăng giá dầu liên tục trên thị trường, sự mất giá của đồng USD so với đồng EUR, đồng Yên,… làm ảnh hưởng đến việc hoạch định sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ví dụ như: việc đồng USD mất giá làm nhiều lô hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường nước ngoài chọn đồng USD làm đồng tiền thanh toán đã không thu được lợi nhuận lớn. Vì vậy nhiều doanh nghiệp bây giờ đang đau đầu không biết nên chọn ngoại tệ nào để thanh toán, điều đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động TDTTXK tại NHNT.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.
- Các nội dung quản lý rủi ro chưa đầy đủ.
Tại mỗi NHTM nội dung quản lý rủi ro gắn chặt với chính sách quản lý rủi ro, chính sách quản lý tín dụng. Thông thường nội dung quản lý rủi ro bao gồm: việc xác định giới hạn tín dụng đối với một khách hàng, phân cùng đầu tư, phân chia thẩm quyền quyết định tín dụng. Tại NHNT thời gian qua hầu hết đã ápdụng các nội dung trên song chưa được áp dụng một cách đồng bộ và đầy đủ. Như vậy việc xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng thì chỉ mới chấm điểm tín dụng đối với hầu hết khách hàng lớn rồi đưa ra giới hạn tín dụng cho đối tượng này, còn việc xếp hạng tín dụng cho toàn thể khách hàng là doanh nghiệp, khách hàng là định chế tín dụng, cá nhân chỉ mới áp dụng thí điểm chưa triển khai toàn hệ thống. Do vậy cần xúc tiến nhanh các công việc còn lại để có nội dung quản lý rủi ro được hoàn chỉnh cũng có nghĩa là giảm bớt rủi ro cho ngân hàng.
- Trình độ cán bộ quản lý, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác TDTTXK nói chung chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế.
Hiện nay tại NHNT nhiều cán bộ làm TDTTXK nhưng chưa qua đào tạo lại hoặc đào tạo chuyên sâu, chưa đạt tiêu chuẩn về chuyên môn ngoại ngữ, luật pháp quốc tế, vi tính do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu công việc,lúng túng khi xử lý nghiệp vụ, khả năng tư vấn cho khách hàng còn kém dẫn đến những sai sót làm ảnh hưởng đến cả ngân hàng và khách hàng. Mặt khác do chính sách nhân sự: về đãi ngộ, thưởng phạt chưa hợp lý, việc sắp xếp vào các vị trí làm việc
chưa tối ưu do đó hàng năm ngân hàng luôn mất đi một lực lượng nhân viên tốt, do đó lại phải chi kinh phí để tổ chức tuyển nhân viên mới vào.
- Công tác Marketing chưa được quan tâm đúng mức.
Tại NHNT, công tác Mar còn một số bất cập. Các hoạt động Mar chưa được tiến hành một cách có tổ chức và hệ thống, chưa có sự phân phối hài hoà giữa các phòng ban nội bộ để đưa ra chính sách phù hợp. Các biện pháp kích thích để khách hàng sử dụng dịch vụ chưa có, việc chủ động tiếp cận với những khách hàng có nhu cầu tín dụng mới nhằm mở rộng mạng lưới khách hàng còn chưa được chú trọng đúng mức. Hiện nay hoạt động TDTTXK của NHNT vẫn còn phụ thuộc vào những khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, còn phải kể đến sự thiếu hấp dẫn và hiệu quả trong chính sách Mar của ngân hàng. Hiện nay NHNT đã có chính sách ưu đãi lãi suất tín dụng và ưu đãi phí nhưng chỉ áp dụng với một số ít khách hàng lớn mà chưa có chiến dịch Mar ưu đãi trên diện rộng nhằm khuyếch trương hoạt động, thu hút thêm khách hàng trên cơ sở vẫn đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Điều này dẫn đến việc không khuyến khích đợc các khách hàng tham gia hoạt động TDTTXK tại ngân hàng,cũng như lôi kéo thêm các khách hàng có nhu cầu mới.
- Thông tin về khách hàng còn hạn chế, trang thiết bị và công nghệ thông tin chưa được khai thác triệt để.
Các thông tin về khách hàng càng đầy đủ, chính xác thì việc phân tích , đánh giá và thẩm định các dự án sản xuất kinh doanh xuất khẩu càng có hiệu quả, tránh được rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay các thông tin dùng phân tích đánh giá dự án tại NHNT chủ yếu từ hồ sơ xin vay vốn và luận chứng kinh tế kỹ thuật do khách hàng cung cấp. Do vậy, không tránh khỏi sự thiếu khách quan của các thông tin nếu khách hàng cố ý cung cấp sai. Khi muốn vay vốn, họ sẽ khai giảm chi phí hoặc tăng doanh thu, như vậy dự án sẽ khả thi. Việc hoạch toán kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhiều khi không đúng thực chất, chưa có chế độ kiểm toán bắt buộc nên việc đánh giá thực trạng, khả năng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhiều khi gặp khó khăn.
Mặt khác,số liệu nêu trong các dự án đa phần là con số dự tính chưa sát với thực tế, chưa mang tính khoa học. Từ đó, việc tính các chỉ tiêu tài chính chưa được chính xác.
Hơn nữa, hệ thống máy tính đã được trang bị đầy đủ, tuy nhiên các tính năng chưa được khai thác triệt để chủ yếu dùng để soạn thảo và tính toán mà chưa sử dụng các phần mềm hiện đại vào dự toán, phân tính.Việc thu thập thông tin chưa được tiến hành một cách có hệ thống, chủ yếu là bị động khi có yêu cầu phát sinh từ việc thẩm định một dự án. Thông tin được lưu trữ còn thô sơ, gây khó khăn cho việc tra cứu. Các cán bộ tín dụng đã chịu khó thu thập thông tin từ nhiều nguồn những chủ yếu vẫn là từ các bộ ngành có liên quan và từ đại chúng. Vì vậy, thông tin còn chưa đầy đủ và chất lượng chưa cao. Trao đổi thông tin trong nội bộ ngân hàng, giữa trung ương với các chi nhánh, giữa các phòng ban tại ngân hàng còn nhiều khó khăn, chưa thông suốt. Điều này cũng làm chậm trễ việc ra quyết định cho vay.
- Chất lượng hoạt động của các ngân hàng đại lý chưa cao.
NHNT thực hiện giao dịch qua các ngân hàng đại lý của mình, song ngược lại nhiều giao dịch của ngân hàng đại lý không được thực hiện qua NHNT ngay cả kh khách hàng đó có tài khoản với hệ thống NHNT. Ở một số nước, NHNT vẫn chưa thiết lập được quan hệ với một ngân hàng nào dẫn đến khi có giao dịch phải đi qua ngân hàng thứ ba gấy mất thời gian, tốc phí. Tính chuyên nghiệp của các cán bộ làm công tác ngân hàng đại lý chưa cao. Hiện tại, công tác ngân hàng đại lý tại NHNT mới chỉ dừng lại ở mức thiết lập quan hệ đại lý, tổ chức và đón tiếp các cuộc thăm viếng, chuyển tiếp các thông tin giữa NHNTVN với các ngân hàng nước ngoài, hoạt động hỗ trợ xuất khẩu chưa thực sự phát triển. Trong hoạt động ngân hàng đại lý chưa có tiêu chuẩn để đánh giá, phân loại các ngân hàng nước ngoài, xây dựng các hạn mức tài trợ dành cho họ, chưa cập nhật kịp thời các thông tin về diễn biến tình hình kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài và đưa ra chính sách đối xử với từng ngân hàng cụ thể. Thông tin của bộ phận ngân hàng đại lý mới chỉ dừng lại ở cấp độ Hội sở chính
chứ chưa thể cung cấp thông tin về các chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài, nhất là các chi nhánh ngoại quốc
- Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ chưa được thực hiện nghiêm túc. Tại NHNT công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ chưa được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên nên chưa kịp thời phát hiện các sai sót để sửa chữa khắc phục hoặc giúp kinh nghiệm. Hội sở chính chưa làm được công việc là thu nhập những vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn giao dịch hàng ngày tại các chi nhánh để nghiên cứu rút ra hướng giải quyết hợp lý nhất, từ đó các chi nhánh sẽ có kinh nghiệm để xử lý nếu tình huống đó xảy ra.
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2 này đã trình bày thực trạng hoạt động TDTTXK tại NHNT trong giai đoạn 2003 – 2006. Hoạt động TDTTXK thực sự được triển khai từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Đây là nghiệp vụ kinh doanh phức tạp, NHNT với phương châm vừa làm vừa trau dồi, vừa tự hoàn thiện, tuy nhiên TDTTXK đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: lợi nhuận thu được từ hoạt động TDTTXK ngày càng có vị trí quan trọng trong tổng lợi nhuận của NHNT. Thu nhập từ dịch vụ TDTTXK tại NHNT ngày càng tăng, NHNT luôn đa dạng hoá và tăng trưởng các nguồn vốn tài trợ xuất khẩu. Doanh số cho vay xuất khẩu, thị trường đầu tư xuất khẩu được mở rộng tại NHNT liên tục tăng trưởng qua các năm; tín dụng của NHNT có hiệu quả tốt trong các dự án xuất khẩu nông – lâm - hải sản.
Bên cạnh đó, TDTTXK vẫn còn một số điểm tồn tại như dư nợ TDTTXK chiếm tỷ trọng thấp, TDTTXK chưa khép kín; chưa đa dạng hoá các phương thức cho vay tài trợ có hiệu quả; dư nợ đối với các DNNN lớn còn cao;…Trong chương 2 chuyên đề cũng đã đúc rút ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng TDTTXK của ngân hàng hiệu quả chưa cao, từ đó làm nền tảng đưa ra những
giải pháp trong chương 3 của chuyên đề để nhằm thúc đẩy hoạt động TDTTXK tại NHNT phát triển.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM