1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

112 779 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 819,5 KB

Nội dung

LƯỜNG TÚ HIỆP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHO GIÁO VIÊN MÔN GDCD BẬC THCS QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA Chuyên

Trang 1

LƯỜNG TÚ HIỆP

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC

THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHO GIÁO VIÊN MÔN GDCD BẬC THCS

(QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGhỆ AN, 2012

Trang 2

LƯỜNG TÚ HIỆP

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC

THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHO GIÁO VIÊN MÔN GDCD BẬC THCS

(QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA)

Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Giáo dục chính trị

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG BẰNG

NGhỆ AN, 2012

Trang 3

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Giáo dục chính trị, Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Vinh và các thầy giáo, cô giáo

đã tham gia giảng dạy tôi trong khoá học, đã dành nhiều tâm huyết truyền đạt những tri thức quý báu, giúp tôi hoàn thành khoá học và luận văn.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đăng Người Thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Đinh Thế Định và TS Bùi Văn Dũng, cùng các thầy cô trong hội đồng khoa học, những người đã góp ý xây dựng đề cương luận văn giúp tôi thực hiện thành công luận văn này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa; Ban giám hiệu, giáo viên môn GDCD các trường THCS trên địa bàn huyện Tĩnh Gia tôi đã tiến hành khảo sát; Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, nhân viên trường THCS Anh Sơn; gia đình và bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Thanh Hóa, tháng 10 năm 2012

Người thực hiện

Lường Tú Hiệp

Trang 4

Trang

A MỞ ĐẦU ……… 1

B NỘI DUNG ……… …… 10 Chương 1: Cơ sở lý luận của việc rèn luyện kĩ năng dạy học theo

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS …… …10

1.1 Một số khái niệm cơ bản ……… ……… … 101.2 Thực hiện kế hoạch dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn

GDCD bậc THCS ……… … 181.3 Hoạt động rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ

Năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS ……… ……… 23

Chương 2: Thực trạng việc rèn luyện kĩ năng dạy học theo

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS

(Qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện Tĩnh

Gia, tỉnh Thanh Hóa) ……….… ……… 42

2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo của huyện

Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ……… … … 422.2 Thực trạng rèn luyện kĩ năng dạy học và tổ chức rèn luyện kĩ năng

dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD

bậc THCS tại một số trường THCS trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, ……… …

48

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng dạy

học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc … 73

3.1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp rèn luyện kĩ năng dạy học theo

Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS ………… 733.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng dạy học

theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS 753.3 Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đã đề xuất …… 90

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……… 95

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… … 97

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GDCD : Giáo dục công dân

Trang 6

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện Nghị quyết TW2 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam vềchiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa (CNH, HĐH) đất nước, ngày 09 tháng 12 năm 2000 Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổimới Chương trình Giáo dục phổ thông Ngày 11 tháng 6 năm 2001 Thủ tướngChính phủ ban hành chỉ thị số 14/CT-TTg về việc đổi mới Chương trình Giáodục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội Ngày 05tháng 5 năm 2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dụcphổ thông kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo Trong đó, Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáodục công dân (GDCD) đã xác định vị trí môn GDCD trong nhà trường phổthông nói chung và bậc Trung học cơ sở (THCS) nói riêng là môn học giữ vaitrò quan trọng trong việc giáo dục cho HS ý thức và hành vi của người côngdân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lựccần thiết của người công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.Đồng thời, trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn GDCD bậc THCS lầnnày đưa Chuẩn kiến thức (KT), kĩ năng (KN) vào thành phần của Chương trìnhgiáo dục phổ thông, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theoChuẩn kiến KT, KN, tạo nên sự thống nhất trong cả nước; góp phần khắc phụctình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập

Trên cơ sở đó, năm học 2008 – 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ratài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT, KN môn GDCD bậc THCS nhằm gópphần khắc phục hạn chế trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá; đáp ứngyêu cầu đổi mới Giáo dục phổ thông hiện nay

Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tạiĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Thực hiện đồng bộ các

Trang 7

giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Đổi mới chươngtrình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướnghiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lýtưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lựcsáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”[26; 216].

Thực tế cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh quyết định đến chất lượng giáodục, nhưng trong đó chất lượng đội ngũ giáo viên (GV) phải là yếu tố đượcquan tâm đầu tiên Chất lượng GV ngày nay được hiểu đầy đủ hơn trước, baogồm đạo đức nghề nghiệp, tư tưởng chính trị, năng lực sư phạm và năng lựcchuyên môn, trong đó năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn là những yếu

tố động nhất, bởi nó phải đáp ứng thường xuyên yêu cầu đổi mới Chương trìnhgiáo dục ở các cấp học Điều đó cũng có nghĩa là nền tảng năng lực nghềnghiệp của GV không chỉ được đào tạo ở trường sư phạm mà sau khi tốt nghiệptrong quá trình dạy học việc rèn luyện hoàn thiện KN của GV phải được pháttriển không ngừng theo sự thay đổi của mục tiêu, nội dung và phương pháp dạyhọc (PPDH) trong nhà trường, phù hợp hơn, hiệu quả hơn, dựa trên các quanđiểm dạy học hiện đại

Tại Hội thảo Đánh giá hiệu quả dạy học môn GDCD tháng 4 năm 2009,

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhận định như sau: “Về phương pháp dạy học:Giáo viên dạy Giáo dục công dân đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mớiphương pháp dạy học Tuy nhiên, hiện tượng dạy học lệ thuộc vào sách giáokhoa và sách giáo viên còn phổ biến Việc rèn luyện kĩ năng và giáo dục thái độ

và hành vi của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân thực hiện chưađạt được yêu cầu đề ra của chương trình” [18; 18]

Theo báo cáo tổng kết thanh kiểm tra chuyên môn và tổng kết hội thi GVdạy giỏi môn GDCD của các trường THCS cũng như các cấp quản lý giáo dục

Trang 8

ở huyện Tĩnh Gia năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011 cho thấy: ở nhiều GV kĩnăng nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt trong đó có các kĩ năng dạy học chưa đượchoàn thiện đáp ứng với yêu cầu của Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong dạy học nóichung và dạy học môn GDCD nói riêng [43].

Vì lý do trên tôi chọn vấn đề: Rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn

kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (Qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá) làm đề tài luận

văn thạc sỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nói chung, kĩ năng dạy học nói riêng chogiáo viên là hoạt động thường xuyên diễn ra song hành với việc đổi mới PPDHgóp phần nâng cao chất lượng dạy học được các cấp quản lý, nhiều nhà khoahọc trong và ngoài nước quan tâm

Một số công trình ở nước ngoài

Ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, nhữngnghiên cứu trong lĩnh vực chuẩn bị cho sinh viên làm công tác thực hành giảngdạy đã sớm được bắt đầu từ khi các trường Đại học sư phạm và Đại học tổnghợp được giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ GV mới Từ những năm 1960 vấn đềluyện tập các KN dạy học đã trở thành hệ thống lý luận và kinh nghiệm vữngchắc

Công trình nghiên cứu của Ph.N.Gônôbôlin, Phẩm chất tâm lý của người giáo viên đã nêu lên năng lực, KN sư phạm mà bản thân sinh viên cần phải rèn

luyện và phát triển để trở thành một người GV Công trình này được coi như

‘‘cẩm nang’’ dành cho sinh viên mới ra trường, đồng thời giúp các GV lâu năm

có sự so sánh đối chiếu với thực tiễn giảng dạy của mình để rút ra những bàihọc trong việc rèn nghề một cách đầy đủ có hệ thống vững chắc hơn

Tác giả Kixêgôp, trong công trình Hình thành các kĩ năng, kĩ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện nền giáo dục hiện đại cũng khẳng định: Đến

Trang 9

với trường phổ thông với tư cách là người thầy giáo, sinh viên tốt nghiệp cáctrường tổng hợp và sư phạm từ chỗ bản thân là đối tượng của các tác động sưphạm (khi anh ta học ở trường sư phạm) đã trở thành chủ thể có nhiệm vụ tổchức tác động này Đây là một bước ngoặt nhất định, nó đòi hỏi người giáo viêntrẻ bên cạnh việc nắm vững kiến thức cần phải có KN sư phạm cần thiết KNnày không thể hình thành trong chốc lát mà nó đòi hỏi quá trình khổ luyện, nóphụ thuộc vào ý thức độc lập của anh ta nhằm nâng cao trình độ chuyên môncủa mình.

Trong những cuối thế kỷ XX, một số nước như Canađa, Hoa Kỳ,Ôxtrâylia … người ta dựa trên cơ sở các thành tựu của tâm lý học hành vi vàtâm lý học chức năng để tổ chức rèn luyện các KN thực hành giảng dạy chosinh viên nghành sư phạm

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu nói trên đã chỉ ra được mộtquy trình tương đối cơ bản và toàn diện về quá trình đào tạo nghiệp vụ sư phạmcho người GV tương lai Những điều này vẫn có một ý nghĩa nhất định đối vớiviệc đào tạo GV trong các trường sư phạm hiện nay Tuy nhiên, trong điều kiện

xã hội hiện nay có nhiều thay đổi, đặc biệt sự phát triển của khoa học - kỹ thuật

và công nghệ đã làm thay đổi chức năng và nhiệm vụ của người GV, đòi hỏingười GV phải có những KN dạy học phù hợp với xã hội hiện nay

Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, chúng ta phải nói đến công trình nghiên cứu đầu tiên năm

1975 của tác giả Lê Văn Hồng, Một số vấn đề về năng lực sư phạm của người thầy giáo xã hội chủ nghĩa đã chỉ rõ những năng lực sư phạm cần thiết của

người GV xã hội chủ nghĩa

Năm 1979, trường Đại học sư phạm Hà Nội I đã nghiên cứu đề tài: Cải cách công tác giáo dục nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội I

Năm 1989, Giáo sư Đặng Vũ Hoạt, với Dự thảo Kế hoạch rèn luyện

Trang 10

nghiệp vụ sư phạm thường xuyên đã nêu yêu cầu, hình thức và chỉ ra các bước

để người GV để tiến hành rèn luyện

Từ những năm 1990, các vấn đề chương trình đào tào tạo, rèn luyệnnghiệp vụ, KN sư phạm, KN dạy học cho GV được chú trọng xây dựng Có thể

kể một số công trình của các tác giả tiêu biểu như:

Năm 1991, Trường Đại học Vinh mở Hội thảo giáo dục nghiệp vụ sư phạm trong quy trình đào tạo mới

Năm 1993, Nguyễn Như An, với luận án Tiến Sĩ Giáo dục học: Hệ thống

kĩ năng giảng dạy trên lớp và quy trình rèn luyện kĩ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục, đã đưa ra hệ thống và quy trình rèn luyện KN dạy học cho

sinh viên nghành Tâm lý

Những năm gần đây, một số công trình nghiên cứu của Phan Thanh

Long, Các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên Cao đẵng Sư phạm, Luận án Tiến sỹ Giáo dục học, Đại học sư phạm Hà Nội năm 2004; Nguyễn Việt Bắc (Chủ biên), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, Tài liệu Đào tạo giáo viên, năm 2006; Nguyễn Thành Kỉnh, Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho Giáo viên Trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại

học Thái Nguyên năm 2010, đã không chỉ đề cập đến các vấn đề rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm, mà còn nghiên cứu sâu về rèn luyện và phát triển KN dạy

học Năm 2010 có luận văn sau đại học Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng

sư phạm theo Chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục mầm non tại trường Đại học Quảng Nam của Võ Thị Thanh Lương.

Bên cạnh đó, các vấn đề chương trình đào tào tạo, rèn luyện nghiệp vụ, kĩnăng sư phạm, kĩ năng dạy học cho GV giảng dạy Môn GDCD nói chung, bậcTHCS nói riêng cũng được đề cập chính thức và có hệ thống trong các văn bảnpháp quy của ngành giáo dục về mục tiêu, chương trình đào tạo Một số côngtrình đáng chú ý là:

Các công trình của các tác giả Phạm Văn Hùng - Phùng Văn Bộ, Lý luận

Trang 11

và phương pháp nghiên cứu giảng dạy môn Giáo dục công dân ở Trường Trung học cơ sở, năm 1999; Vũ Hồng Tiến (Chủ biên), Bồi dưỡng nội dung và phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân,10,11,12, năm 1999; Nguyễn Đăng Bằng (Chủ biên), Góp phần dạy tốt, học tốt môn GDCD ở trường THPT, năm 2001; Nguyễn Lương Bằng, Một số vấn đề đặt ra đối với môn GDCD từ thực tiễn dạy học bộ môn ở Nghệ An, năm 2003; Vũ Đình Bảy (Chủ biên), Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông,

năm 2010 đã chỉ ra những cơ sở và đưa ra hệ thống lý luận, nhấn mạnh đến việcrèn luyện PPDH cho GV môn GDCD nói chung và bậc THCS nói riêng

Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra các văn bản pháp quy

và một số tài liệu hướng dẫn cho việc bồi dưỡng rèn luyện nghiệp vụ sư phạmthường xuyên (NVSPTX) cũng như dạy học theo Chuẩn KT, KN môn GDCD

bậc THCS như: Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THCS, năm 2004; Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004 - 2007), môn Giáo dục công dân quyển 1, năm 2005; Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân (Ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT Ngày

05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), năm 2006; Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Giáo dục công dân, năm 2007; Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004 - 2007) môn Giáo dục công dân quyển 2, năm 2007; Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở, năm 2009; Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở, năm 2009; Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD Cấp THCS (Tài liệu sử dụng trong tập huấn), (2010); Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn GDCD, cấp THCS (Kèm theo công văn số 5842/BGDĐT - VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), năm 2011 Đồng thời, tháng 8

Trang 12

năm 2009, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa có Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở; năm 2010, Đặng Thúy Anh đã chủ biên công trình, Luyện tập

và tự Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng GDCD 6, 7, 8, 9.

Nhìn chung, ở nước ngoài cũng như ở trong nước đã có nhiều công trìnhnghiên cứu, đề cập đến vấn đề rèn luyện các KN dạy học của người GV Nhữngtài liệu hướng dẫn, công trình, bài viết của các tác giả nêu trên là nguồn tư liệu

bổ ích, giúp định hướng cho tiến trình nghiên cứu đề tài này Song, chưa cócông trình nào nghiên cứu sâu về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậcTHCS, đặc biệt chưa tác giả nào tìm hiểu vấn đề đó trên địa bàn huyện TĩnhGia, tỉnh Thanh Hoá Vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này với lòngmong muốn góp phần nhỏ vào luận giải những vấn đề mà lý luận và thực tiễn

đó và đang đặt ra đối với địa phương mình

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giáthực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện KN dạy họctheo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xác định cơ sở lý luận của việc rèn luyện, nội dung hệ thống các KN dạyhọc theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS

Khảo sát thực trạng rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GVmôn GDCD bậc THCS tại một số trường THCS trên địa bàn huyện Tĩnh Gia,tỉnh Thanh Hóa

Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả rèn luyện KN dạy họctheo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã nêu ở trên, luận văn quán triệt

Trang 13

quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; chủ trương đường lối củaĐảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các công trình nghiên cứu củacác nhà khoa học.

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp,

so sánh các quan điểm lý luận; nghiên cứu khái niệm liên quan đến đề tài

4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát; Phươngpháp điều tra khảo sát thực tiễn, trao đổi, phỏng vấn ý kiến giáo viên

4.3 Phương pháp xử lý các số liệu điều tra

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động rèn luyện và tổ chức rèn luyện KN dạy học theoChuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS

6 Giả thuyết nghiên cứu

Nếu tác giả đề xuất được và các giải pháp này đảm bảo tính khả thi thì sẽnâng cao hiệu quả rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV mônGDCD bậc THCS, qua đó KN dạy học của GV sẽ thành thạo, thuần thục hơn,góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiệnnay

7 Đóng góp của đề tài

7.1 Về mặt lý luận

Trang 14

Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn

KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS

7.2 Về mặt thực tiễn

Khảo sát thực tiễn hoạt động rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KNcho GV môn GDCD bậc THCS tại một số trường THCS trên địa bàn huyệnTĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Đưa ra giải pháp rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV mônGDCD bậc THCS

8 Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham

khảo, luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn

kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS

Chương 2: Thực trạng việc rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn kiến

thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (Qua khảo sát một số trườngTHCS trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa)

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng dạy học

theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS

Trang 15

B NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC

THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHO GIÁO VIÊN MÔN

GDCD BẬC THCS 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Kĩ năng

Có rất nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy tâm lý học, giáo dục học đã từngđưa ra những quan niệm khác nhau về KN Theo chúng tôi, những quan niệmnày tuy khác nhau nhưng về cơ bản không có gì mâu thuẫn lớn

Tác giả N.Đ.Lêvitôp cho rằng: KN là sự thực hiện có kết quả một độngtác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách áp dụng hay lựa chọnnhững cách thức đúng đắn có tính đến những điều kiện nhất định Cũng theoLêvitôp “con người có kĩ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phảibiết vận dụng vào thực tế” [39; 3]

Trong Từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên đã định nghĩa: “Kĩ năng

là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủthể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [23; 132]

Theo K.K.Platơnôp và G.G.Gôlubep “Kĩ năng là khả năng con ngườithực hiện một hoạt động bất kỳ nào đó trên cơ sở của kinh nghiệm cũ” [44;101] Các tác giả này còn cho rằng, khi rèn luyện bất kỳ một hoạt động mớinào, điều cần thiết trước tiên là phải xác định được mục đích, sau đó phải thônghiểu hoạt động đó như thế nào, theo một trình tự hợp lý ra sao của hành động

Để hiểu rõ KN chúng ta cần phân biệt nó với kĩ xảo KN, kĩ xảo đều làcách thức của hành động, là phần không thể thiếu của hành động, không có trithức và kĩ xảo thì không có KN, KN được hình thành sẽ tạo điều kiện cho việccũng cố, hình thành các kĩ xảo và ngược lại, song giữa chúng cũng có nhữngkhác biệt cơ bản, được thể hiện ở bảng 1.1 sau đây:

Trang 16

Bảng 1.1: Phân biệt kĩ năng với kĩ xảo

TT Một số tiêu chí Kĩ xảo Kĩ năng

1 Độ linh hoạt,

sáng tạo

Thấp, máy móc, khuôn mẫu

Cao

2 Sự tham gia

của ý thức

Ý thức được giải phóng

Có sự tham gia tích cực của ý thức

3 Thời gian xuất

- Tập luyện có ý thức dẫn đến tự động hóa

(Nguồn: Tham khảo [40; 17]).

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tâm lý học, giáo dục học, kết hợp với các quan niệm trên, theo chúng tôi thì: Kĩ năng là khả năng con người thực hiện

có kết quả một hoạt động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kĩxảo và những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với điều kiện cho phép

Kĩ năng không chỉ đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động mà còn là biểu hiệnnăng lực của chủ thể hành động

Bất cứ một hành động nào cũng có mục đích nhất định Quá trình conngười tiến hành hành động là quá trình con người tiến hành thực hiện một hệthống các thao tác theo một thứ tự nhất định Để hành động có kết quả, conngười phải có những tri thức cần thiết về mục đích của hành động, về cách thức

và những điều kiện cần thiết để triển khai cách thức hành động đó Nhưng chỉ

có tri thức cần thiết thì chưa đủ để hành động, con người phải biết vận dụngnhững tri thức đó để thực hiện hành động có kết quả Chỉ khi nào con người

Trang 17

thực hiện hành động có kết quả thì lúc đó con người mới có KN về hành động.

Sự vững vàng, thuần thục của hành động có nhiều mức độ khác nhau Từchưa biết vận dụng đến vận dụng còn lúng túng, từ vận dụng còn lúng túng đếnbiết vận dụng, từ biết vận dụng đến biết vận dụng thuần thục Ở mỗi giai đoạn,hoàn cảnh cụ thể nhất định, có sự yêu cầu nhất định về hành động Muốn KNthuần thục, vững vàng hơn phải thường xuyên và liên tục rèn luyện

Trên đây là nội dung khái niệm KN, là khái niện cơ sở là công cụ đểchúng tôi xây dựng các khái niệm KN dạy học và khái niệm giải pháp rèn luyện

KN dạy học

1.1.2 Kĩ năng dạy học

Theo tác giả Nguyễn Như An, KN dạy học là sự thực hiện có kết quả một

số thao tác hay một loạt thao tác phức tạp của một hành động giảng dạy, bằngcách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức và quy trình đúngđắn Tương tự như vậy, trong luận án tiến sĩ của mình Phan Thanh Long cũng

đưa ra định nghĩa: “Kĩ năng dạy học là khả năng vận dụng các tri thức về

chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên để võ trang tri thức khoa học, phát triển trí tuệ và hình thành thế giới quan, hành vi đạo đức cho học sinh”

[40; 23]

Từ khái niệm chung về KN và tham khảo hai ý kiến trên chúng tôi địnhnghĩa khái niệm KN dạy học như sau: Kĩ năng dạy học là khả năng vận dụngcác tri thức về chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên vào việc địnhhướng, tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội được nội dung dạy học một cáchtốt nhất, qua đó trang bị tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo, phẩm chất trí tuệ vàhình thành thế giới quan, phẩm chất đạo đức cho học sinh

1.1.3 Giải pháp rèn luyện kĩ năng dạy học

Để hiểu được khái niện giải pháp rèn luyện KN dạy học cho GV, trướchết chúng ta phải hiểu khái niện giải pháp, rèn luyện

1.1.3.1 Khái niệm giải pháp

Trang 18

Khái niện giải pháp, tác giả Hoàng Phê nhấn mạnh đến phương pháp giảiquyết một vấn đề Tác giả Nguyễn Văn Đạm không chỉ nhấn mạnh ý khắc phụckhó khăn, cách hành động mà còn nói đến tư tưởng hành động Chẳng hạn,Nguyễn Văn Đạm cho rằng: “Giải pháp là toàn bộ những ý nghĩ có hệ thốngcùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục mộtkhó khăn” [25; 325].

Như vậy, nghĩa chung nhất của giải pháp là hệ thống cách làm khắc phụckhó khăn nhằm đạt được mục đích đề ra

Để hiểu rõ khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt nó với một sốkhái niệm như biện pháp, phương pháp, cách thức Điểm giống nhau của cáckhái niệm này là đều nói về cách làm, cách tiến hành một công việc Tuy vậy,giữa các khái niệm cũng có những điểm khác nhau Biện pháp chủ yếu nhấnmạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể Còn về phương pháp Hêghen chorằng: “Phương pháp phải gắn liền với đối tượng, phụ thuộc vào đối tượng,phương pháp là "linh hồn của đối tượng"” [29; 379 - 340], hoặc “… Phươngpháp như vậy không phải là hình thức bên ngoài, mà là linh hồn và khái niệmcủa nội dung” [50; 258] Còn C.Mác thì cho rằng: “Các thời đại kinh tế khácnhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuấtbằng cách nào, với những tư liệu lao động nào” [22; 269] Cách tiếp cận củaHêghen và C.Mác tuy xuất pháp điểm khác nhau nhưng chúng đều có tính chấtphương pháp luận chỉ ra cho ta bài học quý báu trong hoạt động nhận thức vàhoạt động thực tiễn Như vậy, phương pháp nhấn mạnh đến trình tự các bước cóquan hệ với nhau (tạo nên hệ thống) để tiến hành một công việc có mục đích

Về khái niệm cách thức, Nguyễn Văn Đạm quan niệm, đó là đường lốiphải theo để làm một việc gì đó

Tóm lại, mặc dù khái niệm giải pháp có những điểm giống với các kháiniệm nói trên song nó cũng có điểm riêng cơ bản Theo chúng tôi: Giải pháp làcách làm, khắc phục khó khăn nhằm đạt được mục đích đề ra Giải pháp chính

Trang 19

là cơ sở đề ra biện pháp và sử dụng các phương pháp cụ thể để đạt mục đíchtrong hoạt động.

1.1.3.2 Khái niệm rèn luyện

Nguyễn Như Ý trong Từ điển Tiếng Việt thông dụng có nêu khái niệm

rèn luyện như sau: “Rèn luyện (Train đgt) Luyện tập thường xuyên qua thực

tế để thuần thục, vững vàng hơn Phấn đấu học tập và rèn luyện tốt, rèn luyện đạo đức, rèn luyện nâng cao tay nghề” [51; 921 - 922].

1.1.3.3 Khái niệm về giải pháp rèn luyện kĩ năng dạy học

Dựa trên các khái niệm như: khái niệm giải pháp, khái niệm rèn luyện,khái niệm KN dạy học, trên cơ sở tham khảo một số ý kiến khác chúng tôi đưa

ra khái niệm về giải pháp rèn luyện KN dạy học như sau: Giải pháp rèn luyện kĩnăng dạy học là hệ thống các hành động cụ thể nhằm làm cho người giáo viênthường xuyên, tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo luyện tập để thuần thụccác kĩ năng dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục

1.1.4 Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Để hiểu được khái niệm Chuẩn kiến thức, kĩ năng, trước hết chúng taphải hiểu khái niệm Chuẩn

1.1.4.1 Khái niệm Chuẩn

Trong Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nguyễn Như Ý có nêu khái niện Chuẩn như sau: “Chuẩn I Standard, criterion dt.

1 Là cái được chọn làm mốc để dọi vào, để đối chiếu mà làm cho đúng

(người đứng đầu làm chuẩn, theo đó mà xếp hàng).

2 Vật chọn làm mẫu đơn vị đo lường (chuẩn quốc gia, chuẩn quốc tế).

3 Cái được xem là đúng với quy định, thói quen xã hội (chuẩn chính tả)

II up to standard tt Đúng với chuẩn (nói tiếng Pháp rất chuẩn)” [51; 241

- 242]

Theo Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD Cấp

Trang 20

THCS, của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2010 có đưa ra khái niệm chuẩn như

sau: “Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (có thể gọi chung là yêu cầu hoặc tiêu

chí) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá,

hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó; đạt được những yêu cầucủa Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động,công việc, sản phẩm đó

Yêu cầu của Chuẩn là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh; Chuẩn chỉ ranhững căn cứ để đánh giá chất lượng Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ sốthực hiện” [20; 8]

Chuẩn nói chung là mẫu có tính chất và nguyên tắc được tán thành, chấpnhận rộng rãi, được dùng làm cái trung gian để so sánh những điều gì đó haynhững sự vật nào đó với nhau, hoặc trực tiếp làm mốc để đánh giá các sự vậtkhác cùng loại (cùng phạm trù)

Theo Đặng Thành Hưng, Chuẩn thường được phát triển bởi một cơ quanđược thừa nhận hoặc có trách nhiệm, nó thường đáp ứng những nhu cầu củacộng đồng, của ngành nào đó thông qua một quá trình liên quan đến việc lấy ýkiến và thảo luận rộng rãi với những người có liên quan

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn chúng tôi sử dụng khái niệm Chuẩn

của Võ Thị Thành Lương: “Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí được đặt ra

tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá, hoạt động, công việc trong lĩnh vực nào đó Nếu chúng đạt được những yêu cầu, tiêu chí của chuẩn thì cũng có nghĩa là chúng đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý đề ra” [41; 24].

1.1.4.2 Khái niệm Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Ngày 05 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký banhành theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT về việc ban hành Chương trìnhGiáo dục phổ thông trong đó có Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáodục công dân [14]

Trang 21

Chương trình Giáo dục phổ thông là là một kế hoạch sư phạm gồm: Mụctiêu giáo dục; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; Chuẩn KT, KN và yêucầu về thái độ của từng môn học; phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục;đánh giá kết quả giáo dục từng môn học ở mỗi lớp, cấp học.

Trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo có đưa ra khái niện

Chuẩn kiến thức, kĩ năng như sau: “Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu

cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, mà HS cần phải và có thể đạt được saumỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun)” [19; 5]

- Chuẩn KT, KN của một đơn vị KT là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về

KT, KN của mỗi đơn vị KT mà HS cần phải và có thể đạt được

- Yêu cầu về KT, KN thể hiện mức độ cần đạt về KT, KN

Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân có “Chuẩnkiến thức, kĩ năng và thái độ nhằm giáo dục cả kiến thức, kĩ năng và thái độ choHS; trang bị không chỉ về kiến thức phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi vàthế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, phápluật lối sống, mà còn hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềmtin, những hành vi và thói quen phù hợp với với những giá trị đã học; giúp cho

HS có sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi” [19; 13]

Chuẩn KT, KN của môn GDCD bậc THCS gồm 2 phần: Phần I là các giátrị đạo đức, phần II là quyền và nghĩa vụ công dân; quyền và trách nhiệm củanhà nước

Phần I là các giá trị đạo đức bao gồm 4 chủ đề: Quan hệ với bản thân;quan hệ với người khác; quan hệ với công việc; quan hệ với cộng đồng, đấtnước, nhân loại

Phần II là quyền và nghĩa vụ công dân; quyền và trách nhiệm của nhànước bao gồm 5 chủ đề: Quyền trẻ em, quyền và nghĩa vụ công dân trong giađình; quyền và nghĩa vụ công dân về trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường

Trang 22

và tài nguyên thiên nhiên; quyền, nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục vàkinh tế; các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân; Nhà nước cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam - quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí nhà nước.

Ngoài ra, nội dung của Chuẩn KT, KN môn GDCD bậc THCS còn lồnggép, tích hợp nhiều nội dung giáo dục xã hội cần thiết cho người công dân như:giáo dục KN sống, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dụcquyền trẻ em, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ mội trường và tàinguyên thiên nhiên, giáo dục phòng chống ma túy, phòng chống HIV, AIDS…Đây là những nội dung KT chưa được đề cập trọn vẹn trong một môn học nào

Do vậy, trong dạy học môn GDCD bậc THCS, GV phải hướng cho HS tráchnhiệm trước những vấn đề cấp thiết của đất nước, của nhân loại Thông quanhững bài học đó, HS sẽ hiểu rõ hơn thực trạng báo động của những vấn đềnày, từ đó ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của bản thân mình

Mỗi yêu cầu về KT, KN có thể được chi tiết hơn bằng những yêu cầu về

KT, KN cụ thể, tường minh hơn; minh chứng bằng những ví dụ cụ thể được cảnội dung KT, KN và mức độ cần đạt về KT, KN

Ví dụ: Chuẩn KT, KN của chủ đề 2: Tiết kiệm - lớp 6

“1.Về kiến thức:

- Nêu được thế nào là tiết kiệm

- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm

Trang 23

Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.” [14;52].

Như vậy, Chuẩn KT, KN của môn GDCD bậc THCS gồm 2 phần, 9 chủ

đề, tích hợp và lồng ghép các vấn đề giáo dục xã hội, đây là những đặc thù củamôn GDCD bậc THCS, và cũng chính là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT, KNđòi hỏi sau bậc học THCS học sinh phải và có thể đạt được Đồng thời, đâychính là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT, KN đòi hỏi trong dạy học người GVmôn GDCD bậc THCS phải phấn đấu đạt được Do vậy, hiện nay, việc rènluyện nghiệp vụ sư phạm nói chung trong đó có rèn luyện KN dạy học cho GVmôn GDCD bậc THCS theo Chuẩn KT, KN là điều rất cần thiết đang đặt ra đốivới GV và các cấp quản lý nhà trường

1.2 Thực hiện kế hoạch dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD bậc THCS

Theo nội dung, cấu trúc, yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông

“việc thực hiện kế hoạch dạy học theo Chuẩn KT, KN môn GDCD trong nhàtrường phổ thông cũng như các môn học khác được tiến hành theo hai bước:Xây dựng kế hoạch bài học; thực hiện kế hoạch bài học, và có các hình thức, hệthống, trình tự thống nhất” [16; 36 - 37]

1.2.1 Xây dựng kế hoạch bài học

Xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệtương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm giúp HS đạt được những mụctiêu của bài học theo yêu cầu của Chuẩn KT, KN

1.2.1.1 Các bước xây dựng kế hoạch bài học

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào Chuẩn KT, KN và yêucầu về thái độ trong chương trình

Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để:

Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những KT,

KN, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự lôgich

Trang 24

của bài học.

Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS:Xác định những KT, KN mà HS đã có và cần có; dự kiến những khókhăn, những tình huống có thể nẩy sinh và các phương án giải quyết

Bước 4: Lựa chọn phương PPDH; phương tiện, thiết bị dạy học; hìnhthức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tậptích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực tự học

Bước 5: Xây dựng kế hoạch bài học: Xác định mục tiêu, thiết kế nộidung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từnghoạt động dạy học của GV và hoạt động học tập của HS

1.2.1.2 Cấu trúc của một kế hoạch bài học

a) Mục tiêu bài học (thay cho mục đích, yêu cầu trước đây):

Thứ nhất: Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ Đề ra cho HS;yêu cầu HS thực hiện; HS đạt được mục tiêu đề ra (Thầy chỉ đạo, tổ chức,hướng dẫn, giúp đỡ)

Thứ hai: Mục tiêu, yêu cầu cụ thể về nội dung và mức độ phải đạt được,khả năng tự thực hiện, phối hợp thành thạo các động tác, giao tiếp, hành vi ngônngữ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hóa được

Về mục tiêu kiến thức: gồm 6 mức độ nhận thức như sau:

Mức độ 1 là nhận biết: Nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin.Mức độ 2 là thông hiểu: Giải thích được, chứng minh được

Mức độ 3 là vận dụng: Vận dụng nhận biết thông tin để giải quyết vấn đềđạt ra

Mức độ 4 là phân tích: Chia thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ vàthiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng

Mức độ 5 là đánh giá: Thảo luận về giá trị của 1 tư tưởng, 1 phươngpháp, 1 nội dung kiến thức Đây là 1 bước mới trong việc lĩnh hội KT được đặctrưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, hiện tượng

Trang 25

Mức độ 6 là sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thôngtin; khai thác, bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hìnhmẫu mới

Về mục tiêu kĩ năng: Gồm 2 mức độ: làm được (biết làm) và làm thôngthạo (thành thạo)

Về mục tiêu thái độ (tình cảm): Tiếp nhận, phản ứng, đánh giá, sắp xếp,

tổ chức giá trị Tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm pháttriển con người toàn diện theo mục tiêu giáo dục

b) Sự chuẩn bị của GV và HS bao gồm các bước sau:

Thứ nhất: GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (Thiết bị dạy học: tranh ảnh,

mô hình, hiện vật…), các phương tiện dạy học và tài liệu dạy học cần thiết

Thứ hai: GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập,chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết)

c) Tổ chức các hoạt động dạy học:

Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy – học cụ thể Vớimỗi hoạt động cần chỉ rõ các nội dung như: Tên hoạt động; mục tiêu của hoạtđộng; cách tiến hành hoạt động; thời lượng để thực hiện hoạt động; và kết luậncủa GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động; tình huống thựctiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thườnggặp; những tác hại, hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phùhợp;…

d) Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phảitiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc đểchuẩn bị cho việc học bài mới

1.2.2 Hình thức, hệ thống, trình tự của trình bày kế hoạch bài học

Kế hoạch bài học cũng có hình thức, hệ thống, trình tự theo lôgíc phùhợp nội dung yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông, hay theo yêu cầu củaChuẩn KT, KN

Trang 26

1.2.2.1 Một số hình thức trình bày kế hoạch bài học

Kế hoạch bài học được trình bày theo một số hình thức sau đây:

Hình thức thứ nhất: Viết hệ thống các hoạt động theo thứ tự tuyến tính từtrên xuống dưới

Hình thức thứ hai: Viết hệ thống các hoạt động theo 2 cột: Hoạt độngcủa GV và hoạt động của HS

Hình thức thứ ba: Viết 3 cột: Hoạt động của GV; hoạt động của HS; nộidung ghi bảng, hoặc tiêu đề nội dung chính và thời gian thực hiện

Hình thức thứ tư: Viết 4 cột: Hoạt động của GV; hoạt động của HS; nộidung ghi bảng; tiêu đề nội dung chính và thời gian thực hiện

1.2.2.2 Hệ thống các hoạt động theo trình tự kế hoạch bài học

Theo trình tự kế hoạch bài học, hệ thống các hoạt động được chia làm 5nhóm sau:

Nhóm 1, hoạt động nhằm kiểm tra, hệ thống, ôn lại bài cũ và chuyển tiếpsang bài mới

Nhóm 2, hoạt động nhằm hướng dẫn, diễn giải, khám phá, phát hiện tìnhhuống, đặt và nêu vấn đề

Nhóm 3, hoạt động nhằm để HS tự tìm kiếm, khám phá, phát hiện, thửnghiệm, quy nạp, suy diễn, để tìm ra kết quả, giải quyết vấn đề

Nhóm 4, rút ra kết luận, tổng kết, hệ thống kết quả, hệ thống hoạt động

và đưa ra kết luận giải quyết vấn đề

Nhóm 5, tiếp tục củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng để vậndụng vào giải bài tập và áp dụng vào cuộc sống

1.2.2.3 Trình tự của lập kế hoạch bài học

Lập kế hoạch bài học có trình tự như sau:

Thứ nhất, đọc kĩ bài học trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thamkhảo

Thứ hai, trả lời các câu hỏi, giải các bài tập

Trang 27

Thứ ba, hình dung PPDH; phương tiện dạy học; thiết bị dạy học; hìnhthức tổ chức dạy học và phương pháp đánh giá.

Thứ tư, chuẩn bị hệ thống hoạt động theo thứ tự 5 nhóm hoạt động trên

để viết kế hoạch bài dạy

Thứ năm, hình thành cách dạy bài học, cách tổ chức giờ học (chú ý sửdụng phương tiện dạy học, thiết bị dạy học; đánh giá kết quả trong hoạt động)

Thứ năm, viết kế hoạch bài dạy theo cấu trúc trên

1.2.3 Thực hiện kế hoạch bài học

Một giờ học thường được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra sự chuẩn bị

- Kiểm tra việc nắm vững bài học cũ

- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tàiliệu và đồ dùng học tập cần thiết)

Việc kiểm tra sự chuẩn bị của GV và HS có thể thực hiện đầu giờ họchoặc có thể đan xen trong quá trình dạy bài mới

Bước 2: Tổ chức dạy và học bài mới

- GV giới thiệu bài mới: nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện đểđạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS

- GV tổ chức, hướng dẫn HS tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bàihọc, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH thích hợp

Bước 3: Luyện tập, củng cố

GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những KT, KN, thái độ đã có thôngqua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hìnhthức khác nhau

Trang 28

Bước 5: Hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà

- GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập,thực hành,…)

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học mới

Như vậy, việc thực hiện kế hoạch dạy học theo Chuẩn KT, KN mônGDCD bậc THCS được tiến hành theo hai bước: Bước thứ nhất, xây dựng kếhoạch bài học; bước thứ hai, thực hiện kế hoạch bài học và bên cạnh đó còn cócác hình thức, hệ thống, trình tự thống nhất theo nội dung, cấu trúc, yêu cầu củaChương trình Giáo dục phổ thông môn GDCD bậc THCS Đây chính là cơ sở

để tiến hành rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCDbậc THCS hiện nay

1.3 Hoạt động rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS

Năng lực sư phạm của GV bao gồm hệ thống KN, kĩ xảo về dạy học; hệthống tri thức lý luận nghiệp vụ sư phạm, các tri thức chuyên môn khoa học cơbản; và hệ thống các phẩm chất nghề nghiệp Quá trình rèn luyện nghiệp vụ sưphạm là quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục không chỉ diễn ra ở trường sưphạm mà sau khi tốt nghiệp trong quá trình dạy học việc rèn luyện hoàn thiệnmột số KN của GV phải được phát triển không ngừng theo sự thay đổi củachương trình, mục tiêu, nội dung và PPDH

Hoạt động rèn luyện KN dạy học là một bộ phận quan trọng của quá trìnhrèn luyện nghiệp vụ sư phạm và nội dung của Chuẩn KT, KN là căn cứ tiếnhành hoạt động rèn luyện KN dạy học

1.3.1 Mục đích rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS

Nghiệp vụ sư phạm nói chung và KN dạy học nói riêng của người GVkhông tự nhiên mà có, thông qua hoạt động rèn luyện NVSPTX của cá nhânbản thân mình GV rèn luyện được các KN dạy học theo yêu cầu của mục tiêu,

Trang 29

nội dung chương trình môn học Mục đích rèn luyện KN dạy học cho GV mônGDCD bậc THCS theo hướng nâng cao năng lực dạy học nhằm đáp ứng yêucầu Chuẩn kiến KT, KN góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáodục Mục đích cụ thể của hệ thống các KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cần rènluyện cho GV môn GDCD bậc THCS được trình bày chi tiết và cụ thể ở tiểumục 1.3.2 dưới đây

1.3.2 Hệ thống các kĩ năng dạy học cần rèn luyện cho giáo viên môn GDCD bậc THCS theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Có rất nhiều các KN dạy học cần có của người GV Nhiều nhà nghiêncứu như Kixêgôp, Gônôbôlin, Nguyễn Như An, Phan Thanh Long … cũng đãxác định hệ thống các KN dạy học: Kixêgôp đã thống kê hơn 100 KN cụ thể,Gônôbôlin nêu lên hơn 50 KN Nguyễn Như An nêu ra 6 nhóm KN là nhóm

KN định hướng, nhóm KN giao tiếp sư phạm, nhóm KN nhận thức, nhóm KNthiết kế, nhóm KN tổ chức, nhóm KN kiểm tra điều chỉnh Trong mỗi nhóm KNlại bao gồm nhiều KN cụ thể khác Phan Thanh Long chia thành 6 nhóm kĩnăng là: nhóm KN chuẩn đoán, nhóm KN thiết kế kế hoạch, nhóm KN tổ chứcthực hiện… Trong mỗi nhóm cũng bao gồm nhiều kĩ năng Ví dụ, nhóm KNthiết kế kế hoạch bao gồm 9 kĩ năng khác nhau, nhóm KN tổ chức thực hiện có

16 kĩ năng…

Mỗi cách phân chia nói trên đều có tính hợp lý của nó Truyền đạt thôngtin (tri thức, kĩ năng, kĩ xảo) là việc làm đặc trưng nhất của hoạt động dạy học.Đương nhiên có nhiều KN dạy học Theo chúng tôi, căn cứ theo hai bước thựchiện kế hoạch dạy học theo Chuẩn KT, KN môn GDCD bậc THCS (Xây dựng

kế hoạch bài học và thực hiện kế hoạch bài học – mục 1.2 đã trình bày), đề tài

đề xuất xây dựng nội dung bồi dưỡng rèn luyện KN dạy học cho GV mônGDCD bậc THCS được thiết kế thành hệ thống gồm hai nhóm KN, rồi từ cácnhóm để xác định các KN cụ thể

1.3.2.1 Nhóm kĩ năng thiết kế kế hoạch bài học

Trang 30

Môn GDCD ở nhà trường phổ thông nói chung, bậc THCS nói riêng cóvai trò quan trọng trong việc xây dựng và hình thành nhân cách HS, bởi vậyhoạt động dạy học trong nhà trường là hoạt động luôn tiến hành có mục đích,nội dung, chương trình, kế hoạch, phương pháp dưới sự chỉ đạo của người GV.

Do đó, trong dạy học môn GDCD trước hết người GV phải có KN thiết kế kếhoạch dạy học

Nhờ có KN này mà người GV tiến hành công việc không tùy tiện, khôngchồng chéo hay bỏ sót những công việc cần thiết Họ làm việc một cách chủđộng, theo một kế hoạch đã được định lượng, nhờ vậy mà GV tiết kiệm đượcsức lực và thời gian Cũng nhờ KN này mà người GV xác định được nhữngcông việc cơ bản, các phần trọng tâm, xác định được biện pháp tổ chức thựchiện có chất lượng và hiệu quả cao nhất

Trong dạy học nói chung, dạy học môn GDCD bậc THCS nói riêng,nhóm KN thiết kế kế hoạch bài học bao gồm các KN cụ thể như sau:

a - Kĩ năng xác định mục tiêu bài học

KN xác định mục tiêu bài học được xem như là việc phân tích tổng quátchương trình, phân tích tổng quát mục đích yêu cầu về Chuẩn KT, KN và thái

độ Đồng thời, theo yêu cầu của Chuẩn KT, KN thì KN xác định mục tiêu bàihọc bao gồm cả mục tiêu về lý thuyết và mục tiêu thực hành

Tìm hiểu mục tiêu của bài học, xác định vị trí của bài học trong chươngtrình và kế hoạch dạy học Xác định mục tiêu của bài học sẽ giúp cho GVkhông bị chệch hướng, đồng thời phù hợp với hoàn cảnh thực tế khi xác địnhmục tiêu bài học Bên cạnh đó, GV sẽ có cái nhìn tổng thể để lựa chọn các trithức cần dạy, xác định mối liên hệ giữa các KT đã học và KT theo yêu cầu cầndạy tạo ra những tình huống học tập hợp lý, phát huy sự sáng tạo độc lập suynghĩ của HS trong quá trình học tập

Trên cơ sở KN xác định mục tiêu KT, KN, thái độ để GV môn GDCDtích hợp và cụ thể hóa các nội dung có liên quan để hướng dẫn, dạy cho HS

Trang 31

những KN, phù hợp với đặc điểm của HS bậc THCS (Ví dụ tích hợp các vấn đềnhư: bảo vệ môi trường, phòng chống HIV, AIDS, Phòng chống tệ nạn xã hội,giáo dục KN sống v.v ).

b - Kĩ năng nắm trình độ, thái độ HS

Trong độ tuổi từ 11 đến 15, HS bậc THCS là lứa tuổi thiếu niên, chuyểntiếp từ thơ ấu lên trưởng thành Đây là thời kì phát triển mạnh mẽ cả về thểchất, tâm lí, trí tuệ Tư duy trừu tượng khái quát ngày càng phát triển, các emrất ham học hỏi Đặc biệt, ở lứa tuổi này các em muốn được người lớn tôntrọng, tin tưởng và muốn khẳng định tính độc lập của mình Nhu cầu giao tiếp ởlứa tuổi này cũng phát triển mạnh Nhóm bạn có một vị trí, vai trò quan trọngtrong đời sống tình cảm của các em Các em muốn được hoạt động chung,muốn được bạn bè tôn trọng, thừa nhận khả năng của mình Những đặc điểmtâm lí lứa tuổi này rất thuận lợi cho việc đổi mới PPDH, đồng thời đặt ra yêucầu phải đổi mới PPDH cho phù hợp với nhu cầu chính đáng của HS

Với vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ, tổ chức, khơi gợi hứng thú hoạtđộng học tập của HS, trong dạy học người GV môn GDCD không chỉ có nhữnghiểu biết chung về đặc điểm, trình độ, khả năng tiếp thu KT, KN của HS trong

độ tuổi này mà GV phải tìm hiểu để nắm bắt từng đối tượng HS, từng nhóm họctập riêng trong lớp

KN nắm trình độ, thái độ của HS nhằm xác định đặc điểm của đối tượng

HS trước khi dạy Để làm được điều này, GV cần sử dụng các KN giao tiếp sưphạm, đàm thoại, soạn hệ thống câu hỏi khảo sát điều tra, hoặc xây dựng các bộTets về KT, về KN, về thái độ để thăm dò, tìm hiểu HS

Điều này rất cần thiết, giúp cho GV môn GDCD xác định khối lượng trithức người học cần được tiếp thu, khả năng hợp tác trong học tập, đồng thờigiúp GV lựa chọn các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học thíchhợp, đáp ứng yêu cầu của Chuẩn KT, KN để giáo dục cho HS ý thức và hành vicủa người công dân trong xã hội mới

Trang 32

c - Kĩ năng xác định sử dụng đồ dùng dạy học

Đồ dùng dạy học môn GDCD ở đây được hiểu là những phương tiện vậtchất được sử dụng trong dạy học Đồ dùng dạy học môn GDCD bậc THCS nhưnhiều môn học ở các bậc học khác được chia thành hai nhóm: nhóm các đồdùng thông thường và nhóm các loại phương tiện kĩ thuật

Căn cứ vào mục tiêu bài học, phương pháp sử dụng, điều kiện cơ sở vậtchất trường lớp và đối tượng HS, để sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả caonhất, GV phải có những KN sau:

Thứ nhất: KN lựa chọn, khai thác và trình bày là những KN căn bản của

GV đối với nhóm các đồ dùng thông thường như các dụng cụ giảng dạy và họctập (dụng cụ dung chung, công cộng như bảng lớp, phấn, giấy, bút thước, vàdụng cụ cá nhân như vở, bút, thước, giấy…), các tài liệu giảng dạy và học tập(sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập của HS, các sách tham khảo, tưliệu, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, phiếu học tập của cá nhân hoặc nhóm),các đồ dùng thông thường trong gia đình, trong sinh hoạt (dùng để sắm vai hoặc

để tổ chức trò chơi)

Thứ hai: KN xác định sử dụng hợp lí sáng tạo nhóm các loại phương tiện

kĩ thuật nghe nhìn (máy và băng, đĩa ghi âm là phương tiện để nghe; máy chiếu

và các bản in, hình vẽ trên giấy trong (giấy kính) là phương tiện để nhìn; máy

và băng, đĩa hình (video), phim đèn chiếu, phim tài liệu…, máy thu hình và cácchương trình truyền hình), các dụng cụ thực nghiệm: sa bàn và mô hình kĩ thuậttrình diễn sự vận động, diễn biến của sự vật hiện tượng (ví dụ, sa bàn, mô hìnhcác điểm nút giao thông, hay ô nhiễm môi trường), các phương tiện kĩ thuậthiện đại đa chức năng, đó là máy tính điện tử (máy tính cá nhân, máy tính xáchtay…), phần mềm soạn thảo văn bản để soạn giáo án (Microsoft Word), phầnmềm dạy học trên máy vi tính (Microsoft Powerpoint), và đặc biệt là KN khaithác và sử dụng thông tin từ mạng Internet

d – Kĩ năng xác định sử dụng PPDH và hình thức tổ chức dạy học

Trang 33

Trong hoạt động dạy học, phương pháp được hiểu là cách thức tiến hànhcác hoạt động của người dạy và người học nhằm thực hiện một nội dung dạyhọc đã được xác định Căn cứ vào thời gian xuất hiện có thể phân chia hệ thốngPPDH thành nhóm phương pháp truyền thống (phương pháp thuyết trình,phương pháp đàm thoại, phương pháp trực quan) và nhóm phương pháp hiệnđại (phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp xử lí tình huống, phương phápđóng vai, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trò chơi)

Sử dụng PPDH môn GDCD bậc THCS cũng như các môn học ở các bậchọc khác, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm nhất định (ví dụ: phươngpháp thuyết trình có ưu điểm quen thuộc với GV và HS, giúp GV chủ độngtrong việc phân phối thời gian cho từng đơn vị KT, không đòi hỏi đầu tư nhiềuphương tiện Bên cạnh đó, phương pháp thuyết trình có nhược điểm HS dễ bịđẩy vào thế thụ động trong quá trình tiếp thu tri thức, không phát huy được tínhtích cực, chủ động, sáng tạo; quá trình rèn luyện KN, kĩ xảo cho HS gặp nhiềukhó khăn, hạn chế Phương pháp thảo luận nhóm có ưu điểm: nhờ không khíthảo luận cởi mở giúp HS thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến củamình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của những thành viên khác; vốn hiểubiết và kinh nghiệm xã hội của HS thêm phong phú; KN giao tiếp, hợp tác củahọc sinh được bồi dưỡng và phát triển phương pháp thảo luận nhóm có nhượcđiểm đòi hỏi rất cao năng lực kiến tạo vấn đề thảo luận và tổ chức, điều khiểnquá trình thảo luận trên lớp; GV gặp khó khăn trong việc tuân thủ thời gian khikết quả thảo luận của các nhóm xa trọng tâm; sự thụ động hoặc hăng hái quámức của các nhóm sẽ gây khó khăn cho sự điều khiển của GV…) Tuy nhiên,không có PPDH nào thích hợp với tất cả mọi nội dung dạy học (PPDH mônGDCD sẽ khó áp dụng vào giảng dạy văn học, lịch sử,… và ngược lại Trongmôn GDCD bậc THCS, PPDH nội dung các chuẩn mực đạo đức, về cơ bảncũng khác với PPDH các chuẩn mực pháp luật Tương tự như vậy, PPDH đốivới từng bài, từng dung lượng KT trong bài cũng có những điểm khác nhau)

Trang 34

Cùng với mục tiêu bài học, đối tượng HS, phương tiện dạy học thì PPDH

là cơ sở để xác định các hình thức tổ chức dạy học: lớp, nhóm (nhóm lớn, nhómnhỏ), cá nhân, xeminar… KN tổ chức hình thức dạy học gồm KN chia nhóm;

KN giao nhiệm vụ cho nhóm, cho cá nhân trong nhóm; KN quan sát, lắng nghe,gợi ý để giúp đở HS khi cần thiết

Trong dạy học môn GDCD, để đáp ứng yêu cầu của Chuẩn KT, KN vàcác nội dung được lồng gép, tích hợp như: giáo dục KN sống, giáo dục an toàngiao thông, giáo dục bảo vệ mội trường và tài nguyên thiên nhiên, giáo dụcphòng chống ma túy, phòng chống HIV, AIDS… người GV không chỉ có KNxác định sử dụng PPDH mà còn phải có KN kết hợp các phương pháp khácnhau trong dạy một bài hay một đơn vị kiến thức (ví dụ kết hợp phương phápthuyết trình với phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trò chơi, phươngpháp đóng vai; phương pháp đàm thoại kết hợp với phương pháp nêu vấn đề…)nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của từng phương pháp đó

KN xác định sử dụng PPDH, kết hợp các PPDH và KN xác định hìnhthức tổ chức dạy học đòi hỏi GV phải có KN xác định mục tiêu bài học, KNnắm trình độ, thái độ HS, KN sử dụng đồ dùng dạy học Bởi vì, mục tiêu bàihọc, trình độ, thái độ HS, đồ dùng dạy học là căn cứ để GV xác định sử dụngphương pháp, hình thức tổ chức dạy học nào cho phù hợp và mang lại hiệu quảcao nhất, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đó phải “phát huy được tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm củatừng lớp, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú họctập cho học sinh ” (Luật Giáo Dục 2005 Điều 28) Đây cũng chính là những

KN cơ bản là cơ sở để GV tiến hành thiết kế giáo án cho bài dạy

e - Kĩ năng thiết kế bài dạy học

Để thực hiện một bài lên lớp, việc đầu tiên GV phải tiến hành thiết kế bàidạy học Kết quả cuối cùng của việc thiết kế bài dạy học gồm giáo án và toàn

Trang 35

bộ những suy nghĩ, ý định của GV về quá trình dạy học sẽ diễn ra trong tiếtdạy Kết quả thứ nhất được thể hiện rõ ràng ở ngay trên giấy (là điều kiện, yêucầu, căn cứ pháp lý bắt buộc, GV phải có trước khi tiến hành giảng dạy); cònkết quả thứ hai thì lại thường không thể hiện trên giấy mà nằm tiềm ẩn trongsuy nghĩ, ý định của GV (là yếu tố thể hiện năng lực của người GV ảnh hưởngđến chất lượng dạy học), có nghĩa là giữa giáo án và thiết kế bài dạy học tuy cónhiều điểm tương đồng, nhưng không phải là một Giáo án chỉ là một trongnhững sản phẩm cụ thể của hoạt động thiết kế bài dạy học được thể hiện mộtcách vật chất trước khi bài dạy học được thực hiện Điều này được thể hiệntrong bảng 1.2 sau đây:

Bảng 1.2: Phân biệt giáo án và thiết kế bài dạy học

Là sự tổ chức hoạt động nhiềumặt, phức tạp, linh hoạt của GVnhằm thể hiện những dự kiến về

tổ chức hoạt động của cả GV, HS

và cách xử lí các tình huống sưphạm của GV

Thông qua việc tổ chức các hoạtđộng dạy và học của GV và HSnắm được các đơn vị kiến thức,mặt khác làm bộc lộ những KN,

sự hứng thú và thái độ tích cựccủa HS khi chủ động tiếp nhậnnhững đơn vị kiến thức đó

(Nguồn: Tham khảo [3; 149]).

Đây chính là những dấu hiệu phân biệt giữa soạn giáo án và thiết kế bàidạy học Do đó, việc thiết kế một bài dạy học sẽ tiêu tốn công sức, trí tuệ của

Trang 36

người GV nhiều hơn so với việc soạn một giáo án.

Vì vậy, để việc thiết kế bài dạy học môn GDCD vừa đảm bảo rút ngắnđược thời gian vừa đáp ứng yêu cầu của Chuẩn KT, KN, phải tuân theo một quytrình nhất định Quy trình đó giúp người GV xác định những hoạt động của thầy

và những hoạt động của trò, cũng như dự kiến và hình dung được sự diễn tiếncủa quá trình dạy học Quy trình đó bao gồm những bước, tương ứng là những

Giáo án là sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy học mang dấu ấnriêng của mỗi GV Song, dù sáng tạo mang nét riêng như thế nào, thì mọi GVđều có một cái khung thiết kế bài dạy học có tính chung nhất trên cơ sở hệthống KN đã được xác định Giáo án là điều kiện, yêu cầu, căn cứ pháp lý bắtbuộc, GV phải có trước khi tiến hành giảng dạy được thể hiện rõ ràng ở ngaytrên giấy Thông thường, cách thức soạn giáo án được thực hiện bởi phươngthức truyền thống là viết tay Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của lĩnhvực công nghệ thông tin đã và đang góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quảhoạt động của con người Đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục, việc từng bước ứngdụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy đang được xem như là mộthướng quan trọng, góp phần đổi mới PPDH theo hướng tăng cường hoạt độngtích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho HS

Trang 37

Trong quá trình dạy học nói chung, môn GDCD nói riêng, việc sử dụng côngnghệ thông tin mà chủ yếu là một số phần mền thông dụng như Microsft Word,Microsft PowerPoint để soạn giáo án, giúp GV nhanh chóng hoàn thành giáo áncủa mình Giáo án đó có thể được lưu giữ, chỉnh sửa, bổ sung và sử dụng chogiờ học sau một cách thuận tiện.

Để hỗ trợ cho việc thiết kế bài dạy học cũng như giáo án, ngoài những

KN cơ bản khi sử dụng máy vi tính, GV phải có KN sử dụng hai phần mềmMicrosft Word, Microsft PowerPoint Đối với phầm mềm Microsft Word, GVphải có KN nhập văn bản, kẻ vẽ, chọn phông chữ, kích cỡ chữ ( phông chữTimes New Roman, kích cỡ chữ 14 được sử dụng thông dụng nhất)… Đối vớiphần mềm Microsft PowerPoint, GV phải có những KN như: thiết kế các Slide,nhập nội dung văn bản, đồ họa cho từng Slide, chọn hiệu ứng hình ảnh, đồ họa,

âm thanh, video clip, mầu sắc hợp lý, kết nối Slide, trình diễn Slide… Lưu ý,trong quá trình thiết kế và giảng dạy trên phần mền Microsft PowerPoint, GVkhông được lạm dụng kĩ thuật trình diễn cũng như thiết đặt các hiệu ứng, hìnhảnh, âm thanh được sử dụng để minh họa các đơn vị KT không quá cầu kì, phảiđảm bảo tính thẩm mĩ cao

Đồng thời, để hỗ trợ cho việc thiết kế bài dạy học cũng như giáo án, GVcần có KN sử dụng Internet Mạng Internet là một kênh thông tin khổng lồ cókhả năng cung cấp, trao đổi thông tin vô cùng phong phú và tiện lợi Sau khimáy vi tính đã kết nối với mạng Internet, ta vào Address để tìm đến website cầnkhai thác Khi đã chọn được nội dung cần (ví dụ hình ảnh, Clip nói về hậu quảcủa tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hay bảo vệ

tổ quốc…), chỉ việc download vào một thư mục định trước (Địa chỉ miễn phí

mà GV nói chung, GV môn GDCD nói riêng chỉ cần lập một tài khoản miễn phírồi sau đó có thể download là: WWW Giaoan.Violet.vn (Thư viện giáo án điệntử), hoặc WWW Baigiang.Violet.vn (Thư viện bài giảng điện tử), sau khidownload về máy, GV có thể tham khảo, hoặc chỉnh sửa bài giảng, giáo án cho

Trang 38

phù hợp với đối tượng HS của trường, lớp mình Để chỉnh sửa, GV cần có KN

sử dụng hai phần mềm Microsft Word, Microsft PowerPoint như nội dung phầntrên đã trình bày

Ngoài ra, để giúp cho việc cộng điểm, thống kê, xếp loại chính xác vànhanh chóng trong hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của

HS, GV nói chung trong đó có GV môn GDCD bậc THCS cần phải có KN sửdụng phần mềm Microsft Excel Để sử dụng được phần mềm Microsft Excel,ngoài những KN sử dụng phần mềm Microsft Word, GV phải có KN sử dụngcác hàm để tính toán (Các thuật toán đã được số hóa để thực hiện các phép tínhnhư: nhân, chia, cộng, trừ, tính tỉ lệ phần trăm, tính trung bình, xếp thứ tự, xếploại v.v )

1.3.2.2 Nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện kế hoạch bài học

Đó là những KN biến những mục tiêu, nhũng kế hoạch, những dự kiếnthành hiện thực bằng các hoạt động cụ thể thích hợp

Nhóm KN này của GV nói chung và GV môn GDCD bậc THCS nóiriêng thể hiện bằng các KN vận dụng tri thức khoa học chuyên môn, khoa họcnghiệp vụ, đã được đào tạo và tích lũy, biết lựa chọn, phối hợp, vận dụng hợp lýcác KT và phương pháp phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, biết pháttriển vốn hiểu biết lý luận vào thực tiễn để không ngừng cải tiến nâng cao hiệuquả dạy học, giáo dục cho HS ý thức và hành vi của người công dân, góp phầnhình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết củangười công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và giáo dục,phát triển các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của bản thân

Nhóm KN này đòi hỏi người GV phải có KN giao tiếp (với học trò, vớiđồng nghiệp, với các bậc phụ huynh, với cộng đồng địa phương…) để tạo racác mối quan hệ hợp tác, cộng tác, nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả dạy học

và giáo dục HS

Ngoài ra, KN này của người GV còn thể hiện ở khả năng quản lý hoạt

Trang 39

động giáo dục và dạy học trong phạm vi trách nhiệm của mình, bảo đảm cho kếhoạch đã vạch ra được triển khai thuận lợi, và biết điều chỉnh khi cần thiết,cuốn hút sự tham gia nhiệt tình của các lực lượng giáo dục, biết khích lệ nhữnghọc sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém đóng góp vào sự tiến bộ chung của cảlớp.

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học về cơ bản là hoạt động chủ yếuvủa người GV, có tác dụng quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của giáodục và dạy học Vì vậy, đây là nhóm KN cơ bản nhất GV cần tập trung rènluyện

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, người GV phải cócác KN như: thông báo nhiệm vụ học tập một cách ngắn gọn rõ ràng, biết bắtđầu bài học và kết thúc bài học hấp dẫn, hợp lý, biết đặt câu hỏi tường minh,biết sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học hiện đại thành thạo để giúp HSnắm tri thức dễ dàng hơn, nhanh hơn, có hiệu quả hơn… Đó là nhóm KN giảngdạy trên lớp của người GV

Các KN cụ thể của nhóm này là: ổn định tổ chức lớp, vào bài bằng cáchđưa HS vào tình huống có vấn đề, tập trung sự chú ý của HS vào bài mới, trìnhbày nội dung bài giảng trên cơ sở vận dụng hợp lý phương pháp, phương tiệndạy học, củng cố bài giảng, kiểm tra việc nắm KT, KN, thái độ của HS ngay saukhi học, ra câu hỏi, bài tập, hướng dẫn HS về nhà Sau đây chúng tôi sẽ phântích các KN cụ thể

a - Kĩ năng ổn định tổ chức lớp là bước chuẩn bị những điều kiện khách quan và chủ quan cho việc dạy học Bước này bao gồm các KN cụ thể sau:

Một là: Chào HS khi bước vào lớp bao gồm tư thế, tác phong, vị trí đứngchào, cách chào…

Hai là: Kiểm tra những điều kiện khách quan phục vụ cho việc dạy vàhọc như tình trạng phòng học (bảng, bàn ghế, ánh sáng, bầu không khí phònghọc…)

Trang 40

Ba là: Kiểm tra tình trạng HS (số HS vắng mặt, lý do HS vắng mặt, tìnhtrạng HS có mặt, nhanh chóng giải quyết các vướng mắc trước khi vào bàimới).

b - Kĩ năng kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài mới

Kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài mới là bước tiếp theo nhằm mục đíchđánh giá quá trình tự học và sự chuẩn bị bài mới ở nhà của HS theo sự yêu cầucủa nội dung bài học cũ (kiểm tra bài cũ), yêu cầu của nội dung bài học mới(chuẩn bị bài mới) dưới sự hướng dẫn của GV

KN kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài mới nhằm giúp GV nhanh chóngnắm được mức độ tư duy của HS, phát huy tính tích cực của HS trong học tập,rèn luyện thói quen và các KN trong quá trình học tập có sự hướng dẫn của GVcũng như quá trình tự học của HS theo yêu cầu của Chuẩn KT, KN Từ đó GV

có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình dạy học, phát hiện những HS họctốt để bồi dưỡng giúp các em phát huy năng lực và sở trường của mình, đồngthời phát hiện những em có năng lực hạn chế, ý thức chưa tự giác để có biệnpháp hướng dẫn, giúp đỡ, giám sát nhắc nhở và đôn đốc HS trong quá trình dạyhọc

Kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài mới GV thường tiến hành ở đầu tiếthọc hoặc trong quá trình dạy học Để kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài mới GV

có thể dùng hình thức kiểm tra miệng, kiểm tra bài tập của HS, kiểm tra việcthực hiện yêu cầu hướng dẫn chuẩn bị bài mới của GV KN kiểm tra bài cũ và

sự chuẩn bị bài mới bao gồm KN xác định KT trọng tâm, KN thiết kế câu hỏi

Từ việc xác định KT trọng tâm GV thiết kế những câu hỏi kiểm tra rõ ràngchính xác, bên cạnh câu hỏi chính phải đặt hệ thống câu hỏi phụ và câu hỏi gợi

ý, đồng thời yêu cầu chuẩn bị bài mới phù hợp các đối tượng HS hoặc cácnhóm HS

c - Kĩ năng giới thiệu bài mới, lôi cuốn sự chú ý của HS, bằng cách đưa

HS vào tình huống có vấn đề, bao gồm một số kĩ năng sau:

Ngày đăng: 21/12/2013, 13:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Như An (1993), Hệ thống kĩ năng giảng dạy trên lớp và quy trình rèn luyện kĩ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Luận án Tiến Sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống kĩ năng giảng dạy trên lớp và quytrình rèn luyện kĩ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Như An
Năm: 1993
2. Đặng Thúy Anh (Chủ biên), (2010), Luyện tập và tự Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng GDCD 6, 7, 8, 9, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luyện tập và tự Kiểm tra, đánhgiá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng GDCD 6, 7, 8, 9
Tác giả: Đặng Thúy Anh (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
3. Vũ Đình Bảy (Chủ biên), (2010), Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Giáo dụccông dân ở trường Trung học phổ thông
Tác giả: Vũ Đình Bảy (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
4. Nguyễn Đăng Bằng (Chủ biên), (2001), Góp phần dạy tốt, học tốt môn GDCD ở trường THPT, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần dạy tốt, học tốt mônGDCD ở trường THPT
Tác giả: Nguyễn Đăng Bằng (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
5. Nguyễn Lương Bằng (2003), Một số vấn đề đặt ra đối với môn GDCD từ thực tiễn dạy học bộ môn ở Nghệ An, Tạp chí Giáo dục, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề đặt ra đối với môn GDCDtừ thực tiễn dạy học bộ môn ở Nghệ An
Tác giả: Nguyễn Lương Bằng
Năm: 2003
6. Nguyễn Ngọc Bảo (Chủ biên), (2007), Lý luận dạy học ở trường THCS, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học ở trườngTHCS
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2007
7. Nguyễn Việt Bắc (Chủ biên), (2006), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, Tài liệu Đào tạo giáo viên, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạmthường xuyên, Tài liệu Đào tạo giáo viên
Tác giả: Nguyễn Việt Bắc (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Một số vấn đề cơ bản về Giáo dục Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về Giáo dụcTrung học cơ sở
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6, 7, 8, 9, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6,7, 8, 9
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Sách giáo viên Giáo dục công dân 6, 7, 8, 9, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Giáo dục công dân 6,7, 8, 9
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THCS, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề đổi mới PPDH ởtrường THCS
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ giáo dục trung học), (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004 - 2007) môn Giáo dục công dân quyển 1, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồidưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004 - 2007) môn Giáo dụccông dân quyển 1
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ giáo dục trung học)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân (Ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT Ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thôngmôn Giáo dục công dân (Ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐTNgày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáodục Việt Nam
Năm: 2006
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường THCS, THPT và các trường có nhiều cấp học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường THCS, THPT và cáctrường có nhiều cấp học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Giáo dục công dân, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chung về đổi mới giáodục Trung học cơ sở môn Giáo dục công dân
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ giáo dục trung học) (2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004 - 2007) môn Giáo dục công dân quyển 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồidưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004 - 2007) môn Giáo dụccông dân quyển 2
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ giáo dục trung học)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
18. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở, Hà Nội - Hè 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạyhọc và đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở
20. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD Cấp THCS (Tài liệu sử dụng trong tập huấn), Hà Nội tháng 11/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểmtra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổthông môn GDCD Cấp THCS (Tài liệu sử dụng trong tập huấn)
22. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1993), Toàn tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập 23
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăng-ghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
23. Vũ Dũng (Chủ biên), (2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tâm lý học
Tác giả: Vũ Dũng (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xãhội Hà Nội
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Phõn biệt kĩ năng với kĩ xảo - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 1.1 Phõn biệt kĩ năng với kĩ xảo (Trang 16)
Bảng 1.2: Phân biệt giáo án và thiết kế bài dạy học - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 1.2 Phân biệt giáo án và thiết kế bài dạy học (Trang 35)
Bảng 2.1: Cỏn bộ quản lớ cấp THCS năm học 2011- 2012 - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.1 Cỏn bộ quản lớ cấp THCS năm học 2011- 2012 (Trang 50)
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực năm học 2011 – 2012 - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực năm học 2011 – 2012 (Trang 51)
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực  năm học 2011 – 2012 - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực năm học 2011 – 2012 (Trang 51)
Bảng 2.4: Trỡnh độ chuyờn mụn, trỡnh độ lý luận chớnh trị và số năm cụng tỏc của CBQL cỏc trường khảo sỏt - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.4 Trỡnh độ chuyờn mụn, trỡnh độ lý luận chớnh trị và số năm cụng tỏc của CBQL cỏc trường khảo sỏt (Trang 55)
Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và số năm công tác của CBQL các trường khảo sát - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.4 Trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và số năm công tác của CBQL các trường khảo sát (Trang 55)
Bảng 2.5: Trỡnh độ chuyờn mụn và số năm cụng tỏc của GV giảng dạy mụn GDCD cỏc trường khảo sỏt - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5 Trỡnh độ chuyờn mụn và số năm cụng tỏc của GV giảng dạy mụn GDCD cỏc trường khảo sỏt (Trang 56)
Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn và số năm công tác của GV giảng dạy môn GDCD các trường khảo sát - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.5 Trình độ chuyên môn và số năm công tác của GV giảng dạy môn GDCD các trường khảo sát (Trang 56)
Bảng 2.6: Nhận thức về tầm quan trọng của rốn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV mụn GDCD bậc THCS - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.6 Nhận thức về tầm quan trọng của rốn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV mụn GDCD bậc THCS (Trang 57)
Bảng 2.6: Nhận thức về tầm quan trọng của rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.6 Nhận thức về tầm quan trọng của rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS (Trang 57)
Kết quả bảng 2.7 cho thấy: cỏc KN dạy học được CBQL đỏnh giỏ rất quan trọng đối với GV đú là cỏc KN: KN thiết kế bài dạy học (90.5 %); KN trỡnh bày nội dung bài giảng, KN xỏc định mục tiờu bài học, và KN xỏc định sử dụng PPDH và hỡnh thức tổ chức dạy học  - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
t quả bảng 2.7 cho thấy: cỏc KN dạy học được CBQL đỏnh giỏ rất quan trọng đối với GV đú là cỏc KN: KN thiết kế bài dạy học (90.5 %); KN trỡnh bày nội dung bài giảng, KN xỏc định mục tiờu bài học, và KN xỏc định sử dụng PPDH và hỡnh thức tổ chức dạy học (Trang 59)
Bảng 2.8: Đỏnh giỏ về mức độ quan trọng của cỏc hỡnh thức rốn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV mụn GDCD bậc THCS - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.8 Đỏnh giỏ về mức độ quan trọng của cỏc hỡnh thức rốn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV mụn GDCD bậc THCS (Trang 62)
Qua bảng 2.8 ta thấy, đa số CBQL đỏnh giỏ rất cao mức độ rất quan trọng của cỏc hỡnh thức rốn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV mụn GDCD - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
ua bảng 2.8 ta thấy, đa số CBQL đỏnh giỏ rất cao mức độ rất quan trọng của cỏc hỡnh thức rốn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV mụn GDCD (Trang 63)
Bảng 2.10: Thực trạng hiệu quả sử dụng cỏc biện phỏp tổ chức - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.10 Thực trạng hiệu quả sử dụng cỏc biện phỏp tổ chức (Trang 66)
Bảng 2.11: Hiệu quả vận dụng cỏc KN dạy học theo Chuẩn KT, KN của GV mụn GDCD bậc THCS - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.11 Hiệu quả vận dụng cỏc KN dạy học theo Chuẩn KT, KN của GV mụn GDCD bậc THCS (Trang 69)
Bảng 2.11: Hiệu quả vận dụng các KN dạy học theo Chuẩn KT, KN của GV môn GDCD bậc THCS - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.11 Hiệu quả vận dụng các KN dạy học theo Chuẩn KT, KN của GV môn GDCD bậc THCS (Trang 69)
Nhỡn vào bảng 2.12 ta thấy, CBQL cú những ý kiến khỏc nhau về nguyờn nhõn ảnh hưởng đến kết quả rốn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN của GV mụn GDCD - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
h ỡn vào bảng 2.12 ta thấy, CBQL cú những ý kiến khỏc nhau về nguyờn nhõn ảnh hưởng đến kết quả rốn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN của GV mụn GDCD (Trang 72)
Bảng 3.1: Sự cần thiết của cỏc giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả rốn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV mụn GDCD bậc THCS - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.1 Sự cần thiết của cỏc giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả rốn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV mụn GDCD bậc THCS (Trang 94)
Bảng 3.2: Mức độ khả thi của cỏc giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả rốn luyện KN dạy học  theo Chuẩn KT, KN cho GV mụn GDCD bậc THCS - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.2 Mức độ khả thi của cỏc giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả rốn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV mụn GDCD bậc THCS (Trang 95)
Nhỡn vào bảng số liệu khảo sỏt ở bảng 3.1, chỳng ta thấy: số ý kiến đỏnh giỏ mức độ “rất cần thiết” của 6 giải phỏp khỏ cao giao động từ 60.0% đến 91.5% điều này chứng tỏ cỏc giải phỏp nờu ra đều được mọi người quan tõm, mức độ “cần thiết” chiếm từ 8.5% đ - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
h ỡn vào bảng số liệu khảo sỏt ở bảng 3.1, chỳng ta thấy: số ý kiến đỏnh giỏ mức độ “rất cần thiết” của 6 giải phỏp khỏ cao giao động từ 60.0% đến 91.5% điều này chứng tỏ cỏc giải phỏp nờu ra đều được mọi người quan tõm, mức độ “cần thiết” chiếm từ 8.5% đ (Trang 95)
Bảng 3.2: Mức độ khả thi của các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả  rèn luyện KN dạy học  theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 3.2 Mức độ khả thi của các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS (Trang 95)
Kết quả bảng 3.2 cho thấy, tớnh khả thi của cỏc giải phỏp nõng cao nhận thức; xõy dựng nội dung, quy trỡnh rốn luyện; Kế hoạch húa hoạt động rốn luyện; đa dạng húa cỏc hỡnh thức tổ chức rốn luyện; đều đạt ở mức cao lần lượt là 63.8%, 66.0%, 55.9%, và 59.6 - Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
t quả bảng 3.2 cho thấy, tớnh khả thi của cỏc giải phỏp nõng cao nhận thức; xõy dựng nội dung, quy trỡnh rốn luyện; Kế hoạch húa hoạt động rốn luyện; đa dạng húa cỏc hỡnh thức tổ chức rốn luyện; đều đạt ở mức cao lần lượt là 63.8%, 66.0%, 55.9%, và 59.6 (Trang 96)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w